You are on page 1of 28

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KINH TẾ
š¯›

BÀI TIỂU LUẬN


MÔN HỌC: MARKETING CĂN BẢN (3+0)
ĐỀ TÀI: Phân tích chiến lược marketing-mix cho sản phẩm sữa
MILO của Công ty Nestle Việt Nam.

GVHD: Võ Minh Duy


Lớp: KITE.CQ.01
Danh Sách nhóm:
Bùi Thi Yến Nhi 2223403020191
Nguyễn Thị Ngọc Thúy 2223403020110
Hồ Thị Thùy Dương 2223403020128

BÌNH DƯƠNG, tháng 1O năm 2023


KHOA KINH TẾ
CTĐT QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHIẾU CHẤM TIỂU LUẬN

Tên học phần: Marketing căn bản (3+0)


Mã học phần: Ling 138
Lớp/Nhóm môn học: KITE.CQ.01
Học kỳ: 1 Năm học: 2023-2024
Họ tên sinh viên: Bùi Thi Yến Nhi 2223403020191
Nguyễn Thị Ngọc Thúy 2223403020110
Hồ Thị Thùy Dương 2223403020128

Đề tài: Phân tích chiến lược marketing-mix cho sản phẩm sữa MILO của Công ty
Nestle Việt Nam.

Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ


(Cho điểm vào ô trống, thang điểm 10/10)

TT Tiêu chí đánh giá Điểm tối Điểm đánh giá


đa Cán bộ Cán bộ Điểm thống
chấm 1 chấm 2 nhất
1 - Tổng quan về doanh 1.0
nghiệp
2 - Chiến lược sản 1,5
phẩm 1.5
- Chiến lược định giá 1.5
- Chiến lược phân 2.0
phối
- Chiến lược xúc tiến
3 - Văn phạm, hình 1,0
thức trình bảy
4 - Định dạng 1,5
Điểm tổng cộng 10

Bình Dương, ngày 17 tháng 10 năm 2023

Cán bộ chấm 1 Cán bộ chấm 2


BRURICS TIỂU LUẬN
Tiểu luận nhóm (50%) - Thang điểm 10

Tiêu chí Trọng Kém Trung bình Khá Tốt


số (%) 20 - 49% 50 - 69% 70 - 84% 85 - 100%
Tổng 10 Trình bày Trình bày được Trình bày được logo, Trình bày được logo, tên
quan về được logo, tên giao tên giao dịch của công giao dịch của công ty, ngành
doanh logo, tên dịch của công ty, ngành nghề kinh nghề kinh doanh, lĩnh vực
nghiệp giao dịch ty, ngành nghề doanh, lĩnh vực hoạt hoạt động, những mốc đánh
của công kinh doanh, lĩnh động, những mốc đánh dấu quan trọng trong quá
ty vực hoạt động dấu quan trọng trong trình hình thành phát triển
quá trình hình thành của DN, sơ đồ tổ chức, các
phát hoạt
triển của DN, sơ đồ động xã hội hướng đến
tổ chức vì cộng đồng, môi
trường (thể hiện chiến
lược phát triển bền
vững)

Chiến 1 Trình bày được ý Trình bày được ý Trình bày được ý Trình bày được ý tưởng
5
lược tưởng về sản phẩm; tưởng về sản phẩm; tưởng về sản phẩm; về sản phẩm; lựa chọn
sản lựa chọn khách lựa chọn khách hàng lựa chọn khách hàng khách hàng mục tiêu
phẩm hàng mục tiêu mục tiêu chính xác. mục tiêu chính xác; chính xác;
nhưng chưa chính mô tả bao bì, qui cách mô tả bao bì, qui cách
xác. đóng gói đóng gói;
slogan

Chiến 1 Trình bày được Trình bày được mục Trình bày được mục Trình bày được mục
5
lược mục tiêu tiêu marketing; giá tiêu marketing; giá bán tiêu marketing; giá bán
định marketing; giá bán bán sản phẩm phù sản phẩm phù hợp với sản phẩm phù hợp với
giá sản phẩm chưa phù hợp với mục tiêu mục tiêu; xác định mục tiêu; xác định
hợp với mục tiêu. chiến lược định giá chiến lược định giá
chưa chính xác chính xác

Chiến 1 Trình bày được nơi Trình bày được nơi Trình bày được nơi Trình bày được nơi
5
lược phân phối sản phân phối sản phẩm; phân phối sản phẩm; phân phối sản phẩm; vẽ
phân phẩm. vẽ được cấu trúc vẽ được cấu trúc kênh được cấu trúc kênh
phối kênh phân phối sản phân phối sản phẩm phân phối sản phẩm
phẩm nhưng chưa chính xác chính xác phù hợp với
chính xác mục tiêu marketing

Chiến 2 Trình bày được Trình bày được 1- Trình bày được Trình bày được 3-4
0
lược 1-2 công cụ xúc 2 công cụ xúc tiến 3-4 công cụ xúc tiến công cụ xúc tiến phù
xúc tiến nhưng phù hợp với nhưng hợp với
tiến
chưa phù hợp với mục tiêu marketing chưa phù hợp với mục tiêu marketing
mục tiêu mục tiêu
marketing marketing
Văn phạm, 10 Chính tả, dấu câu Nhìn chung bài viết Bài viết có vài lỗi Không có lỗi chính
trình bày và lỗi văn phạm đúng chính tả, sử về chính tả, dấu tả nào gây xao lãng,
gây xao lãng, gây dụng dấu câu và văn câu, văn phạm không có lỗi dấu câu
khó hiểu cho phạm đúng, người nhưng hay văn phạm;
người đọc. Nhiều đọc vẫn hiểu được người đọc vẫn không có lỗi trình
lỗi trình bày, đánh nội dung của bài. hiểu được nội bày, đánh máy.
máy. Còn có lỗi trình bày dung rõ ràng. Rất
và đánh máy. ít lỗi trình bày,
đánh máy.
Định dạng 15 Đáp ứng các yêu Đạt các yêu cầu về Đạt các yêu cầu về Đạt các yêu cầu về
cầu về định dạng định dạng và bố cục định dạng và bố định dạng và bố cục
và bố cục của bài của bài viết như font cục của bài viết của bài viết như font
viết như font chữ, chữ, size chữ, đánh như font chữ, size chữ, size chữ, đánh
size chữ, đánh số số trang; có căn lề, chữ, đánh số số trang; có căn lề,
trang; không có cách đoạn, có trang; có căn lề, có có cách đoạn, có
căn lề, không cách giãn dòng, nhưng cách đoạn, có giãn giãn dòng trong toàn
đoạn, nhìn chung vẫn còn dòng, bài viết.
không giãn nhiều chỗ chưa thực nhưng nhìn
dòng theo yêu cầu hiện đúng yêu cầu. chung vẫn còn vài
chỗ chưa thực hiện
đúng yêu cầu.
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CÁC THÀNH VIÊN

STT HỌ TÊN CÔNG VIỆC THỰC HIỆN


Thực hiện nội dung phần mở đầu, tổng
1 Bùi Thị Yến Nhi hợp thông tin, chỉnh sửa nội dung, hoàn
thiện bài tiểu luận.
Thực hiện nội dung phần chương 1 và
2 Nguyễn Thị Ngọc Thúy
2.1, 2.2 của chương 2
Làm phần còn lại của chương 2 và
3 Hồ Thị Thùy Dương
chương 3, Tổng kết.

i
MỤC LỤC
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CÁC THÀNH VIÊN.........................................1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................3
DANH MỤC CÁC HÌNH...........................................................................................4
DANH MỤC CÁC BẢNG.........................................................................................4
A/ MỞ ĐẦU................................................................................................................1
1. Lý do chọn công ty:................................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................1
3. Đối trượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................2
5. Cấu trúc tiểu luận....................................................................................................2
B/ NỘI DUNG............................................................................................................3
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP......................................................3
1.1 Sơ nét về doanh nghiệp.........................................................................................3
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển....................................................................5
1.3 Các hoạt động xã hội hướng đến cộng đồng.........................................................7
1.4 Ngành nghề kinh doanh........................................................................................8
1.5 Lĩnh vực hoạt động...............................................................................................8
1.6 Sơ đồ tổ chức.........................................................................................................9
Chương 2: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO SẢN PHẨM SỮA
MILO........................................................................................................................10
2.1 Phân tích chiến lược sản phẩm............................................................................10
2.2 Phân tích chiến lược định giá..............................................................................12
2.3 Phân tích phân phối.............................................................................................12
2.3.1 Phân tích chân dung khách hàng......................................................................12
2.3.2 Phân tích nhu cầu khách hàng........................................................................13
2.3.3 Phân tích thị trường mục tiêu.........................................................................13
2.4 Phân tích chiến lược xúc tiến..............................................................................15
2.4.1 Phương tiện xúc tiến sản phẩm.......................................................................15
2.4.2 Lựa chọn loại hình doanh nghiệp...................................................................15
2.4.3 Chiến lược lựa chọn chính sách xúc tiến.......................................................16
CHƯƠNG 3: KHIẾN NGHỊ - GIẢI PHÁP............................................................16
3.1 Kiến nghị - giải pháp..........................................................................................16
C/ KẾT LUẬN..........................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................20

ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TNHH Trách nhiệm hữu hạn


Strengths (Thế mạnh), Weaknesses
(Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và
SWOT
Threats (Thách thức)

Viết tắt của Chief Executive Officer-


CEO
Giám đốc điều hành
World Health Organization-tổ chức y tế
WHO
thế giới thuộc liên hợp quốc quản lý
Gross Domestic Product (Tổng sản
GDP phẩm trong nước)

USD Đồng Đô la Mỹ

iii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Logo tập đoàn Nestlé...................................................................................4


Hình 1.2 Logo Nestlé MILO.......................................................................................5
Hình 1.3 Nestlé MILO dự án cộng đồng “10 Năm Vàng, Đừng Lỡ Làng”................8
Hình 1.4 Cơ cấu tổ chức của Nestle Việt Nam...........................................................9
Hình 2.1 Các sản phẩm sữa MILO hiện nay.............................................................11
Hình 2.2 Cấu trúc kênh phân phối............................................................................14

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1 Giá bán các sản phẩm MILO trên thị trường..............................................2

iv
A/ MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn công ty:
Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mai quốc tế và đang từng bước
chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Cùng với sự phát triển của các ngành nghề
khác, hiện nay ngành thực phẩm có nhiều sản phẩm phong phú, đa dang với nhiều
loại hình doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh như: doanh nghiệp cổ phần,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp
kinh doanh xuất nhập khẩu...đang phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng. Hiện nay,
nhiều doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cùng loại với Nestle Việt Nam như công ty
Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk, công ty TNHH thực phẩm và nước giải khát
Dutch Lady Việt Nam, các công ty sữa nhập khẩu như Abbott đưa ra thị trường các
sản phẩm sữa bột hộp giấy, hộp thiếc, sữa triệt trùng, sữa tươi... Các công ty sản
xuất cà phê như công ty cổ phần Vinacafé Biên Hòa, cà phê Trung Nguyên với
những sản phẩm có mẫu mã phong phú, đa dạng và có nhiều cửa hàng bày bán trên
khắp các tỉnh thành. Vì vậy, các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm luôn có
những chiến lược marketing phù hợp và nổ lực nâng cao năng lực cạnh tranh để duy
trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và công ty TNNH Nestle Việt Nam
là đơn vị luôn hướng đến mục tiêu này.
Chính vì xu hướng hội nhập hiện nay, cũng như nhu cầu của thị trường thực
phẩm trong và ngoài nước và tầm quan trọng của việc marketing mix. Để hiểu rõ
hơn về vấn đề thực trạng kinh doanh của công ty, nhóm quyết định chọn đề tài
“Phân tích chiến lược marketing-mix cho sữa MILO của Công ty Nestle tại Việt
Nam”.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu chung về chiến lược marketing mix, đưa ra những chiến lược phù
hợp đối với sản phẩm sữa MILO của công ty nhằm đáp ứng khách hàng và nâng cao
hiệu quả hoạt động marketing của công ty TNHH Nestle Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu, tổng hợp hệ thống lý luận marketing, marketing mix; các yếu tố
ảnh hưởng đến chiến lược marketing mix của công ty.

1
Đánh giá thực trạng marketing mix cho dòng sản phẩm sữa MILO từ 2018
đến nay. Từ đó đưa ra điểm mạnh và điểm yếu cho hoạt động marketing mix sản
phẩm sữa MILO của công ty Nestle tại Việt Nam.
3. Đối trượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu phân tích chiến lược marketing mix cho sản phẩm
sữa MILO của Công ty Nestle Việt Nam, cụ thể là chính sách sản phẩm, giá cả,
chính sách phân phối và chính sách xúc tiến sản phẩm.
Phạm vi nghiên cứu đề tài giới hạn nghiên cứu và các hoạt động marketing
liên quan đến sản phẩm sữa Milo tại trụ sở chính của Công ty Nestle có địa chỉ là số
7, Đường 17A, Khu Công nghiệp Biên Hòa 2, Phường An Bình, Thành phố Biên
Hoà, Tỉnh Đồng Nai, Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
- Trang web chính thức của công ty Nestlé Việt Nam nestle.com.vn
- Thu thập nguồn thông tin từ các website, fanpage, báo chí,...
- Kiến thức từ sách Principles of Marketing của tác giả Philip Kotler và Gary
Armstrong, Marketing Management của tác giả Philip Kotler và Kevin Lane Keller.
- Giáo trình marketing căn bản.
Phương pháp tổng hợp:
Tổng hợp dữ liệu thu thập được từ các nguồn, tiến hành phân tích nhằm tìm
ra ưu, nhược điểm của chiến lược marketing mix.
5. Cấu trúc tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của bài tiểu luận gồm 3 chương
Chương 1: Tổng quan về doanh nghiệp.
Chương 2: Phân tích chiến lược marketing mix của sản phẩm sữa MILLO.
Chương 3: Phân tích ma trận SWOT.

2
B/ NỘI DUNG
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP
1.1 Sơ nét về doanh nghiệp
Về nestlé
Nestlé S.A. hay Société des Produits Nestlé S.A. là một công ty thực phẩm
và giải khát lớn nhất thế giới, có trụ sở chính đặt tại Vevey, Thụy Sĩ. Các sản phẩm
hiện nay của Nestlé bao gồm từ nước khoáng, thực phẩm dành cho trẻ em, cà phê và
các sản phẩm từ sữa.
Ngược dòng lịch sử, Nestlé được thành lập vào năm 1866 tại Vevey, Thụy Sỹ
sau khi dược sĩ Henri Nestlé đã phát minh ra một loại thực phẩm dinh dưỡng dành
cho những trẻ em không có sữa mẹ để bú và giảm tỷ lệ tử vong cao, đó chính là sản
phẩm farine lactée (bột pha sữa). Công thức chính của sản phẩm này là sự kết hợp
giữa sữa bò, bột mì và đường. Sau đó sản phẩm này được sản xuất và bán rộng khắp
châu Âu.
Hiện nay tập đoàn Nestlé đã trở thành một công ty hàng đầu trên thế giới về
lĩnh vực thực phẩm và đồ uống, với mạng lưới sản xuất và kinh doanh rộng khắp
trên toàn cầu. Nestlé hiện đang điều hành gần 500 nhà máy tại 86 nước trên toàn thế
giới, với hơn 280.000 nhân viên và tiếp thị 8.500 thương hiệu với 30.000 sản phẩm.
 Loại hình công ty: Công ty đại chúng
 Ngành nghề kinh doanh: Thực phẩm
 Thành lập: 1866
 Người sáng lập: Henri Nestlé
 Trụ sở chính: Vevey, Thụy Sĩ
 Nhân viên chủ chốt: Peter Brabeck-Letmathe (Chủ tịch), Paul Bulcke
(CEO)
 Website: Nestlé.com

3
Hình 1.1: Logo tập đoàn Nestlé
Về MILO
Sản phẩm sữa Milo được nhà hóa học và nhà phát minh công nghiệp người Úc
Thomas Mayne phát triển vào năm 1934 và được Nestlé mua bản quyền sản xuất
độc quyền. Công thức chính của MILO gồm sô-cô-la và bột mạch nha với nước
nóng hoặc sữa bột và có nhiều hương vị khác nhau theo từng khu vực trên thế giới.
Sản phẩm sữa MILO lần đầu tiên đến tay trẻ em Việt Nam vào năm 1994
thông qua việc nhập khẩu và phân phối. Đến năm 1997, sản phẩm sữa này chính
thức được sản xuất tại nhà máy Nestlé Đồng Nai. Từ đó những hộp sữa bột MILO
made in Vietnam chính thức có mặt và phục vụ trong nhiều gia đình Việt.
Hiện nay, Milo được sản xuất tại 3 nhà máy của Nestlé tại Việt Nam, gồm nhà
máy Nestlé Đồng Nai, nhà máy Nestlé Bình An (Đồng Nai) và nhà máy Nestlé
Bông Sen (Hưng Yên).
 Phân loại: Sữa mạch nha
 Hãng phân phối: Nestlé MILO
 Quốc gia xuất xứ: Úc
 Ra mắt: 1934
 Màu sắc: Nâu
 Hương vị: socola kết hợp lúa mạch và sữa
 Website: nestlemilo.com

4
Hình 1.2: Logo Nestlé MILO
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Nestlé là một tập đoàn thực phẩm và thức uống lớn nhất thế giới. Họ có hơn
2000 nhãn hiệu khác nhau từ các thương hiệu biểu tượng toàn cầu cho đến các
thương hiệu địa phương. Sản phẩm Milo là một trong những sản phẩm mà được
mọi người trên thế giới yêu thích đặc biệt là trẻ em. Hiện nay Nestle đang hiện diện
tại 191 quốc gia trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam.
Nestle là một tập đoàn lớn có lịch sử hoạt động kinh doanh lâu dài, được sáng
lập vào năm 1866 bởi ông Henri Nestlé. Trong thập niên 60 của thế kỷ 19, ông đã
phát minh một loại thực phẩm dành cho những đứa trẻ sơ sinh không thể được nuôi
bằng sữa mẹ, nhằm giảm tỉ lệ trẻ sinh tử vong vì suy dinh dưỡng. Sau khi thành
công cứu sống đứa bé, sản phẩm đầu tiên này đã được bày bán rộng rãi và phổ biến
ở Châu Âu với tên gọi là Farine Lactée Henri Nestlé. Đây là một số cột mốc quan
trọng trong việc hình thành và phát triển của Nestlé trong lĩnh vực thực phẩm.
Năm 1905 Nestle sát nhập với công ty sản xuất sữa đặc Anglo-Swiss, tiền thân là
tập đoàn Nestlé hiện nay, với hơn 20 nhà máy, và bắt đầu sử dụng các công ty con ở
nước ngoài để xây dựng mạng lưới kinh doanh trải rộng từ Châu Phi, Châu Á, Châu
Mỹ La-tinh và Úc. Đại chiến thế giới lần 1 đã tạo ra nhu cầu mới về các sản phẩm
bơ sữa, cuối chiến tranh, sản lượng của Nestlé đã tăng hơn 2 lần từ đó lợi nhuận của
công ty bước sang giai đoạn hưng thịnh hay còn gọi là Thời Đại Hoàng Kim, trở
thành một công ty sữa toàn cầu. Năm 1920 sự mở rộng của Nestle lần đầu tiên với
việc sản xuất socola trở thành hoạt động quan trọng thứ 2 của công ty khi công ty
mua lại hãng socola lớn nhất Thụy Điển, từ đó socola trở thành một phần không thể
thiếu trong ngành kinh doanh của Nestlé & Anglo-Swiss. Năm 1934, thức uống lúa
mạch hương socola Milo được giới thiệu tại Úc, và sau đó được xuất khẩu sang các

5
thị trường khác. Năm 1938, Nescafé được ra mắt với thông điệp “bột chiết xuất từ
cà phê nguyên chất” mà vẫn giữ hương vị tự nhiên của cà phê, có thể pha đơn giản
bằng cách đổ nước nóng vào. Năm 1947, Nestlé & Anglo Swiss sát nhập với công
ty Thụy Sĩ là Alimentana, sản xuất nước súp Maggi, hạt nêm và gia vị, sau đó đổi
tên là Nestlé Alimentana. Năm 1948, tại Mỹ Nestlé Alimentana ra mắt trà hòa tan
Nestea, được sản xuất với cùng một phương pháp của Nescafé, có thể uống nóng
hoặc lạnh và đã trở thành mặt hàng bán chạy lúc bấy giờ, 1960 mua lại Cross &
Blackwell - nhà sản xuất thức ăn đóng hộp, 1962 mua Findus - hãng thực phẩm
đông lạnh, năm 1968 Nestlé mua lại nhà sản xuất sữa chua Chambourcy của Pháp.
Đầu những năm 1970 ra mắt loạt sản phẩm sữa chua Sveltesse, 1969 Nestlé gia
nhập thị trường nước khoáng bằng việc mua lại thương hiệu nước Vittel của Pháp.
Việc mua lại giúp Nestlé gia nhập vào những lĩnh vực mới tăng trưởng nhanh như
thực phẩm đông lạnh, và giúp mở rộng các ngành kinh doanh truyền thống như sữa,
cà phê và thức ăn đóng hộp. Sau này Nestlé trở thành một trong những công ty đầu
tiên áp dụng bộ nguyên tắc WHO vào các sản phẩm thay thế sữa mẹ trong toàn
công ty. Năm 1974, công ty đã trở thành một cổ đông lớn trong tập đoàn mỹ phẩm
toàn cầu L’Oreal. Năm 1977 Đổi tên thành Nestlé S.A và tiếp tục với chiến lược đa
dạng hóa của mình.
Trong nhiều năm tăng trưởng, Nestlé loại bỏ các thương hiệu không tạo ra lợi
nhuận và đẩy mạnh các thương hiệu đáp ứng được nhu cầu đang tăng lên của người
tiêu dùng, theo đúng với tham vọng “Dinh Dưỡng, Sức Khỏe và Sống Vui Khỏe”
mới của mình. Từ năm 1981 đã thu nhận bao gồm công ty bánh kẹo Rowntree
Mackintosh của Anh Quốc, bổ sung thương hiệu KitKat, After Eight và Smarties
vào danh mục sản phẩm (1988), Nestlé liên doanh với General Mills, Cereal
Partners Worldwide, sản xuất và tiếp thị ngũ cốc ăn sáng trên toàn cầu (1991),
Ralston Purina để thành lập công ty về thực phẩm thú cưng là Nestlé Purina Petcare
(2001). Năm 2003 công ty có khởi đầu tốt với việc mua lại Movenpick và Dreyer’s
Grand Ice Cream.
Trong khi củng cố vị trí của mình trong những phân khúc truyền thống, sữa
công thức và thức ăn đông lạnh, Nestlé còn tiếp tục đẩy mạnh tập trung vào dinh
dưỡng y tế. Năm 2006, Jenny Craig và công ty ngũ cốc ăn sáng của Úc Uncle
Toby’s đã được thêm vào danh mục đầu tư của Nestle và năm 2007 công ty thực

6
phẩm trẻ em Greber và công ty nước khoáng Thụy Sỹ là Sources Minérales Henniez
tham gia vào tập đoàn Nestle. Chương trình Nestlé Cocoa Plan và Nescafé Plan
cùng được giới thiệu nhằm phát triển chuỗi cung ứng về cây cacao và cây cà phê,
cải thiện điều kiện xã hội trong cộng đồng nông dân và đảm bảo các lợi ích của họ.
Năm 2011, Nestlé Health Science và Viện Khoa Học Sức Khỏe Nestlé được thành
lập, nhằm nghiên cứu về các sản phẩm dinh dưỡng khoa học để ngăn ngừa và điều
trị các bệnh mãn tính. 2012 đã mua lại Wyeth Nutrition, 2013 Nestlé Health Science
mua lại công ty thực phẩm y tế của Mỹ là Pamlab. Năm 2015, Nestlé giới thiệu
thương hiệu sôcôla lâu đời nhất Thụy Sỹ Cailler, như là thương hiệu socola toàn cầu
siêu cao cấp đầu tiên.
Nestle đặt chân đến Việt Nam lần đầu tiên vào 1912 khi thành lập văn phòng
đại diện đầu tiên tại Sài Gòn. Trải qua nhiều thập kỷ, biểu tượng tổ chim nổi tiếng
của Nestlé đã trở nên thân thuộc với bao thế hệ gia đình người Việt Nam. Vào năm
1993 Nestle trở lại Việt Nam và mở một văn phòng đại diện. Vào 1995, công ty
TNHH Nestle Việt Nam (100% vốn đầu tư nước ngoài) được thành lập, trực thuộc
tập đoàn Nestle. Cùng vào năm 1995, Nestle được cấp giấy phép thành lập Nhà máy
Đồng Nai, chuyên sản xuất cà phê hòa tan NESCAFE, trà hòa tan NESTEA và thức
uống MILO, bột ngũ cốc dinh dưỡng NESTLE, bột nêm và nước chấm MAGGI...
Công ty Nestle Việt Nam có trụ sở chính tại TP. HCM và văn phòng kinh doanh tại
Hà Nội. Nestle có nhà máy Đồng Nai tại phía Nam.Tính đến nay, Nestle đang điều
hành 6 nhà máy và gần 2300 nhân viên tại Việt Nam. Ngoài ra, Nestlé còn sở hữu
Công ty La Vie Việt Nam chuyên sản xuất nước suối đóng chai dưới hình thức liên
doanh. Trong những năm qua, Nestle đã thu hút và đào tạo một lực lượng lao động
người Việt đủ tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh của công ty.
Đối với Nestle, việc đào tạo huấn luyện rất được chú trọng nhằm phát triển tài
năng và tính chuyên nghiệp cho nhân viên. Những giá trị và nguyên tắc kinh doanh
của Nestle sẽ tiếp tục được phát triển trước những thay đổi của thế giới, nhũng
nguyên tắc này luôn thể hiện những ý tưởng cơ bản về tính trung thực và mối quan
tâm chung dành cho mọi người. Truyền thống có trách nhiệm tới người tiêu dùng
đặc biệt là trẻ em.
1.3 Các hoạt động xã hội hướng đến cộng đồng

7
Ngày 1/6, Nestlé MILO chính thức khởi động dự án "10 năm vàng, đừng lỡ
làng" góp phần nâng cao nhận thức của các bậc cha mẹ về tầm quan trọng của giai
đoạn này đối với con trẻ.
Chương trình "10 năm vàng, đừng lỡ làng" hợp tác cùng VTV Digital là một
trong những dự án cộng đồng mà Nestlé MILO sẽ tiếp tục đẩy mạnh để tạo ra tác
động tích cực đến thế hệ trẻ Việt Nam, cùng với cam kết luôn mang đến những sản
phẩm dinh dưỡng tốt nhất và mở rộng các chương trình khuyến khích tập luyện thể
thao để hỗ trợ quá trình phát triển của trẻ. Dựa trên nền tảng khoa học vững chắc,
chương trình sẽ góp phần thay đổi nhận thức về tầm quan trọng của giai đoạn 10
năm phát triển vàng và từ đó giải quyết nhiều bất cập của dinh dưỡng cho lứa tuổi
học đường tại Việt Nam.

Nestlé MILO khởi động dự án cộng đồng “10 Năm Vàng, Đừng Lỡ Làng” vì
một thế hệ Việt Nam năng động (Ảnh: Hằng Trần/BNEWS/TTXVN)
1.4 Ngành nghề kinh doanh
Nestlé MILO® đã có mặt và liên tục phát triển tại thị trường Việt Nam từ hơn
17 năm qua và là nhãn hiệu uy tín, dẫn đầu về chất lượng và thị phần trong ngành
hàng thức uống cacao dinh dưỡng dành cho trẻ em từ 6-12 tuổi.
1.5 Lĩnh vực hoạt động
Nestlé hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm và giải khát, có trụ sở
chính đặt tại Vevey, Thụy Sĩ. Các sản phẩm hiện nay của Nestlé bao gồm từ nước
khoáng, thực phẩm cho trẻ em, café và các sản phẩm từ sữa. Ngoài ra, Nestlé có dãy
sản phẩm rộng rãi trên một số thị trường khác như kem, sản phẩm dinh dưỡng tăng

8
cường và bồi bổ sức khỏe, gia vị, thực phẩm đông lạnh, bánh kẹo và thức ăn cho vật
nuôi.
1.6 Sơ đồ tổ chức

Hình 1.4 Cơ cấu tổ chức của Nestle Việt Nam


Cơ cấu tổ chức của Nestle Việt Nam tương đối gọn, các Phòng sẽ điều hành
chức năng và trực tiếp báo cáo về Tổng giám đốc.
Nhân viên văn phòng làm việc tại 363 đường Cộng Hòa, Thành phố Hồ Chí
Minh gồm các Phòng nhân sự, Phòng kế toán tài chính, Phòng marketing, Phòng tư
vấn pháp lí hỗ trợ khách hàng, số lượng nhân viên năm 2010 là 207 người, đã số
đều tốt nghiệp Đại học chuyên ngành.
Nhà máy tại Đồng Nai gồm các bộ phận: Nhân sự, Kế toán tài chính, Kiểm
soát chất lượng, Kế hoạch và kho, Nghiên cứu phát triển, Kĩ thuật, Hợp tác sản
xuất, các xưởng sản xuất cà phê, bột MILO, bột nêm, nước tương. Các họat động
liên quan tại nhà máy đều báo cáo về Giám đốc nhà máy.
Các vị trí lãnh đạo cấp cao lúc đầu là người nước ngoài, nhưng hiện nay đa
số là người Việt Nam. Bốn vị trí người nước ngoài là Tổng giám đốc, Trưởng
phòng kế toán tài chính, Trưởng phòng kĩ thuật và Giám đốc nhà máy Đồng Nai.

9
Các bộ phận chức năng giữa văn phòng chính và nhà máy thường liên hệ
trực tiếp công việc chuyên môn.

Chương 2: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO SẢN


PHẨM SỮA MILO
2.1 Phân tích chiến lược sản phẩm
Đối với chiến lược marketing về sản phẩm, thương hiệu Nestlé MILO tập
chung chú trọng vào phát triển các dòng sản phẩm mới, đi kèm với đó là nâng cao
chất lượng vượt trội. Cụ thể, hãng đã liên tục nghiên cứu, sản xuất và mang đến các
dòng sản phẩm sữa MILO mới với công thức được cải tiến, phù hợp với nhu cầu
dinh dưỡng của trẻ em ở từng thời điểm. Nhằm mang lại một sản phẩm sữa lúa
mạch không chỉ thơm ngon được trẻ yêu thích mà còn là nguồn dinh dưỡng đa dạng
và nặng lượng bền bỉ mẹ chọn cho con.
Ngày 06/10/2018 dòng sản phẩm MILO Thức Uống Bữa Sáng Cân
Bằng chính thức được ra mắt. Sản phẩm này đã được nghiên cứu và có công thức
đặc chế dành riêng cho bữa sáng cho trẻ từ 6-12 tuổi, bổ sung ba loại ngũ cốc là yến
mạch, gạo lứt, lúa mì cùng với sữa và lúa mạch. Tỉ lệ các chất dinh dưỡng đạm –
đường – chất béo đã cân đối theo Bảng nhu cầu Dinh dưỡng khuyến nghị cho người
Việt Nam của Viện Dinh Dưỡng – Bộ Y Tế.
Tiếp theo đó vào năm 2019, MILO lại mang đến cho người tiêu dùng dòng sữa
mới – MILO Ít Đường. Thành phần có trong MILO ít đường không thay đổi, chỉ có
lượng đường ít hơn nên vẫn thơm ngon với hương vị cacao lúa mạch quen thuộc.
Tác dụng MILO Ít Đường cũng tương đương với dòng sữa truyền thống. Sản phẩm
cung cấp nguồn năng lượng bền bỉ cùng hàng loạt vitamin (B2, B3, B6, D), khoáng
chất thiết yếu (canxi, sắt, phốt pho) và chất xơ giúp bé phát triển toàn diện.
Danh mục các sản phẩm sữa Milo hiện nay.
 MILO Teen Protein & Canxi plus dạng lon 240ml (Dành cho giới trẻ dạng
lon)
 MILO hộp nhí uống liền 115ml (Uống liền)
 MILO hộp uống liền 180ml (Uống liền)
 MILO Bữa Sáng Cân Bằng (Uống liền)
 MILO bịch giấy 180ml (Uống liền)

10
 Sữa bột MILO nguyên chất 3in1 220g (Sữa bột milo dạng gói)
 Sữa bột MILO nguyên chất hộp 285g (Sữa bột dạng hộp)
 Sữa bột MILO nguyên chất hũ nhựa 400g (Sữa bột hũ nhựa)
 Sữa bột MILO nguyên chất 3in1 22g (Sữa bột dạng gói)
 MILO hộp ít đường 180ml (Uống liền)
 MILO Teen X2 Protein Canxi (Hộp giấy)
 MILO Teen Bữa Sáng hộp nắp vặn 200ml tiện dụng (ít đường)

Hình 2.1 Các sản phẩm sữa MILO hiện nay


Không chỉ phát triển các loại sản phẩm sữa Milo, thương hiệu Nestle Milo
còn đa dạng hóa sản phẩm của mình bằng việc bổ sung và phát triển thêm rất nhiều
sản phẩm khác như: ngũ cốc ăn sáng, bánh kẹp, kẹo ngậm,.. đều có tên là Milo và
hương vị tương đồng, nhằm thỏa mãn và đem đến cho khách hàng nhiều sự chọn
sản phẩm khác nhau.
Bên cạnh việc tập chung vào các sản phẩm sữa, Nestlé Milo còn chú trọng vào
việc phát triển bao bì sản phẩm. Bao bì không chỉ là thứ bảo vệ chất lượng sản
phẩm trước và sau khi sử dụng mà nó còn thể hiện sự nhận diện thương hiệu, gây ấn
tượng với khách hàng và kích thích hành vi mua.
Nestlé MILO đã tập chung vào việc sản xuất bao bì thân thiện với môi trường
và cung cấp những thông tin, cách thức tái chế hữu ích đến khách hàng. Chúng ta có
thể dễ dàng thấy hầu hết các sản phẩm sữa MILO đều có bao bì là hộp giấy và dễ
dàng tiêu hủy, tái chế, các sản phẩm hộp nhựa cũng có thể dễ dàng tái chế thành
những vật dụng đựng nguyên liệu,…

11
Bắt đầu vào tháng 03 năm 2020, Netslé MILO bắt đầu sử dụng ống hút giấy
cho dòng sản phẩm Milo thức uống bữa sáng cân bằng thay cho ống hút nhựa thông
thường. Và chỉ trong năm 2020, Nestlé MILO sẽ đưa vào sử dụng hơn 16 triệu ống
hút giấy, tương đương với việc sẽ giảm thiểu 6,7 tấn rác thải nhựa. Điều này đã góp
phần rất lớn vào chiến dịch hạn chế rác thải nhựa, bảo vệ môi trường và cộng đồng.
2.2 Phân tích chiến lược định giá
Đối với chiến lược marketing về giá của MILO, thương hiệu này hướng đến
đối tượng khách hàng mục tiêu của MILO là những phụ huynh có con cái từ 6 đến
14 tuổi, mong muốn con của mình có sản phẩm dinh dưỡng hỗ trợ phát triển toàn
diện và có nguồn thu nhập từ thấp đến cao.
Vì vậy giá của dòng sản phẩm sữa MILO tương đối phù hợp với mức thu
nhập bình quân hàng tháng của các hộ gia đình ở Việt Nam: GDP bình quân đầu
người năm 2021 là 2.821 USD/ năm. (Chênh lệch không đáng kể so với giá của các
dòng sản phẩm sữa khác.)

Loại sản phẩm Giá


Thức uống MILO-Bữa sáng cân bằng 28.000 đồng/lốc 4 hộp
MILO bột nguyên chất 67.000 đồng/hủ nhựa 400g
47.000 đồng/hộp giấy 285g
MILO teen nắp vặn 11.000 đồng/hộp
MILO teen lon 13.600 đồng/lon
Bảng 2.1 Giá bán các sản phẩm MILO trên thị trường
2.3 Phân tích phân phối
2.3.1 Phân tích chân dung khách hàng.
Ta cần xem xét những thông tin chi tiết về mục tiêu, sở thích và nhu cầu
của khách hàng potenial. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng trong việc phân
tích chân dung khách hàng:
1. Độ tuổi: Độ tuổi của khách hàng potenial có thể ở nhóm trẻ em, thanh
thiếu niên hoặc người trưởng thành. Xác định đối tượng này để tập trung vào thị
trường mục tiêu.
2. Sở thích và nhu cầu sử dụng: tìm hiểu về sở thích và nhu cầu sử dụng
của khách hàng potenial đối với sản phẩm Milo. Ví dụ: khách hàng có thể quan

12
tâm đến việc bổ sung năng lượng, duy trì sức khỏe, hoạt động thể thao, hoặc có
thể sử dụng Milo để chế biến thức ăn.
3. Thói quen tiêu dùng: Nestle cần xem xét thói quen tiêu dùng của khách
hàng potenial, bao gồm lượng sữa tiêu thụ hàng ngày, thời điểm tiêu thụ, cách
pha chế và sử dụng sữa.
4. Mức độ đáp ứng sản phẩm: Nestle cần tìm hiểu xem sản phẩm Milo có
đáp ứng được những yêu cầu và mong muốn cụ thể của khách hàng potenial hay
không. Điều này có thể bao gồm đánh giá về hương vị, dinh dưỡng, giá cả và chất
lượng.
5. Khu vực địa lý: Việc xác định khu vực địa lý nơi khách hàng potenial
đang sống cũng là một yếu tố quan trọng. Quảng bá và tiếp thị sản phẩm Milo ở
các khu vực có nhu cầu tiêu thụ cao.
6. Đánh giá cạnh tranh: phân tích và so sánh với đối thủ cạnh tranh để hiểu
rõ các ưu điểm và khác biệt của sản phẩm Milo, từ đó phát triển các chiến lược
tiếp thị hiệu quả.
2.3.2 Phân tích nhu cầu khách hàng
Tìm hiểu và đánh giá nhu cầu, mong muốn và hành vi tiêu dùng của khách
hàng đối với một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Đối với sữa MILO của công ty
Nestle, phân tích nhu cầu khách hàng marketing có thể giúp công ty hiểu rõ hơn
về nhóm khách hàng mục tiêu, nhu cầu của họ và cách tương tác với sản phẩm.
2.3.3 Phân tích thị trường mục tiêu
MILO thường dành cho các nhóm tuổi trẻ, đặc biệt là trẻ em và thanh thiếu
niên. Nestle phân khúc này để xác định thị trường mục tiêu.
Sản phẩm sữa có chứa dưỡng chất và có tác dụng bổ sung năng lượng, đặc
biệt phù hợp với những người có nhu cầu thể thao hoặc tập luyện.
Nestle chọn ra các khu vực địa lý cụ thể để tập trung quảng bá và tiếp cận
thị trường mục tiêu. Ví dụ: các khu vực thành thị, những nơi có nhu cầu tiêu thụ
sữa cao.
Đối thủ cạnh tranh trong ngành công nghiệp sữa có thể ảnh hưởng đến thị
trường mục tiêu của Netle. Việc xem xét những đối thủ cạnh tranh và chiến lược
tiếp thị của họ có thể giúp Nestle định hình thị trường mục tiêu hiệu quả hơn.

13
Nestle nên xem xét các xu hướng tiêu dùng hiện tại và tương lai, bao gồm
các yếu tố như chất lượng sản phẩm, xu hướng ăn uống lành mạnh và ý thức về
môi trường. Hiểu rõ những yếu tố này sẽ giúp Nestle tìm được thị trường mục
tiêu của mình.
Muốn xác định rõ ràng phân khúc thị trường mục tiêu dựa trên yếu tố như
thu nhập, đặc điểm dân số và hành vi tiêu dùng.
Tổng quan về thị trường mục tiêu của sữa Milo của công ty Nestle dựa trên
những yếu tố trên để tìm hiểu và định hình người tiêu dùng mục tiêu của mình.
Việc nghiên cứu kỹ càng về thị trường mục tiêu sẽ giúp Nestle xác định và triển
khai hiệu quả các chiến lược tiếp thị và quảng cáo.

Hình 2.2 Cấu trúc kênh phân phối


Hiện nay MILO đã có mặt rộng khắp hệ thống đại lý phân phối sữa trên toàn
quốc. Hầu hết 63 tỉnh, thành đều có đại lý chính thức và nhiều đại lý nhỏ phân phối
MILO. Người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm, mua và sử dụng các sản phẩm sữa
MILO ở bất cứ đâu, từ các siêu thị lớn đến các cửa hàng tạp hóa trong khu vực.
Hiện Nestlé Việt Nam có 4 nhà máy sản xuất, 2 trung tâm phân phối, hơn 2.300
nhân viên, 136 đại lý và hàng trăm nghìn đại lý chính hãng trên toàn quốc (không
bao gồm các đại lý, điểm bán nhỏ và chuyên môn cao), sản phẩm phủ khắp 63 tỉnh
thành trên cả nước. Nestlé tận dụng tối đa GT (kênh phân phối hàng hóa truyền
thống), MT (kênh bán hàng hiện đại) và kênh phân phối trực tuyến.
Kênh phân phối chính của Milo là hai trung tâm phân phối Nestle Đồng Nai và
Nestle Bông Sen. Đây là nơi sản phẩm trải qua sau khi hoàn thiện. Công đoạn kiểm

14
tra chất lượng của nhà máy sản xuất sẽ được 2 trung tâm phân phối này đưa ra thị
trường và gửi đến người tiêu dùng hoặc các đại lý, siêu thị, các cửa hàng bán lẻ....
2.4 Phân tích chiến lược xúc tiến
2.4.1 Phương tiện xúc tiến sản phẩm
1. Quảng cáo truyền thông: Công ty có thể sử dụng các quảng cáo truyền
thông như quảng cáo trên truyền hình, radio, các trang báo và tạp chí, hoặc quảng
cáo trực tuyến trên mạng internet. Quảng cáo này có thể tập trung vào những lợi
ích và giá trị của sản phẩm Milo như dinh dưỡng, hương vị tuyệt vời và tác dụng
tăng cường năng lượng.
2. Marketing trực tuyến: Sử dụng các kênh trực tuyến như website chính
thức, mạng xã hội, blog hoặc email marketing để quảng bá và tiếp thị sữa Milo.
Công ty có thể tạo các nội dung hấp dẫn về những lợi ích và cách sử dụng sản
phẩm Milo, cung cấp thông tin hữu ích cho khách hàng và tạo mối quan hệ gần
gũi với họ.
3. Sự kiện và tài trợ: Tham gia vào những sự kiện thể thao, văn hóa hoặc sự
kiện xã hội có thể giúp công ty tạo sự nhận diện thương hiệu và tiếp cận mục tiêu
khách hàng. Tài trợ cho các sự kiện như các giải đấu thể thao, buổi biểu diễn âm
nhạc, hoặc các hoạt động cộng đồng để tăng cường sự gắn kết của khách hàng với
thương hiệu Milo.
4. Gói hàng và bình sữa MILO: tạo ra các gói hàng đặc biệt, bình sữa hoặc
sản phẩm liên quan đi kèm để tăng sự hấp dẫn của sản phẩm Milo và tạo cảm giác
tiện lợi cho khách hàng.
5. Chương trình khuyến mãi và giảm giá: Công ty có thể sử dụng chương
trình khuyến mãi, giảm giá hoặc phần thưởng để thu hút khách hàng và tăng
doanh số bán hàng. Ví dụ như mức giảm giá cho lần mua đầu tiên hoặc chương
trình tích điểm để khách hàng có thể nhận được quà tặng hay giảm giá sau mỗi
lần mua hàng.
2.4.2 Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Công ty Nestle sản xuất sữa Milo và các sản phẩm khác liên quan, đảm bảo
chất lượng và an toàn thực phẩm. Nestle có mạng lưới phân phối rộng khắp, đưa
sản phẩm sữa Milo đến người tiêu dùng. Công ty này cũng có các chuỗi cửa hàng
bán lẻ hoặc hợp tác với các siêu thị và cửa hàng để cung cấp sản phẩm sữa Milo

15
cho khách hàng. Nestle xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ cho sữa Milo thông
qua các chiến dịch tiếp thị và quảng cáo. Ngoài ra, công ty Nestle cũng có các
hoạt động về nghiên cứu và phát triển, bảo vệ môi trường, và các chương trình xã
hội khác liên quan đến sản phẩm sữa Milo.
2.4.3 Chiến lược lựa chọn chính sách xúc tiến
1. Phân đoạn thị trường: Người tiêu dùng sữa Milo có thể nằm trong nhiều
nhóm đối tượng khác nhau, từ trẻ em đến người lớn. Chọn phân đoạn thị trường
và tập trung vào các nhóm đối tượng chính để tối ưu hóa công cụ xúc tiến.
2. Xác định giá trị sản phẩm: Milo gắn kết với các giá trị như dinh dưỡng,
năng lượng và thể thao. Tập trung vào việc thông báo các lợi ích này để tạo sự
liên kết mạnh mẽ với khách hàng.
3. Xây dựng hình ảnh thương hiệu: xây dựng hình ảnh thương hiệu sữa
Milo bằng cách sử dụng các chiến lược quảng cáo, bao gồm cả truyền thông
truyền thống và truyền thông số.
4. Phân phối sản phẩm: Khả năng tiếp cận và phân phối sản phẩm cũng rất
quan trọng. Nestle xây dựng một mạng lưới phân phối rộng lớn để đảm bảo sữa
Milo được phân phối đến các cửa hàng và các đại lý trên toàn quốc.
5. Xây dựng mối quan hệ với khách hàng: tạo ra các chương trình khuyến
mãi, các sự kiện và giao tiếp trực tiếp với khách hàng để tăng cường mối quan hệ
và tạo sự tương tác tốt hơn.

CHƯƠNG 3: KHIẾN NGHỊ - GIẢI PHÁP


3.1 Kiến nghị - giải pháp
Hoạt động quảng cáo và tiếp thị để tạo ra sự nhận thức cao hơn về thương
hiệu Milo trong đại chúng. Sản xuất các quảng cáo sáng tạo, truyền tải các giá trị
sản phẩm, lợi ích sức khỏe và thể thao từ sữa MILO. Sử dụng các kênh truyền
thông đa dạng như truyền hình, truyền thông mạng xã hội và quảng cáo ngoài trời
để tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng. Có thể phát triển các gói sản phẩm
phù hợp với nhu cầu và sở thích của từng phân đoạn thị trường. Ví dụ, gói sản
phẩm hướng đến trẻ em có thể có các thiết kế và hình ảnh hấp dẫn cho trẻ em,
trong khi gói sản phẩm dành cho người lớn có thể tập trung vào các lợi ích sức
khỏe và dinh dưỡng. Tăng cường kênh bán hàng trực tuyến để tạo sự thuận tiện

16
cho người tiêu dùng khi mua sữa MILO. Phát triển một trang web chuyên dụng
và kênh bán hàng trực tuyến an toàn, đảm bảo chất lượng và giao hàng nhanh
chóng. Đồng thời, xây dựng chương trình thưởng và khuyến mãi để khách hàng
mua hàng trực tuyến cảm thấy được động viên và có sự đáng tin cậy trong việc
mua sản phẩm.

17
C/ KẾT LUẬN

18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC Marketing – MIX CHO SỮA MILO CỦA CÔNG TY
Nestlé - BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC - Studocu báo các thực hành Hoàng Ngọc
Khánh, 2021 trường Đại học Tài chính-Marekting
[2] 00050007779.pdf (vnu.edu.vn) luận văn thạc sĩ Lê Thị Ánh, Đại học quốc gia Hà Nội,
trường Đại học Kinh tế 2016
[3] https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-ngan-hang-thanh-pho-
ho-chi-minh/marketing-management/phan-tich-chien-luoc-marketing-mix-cua-
nestle-milo/21456476
[4] https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-tai-chinh-marketing/
quan-tri-chien-luoc/phan-tich-chien-luoc-marketing-mix-cho-sua-milo-cua-cong-ty-
nestle/20342507
[5] https://igenz.net/phan-tich-chien-luoc-marketing-cua-milo-tai-viet-nam/
[6] https://suamilonestle.wordpress.com/2017/12/21/gioi-thieu-sua-milo-cua-netstle/
[7] Dang_Minh_Thu-libre.pdf (d1wqtxts1xzle7.cloudfront.net) luận văn thạc sĩ kinh
tế, Đặng Minh Thu trường Đại học Lạc Hồng 2011.
[8]https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-hoa-sen/marketing/marketing-
can-ban-sua-milo-cua-cong-ty-nestle-viet-nam/37189037
[9]https://www.scribd.com/document/451642009/QUAN-%C4%90I%E1%BB
%82M-TR%E1%BB%8CNG-MARKETING-C%E1%BB%A6A-NESTLE-MILO-
doc
[10] https://oriagency.vn/chien-luoc-marketing-cua-milo

19

You might also like