You are on page 1of 2

KHỐI U TIỀN ĐẠO

1. Chẩn đoán chăm sóc


Nguy cơ sanh khó do khối u tiền đạo
Nguy cơ sưng và viêm tử cung sau khi sanh
2. Lập kết hoạch chăm sóc
- Giảm nguy cơ sanh khó
- Giảm nguy cơ sưng và viêm tử cung sau sanh
3. Thực hiện kế hoạch chăm sóc
a. Nguy cơ sanh khó do khối u tiền đạo
- Theo dõi DHST, tổng trạng, da miên, âm đạo, phần bụng của sản
phụ
- Hỏi kĩ tiền sử xem sản phụ có các bệnh lý đi kèm không hay có
nguyên nhân khác dẫn đến sanh khó như bị chấn thương vùng
chậu, phẩu thuật âm đạo,..
- Khám trong xem khối u nhỏ hay lớn, mềm hay cứng, di động dễ
hay không có cản trở đường ra của thai nhi không.
- Theo dõi sát độ xóa mở cổ tử cung, cơn co tử cung, độ lọt của ngôi
thai theo từng giai đoạn chuyển dạ để phát hiện kịp thờ các cơ co
cường tính do khối u chẹt vào tiểu khung hay khối u to, hay cổ tử
cung mở chậm cần báo với bác sĩ ngay để có hướng xử trí kịp thời
- Có thể khuyên cho sản phụ nằm đầu thấp để khối u rời khổi hố
chậu dồn lên ổ bụng làm cho ngôi thai lọt được vào eo trên
- Không nên dùng tay đẩy khối u lên vì có khả năng làm vỡ khối u
gây chảy máu trong và sốc cho sản phụ.
- Nếu có chỉ định theo dõi sinh ngã âm đạo, khi cổ tử cung mở 4cm
vẽ và theo dõi sát biểu đồ chuyển dạ để phát hiện các bất thường
như chuyển dạ đình trề thì lập tức báo ngay cho bác sĩ.
- Theo dõi tim thai, cơn gò trên monitor, màu sắc của nước ối nhằm
phát hiện kịp thời nếu có tình trạng suy thai thì báo bác sĩ xử trí mổ
cấp cứu ngay.
b. Giảm Nguy cơ sưng và viêm tử cung sau khi sanh
- Theo dõi chặt chẽ tình trạng sản phụ trước và sau sanh:
 Kiểm tra tình trạng tử cung và khối u qua siêu âm trước và sau
sanh
 Theo dõi các triệu chứng của sản phụ: đau, ra máu nhiều hoặc
dịch âm đạo có màu lạ, theo dõi sát sinh hiệu, độ co hồi tử cung.
- Sử dụng biểu đồ chuyển dạ nếu sanh thường để tránh chuyển dạ
kéo dài.
- Đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn trong quá trình đỡ sanh
- Xử trí giai đoạn III tích cực không xót nhau, nếu có bóc nhau nhân
tạo phải đảm bảo sạch hết màng nhau và đảm bảo vô khuẩn.
- Theo dõi sự co hồi của tử cung sau sanh, hướng dẫn sản phụ và
người nhà xoa đáy tử cung.
- Trấn an tinh thần sản phụ.
- Lập chế độ ăn uống, khuyên sản phụ ăn uống lành mạnh, uống
nhiều nước, tránh táo bón.
- Cho sản phụ vận động nhẹ nhàng sau sanh.
- Giáo dục sức khỏe cho sản phụ: nên khám định kì sau sanh để
kiểm tra sức khỏe tử cung và quản lý khối u tiền đạo; duy trì lối
sống lành mạnh, tập thể dục đều đặn uống nhiều nước….
4. Đánh giá
- Cuộc sanh diễn ra thuận lợi, tránh được các biến chứng cho mẹ và
bé.
- Sản phụ không sưng viêm tử cung sau sanh.

Trích dẫn:

http://thuoc.vn/Default.aspx?Mod=ViewArticles&ArticlesID=7440

You might also like