You are on page 1of 6

KHÓA LIVE VIP - ĐỖ ĐẠI HỌC – CHINH PHỤC 8, 9, 10 ĐIỂM

BỘ 5 ĐỀ KHỞI ĐỘNG – KHÓA VỀ


ĐÍCH 2024
LỚP VIP 2K6
KHÓA LIVE VIP LUYỆN THI ĐỖ ĐẠI HỌC – 2K6
Cô Thân Thị Liên
GV – Thân Thị Liên
GIÁO VIÊN LUYỆN
THI ĐỖ ĐẠI HỌC
Đăng kí khóa Live Vip các em inbox cho Cô nhé!

ĐỀ SỐ 1
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; O=16; S=32; F=19; Cl=35,5; Br=80; I=127; N=14;
P=31; C=12; Si=28; Li=7; Na=23; K=39; Mg=24; Ca=40; Ba=137; Sr=88; Al=27;Fe=56; Cu=64;
Pb=207; Ag=108.

Câu 1: Kim loại có độ cứng lớn nhất là


A. Crom. B. Wonfram. C. Vàng. D. Xesi.
Câu 2. Bệnh nhân phải tiếp đường (tiêm hoặc truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch), dung dịch đường
đó là
A. glucozơ. B. tinh bột. C. saccarozơ. D. fructozơ.
Câu 3: Amin nào sau đây thuộc loại amin bậc hai?
A. Trimetylamin B. Metylamin. C. Phenylamin D. Đimetylamin
Câu 4: Este nào sau đây có mùi chuối chín?
A. Etyl fomat B. Benzyl axetat C. Isoamyl axetat D. Etyl butirat
Câu 5: Khi nhỏ vài giọt I2 vào miếng lát cắt chuối xanh sẽ hóa:
A. da cam. B. Xanh tím. C. Nâu đen. D. đỏ.
Câu 6: Chất nào sau đây không phải chất béo?
A. Dầu ăn. B. Mỡ bôi trơn máy. C. Dầu cá. D. Mỡ động vật.
Câu 7: Phương trình hóa học nào sau đây là sai?
A. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2. B. Ca + 2HCl → CaCl2 + H2.
C. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. D. Cu + H2SO4 → CuSO4 + H2

1 Khóa Live Vip “ Đỗ Đại Học chinh phục NV1” cùng cô Liên các em ib đăng ký
KHÓA LIVE VIP - ĐỖ ĐẠI HỌC – CHINH PHỤC 8, 9, 10 ĐIỂM

Câu 8: Loại tơ nào sau đây thường dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi "len" đan áo rét?
A. Tơ lapsan. B. Tơ nitron. C. Tơ nilon-6,6. D. Tơ capron.
Câu 9: Kim loại nào sau đây có tính khử yếu nhất?
A. Fe. B. Ag. C. Al. D. Cu.
Câu 10: Chất nào sau đây là amin bậc ba?
A. CH3NHC6H5. B. (CH3)2NH.
C. (CH3)3N. D. CH3CH2CH2NH2.
Câu 11: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây ở thể lỏng?
A. Metylamin. B. Anilin. C. Glyxin. D. Trimetylamin.
Câu 12: Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tử kim loại?
A. [Ne]3s23p5. B. [Ne]3s23p4. C. 1s1. D. [Ne]3s23p1.
Câu 13: Tác nhân chủ yếu gây “hiệu ứng nhà kính” là do sự tăng nồng độ trong khí quyển của chất nào
sau đây?
A. CO2. B. O2. C. N2. D. H2.

Câu 14: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta thường gắn lên vỏ tàu biển (phía ngoài, tiếp xúc
với nước biển) các tấm kim loại nào sau đây?
A. Ag. B. Pb. C. Cu. D. Zn.
Câu 15: Để hòa tan hoàn toàn 10 gam oxit của kim loại R cần vừa đủ 500 ml dung dịch HCl 1M. Kim
loại R là
A. Zn. B. Al. C. Mg. D. Ca.
Câu 16: Chất nào sau đây là ancol ba chức?
A. Butan-1-ol. B. Etanol. C. Glixerol. D. Etylen glicol.
Câu 17: Tính cứng tạm thời của nước do các muối canxi hiđrocacbonat và magie hiđrocacbonat gây nên.
Công thức của canxi hiđrocacbonat là
A. CaSO4. B. CaCO3. C. Ca(HCO3)2. D. CaO.
Câu 18: Phương pháp nào sau đây không thể làm mềm nước có tính tạm thời?
A. Xử lí bằng dung dịch Na2CO3.
B. Xử lí bằng một lượng dung dịch Ca(OH)2 vừa đủ.
C. Xử lí bằng dung dịch HCl.
D. Đun sôi.
Câu 19: Chất nào sau đây không có phản ứng thủy phân?
A. Tinh bột. B. Saccarozơ. C. Xenlulozơ. D. Glucozơ.
Câu 20: Từ tinh dầu hoa nhài tách được este X có công thức phân tử C9H10O2. Thủy phân X trong dung
dịch NaOH, thu được natri axetat và một ancol thơm. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH3-COO-C6H5. B. CH2=CH-COO-C6H5.
C. H-COO-CH2-CH2-C6H5. D. CH3-COO-CH2-C6H5.
Câu 21: Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch gồm
các chất tan

2 Khóa Live Vip “ Đỗ Đại Học chinh phục NV1” cùng cô Liên các em ib đăng ký
KHÓA LIVE VIP - ĐỖ ĐẠI HỌC – CHINH PHỤC 8, 9, 10 ĐIỂM

A. Fe(NO3)2, AgNO3. B. Fe(NO3)3, AgNO3.


C. Fe(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3. D. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3.
Câu 22: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Hợp chất Gly-Ala-Glu có 4 nguyên tử oxi.
B. Poli(metyl metacrylat) được dùng sản xuất chất dẻo.
C. Amilozơ có cấu trúc mạch không phân nhánh.
D. Alanin có công thức cấu tạo là H2NCH(CH3)COOH.
Câu 23. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Fructozơ có nhiều trong mật ong.
B. Glucozơ bị khử bởi H2/Ni thu được sobitol.
C. Saccarozơ còn gọi là đường nho.
D. Có thể dùng dung dịch AgNO3 trong NH3 để phân biệt saccarozơ và glucozơ
Câu 24: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Gly-Ala phản ứng được với dung dịch HCl và NaOH.
B. Trong môi trường bazơ, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa qua lại nhau.
C. Tơ tằm không bền trong môi trường axit hoặc bazơ.
D. Ở điều kiện thường triolein và tristearin đều tồn tại ở trạng thái lỏng.
Câu 25: Đốt cháy 6 gam este X thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Biết X có phản ứng tráng
gương với dung dịch AgNO3/NH3. Công thức cấu tạo của X là
A. HCOOCH3. B. HCOOCH2CH2CH3. C. HCOOC2H5. D. CH3COOC2H5
Câu 26: Glucozơ lên men thành ancol etylic. Để thu được 46 gam C2H5OH cần dùng m gam glucozơ.
Biết hiệu suất của quá trình lên men là 60%. Giá trị của m là
A. 54. B. 180. C. 90. D. 150.
Câu 27. Cho các polime sau: polietilen, poli(vinyl clorua), cao su lưu hóa, nilon-6,6, amilopectin,
xenlulozơ. Số polime có cấu trúc mạch không phân nhánh là
A. 6. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 28: Cacbohiđrat X là chất rắn, không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước; X có nhiều trong quả nho chín
nên được gọi là đường nho. Cho X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 (đun
nóng), thu được sản phẩm hữu cơ Y. Tên gọi của X, Y lần lượt là
A. glucozơ và ancol etylic. B. fructozơ và sobitol.
C. glucozơ và sobitol. D. glucozơ và amoni gluconat.
Câu 29: Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 8,4 lít khí CO2, 1,4 lít khí N2 (các thể
tích khí đo ở đktc) và 10,125 gam H2O. Công thức phân tử của X là
A. C3H7N. B. C4H9N. C. C2H7N. D. C3H9N.
Câu 30: Ngâm một lá Fe trong dung dịch CuSO4. Sau một thời gian phản ứng lấy lá Fe ra rửa nhẹ làm
khô, đem cân thấy khối lượng tăng thêm 1,6 gam. Khối lượng Cu bám trên lá Fe là bao nhiêu gam?
A. 12,8 gam. B. 8,2 gam. C. 6,4 gam. D. 9,6 gam.
Câu 31: Đốt cháy 5,4 gam kim loại M (có hóa trị không đổi) trong 1,4 lít khí O2 đến phản ứng hoàn toàn
được chất rắn X. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí H2. Kim loại M là
A. Al. B. Ca. C. Zn. D. Mg.

3 Khóa Live Vip “ Đỗ Đại Học chinh phục NV1” cùng cô Liên các em ib đăng ký
KHÓA LIVE VIP - ĐỖ ĐẠI HỌC – CHINH PHỤC 8, 9, 10 ĐIỂM

Câu 32 : Xét các phát biểu sau:


(1) Để phân biệt anilin và phenol, ta có thể dùng dung dịch NaOH hoặc HCl.
(2) Các peptit đều có phản ứng màu biure.
(3) Quá trình chuyển hóa tinh bột trong cơ thể có xảy ra phản ứng thủy phân.
(4) Tơ axetat và tơ visco thuộc loại tơ nhân tạo.
(5) Lysin, axit glutaric, phenylamin, benzylamin đều làm đổi màu quỳ tím.
(6) Các dung dịch protein đều bị đông tụ trong môi trường axit hoặc kiềm.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 5. B. 3. C. 4 D. 2.
Câu 33: Tiến hành các thí nghiệm sau
(1) Cho Zn vào dung dịch AgNO3 dư.
(2) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.
(3) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư.
(4) Cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư.
(5) Cho Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.
(6) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư.
Số thí nghiệm có tạo thành kim loại là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 34: Hỗn hợp X chứa metyl acrylat, metylamin, glyxin và 2 hidrocacbon mạch hở. Đốt cháy 0,2 mol
X cần vừa đủ x mol O2, thu được 0,48 mol H2O và 1,96 gam N2. Mặt khác, 0,2 mol X tác dụng vừa đủ
với 100 ml dung dịch Br2 0,7M, giá trị x gần với giá trị nào sau đây
A. 0,4 B. 0,6 C. 0,5 D. 0,7
Câu 35: Cho hỗn hợp X gồm a mol Fe và 0,21 mol Mg vào dung dịch Y chứa Cu(NO3)2 và AgNO3 (tỉ
lệ số mol tương ứng là 3 : 2). Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được dung dịch Z và 27,84 gam chất
rắn T gồm ba kim loại. Hòa tan toàn bộ T trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư, thu được 0,33 mol SO2
(sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Giá trị của a là
A. 0,08. B. 0,09. C. 0,12. D. 0,06.
Câu 36: Một loại phân NPK có độ dinh dưỡng được ghi trên bao bì như ở hình bên.
Để cung cấp 17,2 kg nitơ, 3,5 kg photpho và 8,3 kg kali cho một thửa ruộng, người ta
sử dụng đồng thời x kg phân NPK (ở trên), y kg đạm urê (độ dinh dưỡng là 46%) và z
kg phân kali (độ dinh dưỡng là 60%). Tổng giá trị (x + y + z) là
A. 62,6. B. 77,2. C. 80,0. D. 90,0.

Câu 37: Hỗn hợp E chứa đồng thời các triglixerit và axit béo tự do (không có tạp chất khác), trong E
nguyên tố oxi chiếm 10,9777% theo khối lượng. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam E bằng dung dịch NaOH
dư đun nóng, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 133,38 gam hỗn hợp muối (C15H31COONa,
C17H35COONa, C17H33COONa, C17H31COONa) và 11,04 gam glixerol. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần
dùng 11,625 mol O2. Mặt khác, m gam E phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,35. B. 0,33. C. 0,36. D. 0,34.

4 Khóa Live Vip “ Đỗ Đại Học chinh phục NV1” cùng cô Liên các em ib đăng ký
KHÓA LIVE VIP - ĐỖ ĐẠI HỌC – CHINH PHỤC 8, 9, 10 ĐIỂM

Câu 38: Cho E (C3H6O3) và F (C4H6O4) là hai chất hữu cơ mạch hở đều tạo từ axit cacboxylic và ancol.
Từ E và F thực hiện sơ đồ các phản ứng sau:
(1) E + NaOH → X + Y
(2) F + NaOH → X + Y
(3) X + HCl → Z + NaCl
Biết X, Y, Z là các chất hữu cơ, trong đó phân tử Y không có nhóm -CH3. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất E và F đều là các este đa chức.
(b) Có hai công thức cấu tạo phù hợp với chất E.
(c) Chất X có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(d) Nhiệt độ sôi của chất Z cao hơn nhiệt độ sôi của ancol etylic.
(e) Cho a mol chất E tác dụng với Na dư thu được a mol khí H2.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.
Câu 39. Thực hiện thí nghiệm theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho 2 ml dung dịch CuSO4 vào ống nghiệm.
Bước 2: Cho vào ống nghiệm đinh sắt (đã đánh sạch gỉ), để khoảng 10 phút rồi quan sát.
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Ở bước 1, dung dịch trong ống nghiệm không màu.
B. Sau bước 2, có một lớp kim loại màu đỏ bám vào thành ống nghiệm.
C. Thí nghiệm trên chứng tỏ tính oxi hóa của Cu2+ mạnh hơn tính oxi hóa của Fe2+.
D. Nếu thay dung dịch CuSO4 bằng dung dịch AgNO3 thì vẫn thu được hiện tượng tương tự.
Câu 40. Điện phân dung dịch X chứa m gam hỗn hợp Cu(NO3)2 và NaCl với điện cực trơ, màng ngăn
xốp, cường độ dòng điện không đổi I. Số mol khí sinh ra ở cả hai điện cực k (mol) theo thời gian điện
phân t (giây) được biểu diễn như hình vẽ, hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong nước.
k (mol)

0,02

0,01
Thời gian (t) giây

965 2895

Nếu điện phân dung dịch X trong thời gian 1930 giây rồi cho dung dịch sau điện phân tác dụng với
lượng dư Fe (tạo khí NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5) thì lượng Fe tối đa đa phản ứng là
A. 0,56. B. 0,84.
C. 0,98. D. 0,28.

5 Khóa Live Vip “ Đỗ Đại Học chinh phục NV1” cùng cô Liên các em ib đăng ký
KHÓA LIVE VIP - ĐỖ ĐẠI HỌC – CHINH PHỤC 8, 9, 10 ĐIỂM

6 Khóa Live Vip “ Đỗ Đại Học chinh phục NV1” cùng cô Liên các em ib đăng ký

You might also like