You are on page 1of 8

Hồn Trương Ba da hàng thịt

A. TÌM HIỂU CHUNG


I. Tác giả
- Là một cây bút tài hoa đã để lại dấu ấn trong nhiều thể loại: thơ, truyện, đặc biệt là
kịch.
- Ở nhiều thể loại kịch, LQV được đánh giá là một trong những nhà viết kịch tài
năng nhất của văn học NT Việt Nam hiện đại, được coi là một hiện tượng đặc biệt
của nghệ thuật sân khấu nước nhà những năm 80 của thế kỉ XX
- Kịch LQV dữ dội, sắc sảo, mang ý nghĩa triết lý và tư tưởng nhân văn sâu sắc.
“ Đó là khát vọng mong muốn bày tỏ, muốn được thể hiện tâm hồn mình vào thế
giới xung quanh, muốn được tham dự vào dòng chảy mãnh liệt của đời sống, được
trao gửi và dâng hiến”
(lời tự bạch về động lực viết kịch của LQV)

II. Vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”


1. Xuất xứ
- Là 1 trong những vở kịch đặc sắc nhất của LQV
- Tác phẩm được viết năm 1981, công diễn năm 1984
- Vở kịch được sáng tác dựa trên một tích truyện dân gian. Những chinhs là ở chỗ
truyện dân gian kết thúc lại là chỗ vở kịch của LQV bắt đầu
➔ Từ một cốt truyện dân gian, LQV đã xây dựng thành công một vở kịch hiện
đại, đặt ra những vấn đề mới mẻ có ý nghĩa tư tưởng, triết lý và nhân văn
sâu sắc.
2. Tóm tắt
3. Đoạn trích
a) Vị trí đoạn trích: Cảnh 7 và đoạn kết của vở kịch
b) Bố cục:
- 3 màn thoại:
+ Hồn TB - Xác hàng thịt
+ Hồn TB - Người thân
+ Hồn TB - Đế Thích
c) Xung đột cơ bản của đoạn trích
- Khát vọng được sống là mình >< Hoàn cảnh trớ trêu, bó buộc khiến con
người trở
nên khác lạ với bản thân
➔ Xung đột giữa hồn và xác
+ Hồn: Biểu tượng cho tâm hồn, lí trí, cho những giá trị cao thượng nhân văn
+ Xác: Biểu tượng cho phần bản năng, dục vọng

B. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN


I. Màn đối thoại của hồn TB và xác hàng thịt
1. Hoàn cảnh của cuộc đối thoại
- Sau mấy tháng sống bên trong 1 đằng, bên ngoài 1 nẻo, HTB liên tiếp gặp rắc rối:
hàng xóm than phiền, lí trưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng, con trai lớn hư
hỏng, cháu gái không nhận ông…
- Những thay đổi ấy khiến HTB trở nên xa lạ với những người thân, thậm chí xa lạ
với chính mình, điều này khiến TB vô cùng đau khổ
- Trước màn đối thoại với xác hàng thịt, HTB đa có màn độc thoại nội tâm vô cùng
quan trọng.
+ Cử chỉ, điệu bộ: những chỉ dẫn sân khấu về cử chỉ của TB cho thấy ông
đang ở trong trạng thái nghĩ ngợi căng thẳng, có cái gì bức bối đòi hỏi phải
giải quyết. “ngồi ôm đầu 1 hồi lâu rồi đứng vụt dậy” Sự quả quyết trong
hành động của hồn cho thấy nhân vật không thể chịu đựng sự giày vò hơn
nữa để rồi bật ra thành những dòng đối thoại.
+ Lời độc thoại: 4 từ phủ định liên tiếp kết hợp với việc lấy lại 2 lần cụm từ
“chán lắm rồi” càng tô đậm nỗi chán ngán cho tình cảnh trớ trêu của mình
khi phải trú ngụ vào chỗ ở của người khác.
+ Từ chỗ chán ngán đến cực điểm, HTB cháy bỏng khát khao được tách ra
khỏi thân xác “kềnh càng, thô lỗ” của xác HT “dù chỉ một lát”
➔ Với hàng loạt các câu cảm thán ngắn, lời văn dồn dập hối thúc,
giọng diệu dứt khoát , khẩn thiết, HTB đã bộc lộ nỗi đau khổ của
bản thân về nghịch cảnh trớ trêu của mình.
2. Diễn biến cuộc đối thoại:
- Với 26 lượt thoại chia đều cho cả hai nhân vật, cuộc đối thoại giữa HTB với xác
HT được xem là đỉnh cao tư tưởng triết lí của vở kịch
- Trước sự đau khổ, bế tắc của HTB, XHT chủ động khiêu chiến nhằm dập tắt hoàn
toàn khát khao của hồn và quy phục hồn sống hòa bình với chính mình
+ Trong khi HTB ước ao đến khẩn thiết đc tách khỏi thân xác thì XHT khẳng
định môt câu chắc nịch: “Vô ích … ông không tách ra khỏi tôi được đâu”
+ Sở dĩ xác phải dập tât phũ phàng mong mỏi của hồn, bởi theo hắn: “ Hai ta
đã hòa với nhau làm một rồi”, và “chẳng có cách nào chối bỏ tôi được đâu”
vì “tôi là cái hoàn cảnh mà ông buộc phải quy phục”, “là cái bình để chữa
đựng linh hồn”. Cho nên “ông phải tồn tại nhờ tôi, chiều theo những đòi hỏi
của tôi”
- Trong những ràng buộc đầy gian xảo của xác, HTB kịch liệt phản đối: “Mày
không có tiếng nói mà chỉ là xác thịt âm u đui mù…” chỉ là cái vỏ bên ngoài
không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc hay nhượng bộ một
chút, hoặc nếu có chỉ là “những thứ thấp kém mà bất cứ con thú nào cũng có
được”
- Trong lời nói của mình, hồn muốn phủ định xác, tỏ ra khinh miệt xác, những hồn
càng tỏ ra khinh miệt xác bao nhiêu thì lí lẽ của xác càng sắc sảo bấy nhiêu, xác đã
chĩa mũi dùi vào chính những bi kịch, nhức nhối của hồn “Ông đã biết tiếng nói
của tôi rồi, đã luôn bị tiếng nói ấy sai khiến”
+ Để chứng minh cho sự sai khiến đó, xác đã nhắc lại những sự thật không
thể phủ nhận về việc linh hồn đã bị vấy bẩn bởi những dục vọng của thân
xác: “Khi ông đứng cạnh bên vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ
nghẹn lại”, “suýt nữa thì”, “những món khoái khẩu khiến hồn lâng lâng”
“hôm ông tát thằng con trai tóe máu mồm, máu mũi”
+ Hồn càng muốn cứu vãn tình thế, ngộ nhân về bản thân “Ta vẫn có một đời
sống riêng nguyên vẹn, trong sạc, thẳng thắn” thì xác càng lấn tới, công
kích bằng sự mỉa mai đầy gian xảo “khi ông phải tồn tại như tôi, chiều theo
những đòi hỏi của tôi mà còn nhận là nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn”
+ Trước sự bướng bỉnh của HTB, XHT thay đổi chiến thuật: thuyết phục hồn
thỏa hiệp để chung sống bằng “trò chơi tâm hồn”, luật chơi là: hồn cứ việc
nghĩ mình cao khiết, thánh thiện, làm xong điều xấu gì, hồn cứ việc đổ tội
cho xác để được thanh thản, đổi lại hồn sẽ làm đủ mọi việc để thỏa mãn
những thèm khát của xác.
➔ Đây có thể coi là đỉnh cao của sự gian xảo, tinh quái ở xác, 1 sự thỏa
hiệp hai bên cùng có lợi nhưng nếu chấp nhận luật chơi, HTB sẽ
hoàn toàn bị sai khiến bởi xác, tự lừa dối mình và lừa dối mọi người.
- HTB từ chỗ tự hào về bản thân, tỏ ra khinh miệt xác những trước những lí lẽ và
dẫn chứng rành rành của xác, hồn đã lúng túng, đuối lí dần. Bi kịch của hồn đã thể
hiện rõ qua việc nhận thức được những lí lẽ ti tiện của xác nên không thể chấp
nhận lời đề nghị, nhưng cũng không tìm được giải pháp. Lời than “Trời!” đầy
tuyệt vọng và bất lực đã cho thấy sự vô vọng của hồn trong việc đi tìm sự giải
thoát.
3. Ý nghĩa của cuộc đối thoại
- Cuộc đối thoại đã khẳng định mối quan hệ khăng khít giữa hồn và xác: linh hồn là
cao quý nhưng thể xác cũng vô cùng quan trọng. Hồn và xác phải tồn tại hòa hợp.
- Tác giả cảnh báo
+ Khi con người sống trong môi trường dung tục ắt sẽ bị cái dung tục chi
phối , không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thể xác phàm tục tội
lỗi.
+ Khi con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng thì đừng đổ lỗi cho
thân xác, con người không thể tự an ủi mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm
hồn mà phải luôn luôn đấu tranh để làm chủ bản thân và hoàn thiện nhân
cách
- Qua cuộc đấu tranh giữa HTB và XHT, LQV còn muốn gửi gắm những khát vọng
nhân văn, cao đẹp:
+ Khát vọng sống chân thật
+ Khát vọng sống thanh cao
- Bên cạnh đó, nhà viết kịch cũng thẳng thắn phê phán 1 lẽ tiêu cực trong XH.
+ Chay theo những ham muốn tầm thường về vật chất
+ Quan niệm chủ quan, ảo tưởng về đời sống tinh thần
+ Lối sống giả tạo có nguy cơ tha hóa con người
➔ Cuộc đấu tranh giữa linh hồn và thể xác, thực chất là cuộc đấu tranh trong mỗi
người để làm chủ bản thân và hoàn thiện nhân cách

II. Màn đối thoại của hồn TB và người thân


1. Hoàn cảnh của cuộc đối thoại
- Thất bại trong cuộc đối thoại với XHT, HTB đã buồn phiền đau khổ, càng trở nên
đau khổ hơn bởi không được sống là chính mình, trở nên xa lạ với những người
xung quanh
- Vốn là người hết lòng yêu thương vợ con, coi niềm hạnh phúc của những người
thân lẽ sống của mình, hồn vẫn còn một nơi nương náu. tìm về với những người
thân để được an ủi. Ở màn kịch tiếp theo, LQV đã để cho nhân vật có sự gặp gỡ và
đối thoại với những người thân trong gia đình - những người thẳng thắn nhất
nhưng cũng bao dung gần gũi, yêu thương TB nhất.
2. Diễn biến cuộc đối thoại
a) Cuộc đối thoại với vợ
- Trong số những người thân, vợ là người gắn bó, hiểu TB nhất
- Ở cuộc đối thoại với người vợ, sự thật phũ phàng nhưng không thể né tránh về sự
thay đổi của hồn đã được phơi bày, người vợ đã đau đớn chỉ ra:
+ Trước đây, “ông vốn là người hết lòng yêu thương vợ con”
+ Còn nay, “ông đâu còn là ông, đâu còn là ông TB làm vườn ngày xưa”,
“ông còn biết đến ai nữa”
➔ Trong mắt vợ, TB bây giờ quá khác với ông TB ngày xưa. Phép đối sánh giữa xưa
và nay, giữa con người vốn có và con người đã thay đổi của HTB khiến người vợ
hết sức đau lòng. Những câu nói nghẹn ngào ấy, những giọt nước mắt xót xa, tủi
hờn của người vợ đã diễn tả đầy đủ nhất sự bế tắc, bất lực của bà. Khủng khiếp
hơn, chính sự thay đổi của HTB khiến gia đình ông đang có nguy cơ tan vỡ: con
trai cả đã quyết định dứt khoát bán khu vườn để có tiền mở thêm vốn liếng cửa
hàng thịt, người vợ gắn bó bao năm giữ dây muốn đi biệt “có lẽ tôi phải đi … còn
hơn thế này”
- Ở cuộc đối thoại với vợ, lời thoại của HTB chủ yếu là câu hỏi, câu cảm thán rất
ngắn:
+ Trong 7 lời thoại của nhân vật thì có tới 5 câu hỏi thể hiện sự ngỡ ngàng,
không biết hoặc không tin nổi vào những điều đang diễn ra xung quanh,
điều đó phần nào đã nói lên sự vô tâm, vô tình, thậm chí vô trách nhiệm của
hồn với những gì mình hằng yêu quý
+ Câu nói cuối cùng của người vợ là điều xót xa, tê tái nhất với HTB “Tôi
không còn giúp gì ông được … khu vườn nữa!” Gia đình và khu vườn là 2
điều quan trọng nhất, thiêng liêng nhất với HTB, vậy mà lúc này đang có
nguy cơ mất cả hai cùng lúc. Đặc biệt, khu vườn chính là điều còn lại, là sự
“hiện diện” của TB ở ngôi nhà này, quyết định dứt khoát bán mảnh vườn
nghĩa là người con trai cả đã sẵn sàng gạt bỏ TB ra khỏi cuộc đời.
b) Cuộc đối thoại với cháu gái

III. Màn đối thoại của hồn TB và người thân

IV. Cuộc đối thoại giữa HTB với Đế Thích


1. Hoàn cảnh cuộc đối thoại
- Hồn TB đã thấm thía:
+ Tình cảnh éo le sống dở chết dở trái với lẽ tự nhiên của mình
+ Bi kịch bị phủ nhận, từ chối
- Xung đột kịch đang dần được gỡ nút để đi đến phần kết khi hồn đã thừa nhận sự
thay đổi của mình, thắp hương gọi Đế Thích xin được chết hoàn toàn.
2. Diễn biến của cuộc đối thoại
a) Khát vọng được sống là mình
- Ngay từ lời thoại đầu tiên, hồn TB đã bày tỏ nguyện vọng thiết tha của mình với
Đế Thích: “Tôi không thể … không thể được!”
➔ Dùng tới 2 lần phủ định từ không thể, HTB cho thấy sự kiên quyết , dứt
khoát muốn rời bỏ thân xác anh hàng thịt.
- Trong khi ĐT còn ngỡ ngàng trước lời đề nghị, HTB tiếp tục phủ nhận cảnh sống
vênh lệch, trái tự nhiên của mình: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một
nẻo …”
➔ Một câu nói ngắn nhưng là kết quả của cả một quá trình đấu tranh để chiến
thắng chính mình của hồn HTB, điều không thể này đã được hồn trải
nghiệm trong suốt 3 tháng với bao nhiêu phiền toái, oái oăm, bức bối, đau
khổ. HTB được tồn tại trên cõi đời thực nhưng đã mất mát quá nhiều thứ:
không còn là mình với những điều tốt đẹp minh hằng tôn thờ, gia đình có
nguy cơ tan hoang cả, đặc biệt, dường như ong đã chết hẳn trong lòng
người thân.
- Từ việc giải thích ngắn gọn căn nguyên của lời đề nghị, HTB trực tiếp bày tỏ khát
vọng của mình “Tôi muốn được là tôi, toàn vẹn”
➔ Điều tưởng như rất thường tình hợp với lẽ tự nhiên ấy lại đang là một khát
vọng cháy bỏng của HTB
- Trước nhu cầu vô cùng chính đáng và mong mỏi khẩn thiết của HTB, ĐT đã
khuyên hồn nên chấp nhận hoàn cảnh bởi thế giới vốn không toàn vẹn: “Dưới đất,
trên trời đều như thế cả, ngay cả tôi đây, tôi cũng đâu được sống theo những gì tôi
nghĩ bên trong”, “Mà ngay cả Ngọc Hoàng nữa … danh vị Ngọc Hoàng”
- Những lí lẽ và dẫn chứng ĐT đưa ra, có vẻ như đầy sức thuyết phục. Đến thế giới
thánh thần, quyền năng vô hạn vẫn còn phải khuôn ép mình thì việc HTB không
được sống là mình là điều tất yếu. → ĐT khuyên hồn hãy thỏa hiệp và học cách
chấp nhận
- HTB không chấp nhận lí lẽ và dẫn chứng ĐT và thẳng thắn chỉ ra sai lầm của vị
tiên cờ: “Sống nhờ vào … ông chẳng cần biết”. Đây chính là một cuộc tranh luận
về quan niệm sống. Với ĐT, quan trọng là được sống, còn sống như thế nào thì
không cần biết. Với HTB, sống không chỉ là sự tồn tại sinh học mà phải là sự tồn
tại có ý nghĩa.
b) Cái chết của cu Tị và quyết định của HTB
- Mặc dù HTB đã rất quyết tâm và đầy quyết liệt trong việc xin được chết hoàn toàn
nhưng ĐT vẫn muốn và vẫn cần sự tồn tại của ông trên cõi đời → Diễn biến của
vở kịch dần đi vào bế tắc
- Chính vào lúc xung đột kịch có phần trùng lại thì cái chết của cu Tị đã đẩy bi kịch
đến chỗ mở nút
+ ĐT định tiếp tục sửa sai bằng cách cho HTB nhập vào xác cu Tị
+ Trước cơ hội được sống lại một cuộc đời mới, ít vênh lệch hơn về mặt tinh
thần, HTB có phần lưỡng lự khi được đặt vào phép thử mang tên cu Tị. Đây
là quyết định không dễ dàng vì sự sống là vô cùng quý giá.
+ HTB lại phải trải qua một cuộc đấu tranh nội tâm, ông hình dung ra cuộc
sống tương lai của mình trong cơ thể của một thằng bé lên 10: “Sợ chỉ càng
oái oăm … Vô lí lắm! Không!”
- Quyết định cuối cùng của của HTB đó là: Sự sống thì đáng quý nhưng không thể
sống bằng bất cứ giá nào được. Để được sống là chính mình lúc này, HTB không
có con đường nào khác ngoài cái chết vì chỉ khi chết hoàn toàn, ong mới thực sự
được là chính mình, mới hoàn nguyên được vẻ đẹp cao khiết của tâm hồn mình.
Sự lựa chọn dũng cảm này của HTB, đã làm bừng sáng lên vẻ đẹp trong nhân cách
của nhân vật: nhân hậu, giàu lòng tự trọng, ý thức sâu sắc ý nghĩa đích thực của
cuộc sống con người. Quyết định này là thông điệp mạnh mẽ về sự chiến thắng
của cái thiện, cái đẹp và sự sống đích thực.
3. Ý nghĩa cuộc đối thoại
- Cuộc đối thoại với ĐT chính là cuộc tranh biện giữa 2 quan niệm sống:một bên
tuyệt đối hóa sự sống tự nhiên còn bên kia lại khẳng định sự sống tuy đáng quý
nhưng cách sống mới thật là quan trọng. Cuộc sống chỉ có ý nghĩa thực sự khi con
người được sống toàn vẹn, sống đích thực là mình.
- Phê phán lối sống giả, hời hợt, vô trách nhiệm
- Ca ngợi, cổ vũ lối sống cao thượng, nhân văn: sống toàn vẹn với chính mình, đấu
tranh khắc phục hạn chế của bản thân, vươn tới lý tưởng cao đẹp, đem đến hạnh
phúc cho người khác.
V. Đoạn kết

C. TỔNG KẾT
1. Nội dung
Qua đoạn trích vở kịch “Hồn TB da hàng thịt”, LQV muốn gửi tới người đọc thông điệp:
- Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn
những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn.
- Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên, hài hòa giữa thể
xác và tâm hồn
- Con người phải luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân,
chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần
cao quý
2. Nghệ thuật
Đặc sắc trên nhiều phương diện:
- Sáng tạo cốt truyện dân gian
- Kết hợp yếu tố hoang đường, hư cấu với hiện thực đặc sắc
- Tạo tình huống độc đáo và dẫn dắt xung đột kịch tự nhiên, hợp lý
- Nghệ thuật dựng cảnh, dựng đối thoại, độc thoại đặc sắc
- Ngôn ngữ kịch vừa đời thường, vừa giàu chất triết lý, ngôn ngữ đối thoại độc thoại
sinh động sắc sảo

You might also like