You are on page 1of 4

BÁO CÁO KẾT QUẢ PHỎNG VẤN

Thông tin chung:


● Người phỏng vấn: Nhóm 1
● Mục đích: Lấy thông tin sâu về Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ
âm nhạc có trả phí của sinh viên tại Hà Nội
● Tổng thời gian phỏng vấn:
10 - 15 phút/ người (Tổng phỏng vấn 8 người: 6 sinh viên - 2 người hoạt động âm nhạc)
● Các loại đối tượng phỏng vấn: Sinh viên, người sử dụng các nền tảng nghe nhạc trực
tuyến, người làm việc trong lĩnh vực âm nhạc.
● Địa điểm đã phỏng vấn: Thành phố Hà Nội
KẾT QUẢ TỔNG HỢP TỪ PHỎNG VẤN:
THÓI QUEN CỦA ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC PHỎNG VẤN VỀ VIỆC SỬ DỤNG DỊCH
VỤ ÂM NHẠC CÓ TRẢ PHÍ
Tỷ lệ sử dụng các nền tảng:
● 8/8 người được phỏng vấn sử dụng youtube để nghe nhạc
● 7/8 người sử dụng spotify để nghe nhạc
● Ngoài ra, có 2 người trả lời có sử dụng thêm Soundcloud
1. Sinh viên
Lý do chủ yếu mọi người chọn Youtube và Spotify:
Youtube: Tiện dụng, không nhiều thủ tục đăng ký, có playlist sẵn.
Spotify: Giao diện đẹp, danh tiếng thương hiệu tốt, chất lượng âm thanh vượt trội hơn so
với các nền tảng khác.
Nền tảng trả phí có tỷ lệ người dùng cao:
Spotify - thường được biết đến thông qua các quảng cáo và lời giới thiệu của những người
xung quanh
Vấn đề nghe nhạc lậu
Đối với việc quan tâm vấn đề bản quyền bài hát, ý kiến của đối tượng là sinh viên chia
thành 2 luồng ý kiến khá cân bằng:

1
Một nửa không tán thành việc nghe nhạc lậu nhưng cũng không quan tâm lắm, do nghĩ
rằng một số người không đủ tiền để chi trả cho các bài hát cũng như một số người chưa
thực sự hiểu rõ về “bản quyền” nên mới nghe nhạc lậu.
Một nửa còn lại không tán thành việc nghe nhạc lậu và rất phản đối việc này, vì một bài
hát, một tác phẩm là công sức của ca sĩ, của người làm nhạc và cả một ekip đằng sau, việc
nghe nhạc lậu là thiếu tôn trọng đến tác giả.
2. Người hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc
Thường sử dụng và đăng tải tác phẩm ở đâu?
Youtube, soundcloud - 2 nền tảng phổ biến với những người mới hoạt động trong lĩnh
vực âm nhạc
Spotify, Tidal - Các nền tảng với phân khúc chuyên nghiệp hơn, yêu cầu nhiều hơn ở một
tác phẩm và cần ký hợp đồng mới có thể đăng tải bài hát của mình
Các bạn sinh viên có nên sử dụng ứng dụng âm nhạc có trả phí?
2/2 Người đều khuyến khích việc sử dụng ứng dụng âm nhạc có trả phí nếu điều kiện tài
chính cho phép. Theo họ, việc thu phí không phải chỉ giúp tăng thu nhập cho nghệ sĩ hay
doanh thu của nền tảng mà thông qua đó, người sử dụng, đặc biệt là các bạn sinh viên trẻ
sẽ có ý thức hơn về văn hoá bản quyền, ngoài ra, các bạn cũng sẽ được trải nghiệm dịch
vụ âm nhạc với chất lượng cao hơn, nhiều tính năng tiện lợi hơn và chăm sóc khách hàng
tốt hơn.
CÁC YẾU TỐ CHỦ QUAN CỦA DOANH NGHIỆP TÁC ĐỘNG LÊN NHẬN
THỨC CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Giá thành
7/8 cho rằng mức giá khoảng 30.000 - 60.000 đồng/ tháng là một mức giá phù hợp - chỉ
tương đương một cốc trà sữa để có thể nghe nhạc thỏa thích trong một tháng.
Phương thức thanh toán
Đa số đều không gặp vấn đề với việc thanh toán, thường sử dụng visa hoặc ví điện tử
MoMo
Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng các phương thức thanh toán chưa được đa dạng.
Danh tiếng của nền tảng
Đa số đối tượng phỏng vấn đề cập đến Spotify, Apple Music, Zing MP3, iTunes,...

2
Đa số cảm thấy ấn tượng nhất với Spotify: Giao diện đẹp, chất lượng âm nhạc tốt, giá
thành hợp lý, tần suất xuất hiện nhiều trên chiến dịch quảng cáo,...
Quảng cáo
8/8 đều đồng ý rằng quảng cáo rất phiền và làm gián đoạn cảm xúc người nghe.
Tuy nhiên với điều kiện tài chính và nhu cầu nghe nhạc của từng cá nhân, không phải cả
8/8 đều sử dụng các nền tảng cung cấp dịch vụ âm nhạc có trả phí để tránh quảng cáo,
một số lựa chọn chịu đựng quảng cáo.
CÁC NHÓM THAM KHẢO TÁC ĐỘNG LÊN NHẬN THỨC CỦA ĐỐI TƯỢNG
NGHIÊN CỨU

Nhóm bạn bè, người thân


Không nhiều đối tượng phỏng vấn bị ảnh hưởng bởi nhóm bạn bè người thân do không
trao đổi nhiều về âm nhạc với nhau.
Tuy nhiên đối với đối tượng có trao đổi và thảo luận, họ cho rằng ý kiến của bạn bè người
thân ảnh hưởng khá lớn, vì nó đáng tin cậy hơn so với các nguồn thông tin bên ngoài.
Nhóm người nổi tiếng, nghệ sĩ, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội
Đối với những bạn có yêu thích các nghệ sĩ, họ có xu hướng quan tâm và sử dụng chung
nền tảng với các nghệ sĩ đó.
Đối với số ít bạn không thực sự hâm mộ một nghệ sĩ cụ thể, mức độ ảnh hưởng của nghệ
sĩ lên họ sẽ ít hơn nhưng vẫn tồn tại, vì khi muốn nghe nhạc, họ sẽ bắt đầu đi tìm kiếm bài
hát trên các nền tảng nhạc trực tuyến
KẾT LUẬN
Từ kết quả phỏng vấn sâu trên thì chúng em đã quyết định bảng câu hỏi khảo sát sẽ tập
trung vào các yếu tố:
1. Thói quen sử dụng các nền tảng âm nhạc trực tuyến

 Thời gian nghe nhạc trung bình


 Nền tảng thường sử dụng
 Các yếu tố thu hút
 Vấn đề nghe nhạc lậu
2. Các yếu tố chủ quan của doanh nghiệp
 Giá
3
 Phương thanh toán
 Danh tiếng của nền tảng
 Quảng cáo làm phiền
3. Nhóm tham khảo
 Nhóm người nổi tiếng, nghệ sĩ, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội
 Nhóm bạn bè, người thân
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU:

You might also like