You are on page 1of 2

PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1:


1. Chủ thể thực hiện pháp luật trong tình huống trên là Cảnh sát giao thông và Hưng.
2. Hình thức thực hiện pháp luật là áp dụng pháp luật để thi hành đối với người bị phạt là Hưng.
3. Hình thức áp dụng pháp luật được sử dụng khi có vi phạm pháp luật xảy ra, khi có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý của
các chủ thể, hoặc khi cần giải quyết các vấn đề phát sinh trong đời sống xã hội.
 Trong tình huống trên, Hưng đã vi phạm quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường bộ, cụ thể là không đội mũ bảo
hiểm và sử dụng rượu bia khi lái xe. Do đó, Cảnh sát giao thông đã lập biên bản xử phạt Hưng. Hành vi này của Cảnh sát giao
thông là hành vi áp dụng pháp luật, nhằm xác định quyền và nghĩa vụ của Hưng trong quan hệ pháp luật với Nhà nước, đồng
thời nhằm răn đe, giáo dục Hưng và các chủ thể khác chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật.

GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 2:

1. Chứng minh hành vi của chị Dung là vi phạm pháp luật.


- Chị Dung: hành vi dùng kim đâm vào đỉnh thóp đầu cháu là một hành vi trái pháp luật. và chị còn dùng nón để che đậy lại
chứng tỏ chị đã biết nhưng vẫn cố tình => chị đã cố tình trực tiếp
- Loại vi phạm pháp luật là vi phạm hình sự ( tội phạm)
2. Chứng minh các yếu tố:

- Chị Dung đã vi phạm pháp luật về tội giết người theo Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015. Hành vi của chị Dung đủ
yếu tố cấu thành Tội giết người theo Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015. Điều này được chứng minh bởi các yếu tố
sau: Cháu Minh đã qua đời sau khi bị chị Dung đâm vào đỉnh thóp đầu. Hành vi đâm vào đỉnh thóp đầu cháu Minh là
hành vi gây thương tích nghiêm trọng, có khả năng gây tử vong
- Chị Dung là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi để chịu trách nhiệm hình sự (40 tuổi)
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 3: TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ

1. Trách nhiệm pháp lý là trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp phải chấp hành các quy định của pháp luật và chịu
trách nhiệm về hậu quả của việc vi phạm các quy định đó. Cơ sở trách nhiệm pháp lý là các quy định của pháp luật về hành vi
vi phạm và hậu quả của việc vi phạm đó .
2. Hành vi của anh Tuấn là hành vi gây tai nạn giao thông khiến người khác bị thương tích hoặc tử vong. Do đó, anh Tuấn chịu
trách nhiệm pháp lý về hành vi gây tai nạn giao thông và hậu quả của việc gây tai nạn đó. Những trách nhiệm pháp lý anh Tuấn
phải gánh chịu bao gồm: bồi thường thiệt hại cho người bị thương tích hoặc gia đình người bị tử vong; chịu trách nhiệm hình
sự và bị xử lý theo quy định của pháp luật
3. Hành vi của Anh Tuấn là hành vi gây tai nạn giao thông khiến người khác bị thương tích hoặc tử vong. Do đó, hành vi này
không chỉ là vi phạm quy định về an toàn giao thông mà còn là tội hình sự .

You might also like