You are on page 1of 5

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA




BÀI TẬP LỚN

MÔN DUNG SAI VÀ KĨ THUẬT ĐO

ĐỀ TÀI:

MÁY IN ÁO

LỚP L04 --- NHÓM 5 --- HK231

Giảng viên hướng dẫn: TS. Trương Quốc Thanh

Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên Điểm số


Lê Nguyễn Đăng Khoa 2113754
Nguyễn Trung Kiên 2113820
Lê Đình An 2110697
Hoàng Đức 2111071

Thành phố Hồ Chí Minh – 2023

1
1. Định nghĩa
Máy in áo là dạng máy in trên các loại áo có bề mặt trơn như áo thun, cotton.
Công nghệ sử dụng để in áo ở đây là bằng công nghệ truyền nhiệt: đầu tiên là in trên
áo trước, sau đó ép nhiệt giấy cùng với áo để mực in nóng lên và chuyển màu sáng áo
cần in.
2. Nguyên lý hoạt động
Máy sử dụng 2 loại cơ cấu chính là cơ cấu cam và cơ cấu tay quay con trượt
 Cơ cấu cam là một loại cơ cấu khớp cao dùng để truyền chuyển động. Có thể
tạo nên chuyển động qua lại (có lúc dừng) theo 1 quy luật cho trước của khâu bị dẫn.
Cam là cơ cấu dẫn, cần là cơ cấu bị dẫn. Khi cam và cần ở trong cùng 1 mặt phẳng,
hoặc ở trên các mặt phẳng song song ta có cơ cấu cam phẳng, khi cam và cần không
cùng nằm trên 1 mặt phẳng hoặc 2 mặt phẳng không song song ta có cơ cấu cam
không gian.
 Trong cơ cấu cam, cam và cần được nối với giá bằng khớp thấp (khớp trượt,
khớp quay), và nối với nhau bằng khớp cao. Thông thường cam nối với giá bằng khớp
quay; khi cần nối với giá bằng khớp trượt ta được cơ cấu cam cần đẩy, cần khi đó sẽ
chuyển động tịnh tiến qua lại; khi cần nối với giá bằng khớp quay ta được cơ cấu cam
cần lắc, cần khi đó chuyển động lắc qua lắc lại
 Thành phần khớp cao trên cam nối cam với cần là 1 đường cong kín gọi là biên
dạng cam.
 Các thông số cơ bản của cam gồm có các đường kính lớn nhất và nhỏ nhất của
cam, các góc công nghệ, độ lệch tâm và các góc định kì.
 Cơ cấu tay quay con trượt là biến thể của cơ cấu 4 khâu bản lề phẳng, gồm 4 khâu
được nối động với nhau bằng 4 khớp.
+ 4 Khâu: Tay quay, thanh truyền, con trượt, giá.
+ 4 Khớp: 3 khớp bản lề, khớp tịnh tiến.
 Cơ cấu tay quay con trượt: Cơ cấu bốn khâu có một tay quay và một con trượt kề
giá.
 Phân loại tay quay con trượt
– Có hai loại:

2
+ Cơ cấu tay quay-con trượt đồng tầm; phương chuyển động y của con trượt đi qua
tâm khớp A.
+ Cơ cấu tay quay – con trượt lệch tâm, phương chuyển động y của con trượt không
đi qua tâm khớp A.
 Cấu tạo: Tay quay lắp sau bánh dẫn; thanh truyền (lắp vào bánh dẫn và con trượt);
con trượt; giá đỡ.
3. Công dụng
3.1 . Cá nhân hóa sản phẩm
 Máy in áo cho phép người tiêu dùng tạo ra những chiếc áo cá nhân hóa với hình
ảnh, mô hình hoặc thiết kế duy nhất. Điều này tạo ra trải nghiệm mua sắm độc đáo và
tăng cường sự kết nối cá nhân với sản phẩm
3.2 . Sự tích hợp công nghệ
 Máy in áo có thể tích hợp công nghệ hiện đại, chằng hạn như máy in 3D để tạo
ra các áo với cấu trúc phức tạp và độ chính xác cao. Điều này có thể mở ra những ứng
dụng mới trong cơ khí, nơi có nhu cầu cao về độ chính xác và kỹ thuật.
3.3 . Cộng nghệ linh hoạt trong sản xuất
 Sự linh hoạt của máy in áo có thể được áp dụng trong sản xuất cơ khí để tạo ra
các phụ tùng, bộ phận hoặc mô hình nguyên mẫu. Việc này giúp tối ưu hóa quá trình
sản xuất và giảm thời gian làm mẫu
3.4 . Sản xuất độc đáo và cụ thể
 Máy in áo cho phép sản xuất các sản phẩm cụ thể và độc đáo dựa trên yêu cầu cụ
thể của khách hàng, điều này có thể áp dụng trong lĩnh vực sản xuất cơ khí, đặc biệt
trong việc tạo ra các bộ phận có độ phức tạp cao.
3.5 . Tối ưu hóa quá trình sản xuất
 Máy in áo tự động có thể giảm bớt công sức lao động và thời gian so với các
phương pháp truyền thống. Quá trình sản xuất trở nên linh hoạt hơn và có thể thích ứng
nhanh chóng với thị trường thời trang đang thay đổi liên tục.
3.6 . Tiết kiệm nguyên liệu và giảm chất thải
 Áp dụng công nghệ mới, máy in áo có thể sử dụng mực và vật liệu thân thiện với
môi trường. Điều này giúp làm giảm lượng chất thải và ảnh hưởng đến môi trường, đồng
thời làm tăng giá trị xanh cho sản phẩm.

3
4. Bản vẽ chi tiết

4
5

You might also like