You are on page 1of 90

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HỒ CHÍ MINH

MÔN: CÔNG NGHỆ BAO BÌ VÀ ĐÓNG GÓI THỰC PHẨM


BÀI TẬP CUỐI KHÓA
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU BAO BÌ THỦY TINH

GVHD: Đỗ Mai Nguyên Phương


SVTH: Nhóm 3_Lớp 10ĐHTP12

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 7 NĂM 2021


Mục lục
Bảng phân công..................................................................................................................1
Lời mở đầu.........................................................................................................................2
Nội dung............................................................................................................................. 3
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BAO BÌ THỦY TINH...................................................3
1.1. Định nghĩa..........................................................................................................3
1.1.1. Bao bì..........................................................................................................3
1.1.2. Bao bì thủy tinh...........................................................................................3
1.2. Lịch sử phát triển...............................................................................................3
1.3. Đặc tính chung của bao bì thủy tinh...................................................................4
1.4. Bao bì thủy tinh silicat.......................................................................................5
1.4.1. Đặc điểm của bao bì thủy tinh silicat...........................................................5
1.4.2. Thủy tinh silicat trong công nghiệp.............................................................6
2. Sản xuất bao bì thủy tinh..........................................................................................7
2.1. Nguyên liệu nấu thủy tinh..................................................................................7
2.2. Nguyên liệu phụ.................................................................................................9
2.2.1. Chất nhuộm màu.........................................................................................9
2.2.2. Chất khử màu............................................................................................10
2.2.3. Chất khử bọt..............................................................................................10
2.2.4. Chất Oxi hóa - Khử...................................................................................10
2.2.5. Chất làm tăng quá trình nấu.......................................................................10
2.2.6. Chất gây đục..............................................................................................10
2.2.7. Mảnh thủy tinh..........................................................................................10
2.2.8. Nước..........................................................................................................11
2.3. Khuyết tật của bao bì thủy tinh........................................................................11
3. Quy trình công nghệ sản xuất bao bì thủy tinh:.......................................................11
3.1. Thuyết minh quy trình:.....................................................................................13
3.2. Phân tích sự tương thích giữa bao bì và thực phẩm:.........................................14
3.3. Công nghệ in nhãn trực tiếp lên bao bì thủy tinh..............................................16
4. Tính chất vật lý, hóa học, chỉ tiêu chất lượng của bao bì thủy tinh.........................17
4.1. Độ bền cơ học:.................................................................................................17
4.2. Độ bền nhiệt.....................................................................................................19
4.3. Tính chất quang học của thủy tinh...................................................................19
4.4. Độ bền hóa học:...............................................................................................21
4.5. Chỉ tiêu chất lượng của bao bì thủy tinh...........................................................21
5. Nắp bao bì thủy tinh................................................................................................22
5.1. Loại A (miệng ren):..........................................................................................22
5.2. Loại B (miệng đai):..........................................................................................22
5.3. Loại C (miệng mũ):..........................................................................................22
Tài liệu tham khảo............................................................................................................23
[1] Bài báo khoa học tiếng anh............................................................................23
[2] Bài báo khoa học tiếng anh............................................................................46
[3] Bài báo khoa học Tiếng Việt..........................................................................69
[4] Bài báo khoa học Tiếng Việt..........................................................................74
[5] Bài báo khoa học Tiếng Việt..........................................................................76
Video: Quy trình sản xuất bao bì thủy tinh.......................................................................80
Mục lục hình
Bảng phân công
Tên thành viên MSSV Nhiệm vụ được phân
công
Nguyễn Thị Thùy Trang 2005190718 Nội dung phần I
Tìm và dịch bài báo khoa
học tiềng Anh
Tìm video
Lưu Thị Huỳnh Hương 2005190209 Nội dung phần II
Tìm các bài báo khoa học
tiềng Việt
Tìm video
Nguyễn Ngọc Trí 2005191318 Nội dung phần III
Tìm các bài báo khoa học
tiếng Việt
Tìm video
Trần Thị Thúy Vân 2005191338 Nội dung phần IV
Tìm và dịch bài báo khoa
học tiếng Anh
Tìm video
Hoàn chỉnh word
Lữ Hoàng Thanh Vân 2005190793 Nội dung phần V
Tìm video
Hoàn chỉnh word.

1
Lời mở đầu
Ngày nay, bao bì đã được sử dụng phổ biến để chứa đựng tất cả các loại hàng hóa
trong quá trình bảo quản, vận chuyển, phân phối và kiểm tra. Bao bì có tác dụng
bảo vệ chất lượng hàng hóa từ khi sản xuất, đến khi trao đổi thương mại và tiêu thụ,
mang lại hiệu quả kinh tế và thể hiện sự tiến bộ của xã hội. Từ những vật liệu chứa
đựng thô xơ thời xưa, khoa học kĩ thuật phát triển tạo nên nhiều loại bao bì đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Một trong những bao bì được sử dụng phổ biến
hiện nay là bao bì thủy tinh.

Được sự hướng dẫn của Cô, chúng em xin nghiên cứu về đề tài: “Tìm hiểu bao bì
thủy tinh” để hiểu rõ hơn về cấu tạo, đặc tính cũng như quy trình sản xuất bao bì
này.

Trong quá trình làm đề tài khó tránh khỏi những sai sót về chuyên môn, nhóm em
xin thầy cô góp ý thêm để nhóm hoàn thiện tốt hơn.

Nhóm em xin cảm ơn.

2
Nội dung
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BAO BÌ THỦY TINH

1.1. Định nghĩa

1.1.1. Bao bì

Bao bì là vật chứa đựng, bao bọc thực phẩm thành đơn vị để bán. Bao bì có thể bao
bọc, có thể phủ kín hoàn toàn hay chỉ bao bọc một phần sản phẩm. (Theo quyết
định của Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng số 23 TĐC/QĐ ngày 20
tháng 2 năm 2006)

1.1.2. Bao bì thủy tinh

Bao bì được làm từ chất liệu thủy tinh được gọi là bao bì thủy tinh.

Thủy tinh là chất liệu cao cấp: Các đặc tính của thủy tinh làm cho nó trở thành một
chất liệu với chất lượng cao và hình ảnh đặc trưng. Thủy tinh được sử dụng trong
nhiều thế kỷ và được coi là loại bao bì tốt nhất và quyến rũ nhất được sử dụng để
chứa sâm banh hảo hạng hoặc nước ép hoa quả tươi.

3
Một số loại kiểu dáng bao bì thủy tinh

1.2. Lịch sử phát triển

Vào khoảng 2000 năm trước công nguyên, thủy tinh được phát hiện ở Ai Cập lần
đầu tiên, khi đó chất liệu này được sử dụng như một loại men màu cho nghề gốm
sứ và một số loại mặt hàng khác.

Trong thời kỳ đế chế La Mã, rất nhiều loại hình thủy tinh đã được tạo ra, chủ yếu ở
dạng bình và lọ. Khi đó thủy tinh có màu xanh lá cây bởi tạp chất sắt có trong thành
phần của chúng.

Hình ảnh thổi thủy tinh

Ở thế kỷ 7 và thế kỷ 8 thủy tinh được tìm thấy tại đảo Torcello. Khoảng năm 1000
sau Công Nguyên, công nghệ sản xuất thủy tinh đã có bước đột phá vô cùng lớn
khi thủy tinh soda được thay thế bằng các loại thủy tinh làm từ các nguyên liệu có
sẵn như bồ tạt thu từ gỗ.

Tại Đức từ thế kỷ 11, phương pháp chế tạo thủy tinh tấm được ra đời. Kỹ thuật này
sau đó được hoàn thiện ở thế kỷ 13 tại Venice.

4
Đến thế kỷ 12, thủy tinh đốm đã không còn được sử dụng rộng rãi như trước đây.
Đến thế kỷ 19, ngành sản xuất thủy tinh đã rất phát triển nhờ các thí nghiệm được
kiểm soát có hệ thống giúp tìm ra những thành phần cũng như cách phối liệu.

Thế kỷ 20 đánh dấu sự phát triển vượt bật của ngành thủy tinh với sự ra đời của
thủy tinh Jena hay thuỷ tinh Pirec, với nhiều ưu điểm vượt trội để dùng làm nguyên
liệu chế tạo các dụng cụ thí nghiệm.

Thủy tinh dùng làm dụng cụ thí nghiệm

1.3. Đặc tính chung của bao bì thủy tinh

Phân loại thủy tinh vô cơ: có 3 loại

Thủy tinh đơn nguyên tử: là thủy tinh chỉ tập hợp một loại nguyên tố hóa học, các
nguyên tố này thuộc nhóm V, VI của bảng phân loại tuần hoàn, đây chính là dạng
đóng rắn của S, P, Se, As, ...

Thủy tinh oxyt là dạng tập hợp các phân tử oxyt axit, hay oxyt bazo cùng loại hay
nhiều loại tồn tại ở nhiệt độ thường như B2O3, SiO2, P2O5.

5
Thủy tinh silicat là một loại thủy tinh oxyt rất phổ biến, chính là vật liệu làm chai lọ
chứa đựng thực phẩm như:

Chai nước giải khát có gas, bia, rượu, nước quả ép, ...

Lọ đựng rau quả, dầm dấm, ...

Trước đây thủy tinh là từ gọi chung cho những oxyt vô cơ dạng thủy tinh hay chính
là dạng cấu trúc vô định hình.

Khi được gia nhiệt, thủy tinh trở nên mềm và linh động hơn. Lúc này thủy tinh có
thể chảy thành giọt hoặc thành dòng, độ nhớt của chúng càng giảm thấp khi nhiệt
độ càng tăng cao.

Thủy tinh có tính chuyển đổi trạng thái thuận nghịch theo sự tăng giảm nhiệt độ,
đặc biệt tính chất ban đầu của chúng vẫn được giữ nguyên trong suốt quá trình.

Tính đẳng hướng: Cấu trúc của từng thủy tinh trong một khối thủy tinh được xem
là giống như nhau

1.4. Bao bì thủy tinh silicat

1.4.1. Đặc điểm của bao bì thủy tinh silicat

Ưu điểm

 Có nguồn nguyên liệu vô cùng phong phú

 Có khả năng chịu được áp suất gây ra ở bên trong

 Bảo quản tốt thực phẩm bên trong thủy tinh

6
 Tái sử dụng dễ dàng mà không gây ô nhiễm cho môi trường

 Có thể tái sử dụng nhiều lần nhưng phải có chế độ rửa theo tiêu chuẩn an
toàn vệ sinh thực phẩm

 Trong suốt giúp bạn có thể nhìn thấy sản phẩm bên trong dễ dàng

 Ít bị ăn mòn hóa học bởi môi trường kiềm hay axit.

 Tạo sự sang trọng cho sản phẩm

Nhược điểm

 Loại thủy tinh này dẫn nhiệt rất kém

 Có thể bị vỡ nếu bị va chạm cơ học, hay bởi sự thay đổi nhiệt độ

 Khối lượng nặng, có khi còn nặng hơn sản phẩm bên trong vì thế gây khó
khăn trong việc vận chuyển

 Không thể in nhãn và bao bì mà chỉ có thể vẽ hay sơn logo thương hiệu
lên trên.

1.4.2. Thủy tinh silicat trong công nghiệp

Việc phân loại thủy tinh silicat phải dựa trên thành phần tham gia các oxit. Chúng
được phân loại như sau:

 Loại 1: thủy tinh chứa kali và canxi với đặc tính bền và độ sáng cao, dùng để
làm các dụng cụ đo và dùng làm ra các loại thủy tinh cao cấp.

 Loại 2: thủy tinh chứa natri và canxi được dùng chủ yếu để làm bao bì đựng
rượu, bia hay các loại nước giải khát (nếu lượng natri thấp)

7
 Loại 3: thủy tinh chứa kali và chì, là loại thủy tinh vô cùng đắt tiền dùng để
chế tạo các dụng cụ cao cấp và đồ trang sức

 Loại 4: thủy tinh chứa bo và nhôm – đây là loại thủy tinh trong kỹ thuật

2. Sản xuất bao bì thủy tinh

Hình ảnh mô phỏng quá trình sản xuất thủy tinh

2.1. Nguyên liệu nấu thủy tinh

Cát + soda khan + đá vôi +oxit kim loại


(SiO2 + Na2CO3 + CaCO3 + oxit kim loại )

SiO2 (Đioxit silic)

Chất SiO2 (Đioxit silic)

8
Để sản xuất ra thủy tinh, thì SiO2 là thành phần không thể thiếu vì nó là thành phần
quan trọng nhất trong sản xuất thủy tinh công nghiệp. Thành phần này có các đặc
điểm sau:
• Là cát silica hay cát thạch anh, cát sạch không lẫn Fe (sắt) cho ra thành phẩm thủy
tinh trong suốt nhất
• Là thành phần chính của thủy tinh công nghiệp (55-75%)
• Bền cơ, bền nhiệt,bền hóa.
• Thủy tinh silicat thuần khiết có tính chiết quanh cao, quý, nấu ở nhiệt độ cao.
• Thủy tinh công nghiệp có nguyên liệu chính là cát biển thô
Cát nấu thủy tinh có hàm lượng SiO2 phải cao, phải sạch, không lẫn tạp chất.
Nếu nguyên liệu cát lẫn các loại oxyt hoặc kim loại mà chúng ta không mong
muốn có thể gây khuyết tật, ảnh hưởng đến chất lượng thủy tinh.
Soda khan (Na2CO3 )

Chất Soda khan (Na2CO3 )

• Chiếm từ 13 đến15% trong khối nguyên liệu để sản xuất thủy tinh.
• Để có thể chế ra những sản phẩm thủy tinh, trong quá trình nấu sẽ phải hạ nhiệt độ
thích hợp và hạ đến mức độ cần thiết để tránh trường hợp xấu xảy ra. (hạ nhiệt độ
thích hợp ở 1000oC), rút ngắn quy trình chế tác thủy tinh.
Đá vôi (CaCO3 )
• Nó cũng là một trong những thành phần chính của thủy tinh (chiếm 20-25%).
• Có công dụng giúp ổn định, điều chỉnh độ nhớt, tăng độ bền của thủy tinh.
• Nâng cao khả năng chống chịu của thủy tinh trong môi trường tự nhiên.
• Và có thể khắc phục nhược điểm của nguyên liệu cát hòa tan trong nước.

9
Một số oxyt kim loại:
K2O
• Cho vào thủy tinh dưới dạng K2CO3.
• Tạo vẻ bóng sáng bề mặt, sắc thái trở nên đẹp và tốt hơn.
• K2O là phụ gia sản xuất thủy tinh cao cấp.
• Ngoài ra, thì nó còn có khả năng làm giảm kết tinh trong thủy tinh.
CaO
• Khi nấu thủy tinh, không nên nấu ở nhiệt độ quá cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng
của thủy tinh, vì vậy CaO là một nguyên liệu có thể làm giảm bớt nhiệt độ nấu.
• Cung cấp bởi đá vôi, đá phấn.
• Là thành phần cơ bản của thủy tinh.
• Giúp cho quá trình nấu, khử bọt và thủy tinh có độ bền hóa học cao.
• Còn là môt thành phần quyết định độ bóng của thủy tinh.
BaO
• Tạo vẻ sáng bóng cho thủy tinh.
• Trọng lượng riêng tăng cao.
• Ngoài ra còn tăng chiết suất cho thủy tinh.
• Nó là một thành phần phụ gia trong sản xuất thủy tinh quang học.
• Và thành phần nguyên liệu này còn làn rút ngắn quá trình nấu thủy tinh.
ZnO
• Giảm hệ số giản nở nhiệt.
• Tạo tính bền nhiệt, bền hóa học.
• Gây đục thủy tinh, làm tăng độ trắng và độ thấu quang cho thủy tinh.
B2O3
 Làm giảm hệ số dãn nở nhiệt.
 Cung cấp độ bền cơ, bền nhiệt, bền hóa cho thủy tinh.
 Trong quá trình khử bọt, nó sẽ làm cho sức căng bề mặt giảm và độ nhớt được
thuận lợi hơn.
 Ngoài ra, nguyên liệu này còn làm tăng nhanh quá trình nấu thủy tinh.
Pb3O4
 Làm cho thủy tinh sáng bóng.
 Làm cho trọng lượng riêng của thủy tinh tăng lên.
 Đồng thời rút ngắn quá trình nấu thủy tinh.
Al2O3
 Làm cho chất lượng của thủy tinh trở nên tốt hơn.
 Thành phần này có tác động đến thủy tinh tương tự như B2O3, tuy nhiên nó
sẽ kéo dài quá trình nấu.

10
 Làm cho độ nhớt tăng nhưng tính khử bọt trở nên chậm, độ nhớt sẽ tăng.
 Mặc dù chúng đông nhanh nhưng độ bền cơ, bền nhiệt, bền hóa học của
chúng tăng. Nguyên nhân là do sự ảnh hưởng của Al 2O3, chúng làm cho hệ số dãn
nở của thủy tinh giảm.
Na2O
 Tính bền nhiệt, bền cơ, bền hóa và cả tính dẫn nhiệt của thủy tinh sẽ giảm đi
khi dùng Na2O ở lượng quá cao.
 Làm cho lượng bọt tăng trong quá trình nấu vì thành phần này có tác dụng
làm hạ nhiệt độ khi nấu.
 Các loại thủy tinh silicat được sử dụng để sản xuất được phân loại dựa trên
các thành phần của các oxyt: 4 loại

– K & Ca: độ bền hóa học cao, độ bóng sáng bề mặt, ...
– Na & Ca: làm bao bì đựng rượu, bia, nước giải khát,...
– K & Pb: đắt tiền, tỷ trọng cao,...dụng cụ cao cấp, đồ trang sức.
– Bo & Al: bền nhiệt, bền hóa, bền cơ cao,.. Là thủy tinh kỹ thuật.
2.2. Nguyên liệu phụ

2.2.1. Chất nhuộm màu

– Nhuộm màu phân tử: sẽ không làm tính chất của thủy tinh thay đổi, giúp cho màu
ổn định và trong suốt hơn trong quá trình gia nhiệt
 Một số chất nhuộm màu phân tử:
Chất nhuộm màu Màu sắc của thủy tinh
Mn Tím
Co Xanh
Cr Lục vàng
Fe2+ Vàng
Fe3+ Xanh lá
Cu Xanh lam

– Nhuộm màu khếch tán dạng keo: sẽ làm thay đổi tính chất của thủy tinh trong quá
trình gia nhiệt, màu sẽ thay đổi tùy theo độ phân tán, kích thước hạt và chế độ gia
công của thủy tinh.

11
 Một số chất nhuộm khếch tán dạng keo:

Chất nhuộm màu Màu sắc thủy tinh


Selen Hồng sang đỏ
Vàng Hồng sang đỏ tía
Bạc Vàng sang da cam
Đồng Đỏ sang đỏ thẩm

2.2.2. Chất khử màu

– Khử màu hóa học: thường sử dụng các chất oxy hóa mạnh.
– Khử màu vật lí: thường sử dụng các chất như Selen, NiO,.. các nguyên tố hiếm
khác.
2.2.3. Chất khử bọt

– Sử dụng các Nitrat như NaNO3, KNO3, Ba(NO3)2,...


– Nitrat còn tác dụng với một số chất như Na2SO4, As2O3,..., hợp chât amoni.
– Các Nitrat còn có thể tác dụng với các hợp chất Asen hoặc Antimoan.
2.2.4. Chất Oxi hóa - Khử

 Chất Oxi hóa: thường dùng các muối Nitrat, hợp chất arsenic, peroxyt
mangan,..chúng sẽ bị phân hủy và giải phóng Oxy trong quá trình nấu.
 Chất khử: dùng Carbon,...ngoài ra còn có thể dùng một số chất khác. Trong quá
trình khử bọt thì Carbon phải bị cháy đến hết, nếu còn dư lượng Carbon trong đó
thì sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng thủy tinh như bị đốm đen,..
2.2.5. Chất làm tăng quá trình nấu

– Làm giảm nhiệt độ, giảm độ nhớt, giảm sức căng bề mặt trong quá trình nấu. Đồng
thời, làm cho thủy tình đồng nhất và giúp bọt khí thoát ra dễ hơn.
– Các hợp chất thường dùng như fluor, muối amoni, NaCl, BaO, các Nitrit,..
2.2.6. Chất gây đục

– Dạng tinh thể: thường dùng các hợp chất như CaF 2,.., các oxyt khó cháy, ít tan và
có chiết suất cao gây đục cho thủy tinh.

12
– Dạng nhũ tương: thường dùng ccas chất có chứa Photphate,
– Dạng bọt: những bọt khí nhỏ tồn tại trong thủy tinh chủ yếu là SO2.
2.2.7. Mảnh thủy tinh

– Các mảnh thủy tinh được sử dụng lại để giúp tiết kiệm nguyên liệu nhiên liệu, có
vai trò quan trọng trong việc giúp thủy tinh dễ chảy khi nấu.
– Giúp các thông số kỹ thuật trong sản xuất thủy tinh trở nên dễ dàng ổn định hơn.
– Mảnh được sử dụng lại có hàm lượng khoảng 30-40% trong số phối liệu.
2.2.8. Nước

– Nước có vai trò giúp cho các hạt nguyên liệu trong thủy tinh hạn chế bay đi.
– Đồng thời, sự kết dính giữa nước và các hạt nguyên liệu làm cho quá trình pha trộn
trở nên dễ dàng hơn, đồng đều hơn, không bị phân lớp.
2.3. Khuyết tật của bao bì thủy tinh

-Sự có mặt của các thành phần lạ không đồng nhất gọi là khuyết tật của thủy tinh.
-Do nguyên nhân khác nhau nên tạo các khuyết tật khác nhau:
 Hình dạng.
 Đặc tính hóa lí.
 Giảm chất lượng thủy tinh.
-Sản phẩm bị khuyết tật thì nên loại bỏ không được sử dụng.
-Có 3 dạng khuyết tật:
Dạng bọt khí
 Kích thước khác nhau, không màu, trong suốt.
 Do thành phần phối liệu không hợp lí.
 Do nấu ở nhiệt độ thấp, thời gian nấu thấp.
Dạng thủy tinh
 Do thành phần không hợp làm mật độ, chiết xuất, độ nhớt, sức căng bề
mặt,..khác nhau.
 Tạo dạng vân, dạng sợi.
 Giảm độ đồng nhất, giảm tính đồng cơ, bền nhiệt.
Dạng tinh thể
 Do thành phần không nấu chảy nằm lại trong thủy tinh.
 Chế độ nấu không phù hợp về nhiệt độ và thời gian.
 Tạo vết đốm, vết đục
 Không đồng thể với thủy tinh.

13
3. Quy trình công nghệ sản xuất bao bì thủy tinh:

Cát

Rửa, chà xát

Sấy khô

Phân loại

Phân ly điện từ

Sấy cát t0: 700-8000C


t0 :1100-14000C
Nấu thủy tinh

Tạo hình t0: 700-8000C

Phủ nóng SnO2

Ủ, tôi sản phẩm

Sản
phẩm

14
3.1. Thuyết minh quy trình:

Nguyên liệu:
- Nguyên liệu chính của thủy tinh là cát (SiO2) còn gọi là silicat hay cát thạch anh,
cần có kích thước đồng đều, thuận lợi cho quá trình phân loại.
- Nếu nguyên liệu cát lẫn các loại oxyt hoặc kim loại không mong muốn có thể gây
khuyết tật, ảnh hưởng đến chất lượng thủy tinh. Nếu lẫn sắt trong cát thì thủy tinh
thành phẩm sẽ có màu xanh lục.
Rửa, chà xát: Cát được rửa bằng nước, đồng thời được chà xát để tách rời những hạt cát
dính vào nhau, công đoạn này loại được một số tạp chất hòa tan trong nước và lẫn trong
nguyên liệu và một số tạp chất dạng huyền phù.
Phân loại theo kích thước hạt:
- Cát sau khi chà xát, rửa sấy khô, được qua hệ thống rây để phân loại kích thước
hạt, nhằm giúp cho quá trình nấu thủy tinh được dễ dàng.
- Yêu cầu của giai đoạn này là phải loại bỏ hết tạp chất, loại bỏ kim loại Fe ra khỏi
cát, làm cát phải cực sạch. Nếu độ hạt đồng đều, thì thời gian và nhiệt độ nấu
không bị dao động nhiều.
Phân ly điện từ:
- Nguyên liệu cát có thể có oxyt sắt
- Trong sản xuất thủy tinh nếu có oxyt sắt có liều lượng cao hơn giới hạn cho phép
sẽ ảnh hưởng xấu đến tính chiết quang, cũng như tạo màu không mong muốn cho
thủy tinh. Nếu trong thủy tinh còn lẫn kim loại sắt không mong muốn, thì chúng sẽ
có màu xanh lục. Ta cần phải loại bỏ để điều chỉnh màu sắc giúp thủy tinh trong
suốt.
Sấy cát: sấy ở nhiệt độ rất cao (700-8000C) nhằm mục đích loại bỏ tạp chất hữu cơ, nâng
nhiệt độ khối cát lên cao, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nấu thủy tinh.
Nấu thủy tinh:
- Giai đoạn nấu ảnh hưởng lớn đến chất lượng của thủy tinh. Khối nguyên liệu được
gia nhiệt đến 1100-14000C để nấu chảy tạo thủy tinh, tùy theo thành phần nguyên
liệu. Sau khi những nguyên liệu trên được nấu tan chảy ra hỗn hợp chất lỏng này
sẽ được đổ dẫn qua những ống dẫn có thể chịu được sức nóng của chất lỏng này để
dẫn đến những chiếc khuôn ở bên dưới chờ sẵn. Nếu thành phần nguyên liệu có
kim loại natri cao thì sẽ làm giảm nhiệt độ nóng chảy của khối nguyên liệu.

15
- Đây chính là quá trình nóng chảy của SiO2, tạo cấu trúc đồng nhất giữa oxyt silic
và các kim loại kiềm, kiềm thổ hoặc các kim loại lưỡng tính
- Trong quá trình nấu thủy tinh, có sự tham gia của cacbon để khử oxy từ các oxyt
kim loại (không phải SiO2) tạo thành CO và CO2 thoát ra khỏi khối thủy tinh. Nếu
nhiệt độ nấu thủy tinh được hạ thấp do thêm một số phụ gia hoặc do hàm lượng
natri cao khiến thời gian nấu thủy tinh ngắn, tiêu hao năng lượng thấp nhưng quá
trình khử khí xảy ra không triệt để tạo ra bọt khí trong khối thủy tinh.
Tạo hình thủy tinh: Thủy tinh được tạo bằng phương pháp đùn thổi hoặc ly tâm thổi với
áp lực cao.
Phủ nóng: Phủ nóng bằng bột SnO2 nóng để bảo vệ bề mặt sản phẩm thủy tinh đang ở
nhiệt độ cao, không bị nứt và đánh bóng bề mặt thủy tinh.
Ủ, tôi thủy tinh:
- Ủ thủy tinh: thủy tinh sau khi được tạo hình nhiệt độ khoảng 700-8000C, được phủ
nóng, được làm nguội xuống nhiệt độ 3000C, sau đó lại được gia nhiệt đến 7000C
và làm nguội chậm đến nhiệt độ thường, nhằm để giảm ứng suất nội ở thành trong
và thành ngoài của chai lọ thủy tinh, tạo cho thủy tinh có độ bền cơ cao.
- Tôi thủy tinh: thủy tinh sau khi được tạo thành, phủ nóng và làm nguội đến 3000C
thì được gia nhiệt đến 7000C và được làm nguội nhanh để tăng ứng suất bên trong
thành chai lọ và tạo ứng suất đồng đều trong cả sản phẩm. Sản phẩm thủy tinh tôi
bị vỡ sẽ tạo thành những mảnh vỡ lớn đảm bảo an toàn cho người sử dụng trong
trường hợp nó bị vỡ. Thủy tinh tôi dùng để chế tạo các loại kính đảm bảo an toàn
cho người sử dụng trong trường hợp nó bị vỡ: kính ô tô, một số loại chai lọ, chén
đĩa cao cấp.
3.2. Phân tích sự tương thích giữa bao bì và thực phẩm:

- Theo các nhà sản xuất thì bao bì thủy tinh được xem là phương tiện thể hiện sản
phẩm, là “cái ưu việt nhất” trưng bày về kiểu dáng, mẫu mã, là phương tiện thông
báo tốt nhất về phẩm chất và tính sáng tạo và được đánh giá là loại bao bị tốt nhất
và quyến rủ nhất dùng để đựng thực phẩm thượng hạng như sâm banh hay nước ép
trái cây... bao bì kết hợp với thực phẩm là yếu tố hợp thành sản phẩm hoàn chỉnh.
Ở đây các nhà sản xuất nhấn mạnh thể hiện bao bì với thực phẩm có mối tương
thích rất lớn với nhau. Các nhà máy chế tạo ra thực phẩm ngày càng đa dạng, thực

16
phẩm mới thì có quyền sở hữu các bao bì thủy tinh với mẫu mã nghệ thuật đẹp mắt
thay vì những chai lọ để chứa đơn thuần.
- Theo các nhà kinh tế, bao bì thủy tinh và thực phẩm được xem xét một cách toàn
diện hơn. Người ta nghiên cứu bao bì gắn liền với quá trình lưu thông hàng hóa và
các yếu tố chi phí liên quan đến các quá trình đó. Bao bì là những biện pháp kinh
tế mang lại cho sản phẩm, sự thể hiện, sự bảo vệ, sự chứa đựng, thuận tiện cho
người tiêu dùng. Bao bì là một sản phẩm đặc biệt dùng để bao gói chứa dựng các
loại thực phẩm nhằm bảo vệ giá trị sử dụng của sản phẩm đó, tạo điều kiện thuận
lợi cho việc bảo quản, xếp dở, tiêu thụ và tiêu dùng sản phẩm, đảm bảo an toàn cho
môi trường. Khi nhắc đến bao bì thủy tinh người ta liên tưởng đến sự cao cấp, chất
lượng tuyệt hảo đưa sản phẩm lên một tầm cao hơn. Bằng chứng nó không bị thoái
hóa, ăn mòn hay tan chảy khi gặp những thực phẩm nóng, môi trường kiềm hoặc
có axit và không làm ảnh hưởng đến thành phần chất lượng của thực phẩm.
- Bao bì thủy tinh được gắn kết trong toàn bộ quá trình quản lý sản phẩm đi từ nơi
sản xuất đến nơi tiêu dùng. Quá trình đó diễn ra theo trật tự nhất định và kéo dài
mới đến tay người tiêu dùng: từ lưu kho thành phẩm đến vận chuyển, trưng bày, sử
dụng. Sản phẩm được đóng gói trong bao bì sẽ bị tác động trong nhiều yếu tố trong
mỗi khâu của quá trình vận động sản phẩm. Cần có sự định hướng trong lựa chọn
bao bì phù hợp với tính chất kĩ thuật của sản phẩm, với những công nghệ thích
hợp.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, sản phẩm không phải sản xuất ra chỉ để tiêu
dùng mà phải được trao đổi, lưu thông. Do đó, bao bì là điều kiện để vận chuyển
sản phẩm bảo quản sản phẩm từ nơi này sang nơi khác. Bao bì thủy tinh được chế
tạo từ các thành phần có trong tự nhiên và lịch sử của bao bì cao nên việc bảo quản
sản phẩm sẽ được kéo dài thời hạn sử dụng, giúp cho người tiêu dùng có thể sử
dụng sản phẩm được lâu hơn không lo sản phẩm sẽ bị biến đổi, ở góc độ này có thể
thấy sự tương trợ giữa bao bì và sản phẩm trong bảo quản và sử dụng sản phẩm.

17
- Một sản phẩm có chất lượng tốt thì thành phần bên trong phải được giữ nguyên
trong suốt quá trình sử dụng, khi đó bao bì thủy tinh là bao bì chứa đồ tuyệt hảo,
thủy tinh là chất rắn và trơ, các chất chứa trong bao bì thủy tinh sẽ không bị thủy
tinh ảnh hưởng đến chất lượng, mùi vị. Bao bì thủy tinh không thấm nước, không
xốp và dễ vệ sinh là phương tiện bảo quản tuyệt vời đảm bảo chất lượng và phù
hợp để bảo quản các loại rượu quý, thuốc hiếm hay những loại thức uống cao cấp.
Người tiêu dùng đã khẳng định là các sản phẩm chứa trong bao bì thủy tinh sẽ giữ
mùi vị tốt hơn khi được phục vụ và lưu trữ trong các bình bằng các vật liệu khác.
Nhờ vào sự gìn giữ của bao bì, thực phẩm khỏi bị hao hụt, mất mát về số lượng,
chất lượng trong quá trình bảo quản, phân phối, lưu thông và sự mất mát do con
người gây ra. Đảm bảo chất lượng trong suốt thời gian sử dụng và được coi là chất
liệu bảo quản tiêu chuẩn các sản phẩm dễ bị oxy hóa, ánh sáng tác động và cần bảo
quản lâu dài.
- Bao bì thủy tinh có khả năng truyền sáng cùng tính trong suốt của bản thân nó có
thể tạo nên những bao bì độc đáo. Các loại đồ uống có cồn thường được lưu trữ
trong thời gian dài với chai thủy tinh chất lượng cao, có những thiết kế sinh động
nhất và phức tạp nhất về thiết kế bao bì. Một lợi thế khi hấp dẫn người tiêu dùng
bằng cách nhìn bằng mắt là có thể biết thực phẩm bên trong như thế nào. “ Tôi sẽ
không mua những chai nào mà không nhìn bằng mắt” Evan nói. Theo Evan nếu
khách hàng không biết loại coctail nào họ thích họ sẽ chỉ nhìn dãy các chai lọ trên
giá và chọn loại nào trông hấp dẫn nhất. Một sản phẩm muốn người tiêu dùng để
mắt tới ngoài thiết kế bao bì đẹp thì cần mang lại sự cảm nhận tốt về thành phần
bên trong của sản phẩm

3.3. Công nghệ in nhãn trực tiếp lên bao bì thủy tinh

- Kỹ thuật in nhãn này đã xuất hiện từ lâu nhưng mãi đến gần đây, kỹ thuật này mới
được sử dụng rộng rãi, cho phép nhà sản xuất có thể in nhãn lên hầu như mọi vị trí,
bất chấp mọi hình dáng đặc biệt của bao bì [4]. Bằng cách sử dụng những bản phim

18
chuyên dụng (dùng để in nhãn lên bao bì) khác nhau về kích thước, nhà sản xuất có
thể in nhãn trực tiếp lên những bao bì có kích cỡ khác nhau và đặc biệt phù hợp
với mọi góc cạnh của bao bì, điều mà các phương pháp dán nhãn truyền thống
không thực hiện được. [4]
- Nhiều công nghệ mới được phát triển đã giúp công nghiệp in nhãn trực tiếp trở
thành ngành nghề có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong toàn nghành công
nghiệp, với tỉ lệ CAGR lên đến 15 - 20 %. Những công nghệ mới này bao gồm:
- - Tăng tốc độ máy in nhãn
- - Tăng số lượng máy in nhãn và kiến thức về in nhãn trực tiếp như kỹ thuật chỉnh
độ méo của hình ảnh, kỹ thuật đo và xén kích cỡ chính xác, và công nghệ mực in.
- Nhiều loại film in được phát triển như: PVC, OPS, PETG, và BOPP
- Phát triển trong công nghệ máy in cuốn và in nổi bằng khuôn mềm có thể in 8-10
màu
- Sự phổ biến của các mẫu bao bì đồng dạng (thuỷ tinh hay plastic) để đáp ứng nhu
cầu của người tiêu dùng
- Sự kết hợp giữa kỹ thuật in nhãn trực tiếp và chai thuỷ tinh sẽ tạo ra một kiểu dáng
tuyệt vời và một sức hấp dẫn mới cho sản phấm. Theo Micheal Mattia, Giám đốc
mua hàng của hàng Canandaigua Wine, công nghệ in nhãn trực tiếp đơn giản và có
quá nhiều ưu điểm - tốc độ nhanh, dễ theo dõi và quản lí chất lượng, và quan trọng
nhất là sự quyến rũ mà mà nó đem lại cho sản phẩm rượu của chúng tôi như rượu
vang, các sàn phẩm rượu táo. Mattia cũng nhận xét rằng, kỹ thuật in nhãn trực tiếp
đã bắt đầu đem lại cho dòng sản phẩm Canadaigua K Cider một sự “khác biệt và
độc đáo” rất cần thiết cho việc chiếm lĩnh thị trường. [4]
Nóng và bắt mắt
- Bao bì thủy tinh và công nghệ in nhãn trực tiếp thực sự là một sự kết hợp hoàn
hảo. Bao bì thủy tinh rất bền và thường được sử dụng để bảo quản và tôn vình chất
lượng sản phẩm. Thủy tinh có thể chịu được nhiệt độ rất cao của các máy in nhãn
trực tiếp; hơn nữa, bề mặt của thủy tinh rất cứng và dính giúp nhãn in trực tiếp có
thể bám chặt vào thân bao bì, giúp tăng cảm giác thích thú của người tiêu dùng khi
sử dụng sản phẩm.
4. Tính chất vật lý, hóa học, chỉ tiêu chất lượng của bao bì thủy tinh

19
4.1. Độ bền cơ học:

- Độ bền cơ học của bao bì thủy tinh được quyết định từ:
+ Thành phần nguyên liệu
+ Công nghệ chế tạo
+ Cấu tạo
+ Hình dạng bao bì
Những loại chai lọ miệng rộng thường không có cổ chai, miệng chai nối với
thân chai, để dễ dàng cho sản phẩm vào và lấy ra. Loại chai này không chịu tác
động lớn của lực cơ học khi chiết rót trừ khi bị va chạm vào thành hoặc bị rơi
vỡ.

Những loại chai có cổ: dùng để đựng các loại nước giải khát, cồn, bia rượu.
các loại chai này thường chịu tác động của các lực sau:

 Lực theo phương thẳng đứng tác dụng lên đáy chai trong quá trình chiết rót và
lực tác dụng lên cổ chai khi đóng nút chai.

 Lực theo phương ngang ( phương thẳng góc với


đường trục của chai), chính là áp lực của khí CO2
tác động thẳng góc với thành chai. Áp lực này càng
lớn lúc thanh trùng, sau khi chiết rót đóng nút chai.

20
- Để đảm bảo chai được bền dưới tác động của lực trong quá trình chiết rót, đóng
nắp chai thủy tinh luôn được thiết kế:

Đặc điểm Mục đích


Độ dày thành chai và đáy chai đồng Vì thủy tinh chịu nhiệt kém, nếu
đều nhau không có sự đồng đều dễ dẫn đến
vỡ chai khi lực tác động
Thân trụ thẳng đáy tròn Tăng độ bền cơ
Độ dãn đều
Đáy là một mặt cầu lồi Thuận lợi của đáy chai mặt cầu lồi
là sự tiếp xúc đáy chai với mặt
phẳng nằm ngang là đường tròn. So
với đáy chai tiếp xúc với mặt phẳng
nằm ngang, khi lực tác động từ trên
xuống sẽ dễ gây nên vỡ chai.
Cổ chai phía bên trong có dạng mặt Tăng độ bền cơ
cầu lồi xoay và độ cong của cổ chai
không thay đổi một cách đột ngột

4.2. Độ bền nhiệt

Khi chai lọ được rót dung dịch nóng thì thành trong sẽ giãn nở tạo ứng lực
vòng chạy suốt chiều cao của thân trụ bên trong. ở thành ngoài, khi chưa cân
bằng nhiệt với thành trong sẽ xuất hiện ứng lực kéo. Nếu nhiệt độ dung dịch và
bao bì không chênh quá 70℃ thì ứng lực kéo ở thành ngoài và lực nén thành
trong cũng không chênh lệch một cách đột ngột, không gây vỡ chai. Tương tự
cho trường hợp rót dung dịch lạnh.
Chai đựng thực phẩm có áp lực khí hoặc được đun nóng, làm lạnh, cần thiết
được cấu tạo thân trụ thẳng đáy tròn, cổ và thân chai không được giảm nhanh
sự chênh lệch đường kính thì tăng dộ bền cơ hơn cho các loại chai có cấu tạo
khác nhau.

4.3. Tính chất quang học của thủy tinh

Thủy tinh có đặc tính quang học thể hiện ở khả năng hấp thụ ánh sáng và phản
xạ ánh sáng. Thủy tinh silicat có khả năng hấp thụ tia có bước sóng 150 ÷
600nm.

21
Có thể điều chỉnh sự truyền ánh sáng qua thủy tinh bằng cách cho thêm các
chất màu như: oxyt kim loại, hợp chất của lưu huỳnh, hợp chất của selen, các
oxyt kim loại khác.

Các kim loại, oxyt kim loại tạo màu cho thủy tinh:

Trạng thái màu Oxyt kim loại tạo màu


Không màu hấp thụ tia UV (không CeO2, TiO2, Fe2O3
cho tia truyền qua thủy tinh)
Xanh da trời Co3O4, Cu2O + CuO

Màu đỏ tía, xanh lam+đỏ Mn2O3, NiO

Xanh lá cây nâu Cr2O3, Fe2O3 + Cr2O3 + CuO, V2O3


Nâu, Màu vàng nâu (amber) MnO, MnO + Fe2O3, TiO2 + Fe2O3,
MnO + CeO2

Vàng Na2S

Cam CdS, CeO2 + TiO2

Đỏ CdS+ Se

Đen CdS + Se, Au, Cu, UO3 + Sb2S3

Thủy tinh amber và thủy tinh xanh lá cây là thủy tinh cản quang tốt nhất, do đó
được dùng làm chai lọ đựng thuốc, hóa chắt đắt tiền, rượu vang, bia để tránh hư
hỏng các thành phần bên trong vì bao bì thủy tinh cản quang chỉ cho xuyên qua
khoảng 10% ánh sáng có bước sóng 290 ÷ 450nm, nhưng thủy tinh lại có
khuynh hướng hóa sẫm đen dưới năng lượng của bức xạ mạnh như trong
trường hợp chiếu xạ thực phẩm., khi đso, tia bức xạ có thể gây n4en sự thay
thế, dịc chuyển điện tử trong mạng cấu trúc, làm thay đổi hóa trị tạo nên đa hóa

22
trị với các oxyt kim loại, gây màu cục bộ khác với các vùng hoặc có thể làm
tăng sự hấp thụ ánh sáng thường.
Bảo vệ thủy tinh mang màu do màu của thủy tinh có thể giảm theo thời gian sử
dụng do một lượng CeO2 ( bị khử thành CeO3 bởi sự chiếu xạ ), khoảng 1,5%
được cho vào để cải thiện tính giảm màu của thủy tinh nhưng giá thành sẽ cao.

4.4. Độ bền hóa học:

Định nghĩa: là khả năng chống ăn mòn hóa học của môi trường tiếp xúc với
thủy tinh, tùy thuộc vào thành phần nguyên liệu ban đầu và điều kiện môi
trường tiếp xúc với thủy tinh.
Môi trường nước và acid
 Môi trường này có tính ăn mòn thủy tinh do thành phần H+ phân li từ
acid sẽ đến nhận điện tử của kim loại kiềm, kiềm thổ tạo thành khí H2,
các ion kim loại kiềm thổ khuyếch tán vào môi trường, tạo nên các lỗ
hỏng trong cấu truc bề mặt của thủy tinh:
2H+ + 2Na  H20 + 2Na
 Sự ăn mòn này tạo cho thủy tinh có bề mặt nhám, bị lõm thành những
vết liti, mất vẻ sáng bóng, ảnh hưởng đến tính chất quang học. thủy tinh
kiềm thổ bị ăn mòn bởi môi trường acid ở mức độ kém hơn so với thủy
tinh kiềm.
Môi trường kiềm
 Môi trường kiềm ăn mòn thủy tinh nhanh hơn môi trường acid, vì oxyt
Si là oxyt lưỡng tính, mạng lưới SiO 4 bị ăn mòn dần trở nên những vết
khuyết rõ ràng hơn. Axit HF ăn mòn thủy tinh rất mạnh.
 Thủy tinh có các thành phần như: TiO2, Cr2O, Al2O3 thì bền trong môi
trường acid cũng như môi trường kiềm. nhiệt độ môi trường ăn mòn
càng cao thì thủy tinh bị ăn mòn càng nhanh, nếu bề mặt thủy tinh có vết
trầy xước thì cũng tạo điều kiện ăn mòn dễ dàng.

4.5. Chỉ tiêu chất lượng của bao bì thủy tinh

- Việc chú ý đến chất lượng của bao bì thủy tinh cũng như cải thiện đến
việc kiểm soát chất lượng luôn được các doanh nghiệp, nhà sản xuất đặc
biệt chú trọng với mục tiêu giảm các bộ phận phế liệu, đáp ứng nhu cầu
khác hàng cũng như tạo uy tín cho doanh nghiệp.

23
- Kiểm soát các chỉ tiêu chất lượng của bao bì thủy tinh phải được dự
đoán sớm nhất có thể trong giai đoạn sản xuất thủy tinh:
+ Kiểm tra phát hiện các khuyết tật có thể có ở đáy, thân, cổ và thành
phẩm của thùng chứa được thực hiện trong toàn bộ quắ trình sản xuất
với các máy kiểm tra nội bộ chủ yếu dựa trên công nghệ không tiếp xúc
( máy ảnh và các cảm biến quang học khác).
+ kiểm soát kích thước được thực hiện trên cơ sở mẫu, gần dây chuyền
sản xuất. các điều khiển kích thước cần thiết của bao bì thủy tinh:
Tổng chiều cao
Thẳng đứng
Đường kính bên ngoài trên cổ
Miệng cổ
Nhiều thông số khác nhau trên bề mặt hoàn thiện ( đường kính, chiều
cao, bức xạ, góc,…) trên bất kì loại bề mặt nào.
5. Nắp bao bì thủy tinh

5.1. Loại A (miệng ren):

Chứa chất lỏng không có áp lực khí, nồng độ cồn < 40o

Có ren vặn để đóng nắp chai

Được làm bằng nhôm hay thiếc có phủ lớp sơn ở trong và ngoài, đệm plastic đảm bảo độ
kín của chai.

Cần nút đệm (vật liệu HPDE) đệm miệng chai trước khi đậy nắp.

5.2. Loại B (miệng đai):

Chứa chất lỏng có áp lực khí, chai đậy kín bằng nút bấc và có dây thép khằng

Chai thủy tinh miệng loại B, thành miệng khá dày chứa các loại rượu vang, rượu
champagne…có áp lực CO2 cao, có thời hạn tồn trữ và sử dụng dài nên cần đậy kín và có
khả năng chịu áp lực cao của khí CO2 nén trong chai.

24
Nút gỗ bấc có tính đàn hồi cao, đậy kín miệng chai và nhô lên khoảng 1,5cm → Dây thép
buộc ngoài miệng chai chịu được áp lực nén cao của CO 2 trong chai → Lớp giấy nhôm
sát vào miệng chai, mép giấy che phủ giây thép bên trong.

5.3. Loại C (miệng mũ):

Cấu tạo thành miệng đầy và có gờ, được đậy bằng nắp mũ.
Chai thủy tinh loại miệng C được dùng để đựng các loại nước giải khát có gas, sản phẩm
có giá thành thấp, tiêu thụ nhanh và áp lực CO2 trong chai không quá cao.

Nắp bằng thiếc có lót lớp đệm bằng gỗ bấc hoặc bằng cao su để áp chặt khít vào miệng
chai, đóng nắp phủ miệng.

Tài liệu tham khảo


[1] Bài báo khoa học tiếng anh

25
26
27
28
29
30
31
Tạp chí khoa học và công nghệ sản xuất CIRP
Nâng cao chất lượng sản xuất hộp đựng thủy tinh với kiểm soát quá trình pit tông
Miroslav Kovacec, Ana Pilipovic, Nedeljko tefanic

32
TRỪU TƯỢNG
Sản xuất hộp đựng thủy tinh là một quy trình rất phức tạp và đòi hỏi phải được trang bị và
điều chỉnh tối ưu để sản xuất hộp đựng thủy tinh đáp ứng tốt nhất những khách hàng khó
tính, đồng thời có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Hộp đựng bằng thủy tinh phải chịu
được tối đa ánh sáng, cũng như ít tốn kém hơn, đồng thời chúng phải chịu được tối đa tải
cơ học, áp suất bên trong lớn hơn, cú sốc nhiệt (thanh trùng), v.v. Đối với đồ đựng bằng
thủy tinh để có thể đáp ứng các yêu cầu này, ngoài một thùng chứa được thiết kế tốt, cần
phải phân phối thủy tinh tuyệt vời (độ dày đồng đều của thành thùng thủy tinh), có thể là
được giao bởi quy trình sản xuất NNPB (quy trình ép và thổi cổ hẹp). Bài báo cho thấy
cách kiểm soát hệ thống của quy trình ép trên máy thủy tinh đạt được độ ổn định cao hơn
của khối lượng thủy tinh,cũng góp phần nâng cao chất lượng hộp đựng thủy tinh và tăng
năng suất dây chuyền sản xuất. so sánh đã được thực hiện, cụ thể là đường hút được trang
bị với hệ thống cho quy trình kiểm soát ép WISEPPC (kiểm soát vị trí pit tông cảm biến
không dây).

1.Giới thiệu
Tùy thuộc vào sản phẩm được sản xuất từ thủy tinh,quy trình sản xuất đầy đủ được lựa
chọn. Các quy trình được sử dụng trong công nghiệp thủy tinh được phân biệt ( Bảng 1).
Trong bài báo này quy trình sản xuất NNPB (máy ép cổ hẹp và quá trình thổi) sẽ được mô
tả. Nó thường được sử dụng cho sản xuất hàng loạt lớn hộp đựng thủy tinh nhẹ (thường là
chai cho đồ uống có ga và vẫn còn). Để sản xuất thủy tinh thùng chứa sử dụng quy trình
sản xuất này, không đổi (đồng nhất) khối lượng của thủy tinh phải được đảm bảo để toàn
bộ hình thành quy trình sản xuất hộp thủy tinh trên hộp thủy tinh máy có thể được điều
chỉnh một cách tối ưu. Trong trường hợp sản xuất hàng loạt lớn đồ đựng bằng thủy tinh,
kính, máy sản xuất container hoạt động 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần, và hầu như
không thể duy trì được thủy tinh đồng nhất theo cách thủ công quần chúng. Do đó, nó là
cần thiết để cài đặt vào sản xuất xử lý một hệ thống có thể đảm bảo khối lượng đồng nhất
của các thủy tinh. Một số chúng hoạt động trên nguyên tắc ghi lại những ngấn kính bằng
hai máy ảnh và hình ảnh được sử dụng để tính toán khối lượng thủy tinh, sau đó được
chuyển đổi thành khối lượng, tác động lên kính điều chỉnh khối lượng. Bài báo sẽ giải
thích hoạt động nguyên tắc của hệ thống giám sát các quá trình ép của hộp đựng bằng
thủy tinh — WISEPPC (vị trí pit tông cảm biến không dây điều khiển), hoạt động trên
nguyên tắc đo báo chí vị trí của pít tông (được sử dụng để tạo thành đường gấp khúc trong
khuôn trống) sau đó được chuyển thành khối lượng và tác dụng lên khối lượng gob thủy
tinh bộ điều chỉnh.
Cần lưu ý rằng các gờ thủy tinh đồng nhất và có hình dạng tốt là cần thiết cho việc sản
xuất hộp đựng thủy tinh chất lượng cao, nhưng điều này không có nghĩa là đây là điều
duy nhất cần thiết. Một lớn số lượng các thông số trên lò và trên hộp thủy tinh máy sản
xuất phải được điều chỉnh chính xác để sản xuất hộp đựng thủy tinh chất lượng cao.

33
Trong phần thí nghiệm, các mẫu sẽ được phân tích có được thu thập từ bốn dây chuyền
sản xuất, được trang bị bởi sự kết hợp khác nhau của các cơ chế nạp liều lượng (ly thủy
tinh hình thành) và hệ thống giám sát quá trình ép
2. Quy trình sản xuất NNPB và hệ thống kiểm soát
thủ tục nhấn WISEPPC
2. Quy trình sản xuất NNPB và hệ thống kiểm soát
thủ tục nhấn WISEPPC
2. Quy trình sản xuất NNPB và hệ thống kiểm soát
thủ tục nhấn WISEPPC
2. Quy trình sản xuất NNPB và hệ thống kiểm soát
thủ tục nhấn WISEPPC
2. Quy trình sản xuất NNPB và hệ thống kiểm soát
thủ tục nhấn WISEPPC
2.Quy trình sản xuất NNPB và hệ thống kiểm soát thủ tục nhấn WISEPPC
2.1. Quy trình sản xuất hộp đựng thủy tinh
Nguyên liệu thô được sử dụng để sản xuất thủy tinh có thành phần hóa học không đổi, tạo
hạt tối ưu, tối thiểu tỷ lệ phần trăm độ ẩm và hàm lượng tối thiểu của các chất phụ gia có
hại.
Nguyên liệu thô là cát silica, sôđa, canxit, dolomit (thô vật liệu của canxi cacbonat và
magiê cacbonat), và

fenspat (nguyên liệu thô ở dạng cát). Nhôm trihydrat, natri sunphat, cromit, than đá, v.v.
được sử dụng làm nguyên liệu thô phụ trợ được sử dụng làm thuốc nhuộm và gạn lọc của
tan chảy. Ngoài ra, ống thủy tinh thể hiện một tỷ trọng lớn trong nguyên liệu thô đầu vào
vật chất. Tất cả các nguyên liệu thô này được cung cấp cho hợp chất máy trộn nơi chúng
được trộn và làm ướt. Sự tan chảy và chất lượng thủy tinh phụ thuộc phần lớn vào độ
đồng nhất và độ ẩm của hợp chất. Sử dụng băng tải dây đai, hợp chất được chuyển đến
silo lưu trữ lò và bằng bộ nạp định lượng, nó được nạp vào vào lò. Sự nóng chảy của hợp
chất được thực hiện trong lò nung ở nhiệt độ khoảng 1650 8 C trong đó hỗn hợp thô vật
liệu được chuyển thành một thủy tinh nóng chảy. Mỗi lò được chia thành ba khu vực: khu

34
vực tan chảy, khu vực thanh toán bù trừ và khu đồng nhất. Từ lò nung chảy được cung
cấp qua các kênh đến bộ trung chuyển. Kênh hoạt động như một đường dẫn thông qua mà
thủy tinh tan chảy từ lò nung đến khay nạp cơ chế, đồng thời hoạt động như một bộ trao
đổi nhiệt, và có chức năng tạo ra sự đồng nhất trong thủy tinh, nhiệt độ của nó và thành
phần [2]. Vì vậy, thủy tinh hình thành được cắt thành các duy nhất sử dụng kéo cắt hoạt
động phù hợp với pít tông của cơ chế cấp liệu và máy sản xuất thùng thủy tinh. Những
thủy tinh được phân phối thông qua nhà phân phối gob và rãnh để một số phần nhất định
của mặt khuôn trống của hộp thủy tinh máy sản xuất. Trong khuôn trống bên của hộp thủy
tinh máy sản xuất một parison được hình thành, sau đó được chuyển vào mặt khuôn của
máy sản xuất hộp thủy tinh trong mà parison này được thổi trong khuôn, do đó thu được
biểu mẫu [1].
Từ mặt khuôn của máy sản xuất hộp thủy tinh sau khi kiểm tra bằng mắt lần đầu tiên, các
hộp đựng bằng thủy tinh đã được mài nhẵn được vận chuyển đến bộ phận gia công lại
nóng và xa hơn nữa đến quá trình tôi luyện lò lửa. Công nghệ lớp phủ được sử dụng
thường xuyên để bảo vệ bề mặt bên ngoài của các thùng chứa. Thứ nhất, các lớp phủ là
lắng đọng ở nhiệt độ cao (được gọi là lớp phủ đầu nóng

(HEC) 500 ° C). HEC thường là 10 nm của một loại gốm cứng vật chất. Các vật liệu này
được chế tạo ngay sau khi tạo hình khi bề mặt vật chứa vẫn ở nhiệt độ cao.
Do đó, các lớp phủ này có độ bám dính và độ bền tốt. Những giảm thiệt hại tiếp xúc [1].
Sau đó, các thùng chứa được gửi qua hệ thống làm mát có kiểm soát quy trình, được gọi
là ủ, cho phép các thùng chứa làm mát xuống nhiệt độ phòng trong điều kiện không căng
thẳng [3]. Sau đây là thử nghiệm quang học, cơ học và điện tử của các hộp đựng thủy tinh
được sản xuất tự động loại bỏ những với các vết nứt, chèn, biến dạng và các khuyết tật
khác. Hình 1 cho thấy sơ đồ công nghệ của sản xuất thủ tục của vật liệu bao bì thủy tinh.
Tiếp theo là công đoạn tạo hình goc kính và NNPB (cổ hẹp. quy trình ép và thổi) quy

35
trình sản xuất và WISEPPC (điều khiển vị trí pit tông cảm biến không dây) sẽ được mô tả
ngắn gọn.
2.2. Tạo hình của thủy tinh
Bốn hoạt động chính để sản xuất thủy tinh là: trộn, nóng chảy, làm mịn và tạo thành [1].
Trộn, nấu chảy và làm mịn hoạt động chung cho tất cả các quy trình sản xuất kính với
một số biến thể tùy theo loại lò. Việc tạo hình các thủy tinh bắt đầu bằng việc trộn và nấu
chảy, và sau khi điều hòa đến nhiệt độ mong muốn, (nóng chảy thủy tinh) được chuyển từ
lò nung đến các hoạt động tạo hình thông qua bộ cấp (Hình 2 [1] . Sử dụng lực kéo của
trọng lực, thủy tinh di chuyển từ bể nóng chảy sang máy tạo hình; kính có bề ngoài dày và
xi-rô đỏ cam. Bộ nạp kiểm soát trọng lượng, nhiệt độ và hình dạng của gob, tất cả đều rất
quan trọng đối với vật chứa chất lượng [1]. Kính được kiểm soát bởi chiều cao của gốm
hình trụ ống trong bộ cấp liệu; một ống nâng lên tạo ra một tiếng ồn lớn trong khi hạ thấp
ống dẫn đến giảm fl ow. Kính tôi phải trải qua một '' hành động trộn '' được tạo ra bởi sự
quay của gốm hình trụ cái ống. Điều này giúp làm cho nhiệt độ phù hợp trong khi chuyển
động xuống của pít tông làm gia tốc kính. Điều này hành động bơm được tính thời gian
với việc cắt thủy tinh như nó rơi xuống bên dưới máng ăn để tạo hình các gobs rơi xuống.
Các yêu cầu chứa thể tích thủy tinh chính xác để làm một thùng chứa [3]. Sau khi đã được
cắt ra khỏi bộ nạp, nó rơi vào một loạt các máng trượt nơi nó được đưa đến khuôn trống
trên máy IS [4]. Các Máy IS hoặc '' Máy Phần II Riêng lẻ '' được thiết kế để đảm bảo sản
xuất hiệu quả để các nhà khai thác có thể thực hiện một hoặc các bộ phận đã ngừng sản
xuất để sửa chữa mà không ngừng hoạt động sản xuất ở các phần khác. vào máy IS và
được được hình thành trong các thùng chứa thông qua một quá trình định hình có kiểm
soát và làm mát kính. Máy có từ 6 đến 20 các phần và mỗi phần có thể tạo ra một đến bốn
chai đồng thời. Tổng thời gian cần thiết để sản xuất một thùng chứa thay đổi, nhưng bia
và Nước ngọt chai lọ lấy xấp xỉ 10 giây. Tùy thuộc vào kích thước và hình dạng của
thùng chứa, máy tốc độ sản xuất có thể nhanh đến 700 thùng chứa / phút [4]

2.3. Quy trình sản xuất máy ép và thổi cổ hẹp

36
Các quy trình này có khả năng tạo ra các tắc nghẽn chai (Hình 3).
Ba khuôn được sử dụng:
-Khuôn parison,
-Khuôn đúc,
-Vòng cổ (Hình 4).
Khuôn vòng cổ được sử dụng trong suốt quá trình và cho phép để hình thành cổ và
chuyển parison từ parison khuôn cho một cái chết. Khuôn được làm bằng hai phần mở để
giải phóng parison và vật kính. Như một vấn đề của thực tế, một đường nhỏ được đánh
dấu (cái gọi là dấu mốc) trên thùng chứa [1]. Quá trình này bắt đầu với việc cho ăn gob
(Hình 4 a). Trong báo chí-và- quá trình thổi một pít tông kim loại (trục gá) được sử dụng
để ép parison (Hình 4 b) chống lại khuôn parison (Hình. 5). Pít tông

37
Hình 4. Quá trình ép và thổi: (a) ăn gob, (b) ép parison, (c) parison
Hình 4. Quá trình ép và thổi:(a) ăn gob, (b) ép parison, (c) parison mở khuôn và nhả pít
tông, (d) chuyển sang khuôn đúc, (e) chảy xệ, (f)thổi, (g) ủ và HEC [1] tiến dần vào gob
trong khi nó bị ép vào gob khác cực đoan. Tiếp theo parison được chuyển sang phần thổi
(Hình 4 c và d). Hình dạng cuối cùng thu được sau khi thổi parison vào khuôn tạo hình
(Hình 4 e và f). Sau đó thùng chứa là được chuyển trên dây đai xích, được ủ và xử lý
(Hình 4 g). Việc ủ kính cho phép loại bỏ các ứng suất dư từ các thùng chứa được hình
thành nhanh chóng từ nhiệt độ cao-kiểm tra như đã thảo luận ở trên (Hình 4 g) [1]. Kiểm
soát nhiệt độ là điều cần thiết để kiểm soát kính và sự phân phối. Cần lưu ý rằng sự biến
dạng của kính dưới tải trọng riêng (võng) phải được xem xét để đạt được tối ưu hóa phân
phối thủy tinh. Điều này đã trở thành một thách thức công nghệ khi chế tạo bình nhẹ.
Ngoài ra, việc kiểm soát độ bám dính giữa các dụng cụ kim loại và thủy tinh nóng đòi hỏi
sự kiểm soát cẩn thận của nhiệt độ làm việc [1]. Trong khi hình thành, nhiệt được chiết
xuất từ thủy tinh trong một cách thức. Khuôn phải được làm bằng chất dẫn nhiệt tốt

38
với bề mặt nhẵn và được bôi trơn. Các thuộc tính này xác định bước tạo hình và chất
lượng bề mặt bên ngoài [3]. Quá trình ép và thổi có khả năng kiểm soát tốt hơn hình dạng
của sự phân chia và do đó của sự phân bố thủy tinh. Để hiển nhiên lý do kinh tế, phân
phối kính được tối ưu hóa để cho phép lợi nhuận sản xuất. Chai nhẹ được sản xuất bởi
máy ép-và- quá trình thổi trong khi chai nặng hơn với hình dạng phức tạp hơn là được tạo
ra bởi quá trình thổi và thổi (trong thổi và thổi quá trình parison được hình thành bằng
cách thổi khuôn). Đáng chú ý, trong
các khiếm khuyết bên trong quá trình ép và thổi được giới thiệu bởi pít tông khi nó tiếp
xúc với tấm kính. Những ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất cơ học của chai. Ngoài
ra, các nhà sản xuất kính bôi trơn bề mặt bên ngoài để hạn chế
hư hỏng tiếp xúc trong dây chuyền sản xuất và sử dụng [1].

2.4. Điều khiển vị trí pit tông cảm biến không dây (WISEPPC)
Hệ thống dựa trên các cảm biến, đo toàn bộ hành trình của vị trí của pít tông. Hệ thống
này liên tục ghi lại toàn bộ pít tông thực sự đi xuyên qua kính trong khi tạo thành parison,
đồng thời cung cấp khả năng kiểm soát trọng lượng gob chính xác thông qua ống nạp tự
động (ống gốm hình trụ) điều chỉnh chiều cao-(Hình 6)

39
Các nét đầy đủ cảm biếntích hợp vào cơ chế pít tông là nguồn tín hiệu của hệ thống. ống
cảm biến gốm mang tại bên trong bề mặt đồng, đại diện cho các điện cực của tụ điện,
trong được rào chắn bởi một tụ kim loại được gắn bên trong thanh pít-tông và bao quanh
ống cảm biến. Một cuộn dây được kết nối bên trong ống sứ. Cuộn dây và dung lượng liên
quan đến tấm tiếp hợp tạo ra một mạch điện. Tụ điện thay đổi tương đối đến vị trí của pít-
tông dẫn đến thay đổi trong tần số cộng hưởng của mạch dao động. Tấm tiếp hợp được
gắn trên tấm đế pít tông, một cung cấp cho bộ dao động mạch của cảm biến với năng
lượng với một cách tự tin. Vị trí tín hiệu là điều chế thành năng lượng và được chuyển
bằng một dây cáp mỗi khoang. tín hiệu sau đó là quy trình hoàn thành và phân tích thông
tin về các quy trình hình thành bình [6]. Ngoài việc đo chu kỳ, trọng lượng cũng có thể được
điều khiển trong cổ hẹp nhấn một cú đánh thứ hai và nhấn miệng rộng và sản xuất thổi bằng cách
sử dụng điều khiển l oop khép kín để điều chỉnh chiều cao ống [7]. Trọng lượng cá ổn định là
một trong những yếu tố quan trọng để NNPB thành công
sản xuất. Cân bằng trọng lượng cắt theo từng lần cắt mà không có biến thể giảm nguy cơ
tạo ra các khuyết tật nghiêm trọng ngay từ đầu.

3 Thực nghiệm
3.1. Kiểm tra thiết bị
Các mẫu thử nghiệm được thu thập từ bốn dây chuyền sản xuất: 611, 621, 631 và 635
trong quá trình sản xuất cùng một loại kính vật liệu đóng gói (dụng cụ chứa nước). Các
đặc điểm của những dòng này được trình bày trong Bảng 2. Trong quá trình sản xuất, một
lần mỗi ca, các mẫu đã được ghi lại từ dây chuyền sản xuất và khối lượng được đo trên kỹ
thuật số Mettler Toledo PB3001.

3.2. Kết quả kiểm tra


Từ mọi dây chuyền sản xuất, 80 mẫu thùng chứa nước, trong số trên danh nghĩa giá trị
của 190 g là đã thu thập. Các đo đạc các kết quả được trình bày trong Bảng 3–6

40
41
42
Trong các bảng trước đó, các giá trị khối lượng lệch khỏi giá trị danh nghĩa lớn hơn 1 g đã
được đánh dấu đặc biệt. Trên dòng 611, tất cả 80 thùng chứa được đo đều nằm trong giới
hạn, trên dòng 621 ba thùng chứa không nằm trong các giới hạn này

43
trên dòng 631 mười hai không nằm trong các giới hạn này và trên dòng 635 có tới 38 chai
được đo không nằm trong giới hạn này, vì được trình bày trong Bảng 7.
Dữ liệu thu được bằng cách đo các mẫu đã được xử lý bằng Gói phần mềm Statistica -
mô-đun, Thống kê cơ bản- Mô tả thống kê, và sau đó phân tích phương sai ANOVA được
thực hiện.

3.3. Biểu đồ và phân phối chuẩn (thống kê mô tả)


Thống kê mô tả tính toán riêng biệt cho mọi biến (theo cách này, nó cung cấp thông tin cơ
bản cho những biến) giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất, khác nhau giá
trị phương sai (Bảng 8) và cung cấp dữ liệu ở dạng
phân phối biến đổi. Nó cũng cung cấp các giá trị của độ lệch chuẩn và lỗi tiêu chuẩn cho
các biến đơn lẻ, đồng thời cho biết liệu sự phân bố của biến quan sát phù hợp với phân
phối chuẩn (Hình 7–10).
Hình 11 cho thấy một Hộp và Whâm mưu isker của mộtsẽ sản xuấtsự
các dòng.
Biểu đồ dây chuyền sản xuất trình bày phân phối chuẩn của dữ liệu thu thập được; chúng
được vẽ xung quanh các giá trị trung bình của khối lượng của các đường đơn. Có thể thấy
rằng các giá trị trung bình không tương ứng với giá trị danh nghĩa nhưng thay đổi theo
hướng giá trị nhất định. Điều này phụ thuộc vào một số lượng lớn các yếu tố như: độ mòn
của các dụng cụ (khuôn, khuôn trống, pít tông), bộ nạp định lượng (vòng ori ce, ống não,
pít tông), WISEPPC (hiệu chuẩn cảm biến, thay thế các cảm biến bị lỗi), sản xuất hộp
thủy tinh máy (cho ăn, điều chỉnh hoạt động của máy, công cụ bôi trơn), người vận hành
máy móc (thay thế các công cụ bị mòn, khuôn trống và bôi trơn vòng cổ), v.v.
3.4. Phân tích phương sai ANOVA
Hai phân tích về phương sai khối lượng đã được thực hiện: khối lượng-đường và phân
tích dịch chuyển khối lượng. Việc phân tích phương sai khối lượng đường là để chỉ ra sự
xuất hiện của điều chỉnh khối lượng tự động của kính thủy tinh và trên quy trình sản xuất
bao bì thủy tinh (Hình 12), và phân tích phương sai mass – shift muốn cho biết liệu người
ta có thể đáp ứng yêu cầu quy trình sản xuất của máy ép cổ hẹp và quá trình thổi, liên
quan đến khối lượng thủy tinh (Hình 13).
Bảng 9 cho thấy dữ liệu cơ bản của phân tích phương sai cho dây chuyền sản xuất và cho
ca làm việc. Phân tích dữ liệu được đo lường và xử lý thống kê dẫn đến kết luận rằng trên
các dòng có hệ thống được cài đặt để giám sát quá trình ép WISEPPC (dòng 611 và dòng
621), đồng thời để điều chỉnh kính tự động khối lượng gob, khối lượng gob thủy tinh
đồng đều hơn nhiều so với dòng có quy định thủ công (dòng 631 và dòng 635), có thể
được quan sát rất độc đáo trong phần trình bày (Hình 11). Tự động điều chỉnh khối lượng
thủy tinh giúp bình tĩnh hơn và hoạt động ổn định hơn của dây chuyền sản xuất cho toàn
bộ thời gian sản xuất. Ở đây, hầu như không có sự khác biệt về chất lượng của quy định
khối lượng thủy tinh từ khía cạnh thiết kế của cơ chế nạp liệu (cơ khí hoặc servo). Tất
nhiên, điều này giữ cho

44
45
46
47
tốc độ sản xuất thấp và trung bình (số lượng chai được sản xuất trên một đơn vị thời
gian), trong khi đối với tốc độ sản xuất cao chỉ có servo máy cấp liệu được sử dụng, vì
máy cấp liệu cơ học không thể phù hợp thực hiện nhiệm vụ được yêu cầu. Dữ liệu được
xử lý thống kê cho thấy rằng đối với khối lượng danh nghĩa
190 g, trên dòng 611 cung cấp giá trị trung bình của khối lượng là 190,34 g,
và trên dòng 621 giá trị trung bình là 190,40 g. Mặc dù nghĩa là các giá trị không hoàn
toàn đồng ý với giá trị danh nghĩa, và hầu như tất cả các giá trị khối lượng đều nằm trong
dung sai sản xuất của nó.
 1 g — nó
Có thể kết luận rằng quy định tự động đã đáp ứng được mong đợi
các yêu cầu. Các chai có khối lượng lớn hơn một chút đã được sản xuất,
nhưng có chất lượng tốt hơn (khối lượng cao hơn, cũng có nghĩa là bức tường lớn hơn đồ
dày— nghĩa là độ bền cao hơn của hộp thủy tinh).
Trên dòng 631 và 635, khối lượng được đặt thủ công. Nghĩa giá trị của Khối lượng của
các thu thập chai lọ trên hàng 631 Là 190,05 g và gần như đồng ý với giá trị danh nghĩa là
190 g; Tuy nhiên, sai lệch xung quanh giá trị danh nghĩa là rất lớn (1,4 g; +1,7 g). Trên
dòng 635, giá trị trung bình lệch phần lớn so với giá trị danh nghĩa và lên tới 190,92 g, và
độ lệch so với danh nghĩa giá trị thậm chí còn lớn hơn trên dòng 631 (1,3 g; 2,4 g). Xét
các giá trị cực đại của khối lượng bình chứa nước thu được bằng cách phân tích phương
sai dịch chuyển khối lượng, không có sự dịch chuyển nào có thể cô lập, nhưng người ta có
thể kết luận rằng không thể duy trì khối lượng gob thủy tinh trong giới hạn hẹp trong thời
gian dài hơn khoảng thời gian, đó là một kỳ vọng hợp lý (Hình 13).
4 Kết luận
Ngày nay, ngành công nghiệp đồ đựng bằng thủy tinh có giới hạn về phương tiện để kiểm
soát hình thànhtajo hình trong khuôn thổi. Bấm và thổi cổ khá thường xuyên (NNPB),
cũng như các nhà sản xuất hộp đựng thủy tinh ép và thổi (PB) là phải đối mặt với các vấn

48
đề chất lượng, đặc biệt là các khuyết tật. Trong nhiều những trường hợp những khuyết tật
này bắt nguồn từ quá trình hình thành mạch máu quan trọng.
Công nghệ điều chỉnh tự động của kính khối lượng có thể dẫn đến các biến thể chưa biết
trong NNPB và PB quy trình sản xuất, với tiềm năng giảm tỷ lệ loại bỏ các khiếm khuyết
và do đó cải thiện chất lượng tổng thể, bằng cách điều chỉnh khối lượng thủy tinh càng
gần giá trị danh nghĩa khối lượng (khối lượng cần thiết để sản xuất tối ưu). Nhằm đáp ứng
nhu cầu chất lượng của ngành bao bì ngày nay và trong tương lai, quá trình điều khiển và
tự động hóa sẽ các yếu tố chính.

SỰ NHÌN NHẬN
Công việc này là một phần của nghiên cứu nằm trong dự án tăng hiệu quả trong chế biến
và sản phẩm polyme phát triển, là một phần của chương trình Sản xuất nhanh— từ tầm
nhìn đến thực tế do Bộ Khoa học hỗ trợ, Giáo dục và Thể thao của Cộng hòa Croatia. Các
tác giả sẽ xin cảm ơn Bộ đã triển khai dự án này và
công ty Vetropack Straz khi họ chuyển thông tin liên quan đến việc triển khai hệ thống
WISEPPC.

Tài liệu tham khảo


Người giới thiệu
[1] Le Bourhis, E., 2008, Thủy tinh: Cơ học và Công nghệ, Wiley-VCH, Weinheim,
ISBN: 978-3-527-31549-9.
[2] http://www.hornglass.com/englisch/about.htm (15.06.2010).
[3] Okeke, CC, Hunt, DG, 2007, Bách khoa toàn thư của Phạm dược Công nghệ,
Bao bì Nguyên vật liệu: Cốc thủy tinh, Infoma Healthacare, Hoa Kỳ. 10.1081 / E-EPT-
120042834.trang 2508–2525.
[4] http://www.gpi.org/glassresources/education/manthersuring/section-34-quá trình hình
thành.html (02.11.2010).
[5] Schaefer, J., Diehm, L., 2006, Cải thiện chất lượng sản xuất, Kính trên toàn thế giới.
[6] Fro ba, C., 2007, Tối ưu hóa sản xuất container với quy trình pit tông
Kiểm soát, Glas-Ingenieur, 1.
[7] http://emhartglass.com/product/plunger-process-control-ppc (01.11.2010).

[2] Bài báo khoa học tiếng anh


Glass Packaging for Food: Basic Structure and Applications
Glass is considered one of the oldest materials known in history. It has been globally
recognized for presenting many important properties to industries in general. Although
many industries have replaced glass packaging by plastic or metal packaging, glass
containers are still used in many areas, especially in the food industry. There are many
reasons that explain the importance of glass packaging for the food science and

49
technology. In addition to performing an important role in marketing and consumer
studies (as a communication tool between the product and the consumer), glass packaging
provides several important properties for food safety, food preservation and quality, and
also for the preservation of the sensorial attributes of products.
It is important that food industries invest in new glass packaging for their products not
only to create concept design to their brands, but also to maintain their products up-to-
date when faced with market competition. Prior to the discussion of glass pack-aging
properties and attributes, it is essential to comprehend the basic structure of glass
containers. Thus, variations in design and attributes can be developed, and there can be a
better planning of the feasibility of the product and the production process.
There are several variations in the production of glass containers, but it essentially
involves heating a mixture of silica (the glass former), sodium carbonate (the melting
agent), and limestone/calcium carbonate and alumina (stabilizers) to high temperatures
until the materials melt into a thick liquid mass that is then poured into molds (Marsh and
Bugusu, 2007). Recycled glass, or cullet, is also used in glass manufacturing and may
account for as much as 90% of all raw materials, although the industry standard is
typically around 30–40% (Owens-Illinois, 2010). In general, we can divide the structure
of glass containers into four basic parts: the bottom, the body, the finish, and the closure
(Figure 1).
The bottom corresponds to the base share of glass containers. It is a part of considered
concern in the glass packaging production, since the structural balance, the glass wall
thickness, and the resistance capability depend on the bottom. It presents a bearing surface
with a special configuration (stacking feature), designed to provide the stacking of a
bottom jar upon another jar closure (Girling, 2003; Smith and Gifford, 2007). It is
important to carefully establish this specific configuration in order not to fail in the stages
of product distribution and storage.
The body of a glass container is located between the finish and the bottom parts (Figure
1). It is the largest portion of the container, and in it other structural parts, such as mold
joint and neck, can be found. The mold joint consists of the junction of the two mold body
halves, characterized as a vertical mark on the glass body (Figure 1). The neck is the part
of the body that is narrowed in order to form the finish of the container. Glass jars are
characterized as presenting short wide neck, while bottles present long narrow neck
(Girling, 2003; Smith and Gifford, 2007). Most variations in the design of glass
containers are made in the body portion (Figures 2 and 3) and in the closures. Different
shapes and colors of packaging can form a unique design concept of a brand, acting as a
communication tool between the product and the consumer. Several authors have studied

50
the influence of packaging characteristics on the consumer purchase intention or
consumption (see also Chrea et al., 2011; Corso and Benassi, 2015; Delgado et al., 2013;
Kobayashi and Benassi, 2015; Stolzenbach et al., 2013).
The finish is described as the part of the glass container that surrounds the opening
(Figure 1). It is called finish because, when manufactured by hand, it is in fact the last part
to be formed and finish the container production. However, in present-day produc-tion,
the finish is usually the first part of the glass container to be manufactured. There are
many types of finish, and in practice they should match specific types of closures.

Figure 1 Basic structure of glass container. Courtesy of Marcela Lika Kobayashi.

Figure 2 Examples of different shapes of glass jars. Courtesy of Marcela Lika Kobayashi

Figure 3 Examples of different shapes of glass bottles. Courtesy of Marcela Lika


Kobayashi

51
Closures are symmetrically manufactured to fit the appropriate glass containers (Figure
4). The most common closures in the food industry are the continuous thread screw, the
crown cap, and the lug type, generally made of metal or plastic. In the continuous thread
screw closure, the jar and lid are both threaded in one continuous bead around the entire
circumference of the opening. These closures are frequently used in glass containers of
small-scale food processors. They are often applied in glass packaging of juices, olive
oils, instant coffees, and some sauces packed in small glass bottles.
Glass containers with lug closures, also called twist-off caps, have multiple threads
(generally from three to six), and their lids have the same quantity of lugs that grip the
corresponding threads (Figures 3, 4(a)–4(c) and 4(e)). These closures are suitable for hot,
cold, and aseptic filling followed by pasteurization, often used in glass containers of jams,
jellies, confitures, vegetable preserves, vegetable pickles, mayonnaise, mustard, syrups,
peeled tomatoes, and other products such as tomato paste and sauces. There is also a type
of closure called press-on twist-off cap, also known as PT(Figure4(f)). It is designed to
provide aneasy opening (by twisting it off) for critical products, such as baby food, baby
beverages, and dairy products. In the packaging stage, this cap is pressed down on the
finish after flowing steam over the headspace of the container and thus, glass threads form
impressions in gasket, which is molded plastisol. When vacuum is needed to ensure the
preservation of determined products, closures can be coated with metal cap lined with this
special sealant called plastisol, which provides a seal to maintain the vacuum in the glass
container (see also Smith and Gifford, 2007; Nairn and Norpell, 2009). Another closure
that is very popular for packaging bottles is the crown cap. It has been widely used since
the turn of the century for carbonated beverages and beer. Crowns are made of tin-free
steel and tin plate. Matte-finish tin plate is used for soft drinks, and a brighter finish is
used for beer. The crown has a short skirt with 21 flutes that are crimped into locking
position on the bottle head (Nairn and Norpell, 2009). Figure 4(d) shows one example of
a twist-crown closure of carbonated beverage.

52
Figure 4 Examples of different closures of the glass containers respectively presented in
Figures 2 and 3. Lug/twist-off: (a), (b), (c), and (e). Twistcrown: (d). Press-on twist-off:
(f). Courtesy of Marcela Lika Kobayashi.
Glass Packaging Properties
Glass packaging presents several properties relatedto the food production. Besides
thefunction of containing theproduct, the most relevant functions that glass containers
provide are related to food protection and preservation, resistance to high temperature in
the production process, safety for consumers’ health, and environmental sustainability.
Food Protection and Preservation
The most important property that any package should provide is the protection of food.
Regarding this function, there are two different aspects to be considered: food safety and
food preservation. Most glass packages offer efficient protection from several physical,
chemical, and microbiological hazards that could appear during food production process.
Glass containers provide food protection by (1) preventing the contact between the
product and contaminants, such as dirt, insects, rodents, and other pests, (2) being an
impermeable barrier to environmental moisture, (3)being capable of efficiently
maintaining vacuum and thus inhibiting growth of several microorganisms and several
deteriorative reactions, (4) being capable of resisting high temperatures in food processes,
and (5) being safe to consumers’ health as it does not transfer toxic residues to food (see
also Girling, 2003; Jorge, 2013; Wani et al., 2014).
Concerning microbiological hazards, glass packaging can be crucial to provide food
safety. They are essential in the production of many pasteurized food, suchas
somevegetable preserves, jams, jellies, and vegetable pickles. A Brazilian product called
heart of palm preserve can be considered an example of that dependency. This vegetable
preserve has been associated with botulism, a serious lethal disease caused by a
neurotoxin produced by Clostridium botulinum. Heart of palm preserve is maintained safe
and stable by combining pasteurization and acidified brine solution kept under pH4,5 or

53
lower (Húngaroetal.,2013). Although botulism has been associated with the consumption
of unsafe food products kept under low-oxygen conditions, it is important to observe that
the vacuum, in this case maintained by sealed glass packaging, is essential to inhibit
growth of other bacteria that could increase the pH of the acidified brine solution. In
addition, the capability ofresisting high temperatures of process allows efficient
pasteurization/sterilization of heart of palm preserves with minimum or no residue
transfer to the product, comparing to several plastic containers.
As regards to chemical and physical hazards, glass packaging can provide efficient barrier
to minimize environmental influences that could result in food deterioration, quality loss,
or even lack in food safety. One of the concerns in the food industry is the environmental
moisture, since it can reduce the shelf life of many products. Although glass containers
are typically used in the production of high-moisture foods, they are also crucial to the
protection of low-moisture products, such as instant coffees, instant teas, dry mixes,
spices, condiments, and premium salts. Glass containers also provide the preservation of
the sensory characteristics of food, such as aroma, flavor, texture, and carbon dioxide (for
carbonated beverages) (see also Davis, 2009). They can also avoidthe migration of flavors
and odors to food and, sometimes, preserve food for longer periods, comparing to other
packaging materials.
One of the advantages of glass containers is the transparency that the material presents,
allowing consumers to visualize the real product before purchasing it, what can,
sometimes, impact on the consumer’s choice. However, one of the concerns in glass
packaging for food is the protection from light (visible, infrared, and ultraviolet). Several
studies demonstrated that in general clear glass lacks in protection of food from light,
which can facilitate the occurrence of some deteriorative reactions, reducing the shelf life
of products. Despite this fact, the protective properties of clear glasses can be enhanced
by the addition of various metal oxides and strong colorants, although costs may be
challenging sometimes. In general, studies show that clear glasses can block only 10% of
harmful light, while green glasses and amber glasses are able to block 50% and 90%,
respectively. Glass does afford some measure of protection against light with amber
(brown) bottles offering near total protection against ultraviolet light and good protection
in the visible region (Hartley, 2008). Gamli and Hayoglu (2007) studied the quality of
pistachio nut paste stored at different storage temperatures and types of packaging
material and found that the sealed glass jars were more suitable, as compared to the
polypropylene packages, preserving the characteristics of pistachio nut paste up to the end
of storage period. Several studies have demonstrated that amber glass is the best container
material to maintain the quality of some products, such as olive oils and extra-virgin olive
oils. Although evidence points to amber glass as the best choice when using glass

54
containers, most olive oil and wine bottles are made of green glass (see also Piscopo and
Poiana, 2012).
Health and Safety
Glass is considered an appropriate and safe material to produce packaging of food and
beverages, since it has showed to be an inert material; thus, no potentially harmful
substance from glass is transported into the packed food. This migration of packaging
material to food can occur with some plastic packed products, although several advances
have been done in this area (Wani etal.,2014).
There had been a concern about the possibility of food contamination by lead in glass-
packed food. However, this is unlikely to happen because this metal is rarely used in the
production of glass packaging for food. Nevertheless, some precautions should be taken
in the use of lead crystal containers, since this material does present lead and studies show
that some beverages, such as wines, liquors, brandy, can in fact present lead after being
long-term stored (see also Guadagnino et al., 2000).
Environmental Sustainability
Returnable glass bottles may be considered one of the best packaging when the subject is
environmental sustainability. However, there are some contradictory issues about the
benefits of using glass containers. One of the concerns is about the added weight that
glass packaging implies on the transportation of food and beverages, comparing to plastic
packages, resulting in greater impact on the emission of polluting gases and also on costs.
In addition, glass is more susceptible to physical damages during the transportation and
storage. This characteristic increases the secondary packaging requirement for glass
bottles (Owen and Boyd, 2013;Stilwell et al., 1991).
Another concern is the trade-off between benefits and disadvantages acquired by recycle
and reuse of glass bottles. For example, only a few countries produce milk in returnable
glass bottles nowadays and, according to Kontominas (2009), it is unlikely that their use
will increase, since glass bottles need to be adequately cleaned and sanitized before reuse
by consumers.
As regards to recycling, according to MacBride (2012), the raw materials for the
production of glass are sometimes so cheap and plentiful that it may be economically
advantageous to produce new glass rather than to create recycled glass. Recycling
demands costly processes of cleaning, sorting, crushing, and remanufacturing.
Nevertheless, the cullet used in recycling glass melts at a much lower temperature than its
original constituents, and therefore glass recycling requires around 40% less energy
compared to new glass production. Consequently, glass packaging can be advantageous

55
over other packaging materials not only from the food technology point of view, but also
by contributing to the environmental sustainability and the reduction of some production
costs.
High Temperature Resistance
Several heat processes are very frequent in the production of glass-packed food, such as
hot fill and hold and immersionin hot water bath. Glass packaging withstands high
processing temperatures, which allows efficient pasteurization or sterilization of many
products, including low-acid and high-acid foods. Due to this property, glass packaging
presents great importance for industries of vegetable preserves, vegetable pickles, jams,
and jellies (Vibhakara and Bawa, 2006). In general, the strength of glass containers is
dependent on structure characteristics, such as glass shape and wall thickness.
The capability of resisting high temperatures of process may seem a simple and acommon
property of other packaging materials. However, it is important to highlight that glass is
considered inert and no potentially harmful substance from glass is transported into the
packed food, even when heat processing is involved.

References
Chrea, C., Melo, L., Evans, G., Forde, C., Delahunty, C., Cox, D.N., 2011. An
investigation using three approaches to understand the influence of extrinsic product cues
on consumer behavior: an example of Australian wines. J. Sens. Stud. 26, 13–24. Corso,
M.P., Benassi, M.T., 2015. Packaging attributes of antioxidant-rich instant coffee and
their influence on the purchase intent. Beverages 1, 273–291. Davis, M.W., 2009. Glass
bottle design and performance. In: Yam, K.L. (Ed.), Encyclopedia of Packaging
Technology, third ed. Wiley-Blackwell, Oxford, pp. 555–565. Delgado, C., Gómez-Rico,
A., Guinard, J.-X., 2013. Evaluating bottles and labels versus tasting the oils blind: effects
of packaging and labeling on consumer preferences, purchase intentions and expectations
for extra virgin olive oil. Food Res. Int. 54, 2112–2121. Gamli, F.Ö., Hayoglu, I., 2007.
The effect of the different packaging and storage conditions on the quality of pistachio nut
paste. J. Food Eng. 78, 443–448. Girling, P.J., 2003. Packaging of food in glass
containers. In: Coles, R., McDowell, D., Kirwan, M.J. (Eds.), Food Packaging
Technology, first ed. Blackwell Publishing, Oxford, pp. 152–173. Guadagnino, E.,
Gambaro, M., Gramiccioni, L., Denaro, M., Feliciani, R., Baldini, M., 2000. Estimation
of lead intake from crystal ware under conditions of consumer use. Food Addit. Contam.
17, 205–218. Grayhurst, P., Girling, P.J., 2011. Packaging of food in glass containers. In:
Coles, R., Kirwan, M. (Eds.), Food and Beverage Packaging Technology, second ed.

56
Wiley-Blackwell, Oxford, pp. 137–156. Hartley, A., 2008. The effect of ultraviolet light
on wine quality. Waste Resour. Action Programme 9, 1–21. Húngaro, H.M., Alvarenga,
V.O., Peña, W.E.L., Sant’Ana, A.S., 2013. Hearts of palms preserves and botulism in
Brazil: an overview of outbreaks, causes and risk management strategies. Trends Food
Sci. Technol. 34, 80–95. Jorge, N., 2013. Embalagens Para Alimentos. Cultura
Acadêmica, São Paulo. Kobayashi, M.L., Benassi, M.T., 2015. Impact of packaging
characteristics on consumer purchase intention: instant coffee in refill packs and glass
jars. J. Sens. Stud. 30, 160–180. Kontominas, M.G., 2009. Packaging and the shelf life of
milk. In: Robertson, G.L. (Ed.), Food Packaging and Shelf Life: A Practical Guide, first
ed. CRC Press, Boca Raton, pp. 81–102. MacBride, S., 2012. Recycling Reconsidered:
The Present Failure and Future Promise of Environmental Action in the United States.
MIT Press, Cambridge. Marsh, K., Bugusu, B., 2007. Food packaging: roles, materials,
and environmental issues. J. Food Sci. 72, 39–55. Mueller, S., Szolnoki, G., 2010. The
relative influence of packaging, labelling, branding and sensory attributes on liking and
purchase intent: consumers differ in their responsiveness. Food Qual. Prefer. 21, 774–783.
Nairn, J.F., Norpell, T.M., 2009. Closures, bottle and jar. In: Yam, K.L. (Ed.),
Encyclopedia of Packaging Technology, third ed. Wiley-Blackwell, Oxford, pp. 269–284.
Owen, T.H., Boyd, K., 2013. Beverage Container Review Report, vol. 1. Thompson
Rivers University Publications, pp. 1–29. Owens-Illinois, Inc, 2010. Life Cycle
Assessment of North American Container Glass. Ceramic Industry. Piscopo, A., Poiana,
M., 2012. Packaging and storage of olive oil. In: Muzzalupo, I. (Ed.), Olive Germplasm:
The Olive Cultivation, Table Olive and Olive Oil Industry in Italy, first ed. Intech, Rijeka,
pp. 201–222. Rowson, J., Yoxall, A., 2011. Hold, grasp, clutch or grab: consumer grip
choices during food container opening. Appl. Ergon. 42, 627–633. Smith, D.A., Gifford,
J., 2007. Selection of Food Containers: Glass Jars. Nebraska Extension Publications 1686,
pp. 1–3. Stilwell, J., Canty, C., Kopf, P., Montrone, A., 1991. Packaging for the
Environment: A Partnership for Progress. American Management Association, New
York.
Stolzenbach, S., Bredie, W.L.P., Christensen, R.H.B., Byrne, D.V., 2013. Impact of
product information and repeated exposure on consumer liking, sensory perception and
concept associations of local apple juice. Food Res. Int. 52, 91–98. Vibhakara, H.S.,
Bawa, A.S., 2006. Manufacturing jams and jellies. In: Hui, Y.H. (Ed.), Handbook of
Fruits and Fruit Processing, first ed. Blackwell Publishing, Oxford, pp. 189–204. Wani,
A.A., Singh, P., Langowski, H.C., 2014. Food technologies: packaging. In: Motarjemi, Y.
(Ed.), Encyclopedia of Food Safety, third ed. Academic Press, Waltham, pp. 211–218.
Yoxall, A., Janson, R., Bradbury, S.R., Wearn, J., Hayes, S., 2006. Openability:
producing design limits for consumer packaging. Packag. Technol. Sci. 19, 219–225.

57
Bài dịch Tiếng Việt

Bao bì thủy tinh cho thực phẩm: Cấu trúc cơ bản và ứng dụng

Thủy tinh được coi là một trong những vật liệu lâu đời nhất được biết đến trong

lịch sử. Nó đã được công nhận trên toàn cầu vì có nhiều đặc tính quan trọng đối

với các ngành công nghiệp nói chung. Mặc dù nhiều ngành công nghiệp đã thay

thế bao bì thủy tinh bằng bao bì nhựa hoặc kim loại, nhưng hộp đựng thủy tinh

vẫn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong ngành thực phẩm. Có

nhiều lý do giải thích tầm quan trọng của bao bì thủy tinh đối với ngành khoa học

và công nghệ thực phẩm. Ngoài việc thực hiện một vai trò quan trọng trong tiếp

thị và nghiên cứu người tiêu dùng (như một công cụ giao tiếp giữa sản phẩm và

người tiêu dùng), bao bì thủy tinh cung cấp một số đặc tính quan trọng đối với an

toàn thực phẩm, bảo quản và chất lượng thực phẩm, và cũng để duy trì các thuộc

tính cảm quan của các sản phẩm.

Điều quan trọng là các ngành công nghiệp thực phẩm đầu tư vào bao bì thủy tinh

mới cho sản phẩm của họ không chỉ để tạo ra thiết kế ý tưởng cho thương hiệu

của họ mà còn để duy trì sản phẩm của họ luôn cập nhật khi đối mặt với sự cạnh

tranh của thị trường. Trước khi thảo luận về các thuộc tính và đặc tính chống lão

hóa của bao bì thủy tinh, điều cần thiết là phải hiểu được cấu trúc cơ bản của hộp

đựng thủy tinh. Do đó, có thể phát triển các biến thể về thiết kế và thuộc tính,

đồng thời có thể lập kế hoạch tốt hơn về tính khả thi của sản phẩm và quy trình

sản xuất.

Có một số biến thể trong quá trình sản xuất đồ đựng bằng thủy tinh, nhưng về cơ

bản nó liên quan đến việc nung hỗn hợp silica (chất làm thủy tinh cũ), natri

58
cacbonat (chất làm tan chảy), đá vôi / canxi cacbonat và alumin (chất ổn định)

đến nhiệt độ cao cho đến khi vật liệu tan chảy thành một khối lỏng đặc sau đó

được đổ vào khuôn (Marsh và Bugusu, 2007). Thủy tinh tái chế, hay còn gọi là

thủy tinh cullet, cũng được sử dụng trong sản xuất thủy tinh và có thể chiếm tới

90% tổng số nguyên liệu thô, mặc dù tiêu chuẩn công nghiệp thường là khoảng

30–40% (Owens-Illinois, 2010). Nhìn chung, chúng ta có thể chia cấu tạo của hộp

đựng thủy tinh thành 4 phần cơ bản: đáy, thân, hoàn thiện và nắp (Hình 1).

Phần đáy tương ứng với phần cơ bản của hộp đựng thủy tinh. Đây là một phần

được coi là mối quan tâm trong sản xuất bao bì thủy tinh, vì sự cân bằng cấu trúc,

độ dày thành thủy tinh và khả năng chống chịu phụ thuộc vào đáy. Nó thể hiện

một bề mặt chịu lực với một cấu hình đặc biệt (tính năng xếp chồng), được thiết

kế để cung cấp khả năng xếp chồng của một cái lọ dưới cùng lên khi một cái đậy

nắp khác (Girling, 2003; Smith và Gifford, 2007). Điều quan trọng là phải cẩn

thận thiết lập cấu hình cụ thể này để không bị thất bại trong các giai đoạn phân

phối và bảo quản sản phẩm.

Phần thân của hộp thủy tinh nằm giữa phần hoàn thiện và phần dưới cùng (Hình

1). Đây là phần lớn nhất của thùng chứa và có thể tìm thấy các bộ phận cấu trúc

khác, chẳng hạn như khớp khuôn và cổ. Mối ghép khuôn bao gồm phần tiếp giáp

của hai nửa thân khuôn, được đặc trưng như một vết dọc trên thân kính (Hình 1).

Cổ là một phần của cơ thể được thu hẹp lại để tạo thành phần hoàn thiện của vật

chứa. Các lọ thủy tinh có đặc điểm là cổ rộng ngắn, trong khi chai có cổ dài hẹp

(Girling, 2003; Smith và Gifford, 2007). Hầu hết các biến thể trong thiết kế của

hộp đựng bằng thủy tinh được thực hiện ở phần thân (Hình 2 và 3) và ở phần nắp.

59
Các hình dạng và màu sắc khác nhau của bao bì có thể tạo thành một ý tưởng

thiết kế độc đáo của một thương hiệu, hoạt động như một công cụ giao tiếp giữa

sản phẩm và người tiêu dùng. Một số tác giả đã nghiên cứu ảnh hưởng của các

đặc điểm bao bì đến ý định mua hoặc tiêu dùng của người tiêu dùng (xem thêm

Chrea và cộng sự, 2011; Corso và Benassi, 2015; Delgado và cộng sự, 2013;

Kobayashi và Benassi, 2015; Stolzenbach và cộng sự, 2013).

Phần hoàn thiện được mô tả là một phần của hộp thủy tinh bao quanh phần mở

(Hình 1). Nó được gọi là hoàn thiện bởi vì, khi được sản xuất bằng tay, nó thực

chất là phần cuối cùng được hình thành và hoàn thiện quá trình sản xuất

container. Tuy nhiên, trong sản xuất ngày nay, phần hoàn thiện thường là phần

đầu tiên của hộp thủy tinh được sản xuất. Có nhiều kiểu hoàn thiện và trong thực

tế, chúng phải phù hợp với các kiểu đóng cửa cụ thể.

Hình 1: Cấu tạo cơ bản của hộp đựng thủy tinh. Được phép của Marcela Lika

Kobayashi.

60
Hình 2: Các ví dụ về các hình dạng khác nhau của lọ thủy tinh. Được phép của

Marcela Lika Kobayashi

Hình 3: Các ví dụ về các hình dạng khác nhau của chai thủy tinh. Được phép của

Marcela Lika Kobayashi

Vỏ được sản xuất đối xứng để tạo ra các vật chứa thủy tinh thích hợp (Hình 4).

Các kiểu đóng phổ biến nhất trong ngành công nghiệp thực phẩm là vít ren liên

tục, nắp vặn và kiểu vấu, thường được làm bằng kim loại hoặc nhựa. Trong cách

đóng vít ren liên tục, bình và nắp đều được luồn trong một hạt liên tục xung

quanh toàn bộ chu vi của lỗ. Các loại nắp này thường được sử dụng trong hộp

thủy tinh của các cơ sở chế biến thực phẩm quy mô nhỏ. Chúng thường được ứng

dụng trong bao bì thủy tinh đựng nước trái cây, dầu ô liu, cà phê hòa tan và một

số loại nước sốt đóng trong chai thủy tinh nhỏ.

Đồ đựng bằng thủy tinh có vấu đóng, còn được gọi là nắp vặn, có nhiều ren

(thường từ ba đến sáu) và nắp của chúng có cùng số lượng vấu bám vào các ren

tương ứng (Hình 3, 4 (a) –4 (c ) và 4 (e)). Các loại bao bì này thích hợp cho nóng,

lạnh và vô trùng, sau đó là tiệt trùng, thường được sử dụng trong các hộp thủy

tinh đựng mứt, thạch, đồ nguội, bảo quản rau, dưa chua, mayonnaise, mù tạt, xi-

rô, cà chua gọt vỏ và các sản phẩm khác như tương cà chua và nước sốt. Ngoài ra

61
còn có một loại nắp được gọi là nắp xoắn ép vào, còn được gọi là PT (Hình 4 (f)).

Nó được thiết kế để mở dễ dàng (bằng cách vặn nó ra) cho các sản phẩm quan

trọng, chẳng hạn như thức ăn trẻ em, đồ uống trẻ em và các sản phẩm từ sữa.

Trong giai đoạn đóng gói, nắp này được ấn xuống dưới đáy sau khi hơi nước tràn

qua khoảng không phía trên của thùng chứa và do đó, các sợi thủy tinh tạo thành

các dấu ấn trong miếng đệm, được đúc bằng plastisol. Khi cần hút chân không để

đảm bảo bảo quản các sản phẩm đã xác định, các nắp có thể được phủ bằng nắp

kim loại có lót chất trám đặc biệt này gọi là plastisol, chất này cung cấp một lớp

đệm để duy trì chân không trong hộp thủy tinh (xem thêm Smith và Gifford,

2007; Nairn và Norpell, 2009). Một cách đóng khác rất phổ biến để đóng gói chai

lọ là nắp vương miện. Nó đã được sử dụng rộng rãi từ đầu thế kỷ này cho đồ uống

có ga và bia. Mão được làm bằng thép không thiếc và tấm thiếc. Đĩa thiếc mờ

được sử dụng cho nước giải khát, và đĩa sáng hơn được sử dụng cho bia. Vương

miện có một chiếc váy ngắn với 21 nan được uốn vào vị trí khóa trên đầu chai

(Nairn và Norpell, 2009). Hình 4 (d) cho thấy một ví dụ về việc đóng nắp xoắn

của đồ uống có ga.

Hình 4 Các ví dụ về các cách đóng khác nhau của các vật chứa thủy tinh tương

ứng được trình bày trong Hình 2 và 3. Lug / xoắn: (a), (b), (c), và (e).

62
Twistcrown: (d). Nhấn vào nút vặn: (f). Được phép của Marcela Lika Kobayashi.

Thuộc tính bao bì thủy tinh

Bao bì thủy tinh thể hiện một số đặc tính liên quan đến sản xuất thực phẩm. Bên

cạnh chức năng chứa đựng sản phẩm, các chức năng liên quan nhất mà hộp thủy

tinh mang lại còn liên quan đến việc bảo vệ và bảo quản thực phẩm, chống chịu

nhiệt độ cao trong quá trình sản xuất, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng và

bền vững với môi trường.

Bảo vệ và Bảo quản Thực phẩm

Đặc tính quan trọng nhất mà bất kỳ gói hàng nào cũng nên cung cấp là khả năng

bảo vệ thực phẩm. Về chức năng này, có hai khía cạnh khác nhau được xem xét:

an toàn thực phẩm và bảo quản thực phẩm. Hầu hết các gói thủy tinh đều có khả

năng bảo vệ chắc chắn khỏi một số mối nguy vật lý, hóa học và vi sinh có thể

xuất hiện trong quá trình sản xuất thực phẩm. Hộp thủy tinh bảo vệ thực phẩm

bằng cách (1) ngăn chặn sự tiếp xúc giữa sản phẩm và các chất gây ô nhiễm,

chẳng hạn như bụi bẩn, côn trùng, động vật gặm nhấm và các loài gây hại khác,

(2) là rào cản không thấm nước đối với độ ẩm môi trường, (3) có khả năng duy trì

chân không tốt và do đó ức chế sự phát triển của một số vi sinh vật và một số

phản ứng hư hỏng, (4) có khả năng chịu nhiệt độ cao trong quá trình thực phẩm

và (5) an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng vì nó không chuyển dư lượng độc hại

vào thực phẩm (xem thêm Girling, 2003 ; Jorge, 2013; Wani và cộng sự, 2014).

Liên quan đến các mối nguy vi sinh vật, bao bì thủy tinh có thể rất quan trọng để

đảm bảo an toàn thực phẩm. Chúng rất cần thiết trong sản xuất nhiều thực phẩm

tiệt trùng, một số chất bảo quản có thể tiêu thụ được, mứt, thạch và dưa chua rau.

63
Một sản phẩm của Brazil được gọi là trái tim của cọ bảo quản có thể được coi là

một ví dụ cho sự phụ thuộc đó, việc bảo quản rau này có liên quan đến chứng ngộ

độc thịt, một căn bệnh gây chết người nghiêm trọng do một chất độc thần kinh do

Clostridium botulinum tạo ra. Trái tim của cọ được duy trì an toàn và ổn định

bằng cách kết hợp thanh trùng và dung dịch nước muối chua được giữ ở pH 4,5

hoặc thấp hơn (Húngaroetal., 2013). Mặc dù ngộ độc thịt có liên quan đến việc

tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm không an toàn được giữ trong điều kiện oxy

thấp, điều quan trọng là phải quan sát rằng chân không, trong trường hợp này

được duy trì bằng bao bì thủy tinh kín, là điều cần thiết để ức chế sự phát triển

của các vi khuẩn khác có thể làm tăng độ pH. của dung dịch nước muối có tính

axit. Ngoài ra, khả năng chịu được nhiệt độ cao của quá trình cho phép thanh

trùng / khử trùng dễ dàng các chất bảo quản lòng bàn tay mà ít hoặc không có dư

lượng truyền vào sản phẩm, so với nhiều hộp nhựa.

Liên quan đến các mối nguy hóa học và vật lý, bao bì thủy tinh có thể tạo ra rào

cản chắc chắn để giảm thiểu các rủi ro từ môi trường có thể dẫn đến hư hỏng thực

phẩm, giảm chất lượng hoặc thậm chí thiếu an toàn thực phẩm. Một trong những

mối quan tâm trong ngành công nghiệp thực phẩm là độ ẩm môi trường, vì nó có

thể làm giảm thời hạn sử dụng của nhiều sản phẩm. Mặc dù hộp thủy tinh thường

được sử dụng trong sản xuất thực phẩm có độ ẩm cao, chúng cũng rất quan trọng

để bảo vệ các sản phẩm có độ ẩm thấp, chẳng hạn như cà phê hòa tan, trà hòa tan,

hỗn hợp khô, gia vị, gia vị và muối cao cấp. Đồ đựng bằng thủy tinh cũng cung

cấp việc bảo quản các đặc điểm cảm quan của thực phẩm, chẳng hạn như mùi

thơm, mùi vị, kết cấu và carbon dioxide (đối với đồ uống có ga) (xem thêm

64
Davis, 2009). Chúng cũng có thể tránh sự di chuyển của mùi và mùi sang thực

phẩm và đôi khi, bảo quản thực phẩm trong thời gian dài hơn so với các vật liệu

đóng gói khác.

Một trong những ưu điểm của hộp đựng bằng thủy tinh là độ trong suốt mà chất

liệu thể hiện, cho phép người tiêu dùng hình dung sản phẩm thật trước khi mua,

đôi khi điều gì có thể tác động đến sự lựa chọn của người tiêu dùng. Tuy nhiên,

một trong những mối quan tâm trong bao bì thủy tinh cho thực phẩm là khả năng

bảo vệ khỏi ánh sáng (nhìn thấy, hồng ngoại và tia cực tím). Một số nghiên cứu

đã chứng minh rằng thủy tinh trong nói chung thiếu khả năng bảo vệ thực phẩm

khỏi ánh sáng, điều này có thể tạo điều kiện cho một số phản ứng hư hỏng xảy ra,

làm giảm thời hạn sử dụng của sản phẩm. Mặc dù vậy, các đặc tính bảo vệ của

kính trong có thể được tăng cường bằng cách bổ sung các oxit kim loại khác nhau

và các chất tạo màu mạnh, mặc dù đôi khi chi phí có thể bị thách thức. Nhìn

chung, các nghiên cứu cho thấy kính trong chỉ có thể chặn 10% ánh sáng có hại,

trong khi kính xanh lá cây và kính hổ phách có thể chặn 50% và 90%, tương ứng.

Thủy tinh có đủ khả năng bảo vệ chống lại ánh sáng với các chai màu hổ phách

(nâu) cung cấp khả năng bảo vệ gần như hoàn toàn chống lại tia cực tím và bảo

vệ tốt trong vùng nhìn thấy (Hartley, 2008). Gamli và Hayoglu (2007) đã nghiên

cứu chất lượng của hạt hồ trăn được bảo quản ở nhiệt độ bảo quản khác nhau và

các loại vật liệu đóng gói và nhận thấy rằng các lọ thủy tinh kín phù hợp hơn, so

với các gói bằng polypropylene, giữ được các đặc tính của hạt hồ trăn lên đến

cuối kỳ lưu trữ. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng thủy tinh màu hổ phách là

vật liệu đựng tốt nhất để duy trì chất lượng của một số sản phẩm, chẳng hạn như

65
dầu ô liu và dầu ô liu nguyên chất. Mặc dù bằng chứng chỉ ra rằng thủy tinh hổ

phách là lựa chọn tốt nhất khi sử dụng đồ đựng bằng thủy tinh, nhưng hầu hết các

chai rượu và dầu ô liu đều được làm bằng thủy tinh xanh (xem thêm Piscopo và

Poiana, 2012).

Sức khỏe và sự an toàn

Thủy tinh được coi là một vật liệu thích hợp và an toàn để sản xuất bao bì thực

phẩm và đồ uống, vì nó đã cho thấy là một vật liệu trơ; do đó, không có chất độc

hại tiềm ẩn từ thủy tinh được vận chuyển vào thực phẩm đóng gói. Việc di

chuyển vật liệu đóng gói sang thực phẩm có thể xảy ra với một số sản phẩm đóng

gói bằng nhựa, mặc dù một số tiến bộ đã được thực hiện trong lĩnh vực này (Wani

etal., 2014).

Đã có lo ngại về khả năng thực phẩm bị nhiễm chì trong thực phẩm đóng gói

bằng thủy tinh. Tuy nhiên, điều này khó có thể xảy ra vì kim loại này ít được sử

dụng trong sản xuất bao bì thủy tinh đựng thực phẩm. Tuy nhiên, cần thực hiện

một số biện pháp phòng ngừa khi sử dụng các vật chứa pha lê chì, vì vật liệu này

có chứa chì và các nghiên cứu cho thấy rằng một số đồ uống, chẳng hạn như rượu

vang, rượu mạnh, trên thực tế có thể có chì sau khi được lưu trữ lâu dài (xem

thêm Guadagnino và cộng sự, 2000).

Môi trường bền vững

Chai thủy tinh có thể trả lại có thể được coi là một trong những bao bì tốt nhất khi

chủ đề là tính bền vững của môi trường. Tuy nhiên, có một số vấn đề mâu thuẫn

về lợi ích của việc sử dụng hộp đựng bằng thủy tinh. Một trong những mối quan

tâm là về trọng lượng tăng thêm mà bao bì thủy tinh gây ra khi vận chuyển thực

66
phẩm và đồ uống, so với bao bì nhựa, dẫn đến tác động lớn hơn đến việc phát thải

khí ô nhiễm và cũng như chi phí. Ngoài ra, thủy tinh dễ bị hư hỏng vật lý hơn

trong quá trình vận chuyển và bảo quản, đặc điểm này làm tăng yêu cầu đóng gói

thứ cấp đối với chai thủy tinh (Owen và Boyd, 2013; Stilwell và cộng sự, 1991).

Một mối quan tâm khác là sự đánh đổi giữa lợi ích và bất lợi do tái chế và tái sử

dụng chai thủy tinh. Ví dụ, hiện nay chỉ có một số quốc gia sản xuất sữa đóng

trong chai thủy tinh có thể trả lại và theo Kontominas (2009), việc sử dụng chúng

không chắc sẽ tăng lên, vì chai thủy tinh cần phải được làm sạch và vệ sinh đầy

đủ trước khi người tiêu dùng sử dụng lại.

Về vấn đề tái chế, theo MacBride (2012), nguyên liệu thô để sản xuất thủy tinh

đôi khi rất rẻ và dồi dào đến mức có thể có lợi về mặt kinh tế để sản xuất thủy

tinh mới hơn là tạo ra thủy tinh tái chế. Tái chế đòi hỏi các quy trình làm sạch,

phân loại, nghiền nát và tái sản xuất tốn kém. Tuy nhiên, ống cống được sử dụng

để tái chế thủy tinh nóng chảy ở nhiệt độ thấp hơn nhiều so với các thành phần

ban đầu của nó, và do đó, việc tái chế thủy tinh đòi hỏi ít năng lượng hơn khoảng

40% so với sản xuất thủy tinh mới. Do đó, bao bì thủy tinh có thể có lợi thế hơn

các vật liệu đóng gói khác không chỉ từ quan điểm công nghệ thực phẩm, mà còn

góp phần vào sự bền vững về môi trường và giảm một số chi phí sản xuất.

Khả năng chịu nhiệt độ cao

Một số quá trình nhiệt diễn ra rất thường xuyên trong quá trình sản xuất thực

phẩm đóng gói bằng thủy tinh, chẳng hạn như đun nóng và giữ và ngâm trong

bồn nước nóng. Bao bì thủy tinh chịu được nhiệt độ chế biến cao, cho phép thanh

trùng hoặc tiệt trùng tốt nhiều sản phẩm, bao gồm cả thực phẩm có hàm lượng

67
axit thấp và axit cao. Do tính chất này, bao bì thủy tinh có tầm quan trọng lớn đối

với các ngành công nghiệp bảo quản rau, dưa chua, mứt và thạch (Vibhakara và

Bawa, 2006). Nói chung, độ bền của hộp đựng bằng thủy tinh phụ thuộc vào đặc

điểm cấu trúc, chẳng hạn như hình dạng thủy tinh và độ dày của thành.

Khả năng chống lại nhiệt độ cao của quá trình có vẻ như là một đặc tính đơn giản

và phổ biến của các vật liệu đóng gói khác. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhấn

mạnh là thủy tinh được coi là trơ và không có chất độc hại tiềm tàng nào từ thủy

tinh được vận chuyển vào thực phẩm đóng gói, ngay cả khi có quá trình xử lý

nhiệt.
Thuộc tính bao bì thủy tinh
Một số đặc điểm bao bì có thể ảnh hưởng đến chất lượng và thậm chí là sự an
toàn của thực phẩm. Sự hiểu biết về các thuộc tính của bao bì thủy tinh cho
phép thay đổi thiết kế và lập kế hoạch tốt hơn về tính khả thi của sản phẩm và
quy trình sản xuất.

1. Hình dạng
– Hình dạng của vật chứa thủy tinh là một trong những thuộc tính quan trọng
nhất, vì nó có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình nhiệt, phân phối
sản phẩm và thậm chí cả quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Bao bì
thủy tinh có thể có nhiều hình dạng khác nhau (Hình 2 và 3), là những yếu
tố quan trọng để cung cấp bản sắc riêng cho một số sản phẩm nhất định.
– Thanh trùng và tiệt trùng thường xuyên được áp dụng trong sản xuất thực
phẩm, nhằm mục đích giảm hoặc loại bỏ các nguy cơ vi sinh vật. Được
biết, sự phân bố nhiệt trong các quá trình nhiệt có thể khác nhau, tùy thuộc
vào hình dạng và độ dày thành kính thùng chứa, có thể ảnh hưởng đến hiệu
quả trong việc giảm thiểu hoặc loại bỏ các mối nguy hiểm (Girling, 2003).
Hình dạng cũng có thể ảnh hưởng đến sức đề kháng vật lý của bao bì, có
thể dẫn đến hư hỏng trong quá trình vận chuyển hoặc bảo quản sản phẩm
cuối cùng.
– Đặc điểm bao bì có thể ảnh hưởng đến quyết định mua nhiều loại sản
phẩm. Tuy nhiên, đối với hộp đựng thực phẩm bằng thủy tinh, các thuộc
tính như hình dạng có thể là yếu tố quan trọng đối với người tiêu dùng.
Một trong những ưu điểm của thủy tinh là nó cho phép người tiêu dùng
hình dung ra sản phẩm thực trước khi mua nó. Người tiêu dùng thể hiện sự

68
quan tâm đáng kể đến hình dạng của bao bì thủy tinh vì nó có thể ảnh
hưởng đến quyết định của người tiêu dùng về việc họ sẵn sàng trả giá cao
hơn và ý định sử dụng lại các đồ đựng bằng thủy tinh (Kobayashi và
Benassi, 2015).
– Một số nghiên cứu cho thấy rằng người tiêu dùng ưa thích các loại hình
dạng nhất định, ví dụ, hình dạng mascara cho lọ dầu ô liu (Piscopo và
Poiana, 2012), hình dạng đồng hồ cát cho hộp đựng cà phê hòa tan
(Kobayashi và Benassi, 2015), hình lục giác
– và hình dạng thủy tinh cho hộp đựng cà phê hòa tan giàu chất chống oxy
hóa (Corso và Benassi, 2015), hình dạng hình nón cho hầu hết các chai
Rượu vang Mosel Riesling, và hình dạng Bordeaux cho hầu hết các chai
rượu vang Cabernet Sauvignon, Merlot và Sauvignon Blanc (xem thêm
Mueller và Szolnoki, 2010)

2. Ghi nhãn

Đôi khi, sở thích về hình dạng của hộp đựng bằng thủy tinh có thể liên
quan đến lượng sản phẩm thực mà người tiêu dùng có thể nhìn thấy bên
trong bao bì. Liên quan đến thực tế này, điều quan trọng là phải xây dựng
nhãn phù hợp cho thực phẩm đóng gói bằng thủy tinh. Ví dụ, hình dạng
hình trụ thường gặp đối với nhiều sản phẩm thực phẩm đựng trong lọ thủy
tinh và việc ghi nhãn của nó thường bao phủ toàn bộ chu vi của hộp. Bố
cục nhãn này giới hạn khả năng hiển thị của thực phẩm được đóng gói; do
đó người tiêu dùng chỉ có thể nhìn thấy nó qua đáy và vai của hộp thủy
tinh, điều này đôi khi có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của
người tiêu dùng. Khi chỉ được dán nhãn ở mặt trước và mặt sau, hộp đựng
bằng thủy tinh cho phép người tiêu dùng hình dung thực phẩm được đóng
gói thông qua các mặt bên. Hầu hết các hộp đựng bằng thủy tinh hoặc hình
vuông đều thể hiện bố cục nhãn này (xem thêm Corso và Benassi, 2015;
Kobayashi và Benassi, 2015).

3. Màu sắc
– Màu sắc của bao bì thủy tinh là một thuộc tính của mức độ tương xứng
trong tiếp thị và trong nghiên cứu bảo quản hàng hóa. Thủy tinh có thể
trong suốt hoặc thể hiện các màu sắc đa dạng, chẳng hạn như xanh lá cây
và hổ phách (nâu), thường được tìm thấy trong chai. Màu sắc của đồ đựng
bằng thủy tinh bắt nguồn từ việc bổ sung các chất tạo màu vô cơ trong
thành phần thủy tinh, nhằm tạo ra nhiều màu sắc khác nhau. Ngoài chức
năng thẩm mỹ, kính có thể được tăng cường để chặn ánh sáng có hại. Như
đã thảo luận trước đó, các nghiên cứu cho thấy rõ ràng kính chỉ có thể
chặn 10% ánh sáng có hại, trong khi kính màu xanh lá cây và kính màu hổ

69
phách có thể chặn 50% và 90%, tương ứng (Hartley, 2008; Jorge, 2013).
– Thủy tinh trong thường được sử dụng cho các lọ và chai đựng đồ uống có
màu, trong khi thủy tinh màu thường được sử dụng để đóng chai của các
sản phẩm có hợp chất nhạy cảm với ánh sáng, chẳng hạn như rượu vang,
bia và dầu ô liu. Các ngành công nghiệp thực phẩm phải xem xét không
chỉ màu sắc của bao bì thủy tinh, mà còn là màu sắc của nhãn sẽ tạo nên
sản phẩm cuối cùng. Cả kính và màu nhãn phải phù hợp với từng loại thực
phẩm.

4. Cơ chế mở và đóng
– Một số nhóm người tiêu dùng có thể gặp khó khăn trong việc hoàn thành
các công việc đơn giản, chẳng hạn như lấy thực phẩm từ hộp thủy tinh.
Một số cơ chế mở thậm chí có thể ảnh hưởng đến quyết định của người
tiêu dùng tại thời điểm mua hàng. Yoxall và cộng sự (2006) đã đo sức
mạnh mô-men xoắn của những người tiêu dùng lớn tuổi khác nhau bằng
cách sử dụng một dụng cụ thử nghiệm giống như một cái lọ chân không.
Kết quả cho thấy rằng khả năng mở loại bình mỏng có thể được tăng
cường nếu tránh được các vật chứa có đường kính lớn hơn và nếu áp dụng
các cơ chế tăng ma sát giữa các chốt và việc đóng bình. Một ví dụ khác về
cơ chế dễ mở (mặc dù không phải là mới) có thể được quan sát thấy trong
các đồ đựng bằng thủy tinh có nắp PT (Press-on twist-off) và các chai đồ
uống có nắp vặn (Hình 4). Ngoài sự tiện lợi mà nó mang lại, nắp PT thậm
chí có thể cho người tiêu dùng thấy nếu sản phẩm trên thực tế đã được
niêm phong hiệu quả bởi một cơ chế bật lên khi mở nó ra.
– Hiện nay, có một số điểm phù hợp trong việc phát triển các phương pháp
đóng gói nhằm tăng cường hạn chế và cung cấp khả năng tiếp cận thực
phẩm dễ dàng hơn, ngay cả khi sử dụng chân không để đóng gói, mặc dù
chi phí sản xuất có thể thay đổi. Người tiêu dùng thường ưu tiên sự tiện lợi
khi nhìn thấy giá kệ siêu thị. Do đó, nhu cầu về các bao bì dễ mở hơn
dường như liên tục gia tăng, đặc biệt là với dân số già (xem thêm Rowson
và Yoxall, 2011).

Nhược điểm của Bao bì thủy tinh


Tương tự như những gì xảy ra với mọi vật liệu đóng gói, bao bì thủy tinh
có một số hạn chế, chẳng hạn như trọng lượng và chi phí vận chuyển. Mặc
dù nó trơ và không truyền cặn nguyên liệu sang thực phẩm đóng gói,
nhưng cần lưu ý một số được thực hiện khi làm việc với đồ đựng bằng
thủy tinh trong ngành công nghiệp thực phẩm, vì thủy tinh có thể trở thành
một mối nguy vật lý. Ngoài ra, sản phẩm bị hao hụt do vỡ hộp thủy tinh có
thể phổ biến trong quá trình sản xuất một số sản phẩm, chẳng hạn như mứt
và thạch. Một mối quan tâm khác là dễ bị sốc nhiệt. Ví dụ, nên làm ấm hộp

70
thủy tinh trước khi đổ thạch, để tránh bị vỡ. Sau khi đổ đầy, nên làm mát
lọ thủy tinh và đồ đựng lớn bằng không khí thay vì các phương pháp khác,
vì chúng không được nguội quá nhanh (Vibhakara và Bawa, 2006). Để
tránh sốc nhiệt, chênh lệch thời gian hồi chiêu không được vượt quá 40 C
và chênh lệch khởi động không được vượt quá 65 C (Girling, 2003).

Phần kết luận


Mặc dù nhiều ngành công nghiệp đã thay thế bao bì thủy tinh bằng bao bì
nhựa hoặc kim loại, nhưng hộp đựng thủy tinh vẫn được sử dụng trong
nhiều các lĩnh vực, đặc biệt là trong ngành công nghiệp thực phẩm. Bao bì
thủy tinh có thể rất quan trọng khi đối tượng là bảo vệ thực phẩm, sức
khỏe người tiêu dùng
và an toàn, bảo tồn các thuộc tính cảm quan, và tính bền vững của môi
trường. Rõ ràng, vẫn còn một số hạn chế cần được xem xét, chẳng hạn như
trọng lượng, chi phí vận chuyển và thiếu sự bảo vệ khỏi ánh sáng. Tuy
nhiên, hộp đựng bằng thủy tinh
dường như là yếu tố cần thiết, nếu không muốn nói là không thể thay thế,
trong việc sản xuất một số sản phẩm. Sự hiểu biết về các đặc tính của bao
bì thủy tinh và các thuộc tính có thể là yếu tố cần thiết để cải thiện tính khả
thi của sản phẩm và quá trình sản xuất cũng như phát triển tiềm năng của
sản phẩm.

Người giới thiệu

Chrea, C., Melo, L., Evans, G., Forde, C., Delahunty, C., Cox, DN, 2011. Một cuộc điều

tra sử dụng ba phương pháp tiếp cận để hiểu rõ sự tồn tại của các dấu hiệu sản phẩm bên

ngoài về hành vi của người tiêu dùng: một ví dụ rượu vang của Úc. J. Sens. Stud. 26,

13–24.

Corso, M.P., Benassi, M.T., 2015. Thuộc tính bao bì của cà phê hòa tan giàu chất chống

oxy hóa và tác dụng của chúng đối với mục đích mua hàng. Đồ uống 1, 273–291.

Davis, M.W., 2009. Thiết kế và hiệu suất của chai thủy tinh. Trong: Yam, K.L. (Ed.),

Bách khoa toàn thư về Công nghệ đóng gói, ấn bản thứ ba. Wiley-Blackwell, Oxford,

trang 555–565.

71
Delgado, C., Gómez-Rico, A., Guinard, J.-X., 2013. Đánh giá chai và nhãn so với nếm

dầu mù: ảnh hưởng của bao bì và nhãn mác đối với sở thích của người tiêu dùng, ý định

mua và kỳ vọng đối với dầu ô liu nguyên chất . Thực phẩm Res. Int. 54, 2112–2121.

Gamli, F.Ö., Hayoglu, I., 2007. Ảnh hưởng của các điều kiện đóng gói và bảo quản khác

nhau đến chất lượng của hạt hồ trăn. J. Thực phẩm Eng. 78, 443–448.

Girling, P.J., 2003. Đóng gói thực phẩm trong hộp thủy tinh. Trong: Coles, R.,

McDowell, D., Kirwan, M.J. (Eds.), Công nghệ đóng gói thực phẩm, ấn bản đầu tiên.

Nhà xuất bản Blackwell, Oxford, trang 152–173. Guadagnino, E., Gambaro, M.,

Gramiccioni, L., Denaro, M., Feliciani, R., Baldini, M., 2000. Ước tính lượng chì từ đồ

pha lê trong điều kiện sử dụng của người tiêu dùng. Thực phẩm Addit. Làm bẩn. 17,

205–218.

Grayhurst, P., Girling, P.J., 2011. Đóng gói thực phẩm trong hộp thủy tinh. Trong:

Coles, R., Kirwan, M. (Eds.), Công nghệ đóng gói thực phẩm và đồ uống, ấn bản thứ

hai. Wiley-Blackwell, Oxford, trang 137–156. Hartley, A., 2008. Ảnh hưởng của tia cực

tím đến chất lượng rượu vang. Nguồn cung cấp chất thải. Chương trình Hành động 9, 1–

21.

Húngaro, H.M., Alvarenga, V.O., Peña, W.E.L., Sant’Ana, A.S., 2013. Trái tim của cây

cọ bảo tồn và ngộ độc thịt ở Brazil: tổng quan về các đợt bùng phát, nguyên nhân và

chiến lược quản lý rủi ro. Xu hướng Thực phẩm Khoa học. Technol. 34, 80–95.

Jorge, N., 2013. Embalagens Para Alimentos. Cultura Acadêmica, São Paulo.

Kobayashi, M.L., Benassi, M.T., 2015. Tác động của các đặc điểm bao bì đến ý định

mua hàng của người tiêu dùng: cà phê hòa tan dạng gói và lọ thủy tinh. J. Sens. Stud. 30,

160–180.

72
Kontominas, M.G., 2009. Bao bì và thời hạn sử dụng sữa. Trong: Robertson, G.L. (Ed.),

Bao bì và Thời hạn sử dụng Thực phẩm: Hướng dẫn Thực hành, ấn bản đầu tiên. CRC

Press, Boca Raton, trang 81–102. MacBride, S., 2012. Tái chế được xem xét lại: Thất

bại hiện tại và lời hứa trong tương lai về hành động vì môi trường ở Hoa Kỳ. Nhà xuất

bản MIT, Cambridge. Marsh, K., Bugusu, B., 2007. Bao bì thực phẩm: vai trò, vật liệu

và các vấn đề môi trường. J. Khoa học thực phẩm. 72, 39–55.

Mueller, S., Szolnoki, G., 2010. Tương đối giữa bao bì, nhãn mác, nhãn hiệu và các

thuộc tính cảm quan đối với sở thích và ý định mua hàng: người tiêu dùng khác nhau về

khả năng đáp ứng của họ. Thực phẩm Chất lượng Thích hơn. 21, 774–783.

Nairn, J.F., Norpell, T.M., 2009. Vỏ, chai và lọ. Trong: Yam, K.L. (Ed.), Bách khoa

toàn thư về Công nghệ đóng gói, ấn bản thứ ba. Wiley-Blackwell, Oxford, trang 269–

284.

Owen, T.H., Boyd, K., 2013. Báo cáo Đánh giá Container Đồ uống, tập. 1. Các ấn phẩm

của Đại học Thompson Rivers, trang 1–29.

Owens-Illinois, Inc, 2010. Đánh giá vòng đời của thủy tinh chứa ở Bắc Mỹ. Công

nghiệp gốm sứ. Piscopo, A., Poiana, M., 2012. Đóng gói và bảo quản dầu ô liu. Trong:

Muzzalupo, I. (Ed.), Mầm ôliu: Trồng ôliu, công nghiệp dầu ô liu và dầu ô liu ở Ý, ấn

bản đầu tiên. Intech, Rijeka, trang 201–222.

Rowson, J., Yoxall, A., 2011. Giữ, nắm, nắm hoặc nắm: lựa chọn nắm của người tiêu

dùng trong quá trình mở hộp đựng thực phẩm. Appl. Ergon. 42, 627–633.

Smith, D.A., Gifford, J., 2007. Lựa chọn Đồ đựng Thực phẩm: Lọ Thủy tinh. Các ấn

phẩm mở rộng Nebraska 1686, trang 1–3.

Stilwell, J., Canty, C., Kopf, P., Montrone, A., 1991. Đóng gói cho Môi trường: Quan hệ

73
Đối tác để Tiến bộ. Hiệp hội Quản lý Hoa Kỳ, New York. Stolzenbach, S., Bredie,

W.L.P., Christensen, R.H.B., Byrne, D.V., 2013. Tác động của thông tin sản phẩm và sự

tiếp xúc lặp đi lặp lại đối với ý thích của người tiêu dùng, nhận thức cảm quan và liên

tưởng khái niệm về nước táo địa phương. Thực phẩm Res. Int. 52, 91–98.

Vibhakara, H.S., Bawa, A.S., 2006. Sản xuất mứt và thạch. Trong: Hui, Y.H. (Ed.), Sổ

tay Trái cây và Chế biến Trái cây, lần xuất bản đầu tiên. Nhà xuất bản Blackwell,

Oxford, trang 189–204.

Wani, A.A., Singh, P., Langowski, H.C., 2014. Công nghệ thực phẩm: đóng gói. Trong:

Motarjemi, Y. (Ed.), Encyclopedia of Food Safety, ấn bản thứ ba. Nhà xuất bản Học

thuật, Waltham, trang 211–218.

Yoxall, A., Janson, R., Bradbury, S.R., Wearn, J., Hayes, S., 2006. Khả năng vận hành:

đưa ra giới hạn thiết kế cho bao bì tiêu dùng. Bao bì. Technol. Khoa học. 19, 219–225.
[3] Bài báo khoa học Tiếng Việt

Bao bì thuỷ tinh


Cập nhật 20-2-2005 03:34
Bao bì đóng gói dần trở thành thời trang (fashion), là cách
thức thể hiện phong cách và các khách hàng ngày nay luôn
bị chi phối bởi các trào lưu thời trang đó. Giống như bất
cứ trào lưu thời trang nào, màu sắc, hình dáng và cách
phối màu của các chi tiết nhỏ nhất thay đổi theo thị hiếu
khách hàng và sở thích trong cuộc sống. Những thay đổi
trong xu thế tiều dùng cũng dẫn tới sự thay đổi trong bao
bì đóng gói.

Các nhà chế tạo bao bì sẽ tiếp tục sử dụng thuỷ tinh để tạo ra các sản phẩm bao bì
tốt nhất và hấp dẫn nhất.
 
Trong thập kỷ vừa qua, bao bì chiếm vai trò cực kỳ quan trọng trong “quảng cáo”
sản phẩm. Các công ty sản xuất sản phẩm tiêu dùng (Consumer product goods
(CPG)) như Anheuser-Busch, Coca-Cola, Del Monte, Estée Lauder, và Bacardi

74
luôn tăng cường các nỗ lực sáng tạo và sản xuất để xúc tiến bao bì như là một
phương tiện marketing để bán sản phẩm của mình. Sự tăng cường chức năng
marketing này đã thúc đẩy việc sử dụng thuỷ tinh dụng cụ chứa sản phẩm bởi
những đặc tính ưu việt của thuỷ tinh về hình dáng bên ngòai và bảo quản sản
phẩm.
Bao bì đóng gói dần trở thành thời trang (fashion), là cách thức thể hiện phong
cách và các khách hàng ngày nay luôn bị chi phối bởi các trào lưu thời trang đó.
Giống như bất cứ trào lưu thời trang nào, màu sắc, hình dáng và cách phối màu
của các chi tiết nhỏ nhất thay đổi theo thị hiếu khách hàng và sở thích trong cuộc
sống. Những thay đổi trong xu thế tiều dùng cũng dẫn tới sự thay đổi trong bao bì
đóng gói. Mọi người làm việc trong ngành thiết kế bao bì đều biết rằng luôn luôn
phải xây dựng và cập nhật hình ảnh của bao bì để sản phầm có phong thái mới và
ngày càng hấp dẫn hơn.
Phong cách mới làm thăng hoa các lợi ích truyền thống của thuỷ tinh
 
Một số các xu thế tiêu dùng chủ đạo gần đây tác động tới công
nghiệp sản xuất bao bì thuỷ tinh, nổi bật nhất là 5 xu thế sau.
 
Bổ dưỡng—Sự phát triển nhanh chóng các sản phẩm bổ dưỡng
và sức khoẻ đã nâng cao nhận thức về tính chất vượt trội của
thuỷ tinh trong bảo quản sản phẩm. POM Wonderful là một ví
dụ của đồ uống giải khát có chứa chất chống lão hoá. Các
thành phần hợp thành chủ yêu của sản phần yêu cầu sự bảo vệ
chống oxi, ánh sáng hoặc sự mất carbonat. Thuỷ tinh là sự lựa
chọn bảo vệ hữu hiệu nhất so với tất cả các chất dùng để chứa,
bảo vệ tốt nhất trong thời gian dài.
 
Đồ uống có cồn và rượu mạnh – Các loại đồ uống có cồn
thường đựơc lưu trữ trong thời gian dài với chai thuỷ tinh chất
lượng cao, có những thiết kế sinh động nhất và phức tạp nhất
về thiết kế bao bì. Robert Evans, chủ của quán Red Rocks
Café & Tequila Bar tại Centreville, Va. nhận xét:  "Hiện nay
khách hàng không chỉ mua rượu rum, têquila, vodka, hay gin. Họ muốn trong
năm chai têquila sắp trên bàn chọn một chai bắt mắt nhất”. Ba loại chai têquila
được mua nhiều nhất ở quán bar Red Rocks Café & Tequila này là những chai có
bao bì mẫu mã hấp dẫn — chúng có những hình chạm khắc ba chiều trong
chai.  Loại Porfidio dưa ra hình cây xương rồng. Loại Forgata mô tả hình ngọn
lửa, và loại Milagro có hình cây thùa. "Tôi sẽ không mua những chai nào mà
không nhìn bắt mắt”, Evan nói. Theo Evans, nếu khách hàng không biết loại
cocktail nào họ thích họ sẽ chỉ nhìn trong dãy các chai lọ trên giá và chọn loại nào
nhìn trông hấp dẫn nhất. "

75
Nước uống mạch nha, ít calo, có cồn —Một dòng sản phẩm làm từ mạch nha
được bắt đầu phát triển bởi Smirnoff Ice đã thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất các vỏ
chứa băng thuỷ tinh tại Mỹ trong giai đoạn 2002-2003, giúp cho ngành sản xuất
vỏ chứa thuỷ tinh không chỉ tăng về sản lượng mà còn thu hút sự chú ý đặc biệt
của giới truyền thông khi mà một loạt các công ty khác cũng đưa ra các sản phẩm
tương tự trong thời gian rất ngắn. Cách đây 3 năm, Anheuser-Busch liên kết với
nhãn hiệu rượu rum số một Bacardi để tung ra sản phẩm Bacardi Silver, với một
chiến dịch marketing trị giá 60 triệu đôla từ Lambesis, Carlsbad, California, Mỹ.,
định vị thương hiệu này như là “chủ xị” với khẩu hiệu:” buổi tối của bạn sẽ vui
nhộn hơn”. Với dòng cocktail hiện tại, Anheuser-Busch gần đây đã lập kế hoạch
tham gia vào thị trường rượu mạnh.
 
Sự tăng trưởng về nhu cầu cho các sản phẩm men mạch nha và các sản phẩm bia
đã dẫn tới nhu cầu tăng cao sản xuất các vỏ chai thuỷ tinh. Để đáp ứng nhu cầu
này, Owens-Illinois gần đây đã khởi công xây dựng nhà máy sản xuất chai thuỷ
tinh chất lượng cao tại Windsor, Colorado. Nhà máy mới này sẽ là một trong
những nhà máy lớn nhất sản xuất chai thuỷ tinh tại Mỹ, với sản lượng hơn một tỷ
chai một năm.
 
Hữu cơ—Các sản phẩm thức ăn và đồ uống đang tràn ngập thị trường. Căn cứ
theo các chuyên gia thực phẩm tham dự hội nghị về thực phẩm hữu cơ tổ chức tai
Chicago tháng 5/2004 với sự hợp tác của FMI, các sản phẩm hữu cơ đang xâm
nhập các siêu thị chính, chiếm lĩnh thị phần từ các sản phẩm được tiếp thị mạnh
trên thị trường. Eric Schnell, đồng sang lập viên của Healthy Beverage Co., giải
thích lợi ích của thuỷ tinh: "Chúng tôi chọn thuỷ tinh làm chất liệu bao bì cho sản
phẩm Steap của chung tôi để có thể thể hiện sản phẩm một cách tốt nhất tới khách
hàng. Thuỷ tinh là sự lựa chọn tất yếu tự nhiên vì chất liệu thể hiện nổi bật trên
giá. Bao bì cũng nhờ đó trở nên đẹp hơn với nhãn dán rõ rang và tinh tế. Sự phối
hợp của những yêu cầu của chúng tôi về bao bì cho thấy thuỷ tinh thích hợp hơn
nhiều so với nhựa PET hay nhôm. Cuối cùng, công ty chúng tôi đang rất quan
tâm tới môi trường, thuỷ tinh là chất liệu hoàn hảo cho mục đích tái chế”.
 
Thực phẩm và đồ uống theo chức năng —Sản phẩm bổ sung các chất bổ dưỡng
có lợi cho sức khoẻ được gọi thực phẩm và đồ uống chức năng. Tổng doanh thu
của các sản phẩm loại này trong năm 2003 lên tới 4.6 tỷ đôla, tăng 11% so với
năm 2002. Dân số ngày càng già đi, bệnh béo phì cũng như các vấn đề sức khoẻ
khác (như bệnh tiểu đường và bệnh tim) là những nguyên nhân dẫn tới tiêu dùng
các sản phẩm chức năng dành cho sức khoẻ tăng nhanh chóng (các sản phẩm ít
calo, ít muối, năng lượng, tăng trí nhớ, tiêu hoá, khoẻ tuần hoàn). Các sản phẩm
mới này cần một quá trình xử lý cao câp cũng như bao bì bảo vệ lâu dài.
Tại sao thuỷ tinh vẫn là chất liệu bao bì mới

76
 
Marvin Smith, Giám đốc
của Chattanooga Labeling
Systems, Inc., một công ty
cung cấp thiết kế trang trí
trụ sở tại Chattanooga,
Tenn., đánh giá cao vị trí
của thuỷ tinh như là một
sự chọn lựa phổ biến cho
các sản phẩm mới vì tính
đa dụng của thuỷ tinh.
Việc sử dụng những hình
dáng đặc trưng, nhãn hiệu
ngắn gọn, tinh tế, chai lọ
thuỷ tinh màu sắc, cung
như phủ những chất liệu
khác nhau đã cho phép các chai lọ thủy tinh là chất liệu nổi bật nhất trong lựa
chọn.
Ông Smith nói: "Sự tăng cường của các phương pháp trang trí cho thuỷ tinh đã
tạo ra những sự khác biêt chính cho khách hàng trong việc thiết kế các hình dáng
sinh động. Ví dụ, việc sử dụng các chai lọ chống axit được dán nhãn chống bong
có thể tạo ra sự khác biêt rõ ràng so với các chai lọ cùng loại không chống axit
dán cùng loại nhãn. Đối với khách hàng, đây chỉ là sự thay đổi trong trang trí
nhưng khách hàng sẽ thích chọn hơn, cho dù vẫn kiểu dáng chai và cùng nhãn
hiệu. Những thay đổi nhỏ này có thể kéo dài vòng đời của thiết kế và tiết kiệm chi
phí bởi sử dụng lại cùng các yếu tố bao bì”
Khi bao bì thủy tinh ngày càng trở nên phổ biến, các công ty phát triển bao bì cần
phải cân nhắc năm lợi thế của bao bì thuỷ tinh.
 
Thuỷ tinh là chất liệu cao cấp —Các đặc tính của thuỷ tinh làm cho nó trở thành
một chất liệu với chất lượng cao và hình ảnh đặc chưng. Thuỷ tinh được sử dụng
trong nhiều thế kỷ và được coi là loại bao bì tốt nhất và quyến rũ nhất được sử
dụng để chứa sâm banh hảo hạng hoặc nước ép hoa quả tươi. Khách hàng thích
các sản phẩm thuỷ tinh vì họ luôn tin tưởng rằng đó là chất liệu bao bì siêu hạng.
Bao bì sẽ không bị thoái hoá, ăn mòn hay tan chảy, và thuỷ tình cũng có lợi thế
cạnh tranh vì tính lịch sử của nó. Những thuật ngữ như truyền thống gia đình, cao
cấp, chât lượng, bảo vệ tốt, gắn với rượu nho, các lễ kỷ niệm và truyền thống là
những từ người ta liên tưởng tới khi nhìn các chai lọ thuỷ tinh.
 
Thuỷ tinh mang tính tự nhiên —Thuỷ tinh được tạo ra từ các sản phẩm có sẵn
trong thiên nhiên như cát, bột sôđa, đá vôi và thuỷ tinh vụn. Phương pháp được

77
sử dụng để tạo các chai lọ thuỷ tinh dù được cải tiến phù hợp với mục đích
thương mại nhưng về cơ bản vẫn như đã từng làm hàng nghìn năm nay từ thời Ai
cập.
Thuỷ tinh tái chế được —Tái chế luôn là một phần của quy trình sản xuất chai lọ
thuỷ tinh. Các nhà sản xuất thu được lợi ích khi tái chế - giảm nguyên vật liệu đầu
vào, tăng thời gian sử dụng của các thiết bị sản xuất như lò nung, giảm năng
lượng tiêu thụ. Quy trình sản xuất thuỷ tinh là ví dụ của quy trình tái chế kín,
nghĩa là các chai lọ đã qua sử dụng có thể được tái chế thành các chai lọ mới và
cứ như thế vòng quay diễn ra liên tục. Điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối
với các khách hàng quan tâm tới vấn đề môi trường và sẽ tiếp tục giúp cho việc
tiêu thụ sản phẩm bao bì thuỷ tinh trong tương lai.
Thuỷ tinh là đồ chứa tuyệt hảo—Vì thuỷ tinh là chất rắn và trơ, các chất chứa
trong bình thuỷ tinh sẽ không bị thuỷ tinh ảnh hưởng tới chất lượng, mùi vị. Thuỷ
tinh lại không thấm nước và không xốp. Người tiêu dùng đã khẳng định là các sản
phẩm chứa trong bình thuỷ tinh sẽ giữ mui vị tốt hơn khi được phục vụ và lưu trữ
trong các bình bằng chất liệu khác. Thuỷ tinh lại rất vệ sinh và không mùi không
vị. Thuỷ tinh cung cấp phương tiện bảo quản tuyệt vời đảm bảo chất lượng trong
suốt thời gian sử dụng và được coi là chất liệu bảo quản tiêu chuẩn đối với các
sản phẩm dễ bị oxy hoá, ánh sáng tác động và cần bảo quản lâu dài.
Thuỷ tinh chất liệu tuyệt vời cho thiết kế —Sự trong suốt của thuỷ tinh và khả
năng truyền ánh sáng theo các hướng duy nhất là những lợi thế cạnh tranh của
chất liệu này. Thời gian để phát triển những mẫu mã chai lọ thuỷ tinh ngày càng
được rút ngắn. Các nhà chế tạo bao bì thuỷ tinh sử dụng máy tính để thiết kế các
mẫu mã thủy tinh mới và tạo ra nhiều lựa chọn bao bì và trang trí khác nhau. Các
nhà chế tạo ngày càng tạo ra các sản phẩm với mẫu mã nghệ thuật, có quyền sở
hữu trí tuệ thay vì chỉ tạo ra chai lọ để chứa đơn thuần.
Thuỷ tinh vẫn sẽ là chất liệu bao bì chính cho đồ uống
 
Thuỷ tinh đã là chất liệu bao bì chính của nhiều sản phẩm trong nhiều thế kỷ và
sẽ tiếp tục là chất liệu bao bì chính trong thời gian tới.
[4] Bài báo khoa học Tiếng Việt
 
Mary Ellen Reis và Jung Weil (sưu tập bởi Công ty Thương Hiệu
LANTABRAND)

Bao bì thuỷ tinh và công nghệ in nhãn trực tiếp

Một kỹ thuật thiết kế bao bì thu hút sự quan tâm của các nhà sản xuất là kỹ thuật
in nhãn trực tiếp. Kỹ thuật in nhãn này đã xuất hiện từ lâu nhưng mãi đến gần

78
đây, kỹ thuật này mới được sử dụng rộng rãi, cho phép nhà sản xuất có thể in
nhãn lên hầu như mọi vị trí, bất chấp mọi hình dáng đặc biệt của bao bì.

 8 thg 12, 2018 |  Thiết Kế Quảng Cáo, In Ấn Trên Các Chất Liệu, Thiết kế đặc
biệt

Công nghiệp thiết kế bao bì đã có những thay đổi rất lớn trong 10 năm qua. Trong
khi các công ty đang tiếp tục cắt giảm quảng cáo và ngân sách quảng cáo, bao bì
đã được chú trọng như là một biện pháp quảng bá sản phẩm chủ yếu. Các nhà sản
xuất bao bì phải đối mặt với một bài toán là làm sao bao bì mình sản xuất vừa
phải có mẫu mã độc đáo lại vừa phải đáp ứng yêu cầu về thời gian cho rất nhiều
loại sản phẩm tung ra thị trường.

Một kỹ thuật thiết kế bao bì thu hút sự quan tâm của các nhà sản xuất là kỹ thuật
in nhãn trực tiếp. Kỹ thuật in nhãn này đã xuất hiện từ lâu nhưng mãi đến gần
đây, kỹ thuật này mới được sử dụng rộng rãi, cho phép nhà sản xuất có thể in
nhãn lên hầu như mọi vị trí, bất chấp mọi hình dáng đặc biệt của bao bì. Bằng
cách sử dụng những bản phim chuyên dụng (dùng để in nhãn lên bao bì) khác
nhau về kích thước, nhà sản xuất có thể in nhãn trực tiếp lên những bao bì có kích
cỡ khác nhau và đặc biệt phù hợp với mọi góc cạnh của bao bì, điều mà các
phương pháp dán nhãn truyền thống không thực hiện được.

Nhiều công nghệ mới được phát triển đã giúp công nghiệp in nhãn trực tiếp trở

79
thành ngành nghề có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong toàn nghành công
nghiệp, với tỉ lệ CAGR lên đến 15 - 20 %. Những công nghệ mới này bao gồm:

Tăng số lượng máy in nhãn và kiến thức về in nhãn trực tiếp như kỹ thuật chỉnh
độ méo của hình ảnh, kỹ thuật đo và xén kích cỡ chính xác, và công nghệ mực in.
Nhiều loại film in được phát triển như: PVC, OPS, PETG, và BOPP
Sự phổ biến của các mẫu bao bì đồng dạng (thuỷ tinh hay plastic) để đáp ứng
nhu cầu của người tiêu dùng
Tăng tốc độ máy và in nhãn
Phát triển công nghệ máy in cuốn và in nổi bằng khuôn mềm có thể in 8 đến 10
màu
Sự kết hợp giữa kỹ thuật in nhãn trực tiếp và chai thuỷ tinh sẽ tạo ra một kiểu
dáng tuyệt vời và một sức hấp dẫn mới cho sản phấm. Theo Micheal Mattia,
Giám đốc mua hàng của hàng Canandaigua Wine, công nghệ in nhãn trực tiếp
đơn giản và có quá nhiều ưu điểm - tốc độ nhanh, dễ theo dõi và quản lí chất
lượng, và quan trọng nhất là sự quyến rũ mà mà nó đem lại cho sản phẩm rượu
của chúng tôi như rượu vang, các sàn phẩm rượu táo. Mattia cũng nhận xét rằng,
kỹ thuật in nhãn trực tiếp đã bắt đầu đem lại cho dòng sản phẩm Canadaigua K
Cider một sự “khác biệt và độc đáo” rất cần thiết cho việc chiếm lĩnh thị trường.

Nóngvàbắtmắt
Bao bì thủy tinh và công nghệ in nhãn trực tiếp thực sự là một sự kết hợp hoàn
hảo. Bao bì thủy tinh rất bền và thường được sử dụng để bảo quản và tôn vình
chất lượng sản phẩm. Thủy tinh có thể chịu được nhiệt độ rất cao của các máy in
nhãn trực tiếp; hơn nữa, bề mặt của thủy tinh rất cứng và dính giúp nhãn in trực
tiếp có thể bám chặt vào thân bao bì, giúp tăng cảm giác thích thú của người tiêu
dùng khi sử dụng sản phẩm.

Ta có thể kể ra rất nhiều ví dụ về sự kết hợp hoàn hảo giữa nhãn in trực tiếp và
bao bì thủy tinh. Công ty Dean Foods đã cũng cố được hình ảnh của sản phẩm
Marie’s Salad Dressing bằng cách chuyển sang một loại bao bì mới thân thiện với
người tiêu dùng hơn và in nhãn bằng công nghệ in trực tiếp. Nhãn hiệu mới này
đã thể hiện rất sáng tạo màu sắc của sản phẩm. Công nghệ in cuốn đã chứng tỏ
nghệ thuật nhiếp ảnh đã tôn vinh nhãn hiệu sản phẩm như thế nào. Kết quả là
Marie’s đã giành giải thưởng cao quý Clear Choice Award 2003 từ Glass

80
Packaging Institute.

Một danh hiệu Clear Choice Award 2003 khác đã được dành cho Prego Hearty
Meat Sauce với mẫu bao bì có hình đồng hồ cát để tăng sự quyến rũ chắc chắn
khi cầm nắm sản phẩm. Nhãn hiệu được in trực tiếp lên bao bì đã thể hiện được
màu sắc sống động và độ tươi sốt của các thành tố trong sản phẩm. Sự kết hợp
tuyệt vời giữa nhãn in trực tiếp và kiểu dáng tiện dụng của loại chai thuỷ tinh như
trên là phương pháp chính mà các công ty sản xuất hàng tiêu dùng sử dụng trong
chiến lược khác biệt hoá sản phẩm của mình.

Mary Ellen Reis

[5] Bài báo khoa học Tiếng Việt


Quy trình sản xuất dụng cụ thủy tinh dòng thí nghiệm của Duran
Quy trình sản xuất ra thủy tinh Duran – dụng cụ thủy tinh hàng đầu phòng thí
nghiệm
Thủy tinh Duran là 1 trong những thủy tinh cực kỳ phổ biến trong sản xuất dụng
cụ thủy tinh trong phòng thí nghiệm. Xuất xứ của nó là từ Đức – nước số 1 về
chất lượng thủy tinh trong phòng lab. Dưới đây là bài viết về quy trình sản xuất
các dụng cụ thủy tinh của Duran. Nguồn bài viết tham khảo trực tiếp từ website
của dụng cụ Duran: http://www.duran-group.com

Vận chuyển nguyên liệu thô, quy trình sơ chế và nóng chảy
Các nguyên liệu thô (oxit silic, oxit boron, hỗn hợp natri / kali oxit và oxit nhôm)
được phân phối ở dạng bột và được lưu trữ trong các silo. Tất cả các nhà cung cấp
của chúng tôi đã được kiểm toán và chất lượng nhất quán cao của nguyên liệu
được xác nhận bởi một chứng nhận phân tích.

81
Các lô được trộn hoàn toàn tự động bằng cách sử dụng quy mô rất chính xác và tự
động vận chuyển và trộn bởi máy. Điều này giúp giảm thiểu lỗi nhỏ hoặc sai số
có thể xảy ra. Một tỷ lệ của DURAN® thủy tinh tái chế được thêm vào hỗn hợp
bột.

Các lô sau đó được vận chuyển đến bể tan chảy thông qua một băng truyền tải.
Quá trình nóng chảy là giai đoạn trung tâm của sản xuất thủy tinh. Các mẻ thủy
tinh thô được nấu chảy ở nhiệt độ khoảng 1600° C. Các bộ tổng hợp được làm
nóng bằng điện và hoạt động suốt ngày đêm.

Quy trình định hình, tạo khuôn – bằng cách ép khuôn thủy tinh
Thủy tinh lỏng rơi vào khuôn và được ép thành hình dạng mong muốn nhờ lực ép
điều khiển bằng thủy lực. Ví dụ, các thiết bị hút ẩm DURAN® được sản xuất
bằng quy trình này. Đầu tiên thủy tinh nóng chảy sẽ được đổ vào khuôn, tiếp đến
máy ép thủy lực sẽ ép thủy tinh nóng chạy thành hình dạng bình hút ẩm. Sau đó
để có thể lấy bình hút ra khỏi, 1 máy phát lửa nhiệt cao vào đày bình để sau đó
dùng máy hút tách bình ra khỏi khuôn.

82
Quy trình tạo hình bởi thợ làm thủy tinh (sản xuất thủy tinh thủ công)
Thủy tinh lỏng được đổ lên 1 đầu của 1 ống thổi dài. Người thợ làm thủy tinh sẽ
đặt ống thổi có đầu chứa thủy tinh lỏng vào khuôn. Bằng cách sử dụng hơi cơ thể,
người thợ sẽ thổi 1 lượng khí qua ống vào khuôn giúp định hình hình dạng thủy
tinh theo khuôn. Quy trình này được sử dụng để sản xuất các mặt hàng DURAN®
có khối lượng lớn.

83
Cuối cùng là xử lý và kiểm soát thành phẩm
Khi các sản phẩm đã được đúc, chúng được làm mát và in bằng phương pháp in
màn hình. Sơn gốm thường được sử dụng cho điều này, mà cầu chì với kính để
tạo thành một lớp không thể tách rời khi nó được nung. Các sản phẩm sau đó
được làm nóng và qua băng tải làm mát. Điều này đốt cháy trong sơn in và loại
bỏ ứng suất từ thủy tinh. Sau khi vượt qua kiểm soát chất lượng hình ảnh, các sản
phẩm được đóng gói và chuẩn bị để gửi đến khách hàng.

84
Trên đây là quy trình sản xuất dụng cụ thủy tinh chuẩn của hãng Duran. Quy trình
diễn ra hết sức nghiêm ngặt để tạo ra thành phẩm chất lượng tốt nhất nên Khách
hàng hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng. Chúng tôi mong rằng những thông tin
trên đây sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức cần thiết. Nếu có bất kì thắc
mắc nào về bài viết, vui lòng để lại lời nhắn phía dưới.

Ngoài ra, Trung Sơn là một trong những địa chỉ tin cậy chuyên phân phối các
loại dụng cụ và thiết bị thí nghiệm đến từ nhiều thương hiệu nổi tiếng, trong đó
có dụng cụ thủy tinh của Duran. Nếu bạn có nhu cầu tìm mua sản phẩm, hãy liên
hệ ngay với chung tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết này.

Video: Quy trình sản xuất bao bì thủy tinh


https://drive.google.com/file/d/1gm3BzMdBbejvBPQs99_fROKCACePM26e/
view?usp=sharing

85
86

You might also like