You are on page 1of 24

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.

HCM
KHOA DƯỢC
----------

BÁO CÁO HỌC TẬP THỰC TẾ CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO


TẠI CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM SÀI GÒN
SAGOPHA
Thời gian: 13/1 – 28/1

Sinh viên: Nguyễn Thị Ngọc Nhi


Lớp: 16DDUB1
Mã số sinh viên: 1611700341
Giảng viên hướng dẫn: Phạm Hồng Đăng

TP. HỒ CHÍ MINH


Tháng 1/2021
Lời cảm ơn

Sau hơn hai tuần miệt mài học tập cũng như tiếp cận với môi trường làm việc tại
Công Ty TNHH Dược Phẩm Sài Gòn (Sagopha) thì em cảm thấy rất bổ ích cho bản
thân em. Và nhân đây em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành của em đến thầy cô của
Khoa Dược Hutech cùng quý anh chị và chú Dũng (Giám đốc) tại Công Ty TNHH
Dược Phẩm Sài Gòn (Sagopha) đã tạo điều kiện tốt nhất để em được thực tập tại đây.
Đặc biệt là chị Ân, chị hướng dẫn chính của em trong những ngày qua. Em xin cảm
ơn mọi người đã tận tình chỉ bảo em từng chút một trong mấy ngày ít ỏi vừa qua,
những gì mọi người đã chỉ dạy em xin ghi nhớ và làm theo. Một lần nữa em xin cảm
ơn thầy cô cùng quý anh chị tại Công Ty TNHH Dược Phẩm Sài Gòn (Sagopha) và
em xin chúc quý thầy cô cũng như anh chị tại Công Ty TNHH Dược Phẩm Sài Gòn
(Sagopha) thật nhiều sức khỏe để có thể truyền tiếp những kiến thức của thầy cô đến
các thế hệ tiếp theo.
Em xin chân thành cảm ơn!
Mụ c lụ c

LỜI CẢM ƠN................................................................................................................................ I


MỤC LỤC..................................................................................................................................... II
TÓM TẮT................................................................................................................................... III
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM SÀI GÒN
(SAGOPHA)................................................................................................................................ 1
1.1. Tên và địa chỉ đơn vị thực tập.............................................................................................1
1.2. Các phòng ban trong công ty..............................................................................................1
1.3. Mục tiêu và hoạt động đã làm của bản thân tại nhà máy................................................1
1.4. Nhà máy đạt chuẩn GMP………………………………………………………………….2
CHƯƠNG 2: MÔ TẢ CƠ QUAN THỰC TẬP.........................................................................3
2.1. Sơ đồ tổ chức nhà máy SAGOPHA....................................................................................3
2.2. Cơ cấu nhân sự.....................................................................................................................3
2.3. Hoạt động tại các phòng ban...............................................................................................4
2.3.1. Phòng nghiên cứu và phát triển R&D – Pilot...............................................................4
2.3.2. Phòng quản lí chất lượng QA........................................................................................4
2.3.3. Phòng kiểm tra chất lượng QC......................................................................................5
2.3.4. Xưởng sản xuất.............................................................................................................6
2.3.5. Xưởng đóng gói cấp 2 và thành phẩm…………………………………………………8
2.3.6. Kho lưu trữ…………………………………………………………………………….9
2.3.7. Phòng kĩ thuật…………………………………………………………………………9
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG TẠI NHÀ MÁY....................................................11
3.1. Xếp hộp và đóng gói bao bì cấp 2 thuốc Phytilax...........................................................11
3.2. Xếp hộp và đóng gói bao bì cấp 2 thuốc Phong Tê Thấp...............................................12
3.3. Dập viên bán thành phẩm Vị Nguyên tại xưởng sản xuất………………………….......14
3.4. Đóng bao bì cấp 1 và cấp 2 thuốc Denicol …………………............................................15
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN......................................................................................................... 17
CHƯƠNG 5. KIẾN NGHỊ........................................................................................................ 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................... 19
Tóm tắt

Môn học thực tập thực tế cơ bản và nâng cao của em được tổ chức tại Công Ty
TNHH Dược Phẩm Sài Gòn (SAGOPHA), đây là công ty chuyên sản xuất thuốc các
loại thuốc có nguồn gốc từ dược liệu (và 1 phần nhỏ các thuốc hóa dược).

Trong thời gian có hạn trong đợt thực tập và kiến thức còn hạn chế của em trong quá
trình này em trình bài các vấn đề sau:

o Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH Dược phẩm Sài Gòn( SAGOPHA).
o Giới thiệu tóm tắt về bộ phận quản lý công ty.
o Trình bày hoạt động sản xuất và các vấn đề kỹ thuật trong sản xuất.
o Các hoạt động tham gia trong quá trình sản xuất tại nhà máy: đóng gói bao bì cấp
1, đóng gói bao bì cấp 2, dập viên bán thành phẩm.

Vì còn hạn chế về mặt kiến thức và kinh nghiệm thực tiển, bài báo cáo conf nhiều
thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp và phê bình của quí thầy cô cho báo cáo được
hoàn thiện hơn

TP.HCM Tháng 1 năm 2021.


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH
DƯỢC PHẨM SÀI GÒN (SAGOPHA).
1.1. Tên và địa chỉ đơn vị thực tập.

Tên nhà máy: Công ty TNHH Dược Phẩm Sài Gòn (SAGOPHA) tại Bình Dương.
Địa chỉ: Số 27VSIP đường số 6 khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, phường An Phú,
thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.
1.2. Các phòng ban trong công ty.
 Phòng nhiên cứu và phát triển R&D
 Phòng đảm bảo chất lượng QA
 Phòng kiểm tra chất lượng QC
 Xưởng sản xuất
 Xưởng đóng gói bao bì cấp 2 và bao bì thành phẩm
 Kho lưu trữ (nguyên liệu, bao bì, thuốc thành phẩm)
 Phòng Kỹ thuật
 Ngoài ra còn có các bộ phận khác như phòng tài chính, phòng nhân sự,...

1.3. Mục tiêu và hoạt động đã làm của bản thân tại nhà máy.
 Tại Công ty TNHH Dược Phẩm Sài Gòn (Sagopha) em mong muốn mình sẽ
biết được nhiều thứ hơn về công việc tương lai trong lĩnh vực sản xuất thuốc
sau khi tốt nghiệp.
 Tại đây em được tham gia vào một số công việc của công ty như là: dập viên,
đóng gói bao bì cấp 1, đóng gói bao bì cấp 2…đây là những công việc không
khó nhưng đòi hỏi tính tỷ mỹ rất cao của người nhân viên.

1.4. Nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO.

 GMP ( Good Manufaturing Practice) tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt áp
dụng để quản lí trong ngành: dược phẩm, mỹ phẩm, thiết bị y tế, thực
phẩm……
 GMP là một phần hệ thống quản lý chất lượng nhầm đảm bảo kiểm soát các
điều kiện về nhà xưởng(cơ sở hạ tầng), điều kiện con người và kiểm soát các
quá trình sản xuất để đạt các tiểu chuẩn về an toàn vệ sinh cung cấp cho người
tiêu dùng loại bỏ các nguy cơ nhiễm chéo và lẫn lộn
 Lợi ích của nhà máy GMP mang lại là tạo phương thức quản lí chất lượng
khoa học, hệ thống và đầy đủ, giảm các sự cố, rủi ro trong sản xuất, kinh
doanh.

1.5.
CHƯƠNG 2: MÔ TẢ CƠ QUAN THỰC TẬP

1.6. Sơ đồ tổ chức nhà máý SAGOPHA.

Giám đốc

Phó giám đốc Phó giám đốc

Xưởng
sản Xưởng
Phóng
xuất, đóng
Phòng Phòng Phòng quản lí Kho
đóng gói bao
R&D QA QC nhân lưu trữ
gói bao bì cấp
sự
bì cấp 2
1

Kho Kho Kho


nguyên bao thành
liệu bì phẩm

Hình 1: Sơ đồ tổ chức nhà máy Sagopha


1.7. Cơ cấu nhân sự.
 Tổng giám đốc: Phạm Anh Dũng
 Phó giám đốc: DS. Nguyễn Thị Hoàn
 Phó giám đốc: DS. Phan Thị Tuyết Nhung
 Sáng lập viên:
 DS Vũ Văn Hiển
 DS Nguyễn Thành Hưng
 DS Phạm Gia Đức
 DS Phan Tùng Châu
 DS Phan Thị Thương
 Trưởng phòng R&D: Anh Chỉ
 Phó phòng R&D: Chị Thanh
 Trưởng phòng QA: Chị Tiên
 Quản lí nhân sự và phó quản đốc xưởng sản xuất: Chú Nhuận
 Quản lí xưởng đóng gói thành phẩm: Chị Ân

1.8. Hoạt động tại các phòng ban.


1.1.1. Phòng nghiên cứu và phát triển R&D.
o Phòng nghiên cứu và phát triển R&D được thiết kế như một phòng lab thu gọn
của công ty, có chốt air lock. Là khu vực để nghiên cứu và phát triển công thức
thuốc. Cũng như việc viết hồ sơ lô sản xuất.
o Nghiên cứu công thức bao gồm việc đưa ra công thức cho thuốc mới cũng như là
phát triển công thức mới từ công thức cũ.
o Sau khi hoàn thiện công thức thì phòng R&D sẽ thử nghiệm ở lô pilot tầm cỡ 10-
20kg, nếu thành công thì sẽ nâng cấp cỡ lô lên để sản xuất ra thị trường. Còn nếu
có gì sơ xót thì sẽ tìm cách khắc phục để hoàn thiện.

1.1.2. Phòng Đảm bảo chất lượng QA.

o Tại đây có 1 trưởng phòng QA, 1 phó phòng QA và nhiều nhân viên QA quản lí ở
các khâu khác nhau.
o QA là phòng có quyết định cao nhất của công ty, mọi công việc từ khâu nhập
nguyên liệu đến khi thuốc được đóng gói thành phẩm thì đều phải qua sự kiểm soát
nghiêm ngặc của phòng QA. Qua đó giúp thuốc được sản xuất ra thị trường đạt
được chất lượng và hiệu quả cao nhất.
o Tại kho nhập nguyên liệu, bao bì thì nhân viên QA sẽ kiểm tra, nếu hợp lệ và
chính xác thì nguyên liệu và bao bì sẽ được đưa vào lưu trữ và sử dụng.
o Tại xưởng tạo cốm/bột bán thành phẩm sẽ có nhân viên của QA thường xuyên đi
lấy mẫu để kiệm nghiệm, nếu mẫu kiểm tra đạt thì sẽ có lệnh cho nhân viên sản
xuất tiếp tục các công đoạn sau.
o Cốm/bột bán thành phâm sau khi được hoàn thành sẽ được đưa đi dập viên hoặc
tao cốm tùy vào loại thuốc…( thuốc nước, thuốc viên, thuốc dùng ngoài…) và tại
đây sẽ có nhân viên của QA tiếp tục theo dõi để kiểm tra chất lượng của sản phẩm.
o Sau công đoạn trên thuốc sẽ được đem đi đóng gói bao bì cấp 1, nhân viên QA sẽ
quan sát và xem xét tính chất lượng của bao bì.
o Sau khi thuốc được đóng gói bao bì cấp 1 xong sẽ chuyển qua khu vực đóng gói
bao bì cấp 2 và đóng thùng thành phẩm. Tại đây sẽ có nhân viên của QA giám sát
việc đóng gói và xem xem trong qua trình đóng gói bao bì cấp 1 có còn sơ xót gì
không: ví dụ thuốc có bị xì nang, vỉ thuốc có đóng đủ số viên hay không, nắp đậy
có chặt không….
o Cuối cùng thuốc được đóng thành phẩm và dán phiếu đóng gói. QA sẽ kiểm tra lại
lần cuối trước khi thuốc được đưa ra kho thành phẩm

2.3.3. Phòng kiểm tra chất lượng QC.

o Phòng kiểm tra chất lượng QC là nơi kiểm nghiệm liên tục các sản phẩm từ
xưởng sản xuất, để biết được thuốc được sản xuất ra đúng như công thức mà
phòng R&D đã nghiên cứu. Các công đoạn diễn ra rất chặt chẻ và nghiêm ngặt, để
đảm bảo kết quả chính xác và chất lượng nhất.
o Nhân viên QC khi làm việc phải mặc đúng đồng phục do công ty quy định( áo
Blouse lúc nào cũng phải mang trong người)
o Một số hình ảnh khi làm việc của phòng QC
2.3.4 Xưởng sản xuất.
o Nhân viên vào xưởng phải đi qua 2 phòng thay đồ và phải đi một chiều, sau khi
thay đồ không thể đi ngược lại tránh mang bụi bẩn vào bên trong xưởng.
o Vào xưởng phải vệ sinh tay theo hướng dẫn bằng nước, xà phòng và cồn. Sau đó
đi qua air lock đúng theo SOP mới được vào xưởng.
o Xưởng sản xuất bao gồm:
 Phân xưởng thuốc viên hóa dược
 Phân xưởng thuốc viên từ dược liệu
 Phân xưởng thuốc nước
 Phân xưởng kem thuốc, thuốc dùng ngoài
 Phòng bao đường: 9 máy bao đường cỡ 60-70kg
 Phòng dập viên: có máy dập viên nhiều chày dành do viên nén thường
 Phòng sấy: có máy sấy tầng sôi cỡ 100kg
 Phòng tạo hạt: máy tạo hạt cỡ 60-70kg
 Phòng trộn hoàn tất: máy trộn cỡ 100kg
 Phòng nấu cao: máy nấu cao cỡ 50kg
 Phòng ép vỉ viên nang mềm
 Phòng ép vỉ viên nang cứng
 Phòng ép vỉ viên nén
 Phòng bao phim
 Phòng trữ bán thành phẩm
 Phòng IPC
 Phòng bao bì cấp 1

Một số hình ảnh minh họa.


2.3.5. Xưởng đóng gói bao bì cấp 2 và bao bì thành phẩm.

o Thuốc sẽ được đưa ra phân xưởng này để nhân viên tiếp tục kiểm tra số lô, hạn
dùng, cảm quan…dưới sự giám sát của nhân viên phòng QA trước khi thuốc
được đóng gói bao bì cấp 2 và bao bì thành phẩm
o Tại phân xưởng này còn kim luôn vệc dán tem cho những sản phẩm dạng chai.
o Ở phân xưởng đóng gói còn có 1 số máy móc hiện đại khác để phục vụ cho
nhu cầu như: máy in số lô hạn dùng, dây chuyền băng tải dán tem tự đông,
đóng bao bì cấp 2 bằng máy tự động( vd: thuốc rơ miệng Denicol….), máy co
màng cho những sản phẩm thuốc dạng lốc….
o Nhân viên tại phân xưởng này đòi hỏi phải làm việc nhanh nhẹn, tỉ mĩ và
chính xác vì đây gần như là những công đoạn cuối cùng để thuốc được tung ra
thị trường….

Hình ảnh minh họa.


2.3.6. Kho lưu trữ.

o Kho lưu trữ được chia thành 3 kho riêng biệt: kho nguyên liệu, kho bao bì, kho
thành phẩm.
o Kho nguyên liệu chứa nguyên liệu đã được kiểm duyệt, nguyên liệu chưa kiểm
duyệt, trên mỗi nguyên liệu đều có dán tem phân biệt rõ ràng( màu vàng là
nhãn biệt trữ, màu xanh lá là nhãn chấp nhận, màu đỏ là nhãn cảnh báo.)
o Kho bao bì thì chứa bao bì nguyên vẹn đang chờ sử dụng, bao bì bị lỗi đang
chờ xử lí,
o Kho thành phẩm chứa thuốc thành phẩm đã qua kiểm duyệt và chờ ngày xuất
xường
o Ở mỗi kho các nguyên liêu, bao bì, thuốc thành phẩm đều được để trên những
pallet nhựa với những khoảng cách ( cách trên, cách dưới, cách ngang, cách
giữa) theo đúng qui định của thông tư đề ra hoặc theo cách bố trí của nhà máy
miễm sau phù hợp với thực tế.
o Ở cả 3 kho này đều chịu sự kiểm tra và giám sát của nhân viên phòng QA

2.3.7. Phòng kĩ thuật.

o Là phòng điều hành hệ thống tiện ích của công ty


o Hệ thống tiện ích là hệ thống cung cấp nguồn không khí sạch cho các phòng
ban cầnđảm bảo độ vô khuẩn cao như( xưởng làm cốm bán thành phẩm,
xưởng đóng gói bao bì cấp 1…)
o Là phòng quan sát, sữa chữa máy móc thiết bị khi gặp sự cố trục trặc, bảo trì
các thiết bị khi tới thời gian kiểm tra định kì.

Hình ảnh của hệ thống tiện ích.


CHƯƠNG 3. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG TẠI NHÀ MÁY

3.1. Xếp hộp thuốc Phytilax tại kho đóng gói bao bì cấp 2.

2.
Xếp hộp (Kiểm Kiểm vỉ thuốc (cảm
Hộp giấy (kho bao Cho vỉ vào túi
cảm quan, số lô, quan, số lô, hạn
bì) nilon rồi hàn kín
hạn dùng) dùng)

Cho hộp thuốc


QA kiểm tra và cho Cân, ghi số kg, kí
thành phẩm vào Cho thuốc vào hộp
ra xưởng thành tên, dán keo, dán
thùng carton
phẩm phiếu đóng gói

Quy trình đóng gói cấp 2 viên nén bao đường Phytilax
o Đóng gói bao bì tuy là một công việc dễ dàng thực hiện, nhưng nó lại là một
công việc khá quan trọng góp phần lớn vào cả khâu sản xuất. Vì đó là giai
đoạn cuối cùng, kết nối giữ nhà máy sản xuất và người tiêu dùng. Sản phẩm là
thuốc đưa đến tay người tiêu dùng sẽ không thể hoàn thiện nếu thiếu đi bước
này.
o Mục tiêu chính của công đoạn này là hoàn tất sản phẩm, đóng gói những vỉ
thuốc được chuyển từ xưởng sản xuất lên phòng đóng gói bao bì cấp 2 với số
lượng tương ứng trên 6800 hộp thuốc mỗi thùng tương ứng 126 hộp
o Phòng đóng gói bao bì cấp 2 được chia làm 4 khu, mỗi 2 khu sẽ đảm nhiệm
một loại thuốc khác nhau. Một khu sẽ xếp các hộp giấy được nhận từ kho bao
bì và xếp thành hình khối( kiểm tra số lô, hạn dùng, mực in có mờ không), sau
đó chuyển qua khu còn lại sẽ xếp vỉ thuốc nhận từ phòng bao bì cấp 1 (ép vỉ)
cho vào túi nylong hàn kín rồi cho vỉ vào hộp vừa xếp.
o Sau khi hoàn thành đóng gói cấp 2, thuốc sẽ được chuyển vào thùng lớn( kiểm
tra số lô và hạn dùng trên thùng, phiếu đóng gói phải có chữ ký người đóng)
và trở lại lưu trữ ở kho thành phẩm để sẳn sàng vận chuyển.
o Tóm lại, mục tiêu của công việc này là công ty muốn giúp em có thể tham gia
vào hoạt động sản xuất thuốc của công ty. Tuy chỉ là một công đoạn nhỏ trong
một dây chuyền sản xuất lớn nhưng ở từng khâu đều phải có tính tỉ mỉ và cẩn
thận để có thể đem đến một sản phẩm chất lượng và hiệu quả cho người tiêu
dùng ở mọi khía cạnh.
o Cuối cùng, kết quả thu được của em qua công việc này là nó giúp em có cái
nhìn cụ thể của việc sản xuất. Dù ở khâu nào, phân xưởng nào, công việc nào
thì cũng đòi hỏi ở chúng ta tính cẩn thận, tỉ mỉ và chính xác vì nhũng sản
phẩm mình làm ra là dùng cho việc chăm sóc sức khỏe cho mọi người cũng
như là chính mình.

3.2. Xếp hộp thuốc Phong Tê Thấp tại kho đóng gói bao bì cấp 2.
Xếp hộp (Kiểm Kiểm vỉ thuốc (cảm
Hộp giấy (kho bao Cho vỉ vào túi
cảm quan, số lô, quan, số lô, hạn
bì) nhôm rồi hàn kín
hạn dùng) dùng)

Co màng bằng nilon


QA kiểm tra và cho Cho vào thùng bọc ngoài (mỗi lốc
ra xưởng thành carton, dán keo, gồm 4 hộp thuốc ) Cho thuốc vào hộp
phẩm dán phiếu đóng gói

Quy trình đóng gói cấp 2 thuốc Phong Tê Thấp

o Mục tiêu chính của công đoạn này là hoàn tất sản phẩm, đóng gói những vỉ
thuốc được chuyển từ xưởng sản xuất lên phòng đóng gói bao bì cấp 2 với số
lượng tương ứng khoảng 3200 hộp thuốc mỗi thùng tương ứng 64 hộp.
o Phòng đóng gói bao bì cấp 2 được chia làm 4 khu, mỗi 2 khu sẽ đảm nhiệm
một loại thuốc khác nhau. Một khu sẽ xếp các hộp giấy được nhận từ kho bao
bì và xếp thành hình khối( kiểm tra số lô, hạn dùng, mực in có mờ không), sau
đó chuyển qua khu còn lại sẽ xếp vỉ thuốc nhận từ phòng bao bì cấp 1 (ép vỉ)
cho vào túi nhôm hàn kín rồi cho vỉ vào hộp vừa xếp.
o Sau khi hoàn thành đóng gói cấp 2, thuốc sẽ được chuyển vào thùng lớn( kiểm
tra số lô và hạn dùng trên thùng, phiếu đóng gói phải có chữ ký người đóng)
và trở lại lưu trữ ở kho thành phẩm để sẳn sàng vận chuyển.
o Tóm lại, mục tiêu của công việc này là công ty muốn giúp em có thể tham gia
vào hoạt động sản xuất thuốc của công ty. Tuy chỉ là một công đoạn nhỏ trong
một dây chuyền sản xuất lớn nhưng ở từng khâu đều phải có tính tỉ mỉ và cẩn
thận để có thể đem đến một sản phẩm chất lượng và hiệu quả cho người tiêu
dùng ở mọi khía cạnh.
o Cuối cùng, kết quả thu được của em qua công việc này là nó giúp em có cái
nhìn cụ thể của việc sản xuất. Dù ở khâu nào, phân xưởng nào, công việc nào
thì cũng đòi hỏi ở chúng ta tính cẩn thận, tỉ mỉ và chính xác vì nhũng sản
phẩm mình làm ra là dùng cho việc chăm sóc sức khỏe cho mọi người cũng
như là chính mình.

3.3. Dập viên bán thành phẩm Vị Nguyên.

Nếu phù hợp yêu


Sau 10-15p, lấy 10 cầu thì tiếp tục dập
Cốm trộn hoàn tất Dập viên
viên đem cân. cón sai thì điều
chỉnh phù hợp

Chỉnh độ cứng và Nhân viên QA( IPC)


Kiểm tra máy
khối lượng viên

Quy trình dập viên bán thành phẩm vị nguyên

o Mục tiêu: được tham gia vào quá trình sản xuất của công ty và được trải
nghiệm thực tế, tạo được những viên đạt các tiêu chuẩn kiểm nghiệm như đồng
điều khối lượng về độ cứng ,…..
o Sau khi trộn cốm hoàn tất, đem cốm đi dập viên, trước khi dập viên phải điều chỉnh
máy về độ cứng và khối lượng từng viên phù hợp.
o Cho máy chạy thử xem độ cứng và khối lượng của viên phù hợp chưa
o Nếu đã đạt được khối lượng và độ cứng thích hợp thì cho cốm vào dập và 10-15 phút
đến lấy 10 viên từng máy chảy xuống đem cân để có thể điều chỉnh khối lượng của
viện tăng lên hay giảm lại cho phù hợp.
o Trong quá trình dập sẽ có nhân viên IPC (QA) xuống lấy mẫu ở các giai đoạn đầu
giữa và cuối lô dập mỗi lần 20 viên.
o Cuối cùng, kết quả thu được của em qua công việc này là nó giúp em có cái nhìn cụ
thể của việc sản xuất. Dù ở khâu nào, phân xưởng nào, công việc nào thì cũng đòi hỏi
ở chúng ta tính cẩn thận, tỉ mỉ và chính xác vì nhũng sản phẩm mình làm ra dùng cho
việc chăm sóc sức khỏe cho mọi người cũng như là chính mình. Ở khâu này chỉ tiều
đồng điều khối lượng, độ cứng và độ dày viên được kiểm tra và theo dõi suốt quá
trình dập viên.

3.4. Đóng bao bì cấp 1 và bao bì cấp 2 thuốc Denicol.

Xưởng sản xuất và đóng gói cấp 1


Đem chai đi lau
Dùng khăn nhúng
Chai Denicol chứa Đóng nút cho chai tiếp bằng khăn
nước ấm vắt khô và
sẵn dung dịch vừa đủ chặt vắt khô sau khi
lau sạch chai
ngâm nhúng
 nước ấm

Để chai chạy trên Kiểm tra và cho


Cho chai vào hộp băng tải của máy chai ra phân
Đóng thùng Carton bằng máy vào hộp dán keo bán tự xưởng đóng gói
tự động động để dán keo cấp 2

Nhân viên QA giám sát

Kho lưu trữ

Quy trình đóng gói cấp 1 và đóng gói cấp 2 Denicol


o Mục Tiêu: chính của công đoạn đóng gói cấp 1 là cho em biết cách giải quyết được
sự cố dung dịch dính và nhớt ở xung quanh bề mặt chai. Thứ hai là được tham gia
vào khâu đóng gói quan trọng và cần cẩn thận cao hơn ở đóng gói cấp 2
o Sau khi tiệt trùng chai nhựa và cho sung dịch thuốc vào chai, đem chai đi lau qua
khăn ẩm và nóng ở 30-400 C.
o Đóng nắp chai cho những chai vừa lau.
o Chuyển những chai vừa đóng cho vào thùng nước nóng 30-40 0C rồi lau khô bằng
khăn nóng khô. Chuyển những chai vừa lau chuyển ra kho đóng gói cấp 2
o Cho chai chạy qua máy gián nhãn tự động, 1 người ngồi thả chai ở đầu 1 người ngồi
giữa kiểm tra số lô và độ kín của nhãn 1 người ở cuối nhận chai và kiểm tra lại.
o Cho chai vào máy đóng hộp tự động, đóng thùng tại chỗ mỗi thùng 48 chai
o Đóng thùng dán nhãn cho thùng chuyển kho thành phẩm và lưu trữ.
o Kết quả của quá trình này là em đã học được cách giải quyết dung dịch dính ở chai và
các dung dịch dính chai còn ảnh hưởng 1 phần về dán nhãn nếu còn dung dịch nhãn
chai sẽ không dính chặt, được làm việc trong môi trường yêu cầu về độ sạch cao hơn,
được tiếp xúc với các loại máy khác nhau. Cuối cùng, kết quả thu được của em qua
công việc này là nó giúp em có cái nhìn cụ thể của việc sản xuất. Dù ở khâu nào,
phân xưởng nào, công việc nào thì cũng đòi hỏi ở chúng ta tính cẩn thận, tỉ mỉ và
chính xác vì nhũng sản phẩm mình làm ra là dùng cho việc chăm sóc sức khỏe cho
mọi người cũng như là chính mình.
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN

Kết thúc chuyến đi học tập thực tế này, em đã động lại cho mình rất nhiều kiến thức
thực tế hay và bổ ích. Được chính tay thực hiện các công việc thực tế, nghe thêm về cách bố
trí, nhiệm vụ từng phòng ban. Trên hết là cái nhìn chung nhất cho công việc bản thân mình
phù hợp.
Đối với mỗi môi trường, mỗi công ty đều có một “văn hóa” khác nhau. Khi bước vào
một tập thể nào thì bản thân phải hòa nhập với tập thể đó. Đó chính là cái ấn tượng nhất mà
công ty TNHH Dược Phẩm Sài Gòn SAGOPHA đã mang đến cho em. Mỗi công việc đều có
cái khó, dễ, nhưng quan trọng nhất vẫn là nghiêm túc với công việc của mình. Một khi đã
bước vào làm việc cho công ty thì dù chỉ là học tập thực tế, em cũng cảm nhận được mình
như một thành viên trong công ty, cũng cần phải làm việc thật nghiêm chỉnh. Qua đó bản
thân em còn nhận thấy mình có thể phù hợp với công việc sản xuất, nên hiện tại đó sẽ là
định hướng của em để em có thể tìm hiểu sâu hơn về nghề nghiệp mình sẽ làm.
CHƯƠNG 5. KIẾN NGHỊ

Hiện tại thì em tham gia học tập cơ bản tại nhà máy , em đã nhận được sự hổ trợ rất nhiệt
tình từ phía công ty TNHH Dược Phẩm Sài Gòn SAGOPHA, nhưng nếu có một dịp khác
được trở lại, em muốn được trải nghiệm thêm nhiều phòng ban khác nữa vào lần tới.
Tài liệu tham khảo

1. http://www.sagopha.com.vn/Nha-May/25/Day-Chuyen-San-Xuat-Thuoc-Vien.html
2. http://www.sagopha.com.vn/Nha-May/26/Day-Chuyen-San-Xuat-Thuoc-Nuoc.htm
3. http://www.sagopha.com.vn/Nha-May/24/He-Thong-Tien-Ich.html
4. http://www.sagopha.com.vn/Nha-May/28/Kiem-Tra-Chat-Luong.html

You might also like