You are on page 1of 10

Chuyên ngành Huyết học

ĐIỆN DI HUYẾT SẮC TỐ VÀ ĐIỆN DI PROTEIN


ĐIỆN DI - Điện di là sự di chuyển của các phân tử và hạt tích điện dưới tác động của điện trường. Độ linh động điện di của
các phân tử tích điện phụ thuộc chủ yếu vào độ pH và cường độ ion của chất đệm.
- Là một phương pháp dùng dòng điện để phân tách và định lượng các protein có trong các dung dịch (huyết
Định nghĩa thanh, nước tiểu, dịch cơ thể…) thành các phần số khác nhau dựa trên trọng lượng phân tử và điện tích của
chúng.
- Các chất được phân tích bằng phương pháp điện di: Protein, thuốc, DNA, Metabolite, peptide, amino acid,
carbonhydrat…

- Trong điện di, đặt 1 dòng điện có chiều đi từ cực âm (cathode) sang cực dương (anode)
- Protein có thể mang điện tích âm hoặc điện tích dương phụ thuộc vào pH môi trường. Khi đặt trong điện trường
chúng sẽ di chuyển theo chiều điện tích, các protein tích điện dương đi về phía cực âm và ngược lại.
- Trong dd đệm có pH khác với pHi của protein, các phân tử protein tích điện sẽ chuyển dịch về các điện cực trái
dấu khi có dòng điện một chiều chạy qua dung dịch.
Nguyên tắc  Ở môi trường kiềm hơn so với pHi, acid amin phân li như một acid  cho ra H+  dạng anion chiếm tỉ lệ nhiều
nhất
 Ở môi trường acid hơn so với pHi, acid amin phân li như một bazo  nhận H+  dạng cation ciếm tỷ lệ nhều
nhất
- Trong môi trường dd đệm pH=8.6 hầu hết các protein của huyết thanh đều tích điện âm và sẽ di chuyển về điện
cực dương. Các Protein khác nhau sẽ di chuyển với tốc độ khác nhau

Các yếu tố ảnh  Trọng lượng phân tử và cấu hình các tiểu phân tử:
hưởng - Trọng lượng phân tử nhỏ: di chuyển nhanh hơn
- Hình cầu (Albumin) di chuyển nhanh hơn hình bầu dục (GlobUlin)
 Trạng thái hydrat hóa (phân tử Protein được bao quanh bởi các phân tử nước): Khả năng hydrat hóa
càng cao thì di chuyển càng nhanh.
 Thế điện động (giữa đtích của Protein và lớp đtích bề mặt của nó tạo nên 1 thế điện động): Thế điện động
tăng thì tốc độ di chuyển tăng.
 Dung dịch đệm: giúp duy trì pH của dung dịch trong suốt quá trình điện di.

1/10
Chuyên ngành Huyết học
- pH của dd đệm: yếu tố quan trọng nhất:
 pH càng xa pHi của Protein tính linh động của Protein càng tăng.
 pH < 3 hoặc pH > 10: Protein có thể bị biến tính và không di chuyển.
- Lực ion của dd đệm: lực ion tăng thì tính linh động của Protein giảm và ngược lại.
- Bản chất của ion: cùng pH nhưng bản chất ion khác nhau thì kết quả điện di sẽ khác nhau.
 Điện thế: Điện thế lớn thì tốc độ di chuyển của Protein cao.
- Điện thế quá cao→ bay hơi nước nhiều ảnh hưởng tốc độ diện di. Thông thường 120 – 400V, nếu chất dẫn là
polyacrylamid có thể lên tới 1200V.
 Nhiệt độ: Nhiệt độ tăng nước bốc hơi nhiều, điều kiện điện di bị thay đổi liên tục. → làm mát, hoặc đặt
trong tủ lạnh
 Loại chất liệu: ảnh hưởng đến khả năng phân tách các Protein.
- Giấy, agar-agar, acetate cellulose: kém
- Gel tinh bột, agarose, polyacrylamide: tốt

ĐIỆN DI Hemoglobin  Cấu trúc: 01 polypeptide gồm 4 chuỗi globin giống nhau từng đôi một
HUYẾT - Mỗi chuỗi globin gắn với 1 phân tử heme  chuỗi Hb
SẮC TỐ - 4 chuỗi Hb gắn với nhau  phân tử Hb
- Trong mỗi phân tử Hb, mỗi nhóm heme chứa 1 nguyên tử sắt
- Hầu hết các rối loạn huyết sắc tố trên thực tế là do bản chất của chúng về mặt di truyền
 Một số loại Hemoglobin thường gặp
- Hb phôi:
 Gồm Hb Gower 1 (ζ2ε2), Hb Gower 2 (α2ε2), Hb Porland I (ζ2γ2), Hb Porland II (ζ2β2).
 Tồn tại ở mức thấp trong suốt cuộc đời phôi thai và thai nhi.
- Hb của thai nhi:
 Trẻ sơ sinh: HbF (α2γ2)
 Khi trẻ phát triển: các chuỗi γ  các chuỗi β.
- Hb của người bình thường:
 HbA (α2β2): 96 – 97%.
 HbA2 (α2δ2): 2 – 3%.
 HbF (α2γ2) < 1%.
2/10
Chuyên ngành Huyết học

 Một số loại Hemoglobin bệnh lí thường gặp


- HbH (β4): 1 tetramer của chuỗi β
- Hb Bart’s (γ4): 1 tetramer của chuỗi γ  α-thalassemia
- HbS (α2βS2): thay thế Valin cho \Glutamic ở vị trí số 6 của chuỗi β-globin. Có 2 dạng:
 Dị hợp tử (HbAS): đột biến xảy ra chỉ trong 1 chuỗi β-globin
 Đồng hợp tử (HbSS): đột biến xảy ra ở cả 2 chuỗi β-globin
- HbC (α2βC2): thay thế Lysin cho Glutamic ở vị trí số 6 của chuỗi β-globin
- HbE (α2βE2): thay thế Lysin cho Glutamic ở vị trí số 26 của chuỗi β-globin

- Điện di hemoglobin là một xét nghiệm máu nhằm phát hiện các thành phần và tỉ lệ của các Hb bình thường/bất
Điện di thường.
Hemoglobin - Phương pháp này được dùng như một xét nghiệm đầu tay để tiếp cận các trường hợp nghi ngờ có bệnh lý Hb,
bệnh Thalassemia …

- Các phân tử tích điện hòa tan hay phân tán trong chất điện giải sẽ di chuyển khi có dòng điện đi qua. Cation di
chuyển về phía cực âm, anion di chuyển về phía cực dương, các phân tử không mang điện tích sẽ không di
Nguyên tắc
chuyển.
chung
- Sau điện di, các thành phần Hb khác nhau trong mẫu máu sẽ được tách ra, từ đó có thể định danh và định tỉ lệ
% của loại Hb đó trong mẫu thử.

- Điện di trong môi trường pH kiềm: Kém nhạy. Các Hemoglobin phân tách theo kích thước, vì vậy không tách
được riêng biệt từng thành phần. Khi đọc khó phân biệt được các loại Hem
Phân loại - Điện di mao quản (CZE): tốt nhất vì tách rõ được các vùng và đỉnh của hemoglobin
- Điện di bằng sắc ký lỏng cao áp (HPLC): trong một số trường hợp không phân biệt được các hemoglobin do bị
trùng lấp lên nhau.
Điện di mao - Cả hai đầu của ống mao quản được đặt trong hai bình chứa dung dịch đệm và một trong các điện cực. Các
quản (Capillary thành ống mao dẫn có điện tích âm và các ion dương trong bộ đệm bị thu hút và trung hòa nó. Điều này tạo
Electrophoresis) thành lớp kép điện trên toàn bộ bề mặt thành của ống mao dẫn. Một lớp đệm cation (ion dương) bao phủ thành
ống mao quản. Điều này cho phép các phân tử chảy đều qua giữa ống tạo ra dòng điện thẩm thấu (EOF).
→ Được hiểu: Lòng ống mao quản được phủ một lớp SiO2, trở thành pha rắn, tích điện âm, tạo một bề mặt cố
3/10
Chuyên ngành Huyết học
định. Dưới pH kiềm, điện tích (+) sẽ liên kết với điện tích (-) trong lòng ống mao quản, nó di động và kéo các
dung dịch đi cùng tạo thành dòng điện thẩm thấu (EOF). Điện từ trường cùng tồn tại cùng, chiều hướng từ (-)
sang (+) và dòng thẩm thấu lớn hơn đi ngược lại với điện từ trường. Trong điện di mao quản, mẫu luôn luôn
được phân phối tại phía cực (+) và được phát hiện ở phía cực (-). Khi cho mẫu vào chúng tích điện âm trong
MT Kiềm, thành phần nào càng mang điện tích (-) càng bị cực (+) hút, tuy nhiên dòng thẩm thấu có lực mạnh
hơn, chúng sẽ đẩy ngược lại về vị trí tiếp xúc được phát hiện. Vì vậy, những TP trong mẫu XN sẽ được phát
hiện dựa vào tốc độ di chuyển khác nhau tại các thời điểm khác nhau ở cực âm. Những thành phần phát hiện ở
cực âm sẽ tạo ra 1 biếu đồ.
Thứ tự chuyển động của các phân tử và ion về cực âm sẽ như sau:
 Các cation nhỏ hơn (sẽ đến cực âm trước)
 Các cation lớn hơn
 Các phân tử trung tính nhỏ hơn
 Các phân tử trung tính lớn hơn
 Anion nhỏ hơn
 Các anion lớn hơn (sẽ đến cực âm cuối cùng)
Các vùng zone  Có 15 vùng được chia từ Z1-Z15. Ý nghĩa của vùng zone:
trong Điện di - Nhận diện các vùng bao gồm các loại Hemoglobin và biến thể của nó
Hemoglobin - Gợi ý cho BS lâm sàng biết loại Hemoglobin và biến thể của nó theo đặc điểm khu vực xuất hiện.
 Phân loại Hemoglobin theo từng vùng:
- Z1: Hb δA’2, Hb αA2, “Hasharon” Hb A2 variant, “Winnipeg” Hb A2 variant , “Q-India” Hb A2 variant, “Q-
Thailand” Hb A2 variant, orther Hb A2 variants
- Z2: Hb C, Hb Constant Spring, ”Setif” Hb A2 variant
- Z3: Hb A2, Hb O-Arab
- Z4: Hb E, Hb Koln, “M-Iwate” Hb A2 variant, Hb A2 variants, denatured Hb C
- Z5: Hb S, Hb Hasharon, Hb Handsworth, denatured Hb O-Arab
- Z6: Hb D-Punjab (D-Los Angeles), Hb stanleyville II, Hb Osu Christiansborg, Hb D-Ouled Rabah, Hb
Lepore(Lepore-BW), Hb G Philadelphia, Hb Q-India, HbQ-Iran, Hb Korle-Bu (G-Accra), Hb Koln, HbG-
Taipei, Hb Winnipeg, Hb D-Iran, Hb Setif, Hb P-Nilotic, “J-Toronto” Hb A2 variant, “J-Rovigo” Hb A2

4/10
Chuyên ngành Huyết học
variant, Hb E
- Z7: Hb F, Hb Q-Thailand (G-Taichung), Hb , Hb G- , Hb Geldrop Santa Anna, Hb Porto-Alegre, Hb
Presbyterian, denatured Hb S
- Z8: Acetylated Hb F, Hb Atlanta, Hb Athens-GA ()
- Z9: Hb A, Hb Phnom Penh, Hb Toulon, Hb Okayama, Hb Fontainebleau, Hb Raleigh, Hb Hekinan, Hb
Mosella, Hb Dallas, Hb Aztec, Hb Little Rock, Hb Frankfurt, Hb Camperdown
- Z10: Hb Hope, Hb M-Iwate
- Z11: Denature Hb A, Hb Kaohsiung (), Hb Himeji
- Z12: Hb Bart’s, Hb J-Providence, Hb J-Broussais, Hb J-Toronto, Hb Ube-2, Hb J-Meinung (J-Bangkok), Hb J-
Mexico, Hb Baltimore
- Z13: Hb J-Rovigo, Hb N-Baltimore
- Z15: Hb H

 Ưu điểm:
- Hệ thống tự động
- Kết quả nhanh chóng
Ưu – Nhược - Độ nhạy cao → có thể đo lường các thành phần Hb có ít trong mẫu thử như HbA2 và HbF
điểm của điện di - Phân tích dễ dàng nhờ sự hiển thị trên màn hình các đỉnh
mao quản
 Nhược điểm:
- Có nhiều loại biến thể Hb có cùng một vùng khi điện di → cần cân nhắc sự phổ biến của loại Hb bất thường và
yếu tố dịch tễ khi phân tích kết quả.

- Đánh giá những trường hợp thiếu máu tán huyết không giải thích được
- Thiếu máu, HC nhỏ/ HC nhược sắc, không liên quan đến giảm sắt, bệnh lí mạn tính…
Ứng dụng - Tiền sử gia đình có bệnh lý hemoglobin
- Kết quả một số sàng lọc HC liềm, bệnh HbH, HbE dường tính
- Sàng lọc tiền hôn nhân.
Thành phần
ĐIỆN DI - Albumin: 3.5–4.5 g/dl
điện di Protein
5/10
Chuyên ngành Huyết học
- Globulin: 2.5-3.5 g/dl
PROTEIN
- Khoảng tham chiếu:
 Albumin: 55.8 -66.1 %
 Alpha 1: 2.9 – 4.9 %
 Alpha 2: 7.1 - 11.8 %
 Beta 1: 4.7 – 7.2 %
 Beta 2: 3.2 – 6.5 %
 Gamma: 11.1 – 188 %
(đọc thêm)  ALBUMIN
- Dải albumin đại diện cho thành phần protein lớn nhất của huyết thanh người.
- Albumin là một protein 69 kDa. Nó là loại protein phong phú nhất trong huyết thanh. Albumin được tổng hợp ở
gan và có chức năng như một protein vận chuyển các chất khác nhau như bilirubin, enzym, hormone, thuốc,
v.v.. Albumin cũng duy trì thể tích chất lỏng trong không gian mạch máu. Albumin là phần protein đầu tiên
xuất hiện gần cực dương trong SPE. Nồng độ albumin huyết thanh thay đổi có liên quan đến các tình trạng lâm
sàng khác nhau. Nồng độ albumin thấp có ý nghĩa lâm sàng và được gọi là giảm albumin máu.
- Nồng độ albumin huyết thanh giảm (hạ albumin máu) cho thấy chế độ ăn uống kém (suy dinh dưỡng) hoặc
giảm sản xuất hoặc tăng mất mát. Bệnh gan mãn tính là một tình trạng lâm sàng phổ biến liên quan đến giảm
sản xuất albumin và bệnh thận mãn tính (CKD) là bệnh phổ biến nhất liên quan đến tăng mất albumin trong
nước tiểu (protein niệu). Tình trạng lâm sàng này còn được gọi là bệnh thận. Các nguyên nhân khác gây giảm
albumin máu bao gồm viêm cấp tính và mãn tính, bệnh hiểm nghèo, mang thai, v.v.

 ALPHA GLOBULIN
- Di chuyển về phía phần âm của gel (tức là điện cực âm), các đỉnh tiếp theo liên quan đến các thành phần
alpha1 và alpha2.
- Alpha1-protein bao gồm Alpha1-antitrypsin, Globulin gắn với tuyến giáp (thyroid-binding globulin) và
Transcortin.
 Tăng Alpha1-protein: Bệnh ác tính và viêm cấp tính (do các chất phản ứng ở giai đoạn cấp tính) có thể làm
tăng dải protein alpha1. Alpha-1 antitrypsin là một chất phản ứng giai đoạn cấp tính. Nồng độ của alpha-1
antitrypsin tăng trong điều kiện viêm và thường giảm ở bệnh nhân thiếu alpha-1 antitrypsin hoặc giảm sản

6/10
Chuyên ngành Huyết học

xuất globulin ở bệnh nhân mắc bệnh gan nặng. Một biến thể hiếm gặp của alpha-1 antitrypsin đôi khi được
đặc trưng bởi dạng đỉnh phân tách của globulin alpha-1.
 Giảm Alpha1-protein: do thiếu hụt alpha1-anti-trypsin hoặc giảm sản xuất globulin do bệnh gan.
- Alpha2-protein gồm Ceruloplasmin, Alpha2-macroglobulin và Haptoglobin.Thành phần alpha2 tăng lên như
một chất phản ứng ở pha cấp tính.
 Alpha-2 macroglobulin chiếm khoảng 3% tổng lượng protein trong huyết thanh. Do sự di chuyển thay đổi
của các loại haptoglobin, a2-macroglobulin thường liền kề hoặc cùng di chuyển với haptoglobin và do đó
không được coi là một dải rời rạc. Alpha-2-macroglobulin tăng trong hội chứng thận hư và xơ gan. Sự gia
tăng của alpha-2 macroglobulin thể hiện rõ ràng trong hội chứng thận hư, vì nó là một phân tử cồng kềnh,
và do đó được giữ lại trong tuần hoàn để bù đắp đối với việc mất các protein khác trong nước tiểu, biểu
hiện rõ ràng ở dạng protein niệu khi kiểm tra bằng kính hiển vi nước tiểu.
 Mô hình biến dạng của vùng alpha-2 trong điện di thường thấy trong các điều kiện tan máu, bao gồm cả in
vivo và in vitro. Sinh lý bệnh đằng sau mô hình này là sự hình thành phức hợp hemoglobin-haptoglobin
trong những điều kiện này. Đây là một phản ứng thích nghi sinh lý của sinh lý con người để bảo tồn huyết
sắc tố được giải phóng do sự phân hủy của hồng cầu vào tuần hoàn và huyết sắc tố là một protein hình cầu
nhỏ hơn chắc chắn sẽ bị mất trong nước tiểu. Do đó, để bảo quản nó, haptoglobin được tiêu thụ để tạo
thành phức hợp với huyết sắc tố, dẫn đến sự hình thành một loại protein đại phân tử được giữ lại trong tuần
hoàn làm cho huyết sắc tố có sẵn để sản xuất hồng cầu và ngăn ngừa bệnh thiếu máu.
 Haptoglobin và ceruloplasmin là những chất phản ứng trong giai đoạn cấp tính, và do đó tăng lên trong
tình trạng viêm cấp tính.
 Ceruloplasmin là một protein vận chuyển liên kết đồng quan trọng được sản xuất bởi gan. Nồng độ
ceruloplasmin giảm rõ rệt trong điều kiện của bệnh Wilson. Nhược điểm của điện di protein huyết thanh là
nó sẽ không hỗ trợ phát hiện giảm ceruloplasmin.

 BETA GLOBULIN
- Vùng beta thường được chia thành hai đỉnh: beta-1 và beta-2 trong CZE.
- Vùng Beta-1 bao gồm các protein như transferrin và lipoprotein mật độ thấp (LDL).
- Transferrin có chức năng vận chuyển sắt sắt non-heme từ đường tiêu hóa. Mỗi phân tử Transferrin có thể liên
kết hai phân tử sắt tự do. Dải beta-1 tăng được quan sát thấy trong bệnh thiếu máu do thiếu sắt do tăng nồng độ
transferrin tự do và cả trong thời kỳ mang thai. Việc xác định nồng độ transferrin rất hữu ích trong việc phân
7/10
Chuyên ngành Huyết học
biệt giữa thiếu máu do thiếu sắt (ăn không đủ hoặc xuất huyết mãn tính do mất dự trữ sắt) và thiếu máu tán
huyết, trong đó nồng độ transferrin thấp dẫn đến đỉnh beta-1 có biên độ thấp. Transferrin thường giảm trong xơ
gan do rượu. Transferrin cũng giảm trong bệnh thận và chấn thương do nhiệt.
- Dải beta-2 chủ yếu bao gồm các protein bổ thể, C3 và C4. Vùng beta-2 tăng cao có thể được gây ra trong tình
trạng viêm do kích hoạt chuỗi bổ thể bao gồm cả C3 và C4.
- Cường độ đỉnh beta-2 giảm có thể gặp ở mẫu già, do các phức hợp miễn dịch đã được sử dụng hết và mức độ
bổ thể trong huyết thanh thấp được chứng minh.
- Fibrinogen là một protein có trọng lượng phân tử protein 340 kDa. Đôi khi một dải fibrinogen nhỏ có thể được
nhìn thấy trong điện di protein huyết thanh do quá trình đông máu không đủ hoặc không thể loại bỏ huyết thanh
khỏi cục máu đông. Dải fibrinogen này được nhìn thấy giữa các vùng beta-1 và beta-2. Dải này cũng được nhìn
thấy ở những bệnh nhân đang điều trị bằng heparin. Nó cũng là một chỉ số quan trọng của loại mẫu được phân
tích. Khi huyết tương được sử dụng thay cho huyết thanh để điện di protein, fibrinogen có trong huyết tương
xuất hiện ở vùng beta-2 và điều này có khả năng cản trở việc phát hiện các gamaglobulin đơn dòng ở những
bệnh nhân này
- IgA, IgM, và đôi khi là IgG, cùng với các protein bổ thể, cũng có thể được xác định trong phần beta.

 GAMMA GLOBULIN
- Phần lớn mối quan tâm lâm sàng tập trung vào vùng gamma của phổ protein huyết thanh vì các globulin miễn
dịch di chuyển đến vùng này. Cần lưu ý rằng các globulin miễn dịch thường có thể được tìm thấy trong phổ
điện di. Protein phản ứng C (CRP) nằm ở khu vực giữa các thành phần beta và gamma.
- Một trong những ý nghĩa lâm sàng chính của điện di protein huyết thanh là hỗ trợ chẩn đoán các rối loạn liên
quan đến sự thay đổi gamma globulin. Vùng gamma bao gồm chủ yếu là các globulin miễn dịch huyết thanh.
Năm loại globulin miễn dịch chính là IgG, IgA, IgM, IgD và IgE. Các tình trạng lâm sàng khác nhau có liên
quan đến sự thay đổi gamma globulin bao gồm:
 Hypergammaglobinemia (tăng nồng độ gamma globulin huyết thanh)
 Hypogammaglobinemia (giảm nồng độ gamma globulin huyết thanh).
- Gammopathy được định nghĩa là sự tăng sinh bất thường của các tế bào bạch huyết sản xuất globulin miễn
dịch. Có bốn loại bệnh gamaglobulin: đa dòng, đơn dòng, lưỡng dòng và thiểu dòng.
Trường hợp bất - Albumin: tăng (mất nước), giảm (suy mòn, viêm mạn, xuất huyết, bỏng, suy chức năng tổng hợp của gan, suy
thường
8/10
Chuyên ngành Huyết học

dinh dưỡng, hội chứng thận hư, mang thai)


- A1: tăng (viêm, thai kì), giảm (thiếu a1 antitrypsine)
- A2: tăng (viêm, HCTH, OCTs, corticoid, cường giáp, suy thượng thận, tiểu đường), giảm ( tán huyết, bệnh gan,
suy dinh dưỡng, thiếu máu ác tính, bệnh Wilson)
- B: tăng (tăng lipid máu, bệnh lý Hb, thiếu sắt, xơ gan, k, cushing, suy giáp, HCTH, có thai…), giảm (giảm beta
lipoprotein, suy dinh dưỡng)
- G: tăng ( bệnh gan, viêm mạn, bệnh lý ác tính lympho, …) giảm rôi lọan suy giảm miễn dịch di truyền

- Kiểu kết quả điện di protein huyết thanh phụ thuộc vào tỷ lệ của hai
loại protein chính: albumin và globulin
- Các tập hợp con của các protein này và số lượng tương đối của chúng
là trọng tâm chính của việc giải thích điện di protein huyết thanh
- Albumin, đỉnh lớn nhất, nằm gần điện cực dương nhất. Năm thành
phần tiếp theo (globulin) được dán nhãn alpha1, alpha2, beta1, beta2
và gamma. Các đỉnh của các thành phần này nằm về phía điện cực âm,
với đỉnh gamma nằm gần điện cực đó nhất. Kết quả sẽ tách protein
Kết quả trong huyết thanh thành 6 phần: albumin, alpha 1, alpha 2, beta 1, beta
2 và gamma globulin theo thứ tự.
- Mật độ kế (densitometer) đọc độ đậm đặc của thuốc nhuộm bắt màu
vào các dải và cho ra một biểu đồ tương ứng với các dải điện di
- Tỉ lệ của mỗi loại protein riêng được tính thành phần trăm so với tổng
lượng protein có được trong mẫu nghiệm và có thể chuyển ra số lượng
tuyệt đối (g/lít) khi biết được nồng độ của protein toàn thể trong huyết
thanh.

9/10
Chuyên ngành Huyết học

- Khi một giải M (monogamaglobulin) được phát hiện trên điện di protein, mẫu
huyết thanh đó cần phải chạy điện di miễn dịch cố định hoặc làm phản ứng cố
định bổ thể để xác định bản chất của dải.
- Cố định miễn dịch cho phép phát hiện và phân loại các kháng thể đơn dòng
hoặc globulin miễn dịch trong huyết thanh hoặc nước tiểu. Nó có tầm quan
trọng lớn đối với việc chẩn đoán và theo dõi một số bệnh liên quan đến kháng
ĐIỆN DI thể đơn dòng như đa u tủy hoặc Waldenström macroglobulinemia.
CỐ ĐỊNH - Nguyên tắc của điện di miễn dịch cố định cũng giống như điện di protein huyết
MIỄN thanh nhưng kháng huyết thanh (kháng immunoglobulin đặc hiệu) sẽ được
DỊCH thêm vào để xác định loại kháng thể bất thường dựa vào phản ứng ngưng kết
kháng nguyên – kháng thể. Kết quả đọc trên biểu đồ được dựng sẵn
- Mỗi mẫu có antiserum (Ig G, Ig A, Ig M, Kappa và Lambda) được tự động phủ
lên mẫu ELP. Nếu một thành phần kháng thể đơn dòng và một antiserum cụ thể
đã phản ứng với nhau, phần tương ứng sẽ biến mất trên mô hình antiserum.
-

10/10

You might also like