You are on page 1of 5

Môn học: Cơ học thủy khí-TR1005

Bài thí nghiệm:


TÂM ÁP LỰC THỦY TĨNH TÁC DỤNG LÊN BỀ MẶT THÀNH PHẲNG
Người hướng dẫn: TS. Trần Hải
Bộ môn Kỹ thuật Tàu thủy Khoa Kỹ thuật Giao thông
Đại học Bách Khoa-Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
Phòng học: C3-109, giờ học: Chủ nhật 8H.00 ~11H50
I. Mục đích bài thí nghiệm
- Bài thí nghiệm giúp sinh viên xác định thực nghiệm vị trí tâm áp lực thủy tĩnh tác dụng lên
bề mặt thành phẳng của mặt cắt hình chữ nhật của hình vành khăn khi trong nước khi chìm
toàn bộ hay chìm một phần trong nước.
- Xác định được đường các vị trí tâm áp lực và so sánh giá trị thực nghiệm của các vị trí này
với các giá trị được tính theo công thức lí thuyết
II. Mô tả thiết bị, dụng cụ thí nghiệm, cơ sở lí thuyết
a. Dụng cụ thí nghiệm: Được thể hiện như trong Hình 1 bên dưới và sẽ được giải thích kỹ càng
bởi người hướng dẫn tại phòng thí nghiệm

Hình 1. Dụng cụ thí nghiệm đo áp lực thủy tĩnh tác dụng lên bề mặt thành phẳng tại phòng thí
nghiệm Bộ môn Kỹ thuật Tàu thủy Khoa Kỹ thuật Giao thông
b. Cơ sở lí thuyết
Lực thủy tĩnh sẽ không thay đổi theo phương ngang tại một chiều sâu (chìm) nhất định, nhưng
thay đổi theo theo chiều chìm. Lực thủy tĩnh này được tính như là TÍCH của khối lượng của một
đơn vị thể tích với chiều chìm. Tổng áp lực thủy tĩnh tác dụng lên bề mặt cắt của hình vành khăn
này là không tuyến tính theo phương thẳng đứng. Khi khối ¼ hình vành khăn này chìm trong
nước, lực thủy tĩnh tác dụng lên bề mặt có thể được tính như sau:
Lực thủy tĩnh tại mọi điểm trên bề mặt cong ngoài và trong theo phương pháp tuyến với bề mặt
đều có thể được giải quyết vì đi qua vị trí trục pivot (tâm bán kính của hình vành khăn), do vậy
các lực này đều không gây ra mô-men và không ảnh hưởng đến phương trình cân bằng lực. Lực
thủy tĩnh tác dụng vào hai bè mặt bên của khối ¼ hình vành khăn thì triệt tiêu nhau. Vậy nên, lực
thủy tĩnh tác dụng và mặt cắt hình chữ nhật chìm trong nước được tính bằng khống lượng cân
bằng-W. Nói cụ thể hơn, giá trị độ lớn của lực thủy tĩnh tác dụng vào bề mặt thành phẳng này có
thể được tính bằng TÍCH khối lượng cân bằng-W với chiều chìm của bề mặt trong nước bởi công
thức sau:
Khi hệ đạt vị trí cân bằng, mô-men gây ra tại tâm pivot là:

m×g×L=F×h’’ (1)
trong đó,
m (kg) là khối lượng được treo vào,
g (9.81 m×s-2) là gia tốc trọng trường
L (m) cánh tay đòn từ vị trí treo khối lượng đến tâm pivot
F (N)là lực thủy tĩnh
h’’ (m) là khoảng cách từ tâm pivot tới tâm áp lực
Vậy là, bằng cách tính áp lực thủy tĩnh, và chiều cao của tâm áp lực này so với bề mặt cong ngoài
của khối ¼ hình vành khăn, ta có thể so sánh kết quả thực nghiệm này với giá trị tính bởi các công
thức lí thuyết.

i) Khi mặt phẳng chìm một phần trong nước:

Hình 2. Sơ đồ của bề mặt phẳng chìm một phần trong nước


trong đó,
H là khoảng cách từ tâm Pivot đến mặt ngoài của của hình 1/4,
h’ là chiều sâu tâm áp lực thủy tĩnh,
d là chiều chìm,
D, B lần lượt là chiều cao và chiều rộng của bề mặt cắt.
Lực thủy tĩnh tác dụng lên bề mặt cắt là:

F=ρ×g×A×h (2)
trong đó,
A =B×d,
h = d/2,

(2) trở thành: F=(1/2)×ρ×g×B×d2 (3)

Xác định tâm áp lực bằng thực nghiệm như sau:


Sử dụng phương trình cân bằng mô-men (1), ta có thể xác định được tâm áp lực h’’ như sau:

h’’=2×m×L/(ρ×B×d2) (4)

Xác định tâm áp lực tác dụng lên thành phẳng theo công thức lí thuyết như sau:
h’’ = H-(d/3) (5)

ii) Khi mặt phẳng chìm hoàn toàn trong nước:

Hình 3. Sơ đồ của bề mặt phẳng chìm hoàn toàn trong nước


Tương tự, lực thủy tính tác dụng lên bề mặt phẳng được tính:

F=ρ×g×B×D×(d-D/2) (6)
Xác định tâm áp lực bằng thực nghiệm như sau:
Sử dụng phương trình cân bằng mô-men (1), ta có thể xác định được tâm áp lực h’’ như sau:

h’’=(m×L)/[ρ×B×D×(d-D/2)] (7)

Xác định tâm áp lực tác dụng lên thành phẳng theo công thức lí thuyết như sau:
𝑫𝟐 𝑫
+(𝒅− )𝟐
′′ 𝟏𝟐 𝟐
𝒉 = 𝑫 +𝑯−𝒅 (8)
𝒅−
𝟐

III. Hướng dẫn lắp đặt thí nghiệm


Bước 1: Đo các các giá trị B, D, L, và H.
Bước 2: Đặt và cân bằng bể chứa (không có nước) lên trên bàn thí nghiệm canh chỉnh bằng các
ốc canh chỉnh bên dưới và thước đo cân bằng theo phương mặt phẳng của bàn thí nghiệm
Bước 3: Đặt thanh cánh tay đòn có gắn ¼ hình vành khăn lên trên vị trí Knife Edge và kiểm tra
rằng thanh cánh tay đòn có thể xoay tự do quanh vị trí trục Knife Edge.
Bước 4: Đặt móc chứa quả cân vào vị trí xác đinh, di chuyển khối chỉnh cân bằng cho đến khi
thanh cánh tay đòn cân bằng theo phương ngang (kiểm tra khi tâm thanh nằm tại vị trí ‘0’ trên
thước đo).
IV. Hướng dẫn tiến hành thí nghiệm
Sau khi các bước kiêm tra trong phần III đã xong, để tiến hành thí nghiệm, ta làm như sau:
Bước 1: Thêm khối lượng nhỏ (thường là 50g) và móc quả cân, rồi cho nước từ từ vào bể chứa
cho đên khi thanh cánh tay đòn đạt vị trí cân bằng.
Bước 2: Khi thanh cánh tay đòn đã đạt vị trí cân bằng theo phương ngang, ghi lại số liệu chiều
chìm bằng thước đo trên khối ¼.
Bước 3: Lặp lại bước 2 bằng cách tiến hành với nhiều lần khối lượng được thêm vào cho đến khi
mực nước đạt đến giá trị lớn nhất trên thước đo.
Tất cả các thông số cần ghi lại bao gồm:
D= (m)
B= (m)
L= (m)
H= (m)
Khối Mô- Chiều Lực h’’ (m) h’’ (m)
lượng ment chìm-d thủy từ thực từ lí Sai khác
thêm vào (Nm) (m) tĩnh-F nghiệm thuyết
(kg) (N)

Chìm
một
phần

Chìm
hoàn
toàn

V. Hoàn thành báo cáo


- Sinh viên cần hoàn thành việc xác định thực nghiệm chiều sâu tâm lực thủy tĩnh-h’’ tác
dụng vào bề mặt tấm phẳng trong cả 02 trường hợp tấm phẳng chìm một phần và toàn phần
trong nước. (điền vào bảng trên và nộp lại cho người hướng dẫn ngay sau khi hoàn thành
thí nghiệm)
- Sinh viên phải tính được sai khác giữa thực nghiệm và lí thuyết

You might also like