You are on page 1of 5

1.

Tên đề tài: TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ ĐAU BỤNG KINH BẰNG NHĨ CHÂM
2.
Họ và tên học viên:
STT:
Mã học viên: 052---
Lớp:
3. Giới thiệu (tính cấp thiết của đề tài)
Đau bụng kinh nguyên phát được định nghĩa là cơn đau quặn thắt khi hành kinh mà
không có bất kỳ bệnh lý vùng chậu nào có thể xác định được và nó ảnh hưởng đến hầu
hết phụ nữ trong suốt những năm kinh nguyệt 1. Nhiều nghiên cứu đã báo cáo rằng tỷ lệ
đau bụng kinh nguyên phát thay đổi từ khoảng 50% đến 90%, và 13% đến 51% 2, 3 phụ nữ
phải hạn chế các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như nghỉ học hoặc nghỉ làm. Theo Tây
y, chủ yếu điều trị đau bụng kinh nguyên phát bằng thuốc chống viêm không steroid
(NSAIDs) và thuốc tránh thai (OCs) như phương pháp điều trị đầu tiên. Tuy nhiên, một
số bệnh nhân không thấy giảm đau với NSAIDs và đã gặp các tác dụng phụ như buồn
nôn, khó tiêu, nhức đầu hoặc buồn ngủ; OCs có thể không thích hợp cho những bệnh
nhân đang cố gắng mang thai, và có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, tăng
cân hoặc chảy máu âm đạo.4
Nhĩ châm, là một phương pháp điều trị của Đông y, bằng cách sử dụng các kim nhỏ đâm
hoặc cài vào các huyệt ở tai. Giống như châm cứu, nhĩ châm hoạt động chủ yếu bằng các
tác động lên hệ thần kinh, theo nguyên lý Cổng kiểm soát của Melzack, và giải phóng các
opioid nội sinh, serotonin5-7. Từ đó giúp giảm đau mà không phải dùng thuốc. Một ưu
điểm vượt trội của nhĩ châm là kim đính trên huyệt ở tai có thể lưu dài ngày, cho tác dụng
liên tục mà bệnh nhân không cần đến châm cứu hàng ngày như phương pháp cũ.
4. Mục tiêu của đề tài:
Mô tả kết quả điều trị đau bụng kinh bằng nhĩ châm tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội
năm 2021.
Mô tả đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan kết quả điều trị đau bụng kinh
bằng nhĩ châm tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2021.
5. Đối tượng nghiên cứu: bệnh nhân đau bụng kinh
 Tiêu chuẩn lựa chọn: bệnh nhân thỏa mãn tất cả các tiêu chuẩn sau:
Phụ nữ khỏe mạnh (ngoại trừ có đau bụng kinh), tuổi từ 18 đến 35.
Tiền sử sử dụng thuốc giảm đau để điều trị đau bụng kinh trong 3 tháng gần nhất.
Chu kỳ kinh điển hình từ 21 đến 35 ngày trong ít nhất 3 chu kỳ gần đây nhất.
Tiền sử đau bụng kinh mức độ từ trung bình trở lên (5 điểm trên thang VAS 10 điểm) xảy
ra ít nhất 2 trong 3 chu kỳ gần đây nhất.
Bệnh nhân hoàn toàn tự nguyện tham gia nghiên cứu.
 Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh nhân có từ một trong số các tiêu chuẩn dưới đây:
Bệnh nhân đang mắc hoặc tiền sử mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục trong 3
tháng qua.
Đau bụng kinh do nguyên nhân thực thể như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u nang
buồng trứng, viêm vùng chậu hông, hẹp cổ tử cung.
Bệnh nhân có sử dụng các phương pháp khác điều trị đau bụng kinh trong thời gian
nghiên cứu.
Bệnh nhân có tổn thương ở loa tai hoặc đang có tình trạng bệnh lý cấp tính.
6. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu can thiệp lâm sàng ngẫu nhiên, đối chiếu với thuốc Hoạt huyết nhất nhất
theo tỉ lệ 1:1, các bệnh nhân đau bụng kinh sẽ được phân ngẫu nhiên vào một trong
hai nhóm dùng thuốc Hoạt huyết nhất nhất hoặc nhĩ châm.
7. Mẫu và chọn mẫu:
Cỡ mẫu được tính toán theo công thức tính cỡ mẫu đối với thử nghiệm lâm sàng ngẫu
nhiên có đối chứng so sánh không thua kém.
n1: cỡ mẫu nhóm can thiệp
n2: cỡ mẫu nhóm đối chứng
p1: tỉ lệ bệnh nhân nhóm uống Hoạt huyết nhất nhất, dựa trên kết quả nghiên cứu của
Trịnh Thị Thu Hường 2020 là 85%8.
p2: tỉ lệ bệnh nhân điều trị bằng nhĩ châm, dựa trên nghiên cứu của Hye Lin Woo
công bố 12/2017 điều trị đau bụng kinh bằng châm cứu đạt tỉ lệ giảm đau 90% trên 60
bệnh nhân9.
α =0.05; β = 0.2

Em dự định nghiên cứu trên 60 bệnh nhân của mỗi nhóm để tính ra cỡ mẫu phù hợp
có giá trị ngoại suy.
Chọn n1 = n2 = 60. Vậy cỡ mẫu nghiên cứu là 120 bệnh nhân. Dự kiến sẽ có 120 bệnh
nhân đau bụng kinh được tuyển vào nghiên cứu, phân bổ theo block chuyển vị ngẫu
nhiên vào hai nhóm
Nhóm can thiệp: 60 bệnh nhân điều trị bằng nhĩ châm, lưu kim 10 ngày (5 ngày trước
kỳ kinh), ghi nhật ký theo dõi hàng ngày cho đến khi hết kinh, hẹn tái khám sau 1 tuần
sạch kinh.
Nhóm đối chứng: 60 bệnh nhân uống thuốc Hoạt huyết nhất nhất 4 viên/ ngày ×10
ngày (5 ngày trước kỳ kinh), ghi nhật ký theo dõi hàng ngày cho đến khi hết kinh, hẹn
tái khám sau 1 tuần sạch kinh.

8. Biến số/ chỉ số chính:


Mục Nhóm Tên biến số Loại biến Chỉ số/ định nghĩa Phương pháp Công cụ
tiêu biến số số thu thập
Chung Tuổi Liên tục Tính theo năm dương lịch Hỏi Phiếu điền
Nghề Danh mục Sinh viên/ khác Hỏi Phiếu điền
Mục Đánh giá Điểm đau Rời rạc Tính theo thang VAS 10 điểm Hỏi Phiếu điền
tiêu trước sau Điểm chất Rời rạc Tính theo thang EQ – 5D – 5L Hỏi Phiếu điền
1 lượng cuộc sống
Mục Lượng kinh Thứ hạng Nhiều: ≥ 7 bvs/ ngày × 3 ngày Ghi chép Phiếu điền
tiêu trong chu kỳ nhiều nhất
2 Vừa: 4-6 bvs/ ngày × 3 ngày
nhiều nhất
Ít: 3 bvs/ ngày × 3 ngày nhiều
nhất

Đặc điểm máu Danh mục Đỏ tươi / đỏ sẫm / có cục / Ghi chép Phiếu điền
kinh hồng nhạt
Triệu chứng Danh mục Buồn nôn hoặc nôn Hỏi Phiếu điền
kèm theo Tiêu chảy
Thèm đồ ngọt
Thể bệnh đông Danh mục Thể khí trệ huyết ứ Khám Phiếu
y Thể thấp nhiệt hạ trú khám đông
Thể cảm nhiễm hàn tà y
Thể khí huyết hư
Thể can thận hư

9. Kết quả mong đợi chính:


Tỷ lệ đạt ≥ 85% bệnh nhân điều trị bằng nhĩ châm giảm được từ 2 điểm đau VAS khi
đánh giá trước sau điều trị.
Điểm chất lượng cuộc sống theo thang EQ – 5D – 5L cải thiện 30% so với trước khi
điều trị.
Đánh giá được một số đặc điểm lâm sàng và thể bệnh theo đông y ảnh hưởng đến kết
quả điều trị.
Tài liệu tham khảo
1. Latthe PM CR (2014). Dysmenorrhoea. BMJ Clin Evid.
2. MY. D (2006). Primary dysmenorrhea: advances in pathogenesis and
management. Obstet Gynecol.
3. Weissman AM, Hartz AJ, Hansen MD (2004). The natural history of primary
dysmenorrhoea: a longitudinal study. BJOG.
4. Sriprasert I SS, Athilarp P (2015). Efficacy of acupuncture versus combined oral
contraceptive pill in treatment of moderate-to-severe

dysmenorrhea: a randomized controlled trial. Evid Based Complement Alternat Med.


5. Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam Bộ môn Châm cứu (2011). Giáo trình
châm cứu. Nhà xuất bản Y học.
6. Liu T YJ, Cao BY, (2017). Acupuncture for primary dysmenorrhea: a meta-
analysis of randomized controlled trials. Altern Ther Health Med.
7. Smith CA ZX, He L, (2011). Acupuncture for primary dysmenorrhoea. Cochrane
Database Syst Rev.
8. Trịnh Thị Thu Hường (2020). Đánh gái kết quả điều trị thuốc Hoạt huyết nhất nhất
trên bệnh nhân đau bụng kinh.
9. Hye Lin Woo (2018). The efficacy and safety of acupuncture in women with
primary dysmenorrhea. doi:10.1097

You might also like