You are on page 1of 9

Trường Đại học Bách Khoa - Đại Học Đà Nẵng

Khoa Quản Lý Dự Án
---------  ---------

BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ:


QUẢN TRỊ RỦI RO
Đề tài: Phân tích một trong những rủi ro chiến lược. Tìm
những minh họa thực tế để làm rõ lập luận của mình

Giáo viên : Nguyễn Thị Thu Thủy


Lớp học phần : 18.86
Nhóm : 1
Tên : Châu Thị Mỹ
Trương Thị Chi Na
Phạm Thị Minh Nguyện
Phan Thị Tuyết

Đà Nẵng, ngày 09 tháng 11 năm 2021


Bài Tập Chuyên Đề: Quản Trị Rủi Ro
Nhóm 1

Phụ Lục

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
II. NHẬN DIỆN RỦI RO
1. Thiếu nhân lực được huấn luyện về kỹ thuật
2. Rủi ro đến từ khách hàng
3. Nhân sự rời dự án
4. Rủi ro tài chính
5. Rủi ro kỹ thuật
6. Hiệu suất không đảm bảo
7. Lịch trình
8. Nhiều quyết định từ bên ngoài tác động lên dự án
III. ĐÁNH GIÁ RỦI RO
IV. TỔNG KẾT

Page 1
Bài Tập Chuyên Đề: Quản Trị Rủi Ro
Nhóm 1

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bất cứ dự án nào được triển khai cũng có những giới hạn về không gian, thời gian, các
nguồn lực như tài chính, nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên v.v... và có ảnh hưởng
hoặc bị ảnh hưởng bởi một số bên hữu quan nhất định. Trong tất cả các giai đoạn của dự
án luôn có những sự kiện, điều kiện diễn ra ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc
thực hiện dự án, khiến dự án có thể không đạt được một hoặc một số các mục tiêu mà các
chủ thể dự án đặt ra. Các sự kiện, điều kiện như vậy được gọi là các rủi ro dự án. Để đảm
bảo dự án thành công, rủi ro dự án cần được quản lý.
II. NHẬN DIỆN RỦI RO
Khái niệm do Viện Quản lý dự án (PMI) đề xuất như sau: “Rủi ro là một sự kiện hay điều
kiện chưa chắc chắn mà nếu nó xảy ra, sẽ có ảnh hưởng đến ít nhất một mục tiêu của dự
án, ví dụ như phạm vi, tiến độ, chi phí và chất lượng. Rủi ro luôn nằm trong tương lai.
Một rủi ro có thể có một hoặc nhiều nguyên nhân gây ra và nếu nó xảy ra, cũng có thể
gây ra một hoặc nhiều ảnh hưởng. Nguyên nhân gây ra rủi ro có thể là một yêu cầu, giả
thiết, ràng buộc, hoặc điều kiện mà tạo ra các kết quả tích cực hoặc tiêu cực.”
1. Thiếu nhân lực được huấn luyện về kỹ thuật:
- Số lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, thậm chí nhóm có trình độ chuyên môn
cao có khuynh hướng hiểu biết lý thuyết khá, nhưng lại kém về năng lực thực hành và
khả năng thích nghi trong môi trường cạnh tranh công nghiệp.
- Khả năng làm việc theo nhóm, tính chuyên nghiệp, năng lực sử dụng ngoại ngữ là công
cụ giao tiếp và làm việc của nguồn nhân lực còn hạn chế.
*Tổn thất:
- Thiếu nhân lực có kỹ thuật làm cho các hoạt động của doanh nghiệp bị đình trệ, tốn chi
phí tuyển dụng, huấn luyện, đào tạo.
- Hiệu quả sử dụng công suất máy móc, thiết bị thấp dẫn đến năng suất lao động thấp.
- Doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và đưa ra đường lối phát triển theo các
mục tiêu mong muốn.
- Nhân viên phải đảm nhiệm mức độ công việc lớn có thể dẫn đến tình trạng bất mãn,
thiếu động lực làm việc.
*Cách khắc phục:
- Dành một phần chi phí để đào tạo nhân sự ngay từ ban đầu.
- Dành bộ đệm cho nhân sự bổ sung.
- Lập một chương trình đào tạo riêng cho dự án.
- Tổ chức các buổi đào tạo chéo giữa các thành viên tay nghề cứng với người mới.
*Ví dụ:
Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp, thoát nước đô thị huyện Mộc Châu bị chậm tiến độ.
Nguyên nhân từ nhà thầu tư vấn và nhà thầu xây dựng, dự án năng lực yếu. Nhà thầu

Page 2
Bài Tập Chuyên Đề: Quản Trị Rủi Ro
Nhóm 1

không bố trí đủ cán bộ làm việc tại dự án và một số cán bộ có trình độ chuyên môn tư vấn
chỉ tham gia vào thời điểm ban đầu của giai đoạn thiết kế dự án, sau đó thay bằng cán bộ
chưa đủ kinh nghiệm chuyên môn.
2. Rủi ro đến từ khách hàng:
- Sự thay đổi hành vi, sở thích và nhân khẩu học
- Hành xử theo cảm xúc, hiếu kỳ và rất dễ thay đổi:
+ Khách hàng tự phân khúc: sản phẩm, gía trị, gía cả.
+ Khách hàng được tiếp cận nhiều thông tin hơn.
-Yêu cầu không rõ ràng.
* Tổn thất:
- Làm giảm doanh số và lợi nhuận của công ty.
- Làm giảm mức độ nhận diện và uy tín thương hiệu.
- Làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ do các đánh giá không tốt về sản
phẩm của doanh nghiệp.
* Cách khắc phục:
- Có hợp đồng, chữ ký bằng văn bản của khách hàng cho các yêu cầu cụ thể khi nhận dự
án.
- Cảnh bảo khách hàng về nguy cơ chậm tiến độ nếu làm theo các thay đổi đột xuất.
- Xây dựng quy trình cụ thể, thủ tục rõ ràng (chữ ký của các đầu mối quan trọng liên
quan) nếu muốn thay đổi.
- Đàm phán rõ ràng để nhận thù lao tương xứng với những thay đổi ngoài hợp đồng.
* Ví dụ:
Sự sụt giảm nghiêm trọng của điện thoại Samsung trong năm 2014 do có sự xuất hiện của
dòng điện thoại Xiaomi. Nguyên nhân của sự thất bại này là vì khách hàng hiếu kì, thay
đổi theo sở thích mới như điện thoại Xiaomi có vỏ kim loại đẹp hơn samsung, tốc độ
nhanh, màn hình cứng và camera đẹp.
3. Nhân sự rời dự án:
- Trường hợp nhân lực rời đi:
+ Mối nguy hiểm có thể gây ra bởi nguồn nhân lực: ly dị, đau ốm, chết bất ngờ.
+ Do môi trường công việc quá áp lực, lương thưởng không đáp ứng được nhu cầu của
nhân viên dẫn đến việc rời đi trong quá trình thi công dự án.
- Trường hợp nhân lực không đạt yêu cầu bị xa thải: đồi trị về đạo đức, thái độ làm việc
không nghiêm túc,k hông đạt chuyên môn.
* Tổn thất:
- Nhân viên nghỉ việc gây ra rất nhiều hệ lụy cho doanh nghiệp: năng suất suy giảm, tinh
thần sa sút, đồng nghiệp phải “oằn mình” với khối lượng công việc gia tăng, v.v. cũng

Page 3
Bài Tập Chuyên Đề: Quản Trị Rủi Ro
Nhóm 1

như “lỗ hổng” năng suất trong khoảng thời gian đó. Thực tế, nếu những nhân viên tài
năng nhất liên tục ra đi, thiệt hại cho công ty có thể vượt xa con số dự tính.
- Tài chính: bao gồm chi phí cho quảng cáo, tuyển dụng, thời gian đào tạo nhân viên mới
phát triển năng lực chuyên môn cần thiết.
- Nếu nghiêm trọng có thể là đình trệ dự án, chậm tiến độ so với yêu cầu của khách hàng
dẫn đến phải đền hợp đồng.
*Cách khắc phục:
- Đảm bảo mọi nhân sự đều được đảm nhiệm phần việc quan trọng của dự án.
- Họp mặt thường niên (ngoài công việc) để xây dựng tình đoàn kết, teamwork.
- Thỉnh thoảng xoay vòng nhân sự vào các mảng việc khác nhau.
- Có từ 1,2 nhân sự back up kịp thời cho dự án bất cứ lúc nào.
- Có cơ chế lưu trữ, quản lý tài liệu công việc của tất cả nhân sự.
*Ví dụ:
Những ngày cuối tháng 5/2018, do bị ép tăng ca 74 giờ mỗi tháng và phải làm việc trong
môi trường không được đảm bảo, 500 công nhân may tại cụm công nghiệp Tam Đàn
(huyện Phú Ninh, Quảng Nam). Từ sau Tết Nguyên đán cho đến nay, họ bị ép tăng ca từ
thứ 2 đến thứ 6, mỗi ngày thêm 3,5 giờ, kể cả chủ nhật nhưng tiền trợ cấp hay tiền ngoài
giờ quá thấp. Khi công nhân xin nghỉ tăng ca thì bị phía công ty gây khó khăn và dọa
đuổi việc. Ngoài ra, các công nhân phải làm việc trong môi trường có mùi hôi thối, tiền
ăn trưa chỉ 12 ngàn đồng/suất ăn, không đảm bảo chất lượng, dinh dưỡng… vì vậy mà
công nhân đã đồng loạt nghỉ việc.
4. Rủi ro tài chính:
- Xảy ra do ngân quỹ dự án thiếu hụt các chỉ số tài chính ko thoả mãn , các đối tượng
hữu quan.
- Đánh giá tài chính dự án không đầy đủ.
* Tổn thất:
- Để các hoạt động trong 1 dự án được vận hành tốt. Tài chính là thứ không thể thiếu hụt.
Nếu thiếu hụt tài chính mà dự án không xoay vòng được vốn cho dự án. Dẫn đến nhiều
hoạt động trong dự án bị chậm tiến độ như thiếu hụt nguồn cung nguyên vật liệu, lương
công nhân -> công nhân bỏ việc, không đủ chi phí bảo trì máy móc để đảm bảo máy móc
hoạt động tốt và đủ số lượng máy phục vụ dự án => chậm tiến độ dự án. Nếu nghiêm
trọng có thể dự án thất bại ( phá sản ).
* Cách khắc phục:
- Huy động nguồn tài chính.
- Giảm vốn luân chuyển ròng.
- Nguồn tự tài trợ : khấu hao.
- Nhận hoàn vốn vay.

Page 4
Bài Tập Chuyên Đề: Quản Trị Rủi Ro
Nhóm 1

- Vay trung, dài hạn.


- Phát hành cổ phiếu.
- Huy động vốn theo chiều trên xuống dưới ưu tiên ổn định và oan toàn.
- Tăng nguồn vốn tài chính chứ đừng ghi huy động vốn tài chính.
* Ví dụ:
Năm 2020, dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành phải thi công cầm chừng, bị đình trệ vì
thiếu vốn phục vụ xây dựng cơ bản. Sau đó, với sự vào cuộc của ngành chức năng, vấn
đề này đã được tháo gỡ. Tuy nhiên, thời gian gần đây, dự án tiếp tục gặp khó vì thiếu
vốn.
5. Rủi ro kĩ thuật:
- Xảy ra do tính khả thi của công nghệ thực hiện dự án, vận hành các chức năng kĩ thuật
có lỗi, không đáp ứng được chi phí và tiến độ kế hoạch.
* Tổn thất: rủi ro sự cố kỹ thuật có thể xuất hiện ở mức độ nhỏ và không gây ra
ảnh hưởng đáng kể đến công trình (nằm trong giới hạn cho phép) nên mức độ tác động
đến dự án chỉ ở dạng tiềm tàng. Nhưng khi rủi ro đó vượt mức cho phép chúng sẽ gây ra
một tác động nào đó và nhiều trường hợp rủi ro sẽ phát triển đến mức độ cao và gây ra
ảnh hưởng lớn đến dự án như:
- Chi phí dự án : làm tăng chi phí của dự án chưa kể những ảnh hưởng hệ lụy liên quan
như kéo dài thời gian dự án, dư luận xã hội, ảnh hưởng danh tiếng chủ đầu tư, nhà thầu,
tư vấn thiết kế.
- Thời gian dự án: thời gian kéo dài cũng đồng nghĩa với việc phát sinh thêm chi phí đầu
tư xây dựng, chưa kể đến các ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến chất lượng dự án khi
thời gian thực hiện kéo dài.
- Chất lượng công trình: chất lượng công trình không đảm bảo ảnh hưởng đến an sinh xã
hội kèm theo là chi phí cho khâu sửa chữa, tăng cường, bảo dưỡng thậm chí có khi phải
phá bỏ để xây dựng mới.
-Tính an toàn hiệu quả trong khai thác, sử dụng: sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động khai
thác như xảy ra tai nạn giao thông,... Sự thuận tiện của người khai thác sử dụng cũng bị
giảm đi tùy theo mức độ rủi ro.
- Ảnh hưởng đến môi trường: ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường, gây thiệt hại to lớn
về người, của cải, ảnh hưởng xấu đến nhận thức dư luận về công trình.
*Cách khắc phục:
- Cải tiến kĩ thuật , đổi mới công nghệ.
- Nâng cao chất lượng.
* Ví dụ:
Tác động của rủi ro đến 3 yếu tố chất lượng công trình, thời gian dự án, chi phí dự án có
thể kể đến sự cố sập đổ viện khoa học xã hội vùng Nam Bộ ở thành Phố Chí Minh ngày

Page 5
Bài Tập Chuyên Đề: Quản Trị Rủi Ro
Nhóm 1

9/10/2007. Nguyên nhân do thi công hố móng tầng ngầm của cao ốc Pacific bên cạnh và
trong quá trình thi công, chủ đầu tư đã điều chỉnh thiết kế (chưa được Sở Xây dựng thành
phố cho phép).
6. Hiệu suất không đảm bảo:
- Thiếu sót về điều tra/phân tích - Sai sót khi lập kế hoạch,thực hiện, trong đánh giá
- Sự cẩu thả, sự không hiểu biết - Điều kiện thay đổi
* Tổn thất:
- Khi thời gian quản lý không hiệu quả, số giờ được tính toán chính xác, những vấn đề
liên quan đến tài chính như thanh toán hóa đơn hay tiền lương không được xử lý kịp thời,
mọi hoạt động diễn ra không bình thường.
*Cách khắc phục:
- Xác định tiêu chuẩn hiệu suất một cách rõ ràng và đưa cho khách hàng review lại.
- Đảm bảo mọi nhân sự trong dự án nắm được yêu cầu cụ thể về hiệu suất cá nhân.
- Xây dựng hiệu suất mẫu cho các giao dịch quan trọng.
- Kiểm thử với dữ liệu mẫu nếu có thể.
* Ví dụ:
Dự án Thủy lợi chống ngập úng khu vực TP Hồ Chí Minh vẫn giậm chân tại chỗ đã “góp
phần” gây úng, ngập ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống người dân chung quanh khu vực
có công trình thi công. Theo thống kê, từ đầu mùa mưa đến nay, thành phố chỉ mới xảy ra
vài ba đợt mưa lớn nhưng lần nào tại các điểm thi công cũng rơi vào tình trạng ngập úng
kéo dài nhiều giờ đồng hồ.
7. Lịch trình:
- Lịch trình không thực tế, chỉ có “trường hợp tốt nhất”.
- Nhiệm vụ quan trọng bị xót từ lịch trình.
- Một sự chậm trễ trong một nhiệm vụ gây ra sự chậm trễ các nhiệm vụ phụ thuộc trong
dự án.
- Các công việc không quen thuộc của các sản phẩm mất nhiều thời gian hơn dự kiến để
thiết kế và thực hiện.
* Tổn thất:
- Dự án bị chậm tiến độ sẽ chịu tác động của đủ mọi chi phí và các chi phí này liên tục
tăng, từ giá nhân công, vật liệu, giá đền bù, giải phóng mặt bằng, điều chỉnh thiết kế kỹ
thuật, quy mô dự án… gây tổn thất không nhỏ cho kinh tế doanh nghiệp.
*Cách khắc phục: Xắp xếp lịch trình thay đổi ứng biến linh hoạt phù hợp với hoàn
thực tế
*Ví dụ:

Page 6
Bài Tập Chuyên Đề: Quản Trị Rủi Ro
Nhóm 1

Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình được khởi công đầu năm 2006, đến nay mới
hoàn thành 81% khối lượng công trình. Nguyên nhân là vì không giải phóng được mặt
bằng (GPMB) dẫn sự chậm trễ các nhiệm vụ thi công sau này của dự án theo lịch trình.
8. Nhiều quyết định từ bên ngoài tác động lên dự án:
- Chính trị, luật pháp hiện hành của quốc gia, các chính sách và cơ chế của nhà nước có
những qui định chặt chẽ về việc thực thi dự án.
- Rủi ro thị trường : xảy ra do sự biến dộng của thị trường, khi giá cả thay đổi nguồn cung
không ổn định
- Tài nguyên thiên nhiên, đất đai, khí hậu thời tiết…là những yếu tố khách quan tác động
trực tiếp mạnh mẽ đến dự án.
* Tổn thất:
- Sự thay đổi do các yếu tố bên ngoài tác động đến dự án gây ra nhiều tổn thất. Mức độ
tổn thất của dự án tùy thuộc vào rủi ro nhiều hay ít.
* Cách khắc phục:
- Liệt kê danh sách các quyết định bất lợi, cùng với đó là thông tin liên quan.
- Bàn bạc với nhân viên chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các quyết định này.
- Nếu cần, xác định đây như một rủi ro bắt buộc và lên kế hoạch giảm thiểu trong dài hạn.
* Ví dụ:
Dự án NMNĐ Sông Hậu 1 đang trong giai đoạn triển khai quan trọng, cần đẩy nhanh tiến
độ các hạng mục trên đường găng để đảm bảo đạt được các mốc tiến độ, vận hành thương
mại trong năm. Tuy nhiên, các đợt bùng phát dịch Covid-19 trước và hiện nay đã tác
động tiêu cực đến tình hình triển khai thi công, lắp đặt và chạy thử nhà máy.
III. Đánh giá chung:
- Tất cả các rủi ro trên đều có thể xảy ra và ảnh hưởng đến dự án.
- Xếp thep mức độ nghiêm trọng: tác động bên ngoài như thiên tai, khủng hoảng > tài
chính > kĩ thuật, công nghệ > hiệu suất, nhân lực thiếu chuyên môn kĩ thuật > nhân lực
rời đi > rủi ro đến từ khách hàng > lịch trình.
- Xếp theo mức độ dễ xảy ra: tài chính > kĩ thuật, lịch trình >rủi ro đến từ khách hàng >
nhân sự thiếu chuyên môn kĩ thuật > nhân sự rời đi, hiệu suất > tác động từ thiên tai,
khủng hoảng.
IV. Tổng kết:
Các quá trình quản lý rủi ro cùng với các chiến lược đối phó rủi ro cơ bản được xem xét
có thể giúp không chỉ chủ đầu tư mà cả các bên liên quan đến dự án khác quản lý rủi ro
dự án chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, mỗi một dự án luôn có những đặc
điểm, tính chất riêng biệt khác nhau, tồn tại trong các môi trường khác nhau. Do đó, cần
phải có sự nghiên cứu vận dụng các quá trình và các chiến lược cơ bản đối phó rủi ro này

Page 7
Bài Tập Chuyên Đề: Quản Trị Rủi Ro
Nhóm 1

vào điều kiện cụ thể của từng dự án, để đảm bảo quản lý thực hiện thành công các dự án,
giúp các dự án đạt được các mục tiêu đã định một cách có hiệu quả.
Trong thực tế, do các yếu tố liên quan đến dự án thay đổi liên tục, chu trình quản lý rủi ro
không đi theo đường thẳng mà được lặp lại và điều chỉnh liên tục giữa các chặng. Các rủi
ro liên tục được điều chỉnh hoặc nhận diện mới, do đó các chiến lược và kế hoạch đối phó
cũng luôn được thay đổi để bảo đảm chúng khả thi và có hiệu quả.

Page 8

You might also like