You are on page 1of 60

Tổn thương cơ bản của

tế bào và mô

Ths. Bs. Đỗ Thị Thương Thương


Mục tiêu
• Mô tả và phân tích:
• 5 loại đáp ứng thích nghi
• 4 loại ứ đọng nội bào
• 4 loại lắng đọng ngoại bào
• Mô tả đặc điểm hình thái của hoại tử tế bào và tự
hủy tế bào
• Mô tả và phân tích hình thái mô học của hoại tử
Tổng quan
• Là các biến đổi hình thái của tế bào và mô gây ra bởi các
nguyên nhân bệnh lý và sinh lý
• Phân loại
• Các đáp ứng thích nghi
• Ứ đọng nội bào
• Lắng đọng ngoại bào
• Sự chết tế bào
• Viêm
• U
• Tổn thương do rối loạn tuần hoàn máu
• Tổn thương chung của mọi loại bệnh lý ở các cơ quan và
hệ thống khác nhau
Các đáp ứng thích nghi
(Adaptation)

Các biến đổi hình thái của tế bào và mô nhằm thích ứng với môi
trường xung quanh bị thay đổi
Phì đại
Tăng sản
Teo đét
Chuyển sản
Phì đại (hypertrophy)
• Tăng kích thước tế bào (số lượng
tb không đổi) do tăng tổng hợp tất cả Tế bào bình thường

các thành phần cấu tạo của tế bào


• Phì đại tế bào  phì đại mô  phì
đại cơ quan Phì đại

• Nguyên nhân Tăng kích


• Tăng nhu cầu chức năng thước tế bào

• Tác động của hormone


• Liên quan và thường xảy ra cùng với
tăng sản
Phì đại sinh lý
• Tử cung khi mang thai
• Phì đại cơ vân ở vận động viên
Phì đại bệnh lý
Tế bào cơ tim bình thường

• Phì đại cơ tim trong


các bệnh lý tim Tổn thương có
hồi phục

mạch
Tế bào cơ tim
phì đại
Tổn thương
không hồi phục
Tăng sản (hyperplasia)
Tế bào bình thường
• Là hiện tượng tăng số lượng tế bào
bằng hoạt động phân bào
• Chỉ những tế bào còn khả năng phân Phì đại
bào mới có thể tăng sản
• Phân loại Tăng kích
thước tế bào
• Tăng sản sinh lý
• Tăng sản bệnh lý Tăng sản
• Liên quan và thường xảy ra cùng với Tăng
số lượng
phì đại tế bào
Tăng sản sinh lý
Tử cung khi mang thai
Tuyến vú khi mang thai
Gan bị cắt bỏ một phần
Tăng sản bệnh lý
• Thường do kích thích quá mức của một hormone đặc hiệu
• Biến mất khi không còn kích thích của hormone
• Phát triển ung thư trong tăng sản bệnh lý
• Ví dụ: Tăng sản nội mạc tử cung
Teo đét (Atrophy)
• Là hiện tượng giảm kích thước và thể tích tế bào do giảm số lượng
các thành phần cấu tạo tế bào (số lượng tế bào không đổi)
• Gia tăng số lượng túi tự thực và không bào tự thực trong bào tương
• Tế bào teo đét  mô và cơ quan teo nhỏ
• Nguyên nhân
• Giảm nhu cầu/hoạt động chức năng
• Mất phân bố thần kinh Tế bào bình thường
Teo đét
• Giảm tưới máu
• Suy dinh dưỡng
• Mất kích thích của hormone đặc hiệu
• Lão hóa
Teo đét sinh lý
• Tử cung nhỏ lại sau khi sinh
• Cơ vân ở người già teo nhỏ
do giảm vận động
• Tuyến sinh dục ở người già
teo lại do giảm kích thích
hormone
Teo đét bệnh lý
• Teo cơ do bệnh bại liệt làm
tổn thương thần kinh vận
động
• Teo cơ do chi bị gãy xương
 bó bột bất động
• Não teo dần do xơ vữa động
mạch làm giảm máu nuôi
• Suy dinh dưỡng
Hiện tượng thoái triển
(involution)

• Thoái triển trong quá trình


phát triển tự nhiên
• Số lượng tế bào giảm bằng
cơ chế tự hủy tế bào
(apoptosis)
• Tuyến ức
• Cơ quan sinh dục ở người già
(kết hợp với teo đét)
Chuyển sản (metaplasia)
• Thay đổi hướng biệt hóa của tế bào và mô
• Chuyển dạng từ một loại mô đã biệt hóa thành một mô biệt hóa
khác nhưng cùng loại (biểu mô/trung mô)
• Là tổn thương có tính khả hồi
Chuyển sản

Tế bào bình thường


Một số tổn thương chuyển sản thường gặp
• Chuyển sản gai biểu mô hô hấp
khí phế quản
• Chuyển sản gai biểu mô cổ trong
cổ tử cung
• Chuyển sản gai biểu mô chuyển tiếp ở
bàng quang
• Chuyển sản biểu mô lát tầng đoạn dưới
thực quản thành biểu mô tiết nhầy
• Chuyển sản ruột biểu mô niêm mạc dạ dày
• Mô sợi chuyển sản thành mô sụn hoặc
xương sau chấn thương
Chuyển sản gai biểu mô cổ trong cổ tử cung

• Lộ tuyến cổ tử cung
• Môi trường acid trong âm đạo
• Biểu mô trụ đơn  biểu mô lát tầng
Nghịch sản
• Không phải đáp ứng thích nghi
• Rối loạn tăng sinh tế bào  thay đổi hình dạng, kích thước tế
bào và cách tổ chức sắp xếp của chúng trong mô
• Liên quan mật thiết với tăng sản
• Chủ yếu xảy ra ở biểu mô đã bị chuyển sản do kích thích kéo
dài
• Được xem là tổn thương tiền ung thư
• Có thể phục hồi ở mức độ nhẹ và vừa
Đặc điểm của biểu mô nghịch sản
• Tế bào
• Kích thước to nhỏ không đều
• Nhân tăng sắc, kích thước to nhỏ không đều
• Tăng tỉ lệ nhân/bào tương
• Tăng tỉ lệ phân bào
• Không có phân bào bất thường
• Rối loạn định hướng của tế bào trong biểu mô
Nghịch sản ở biểu mô lát tầng

1/3 dưới  Nghịch sản nhẹ (CIN I = LSIL)


1/3 giữa  Nghịch sản vừa (CIN II = HSIL)
1/3 trên  Nghịch sản nặng (CIN III = HSIL)
Toàn bộ bề dày biểu mô  carcinoma tại
chỗ (ung thư biểu mô tại chỗ)
 nghịch sản là tổn thương tiền ung thư, ở
mức độ vừa và nhẹ có thể phục hồi nếu tác
nhân kích thích không còn
Tóm tắt Bình thường Teo đét
(giảm kích thước tế bào)

Các đáp ứng thích nghi

Phì đại Tăng sản


(tăng kích thước tế bào) (tăng số lượng tế bào)

Chuyển sản Nghịch sản


(chuyển từ loại tế bào này (rối loạn định hướng
sang loại tế bào khác) tế bào – không phải đáp
ứng thích nghi)
Ứ đọng nội bào
Là hiện tượng ứ đọng bên trong tế bào một sản phẩm chuyển hóa bình
thường hoặc bất thường  rối loạn hoạt động tế bào  chết tế bào
Ứ đọng nước
Ứ đọng lipid
Ứ đọng glucid
Ứ đọng protein
Ứ đọng sắc tố
Ứ đọng nước
• Ứ đọng nước bên trong tế bào
• Thường gặp ở tế bào ống thận, gan, tim
• Nguyên nhân: thiếu máu, thiếu oxy, ngộ độc (chloroform,
tetracloride, carbon...), nhiễm trùng... Làm giảm sản xuất ATP
 rối loạn hoạt động của bơm Na+/K+ - ATPasa ở màng tế bào
 ứ đọng natri nội bào  kéo nước vào trong tế bào  trương
giãn bào quan và tế bào
Hình thái tổn thương của ứ đọng nước nội bào
• Đại thể:
• Tạng ứ nước, trương to, tăng
trọng lượng, vỏ bọc căng, màu
sắc nhạt
• Vi thể: tùy mức độ
• Trương đục tế bào (cloudy
swelling): ứ nước mức độ trung
bình, tế bào trương to  khả
hồi
• Thoái hóa nước (hydropic
degeneration): ứ nước nặng, tế
bào trương to, tế bào có thể
vỡ, chết
Ứ đọng lipid
Ứ đọng triglycerid (ứ đọng mỡ)
• Thường gặp ở gan, ít gặp hơn ở tim,
thận, cơ
• Nguyên nhân đa dạng và tùy cơ quan
• Gan: ngộ độc rượu, suy dinh dưỡng
• Tim: thiếu oxy mạn tính, độc tố của vi khuẩn
Hình thái tổn thương
• Đại thể: tạng ứ đọng mỡ to ra, màu
vàng
• Vi thể: tùy mức độ
• Nhiều không bào nhỏ không màu
• Một không bào lớn, đẩy lệch nhân ra ngoại
vi
• Ứ đọng quá nặng  hoại tử tế bào
Ứ đọng lipid
Ứ đọng cholesterol và
cholesterol ester hóa
• Thường găp trong các bệnh lý
chuyển hóa: xơ vữa động mạch,
bệnh tăng cholesterol máu có
tính chất gia đình
Hình thái tổn thương
• Cholesterol và cholesterol ester
hóa bị ứ đọng trong các đại
thực bào dưới dạng các không
bào rất nhỏ  bọt bào (foam
cell)  tập trung ở mô liên kết
của da  u vàng (xanthoma)
Ứ đọng lipid
Ứ đọng lipid phức tạp
• Gặp trong 1 số rối loạn chuyển hóa
bẩm sinh gọi chung là bệnh tích tiêu
thể (lysosomal storage disease)
• Ứ đọng lipid trong tiêu thể do thiếu
hụt enzyme thủy phân
• Bệnh Gaucher
• Bệnh Niemann-Pick
Ứ đọng glucid
Ứ đọng glycogen
• Gặp trong rối loạn chuyển hóa glucose
• Trong bệnh tiểu đường, glucose ứ đọng trong bào tương tế bào
ống thận dưới dạng glycogen tạo thành các không bào nhỏ khó
thấy  thấy rõ trên nhuộm đặc biệt (PAS, Carmin de Best)
• Trong bệnh tích glycogen (bệnh Von Gierke, bệnh McArdle,
bệnh Pompe,...): thiếu hụt 1 enzyme liên quan đến tổng hợp và
giáng hóa glycogen  ứ đọng trong tế bào gan, thận, cơ tim 
tăng kích thước tế bào, rối loạn hoạt động cơ quan
Ứ đọng glucid
Ứ đọng mucopolysaccharide
• Bệnh tích mucopolysaccharide (mucopolysaccharidoses):
• Thiếu enzyme cần cho sự giáng hóa các mucopolysaccharide
(heparan sulfate, keratan sulfate, chondroitin sulfate, dermatan
sulfate)
• Ứ đọng trong tiêu thể của các đại thực bào, tế bào cơ trơn, tế
bào nội mô, nguyên bào sợi trong khắp cơ thể
Ứ đọng protein
• Các thể vùi hình tròn đồng nhất vô định hình, trong như kính,
bắt màu acid  thể vùi hyalin
• Cơ chế
• Nhập bào quá mức: bệnh cầu thận gây thoát protein vào dịch lọc cầu
thận  tế bào ống thận tăng tái hấp thu
• Xuất bào quá chậm: bệnh đa u tủy, các thể vùi hyalin (thể Russel)
trong bào tương của tương bào (lưới nội bào chứa đầy globulin miễn
dịch)
• Tổn thương bộ xương tế bào: ngộ độc rượu, tế bào chứa thể vùi hyalin
(thể Mallory) do các siêu sợi trong gian cytokeratin kết tụ với ubiquitin
tạo thành
Ứ đọng sắc tố
Ngoại sinh:
• Ứ đọng bụi than trong đại
thực bào phế nang
• Ứ đọng mực xăm trong đại
thực bào của lớp bì
• Không kích thích phản ứng
viêm
Ứ đọng sắc tố
Nội sinh: sắc tố do chính tế bào tổng hợp
• Lipofuscin:
• Các thể cặn bã của không bào tự thực
• Trong tế bào gan tim của người già hoặc người đói ăn lâu ngày
• Melanin:
• Sắc tố bình thường được sản xuất bởi các tế bào sắc tố ở lớp đáy biểu bì
• Ứ đọng trong bào tương của các tế bào sắc tố trong các bướu lành hoặc ác xuất phát
từ tế bào sắc tố
• Hemosiderin:
• Sắc tố chứa sắt, tạo thành do sự giáng hóa phân tử hemoglobin
• Bình thường thấy trong bào tương đại thực bào ở lách
• Ứ đọng trong đại thực bào phế nang của người suy tim
• Ứ đọng trong tế bào nhu mô gan, thận, tim ở người bị bệnh ứ sắt (hemosiderosis)
• Bilirubin:
• Tạo thành từ sự giáng hóa hemoglobin
• Ứ đọng trong tế bào gan trong các bệnh lý gây tắc mật
Ứ đọng sắc tố
• Các sắc tố trên đều bắt màu nâu khi nhuộm thông thường 
nhuộm đặc biệt để phân biệt
• Hemosiderin: Perls  xanh dương
• Bilirubin: Fouchet  xanh lá cây
• Melanin và lipofuscin: Fontana  đen
• Lipofuscin: PAS  đỏ
Ứ đọng hemosiderin trong tế bào gan
A. Nhuộm HE B. Nhuộm xanh Prussian
Lắng đọng ngoại bào
Đặc trưng bởi sự hiện diện quá mức một chất hữu cơ hoặc vô cơ trong khoảng
gian bào
Lắng đọng cholesterol
Lắng đọng protein
Lắng đọng calci
Lắng đọng urat
Lắng đọng cholesterol
• Khi một lượng lớn cholesterol
được giải phóng ra ngoại bào
(vd từ màng tế bào hồng cầu
bị vỡ trong khối máu tụ)
• Cholesterol có thể kết tinh
thành các tinh thể hình kim và
bị thực bào bởi đại thực bào
Lắng đọng protein
Lắng đọng chất dạng fibrin (fibrinoid subtance)
• Chất dạng sợi, ưa acid
• Gặp trong thành tiểu động mạch của người cao huyết áp ác
tính, trong mô liên kết của người mắc bệnh tạo keo
• Luôn có phản ứng viêm đi kèm
• Cấu tạo chất dạng fibrin tương tự chất hyalin nhưng giàu fibrin
hơn
Lắng đọng protein
Lắng đọng chất dạng tinh bột (amyloid subtances)
• Có dạng cuộn bông gòn, ưa acid
• Gặp trong thành tiểu động mạch, dọc theo các mao mạch dạng
xoang ở người bệnh viêm nhiễm mạn tính, u tủy (myelome)
• Thành phần: chủ yếu là globulin miễn dịch
• Lắng đọng ngoại bào chất dạng tinh bột trong ung thư tuyến giáp
dạng tủy có thành phần là calcitonin do tế bào ung thư tiết ra
• Có hình ảnh giống hyalin khi nhuộm thông thường
• Nhuộm đỏ Congo  cam  quan sát trên KHV phân cực  vàng
xanh
Lắng đọng calci
Calci hóa nghịch dưỡng
• Calci lắng đọng trong mô chết (ổ hoại tử
bã đậu, ổ máu tụ, mảng xơ vữa động
mạch, ung thư tuyến giáp dạng nhú,...)
• Vi thể
• Các đám vô định hình, dạng hạt, bắt màu
kiềm
• Cấu trúc như thể cát (psammoma bodies)
Calci hóa di căn
• Calci lắng đọng trong mô sống (chủ yếu
ở thành mạch máu, nhu mô thận, gan,
niêm mạc dạ dày)
• Nguyên nhân: tăng calci máu (cường
tuyến cận giáp, u xương có hủy xương...)
• Vi thể: tương tự calci hóa nghịch dưỡng
Lắng đọng urat
• Găp trong bệnh Gút (Goute)
• Rối loạn chuyển hóa purin  tăng
cao acid uric trong máu (>7mg%) 
lắng đọng trong mô  kích thích
mạnh phản ứng viêm  viêm mạn
tính
• Gặp ở nhiều cơ quan khác nhau
như khớp, thận
• Nốt tophi
• Lắng đọng urat trong mô quanh khớp
• Vi thể:
• Đám tinh thể urat dạng sợi (có hình kim
dưới KHV điện tử)
• Bao xung quanh bởi các tế bào viêm: đại
thực bào, lympho bào, đại bào ăn dị vật
Sự chết tế bào (cell death)
Khi bị các tổn thương không thể hồi phục do các yếu tố từ môi trường hoặc
do bản thân tế bào không còn cần thiết với tế bào và cơ thể
Hoại tử tế bào (necrosis)
Tự hủy tế bào (apoptosis)
Hoại tử tế bào
• Là các biến đổi hình thái xảy ra
khi tế bào chết do các nguyên
nhân bệnh lý
• Biến đổi siêu cấu trúc xảy ra chỉ
ít phút sau khi tế bào chết
• Biến đổi vi thể quan sát được
sau vài giờ
• Tế bào thường chết với số
lượng lớn, ảnh hưởng tới chức
năng của mô
• Kích thích phản ứng viêm
Các biến đổi của hoại tử tế bào
Đặc điểm hình thái
• Biến đổi nhân
• Nhân đông
• Nhân vỡ
• Nhân tan
• Biến đổi bào tương
• Giảm ái kiềm, tăng ái toan
• Xóa mờ các cấu trúc trong bào
tương
• Biến đổi màng tế bào
• Mất tính thấm chọn lọc
Nguyên nhân gây hoại tử tế bào
• Thiếu oxy
• Tác nhân vật lý
• Tác nhân hóa học
• Nhiễm trùng
• Đáp ứng miễn dịch bất thường
Tự tiêu và dị tiêu
• Các tế bào hoại tử được loại bỏ theo 2 cơ chế
• Tự tiêu (autolysis): tế bào bị phân rã và loại bỏ bởi enzyme của
chính mình
• Dị tiêu (heterolysis): tế bào bị loại bỏ bởi enzyme tiêu thể của tế
bào khác
Tự hủy tế bào (apoptosis)
• Tế bào chết do khởi động chương trình tự hủy, các enzyme
trong tế bào phân cắt tế bào thành các mảnh nhỏ (thể tự hủy)
• Tế bào chết riêng lẻ, số lượng ít, không ảnh hưởng đến chức
năng của mô
• Không kích thích phản ứng viêm
Đặc điểm hình thái của tự hủy tế bào
• Giảm thể tích, thu nhỏ kích thước
• Nhân tăng sắc, bắt màu kiềm đậm,
chất nhiễm sắc cô đặc
• Các bào quan trong tế bào nén chặt
 bào tương đậm đặc
• Tế bào bị cắt thành các thể tự hủy
chứa bào tương, bào quan, các
mảnh nhân  bị đại thực bào tiêu
hủy
• Dưới KHV điện tử:
• Chất nhiễm sắc cô đặc thành nhiều
khối bám dưới màng nhân
• Màng tế bào có các bóng nhỏ trên bề
mặt, nhưng cấu trúc còn nguyên vẹn
Nguyên nhân của tự hủy tế bào
• Sinh lý
• Tạo hình mô – cơ quan trong giai đoạn phôi thai
• Đảm bảo ổn định về cấu trúc và chức năng của mô: tuyến vú
• Loại bỏ tế bào không cần thiết: tuyến ức
• Bệnh lý: loại bỏ tế bào mang đột biến gen có tiềm năng ung thư
• Tia xạ
• Gốc oxi hóa tự do
• Hóa chất
• Nhiễm virus
Cơ chế của tự hủy tế bào
Phân biệt hoại tử tế bào và tự hủy tế bào
Các hình thái mô học của hoại tử
Mô hoại tử là mô có quá nhiều tế bào hoại tử cùng lúc
• Hoại tử đông
• Hoại tử hóa lỏng
• Hoại tử mỡ
• Hoại tử bã đậu
• Hoại tử hoại thư
Hoại tử đông
• Thường gặp nhất
• Đặc trưng do thiếu oxy
• Hình thái:
• Mô chắc, màu trắng đục
• Đám tế bào đồng nhất, bắt màu acid
• Cấu trúc mô còn bảo tồn
• Cơ chế: toan hóa nội bào
Hoại tử hóa lỏng
• Mô mềm nhũn, nhợt nhạt
• Thường hóa lỏng ở giữa
• Vi thể: Đám chất vô định hình
chứa đầy mảnh vụn tế bào
• Cơ chế: hoạt động của
enzyme tiêu thể
• Gặp trong tổn thương mô não
do thiếu oxy, các ổ viêm do vi
khuẩn sinh mủ
Hoại tử mỡ
• Thường găp trong viêm tụy
cấp, tạo ra các vết màu trắng
ngà, chắc
• Thường có lắng đọng calci và
thấm nhập tế bào viêm
Hoại tử bã đậu
• Dạng đặc biệt, gặp trong viêm
lao
• Mô hoại tử là chất bở màu
trắng dạng bã đậu
• Vi thể: Cấu trúc mô bị phá
hủy hoàn toàn, được thay thể
bởi chất vô định hình dạng
hạt, cấu tạo bởi các mảnh vỡ
của tế bào hoại tử
Hoại tử hoại thư
• Thường dùng trong lâm sàng để
mô tả đại thể của tổn thương
chi do tắc động mạch
• Hoại thư khô:
• Phần chi có màu tím và khô
• Vi thể: hoại tử đông
• Hoại thư ướt:
• Giai đoạn tiếp theo hoại thư khô.
• Do tác động của vi khuẩn và bạch
cầu, vùng hoại thư khii trở nên
nhầy, ướt, hôi
• Vi thể: hoại tử hóa lỏng
Câu hỏi?

You might also like