You are on page 1of 2

NỘI DUNG ÔN THI CUỐI KÌ CHỦ ĐỀ 2 MÔN GDĐP K10

Chọn phương án trả lời đúng nhất:


Câu 1. Đình là nơi thờ cúng:
A. Các vị Thánh. B. Thành hoàng của làng.
C. Anh hùng dân tộc. D. Các vị thần.
Câu 2. Lễ giỗ anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo diễn ra vào ngày:
A. 20/08 âm lịch. B. 13/08 âm lịch.
C. 10/03 âm lịch. D. Từ 6 đến 8/02 âm lịch.
Câu 3. Ở thành phố Hồ Chí Minh có đền thờ:
A. Nguyễn Trãi và Lê lợi. B. Lê Lợi và Lê Lai.
C. Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Du. D. Hùng Vương và Trần Hưng
Đạo.
Câu 4. Cư dân ở thành phố Hồ Chí Minh có truyền thống cúng:
A. Trần Hưng Đạo. B. Tổ nghề.
C. Tổ tiên. D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 5. Để bảo tồn và phát huy đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” qua các lễ hội dân gian, một trong
những giải pháp là chính quyền địa phương cần:
A. Xây dựng thêm đình, miếu, đền.
B. Tuyên truyền ra thế giới.
C. Phát triển du lịch gắn với lễ hội.
D. Tổ chức cúng vào các dịp lễ, Tết.
Câu 6. . Ngày cúng giỗ trong tục thờ cúng tổ tiên thường được tính theo :
A. Ngày âm lịch. B. Ngày dương lịch.
C. Ngày âm lịch và ngày dương lịch. D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 7. Đền là công trình kiến trúc được xây dựng để thờ cúng:
A. Một vị Thánh hoặc nhân vật lịch sử được tôn như thánh. B.Thành hoàng của làng.
C. Anh hùng dân tộc. D. Các vị thần.
Câu 8. Đình làng xưa thực hiện chức năng:
A. Chức năng tín ngưỡng. B. Chức năng hành chính.
C. Chức năng văn hoá. D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 9. Miếu là nơi thờ cúng:
A. Các vị Thánh. B. Thành hoàng của làng.
C. Anh hùng dân tộc. D. Các vị thần.
Câu 10. Ý nghĩa thờ Thành Hoàng làng:
A. Thể hiện lòng biết ơn các vị thần.
B. Thể hiện lòng biết ơn những người có công với làng xã.
C. Thể hiện lòng biết ơn anh hùng dân tộc.
D. Thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.
Câu 11. Lễ Kì yên là nghi lễ cầu cho
A. Mưa thuận gió hoà.
B. Xóm làng yên ổn, bình an.
C. Mùa màng bội thu.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 12. Nơi thờ cúng tổ tiên là:
A. Đền
B. Đình
C. Gia đình và nhà thờ gia tộc
D. Miếu
Câu 13: Nơi thờ cúng ở Bến Dược- Củ Chi gọi là:
A. Đền
B. Đình
C. Miếu
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 14: Phần lễ của Lễ giỗ tổ nghề kim hoàn diễn ra:
A. Tế Tổ trong hai ngày đầu.
B. Tế các bậc Tiền hiền và Hậu hiền trong hai ngày cuối.
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A,B, đều sai.
Câu 15. Ý nghĩa của việc bảo tồn và phát huy đạo lí “ Uống nước nhớ nguồn” qua các nghi
lễ dân gian.
A. Lòng biết ơn đối với các bậc tiền nhân .
B. Nuôi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước.
C. Phát huy đạo lí “ Uống nước nhớ nguồn”.
D. Cả A,B,C đều đúng.

You might also like