You are on page 1of 19

Chương 2

HÀNG HÓA, THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA

CÁC CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG

PGS.TS.Nguyễn Minh Tuấn

1 1/2/2024
I. LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ SẢN XUẤT HÀNG HÓA
VÀ HÀNG HÓA

1. Sản xuất hàng hóa


❖Khái niệm sản xuất hàng hóa
▪ Sản xuất hàng hoá là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm
được sản xuất ra nhằm mục đích để trao đổi, mua bán.
❖Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa
▪ Điều kiện thứ nhất: phân công lao động xã hội là sự phân chia lao
động trong xã hội thành các ngành, các lĩnh vực khác nhau
▪ Điều kiện thứ hai: Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của các
chủ thể sản xuất.
2 1/2/2024
2. Hàng hóa
❖Khái niệm hàng hóa
▪ Hàng hoá?
▪ Một số loại hàng hoá đặc biệt
❖Thuộc tính cơ bản của hàng hóa
▪ Giá trị sử dụng: là công dụng của hàng hoá, cho phép thoả
mãn một hoặc một số nhu cầu nào đó của con người
▪ Giá trị: là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá, kết
tinh trong hàng hoá

3 1/2/2024
❖Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá
▪ Lao động cụ thể: là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể,
của những nghề nghiệp chuyên môn cụ thể nhất định
✓Lao động cụ thể tạo nên giá trị sử dụng của hàng hoá
▪ Lao động trừu tượng: là sự hao phí lao động xã hội của người
sản xuất hàng hoá, không kể đến nghề nghiệp chuyên môn cụ
thể nhất định
✓Lao động trừu tượng tạo nên giá trị của hàng hoá

4 1/2/2024
❖Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của
hàng hóa
▪ Lượng giá trị hàng hoá được đo lường bằng thời gian lao
động xã hội cần thiết.
▪ Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa
✓Năng suất lao động
✓Mức độ phức tạp của lao động

5 1/2/2024
3. Tiền tệ
❖Nguồn gốc và bản chất của tiền
▪ Là một loại hàng hoá đặc biệt (vàng) được dùng làm vật ngang
giá chung cho các hàng hoá khác
❖Chức năng của tiền
▪ Thước đo giá trị
▪ Phương tiện lưu thông
▪ Phương tiện cất trữ
▪ Phương tiện thanh toán
▪ Tiền tệ thế giới
6 1/2/2024
II. THỊ TRƯỜNG, CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC CHỦ THỂ
THAM GIA THỊ TRƯỜNG

1. Thị trường và vai trò của thị trường


❖Khái niệm: thị trường là tổng hòa các mối quan hệ liên quan
đến trao đổi, mua bán hàng hóa, được hình thành do những
điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội nhất định
❖Phân loại thị trường
❖Vai trò của thị trường
▪ Là điều kiện và môi trường cho sản xuất phát triển
▪ Kích thích sự sáng tạo và phân bổ các nguồn lực hiệu quả
▪ Gắn kết hoạt động kinh tế trong và ngoài nước.
7 1/2/2024
2. Cơ chế thị trường
▪ Sự vận động của thị trường gắn liền với cơ chế thị trường
▪ Cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ mang tính tự điều
chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế
▪ Cơ chế thị trường phát triển qua hai giai đoạn:
➢Cơ chế thị trường tự do
➢Cơ chế thị trường có điều tiết của nhà nước

8 1/2/2024
3. Các chủ thể tham gia thị trường
▪ Người sản xuất
▪ Người tiêu dùng
▪ Nhà nước
▪ Các chủ thể trung gian

9 1/2/2024
III. NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC QUY LUẬT KINH
TẾ CƠ BẢN
1. Nền kinh tế thị trường
❖Khái niệm: nền kinh tế thi trường là nền kinh tế được vận hành
theo các quy luât của thị trường, mọi hoạt động sản xuất và trao
đổi đều được thực hiện thông qua thị trường
❖Đặc trưng của KTTT
▪ Có sự tham gia của nhiều chủ thể kinh tế
▪ Thị trường đóng vai trò quyết định trong phân bổ các nguồn lực
▪ Giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường
▪ Là hệ thống kinh tế mở
10 1/2/2024
❖Ưu thế của nền KTTT
▪ Tạo động lực mạnh mẽ cho các chủ thể tham gia thị trường
▪ Phát huy tốt nhất các tiềm năng của nền kinh tế
▪ Thoả mãn ngày càng cao nhu cầu, nâng cao văn minh xã hội
❖Khuyết tật của KTTT
▪ Tiềm ẩn khủng hoảng kinh tế, xã hội
▪ Tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên, xã hội
▪ Phân hoá kinh tế, xã hội

11 1/2/2024
2. Các quy luật kinh tế chủ yếu của nền kinh tế thị trường

2.1. Quy luật giá trị


▪ Nội dung: đòi hỏi việc sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa
trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết (giá trị xã hội) của
hàng hoá
▪ Yêu cầu
➢Đối với nhà sản xuất phải sản xuất ra hàng hoá với giá trị
ngang bằng hoặc thấp hơn giá trị xã hội
➢Trong lưu thông, trao đổi hàng hoá phải tuân thủ nguyên tắc
bình đẳng, ngang giá

12 1/2/2024
❖Tác động của quy luật giá trị

▪ Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá

▪ Kích thích cải tiến kỹ thuật, công nghệ

▪ Phân hoá người sản xuất hàng hoá

13 1/2/2024
2.2. Quy luật cung - cầu
❖Quy luật lượng cầu
Giá cả
p A

p2 a
p1 b
p3 c
D

0 Q2 Q 1 Q 3 Q
Sản lượng (cầu)
❖Quy luật lượng cung
Giá cả
p A

p2 b
p1 a
p3 c
S
0
Q3 Q1 Q2 Q
Sản lượng (cung)
❖ Cân bằng cung – cầu
Giá cả
P A
A
p2 a a’

p1 e
p3 b’ bD
S
0
Q3 Q2 Q1 Q’3 Q’2 Q
Sản lượng
2.3. Quy luật lưu thông tiền tệ

P.Q GNP
M = ----------- = --------------
V V
M: Lượng tiền cần thiết trong lưu thông; P: mức giá; Q: sản lượng
GNP: Tổng thu nhập quốc dân
V: vòng quay của tiền tệ
▪ Nếu lượng tiền trong lưu thông vượt quá nhu cầu thực tế sẽ dẫn
tới lạm phát
2.4. Quy luật canh tranh
❖Khái niệm cạnh tranh: là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế
với nhau, để có được những ưu thế về sản xuất và tiêu thụ
nhằm thu được lợi ích tối đa
❖Các loại cạnh tranh
▪ Cạnh tranh trong nội bộ ngành
▪ Cạnh tranh giữa các ngành
▪ Cạnh tranh về chất lượng, kiểu dáng, giá bán, dịch vụ hậu
mãi…

18 1/2/2024
❖Tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
▪ Tác động tích cực
✓Phát triển lực lượng sản xuất
✓Thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển
✓Phân bổ, điều chỉnh linh hoạt các nguồn lực của nền kinh tế
✓Đáp ứng và thoả mãn nhu cầu của xã hội
▪ Tác động tiêu cực
✓Cạnh tranh không lành mạnh tổn hại môi trường kinh tế, xã
hội
✓Có thể làm lãng phí các nguồn lực của xã hội
✓Ảnh hưởng đến hệ thống phúc lợi xã hội
19 1/2/2024

You might also like