You are on page 1of 33

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TPHCM


VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ THỰC PHẨM
----------

TIỂU LUẬN
MÔN : BAO GÓI THỰC PHẨM
Đề Tài: TÌM HIỂU VỀ VẬT LIỆU BAO BÌ SẮT TÂY VÀ
ỨNG DỤNG TRONG SẢN XUẤT CÁ HỘP

Gỉang viên:Nguyễn Huỳnh Đình Thuấn


Lớp học phần:DHTP15C
Nhóm 3

TPHCM, ngày 6 tháng 2 năm 2022


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TPHCM
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ THỰC PHẨM

Môn:BAO GÓI THỰC PHẨM


Gỉang viên: Nguyễn Huỳnh Đình Thuấn
Thành viên nhóm 3

Họ và Tên MSSV

Bùi Thị Ngọc Qúi 19504571

Nguyễn Thị Được 19503091

Lâm Vũ Trúc Phương 19491991

Đào Nguyễn Thu Phương 19522681

Huỳnh Thủy Tiên 19493631

Trương Bích Ngọc 19521351

Vũ Thị Thảo Vy 19508041

TPHCM, ngày 6 tháng 2 năm 2022

MỤC LỤC
I. Tìm hiểu vật liệu sử dụng sản xuất bao bì:...........................................................................2
1. Giới thiệu về vật liệu:.......................................................................................................2
2. Giới thiệu sơ lược về bao bì sắt tây..................................................................................3
2.1. Giới thiệu....................................................................................................................3
2.2. Cấu tạo của bao bì sắt tây...........................................................................................3
2.3. Qui cách vật liệu thép tráng thiếc...............................................................................3
2.4. Đặc điểm bao bì..........................................................................................................5
2.5. Yêu cầu bao bì............................................................................................................5
3. Qui trình chế tạo lon ba mảnh...........................................................................................6
3.1. Tổng quan về qui trình (1)..........................................................................................6
3.2. Chế tạo phần thân lon (1)...........................................................................................7
3.3. Chế tạo nắp hoặc đáy lon ba mảnh (1).....................................................................10
3.4. Ghép mí thân, nắp ,đáy (1).......................................................................................13
4. Tiêu chuẩn bao bì sắt tây (1)...........................................................................................14
4.1. Tiêu chuẩn của thép nền...........................................................................................14
4.2. Tiêu chuẩn tráng thiếc (1)........................................................................................15
II. Ứng dụng bao bì sắt tây trong sản xuất cá hộp.................................................................18
1. Qui trình sản xuất cá ngừ ngâm dầu đóng hộp (2)........................................................18
2. Thuyết minh quy trình....................................................................................................19
2.1. Nguyên liệu..............................................................................................................19
2.2. Rửa...........................................................................................................................19
2.3. Xử lí..........................................................................................................................20
2.4. Ướp muối.................................................................................................................20
2.5. Hấp...........................................................................................................................21
2.6. Thái lát......................................................................................................................22
2.7. Xếp hộp và nén hộp..................................................................................................22
2.8. Rót Dầu....................................................................................................................22
2.9. Bài khí – ghép mí.....................................................................................................23
2.10. Thanh trùng- làm nguội..........................................................................................24
2.11. Lau khô, dán nhãn, đóng thùng..............................................................................24
2.12. Bảo quản.................................................................................................................25
3. Ảnh hưởng bao bì sắt tây trong sản xuất cá ngừ đóng hộp (1).......................................25
4. Tiêu chuẩn bao bì sắt tây cho sản phẩm cá ngừ đóng hộp (3)........................................26
III. Kết luận............................................................................................................................28
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................28
1

Mở đầu
Từ lâu con người đã biết sử dụng bao bì để bảo quản thực phẩm, họ đã biết
dùng hộp để giữ thực phẩm tươi sống trong thùng kín khí, bảo quản thực phẩm
khỏi việc hư hỏng.
Khi công nghệ ngày càng phát triển, con người trở nên bận rộn hơn, thời
gian ăn uống của họ càng bị rút ngắn, việc sử dụng các thực phẩm đóng hộp
càng trở nên phổ biến. Nhằm rút ngắn thời gian chuẩn bị bữa ăn, nhỏ gọn
nhưng đủ đảm bảo lượng chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể.
Ở Việt Nam, việc sản xuất các thực phẩm đóng hộp đang dần phát triển và
được nhiều người ưa chuộng và lựa chọn vì sự tiện lợi, ngon, rẻ và đầy đủ chất
dinh dưỡng của nó. Trong đó không thể kể đến là thực phẩm cá đóng hộp. Để
tạo ra một sản phẩm hoàn thiện thì khâu bao gói cũng rất quan trọng. Việc lựa
chọn vật liệu để sản xuất bao bì là không thể thiếu.
2

I. TÌM HIỂU VẬT LIỆU SỬ DỤNG SẢN XUẤT BAO BÌ:


1. Giới thiệu về vật liệu:
Để có được những chiếc hộp để bảo quản thực phẩm điều đầu tiên chúng ta
cần quan tấm đến là chất liệu để tạo ra bao bì.
Kim loại là vật liệu được sử dụng chủ yếu vào những năm gần đây để sản
xuất bao bì đóng gói thực phẩm tươi sống. Các bao bì kim loại có khả năng bảo
quản thực phẩm được lâu hơn, chịu lực tốt và có giá trị cảm quan cao. Các kim
loại được chọn để sản xuất bao bì thường là nhôm, thiếc, hợp kim nhôm, có tính
chất mỏng, bền trước những tác động ngoại lực. Bên cạnh những ưu điểm cũng
có những nhược điểm là bao bì bằng kim loại có thể bị oxi hoá trong không khí
nếu không được bảo quản tốt, từ đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và
giá trị cảm quan.
Thông thường bao bì kim loại sẽ được chế tạo bằng phương pháp dập, vuốt
và vật liệu sử dụng thường là thép tráng thiết.
Bao bì sắt tây (tráng thiếc): Có thành phần chủ yếu là sắt, ngoài sắt thì còn có
thêm các phi kim và kim loại khác như carbon có hàm lượng ≤ 2,14%, Mn ≤
0,8%, Si ≤ 0,4%, P ≤ 0,05%, S ≤ 0,05%. Hàm lượng carbon trong bao bì chỉ nên
ở mức 0,15 – 0,5% vì nếu hàm lượng carbon lớn thì thép không đạt được tính
mềm dẻo mà có tình giòn (điển hình như gang). Để có thể làm bao bì kim loại,
yêu cầu hàm lượng carbon ở khoảng 0.2%.
Lớp thiếc: phủ bên ngoài 2 lớp thép. Lớp thiếc có tác dụng chống ăn mòn.
Chiều dày: 0,1-0,3mm (tuỳ thuộc vào loại sản phẩm đóng hộp), mặt trong có thể
dày hơn, có phủ sơn. Thép có màu xám đen không có độ dày bóng bề mặt, có thể
bị ăn mòn trong môi trường axit, kiềm. Khi được tráng thiếc thì bề mặt sáng
bóng. Tuy nhiên thiếc là kim loại lưỡng tính nên dễ tác dụng với axit, kiềm, do
đó ta cần tráng lớp sơn vecni có tính trơ trong môi trường axit, kiềm.
Vec-ni bảo vệ lớp thiếc, phủ bên trong cũng như bên ngoài lon ba mảnh hoặc
hai mảnh, thuộc loại nhựa nhiệt rắn.Sau khi được đun nóng chảy để phun phủ
lên bề mặt lon thì vec-ni được sấy khô và trở nên cứng, rắn chắc. Lớp vec-ni
tráng bề mặt trong lon nhằm bảo vệ lon không bị ăn mòn bởi môi trường thực
phẩm chứa đựng trong lon và lớp vecni tráng mặt ngoài lon nhằm bảo vệ lớp sơn
mặc ngoài không bị trầy. (1)
3

2. Giới thiệu sơ lược về bao bì sắt tây


2.1. Giới thiệu
Sắt tây được ứng dụng phổ biến làm bao bì thực phẩm do có độ bền cơ học
cao, không thấm nước, không độc, chống ánh sáng, bảo quản hương vị.

Hình 1: Lon bao bì sắt tây


2.2. Cấu tạo của bao bì sắt tây
Sắt tây thường dùng cho công nghệ chế tạo lon 3 mảnh. Lon 3 mảnh bao
gồm thân, nắp, đáy được chế tạo riêng biệt. Thân hộp được chế tạo từ một
miếng thép chữ nhật, cuộn lại hình tru và được hàn mí thân, nắp và đáy được
chế tạo riêng, được ghép mí với thân (nắp được ghép với thân sau khi rót thực
phẩm).
Thân, nắp, đáy có độ dày như nhau vì thép cững vững, không mềm dẻo như
nhôm, không thể nong vuốt tạo lon có chiều cao như nhôm, mà có chỉ có thể
nong vuốt được những lon có chiều cao nhỏ. (1)
2.3. Qui cách vật liệu thép tráng thiếc
Thép tấm dùng làm lon hộp, bao bì thực phẩm được phân theo một số loại:
L, MR, D, N, MC tùy thuộc vào thành phần các kim loại có trong thép. (1)

Hình 2: Nguyên liệu thép tráng thiếc


4

Bảng 1. Một số loại thép sử dụng làm bao bì sắt tây phổ biến.

Thành phần các kim loại khác ( theo % lớn nhất)


Tính
Loại Ứng dụng
chất
C Mn P S Si Cu

Độ tinh Dùng cho


sạch cao, bao bì chứa
hàm thực phẩm
L 0,13 0,6 0,015 0,05 0,01 0,06
lượng có tính ăn
kim loại mòn cao
tạp thấp

Độ tinh Thường
sạch khá dùng làm
cao, Cu,P bao bì
tăng, đựng rau
thường quả, thịt,
MR 0,13 0,6 0,02 0,05 0,01 0,2
dùng để các loại
chế tạo thực phẩm
thép tấm có tính ăn
tráng mòn thấp
thiết

Độ tinh Làm thùng


sạch cao chứa có thể
song tích lớn,
thành cần độ
N 0,13 0,6 0,015 0,05 0,01 0,2 phần N cứng chắc,
tăng làm nắp
(0,02%) bình phun
nên tăng tia
độ cứng

D 0,12 0,6 0,02 0,05 0,02 0,2 C giảm, P Dùng để


và Cu kéo sợi,
tăng nên chế tạo lon
có độ bền hai mảnh
cơ, độ
bền dẻo
5

cao

2.4. Đặc điểm bao bì


Ưu điểm:
- Nhẹ, thuận tiện vận chuyển.
- Đảm bảo được độ kín (thân, nắp, đáy làm cùng một vật liệu).
- Chống ánh sáng tốt.
- Có tính chịu nhiệt cao, do đó thực phẩm có thể thanh trùng hoặc tiệt trùng
với chế độ thích hợp để đảm bảo an toàn VSTP
- Bề mặt sáng, bóng đẹp, có thể tráng lớp vecni để bảo vệ lớp in không bị
trầy xước (Lớp vecni là loại nhựa nhiệt rắn. Sau khi được nung nấu chảy để
phun phủ lên bề mặt lon thì vecni được sấy khô trở nên cứng, rắn chắc
nhằm bảo vệ lon không bị ăn mòn, bị oxy hóa).
Nhược điểm:
- Dễ bị oxy hóa nếu không tráng lớp vecni.
- Không thấy sản phẩm bên trong.
- Giá thành sản xuất và đóng gói bao bì khá cao
2.5. Yêu cầu bao bì
Về kĩ thuật
- Không gây độc cho thực phẩm, không làm cho thực phẩm bị biến đổi chất
lượng ,màu sắc, mùi vị.
- Có khả năng chống thấm mùi, khí, dầu mỡ và sự xâm nhập vi sinh vật.
- Chịu được tác động của các yếu tố hóa học, lý học
- Hộp không bị rỉ, nắp hộp không bị phồng.
- Lớp vecni phải nguyên vẹn
- Truyền nhiệt tốt, chắc chắn, nhẹ
- Dễ gia công, vận chuyển, bảo quản.
Về cảm quan
- Hình thức hấp dẫn, thích hợp với sản phẩm
- Phải đảm bảo hình thái, hương vị, màu sắc đặc trưng của sản phẩm theo
những qui định của từng loại sản phẩm
- Phải có nhãn hiệu nguyên vẹn, ngay ngắn, ghi rõ các mục:quan quản lý, cơ
sở chế biến, tên mặt hàng, ngày sản xuất,khối lượng tịnh và khối lượng cả
bì, mã số phải được in đảm bảo bền chắc, không dễ tẩy xóa. (1)
6

3. Qui trình chế tạo lon ba mảnh


3.1. Tổng quan về qui trình (1)
7

3.2. Chế tạo phần thân lon (1)


- Dựa vào qui trình tổng quan ta có những công đoạn chính sau đây để chế
tạo thân lon

 Thuyết minh
a. In nhãn hiệu và tráng vec-ni
- Một bề mặt của thép tấm nguyên liệu được in nhãn hiệu, sau đó có thể được
phủ vec-ni bảo vệ cả hai bề mặt hoặc chỉ phủ bề mặt không in là bề mặt trong
đựng thực phẩm hoặc không phủ vec-ni cả hai mặt, tùy theo yêu cầu sản phẩm
việc in được thực hiện hàng loạt nhằm tạo nhãn hiệu cung cấp thông tin cho
từng loại sản phẩm, đồng thời cũng tạo lớp chống oxy hóa từ bên ngoài, tạo
nét đẹp cho bao bì.
- Tráng vec-ni nhằm chống sự oxy hóa, sự ăn mòn lớp thiếc tiếp xúc trực tiếp
với thực phẩm chứa trong bao bì. Tùy loại sản phẩm chứa đựng mà sử dụng
lớp vec-ni thích hợp nhằm không ảnh hưởng đến thực phẩm, và cũng không
8

gây hư hỏng lớp vec-ni này. Lon đựng thực phẩm ta thường dùng vec-ni
epoxy phenolic. Trường hợp lon đựng thịt cá thì cần tráng vec-ni có đưa vào
bột Ti2O hoặc Al để hấp thu khí H 2S thường sinh ra khi tiệt trùng thịt cá đóng
hộp.
b. Cắt sắt tạo hình thân lon
Thép tấm nguyên liệu sau khi được in nhãn hiệu và tráng vec-ni, được đưa qua
máy cắt thành mảnh hình chữ nhật theo kích thước lon mà ta cần sản xuất.
Thép tấm nguyên liệu được cắt như sau:
Giai đoạn 1: Tấm sắt nguyên liệu được cắt thành nhiều tấm nhỏ có bể rộng
bằng chiều cao lon

Giai đoạn 2: Tấm sắt đã cắt lần 1 lại được cắt thành từng miếng nhỏ có chiều
dài chính là chu vi đáy lon.

Giai đoạn 3: Tạo mí thân để ghép mí thân:Sau khi đã cắt ở giai đoạn 2, những
tấm sắt nhỏ tiếp tục được cắt góc và gấp mép để tạo mí thân.
9

c. Cuốn và hàn mí thân


Mảnh thép tạo thân lọn được hàn ghép mí theo chiều cao lon, mối hàn càng
mịn càng tốt vì ngoài việc tạo mối hàn phẳng đẹp còn tạo cho mối hàn thân lọn
được chặt khít không có khe hở.
Sử dụng phương pháp hàn điện cao tần, tạo dòng điện cường độ cực cao
khoảng 4000:6000A, hàn theo nguyên lý cứ mỗi bán sóng thì tạo một nhân giọt
hàn.
Khác với công nghệ hàn thông thường, phương pháp hàn cao tần tạo một
bước sóng sau 1/2 chu kỳ. Hàn cao tần tạo được càng nhiều bán sóng trên 1/2
chu kỳ thì càng tạo nhiều nhân giọt hàn làm tăng độ mịn của mối hàn.

Hiện nay có nhiều công nghệ hàn như:


- Công nghệ hàn bướm: có tần số nhỏ khoảng 100Hz, công nghệ này có
mối hàn tương đối lớn (>1mm).
- Công nghệ wima: có tần số lớn hơn 100Hz, tạo mối hàn mịn hơn so với
hàn bướm (<0,6mm).
- Công nghệ supper wima: có tần số từ 400:800Hz, có mối hàn rất mịn từ
0.4:0.6mm.
Phủ vec-ni trong và ngoài mối hàn
Trong quá trình hàn lớp thiếc ở nơi mối hàn bị chảy ra chỉ còn lại lớp sắt,
do đó ta phải tráng vec-ni trong và ngoài mối hàn nhằm tránh sự ăn mòn của
sản phẩm chứa trong nó, đồng thời chống sự oxy hóa từ bên ngoài.
10

d. Tách lon
Giai đoạn này chỉ tiến hành khi sản xuất loại lon có chiều cao nhỏ hơn 9cm, vì
ở máy hàn chỉ hàn được những lon có chiều cao lớn hơn. Do vậy đối với lon có
kích thước nhỏ hơn 9cm thì thực hiện hàn 2 hoặc nhiều lon một lần sau đó tách
lon.
e. Loe
Đây là giai đoạn viền miệng lọn tạo gờ để chuẩn bị cho quá trình ghép mí.
f. Làm gân
Ở giai đoạn này sản phẩm được làm gân nhằm tạo độ vững chắc cho bao bì sản
phẩm, có thể giảm giá thành sản phẩm do dùng thép mỏng.
Nếu không tạo gân tăng cứng thì thép tấm nguyên liệu cần có độ dày là
20,25mm nhưng nếu có tạo gân thì nguyên liệu có thể độ dày thấp hơn. Nhưng tùy
theo trọng lượng thực phẩm đóng hộp, thể tích hộp mà dùng nguyên liệu thép tấm
có độ dày thích hợp.
Giai đoạn tạo gân là giai đoạn cuối hoàn thành phần thân lon
3.3. Chế tạo nắp hoặc đáy lon ba mảnh (1)
11
12

 Thuyết minh
a. Sắt nguyên liệu
Thép tấm nguyên liệu đưa vào chế tạo nắp và đáy lon có độ dày cùng với
thép nguyên liệu chế tạo thân lon.
b. Tráng vec-ni trong và ngoài
Thép tấm nguyên liệu được tráng vec-ni một hoặc cả hai mặt trong và ngoài
tùy theo yêu cầu. Đối với trường hợp cần phủ cả hai mặt thì có thể tráng cùng
loại vec-ni, hoặc ở mặt ngoài ta dùng vec-ni có độ sáng hơn nhằm tạo vẻ mỹ
quan cho sản phẩm. Lớp vec-ni bên ngoài chống oxy hóa từ môi trường, bảo
quản bề mặt ngoài đồ hộp theo thời gian.
Mặt trong của thân lọn và mặt trong của nắp lon được tráng cùng một loại vec-
ni.
c. Sấy khô đến 210℃
Thép tấm nguyên liệu sau khi trang vec-ni được sấy khô để làm bốc hơi
hoàn toàn dựng môi tạo nên lớp nhựa rắn chắc trong suốt bám dính vào bề mặt
thiếc.
d. Cắt sắt, định hình nắp hoặc đáy
Tại đây tấm sắt nguyên liệu được cắt thành những miếng hình tròn có kích
thước phù hợp với nắp và đáy đã được thiết kế theo kích cỡ hộp.
e. Dập
Giai đoạn dập tạo gân và móc nắp, gân nắp để tạo tính giãn nở của nắp theo
sự giãn nở khí trong hộp khi thanh trùng, tiệt trùng sản phẩm.
f. Viền
Viền nhằm tạo đường cong ở viền nắp giúp cho việc tạo móc nắp trong quá
trình ghép mí được dễ dàng.
g. Phun keo
Để đảm bảo độ kín hoàn toàn của lọn thành phẩm sau khi đã ghép mí đáy cũng
như nắp, một lớp cao su đàn hồi được phân vào viền nắp để tạo vòng đệm cho
đáy hoặc nắp; sau khi ghép mí đáy và nắp trở nên chật khít vào thân lon.
13

h. Sấy khô
Đệm cao su ở viền nắp, đáy được sấy khô ở 60°C nhằm làm khổ lớp đệm
này. Đây là giai đoạn cuối cùng của quy trình làm nắp, đáy lon.
3.4. Ghép mí thân, nắp, đáy (1)
Ghép mí thân đáy, thân và nắp là giai đoạn quan trọng trong quá trình sản
xuất đồ hộp, đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây phế phẩm
đồ hộp.
Lon thực phẩm phải được ghép mí thật kín để tạo nên bao bì kín. Nếu ghép
mí không tốt thì tạo phế phẩm đồ hộp, việc thanh trùng sẽ không có ý nghĩa.

Trong quá trình sản xuất mức sai số không thể vượt quá giới hạn cho phép,
vì sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Do đó nhà máy cố gắng hạn chế
tối đa các sự cố này. Thường các sự cố đó là:
Mối ghép thận bị lệch do sự sai lệch độ vuông góc của tấm sắt nguyên liệu,
thường thì mức sai lệch cho phép là 2%, sự sai lỗi này thường dẫn đến hư hỏng
mối ghép mí thân và nắp đáy.
Trầy sước lớp vec-ni: các thiết bị, máy móc ma sát với tấm sắt trong quá
trình cuốn thân, ghép mí do đó sau khi ghép mí đáy và thân lọn lại được phủ
14

vec-ni ở những vị trí mối ghép, nhằm tăng tính an toàn cho lon, chống sự ăn
mòn của thực phẩm và cả môi trường ngoài.
Hoàn thành lon ba mảnh
Sau khi hoàn thành phần ghép mí, lon được phủ vecni và sấy.Tiếp đến được
chuyển đến nhà máy sản xuất thực phẩm để chiết rót thực phẩm và đóng nắp
để hoàn thành sản phẩm.
4. Tiêu chuẩn bao bì sắt tây (1)
4.1. Tiêu chuẩn của thép nền
Độ dày thép tấm được sản xuất theo các độ dày như sau (mm)

0.18 0.20 0.22 0.24 0.26 0.28 0.30

0.32 0.34 0.36 0.38 0.40 0.45 0.49

Thép tấm được chia thành nhiều nhóm với chất lượng khác nhau thể hiện
qua độ cứng của thép ROCKWELL, đo theo thang đơn vị THR 30T
Bảng 2: Độ cứng tiêu chuẩn của sản phẩm thép cán nguội một lần

Ký hiệu độ cứng Độ cứng RPCKWELL thang THR 30T

T-1 49±3

T-2 53±3

T-25 55±3

T-3 57±3

T-5 61±3

T-5 65±3

T-6 70±3

Bảng 3: Độ cứng tiêu chuẩn và ứng lực tương ứng của thép tráng thiếc cán nguội lần 2

Kí hiệu độ cứng Độ cứng RPCKWELL thang Mức chuẩn chịu đựng


THR 30T (N/mm2)
15

DR-8 73 56

DR-9 76 63

DR-9M 77 67

DR-10 78 70

- Thép có hàm lượng Cacbon càng thấp thì càng tốt


- Độ cứng là thước đo sức bền của vật liệu khi bị va chạm hay bị trầy xước và
được đo bằng các kỹ thuật thực nghiệm khác nhau. Tuy nhiên, các kết quả
thu được thường biến đổi tùy theo phương pháp đo. Thực kế, các kết quả
thực nghiệm đo độ cứng có thể dao động trog khoảng 10% đối với cùng
một vật liệu
4.2. Tiêu chuẩn tráng thiếc (1)
- Tùy theo yêu cầu sử dụng mà thép được tráng thiếc với lượng thiếc tráng
khác nhau. Thép tráng thiếc có thể chế tạo theo phương pháp mạ điện hoặc
phương pháp nhúng thép tấm vào thiếc nóng chảy, nhưng hiện nay thường
chỉ sản xuất thép tráng thiếc theo phương pháp mạ điện
- Lượng thiếc tráng danh nghĩa, lượng tráng trung bình và lượng tráng thấp
nhất cho phép của thép tráng thiếc được ghi ở bảng 4. Tuy nhiên vẫn có
trường hợp thép được phủ lớp thiếc có độ dày cao hơn trong bảng nếu được
yêu cầu trong thực tế
Bảng 4: Độ tráng thiếc dah nghĩa, độ tráng thiếc bình quân và độ tráng ít nhất cho phép
của thép tráng thiếc bằng phương pháp mạ điện

Phân loại lượng Trọng lượng thông Trọng lượng tối


thiếc tráng trên hai Trọng lượng quy thường (g/m2) thiểu
2
bề mặt thép tấm định (g/m ) đạt được

2.8/2.8 2.8/2.8 4.9


Giống nhau
5.6/5.6 5.6/5.6 10.5

8.4/8.4 8.4/8.4 15.7

11.2/11.2 11.2/11.2 20.2


16

5.6/2.8 5.6/2.8 5.02/2.25

Khác nhau 8.4/2.8 8.4/2.8 7.85/2.25

8.4/5.6 8.4/5.6 7.85/5.05

11.2/2.8 11.2/2.8 10.1/2.25

11.2/5.6 11.2/5.6 10.1/5.05

11.2/8.4 11.2/8.4 10.1/7.85

- Loại thép dùng để chế tạo lon chứa đựng thực phẩm có độ tráng thiếc từ 5.6
÷ 11.2g/m2, có thể đến 15.1g/m2
- Thiếc dùng để mạ điện lên bề mặt thép tấm có độ tinh khiết 99.75%. Theo
tiêu chuẩn của EU RONORM, tấm thép tráng thiếc có kích thước
1000x850mm. Lượng thiếc tráng trên bề mặt thép cũng ảnh hưởng đến cho
phí, nhờ qua sự cải thiện phương pháp tráng thiếc, lượng thiếc hiện nay đã
giảm đi cho 1 tấn thép tấm mạ thiếc trong khi phương pháp nhúng nhiệt tiêu
tốn 13 ÷ 14kg/tấn thép tấm. Theo các hệ tiêu chuẩn khác nhau thì lượng
thiếc phủ và chất lượng của lớp thiếc cũng khác nhau
- Dấu hiệu chỉ định độ tráng thiếc của hai mặt khác nhau: Việc đánh dấu
được thực hiện trên bề mặt có độ dày tráng thiếc cao hay thấp của thép
tráng thiếc khác nhau, bề mặt cần đánh dấu, phương pháp đánh dấu phải có
sự thỏa thuận giữa người mua và người sản xuất và phải ghi rõ trong hợp
đồng
- Hệ thống đánh dấu thông thường được cho ở bảng 5
Bảng 5: Dấu hiệu quy định độ tráng thiếc trên bề mặt thép tấm

Dấu Phương pháp đánh dấu Ví dụ chỉ định


hiệu

D Được đánh dấu một đường liên tục khoảng hơn 5.6/2.8D
2mm bề rộng, ở bề mặt tráng thiếc thấp, gắn một
cạnh bên

A Dấu hiệu được ghi trên bề mặt có độ tráng thiếc 5.6/11.2A


thấp, được vẽ với một dấu hiệu hình học với nét vẽ
rộng 1mm
17

A Dấu hiệu được ghi trên bề mặt có độ tráng thiếc 5.6A/11.2


cao, được vẽ bởi đường song song liên tục khoảng
1mm bề rộng

- Bề mặt hoàn thành của thép tráng thiếc bằng phương pháp mạ điện sẽ được
phân loại theo độ bóng bề mặt được thể hiện ở bảng 6
Bảng 6: Phân loại bề mặt thép sau mạ thiếc

Mặt hàng Kí Phân Đặc trưng


hiệu loại

B Sáng Bề mặt thiếc sáng bóng, trơn nhẫn,


Sản phẩm cán phản chiếu khá tốt
nguội 1 lần
R Đá Bề mặt thiếc sang có vân như bề mặt
đá mài

S Bạc Bề mặt lớp thiếc bóng, có màu bạc


đục

M Xỉn Lớp thiếc không sáng bạc mà trở nên


đục xám

Sản phẩm cán R Đá Bề mặt tráng bạc có vân


nguội 2 lần

- Lớp thiếc phủ bề mặt thép tạo vẽ mỹ quan cho sản phẩm: bên ngoài và bên
trong hộp đều có màu sáng bạc
- Thép sau khi mạ điện sẽ được xử lý hóa học hay điện hóa để tạo sự bám
dính chặt chẽ của lớp thiếc. Trong quá trình mạ điện, vật cần mạ được gắn
với cực âm catot, kim loại mạ gắn với cực dương anot của nguồn điện trong
dung dịch điện môi. Độ dày của lớp mạ tỷ lệ thuận với cường độ dòng điện
của nguồn và thời gian mạ
18

II. ỨNG DỤNG BAO BÌ SẮT TÂY TRONG SẢN XUẤT CÁ HỘP
1. Qui trình sản xuất cá ngừ ngâm dầu đóng hộp (2)
19

2. Thuyết minh quy trình


2.1. Nguyên liệu
a. Yêu cầu:
Lựa chọn loại nguyên liệu cá ngừ có kích thước cũng như chất lượng
phù hợp dùng trong quy trình sản xuất.
Góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và giá trị kinh tế.
Nguyên liệu phải có chất lượng tốt về cảm quan: mắt sáng, da sáng
bóng, ít bị trầy xước và không có vết đập trên thân. Sau khi nhận nguyên
liệu phải bảo quản ở nhiệt độ thích hợp.
b. Chuẩn bị:
Bể chứa, cân 100kg, xe đẩy để vận chuyển nguyên liệu, máy xay nước
đá Thông số kĩ thuật: Nhiệt độ nước rửa  5ºC.
c. Cách tiến hành:
Nhân viên tiến hành lấy cá tại bể chứa nguyên liệu. Vận chuyển bằng xe
đẩy vào phòng xử lý cơ học và tiến hành vệ sinh bể chứa để chuẩn bị cho
đợt cá sau. Các thùng xốp chứa nguyên liệu sau khi đưa về nhà máy thì
được công nhân dùng dao rạch băng keo, lấy cá và tiến hành cân. Sau khi
cân xong, cá được đưa về bể chứa, ướp đá nhuyễn với tỷ lệ nước đá/cá là
1:1.
2.2. Rửa
a. Yêu cầu:
Công đoạn này quan trọng, đòi hỏi điều kiện vệ sinh cao để tránh bội
nhiễm VSV vào đồ hộp. Trước khi phi lê thì công nhân phải dội nước lạnh
lên mình cá để rửa sạch.
b. Mục đích:
Rửa là một khâu quan trọng trong quá trình sản xuất vì trên bề mặt
nguyên liệu có nhiều tập chất (đất, cát, bụi) và vi khuẩn, các chất hóa học
hay sinh học.
Rửa nhằm loại trừ tạp chất
Số lượng VSV giảm vài nghìn hay vài vạn lần so với lúc chưa rửa.
Nước rửa phải đạt tiêu chuẩn nước uống theo quy định nhà nước.
20

c. Chuẩn bị:
Thau, rổ, nước sạch, 2/3 bồn nước đá để rửa nguyên liệu.
d. Thông số kỹ thuật:
Nhiệt độ nước rửa ≤ 10ºC
e. Cách tiến hành:
Cá sau khi tiếp nhận cho vào bồn chứa sẽ được xe nâng chuyển đến bồn
rửa để công nhân tiến hành rửa và sau đó chuyển vào khu cắt đầu.
f. Yêu cầu:
Nguyên liệu rửa xong phải sạch, không bị đập nát tránh sự xâm nhập
VSV và ít bị tổn thất dinh dưỡng như cái chất dễ bị hòa tan: đường, vitamin
C, muối khoáng...
2.3. Xử lí
a. Mục đích:
Nhằm loại bỏ phần đầu đuôi nội tạng và chuẩn bị cho quá trình chế biến
tiếp theo.
b. Chuẩn bị:
Bàn, dao các loại (phi lê, chặt, lạng da...) thớt, khăn lau, rổ đựng, thùng
chứa phế liệu.
c. Cách tiến hành:
Cá sẽ đưa vào theo từng khay và theo băng tải đến công đoạn xử lý. Để
nâng cao hiệu xuất, khi phi lê 1 con cá cần 2 người. Sau khi phi lê xong,
phần thịt cá sẽ được đưa lên bàn để lạng da và cắt bỏ phần thịt sẫm màu và
làm đẹp miếng thịt. Việc cắt bỏ phần thịt sẫm màu sẽ không làm mất cảm
quan đồ hộp và giảm nguy cơ ngộ độc histamin.
d. Yêu cầu:
Đảm bảo bán thành phẩm phải sạch nội tạng, chất nhớt, thao tác nhanh
nhẹ nhàng tránh làm tổn thương phần thịt cá.
2.4. Ướp muối
a. Mục đích:
Sau khi ướp muối, thịt sẽ săn chắc lại và ngấm hương liệu, lượng muối
trong cá 1,6%-2%.
21

b. Chuẩn bị:
Bể ngâm nước muối, vải lọc, đồng hồ để canh thời gian.
c. Cách thực hiện:
Chuẩn bị nước muối 10%, thịt cá ngâm khoảng 20-30p(tỷ lệ dung dịch
muối/cá là 2:1). Sau khi ngâm nước muối, cá lấy ra và nhúng vào nước sạch
để khô ráo 5 phút.
d. Yêu cầu:
Thịt cá ngâm muối đồng đều, hàm lượng muối đạt 1,6%-2%.
2.5. Hấp
a. Mục đích:
Tiêu diệt vi sinh vật, làm biến tính protein, tách nước ổn định sản phẩm
giảm hoạt tính enzyme của mô cơ thịt, khử không khí trong gian bào của
nguyên liệu nhằm tránh phồng hộp khi thanh trùng.
Làm mềm nguyên liệu nâng cao hiệu suất trong quá trình chế biến.
Nâng cao chất lượng sản phẩm và giá trị cảm quan do khí H2S, NH3
sinh ra trong quá trình thủy phân protein được bay hơi  cá bớt tanh.
b. Chuẩn bị:
Thiết bị hấp thủy sản bằng hơi nước, rổ chứa.
c. Thông số kỹ thuật:
Nhiệt độ hấp 100ºC, thời gian hấp 6 phút.
d. Cách thực hiện:
Sau khi ướp muối, cá sẽ được chuyển đến thiêt bị hấp với nhiệt độ
100ºC, thời gian 6p. Thiết bị hấp gồm bằng chuyền nạp liệu, băng chuyền
hấp hơi nước, bằng chuyền làm mát bằng quạt. (Khi hấp cá sẽ mất nước 20-
22%)
e. Các biến đổi:
 Vật lí: Tăng nhiệt độ, cấu trúc cá mềm, thể tích cá tăng.
 Hóa lí: Nước ở trong cá dưới dạng lỏng sẽ hóa hơi. sau đó hơi này cùng
với hơi được phun vào chuyển thành dạng lỏng.
 Hóa học: Sự biến tính protein, sự cắt mạch polysaccharide, sự thủy
phân chất béo.
22

 Sinh học: Enzyme vô hoạt, vi sinh vật tiêu diệt và bị ức chế một phần.
f. Yêu cầu:
Cá bán thành phẩm phải chín và không bị dập nát.
2.6. Thái lát
a. Mục đích:
Tạo hình đặc trưng cho sản phẩm và tạo thuận lợi cho công đoạn sau
b. Chuẩn bị:
Bàn, dao các loại, thớt, khăn lău, khay trống.
Cách thực hiện: Sau khi hấp xong, cá được làm nguội rồi nhanh chóng
tiến hành dùng dao thái khúc cá, kích thước mỗi chiều nhỏ hơn 1,2 cm và
phải lớn hơn 30% khối lượng ráo nước nhưng vẫn giữ được cấu trúc ban
đầu.
c. Yêu cầu:
Các miếng cá đã nấu chín được làm đến kích thước đồng nhất, trong đó
các mẩu vụn tách rời nhau và không tạo thành khối bột nhão.
2.7. Xếp hộp và nén hộp
a. Mục đích:
Tạo hình thức thu gọn, đẹp mắt ổn định các khoan thịt, nhằm chuẩn bị
tốt cho quá trình rót dầu vào hộp.
Hộp trước khi sử dụng phải kiểm tra lại chất lượng và rửa sạch. Nước
rửa 80-85ºC giúp hộp loại bỏ tạp chất, bụi bẩn.
Chuẩn bị: Cân 200g, bàn xếp hộp, máy rửa hộp.
b. Cách thực hiện:
Hộp rỗng sẽ được thanh trùng bằng nước sôi. Sau đó dùng tay cho cá
vào hộp, xếp cá thành một lớp dày, ép thật chặt để tạo thành một khoanh cá
là một khối đồng nhất. trung bình khối lượng 1 hộp là 111g  5g. Tráng một
lớp dầu trước khi xếp cá để thịt cá không dính vào đáy lúc tiệt trùng.
c. Yêu cầu:
Đẹp, đủ khối lượng, hộp nguyên vẹn.
Đồng nhất về chất lượng, màu sắc, hình dạng kích thước.
23

Để lại độ thoáng khoảng 5% hộp so với hộp cá, giữ miệng hộp sạch sẽ
và tuân thủ quy định vệ sinh 1 cách nghiêm ngặc.
2.8. Rót Dầu
a. Mục đích:
Tạo hỗn hợp sốt đặc trưng cho sản phẩm.
Tăng giá trị cảm quan và thu hút người tiêu dùng
b. Chuẩn bị:
Băng chuyển đưa hộp vào rót dầu, máy rót dầu, nối 2 vỏ, bơm vận
chuyển dầu
c. Cách thực hiện:
Chuẩn bị dầu: dùng dầu đậu nành, dầu được đun nóng nhằm giảm độ
nhớt và giúp dầu dễ ngấm vào thịt cá. Tăng thời gian bảo quản. Dầu được
vận chuyển vào máy rót qua hệ thống bơm và đường ống.
Rót dầu vào hộp: lượng dầu rót vào tỷ lệ 1/3 cá. Lượng dầu mỗi hộp là
40g.
d. Yêu cầu:
Tỉ lệ cá/ dầu chính xác, cá ngấm đều dầu.
2.9. Bài khí – ghép mí
a. Mục đích:
Đóng nắp hộp cho sản phẩm được bảo quản thuận lợi, ghép mí kín giúp
cách ly thực phẩm khỏi tác nhân hư hỏng.
Giảm áp xuất bên trong hộp để hộp không bị biến dạng, tạo sự an toàn
cho hộp khi bị qua đập, hạn chế sự ăn mòn vỏ hộp và sự phát triển vi sinh
vật.
b. Chuẩn bị:
Băng truyền đưa hộp vào máy ghép mí chân không tự động, máy ghép
mí, máy ghép mí rửa hộp.
c. Cách thực hiện:
Hộp đã có dầu và cá sẽ được băng tải đưa vào máy ghép mí để ghép mí
và nắp lại với nhau, nhân viên kiểm tra lỗi cảm quan với tần suất 15p/1lần
và mí ghép 2h/1lần.
Độ chân không trong hộp từ 500 - 550mmhg.
24

Nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của công nghệ sản xuất độ
hộp là khả năng làm kín hộp.
Kiểm tra độ kín của mối ghép là vấn đề quan trọng nhất
d. Yêu cầu:
Thực hiện đúng hướng dẫn và vệ sinh máy sau khi sử dụng
2.10. Thanh trùng- làm nguội
a. Mục đích:
Nhằm tiêu diệt các VSV, kéo dài thời gian bảo quản và bảo đảm an toàn
người tiêu dùng
Chuẩn bị: Nồi tiệt trùng nằm ngang, palăng điện
b. Thông số kỹ thuật:

 15p: thời gian nâng nhiệt độ đồ hộp lên 120ºC


 60p: thời gian tiệt trùng đồ hộp
 20p: thời gian làm nguội đồ hộp đến khoảng 45ºC
c. Cách thực hiện:
Các hộp cá sẽ được sắp ra giỏ tiệt trùng và đưa vào nồi tiệt trùng kiểu
nằm ngang.
Tiệt trùng theo phương pháp phun hơi trực tiếp.
d. Yêu cầu:
Thực hiện theo hương dẫn và cài đặt chế độ tiệt trùng
2.11. Lau khô, dán nhãn, đóng thùng
a. Mục đích:
Thuận tiện trong công tác lưu kho, phân phối vận chuyển. cung cấp
thông tin người tiêu dùng.
Chuẩn bị: Các khăn lau xe đẩy, thùng nhựa, bàn lau khô hộp, máy đai
thùng, con dấu có ghi ngày tháng sản xuất và hạn sử dụng
b. Cách thực hiện:
Sau khi tiệt trùng xong, lấy ra khỏi nồi thì tiến hành lau khô. Sau đó lấy
mẫu thử VSV (clostridium botulinum), thử hóa học (hàm lượng histamin),
thử lý học (chân không, gỉ sét).
Trước khi dán nhãn thì phải quét 1 lớp keo chống gỉ sét.
25

c. Yêu cầu:
Hộp khô ráo, nhãn ghi đầu đủ thông tin, không mờ rách, hộp gọn gàng
sạch sẽ.
2.12. Bảo quản
Nơi sạch sẽ, thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời, nhiệt độ và độ ẩm phải
được kiểm soát đảm bảo đúng thông số.
3. Ảnh hưởng bao bì sắt tây trong sản xuất cá ngừ đóng hộp (1)
Có rất nhiều loại vecni trên thị trường hiện nay như: Oleo resine,
Phonolic, Acrylic… .Tùy vào từng loại thực phẩm khác nhau mà ta lựa
chọn loại vecni phù hợp với tính chất của loại thực phẩm đó. Mỗi loại vecni
sẽ có các công dụng và tính chất riêng. Nếu chọn loại vecni không phù hợp
với thực phẩm bên trong hộp thì loại vecni đó có thể gây ảnh hưởng xấu
đến thực phẩm như gây mùi khó chịu cho sản phẩm, tạo mùi và tạo vị lạ,
gây biến màu thực phẩm đặc biệt là hiện tượng ăn mòn hóa học cùng với sự
bong tróc lớp vecni trong các điều kiện sau:
 Do môi trường H+ tạo ra khí H2
Lớp vecni bị bong tróc sẽ tiếp xúc với lớp oxit thiếc trong môi trường thực
phẩm có tính axit H+ sẽ xảy ra phản ứng hóa học sau:
Với SnO: 2 H++ SnO Sn2++ H2O
Với Sn: 2 H++ Sn Sn2++ H2
Thiếc bị hòa tan theo các khe nhỏ đi sâu đến lớp thép thì tiếp tục xảy ra các
phản ứng trao đổi điện tử giữa Sn2+ & Fe: Sn2+ + Fe = Sno + Fe2+
Do Fe đứng trước Zn trong dãy nguyên tố hóa học nên sẽ nhường e - cho Sn
nên lớp Fe bị ăn mòn sâu bên trong và Sn bám lại lên bề mặt tạo thành những
vệt trắng.
Về mặt cảm quan, Sn2+ có thể gây ra mùi tanh cho sản phẩm, hàm lượng Sn
cho phép có mặt trong đồ hộp thực phẩm là 250ppm (theo quy định của bộ y
tế) còn Fe2+ nếu hàm lượng không quá 20ppm sẽ không gây hại đến sức khỏe
mà còn là một khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Nhưng nếu quá 20ppm thì có
thể gây ra một vài vệt xám đen ảnh hưởng đến mặt cảm quan.
 Sự ăn mòn bởi H2S tạo khí H2
26

Đối với thực phẩm giàu protein như thịt, cá được đựng trong bao bì sắt tây
thì khi tiệt trùng những protein có cầu nối di-sulfur sẽ bị biến tính làm đứt liên
kết di-sulfur và có thể tạo H2S.
Nếu lớp vecni bên trong hộp có chứa ZnO thì sẽ xảy ra phản ứng sau tiêu
hủy khí H2S: H2S+ ZnOZnS+ H2O
Nếu không có ZnO trong lớp vecni thì không tiêu hủy được khí H 2S, nếu có
chỗ bong tróc lớp vecni để lộ lớp Sn thì sẽ xảy ra phản ứng tạo ra khí H 2 và các
vết đen tím làm mất giá trị cảm quan cho sản phẩm:
H2S+Sn SnS+ H2 (SnS có dạng vảy màu nâu tím)
H2S+FeFeS+ H2( FeS có dạng vảy màu đen)
Ngoài ra, khi lớp vecni bị trầy xước tạo lỗ hổng để lộ lớp SnO, Sn thì cũng
có thể bị ăn mòn hóa học bởi các thực phẩm có chứa nhiều phụ gia có thể phân
ly trong môi trường H2O tạo thành các nhóm mang điện tích dương, có khả
năng nhận điện tử từ kim loại. Cơ chế ăn mòn lon, hộp sắt tây trong trường hợp
này cũng tương tự như trường hợp thực phẩm có tính axit cao.
 Sản phẩm cá hộp sẽ thích hợp với loại vecni Epoxyt phenolic vì đây là loại
vecni có độ bám dính tốt, được dùng phổ biến trên thị trường cho đa dạng
thực phẩm vì tính an toàn cao.
4. Tiêu chuẩn bao bì sắt tây cho sản phẩm cá ngừ đóng hộp (3)

Hình 3: Cá ngừ đóng hộp


- Chuẩn bị bao bì sắt tây đựng sản phẩm:
Trước khi sử dụng bao bì sắt tây để đóng hộp cá ngừ ngâm dầu thì ta cần
kiểm tra độ an toàn của bao bì để tránh ảnh hưởng xấu tới chất lượng sản phẩm
27

hoặc gây hại tới sức khỏe của người tiêu dùng. Bao bì sắt tây đủ tiêu chuẩn
được rửa sạch bằng nước lã, nước nóng, khi cần thiết có thể dùng dung dịch
kiềm loãng hay nước xà phòng loãng, soda để làm sạch tạp chất bụi cát, dầu
khoáng còn dính ở vỏ hộp khi gia công, sau đó để ráo hoặc sấy khô bao bì rồi
mới đựng sản phẩm vào.
- Thành phần và khối lượng của sản phẩm cho vào bao bì
+ Thành phần: Cá ngừ ngâm dầu khi đóng hộp có phần rắn chiếm 60-70% và
phần lỏng chiếm 30-40%. Tỉ lệ các thành phần nguyên liệu trong một loại đồ
hộp có ý nghĩa rất quan trọng đến việc chế biến đồ hộp có chất lượng cao. Khi
thành phần nước rót vào hộp dư nhiều sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của đồ
hộp vì hàm lượng chất khô thấp. Nếu không đủ nước rót thì giá trị cảm quan bị
giảm, một phần cá ngữ sẽ bị khô và khó thanh trùng. Do đó phải đảm bảo đúng
tỉ lệ phần rắn và phần lỏng trong hộp (còn gọi là tỉ lệ cái – nước). Khi đánh giá
chỉ tiêu này, người ta xác định ở đồ hộp thành phẩm đã thanh trùng và để ổn
định ít nhất 15 ngày. Vì trong thời gian thanh trùng và bảo quản, các thành
phần chất khô trong sản phẩm sẽ khuếch tán, tiến tới ổn định ở phần rắn và
lỏng. Nên tỉ lệ cái – nước khi bảo quản sẽ thay đổi, thường tỉ lệ cái vào hộp
phải cao hơn tỉ lệ cái quy định trong thành phẩm từ 10 – 30%.
+ Khối lượng tịnh: Trong sản xuất ta phải đảm bảo khối lượng tịnh của cá ngừ
ngâm dầu, chỉ được phép sai số từ 1-3%.
+ Cho sản phẩm vào bao bì sắt tây: công đoạn cho cá ngừ vào hộp rồi rót dầu
vào hộp được làm bằng phương pháp thủ công cần chú ý các điều sau:
• Công nhân cho sản phẩm vào hộp phải thực hiện đầy đủ các quy định về
vệ sinh và các yêu cầu của quy trình kỹ thuật đã quy định.
• Công nhân làm việc ở nơi vào hộp phải có trang phục (quần, áo, mũ,
khẩu trang, giày dép, găng tay…) gọn gàng, sạch sẽ để tránh tạp chất.
• Dụng cụ chế biến phải làm vệ sinh nhiều lần trong 1 ca sản xuất hay mỗi
ca 1 lần.
• Cần phải xếp loại đồng đều về kích thước, màu sắc, hình dáng.
- Thông tin trên bao bì phải đầy đủ gồm:
+ Tên sản phẩm
+ Tên nhà sản xuất và địa chỉ của nhà sản xuất, số điện thoại, email, trang web
28

+ Cho biết nguyên liệu tạo thành sản phẩm, hàm lượng cụ thể của một số thành
phần, khối lượng tịnh, thông tin cảnh báo, hướng dẫn bảo quản và hướng dẫn
sử dụng sản phẩm
+ Mã vạch , ngày sản xuất, hạn sử dụng
III. KẾT LUẬN
Với xu thế phát triển của xã hội, bao bì dần dần vướt qua các chức năng bao bì
bao bì truyền thống và trở thành một trong những yếu tố nằm trong vị trí của các
nhà sản xuất nhằm đưa ra các sản phẩm gần hơn với người tiêu dùng, thúc đẩy
cạnh tranh, nâng cao giá trị sử dụng của sản phẩm. Với những hiểu quả vượt trội
mà bao bì sắt tây mang lại, các doanh nghiệp phần nào khẳng định thương hiệu
của mình và góp phần thúc đẩy ngành thực phẩm ngày càng phát triển. Ngoài ra,
là một ngành công nghiệp thực phẩm tiên tiến, sức khỏe cộng đồng và môi
trường xanh cũng là mục tiêu chúng ta cần đặt ra. Chúng ta nên chú ý nghiên cứu
và cải tiến, để có thể cải tiến các loại bao bì nói chung và bao bì sắt tây nói riêng
ngày càng thân thiện với môi trường hơn.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào, Đống Thị Anh. Kỹ Thuật Bao Bì Thực Phẩm. Thành phố Hồ Chí Minh : s.n.,
2005.
2. Qui trình cá ngừ ngâm dầu đóng hộp. [Online]
https://www.scribd.com/document/408707115/Ca-ng%E1%BB%AB-ngam-d
%E1%BA%A7u-docx.
3. Tổng quan về các loại bao bì đồ hộp trong sản xuất thực phẩm. [Online] <
https://www.foodnk.com/tong-quan-ve-cac-loai-bao-bi-do-hop-trong-san-xuat-thuc-
pham.html> [Ngày truy cập:14/1/2022].
29

You might also like