You are on page 1of 6

HPMUSC Ban Chấn thương – Sọ não

BỘT VÀ THỰC HÀNH KỸ THUẬT BỘT

Vũ Mai Ngọc Nguyễn Hải Yến Tạ Trọng Sơn


Sinh viên Y4 Nguyễn Thị Thuỳ Dương Ngô Xuân Phong
Hà Duy Hiếu Sinh viên Y6
Sinh viên Y5
MỤC LỤC
I. LỊCH SỬ KỸ THUẬT BỘT................................................................................................. 3

1. Cố định chi gãy trong thời kỳ chưa có kỹ thuật bột....................................................... 3

2. Kỹ thuật bột phát triển................................................................................................. 4

II. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỘT..................................................................................................... 4

1. Bột bó là gì?.............................................................................................................. 4

2. Bột thạch cao và bột thuỷ tinh................................................................................... 5

III. CÁCH TẠO RA MỘT CUỘN BỘT..................................................................................... 5

IV. PHƯƠNG PHÁP BÓ BỘT............................................................................................... 6

1. Mục đích bó bột........................................................................................................ 6

2. Nguyên tắc bó bột..................................................................................................... 6

3. Chỉ định, chống chỉ định bó bột................................................................................. 7

4. Các bước bó bột........................................................................................................ 9

5. Hình thức bó bột..................................................................................................... 17

6. Các loại bột trong điều trị........................................................................................ 20

V. CÁC BIẾN CHỨNG CỦA BÓ BỘT................................................................................... 26

1. Biến chứng sớm...................................................................................................... 26


2. Biến chứng muộn.................................................................................................... 29

VII. KIỂM TRA THEO DÕI BỆNH NHÂN BÓ BỘT................................................................ 30

1. Kiểm tra theo dõi bệnh nhân sau khi bó bột............................................................ 30

2. Chỉ định tháo bột..................................................................................................... 31

VIII. CÁCH CẮT BỘT......................................................................................................... 32

1. Chú ý khi tháo bột................................................................................................... 32

2. Các bước tiến hành thủ thuật.................................................................................. 32

3. Chăm sóc sau thủ thuật........................................................................................... 33

TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………………………………….…….. 34


|Bột và thực hành kỹ thuật bột
|Ban Chấn thương – Sọ não – Câu lạc bộ Ngoại khoa

I. LỊCH SỬ KỸ THUẬT BỘT

1. Cố định chi gãy trong thời kỳ chưa có kỹ thuật bột

- Từ rất lâu về trước, con người đã có nhiều cách để cố định chi gãy. Một trong những ví
dụ được phát hiện sớm nhất là 3000 năm TCN, người Ai Cập cổ đại đã dùng những thanh gỗ
và vải để cố định xương gãy. Mẫu vật được tìm thấy là các chi bị nẹp, trong đó có xương đùi
vị thành niên bị gãy và được nẹp bằng bốn tấm gỗ dọc, mỗi tấm được quấn bằng băng vải
lanh.
- Hippocrates (460 TCN - 380 TCN) một thầy thuốc người Hy Lạp cổ đại từ năm 400 TCN,
đã để lại những bài viết chi tiết thảo luận về tầm quan trọng của nẹp khi bị chấn thương, cùng
với việc tập thể dục thích hợp để vết thương mau lành, “bài tập” này sau này đã được biết
đến với tên gọi vật lý trị liệu. Ông tin rằng tập thể dục (để ngăn ngừa teo cơ), với băng bó
cứng (làm từ sáp và nhựa), là liều thuốc thích hợp để giúp chữa lành vết gãy xương.
- Năm 1517, vị bác sĩ có tên Gersdorf người Đức đã minh họa một cách tuyệt vời một
phương pháp mới để buộc các thanh nẹp gỗ, ông sử dụng các mối ghép xung quanh thanh
nẹp đã lắp ráp, siết chặt vào chân bị thương bằng cách vặn chúng bằng các nút vặn bằng gỗ.
Dần dần, công nghệ này được tiếp thu và phát triển qua từng thời kì, giúp các bác sĩ có thể
tìm ra phương thức nẹp gãy xương hiệu quả nhất.

Hình 1. Một số dụng cụ cố định chi


|Bột và thực hành kỹ thuật bột
|Ban Chấn thương – Sọ não – Câu lạc bộ Ngoại khoa
2. Kỹ thuật bột phát triển

- Vào những năm 1500, Ambroise Pare (Paris, Pháp) đã sáng tạo ra bột được làm cứng
bằng bột mì, trứng và mỡ động vật để thay thế cho các dụng cụ cồng kềnh trước đây và được
sử dụng cho đến những năm 1800. Thế nhưng, quy trình chữa lành tiêu chuẩn cho gãy xương
thời kỳ này là nằm trên giường và hạn chế hoạt động bằng cách bó bột toàn thân.

- Đầu năm 1800, phôi thạch cao đã được sử dụng cho phương pháp bó bột trong các
bệnh viện. Cách sử dụng thạch cao truyền thống là để bệnh nhân đặt chân gãy của họ vào
một hộp gỗ dài và đổ thạch cao vào.

- Mặc dù thạch cao đúc lúc này là lý tưởng cho quá trình chữa bệnh, nhưng Antonius
Mathijsen, một sĩ quan y tế trong quân đội Hà Lan đã cải tiến chúng cho tiện lợi hơn.
Mathijsen lấy khăn trải giường đã được tẩm thạch cao của và nhanh chóng quấn chúng quanh
chỗ gãy. Điều này cung cấp một sự vừa vặn chính xác và cho phép bệnh nhân di chuyển dễ
dàng hơn.

- Trong suốt 30-40 năm qua, vật liệu tổng hợp (chẳng hạn như băng sợi thủy tinh dệt kim
với polyurethane hoặc nhựa nhiệt dẻo) đã được sử dụng để chế tạo phôi nhẹ hơn và sạch
hơn. Tuy nhiên, tại thời điểm này, không có khuôn đúc nào dễ sử dụng, thoải mái và linh hoạt
hơn bột thạch cao. Mặc dù nó có một số nhược điểm là nặng và ngứa, nhưng vẫn là lựa chọn
tối ưu nhất giúp những người gãy xương, trật khớp, chấn thương phần mềm mau khỏi bệnh.

II. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỘT


1. Bột bó là gì?
- Bột bó (plâtre, plaster of Paris, bột thạch cao) là loại bột có nguyên liệu chính là thạch
cao, công thức hóa học là (CaSO4.1⁄2H2O). Khi cho thêm nước vào bột, nó sẽ ngấm thêm 3⁄2
phân tử nước và đông cứng lại sau một thời gian ngắn. Paris là nơi đầu tiên tìm ra bột bó, vì
vậy bột bó có tên là Plaster of Paris. Ngày nay, rất nhiều nước trên thế giới sản xuất được bột
bó. Người ta có thể tự tạo ra những cuôn bột bằng cách dùng vải thưa để cho bột bám dính
vào sau đó cuôn lại, hoặc sử dụng những cuộn bột được sản xuất sẵn bằng máy với nhiều
tiện lợi.
- Khi cho bột ngấm nước, phản ứng xảy ra như sau:
2 (CaSO4.1⁄2 H2O) + 3⁄2 H2O  2 (CaSO4.2 H2O) + 3600 Calo
- Năng lượng nhiệt toả ra làm bệnh nhân cảm thấy nóng (có khi bị phỏng da)
- Bột sẽ đông cứng nếu ngấm đủ số nước trong một lần. Ngấm nhiều nước bột sẽ lâu
cứng, thải trừ nhanh nước sẽ nhanh cứng.
- Ngoài ra hiện nay, còn có thể dùng sợi thuỷ tinh để thay cho thạch cao, ưu điểm là nhẹ
hơn nhưng giá phần có phần nhỉnh hơn.
|Bột và thực hành kỹ thuật bột
|Ban Chấn thương – Sọ não – Câu lạc bộ Ngoại khoa
2. Bột thạch cao và bột thuỷ tinh
- Bột thạch cao được sử dụng để định vị lại xương gãy vì nó có thể được đúc khuôn tốt,
do đó mang lại sự hỗ trợ chính xác hơn cho xương. Những ưu điểm mà bột thạch cao mang
lại bao gồm:
o Giá thành rẻ hơn.
o Dễ tạo khuôn hơn ở một số vùng đặc biệt.
o Tuy nhiên, nó cũng có những nhược điểm như:
o Biến dạng khi gặp nước, vì vậy bệnh nhân sẽ khó chăm sóc hơn.
o Mất vài ngày để cứng lại hoàn toàn.
o Gây ngứa da nếu dính phải.
o Nặng hơn.
o Một phương pháp khác khá ưu việt, bù đắp được một số nhược điểm của bột thạch
cao là bột thuỷ tinh. Với ưu điểm:
 Kém cản quang đối với tia X, giúp bác sĩ có thể chụp X quang cho bệnh nhân mà
không cần tháo bột.
 Làm da ít kích ứng hơn.
 Không biến dạng khi gặp nước.
 Tuy nhiên nó cũng có một số nhược điểm nhất định như: Giá thành đắt đỏ.

III. CÁCH TẠO RA MỘT CUỘN BỘT


- Bột giữ vai trò chất kết dính như hồ, người ta dùng vải cho bột bám dính vào. Vải được
dệt bằng những sợi bông dễ thấm nước (dệt thưa theo đúng tiêu chuẩn sợi ngang sợi dọc).
Chúng ta có thể vừa băng bằng các loại băng vải nầy vừa trét bột ướt lên, nhưng như vậy sẽ
không đều bột, sẽ mất nhiều thời gian và công sức cũng như không tính được số lượng bột
phải dùng.
- Để bó bột được tốt hơn, người ta làm sẵn những cuộn bột khô với kích thước theo ý
muốn. Khi làm cuộn bột chúng ta trãi đều bột khô lên bề mặt lớp vải thưa rồi cuộn lại, khi
dùng chỉ cần ngâm nước.
|Bột và thực hành kỹ thuật bột
|Ban Chấn thương – Sọ não – Câu lạc bộ Ngoại khoa
- Ngày nay với công nghệ hiện đại người ta sản xuất các cuộn bột bằng máy, bột được ép
dính vào các sợi vải và cuộn lại, được đóng gói kín với kích thước qui định (bột Gypsonas, bột
Johnson & Johnson, bột Bảo Thạch...) Các cuộn bột này có nhiều ưu điểm như:
o Ngấm nước nhanh và đồng đều.
o Hạt bột rất mịn khi chà sát sẽ thành dạng hồ bám rất chặt vào sợi vải tạo được
lực kết dính rất chắc.
o Bột không rơi rớt ra ngoài nhiều.
- Do bột có chất lượng cao, khi bó mau khô cứng nên số lượng bột dùng sẽ ít hơn. Phải
bảo quản bột ở nơi khô ráo, tránh ẩm ướt. Khi bột bị ẩm sẽ hút nước đến mức độ bão hòa
thì nó sẽ không còn khả năng đông cứng nữa (bột chết). Nên đóng gói thật kín các cuộn bột,
không nên phơi bày ra ngoài quá lâu các cuộn bột khi chưa dùng, nhất là trong mùa mưa.

Tài liệu đầy đủ sẽ được gửi tới bạn đọc tại buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ!

You might also like