You are on page 1of 4

Tên đề tài

Tìm hiểu về các nguồn nước


Độ tuổi :5-6t
Thời gian: 30 phút
I/ Mục đích- yêu cầu
1/ Kiến thức
- Trẻ nhận biết được một số nguồn nước, biết các nguồn nước đều có ích cho con người, cây cối, các
con vật...
- Biết tính chất của nước không màu, không mùi, không vị, nước có thể hòa tan hoặc k hòa tan được
một số chất.
2/ Kỹ năng
- Trẻ phân biệt được nước sạch,nước bẩn
- Trẻ tự tin, mạnh dạn trả lời câu hỏi, nêu ý kiến của mình rõ ràng, đủ câu.
- Rèn khả năng diễn đạt mạch lạc và phát triển vốn từ về chủ đề " nước "
3/ Thái độ
- Giáo dục cho trẻ có ý thức, có hành động tham gia bảo vệ nguồn nước
II/ Chuẩn bị
- Một số đồ dùng thí nghiệm:
+ 4 bình đựng nước sạch.
+ 4 cái lọ khác nhau có dán chữ : dầu, đường, phẩm màu xanh, gỗ.
- Hình ảnh nước nước mưa và nước máy.
- Bài hát về đề tài " nước " .

1
III/ Cách tiến hành:
1/ Ổn định
- Cô cùng trẻ múa bài hát " cho tôi đi làm mưa với ". Cô gợi ý trẻ trò chuyện về mưa để liên hệ đến
nguồn nước có trong tự nhiên mà trẻ biết :
+ Mưa có từ đâu
+ Con biết những nguồn nước nào có trong tự nhiên?
2/ Hoạt động 1: Trò chuyện với trẻ về các nguồn nước có trong tự nhiên :
- Cô đưa cho mỗi bạn một bức tranh về các nguồn nước
+ Bạn 1: tranh về nguồn nước mưa
+ Bạn 2: trnah về nguồn nước máy
* Nguồn nước mưa :
- Cô đố trẻ : có nguồn nước mà không có ở trong ao, hồ, sông suối, cũng không phải do con người
làm ra mà tự nhiên đã có, đó là nuồn nước gì ?
- Cô mời bạn có bức tranh về nguồn nước mưa lên nói về tranh của bạn và cho trẻ nhận xét về nước
mưa
+ Theo con nước mưa từ đâu có?
+ Nước mưa dùng để làm gì?
+ Muốn uống nước mưa chúng ta phải làm gì?
- Cô khái quát một số ý chính.
* Nguồn nước máy :
- cô mời bạn có bức tranh về nguồn nước máy lên nói về tranh của bạn và cho trẻ nhận xét về nước
máy :
+ Theo con, nước máy từ đâu mà có?
+ Nước máy dùng để làm gì
+ Khi dùng nước máy, ta phải chú ý đến điều gì?
- Cô khái quát một số ý về nguồn nước máy
- Cô cho trẻ so sánh nước mưa và nước máy :
+ Giống nhau : dùng để tắm, giặt, nấu ăn và sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày, là điều kiện cho các
loài động vật, thực vật sinh sống và phát triển
+ Khác nhau : Nước máy được lấy từ sông, hồ, được con người xử lý sạch và đưa vào sử dụng, còn
nước mưa là do trời mưa mà có. Nước mưa không sạch bằng nước máy.
- Cô mở rộng cho trẻ tìm hiểu thêm về các nguồn nước khác mà trẻ biết như nước biển, nước sông,
nước giếng...

1
* Hoạt động 2: thí nghiệm về sự hòa tan của nước :
- Cô đưa ra bốn ly nước sạch và cho trẻ ngửi thử xem nước ở các bình có mùi không, quan sát xem
có màu gì?
- Cô cho trẻ quan sát các thí nghiệm về nước, xem nước có tính chất gì?
- Cô cho lần lượt dầu, đường, phẩm màu xanh, gỗ vào 4 ly nước trên và cho trẻ nhận xét xem có hiện
tượng gì xảy ra với nước trong 4 ly:
+ Ly nước thứ nhất / thứ hai / thứ ba/ thứ tư có hiện tượng gì khi cô cho dầu /đường / phẩm màu
xanh/ gỗ vào?
+ Có màu có mùi gì không?
+ Có thể kết luận được điều gì về các bình nước đó?
- Cô khái quát : nước không có màu, không có mùi ,không có vị, Nước có thể hòa tan và không hòa
tan một số chất.
- Cô tạo tình huống cho trẻ giải quyết vấn đề : nước ô nhiễm có màu, có mùi không? Nước đó có sử
dụng được không? Tại Sao?
- Cô liên hệ và giáo dục trẻ biết bảo vệ các nguồn nước trong tự nhiên và biết sử dụng tiết kiệm nước.
* Hoạt động3: trò chơi " hãy chọn đúng "
- Cô cho 2 trẻ tượng trưng làm 2 đội và cho trẻ chơi trò chơi " hãy chọn đúng "
- Cách chơi :
+ Lần một : mỗi trẻ tìm và gắn các tranh vẽ những việc không nên làm gây ô nhiễm nguồn nước
+ Lần hai: mỗi trẻ tìm và gắn các tranh vẽ những việc nên làm để bảo vệ nguồn nước
- Luật chơi : trong thời gian quy định, bạn nào tìm và gắn đúng, gắn nhanh và đúng nhiều thì bạn đó
chiến thắng.
3/ Kết thúc
- Cô nhận xét hoạt động -cô cho trẻ vận động theo nhạc bài hát " cho tôi làm mưa với " - cho trẻ thu
dọn đồ dùng phụ cô.

You might also like