You are on page 1of 36

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

BÀI TẬP LỚN


MÔN NĂNG LỰC SỐ ỨNG DỤNG
ĐỀ TÀI: SPOTIFY- NỀN TẢNG STREAM NHẠC TRỰC
TUYẾN HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Văn Thủy


Lớp : K24QTKDD
Danh sách nhóm:
TT MSV Họ tên Mức độ đóng góp
1. 24A4030252 Đoàn Thị Ngọc Anh 25%
2. 24A4032641 Nguyễn Thị Vân Anh 25%
3. 24A4031228 Nguyễn Khánh Linh 25%
4. 24A4030322 Lưu Anh Thư 25%

Hà Nội, ngày 1 tháng 4 năm 2022

0
Lời đầu tiên, nhóm em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giảng viên
trường Học viện Ngân hàng, và các thầy cô khoa Hệ thống thông tin quản lý đã giúp cho
chúng em có kiến thức nền tảng để thực hiện đề tài này.
Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn và lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy
Nguyễn Văn Thuỷ đã góp ý, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Thầy đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, sửa chữa và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp
chúng em hoàn thành tốt và báo cáo tiểu luận của mình. Một lần nữa em xin chân thành
cảm ơn thầy và chúc thầy luôn dồi dào sức khỏe.
Trong thời gian một học kỳ thực hiện tiểu luận, nhóm em đã vận dụng kiến thức
nền tảng đã tích lũy đồng thời kết hợp với việc học hỏi và nghiên cứu những kiến thức
mới từ thầy cô, bạn bè và cũng như từ nhiều nguồn tham khảo. Nhờ đó mà nhóm em đã
có thể hoàn thành tiểu luận một các hiệu quả nhất. Tuy nhiên, vì kiến thức chuyên môn
còn hạn chế và chúng em còn nhiều thiếu sót, nhóm em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ
bảo thêm từ quý thầy cô để hoàn thiện những kiến thức còn thiếu của của bản thân, để
nhóm em có thể dùng làm hành trang thực hiện tiếp các đề tài khác trong tương lai, cũng
như là trong học tập hoặc làm việc sau này.
Một lần nữa xin gửi đến quý thầy cô lời cảm ơn chân thành và tốt đẹp nhất!

1
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...................................................................................................................4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SPOTIFY..........................................................5

1.1 Giới thiệu chung về Spotify..............................................................................5


1.1.1 Khái niệm.................................................................................................5
1.1.2. Cách sử dụng Spotify.............................................................................5

1.2. Các tiện ích và tính năng của Spotify..........................................................6


1.2.1 Spotify Free và Spotify Premium........................................................6
1.2.2. Playlist, radio, podcast và khám phá thêm âm nhạc mới..................7
1.2.3. Daily Mix Playlist- Playlist được cá nhân hóa cao..............................8
1.2.4. Kho tàng âm nhạc bản quyền khổng lồ với chất lượng cao..............9
1.2.5. Kết nối và điều khiển thiết bị cùng Spotify Connect........................10
1.2.6. Các tính năng mạng xã hội..................................................................11

1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của Spotify...........................................12

CHƯƠNG 2: CÔNG NGHỆ ĐƯỢC ỨNG DỤNG TRONG SPOTIFY...........17

2.1. Những vấn đề mà công nghệ dự đoán tiên tiến có thể giải quyết...........17

2.2. Cách Spotify sử dụng công nghệ dự đoán tiên tiến trong thực tế..........17

2.3. Công nghệ, công cụ và dữ liệu được Spotify sử dụng..............................18

2.4. Cộng tác lọc của Spotify.............................................................................19

2.5. Trình xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) của Spotify...................................20

2
2.6. Mô hình âm thanh xây dựng được từ NLP..............................................21

2.7. Kết quả đạt được của Spotify....................................................................21

3.1. Thị trường và xu thế phát triển của Spotify.............................................24


3.1.1. Thị trường Spotify...............................................................................24
3.1.2. Xu thế và tiềm năng phát triển của ứng dụng...................................28
3.1.3. Chiến lược giúp Spotify tăng trưởng quốc tế....................................28

3.2. Thực trạng của Spotify tại thị trường Việt Nam.....................................29

KẾT LUẬN............................................................................................................33

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................34

3
MỞ ĐẦU
Trong thời đại hiện nay, ngành công nghệ thông tiến vượt bậc, phát triển
nhanh chóng về ứng dụng của nó trong mọi lĩnh vực trong cuộc sống trên phạm
vi toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nó gắn liền với đời sống tinh
thần ngay trong nhiều lĩnh vực. Nghe nhạc là một món ăn tinh thần không thể
thiếu với hầu hết mọi người. Trước đây, chúng ta vẫn quen với việc tìm kiếm
âm nhạc thông qua các cửa hàng băng đĩa. Bởi vậy, âm nhạc trực tuyến đã ra
đời để cung cấp cho chúng ta kho tàng âm nhạc khổng lồ. Hiện nay, có rất nhiều
ứng dụng để cho phép nghe nhạc trực tuyến như Spotify, Apple Music,
SoundClound,… hay những ứng dụng của Việt Nam như ZingMP3,
Nhaccuatui,… Trong đó, Spotify hiện đang là một trong những ứng dụng phổ
biến nhất thế giới.
Với niềm yêu thích âm nhạc cùng với mong muốn phát triển âm nhạc
trực tuyến, chúng em đã chọn đề tài “Spotify – nền tảng stream nhạc trực tuyến
hàng đầu thế giới” để nghiên cứu về ứng dụng, phân khúc người dùng và tiềm
năng, xu thế. Trong bài nghiên cứu này, chúng em chia thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Spotify
Chương 2: Công nghệ được ứng dụng trong Spotify
Chương 3: Thực trạng, tiềm năng và xu thế của ứng dụng
Với trình độ hạn chế của chúng em có thể xảy ra những sai xót, khiếm
khuyết trong quá trình làm bài, mong thầy đóng góp ý kiến để bài hoàn thiện
hơn và rút kinh nghiệm cho những lần sau.
Em xin chân thành cảm ơn!

4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SPOTIFY

1.1 Giới thiệu chung về Spotify.


1.1.1 Khái niệm.
Spotify là một dịch vụ cung cấp nhạc, podcast và video trực tuyến lớn và
phổ biến nhất toàn cầu. Spotify cho phép bạn truy cập hàng triệu bài hát, podcast,
video và các nội dung khác của các nghệ sĩ trên khắp thế giới.
Ra mắt vào tháng 10 năm 2008 với tư cách là một dịch vụ truyền thông và
phát thanh trực tuyến của Thụy Điển chỉ với một vài bài hát, nhưng hiện tại thư
viện nhạc Spotify đã có hơn 82 triệu bài hát, 3,6 triệu podcast với hơn 60000 bài
được thêm vào mỗi ngày.
Spotify hiện đã có mặt trên 171 quốc gia và vùng lãnh thổ với 365 triệu
người dùng, trong đó có hơn 180 triệu người dùng đăng ký Premium và con số này
vẫn đang phát triển nhanh chóng. Thống kê cho thấy có khoảng 44% người dùng
sử dụng Spotify hàng ngày. Với lượng người dùng khổng lồ cùng sự phổ biến
không ngừng tăng cao của mình, không ngoa khi nói rằng Spotify đang chi phối
cách chúng ta tiêu thụ âm nhạc trong thế kỷ 21.
1.1.2. Cách sử dụng Spotify.
Sau đây là các bước đơn giản để bạn có thể tiếp cận với các nội dung hoàn
toàn miễn phí trên Spotify:
1. Truy cập trang web của Spotify hoặc tải ứng dụng Spotify để bắt đầu
đăng ký tài khoản.
Bạn có thể đăng ký bằng địa chỉ email hoặc dễ dàng kết nối cùng tài khoản
Facebook. Kết nối với tài khoản Facebook sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm
cũng như theo dõi bạn bè, thấy được họ đang nghe nhạc gì và chia sẻ bài hát cùng
nhau.

5
2. Chọn mức đăng ký.
Spotify gồm bản thường miễn phí và bản Premium trả phí. Spotify Premium
trả phí sẽ có nhiều tính năng và dịch vụ nổi trội hơn so với Spotify bản thường
miễn phí.
3. Tải xuống và cài đặt ứng dụng Spotify miễn phí. Có đủ phiên bản cho
máy tính để bàn và iPhone/ iPad và điện thoại Android.
4. Đăng nhập tài khoản của bạn trên các thiết bị và bắt đầu trải nghiệm
nghe nhạc.
Spotify hoạt động trên nhiều thiết bị, bao gồm máy tính, điện thoại, máy tính
bảng, loa, TV và ô tô. Bạn có thể dễ dàng chuyển từ thiết bị này sang thiết bị khác
bằng Spotify Connect.
1.2. Các tiện ích và tính năng của Spotify.
1.2.1. Spotify Free và Spotify Premium.
Bạn có thể sử dụng Spotify miễn phí, nhưng các tính năng của nó bị hạn chế.
Với gói miễn phí, nhạc chỉ có thể được phát ở chế độ ngẫu nhiên, trộn lẫn. Bạn chỉ
có thể bỏ qua các bài hát tối đa sáu lần mỗi giờ.
Với gói miễn phí của Spotify, bạn có thể truy cập tất cả các playlist, khám
phá các bài nhạc mới và chia sẻ giai điệu với bạn bè. Bạn cũng có thể phát bất kỳ
playlist, album hoặc nghệ sĩ nào nhưng chỉ được phát ở chế độ ngẫu nhiên.
Điểm hạn chế của phiên bản miễn phí này còn nằm ở tần suất quảng cáo khá
dày đặc cùng chất lượng âm thanh kém hơn phiên bản Premium với AAC 128
kbit/giây bản dành cho web. Bạn cũng không thể nghe nhạc offline với bản miễn
phí này của Spotify.
Khác với bản miễn phí, Spotify Premium trả phí đem lại các tiện ích nổi trội
hơn hẳn. Bạn sẽ không còn phải gặp các quảng cáo phiền hà xen chân vào trải
nghiệm âm nhạc của mình. Khi gặp bài hát không yêu thích, bạn hoàn toàn có thể
nhấn bỏ qua với số lượt không giới hạn. Thay vì nghe ngẫu nhiên và chờ tới bài hát
6
bạn muốn nghe như bản miễn phí, Spotify Premium cho phép bạn tự chọn bài hát
bạn muốn nghe một cách hoàn toàn chủ động. Gói trả phí cũng đem lại chất lượng
âm thanh cao hơn hẳn với AAC 256 kbit/giây ở phiên bản web. Với gói Premium,
bạn có thể tải album, playlist và podcast xuống để nghe khi ngoại tuyến. Bạn có
thể tải tối đa 10.000 bài hát trên mỗi thiết bị (tối đa 5 thiết bị khác nhau).
Thâm nhập vào thị trường Việt Nam vào năm 2018, Spotify đã đưa ra chính
sách ưu đãi sử dụng thử Spotify Premium trong một tháng đầu, cũng như tung ra
các gói Premium phù hợp khác nhau. Ví dụ như gói Premium Mini chỉ 2.300
VNĐ/ngày, gói Individual 59.000 VNĐ/tháng, đặc biệt là gói Student dành cho
sinh viên trong 4 năm chỉ 29.500 VNĐ/tháng.
1.2.2. Playlist, radio, podcast và khám phá thêm âm nhạc mới.
Với Spotify, bạn có thể dễ dàng tự tạo những playlist riêng cho chính mình
mang đậm bản sắc cá nhân. Chỉ cần một vài thao tác tạo playlist rồi thêm các bài
hát yêu thích của bạn vào trong đó là bạn đã có một playlist độc nhất vô nhị rồi.
Điều này càng thêm ý nghĩa nếu phiên bản bạn sử dụng là bản miễn phí, vì dù có
phát ngẫu nhiên lộn xộn thì tất cả đều là bài hát bạn yêu thích. Đặc biệt, mỗi khi
bạn thêm một bài hát mới vào playlist, Spotify sẽ đề xuất hàng loạt các bài hát
cùng thể loại và cùng nghệ sỹ, thậm chí là vibe tương tự bài hát bạn vừa mới thêm.
Bạn càng nghe, Spotify càng hiểu bạn. Điều này đã tác động trực tiếp đến
những bản nhạc được đề xuất đến bạn thông qua các playlist như: "Discover
Weekly", "Release Radar", "Top Songs of Year” "Family Mix"...vv...
"Discover Weekly" là playlist được tự động update bởi Spotify vào mỗi thứ
Hai hằng tuần với những bài hát dựa vào những bản nhạc mà bạn đã nghe gần đây.
"Release Radar" là playlist tuyển chọn các track nhạc mới của các nghệ sỹ
mà bạn đang theo dõi.
"Top Songs of Year lại là playlist bao gồm những bài hát được bạn yêu thích
nhất trong năm vừa qua.
7
Để khám phá thêm nhiều bài hát mới, bạn có thể ấn vào nút "Home" và trở
về trang chủ, nơi có vô vàn sự lựa chọn khác nhau dành cho bạn. Chỉ cần nhập tên
album, nghệ sĩ, bài hát, thể loại, tâm trạng hay bất cứ thứ gì liên quan trên thanh
tìm kiếm, Spotify sẽ trả về kết quả phù hợp nhất. Với thông điệp chủ đạo là “Nghe
đa chiều, sống đa sắc”, Spotify sẽ đem lại trải nghiệm âm nhạc phong phú và đặc
sắc nhất cho người dùng.
Spotify không chỉ là một dịch vụ phát nhạc trực tuyến. Bên cạnh kho âm
nhạc khổng lồng thì Spotify còn đem tới cho bạn hàng triệu podcast khác nhau bao
gồm mọi thứ từ hài kịch đến thể thao, phong cách sống, tin tức và hơn thế nữa. Các
podcast sẽ đem lại cảm giác như các chương trình phát trên đài Radio nhưng đa
dạng hơn. Các podcast này có sẵn trong cả ứng dụng và trình duyệt trên máy tính
để bàn và thật dễ dàng để tìm kiếm và theo dõi các podcast yêu thích của bạn cũng
như truy cập các tập mới nhất mọi lúc mọi nơi.
1.2.3. Daily Mix Playlist- Playlist được cá nhân hóa cao.
Càng sử dụng lâu, Spotify sẽ càng nắm rõ sở thích và gu âm nhạc của bạn.
Bạn càng nghe nhiều, thuật toán của Spotify càng trở nên nhạy bén và chính xác.
Đây chính là điểm mạnh giúp Spotify bỏ xa Apple Music và các nền tảng, dịch vụ
stream nhạc trực tuyến khác. Các playlist tự động được tạo dựa trên sở thích nghe
nhạc của bạn.
Không như playlist “Rewind” sẽ sắp xếp các bài hát bạn nghe nhiều nhất
trong vài tháng gần đó, Playlist Daily Mix hơi khác một chút. Chúng giống như
một đài radio kết hợp các giai điệu yêu thích của bạn với các bản nhạc tương tự mà
Spotify nghĩ rằng bạn sẽ thích. Nhiều playlist Daily Mix còn có sẵn cho các phong
cách hoặc thể loại nhạc khác nhau mà bạn nghe. Những bản mix riêng lẻ này sẽ
tiếp tục phát cho đến khi bạn muốn nghe và có thể được cải thiện bằng cách thích
những bài hát bạn thích hoặc xóa những bài bạn không thích. Thông qua quá trình

8
này, Daily Mix playlist sẽ giúp bạn khám phá ra những bài hát hay bản nhạc mới
mà bạn có thể sẽ thích.
1.2.4. Kho tàng âm nhạc bản quyền khổng lồ với chất lượng cao.
Nghe nhạc lậu luôn là vấn đề nhức nhối tại Việt Nam. Tiền kiếm được trên
các web nhạc lậu sẽ chỉ đến tay chủ web chứ không đến được tay của các nghệ sỹ.
Xã hội càng phát triển, trình độ nhận thức ngày càng cao nên có rất nhiều thính giả
văn minh sẽ chọn các phương án nghe nhạc ủng hộ bản quyền để tôn trọng các tác
giả, nghệ sỹ. Spotify là một trong các phương án đó. Cũng vì vậy mà ngày càng
nhiều nghệ sỹ lớn nhỏ chọn Spotify là nơi để họ phát hành và đăng tải nhạc.
Spotify đã chi trả hơn 7 tỷ đô cho các nghệ sỹ, công ty thu âm trong năm
2021, nhiều hơn 2 tỷ so với năm 2020. Spotify cho biết có 16.500 nghệ sỹ kiếm
được ít nhất 50.000 đô trong năm 2021 (cao hơn so với 13.400 năm 2020), hơn
1.000 nghệ sỹ đã kiếm được 1 triệu đô (870 người năm 2020). Ngoài ra, hơn
52.600 nghệ sỹ kiếm được ít nhất 10.000$ (42.500 năm 2020).
Nếu như Apple Music cũng có kho nhạc khổng lồ nhưng đòi hỏi trả phí trên
từng bài hát thì Spotify cũng có kho 82 triệu bản nhạc, gồm cả hơn 3,6 triệu tập
podcast và có thể truy cập hoàn toàn miễn phí. Spotify có nhiều tùy chọn chất
lượng âm thanh phù hợp với thiết bị, gói đăng ký và lựa chọn ưu tiên của bạn. Bạn
có thể tăng chất lượng âm thanh để nghe nhạc hay hơn hoặc giảm chất lượng để
tiết kiệm dữ liệu di động.

Spotify Free Spotify Premium

Trình phát trên


AAC 128 kbit/giây AAC 256 kbit/giây
web

Máy tính để bàn, Tự động: Tùy thuộc vào Tự động: Tùy thuộc vào

9
Spotify Free Spotify Premium

kết nối mạng của bạn

kết nối mạng của bạn Thấp: Tương đương với

Thấp: Tương đương với khoảng 24 kbit/giây

khoảng 24 kbit/giây Bình thường: Tương


thiết bị di động và Bình thường: Tương đương với khoảng 96
máy tính bảng đương với khoảng 96 kbit/giây

kbit/giây Cao: Tương đương với

Cao: Tương đương với khoảng 160 kbit/giây

khoảng 160 kbit/giây Rất cao: Tương đương


với khoảng 320 kbit/giây

Chất lượng podcast:


Chất lượng podcast tương đương với khoảng 96 kbit/giây trên tất cả các thiết
bị. Riêng với trình phát trên web, chất lượng podcast là 128 kbit/giây. Trên thiết bị
di động/máy tính bảng, nếu bạn đặt chất lượng âm thanh là thấp, thì chất lượng
podcast sẽ giảm xuống còn khoảng 24 kbit/giây.
1.2.5. Kết nối và điều khiển thiết bị cùng Spotify Connect.
Spotify Connect là tính năng kết nối Spotify cùng các thiết bị thông minh
khác của bạn thông qua wifi. Khi bạn có loa thông minh, tivi, thiết bị phát trực
tuyến hoặc các thiết bị khác được kết nối với cùng mạng wifi như điện thoại, máy
tính bảng hoặc máy tính bạn đang chạy ứng dụng Spotify, Spotify Connect sẽ
truyền phát nhạc trực tiếp giữa các thiết bị này một cách nhanh chóng chỉ qua wifi.

10
Các tính năng của Spotify Connect: Spotify Connect cho phép bạn sử dụng
điện thoại hoặc thiết bị khác làm bộ điều khiển qua internet, thay vì dựa vào
Bluetooth. Bạn có thể truyền phát nhạc từ Spotify trên điện thoại hoặc máy tính
bảng của mình đến vô số thiết bị xung quanh nhà, thường không cần thêm phần
mềm hoặc phần cứng.
Bên cạnh việc biến điện thoại, máy tính bảng hoặc máy tính của bạn thành
một điều khiển từ xa, nó còn có một vài tính năng hữu ích khác, chẳng hạn như cho
phép bạn nhận các cuộc gọi điện thoại mà không làm gián đoạn việc phát nhạc
nhạc của bạn.
1.2.6. Các tính năng mạng xã hội.
Thông qua việc đăng ký tài khoản liên kết với tài khoản Facebook, bạn có
thể theo dõi bạn bè trên Spotify và cả các playlist của họ.
Bạn còn có thể chia sẻ bài hát, album, nghệ sĩ, danh sách phát, podcast và hồ
sơ của bạn từ ứng dụng. Mỗi một bài hát hay podcast trên Spotify sẽ đi kèm với
một Spotify Code. Truy cập trang web tạo code của Spotify
https://spotifycodes.com/#create , dán link của bài hát bạn cần tạo code và Spotify
sẽ cung cấp ảnh code với độ phân giải tùy chọn. Khi bạn bè của bạn quét mã đó
bằng máy ảnh điện thoại, Spotify sẽ dẫn đến chính xác bài hát bạn muốn chia sẻ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chụp ảnh màn hình để chia sẻ mã.
Nếu bạn đã kết nối Spotify với tài khoản Facebook của mình, thì bạn bè và
gia đình sẽ có thể xem những gì bạn đang nghe và bạn có thể chia sẻ các bài hát
yêu thích của mình với họ. Có thể sẽ có lúc bạn không muốn mọi người biết rằng
bạn đang nghe đi nghe lại một album hoặc bài hát nhất định. Tất cả chúng ta đều
có “thú vui tội lỗi” mà chúng ta không cần thế giới biết đến. Lúc này bạn có thể bật
chế độ nghe riêng tư, điều này sẽ không làm ảnh hưởng đến số liệu hay thuật toán
cho các playlist của bạn sau này.
1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của Spotify.
11
2006-2008: Học hỏi từ thất bạn của Napster và chiến lược Product-
Market Fit.
Trong những năm đầu kinh doanh, Spotify đã lựa chọn theo đuổi chiến lược
tiếp nhận thị trường phù hợp với sản phẩm (product-market fit), bằng cách tìm ra
nhóm đối tượng có nhu cầu mà sản phẩm có khả năng đáp ứng những lợi ích cốt
lõi.
Để tìm được những người dùng ban đầu, Spotify đã hợp tác với các blogger
âm nhạc có sức ảnh hưởng ở Thụy Điển và mời họ sử dùng phiên bản beta.
Chỉ trong gần 1 năm, tin tức về một nền âm nhạc có chất lượng cao đã lan
truyền rộng rãi trong cộng đồng những người yêu thích âm nhạc. Khi công ty bắt
đầu có lượng người dùng cố định, kết quả kinh doanh cũng có dấu hiệu tăng trưởng
và dần phát triển. Trong khi nhiều công ty khởi nghiệp tin răng cách duy nhất để
phát triển là mở rộng quy mô, Spotify đã chọn tập trung vào lập kế hoạch và quản
lí tăng trưởng người dùng ổn định, duy trì sự tập trung vào phát triển sản phẩm và
tạo ra sự giới hạn độc quyền.
Đàm phán các hợp dồng pháp lí về bản quyền âm nhạc với các hãng thu âm
nhạc.
Những năm sau đó, ngành công nghiệp âm nhạc toàn cầu càng thể hiện mức
độ suy thoái khi doanh thu lao dốc. Nhận thấy rằng đây là thời điểm thích hợp để
hoàn thiện khung pháp lý và tránh đi theo lối mòn của Napster, Spotify đã đàm
phán các hợp đồng cấp phép bản quyền âm nhạc đầu tiên với “big tour” trong thị
trường các hãng thu âm – EMI, Sony, Universal…

12
Doanh thu của nền công nghiệp âm nhạc cho thấy sự sụt giảm ”không
phanh” trong giai đoạn 2006-2010/ nguồn ảnh: Producthabits.
2008-2014: Mở rộng và “xâm lược” các thị trường mới.
Xây dựng công cụ tăng trưởng dài hạn với mô hình định giá Freemium.
Sau những bước đi vững chắc từ cốt lõi, Spotify bắt đầu tính tới việc thay
đổi mô hình kinh đoanh để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Năm 2008, ứng dụng
này chính thức đi theo mô hình freemium- chiến lược định giá kết hợp giữa miễn
phí (free) và trả phí cao cấp (premium). Người dùng vẫn có thể sử dụng một số
dịch vụ cơ bản miễn phí nhưng cần phải nâng cấp lên dịch vụ cao cấp để có thể sử
dụng toàn bộ dịch vụ của Spotify, tránh những vấn đề như quảng cáo hay giới hạn
lượt nghe.

13
Chiến lược định giá này cho phép Spotify thu hút người dùng mà không cần
trả phí cho các chiến dịch quảng cáo tốn kém. Nguồn tăng trưởng chính của
Spotify đến từ việc chuyển đổi người dùng freemium sang đăng ký trả phí.
Để khiến dịch vụ freemium trở nên hấp dẫn hơn Spotify đã cung cấp và nâng
cấp thêm nhiều tính năng mới, ví dụ như: phát nhạc trực tuyến trên thiết bị di động,
loại bỏ giới hạn thời gian trên tất cả tài khoản trên toàn cầu…
Hợp tác và tích cực với các thương hiệu khác để thu hút người nghe mới và
tìm ra khoảng trống tiềm năng để phát triển cơ sở người dùng.
Năm 2011, Spotify đã có hơn 1 triệu người dùng trên 7 quốc gia châu Âu và
doanh thu đạt mức hơn 100 triệu Đôla. Spotify đã coi điều này như một bước đệm
để tiến tới và thâm nhập vào các thị trường mới. Công ty đã hợp tác với một số
thương hiệu Mỹ như Coca-cola, Motorola và mối quan hệ đôi bên cùng có lợi này
này không chỉ giúp Spotify có doanh thu từ quảng cáo mà còn giúp mở rộng mức
độ nhận biết tới các đối tượng tiêu dùng của các thương hiệu lớn. Spotify cũng
chính thức tích hợp với Facebook từ đó giảm bớt những rào cản phức tạp của thao
tác đăng ký và sử dụng dịch vụ, đồng thời tiếp cận databases khổng lồ của
Facebook.

Các nguồn doanh thu của Spotify cho thấy công ty cần tập trung vào đăng ký
trả phí nếu muốn tăng trưởng dài hạn/ nguồn ảnh: producthabits.

14
2015 - Hiện tại: Các thuật toán cá nhân hóa, playlists và phát triển sản
phẩm.
Vào năm 2015, sự phổ biến của Spotify đối với người hâm mộ âm nhạc đã
đưa công ty trở thành một trong những công ty mạnh nhất và có sức ảnh hưởng
nhất trong ngành công nghiệp âm nhạc. Công ty vẫn tiếp tục phát triển bằng cách
không ngừng tập trung ra mắt các tính năng hoạt động dựa trên dữ liệu và cá nhân
hóa các đề xuất, tất cả để mang lại trải nghiệm âm nhạc tối ưu nhất cho người
dùng.

Cơ sở người dùng của Spotify tăng mạnh giúp công ty vượt xa đối thủ đứng
thứ 2 trong thị trường - Apple Music/ nguồn ảnh: Producthabits.
Vào tháng 7/ 2015, Spotify đã ra mắt tính năng danh sách phát được sắp xếp
theo thuật toán đầu tiên của mình, Discover Weekly. Thứ Hai hàng tuần, tính năng
này phân tích các bài hát họ đã nghe trong quá khứ và đề xuất danh sách phát giúp
họ khám phá các bài hát mà người dùng có cùng sở thích yêu thích.

15
Phản ứng của người dùng đối với Discover Weekly tích cực đến mức spotify
quyết định giới thiệu một tính năng khác vào năm 2016, Release Radar. Mỗi tối
thứ sáu, tính năng này sẽ giới thiệu danh sách các bài hát mới của các nghệ sĩ mà
bạn theo dõi.
Sau Discover Weekly và Release Radar, Spotify còn phát triển các kỹ thuật
như Deep learning có khả năng phân tích các dạng sóng của âm thanh và dự đoán
trạng thái cảm xúc, giới tính, tuổi tác, thông qua ngữ điệu, nhịp điệu, giọng nói của
người dùng sau đó sẽ kết hợp phân tích lịch sử nghe và các bài hát gần đây của
người dùng đồng thời tìm kiếm các danh sách phát tương tự để đưa ra đề xuất cá
nhân hóa.
Điều tuyệt vời về những thuật toán công nghệ này không chỉ là độ chính xác
của các đề xuất mà Spotify đã tạo ra sự kiện định kỳ hàng tuần khiến người dùng
thích thú và mong đợi, tự tạo ra thói quen nghe nhạc và coi âm nhạc là một phần
không thể thiếu. Bên cạnh đó bằng cách dự đoán trạng thái cảm xúc của người
dùng Spotify còn khiến trải nghiệm nghe nhạc trở nên có hồn và hấp dẫn hơn, đan
xen cảm giác hồi hộp và khám phá sự phong phú của âm nhạc là sự hào hứng khi
chia sẻ âm nhạc với mọi người.

16
CHƯƠNG 2: CÔNG NGHỆ ĐƯỢC ỨNG DỤNG
TRONG SPOTIFY
Spotify sử dụng công nghệ dự đoán tiên tiến của có tên là “icing on the
cake”, được hỗ trợ bởi machine learning (học máy). Công nghệ dự đoán tiên tiến
giúp trình bày nội dung đó theo cách thức mà mọi người có thể dễ dàng thấu hiểu
và yêu thích.
Spotify đã quản lý thành công dựa vào danh sách Discover Weekly. Danh
sách này được trí tuệ nhân tạo (AI) chọn lọc và cung cấp cho người dùng nội dung
mà được cho là sẽ được yêu thích.
2.1. Những vấn đề mà công nghệ dự đoán tiên tiến có thể giải quyết.
Với hàng triệu bài hát trong kho dữ liệu, người dùng không bao giờ thiếu
nhạc để nghe. Tuy nhiên, họ có thể gặp khó khăn khi khám phá các nhóm nhạc và
nghệ sĩ mới theo cách mà những người nghe radio đã từng gặp phải trong quá khứ.
Mặc dù có thể đủ đơn giản để họ tìm kiếm tên nhóm nhạc hay ca sĩ yêu thích
của họ và nghe bản phát hành mới nhất của họ, nhưng việc khai thác những bài hát
hay mới từ hàng ngàn bản nhạc mới được thêm vào dịch vụ mỗi ngày là một điều
khó khăn.
2.2. Cách Spotify sử dụng công nghệ dự đoán tiên tiến trong thực tế.
Spotify giới thiệu cho người dùng 30 bản nhạc mới mỗi tuần mà AI nghĩ
rằng họ sẽ yêu thích thông qua danh sách phát Discover Weekly cá nhân của mỗi
người. Đối với những người khác, chúng ta lên tạo ra các bản phối cho bạn bè bằng
cách sao chép các bài hát vào băng cassette, giống như có một người bạn thân mới,
người đó sẽ tình cờ trở thành AI.
Một cách nhìn khác sẽ là nghĩ về AI khi lấp đầy vai trò truyền thống của DJ
radio - đọc sở thích của khán giả và phát bài hát mà họ nghĩ rằng sẽ được yêu
thích.
17
Một bước đột phá giúp podcast Discover Weekly hiểu ra rằng đó không chỉ
là những gì Spotify gợi ý mang lại ích lợi cho người dùng mà còn là cách đưa ra đề
xuất. Khi người dùng đã quen với khái niệm “danh sách phát” như một hình thức
quản lý âm nhạc từ những ngày đầu của nhạc số khi đó dễ hiểu rằng Spotify sử
dụng định dạng này để trình bày các đề xuất tự động của nó.
2.3. Công nghệ, công cụ và dữ liệu được Spotify sử dụng.
Một ví dụ là ‘Discover Weekly’, đã tiếp cận 40 triệu người trong năm đầu
tiên nó được giới thiệu. Mỗi thứ Hai, người dùng cá nhân được giới thiệu một danh
sách tùy chỉnh gồm ba mươi bài hát. Danh sách phát được đề xuất bao gồm các bản
nhạc mà người dùng có thể chưa từng nghe trước đây, nhưng các đề xuất được tạo
dựa trên mẫu lịch sử tìm kiếm của người dùng và tùy chọn âm nhạc tiềm năng.
Học máy cho phép các đề xuất cải thiện theo thời gian. Nó không chỉ giữ chân
người dùng quay lại, mà còn cho phép các nghệ sĩ tiếp xúc nhiều hơn, những người
mà người dùng có thể không tìm kiếm một cách tự nhiên.
Cũng như với hệ thống gợi ý của Netflix, dữ liệu cho danh sách nhạc
Discover Weekly Spotify được thu thập bằng cách giám sát thói quen nghe nhạc
của người dùng. Từ đó bắt đầu xây dựng các đề xuất thông qua một quá trình gọi là
lọc cộng tác (collaborative filtering).
Ví dụ đơn giản: Người A thường xuyên nghe nhạc của Nghệ sĩ X và Nghệ sĩ
Y. Một người dùng khác, Người B, thường xuyên nghe Nghệ sĩ Y và Nghệ sĩ Z.
Với dữ liệu này, một thuật toán lọc cộng tác có thể suy ra, một cách chắc chắn,
người A có thể thích được giới thiệu với Nghệ sĩ Z và Người B có thể yêu thích tác
phẩm của Nghệ sĩ X.
Tất nhiên, với hàng triệu người dùng và hàng triệu bài hát, ma trận được xây
dựng để cho phép các đề xuất này xuất hiện phức tạp hơn đáng kể so với trong ví
dụ này, đó là lý do tại sao thuật toán AI cần thiết để cung cấp hiểu biết sâu sắc như
vậy ở quy mô rất lớn.
18
Nó cũng tìm kiếm các tín hiệu tiêu cực – bỏ qua một bài hát trong vòng 30
giây đầu tiên khi phát và thuật toán AI của Spotify sẽ ghi nhận điều đó làm dấu
hiệu cho thấy bạn không thích nó, và sẽ hạn chế những bài hát khác tương tự trong
các đề xuất của mình. Mặc dù vậy, công cụ đề xuất Spotify, đi xa hơn thế, cũng sử
dụng phân tích âm thanh và xử lý ngôn ngữ tự nhiên để tạo ra các đề xuất. Phân
tích âm thanh bằng cách chia từng bản nhạc riêng lẻ thành các phần cấu thành của
nó.
Ví dụ: tiết tấu, nhịp, cao độ của các nốt, loại nhạc cụ và âm thanh được sử
dụng, sự nổi bật và mẫu lời bài hát. Điều này cho phép nó tinh chỉnh tính toán xác
suất mà một người dùng nhất định sẽ thích một bản nhạc cụ thể bằng cách so sánh
các yếu tố này với các bài hát yêu thích của họ, cũng như các bài hát được người
dùng khác yêu thích, những người có sở thích nghe tương tự như của họ.
Trình xử lý ngôn ngữ tự nhiên lấy dữ liệu bên ngoài văn bản tìm thấy trên
mạng có liên quan đến bài hát cụ thể. Spotify thu thập dữ liệu trên web để tìm các
bài báo và bài đăng trên blog nói về các bài hát. Nó phân tích cảm xúc của văn bản
mô tả từng bài hát thường được mô tả là “lạc quan”, hay “vui nhộn”, hay “u sầu”,
hay “nặng nề” và sử dụng dữ liệu này để xác định mức độ dễ tiếp nhận của một
người dùng.
Spotify sử dụng học sâu và mạng nơ-ron nhân tạo để kết hợp tất cả các
thông tin này lại với nhau và đưa ra các khuyến nghị mà nó biết với mức độ xác
suất cao người dùng sẽ thích nghe.
Sẽ như thế nào nếu bạn cho một người bạn mượn thông tin đăng nhập của
bạn? Spotify nhận thức rõ rằng một tỷ lệ thành viên làm điều này. Vì vậy, thuật
toán AI của nó đủ thông minh để bỏ qua những thay đổi mạnh mẽ nhưng ngắn gọn
trong thói quen nghe nhạc.
Spotify không có trung tâm dữ liệu riêng. Vào năm 2018, nó đã hoàn thành
việc di chuyển toàn bộ nền tảng của mình sang Google Cloud. Điều này cho phép
19
mở rộng quy mô nhanh hơn mà không cần phải liên tục nâng cấp cơ sở hạ tầng để
đón nhận những người dùng mới tham gia.
2.4. Cộng tác lọc của Spotify.
Tương tự, nền tảng phát trực tuyến nội dung Netflix cũng áp dụng tính năng
lọc cộng tác để tăng cường mô hình đề xuất của họ, sử dụng xếp hạng phim dựa
trên sao của người xem để tạo đề xuất cho những người dùng tương tự khác. Điều
này liên quan đến việc so sánh xu hướng hành vi của người dùng với xu hướng
hành vi của những người dùng khác nhưng sẽ tạo lên một mạng lưới đề xuất diện
rộng hơn. Mặc dù Spotify không kết hợp hệ thống xếp hạng cho các bài hát, nhưng
họ sử dụng phản hồi ngầm - như số lần người dùng đã phát một bài hát cụ thể, lưu
bài hát vào danh sách của họ hoặc nhấp vào trang của nghệ sĩ khi nghe bài hát - để
cung cấp các khuyến nghị có liên quan cho những người dùng khác đã được coi là
tương tự.

2.5. Trình xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) của Spotify.

NLP phân tích lời nói của con người thông qua văn bản. AI của Spotify quét
siêu dữ liệu của một bản nhạc, cũng như các bài đăng trên blog và các cuộc thảo
luận về các nhạc sĩ cụ thể cũng như các tin bài về các bài hát hoặc nghệ sĩ trên
internet. Nó xem xét những gì mọi người đang nói về các nghệ sĩ hoặc bài hát nhất
định và ngôn ngữ đang được sử dụng, cũng như các nghệ sĩ và bài hát khác đang
được thảo luận cùng với, nếu có, và xác định các thuật ngữ mô tả, cụm danh từ và
các văn bản khác liên quan đến các bài hát hoặc nghệ sĩ đó.

Những từ khóa này sau đó được phân loại thành "vectơ văn hóa" và "thuật
ngữ hàng đầu". Mỗi nghệ sĩ và bài hát được liên kết với hàng nghìn thuật ngữ hàng
đầu có thể thay đổi hàng ngày. Mỗi thuật ngữ được ấn định một trọng số, phản ánh
tầm quan trọng tương đối của nó về số lần một cá nhân sẽ gán thuật ngữ đó cho

20
một bài hát hoặc nhạc sĩ mà họ thích. Spotify không có từ điển cố định cho việc
này, nhưng hệ thống có thể xác định các thuật ngữ âm nhạc mới và khi chúng xuất
hiện - không chỉ bằng tiếng Anh mà còn bằng các ngôn ngữ có nguồn gốc Latinh ở
khắp các nền văn hóa. Tất nhiên, spam và nội dung không liên quan đến âm nhạc
sẽ bị loại bỏ thông qua một quá trình lọc.

2.6. Mô hình âm thanh xây dựng được từ NLP.

Các mô hình âm thanh được sử dụng để phân tích dữ liệu từ các bản âm
thanh thô và phân loại các bài hát cho phù hợp. Điều này giúp nền tảng đánh giá tất
cả các bài hát để tạo đề xuất, bất kể mức độ phù hợp trực tuyến. Ví dụ: nếu có một
bài hát mới do một nghệ sĩ mới phát hành trên nền tảng, các mô hình NLP có thể
không chọn bài hát đó nếu mức độ phủ sóng trực tuyến và trên mạng xã hội thấp.
Tuy nhiên, bằng cách tận dụng dữ liệu bài hát từ các mô hình âm thanh, mô hình
lọc cộng tác sẽ có thể phân tích bản nhạc và giới thiệu bản nhạc đó cho những
người dùng tương tự cùng với các bài hát khác phổ biến hơn.

Spotify cũng đã áp dụng mạng nơ-ron phức hợp, đây là cùng một công nghệ
được sử dụng để nhận dạng khuôn mặt. Trong trường hợp Spotify, các mô hình
này được sử dụng trên dữ liệu âm thanh thay vì trên pixel. Sander Dielman, một
nhà khoa học dữ liệu tại Google, giải thích thêm về công nghệ này trong bài đăng
trên blog của mình.

Theo cách này, Spotify tự miêu tả không chỉ là một nền tảng cho các nhạc sĩ
nổi tiếng hiện có mà còn là một nền tảng tạo cơ hội cho thế hệ nhạc sĩ mới chớm
nở tiếp theo được công nhận.

2.7. Kết quả đạt được của Spotify.

21
Cá nhân hóa là yếu tố chính góp phần mang lại trải nghiệm người dùng cao
cấp của Spotify và điều này được thể hiện rõ qua việc giới thiệu các danh sách phát
như ‘Discover Weekly’ và ‘Release Radar’.

Riêng trong năm 2017, Spotify đã tiếp tục mua lại để cải thiện công nghệ
đằng sau các yếu tố cá nhân hóa của họ. Một thương vụ mua lại đáng kể là công ty
khởi nghiệp của PhápNiland, công ty này tự mô tả là “một công ty công nghệ âm
nhạc cung cấp các công cụ tìm kiếm và khám phá âm nhạc dựa trên các thuật toán
học sâu và nghe máy”.

Điều này là công cụ cho Spotify vì nó dẫn đến cải tiến dịch vụ cho người
nghe nhạc, tận dụng API của Niland và các thuật toán học máy để tạo ra các tìm
kiếm và đề xuất âm nhạc tốt hơn, đồng thời cho phép người dùng khám phá nhạc
họ thích dễ dàng hơn.

Spotify cũng đã mua lại công ty blockchain Mediachain Labs. Việc mua lại
này giúp những người phù hợp được trả tiền cho mọi bản nhạc được phát trên
Spotify - một nhiệm vụ sẽ chỉ phức tạp hơn khi cơ sở người dùng mở rộng theo cấp
số nhân.

Công nghệ chuỗi khối là một trong những chủ đề phổ biến nhất trong ngành
kinh doanh âm nhạc, vì đây là một trong những cách sáng tạo hơn để đảm bảo rằng
các giao dịch được xử lý hiệu quả hơn. Quá trình chuyển đổi của ngành công
nghiệp âm nhạc từ việc bán đĩa CD sang tải xuống MP3 và hiện đang phát trực
tuyến, đã gây khó khăn cho việc theo dõi hàng nghìn tỷ điểm dữ liệu được yêu cầu
để thực hiện các khoản thanh toán tiền bản quyền chính xác. Trong trường hợp
này, Mediachain được xem như một vị cứu tinh tiềm năng cho ngành, không chỉ

22
giúp quy trình trở nên minh bạch hơn mà còn làm cho quy trình hoạt động hiệu quả
hơn.

Công nghệ máy học, được thúc đẩy bởi cả dữ liệu người dùng và dữ liệu bên
ngoài, đã trở thành cốt lõi trong dịch vụ của Spotify, giúp các nghệ sĩ hiểu rõ hơn
về khán giả và khả năng tiếp cận cũng như được khám phá của họ, đồng thời giúp
Spotify luôn dẫn đầu về không gian phát trực tuyến âm nhạc thông qua sự hiểu biết
sâu sắc về cơ sở khách hàng của họ và các đề xuất dự đoán để thu hút người dùng
quay lại.Thành công của nó trong việc dự đoán âm nhạc mới mà người dùng sẽ yêu
thích đã được trích dẫn là yếu tố thúc đẩy thành công của nó, với số lượng người
đăng ký ở mức 8 triệu người và giá cổ phiếu tăng 25% trong vòng ba tháng sau khi
niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán New York vào tháng 4 năm 2018.

23
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG, TIỀM NĂNG VÀ XU
THẾ CỦA ỨNG DỤNG SPOTIFY
3.1. Thị trường và xu thế phát triển của Spotify.
3.1.1. Thị trường Spotify.
Thị trường Spotify ngày càng phát triển mạnh mẽ. Khởi điểm bắt đầu hoạt
động từ năm 2008, đến tháng tháng 12 năm 2012, dịch vụ Spotify đã đạt 20 triệu
người dùng, trong đó có 5 triệu người dùng trả phí và tiếp tục mở rộng khi có hơn
60 triệu người dùng, trong đó có 15 triệu người trả phí vào tháng 1 năm 2015.
Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường MIDIA Research, thị trường
của các nền tảng stream nhạc số đang được phát triển, mở rộng mạnh mẽ trong thời
gian qua. Bởi vậy, thị phần Spotify bị ảnh hưởng nhẹ do các dịch vụ cạnh tranh
đang dần phát triển. Năm 2019, thị phần của hãng giảm nhẹ từ 34%, năm 2020 còn
22% và đến năm 2021 còn 31%.

Bảng thị phần các nền tảng stream nhạc phổ biến tính đến tháng 11 năm 2021
(Nguồn: MIDIA Research)
24
Tuy nhiên, trong các nền tảng stream nhạc phổ biến trong thời điểm hiện tại,
Spotify đã tiếp tục vượt qua các ứng dụng và trở thành cái tên dẫn đầu với thị phần
đạt mức 31% trong quý 2 năm 2021. Tiếp theo là Apple Music nhưng chỉ bằng một
nửa thị phần của Spotify. Amazon Music xếp ở vị trí thứ ba với 13% thị phần, xấp
xỉ theo đó là Tencent Music. Youtube Music chiếm 8% thị phần. 20% còn lại là
NetEase, Deezer, Yandex và nhiều nền tảng khác. Từ thống kê này có thể thấy
Spotify đang là dịch vụ âm nhạc được đánh giá cao nhất giữa những người tiêu
dùng.
Tính đến hết năm 2021, Spotify có 365 triệu người dùng hoạt động hàng
tháng, tăng 24% so với năm trước, và có 158 triệu người đăng kí trả phí, tăng
khoảng 21% .

Sự tăng trưởng Spotify từ năm 2017 đến 2021


(Nguồn: The Verge)
Hãng cho biết, các con số trên đều nằm "trong phạm vi tăng trưởng dự báo
của công ty, song có thấp hơn kỳ vọng nội bộ một chút". Ban quản trị Spotify trước

25
đó đã dự báo tổng MAUs sẽ tăng lên khoảng 354 - 364 triệu, và số người dùng trả
phí đạt 155 - 158 triệu.
Có thể thấy được sự tăng trưởng rõ rệt trong phân khúc người dùng hàng
năm. Theo đó, độ tuổi người dùng cũng rất đa dạng.

Độ tuổi người dùng

17%
23%

10%

26%
23%

18-24 25-34 35-44 45-54 55+

Nguồn: Company data


Có thể thấy, độ tuổi dùng nhiều nhất là từ độ tuổi 25 đến 34 tuổi với 26%,
tiếp theo đó là giới trẻ có độ tuổi từ 18 đến 24 chiếm 24%. Xếp vị trí thứ ba là tuổi
từ 35 đến 44 tuổi với 23%. Còn lại là người 55 tuổi trở nên chiểm 17% và tuổi từ
45 đến 54 chiếm vỏn vẹn 10%.
Theo đó, doanh thu của Spotify cũng tăng trưởng theo từng năm.

26
Doanh thu Spotify từ năm 2016 đến năm 2021
(Nguồn: Statista)
Tổng cộng năm 2016 Spotify thu về cho mình 2,93 tỷ euro, năm 2017 là
4,07 tỷ euro, năm 2018 là 5,24 tỷ euro và năm 2019 là 6,75 tỷ euro. Mức tăng
trưởng đạt mốc 7,85 tỷ euro. Sang năm 2021, mức tăng trưởng vượt bậc, tổng là
9,67 tỷ euro nhờ đầu tư vào công nghệ Podcast. Ông Daniel Ek – giám đốc điều
hành Spotify cho biết công ty đang nỗ lực xây dựng doanh nghiệp podcasting và
dự kiến nền tảng này chiếm hơn 20% tổng doanh thu của công ty. Theo một báo
cáo, Podcast tiếp cận hơn 100 triệu người Mỹ mỗi năm và 75% người dân hiện đã
quen với Podcast, tăng so với 70% một năm trước. Trung bình những người nghe
Podcast dành gần 7 tiếng để nghe Podcast mỗi tuần.

27
3.1.2. Xu thế và tiềm năng phát triển của ứng dụng.
Thay vì tập trung vào triển vọng kinh doanh, blog Music Industry đã khám
phá ra cách mà Spotify và các dịch vụ phát trực tuyến khác, có thể thay đổi cách
thức nghe nhạc, hưởng thụ âm nhạc trong mười năm tới của mọi người.
Đây là ba kịch bản kinh doanh trong tương lai của Spotify. Kịch bản thứ
nhất là Spotify sẽ tiếp tục dẫn đầu toàn cầu nhưng bị giảm thị phần do đối thủ cạnh
tranh gia tăng trong khu vực tại các thị trường mới nổi. Kịch bản thứ hai là động
lực phát triển thị trường của Spotify giảm, giá cổ phiếu sụt giảm và Spotify được
một thực thể khác mua lại. Và cuối cùng, Spotify biến thành một nền tảng giải trí
và sáng tạo đa mặt, phục vụ cho mục đích giải trí như Amazon hiện đang làm cho
bán lẻ nhưng với nhiều công cụ và dịch vụ hơn,
Theo trang Yahoo Finance, ước tính trung doanh thu của Spotify năm 2022
sẽ là 12,88 tỷ euro và năm 2023 sẽ là 14,99 tỷ euro, Số lượng người dùng dịch vụ
cũng sẽ đạt 33,1 triệu người hàng tháng trong năm 2022 và sẽ tăng lên 37,5 triệu
người vào năm 2023.
3.1.3. Chiến lược giúp Spotify tăng trưởng quốc tế.
Đầu tiên, tập trung vào thị trường có tiềm năng lớn, nên điều chỉnh sản phẩm
cho phù hợp với nhu cầu, theo xu hướng của thị trường hiện tại. Xem xét các đối
thủ cạnh tranh đang hoạt động như nào ở một số thị trường nhất định.
Thứ hai, nên điều chỉnh sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu, theo xu hướng
của thị trường hiện tại. Đầu tư nhiều thời gian để tìm hiểu xem người dùng muốn
gì. Daniel Ek cho biết, mỗi khi Spotify ra mắt tính năng mới thì sẽ luôn được chạy
thử nghiệm trong 6 tháng đầu tiên. Bởi vậy, Spotify luôn đảm bảo phục vụ người
dùng một cách tốt nhất.
Thứ ba, chiến lược bản địa hóa. Thông qua danh sách phát được tạo phù hợp
với khu vực người dùng sinh sống, hay những quảng cáo địa phương trên phương

28
tiện công cộng. Tạo những danh sách phát với chủ đề đa dạng giúp người dùng
chọn được những bản nhạc mà mình thích.
Mặt khác, đối với hệ thống thanh toán , Spotify đã đầu tư vào việc phát triển
tính năng thanh toán trực tiếp qua nhà cung cấp dịch vụ viễn thông với người dùng
khắp châu Âu để người đăng ký Premium có thể sử dụng số di động của họ để
thanh toán mà không cần thẻ tín dụng. 
3.2. Thực trạng của Spotify tại thị trường Việt Nam.
Trong t3/2018, người dùng Việt Nam đã vô cùng hào hứng khi biết tin
Spotify chính thức gia nhập vào thị trường âm nhạc trực tuyến.
Sau khi tham gia vào thị trường chia sẻ nhạc trực tuyến của Việt Nam,
Spotify đã mang lại những sắc màu mới cho bức tranh khá ảm đạm của thị trường
này. Vốn được “bao thầu” bởi hai thương hiệu Mp3 Zing và Nhaccuatui hàng đầu
Việt Nam, trang bị tính năng cung cấp cho người dùng khả năng nghe nhạc trực
tuyến miễn phí với chất lượng thường và cho phép tải về với số lượng không nhỏ.
Với lợi thế sân nhà, hai thương hiệu này sẽ trở thành đối thủ mạnh của Spotify.
Vấn đề Việt hoá cũng được Spotify quan tâm nhằm cung cấp cho người
dùng ở Việt Nam những trải nghiệm tốt nhất. Ngay khi vừa ra mắt, dịch vụ stream
nhạc này đã có một số playlist tiêu biểu dành riêng cho thị trường Việt Nam như
Top Hits Vietnam, V-Pop không thể thiếu, Equal Việt Nam … và cũng đang không
ngừng bổ sung vào kho nhạc các ca khúc Việt Nam. Đã có sẵn một lượng người
dùng trước khi vào Việt Nam, tuy nhiên đại diện Spotify từ chối cung cấp thông tin
về lượng người dùng tại Việt Nam cũng như kỳ vọng cho những năm tới. Khẳng
định lại về khác biệt thương hiệu và khả năng cạnh tranh với những nền tảng nội
địa, đại diện Spotify cho rằng thế mạnh của họ nằm ở dữ liệu, công nghệ nhằm tạo
ra trải nghiệm người dùng cá nhân hoá và ưu việt.
Theo nghiên cứu của Spotify, thị trường Việt Nam có hơn 13 triệu người sử
dụng internet là thế hệ Millennial (những người sinh ra trong giai đoạn từ đầu thập
29
niên 1980 đến đầu thập niên 2000). Đây là đối tượng tiềm năng mà Spotify muốn
hướng đến để cung cấp các giải pháp quảng cáo cho các thương hiệu tại Việt Nam.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của gã khổng lồ này đủ hấp dẫn đối với thói quen
của người dùng, liệu có trả phí để nghe nhạc và hơn thế nữa là kích thích phát triển
thị trường âm nhạc trực tuyến hay không?
Theo đại diện của tổ chức The Point Consulting Group, trung bình khách
hàng chấp nhận trả tiền để nghe nhạc online trên thế giới có tỉ lệ khoảng 45% so
với tổng lượng khách hàng. Nhưng tại Việt Nam, con số này chưa tới 10%. Vì vậy,
các công ty kinh doanh nhạc trực tuyến tại Việt Nam đều trông chờ vào nhóm đối
tượng khán giả thuộc lứa 9X trở về sau, bởi thế hệ này có xu hướng nghe nhạc
nhiều hơn. Mặc dù mức độ chi tiêu của người trẻ Việt đã tăng lên rõ rệt cho những
năm qua, theo bảng nghiên cứu thị trường của Nielsen, người dùng trẻ ở độ tuổi
21-34 ở Việt Nam chiếm 34%, trong 76% số đó có mức thu nhập cao, có xu hướng
mua sắm để nâng cấp cuộc sống tốt hơn. Nhưng họ hầu như chỉ chi vào việc du
lịch, thời trang, hàng công nghệ...
Chưa đầy vài giờ sau khi công ty chính thức ra mắt tại Việt Nam tại một sự
kiện ở Thành phố Hồ Chí Minh, đã có nhiều chủ đề trên các diễn đàn công nghệ về
cách hack tài khoản Premium của Spotify và sử dụng hoàn toàn miễn phí, thay vì
phải trả 59.000đ/tháng. Đây thực sự không phải là một tin vui cho đối với thị
trường âm nhạc trực tuyến Việt Nam vì thói quen sử dụng miễn phí đã ăn sâu vào
người dùng.
Zing Mp3 cũng gặp phải trường hợp khi tung ra bản cập nhật mới, chuyển
đổi toàn bộ thông tin tài khoản ID sang thông tin tài khoản Zalo. Trong lần chuyển
đổi này, lỗ hổng có thể xảy ra, cho phép hacker khai thác triệt để và chuyển đổi
thông tin tài khoản Zing Mp3 thường sang Zing Vip để sử dụng trong vòng 10
năm. Nếu tính theo giá VNG cung cấp thì 1 cái là 30.000đ, 1 năm ngân sách sẽ là
270.000đ, mua 2 năm sẽ là 500.000đ. Điều đáng nói, màn “vượt mặt” Zing Mp3
30
lần này được cộng đồng mạng chia sẻ, đón nhận nhiệt tình, hướng dẫn tận tình, đơn
giản vì không muốn mất 30.000 đồng/tháng cho việc trả phí bản quyền, nhân sự và
chưa kể cả hạ tầng mà đơn vị chức năng này phân phối. 
Có nhiều quan điểm cho rằng người dùng Việt Nam đã quen với những ứng
dụng miễn phí và thu nhập còn thấp nên họ ưu tiên chi trả cho các nhu cầu thiết
yếu của cuộc sống hơn là các dịch vụ âm nhạc. Rất khó để dự đoán liệu Spotify có
thể thành công trong tương lai gần hay không, nhưng trên thực tế, đó là thách thức
lớn đối với công ty này tại Việt Nam trong việc tồn tại cũng như trong việc tìm
kiếm doanh thu. Hành vi tiêu dùng của người Việt Nam liên quan đến trả phí để
nghe nhạc trực tuyến rõ ràng là do sự tăng trưởng về quy mô thương mại của dịch
vụ này tại Việt Nam.
Điển hình trong năm năm nay, FPT Telecom đã đóng cửa kho nhạc trực
tuyến nhacso.net trước tình hình kinh doanh thương mại dịch vụ nhạc trực tuyến
gặp khó khăn vất vả. Ngay cả các ông lớn khác như Zing Mp3, nhaccuatui ... cũng
gặp khó trong việc thu phí nghe nhạc trực tuyến của người dùng. 
Vậy, việc ra mắt gói cước 59.000 đồng/tháng có thực sự khiến người dùng
mê mẩn? Xin nói ngay là chưa! Vì các dịch vụ chia sẻ nhạc trực tuyến nổi tiếng
của Việt Nam có gói rẻ hơn gấp hai lần chỉ 30.000 đồng / tháng là không đủ khiến
người dùng phải trả tiền mà cũng tìm cách hack thông tin tài khoản như đã đề cập
ở trên. Và thậm chí Spotify thực sự là một ứng dụng âm nhạc trực tuyến giống như
bất kỳ ứng dụng nào khác.
May mắn thay, Spotify là một nền tảng nghe nhạc có chất lượng tốt, mang
tầm quốc tế với nhiều tính năng độc đáo có thể chinh phục trải nghiệm của người
dùng và hỗ trợ những người làm marketing tiếp thị tốt hơn. Ngoài ra, nó có những
lợi ích mà người dùng coi là đặc biệt quan trọng, chẳng hạn như tạo đề xuất bài hát
dựa trên thói quen của người dùng, kiểm soát và tinh chỉnh việc phát lại nhạc của
thiết bị tới thiết bị di động. Một số khác hỗ trợ kết nối internet cực nhanh ... Các
31
giải pháp quảng cáo mà Spotify cung cấp có nhiều đặc điểm đáng chú ý, mang tính
cạnh tranh cao, những vẫn chưa hẳn là có sự khác biệt quá lớn so với các thương
hiệu nghe nhạc trực tuyến khác tại Việt Nam. Mức giá 59.000 đồng cho bản
Premium tuy cao hơn một số ứng dụng bản địa như Nhaccuatui hay Zing MP3
nhưng người dùng có thể nghe nhạc ngoại tuyến, nghe bất kỳ bản nhạc nào, ở bất
kì thời điểm nào mà không bị giới hạn bỏ qua bài và không có quảng cáo.
Như vậy, những ưu điểm ấy cũng chưa có gì là quá khét tiếng để phải chi trả
thêm gấp đôi số tiền so với những dịch vụ trong nước. Chưa kể, so với Youtube,
người dùng có thể xem hình ảnh và nghe nhạc cùng lúc mà không tốn tiền, vì vậy
đối với công ty này ở Việt Nam là điều vô cùng khó khăn. Và tất nhiên cũng khó
có thể thay đổi thói quen của người dùng tại đây trong tương lai gần.
Tuy vậy, sự gia nhập của Spotify cũng là một dấu hiệu rất đáng mừng cho
thị trường âm nhạc trực tuyến nhằm kích thích sự tăng trưởng cũng như nâng cao ý
thức cho người dùng về lợi ích và trách nhiệm trong việc “Nghe có ý thức” – một
chiến dịch thu phí tải nhạc khởi xướng từ năm 2012 dù đã thất bại.

32
KẾT LUẬN
Với kho nhạc phong phú, chất lượng bài hát cực tốt cùng những tính năng
tiện lợi, không khó để Spotify vươn mình ra, trở thành cái tên dẫn đầu trên thị
trường âm nhạc trực tuyến. Spotify là sự lựa chọn thị trường đại chúng cho những
người quan tâm đến việc khám phá âm nhạc cũ và mới, là toàn diện và đầy đủ nhất
mà chúng ta có thể có được với số tiền hợp lý bỏ ra để trải nghiệm dịch vụ lâu dài.
Trong tương lai, Spotify còn cả chặng đường dài phía trước để phát triển

33
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Spotify và xu hướng phát nhạc trực tuyến sẽ thay đổi thế nào trong 10
năm tới?”, https://www.vsta.org.vn/spotify-va-xu-huong-phat-nhac-truc-tuyen-se-
thay-doi-the-nao-trong-10-nam-toi-20799.html
2. “Spotify – Xu hướng âm nhạc thế hệ mới”, https://phongvu.vn/cong-
nghe/spotify-xu-huong-am-nhac-the-he-moi/
3. “Ứng dụng Spotify là gì mà sốt xình xịch dạo gần đây?”,
https://www.dienmayxanh.com/kinh-nghiem-hay/ung-dung-spotify-co-gi-ma-hot-
den-vay-1074940
4. “Cơ hội phát triển của thị trường nhạc số”,
https://haiquanonline.com.vn/co-hoi-phat-trien-cua-thi-truong-nhac-so-123822-
123822.html
5. “Spotify dẫn đầu thị trường stream nhạc, thị phần gấp đôi Apple Music”,
https://genk.vn/spotify-dan-dau-thi-truong-stream-nhac-thi-phan-gap-doi-apple-
music-20220121143515191.chn
6. “Phân tích cổ phiếu: Spotify”,
https://www.xtb.com/vn/market-analysis/news-and-research/phan-tich-co-phieu-
spotify
7. “Doanh thu từ quảng cáo của Spotfy bùng nổ nhờ Podcast”,
https://www.digimind.vn/doanh-thu-tu-quang-cao-cua-spotify-bung-no-nho-
podcast-3425215
8. “Phân tích xu hướng Spotify”, https://ichi.pro/vi/phan-tich-xu-huong-
spotify-20463542718212

34
9. “Spotify: Kỷ nguyên mới của xu hướng thưởng thức nhạc số online”,
https://vneconomy.vn/spotify-ky-nguyen-moi-cua-xu-huong-thuong-thuc-nhac-so-
online.htm
10. “Spotify đã có 320 triệu người dùng sử dụng mỗi tháng”
https://www.techtimes.vn/spotify-da-co-320-trieu-nguoi-dung-su-dung-moi-thang/
11. “Spotify Statistics 2022”
https://quantummarketer.com/spotify-statistics/#:~:text=quarter%20of
%202018-,Detailed%20Spotify%20Statistics%202022,increase%20to
%20133%20%E2%80%93%20138%20million.
12. https://wetransform.vn/2019/08/16/spotify-ung-dung-tri-tue-nhan-tao-de-
tim-kiem-nhac-moi-ma-ban-se-yeu-thich/?
fbclid=IwAR3rA1mFpQe1PRFfwpT7vFA7dOV-
CAjxdee4z5bn_wA479pLEVajLNqBCJM

35

You might also like