You are on page 1of 43

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM


KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BỘ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐỂ PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ PHÒNG VÀ CHỐNG CÁC
TIÊU CỰC TRONG ĐẢNG HIỆN NAY

MÃ MÔN HỌC: LLCT120314_21_2_08CLC


THỰC HIỆN: Nhóm 04. Thứ 4 tiết 5-6
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. Nguyễn Thị Phượng

Thành phố Hồ Chí Minh – tháng 05/2022


DANH SÁCH NHÓM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN

HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2021 – 2022

Nhóm số 04 (Lớp thứ 4, tiết 5 – 6 )

Tên đề tài: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

ĐỂ PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ PHÒNG VÀ CHỐNG CÁC TIÊU CỰC TRONG ĐẢNG HIỆN
NAY

STT HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN MSSV TỈ LỆ % HOÀN SĐT KÝ


THÀNH TÊN

1 Tôn Nguyễn Thanh Tâm 21124403 100% 0902147679

2 Nguyễn Thị Thảo Vân 21126104 100% 0914341180

3 Đặng Thuỳ Dương 21126013 100% 0389510117

4 Nguyễn Thu Thảo 21126084 100% 0797481437

5 Trần Hoàng Minh 17147055 100% 0326499879

Ghi chú:

- Tỷ lệ hoàn thành: 100%

- Trưởng nhóm: Tôn Nguyễn Thanh Tâm (SĐT: 0902147679)

Nhận xét của giáo viên:

Ngày … tháng 05 năm 2022

Giáo viên chấm điểm


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................................1

3. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................................1

4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................................2

PHẦN NỘI DUNG.....................................................................................................................................3

CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM...............................3

1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam..............................3

1.2. Tính tất yếu và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam......................................4

1.2.1. Tính tất yếu..................................................................................................................................4

1.2.2. Vai trò...........................................................................................................................................6

1.3. Đảng phải trong sạch, vững mạnh.....................................................................................7

1.3.1. Đảng là đạo đức, là văn minh.......................................................................................................7

1.3.2. Những vấn đề nguyên tắc trong hoạt động của Đảng...................................................................9

1.3.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên..........................................................................................13

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỂ
PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ PHÒNG VÀ CHỐNG CÁC TIÊU CỰC TRONG ĐẢNG HIỆN NAY.........16

2.1. Thực trạng tiêu cực trong Đảng hiện nay........................................................................16

2.1.1. Khái niệm tiêu cực trong Đảng...................................................................................................16

2.1.2. Biểu hiện tiêu cực trong Đảng....................................................................................................16

2.1.3. Công tác phòng, chống và các hành vi tiêu cực trong Đảng hiện nay........................................20

2.1.4. Hậu quả.......................................................................................................................................23

2.2. Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng và chống các tiêu cực hiện nay..........24

2.2.1. Biện pháp....................................................................................................................................24

2.3.2. Thành tựu....................................................................................................................................27


2.3. Ý nghĩa và vai trò của việc phòng và chống các tiêu cực trong Đảng hiện nay...........31

2.3.1. Ý nghĩa........................................................................................................................................31

2.3.2. Vai trò.........................................................................................................................................32

KẾT LUẬN...............................................................................................................................................34

PHỤ LỤC........................................................................................................................................................

TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................................................


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn
hóa thế giới, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam đã từng viết “Tham ô, lãng phí
và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của chính phủ. Nó là kẻ thù khá
nguy hiểm vì nó không mang gươm mang súng mà nó nằm trong các tổ chức ta để làm
hỏng công việc của ta”. Có thể nói, những biểu hiện tiêu cực mà Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã chỉ ra đều là "con đẻ" của chủ nghĩa cá nhân, điều này đã tác động tiêu cực, ảnh hưởng
đến giá trị chung của xã hội và tương lai, đây cũng là một trong những nguy cơ lớn đe dọa
sự tồn vong của Đảng và chế độ ta.
Trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu xây dựng Đảng, Nhà nước ta ngày càng
trong sạch, vững mạnh, đủ sức lãnh đạo, quản lý đất nước phát triển theo con đường chủ
nghĩa xã hội, đòi hỏi chúng ta phải đặc biệt quan tâm đến công tác phòng, chống tiêu cực
trong Đảng. Muốn vậy, việc vận dụng sáng tạo, có hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh về
phòng chống vấn đề tiêu cực trong Đảng được coi là một trong những vấn đề có ý nghĩa
quan trọng hàng đầu. Nhận thức sâu sắc về tác hại của những vấn đề tiêu cực trong Đảng,
với mục đích nghiên cứu về thực trang, hậu quả của vấn đề, từ đó đề cao vai trò và trách
nhiệm của mỗi cá nhân trong việc phòng chống các tiêu cực trong Đảng hiện nay. Nhóm
chúng em đã chọn đề tài “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam
để phân tích vấn đề phòng, chống tiêu cực trong Đảng” là chủ đề tiểu luận của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở khoa học và phương pháp luận khoa học, tiểu luận trình bày một cách
có hệ thống về những biến đổi, thực trạng về mặt tích cực tiêu cực trong Đảng hiện nay
nhằm giúp người đọc hiểu được những về mặt tích cực tiêu cực trong Đảng để đưa ra
những giải pháp tăng cường phòng và chống các tiêu cực trong Đảng Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam
- Vấn đề phòng và chống các tiêu cực trong Đảng hiện nay

1
- Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm phân tích
vấn đề phòng và chống các tiêu cực trong Đảng hiện nay
4. Phương pháp nghiên cứu
Dựa vào cơ sở phương pháp luận từ chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, đề tài đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học như: phân tích,
so sánh, tổng hợp, lịch sử - lôgic, thống kê… đặc biệt coi trọng phương pháp tổng kết
thực tiễn để làm rõ quan điểm.

2
PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM


1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
Là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, giáo dục và rèn luyện Đảng ta, chủ
tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng công tác xây dựng Đảng cả về tư tưởng, lý luận,
chính trị và tổ chức. Bắt nguồn từ học thuyết của Mác về Đảng cộng sản và trực tiếp từ
học thuyết về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân đã được Lê nin đưa ra từ những năm
đầu của thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu có chọn lọc và phát triển lý luận của Chủ
nghĩa Mác - Lênin về Đảng cộng sản, đồng thời chuẩn bị về mặt chính trị, tư tưởng và tổ
chức cho sự ra đời của Đảng cách mạng - Đảng Cộng sản Việt Nam. Những luận điểm
của Người về Đảng cộng sản và xây dựng Đảng, là một phần rất quan trọng, vì theo Hồ
Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định hàng đầu, để đưa cách mạng
Việt Nam đến thắng lợi.
Thể hiện tư tưởng này, Hồ Chí Minh khẳng định: Cách mạng “trước hết phải có
Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với các
dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi” 1. Hồ Chí Minh giải thích: “cách mạng muốn
thắng lợi thì phải có một Đảng lãnh đạo, Đảng phải làm cho quần chúng giác ngộ vì đâu
mà họ bị áp bức bóc lột; phải dạy cho quần chúng hiểu các quy luật phát triển của xã hội,
để họ nhận rõ mục đích gì mà đấu tranh, chỉ rõ con đường giải phóng cho quần chúng...".
Vì theo Người: Cách mạng là sự nghiệp của “cả dân chúng chứ không phải của một hai
người”, nhưng sức mạnh của dân chúng chỉ trở thành vô địch và “không một quân lính,
súng ống nào thắng nổi” khi được giác ngộ, được tổ chức, được lãnh đạo.
Đảng cách mạng là Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim
chỉ nam cho hành động. Trong Đường cách mệnh, Nguyễn Ái Quốc đã mở đầu bằng một
câu theo ý của Lê nin: “Không có lý luận cách mệnh, thì không có cách mệnh vận động...
chỉ có lý luận cách mệnh tiền phong, Đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách
mệnh tiền phong”2. Người đã chỉ rõ: “ Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt,
trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ

1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2000, tr. 267.
2
Trích trong cuốn “Làm gì?” của V.I.Lê-nin
3
nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam” 3. Người cho rằng:
“Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn
nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lê nin”. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ rằng: lấy
chủ nghĩa Mác - Lênin “làm cốt” không có nghĩa là giáo điều theo từng câu từng chữ của
Mác, của Lê nin, mà như Hồ Chí Minh nói, là nắm vững tinh thần chủ nghĩa Mác - Lênin,
nắm vững lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời
tiếp thu những tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại, tham khảo kinh nghiệm các nước,
vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam để đưa ra đường lối chính sách
đúng đắn cho cách mạng. Với tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo, Hồ Chí Minh đã nêu
lên một chuẩn mực cho mọi người cách mạng về sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác
- Lênin để giải quyết thành công vấn đề cách mạng Việt Nam cũng như cách mạng thế
giới đặt ra.
Tư tưởng và những chỉ dẫn quý báu của Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt
Nam, là đường hướng, phương châm khoa học, cách mạng, để Đảng và Nhân dân ta xây
dựng Đảng của mình trở thành Đảng cách mạng chân chính, vững mạnh, có năng lực lãnh
đạo, sức chiến đấu cao, đưa sự nghiệp cách mạng Việt Nam đi tới thành công. Trong xu
thế mới của đất nước và thời đại đặt ra cho vai trò lãnh đạo của Đảng những nhiệm vụ
mới. Đó là lãnh đạo nhân dân thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới, trong điều kiện
nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN. Đây vừa là điều kiện thuận lợi nhưng cũng đầy
khó khăn thách thức đối với sự lãnh đạo của Đảng. Hơn lúc nào hết, chúng ta phải vận
dụng sáng tạo và giữ vững những nguyên tắc trong tư tưởng của Người về xây dựng Đảng
Cộng sản Việt Nam.
1.2. Tính tất yếu và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
1.2.1. Tính tất yếu
Hồ Chí Minh là người trung thành với học thuyết Mác - Lênin, trong đó có lý luận
của VI.Lênin về đảng kiểu mới của giai cấp vô sản, đồng thời vận dụng sáng tạo và phát
triển lý luận đó vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Trên thế giới, nói chung, sự ra đời của
một đảng cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào
công nhân. Còn đối với Việt Nam, Hồ Chí Minh cho rằng: Sự ra đời của Đảng Cộng sản
Việt Nam là kết quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và

3
Hồ Chí Minh, Về xây dựng Đảng, NXB Sự thật, Hà Nội, 1980, tr.20.
4
phong trào yêu nước. Như vậy, so với học thuyết Mác - Lênin thì Hồ Chí Minh đưa thêm
vào yếu tố phong trào yêu nước.
Quan điểm của Hồ Chí Minh trên đây là hoàn toàn phù hợp với xã hội thuộc địa
và phong kiến như Việt Nam, khi mọi giai cấp, tầng lớp, trừ tư sản mại bản và đại địa
chủ, còn đều có mâu thuẫn dân tộc. Đó là mâu thuẫn cơ bản giữa toàn thể nhân dân Việt
Nam với các thế lực đế quốc và tay sai. Trong thực tế, những phong trào đấu tranh của
công nhân đã kết hợp được rất nhuần nhuyễn với phong trào yêu nước. Một số người Việt
Nam yêu nước lúc đầu đi theo xu hướng dân chủ tư sản, nhưng qua thực tế được sự tác
động của chủ nghĩa Mác - Lênin, đã dần dần tiến theo xu hướng cộng sản, rõ nhất là từ
năm 1925 trở đi. Hàng loạt tổ chức yêu nước ra đời, trong đó nổi rõ nhất là tổ chức Hội
Việt Nam Cách mệnh Thanh niên do Hồ Chí Minh lập ra. Đấu tranh giai cấp quyện chặt
với đấu tranh dân tộc. Thật khó mà tách bạch mục tiêu cơ bản giữa các phong trào đó, tuy
lực lượng, phương thức, khẩu hiệu đấu tranh có khác nhau, nhưng mục tiêu chung là:
Giành độc lập, tự do cho dân tộc.
Trong tác phẩm Đường cách mệnh (năm 1927), Hồ Chí Minh khẳng định: Cách
mạng trước hết phải có “Đảng cách mệnh , để trong thì vận động và tổ chức dân chúng,
ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp ở mọi nơi. Đảng có vững, cách
mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”4.
Đầu thế kỷ XX, trước thách đố lịch sử đặt ra là giải phóng dân tộc gắn liền với giải
phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người, nhiều lực lượng, tổ chức đã đứng
lên cứu nước, giải phóng dân tộc nhưng cuối cùng đều thất bại. Thất bại đó đặt ra nhu cầu
tất yếu phải có một chính đảng đủ năng lực hoạch định đường lối và phương pháp cách
mạng đúng đắn, sáng tạo, có khả năng và uy tín tập hợp lực lượng dân tộc và đoàn kết
quốc tế, thì mới gánh vác được trọng trách lãnh đạo cách mạng. Đảng Cộng sản Việt Nam
ra đời ngày 3-2-1930 đã đáp ứng trúng nhu cầu lịch sử, khắc phục được những sai lầm,
thiếu sót của các phong trào yêu nước trước đó. Đảng Cộng sản Việt Nam bước lên vũ đài
chính trị, nắm lấy sứ mệnh lãnh đạo dân tộc, lôi cuốn không ít nhà yêu nước tiến bộ từ bỏ
lập trường giai cấp của mình và tự nguyện chuyển sang lập trường giai cấp công nhân,
phấn đấu đứng vào hàng ngũ của Đảng sau khi được giáo dục, giác ngộ lý tưởng cách
mạng của Đảng. Các lực lượng chính trị khác hoặc thổi chi, hoặc thoái hóa, thậm chí đi

4
Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd t. 2, tr.289.
5
ngược lại lợi ích quốc gia - dân tộc, thỏa hiệp và đầu hàng thực dân đế quốc, không những
mất dần uy tín chính trị, mà còn bị nhân dân xa lánh; chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam là
lực lượng chính trị duy nhất đủ năng lực và phẩm chất đề lãnh đạo, được nhân dân tuyệt
đối tin tưởng và đi theo làm cách mạng tự giải phóng. Từ khi ra đời đến nay, năng lực
lãnh đạo và uy tín của Đảng đã được khẳng định trong suốt tiến trình cách mạng. Sự ra
đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và vai trò lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân
tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là tất yếu khách quan, đáp ứng yêu cầu
lịch sử của cách mạng. Thực tiễn đã khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố
quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
1.2.2. Vai trò
Khẳng định Đảng Cộng sản “như người cầm lái” cho con thuyền là quan điểm
nhất quán của Hồ Chí Minh về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong suốt
cả quá trình cách mạng, cả trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cả trong cách
mạng xã hội chủ nghĩa. Như vậy, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một tất
yếu, vai trò lãnh đạo của Đảng cũng là một tất yếu – điều đó xuất phát từ yêu cầu phát
triển của dân tộc Việt Nam. Thực tế quá trình cách mạng Việt Nam vận dụng và phát triển
tư tưởng Hồ Chí Minh đã nói lên rằng, sự bảo đảm, phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam trong suốt tiến trình phát triển của đất nước theo mục tiêu chủ nghĩa
xã hội là một nguyên tắc vận hành của xã hội Việt Nam từ khi có Đảng. Đảng Cộng sản
Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội với vai trò, vị trí là một đảng duy nhất cầm quyền,
hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu
trách nhiệm trước nhân dân về quyết định của mình.
Vai trò lãnh đạo của Đảng đã được hiến định tại Điều 4 Hiến pháp năm 1992:
“Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu
trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo
chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã
hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Thông
qua việc ghi nhận và khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong Hiến pháp năm 1992, uy
tín của Đảng được nâng cao không chỉ với nhân dân trong nước mà cả đối với bạn bè
quốc tế, không chỉ với các đảng cộng sản anh em, mà cả với các chính đảng khác của các
nước trên thế giới. Đó là sự thật hiển nhiên không thể phủ nhận, xuyên tạc, bác bỏ.

6
1.3. Đảng phải trong sạch, vững mạnh
1.3.1. Đảng là đạo đức, là văn minh
Trong bài nói tại Lễ Kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Đảng (năm 1960), Hồ Chi
Minh cho rằng: “Đảng ta là đạo đức, là văn minh” . Hồ Chí Minh coi đạo đức cách mạng
là gốc, là nền tảng của người cách mạng. Theo Hồ Chí Minh, đạo đức của Đảng thể hiện
trên những điểm sau đây:
- Mục đích hoạt động của Đảng là lãnh đạo đấu tranh giải phóng dân tộc, giải
phóng xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Đó là sự nghiệp cách mạng theo
chủ nghĩa Mác - Lênin, làm cho dân tộc được độc lập, nhân dân có cuộc sống ấm no, tự
do, hạnh phúc thực sự, đoàn kết hữu nghị với các dân tộc trên thế giới.
- Cương lĩnh, đường lối, chủ trương và mọi hoạt động thực tiễn của Đảng đều phải
nhằm mục đích đó. Đảng phải luôn luôn trung thành với lợi ích toàn dân tộc vì Đảng
không có mục đích riêng; sự ra đời và phát triển của Đảng đều vì mục đích làm cho đất
nước hùng cường đi lên chủ nghĩa xã hội, đưa lại quyền lợi cho dân.
- Đội ngũ đảng viên phải luôn luôn thấm nhuần đạo đức cách mạng, ra sức tu
dưỡng, rèn luyện, suốt đời phấn đấu cho lợi ích của dân, của nước. Do vậy, một trong
những biểu hiện rõ nhất của Hồ Chí Minh về rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam để cho
Đảng trở thành Đảng của đạo đức, của văn minh là Người “rèn” đạo đức cán bộ, đảng
viên. Hồ Chí Minh nhấn mạnh, đảng viên càng phải là những người có lòng nhân ái, “phải
có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”; trung với Đảng, trung với nước, hiếu với dân; có
bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính và luôn luôn chỉ công vô tư; có tinh thần quốc tế trong
sáng. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Đảng “là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động, nghĩa là những người thợ thuyền, dân cày và lao động trí óc kiên quyết nhất, hăng
hái nhất, trong sạch nhất, tận tâm tận lực phụng sự Tổ quốc và nhân dân. Những người
mà:
“ Giàu sang không thể quyến rũ
Nghèo khó không thể chuyển lay,
Uy lực không thể khuất phục” .
Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo
đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật
trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân

7
dân”; rằng, Đảng phải “sẵn sàng vui vẻ làm trâu ngựa, làm tôi tớ trung thành của nhân
dân”. Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam thành một Đảng có đạo đức cách mạng, về ý
nghĩa cơ bản mà xét, cũng tức là xây dựng Đảng để Đảng trở thành một Đảng văn minh,
hoặc Hồ Chí Minh hay gọi đó là “một Đảng cách mạng chân chính”. Điều này thể hiện ở
những nội dung chủ yếu sau đây:
- Đảng văn minh là một Đảng tiêu biểu cho lương tâm, trí tuệ và danh dự của dân
tộc.
- Đảng ra đời là một tất yếu, phù hợp với quy luật phát triển văn minh tiến bộ của
dân tộc và của nhân loại. Mọi hoạt động của Đảng đều xuất phát từ yêu cầu phát triển của
dân tộc, lấy lợi ích tối cao của dân tộc làm trọng, mọi lợi ích giai cấp đều phải đặt dưới sự
phát triển của dân tộc; mọi hoạt động của Đảng đều phải phù hợp với quy luật vận động
của xã hội Việt Nam.
- Đảng phải luôn luôn trong sạch, vững mạnh, làm tròn sứ mệnh lịch sử do nhân
dân, dân tộc giao phó là lãnh đạo giành độc lập cho Tổ quốc và đưa lại tự do, ấm no, hạnh
phúc cho nhân dân. Trong giai đoạn Đảng cầm quyền, Hồ Chí Minh càng chú trọng hơn
việc phòng và chống các tiêu cực trong Đảng.
- Xây dựng Đảng văn minh còn thể hiện trong giai đoạn cầm quyền, Đảng hoạt
động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, Đảng không phải là tổ chức đứng trên dân
tộc.
- Đảng văn minh còn là ở chỗ đội ngũ đảng viên, từ những đảng viên giữ chức vụ
lãnh đạo, quản lý trong bộ máy Đảng, Nhà nước, các đoàn thể quần chúng, nhất là những
đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý chủ chốt, cho đến đảng viên không giữ chức vụ lãnh
đạo, quản lý phải là những chiến sĩ tiên phong, gương mẫu trong công tác và cuộc sống
hằng ngày.
- Đảng văn minh phải là Đảng có quan hệ quốc tế trong sáng, hoạt động không
những vì lợi ích dân tộc Việt Nam mà còn vì độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ của các quốc gia khác; vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển của các dân
tộc trên thế giới. Nếu Đảng không đạo đức, văn minh thì Đảng sẽ bị mất quyền lãnh đạo
và khi đó Đảng chứng tỏ là một tổ chức không trong sạch, vững mạnh, đội ngũ cán bộ,
đảng viên thoái hoá, biến chất. Đến mức như thế và đến lúc như thế thì mọi thành quả của
cách mạng Việt Nam sẽ bị tiêu tan đúng như cái lôgíc tất yếu mà Hồ Chi Minh đã cảnh

8
báo: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn
lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu
lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”. Như vậy, xây dựng Đảng
để cho Đảng xứng đáng là Đảng đạo đức, văn minh là một nội dung đặc sắc trong tư
tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam, là bước phát triển sáng tạo của Người
so với lý luận của V.I.Lênin về đảng kiểu mới của giai cấp vô sản.
1.3.2. Những vấn đề nguyên tắc trong hoạt động của Đảng
Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành
động. Trong tác phẩm Đường cách mệnh (năm 1927), Hồ Chí Minh khẳng định: “Đảng
muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo
chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không
có bàn chỉ nam. Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính
nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”. Hồ Chí Minh luôn luôn nhấn
mạnh phải trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin nhưng đồng thời phải luôn luôn sáng
tạo, vận dụng cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, từng lúc, từng nơi, không được phép
giáo điều.
- Tập trung dân chủ.
Hồ Chí Minh đưa ra luận đề liên quan mật thiết với nhau: Tập trung trên nền tảng
dân chủ, dân chủ phải đi đến tập trung. Như vậy, hàm lượng dân chủ càng cao, càng đậm
đặc bao nhiêu trong hoạt động của Đảng thì tập trung trong Đảng càng đúng đắn bấy
nhiêu. Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng, phải làm cho tất cả mọi đảng viên bày tỏ hết ý kiến
của mình ở trong Đảng, tức là khơi dậy tinh thần trách nhiệm và tính tích cực chủ động
của tất cả đảng viên. Khi đã thảo luận, bày tỏ ý kiến rồi thì đi đến tập trung, tức là đề cập
ý chí thống nhất, hành động thống nhất, như thế mới có sức mạnh. Và, nói như Hồ Chí
Minh, lúc ấy quyền tự do của đảng viên trở thành quyền phục tùng chân lý, mà chân lý là
những điều có lợi cho dân, cho nước. Điều kiện tiên quyết khi thực hiện nguyên tắc này là
tổ chức Đảng phải trong sạch, vững mạnh. Đối với tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, có
lúc Hồ Chí Minh coi tập thể lãnh đạo là dân chủ, cá nhân phụ trách là tập trung. Để nhấn
mạnh tính chất này, Hồ Chí Minh lưu ý hai điều cần tránh trong hoạt động của Đảng:
+ Độc đoán, chuyên quyền, coi thường tập thể;

9
+ Dựa dẫm tập thể , không dám quyết đoán. Hai vế tập thể lãnh đạo, cả nhân phụ
trách phải luôn luôn đi đôi với nhau.
- Tự phê bình và phê bình.
Hồ Chí Minh coi tự phê bình và phê bình là việc làm thường xuyên, “như mỗi
ngày phải rửa mặt”. Người viết trong Di chúc: “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi,
thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố sự
đoàn kết và thống nhất trong Đảng”. Người cho rằng, tự phê bình và phê bình là “thang
thuốc” tốt nhất để làm cho phần tốt trong mỗi tổ chức và mỗi con người nẩy nở như hoa
mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi; tự phê bình và phê bình phải trung thực, kiên quyết,
đúng người, đúng việc, phải có văn hóa ... Trong Đảng, “phải có tình đồng chí thương yêu
lẫn nhau”.
- Kỷ luật nghiêm minh, tự giác.
Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đảng tổ chức rất nghiêm, khác với các đảng phải khác
và các hội quần chúng. Trong Đảng chỉ kết nạp những phần tử hăng hái nhất, cách mạng
nhất. Đảng có những điều kiện kỷ luật bắt buộc mỗi đảng viên phải theo. Không có kỷ
luật sắt không có Đảng. Đã vào Đảng thì phải theo tư tưởng của Đảng. Đảng đã chỉ thị
nghị quyết là phải làm. Không làm thì đuổi ra khỏi Đảng”. Sức mạnh của một dảng cộng
sản bắt nguồn từ kỷ luật, muốn người như một, cùng một ý chí và hành động. Hồ Chí
Minh cho rằng, Đảng ta tuy đông người, nhưng khi tiến đánh chỉ như một người. Điều đó
là nhờ trong Đảng có kỷ luật. Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng: “Đảng phải giữ kỷ luật rất
nghiêm từ trên xuống dưới. Kỷ luật này là tư tưởng phải nhất trí, hành động phải nhất trí”.
Kỷ luật của Đảng là kỷ luật tự giác, “do lòng tự giác của đảng viên về nhiệm vụ của họ
đối với Đảng”; khi đã tự giác thì kỷ luật của Đảng mới nghiêm và mới bền lâu, thực sự
tạo sức mạnh cho Đảng.
- Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn.
Quyền lực của Đảng là do giai cấp công nhân , nhân dân lao động và toàn dân tộc
giao phó. Đảng phải không ngừng tự chỉnh đốn bản thân mình. Hồ Chí Minh cho rằng,
Đảng không có mục đích tự thân, Đảng không phải là tổ chức để làm quan phát tài mà
Đảng từ trong xã hội mà ra, hoạt động vì Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng.
Thường xuyên tự chỉnh đốn, do đó, trở thành một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong xây
dựng Đảng. Điều này càng đặc biệt quan trọng hơn khi Đảng đứng trước những thử thách

10
lớn trong quá trình hoạt động, chẳng hạn, Hồ Chí Minh nêu ý kiến rằn, ngay sau khi cuộc
chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam hoàn toàn thắng lợi, “việc cần phải làm
trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra
sức làm tròn nhiệm vụ đảng giao phó cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân. Làm
được như vậy, thì dù công việc to lớn mấy, khó khăn mấy chúng ta cũng nhất định thắng
lợi”. Khi viết về tư cách của đảng chân chính cách mạng trong tác phẩm Sửa đổi lối làm
việc, Hồ Chí Minh nêu lên 12 điều, trong đó có điều 9: “Đảng phải chọn lựa những người
rất trung thành và rất hăng hái” và điều số 10: “Đảng phải luôn luôn tẩy bỏ những phần tử
hủ hóa ra ngoài”. Nếu thực hiện được như thế, Đảng sẽ luôn luôn lớn mạnh cả về số
lượng và chất lượng.
- Đoàn kết, thống nhất trong Đảng.
Đoàn kết trong Đảng là điều kiện để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
đoàn kết, thống nhất trong Đảng trước hết là trong cấp uỷ, trong những cán bộ lãnh đạo
chủ chốt; đoàn kết trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, trên cơ sở cương lĩnh, đường lối,
quan điểm, nghị quyết của Đảng. Trong Di chúc, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Nhờ đoàn
kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho
nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức lãnh đạo nhân dân ta hăng hái
đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ
quý báu của Đảng và của dân tộc ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải
giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con người của mắt mình”.
- Đảng phải liên hệ mật thiết với nhân dân.
Đảng Cộng sản Việt Nam là một bộ phận của toàn thể dân tộc Việt Nam. Vấn đề
mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản – Giai cấp công nhân – Nhân dân Việt Nam là mối quan
hệ khăng khít, máu thịt. Mỗi một thành tố đều có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng tất cả
những thành tố đó cũng như sự hoạt động, sự tương tác của chúng đều có tính hướng
đích: Độc lập dân tộc và với chủ nghĩa xã hội, là xây dựng một nước Việt Nam dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo ham muốn tột bậc của Hồ Chí Minh là ai
cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành, cũng như theo mong muốn cuối cùng của
Hồ Chí Minh đã ghi trong Di chúc: Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất,
độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.
Đảng Cộng sản Việt Nam “không phải trên trời sa xuống . Nó ở trong xã hội mà ra”;

11
“Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải
phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng” 5; “ngoài lợi ích của
dân tộc, của Tổ quốc, thì Đảng không có lợi ích gì khác”; “Đảng ta là một đảng cách
mạng, một đảng vì dân, vì nước”. Ngay từ năm 1945, khi nước nhà vừa mới giành được
độc lập, Hồ Chí Minh nêu lên một quan điểm: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng
hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Người còn nói rõ thêm: “Chúng
ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không
làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”.
Trong một bài nói chuyện ngày 10-5-1950, Hồ Chí Minh nói: “Đảng không phải
làm quan, sai khiến quần chúng, mà phải làm đầy tớ cho quần chúng và phải làm cho ra
trò, nếu không, quần chúng sẽ đá đít”. Từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX, Người viết:
“Tiếng dân chính là truyền lại ý trời”. Ngay cả chức Chủ tịch nước của mình, Hồ Chí
Minh cũng nói là “vì đồng bào ủy thác thì tôi phải gắng sức làm, cũng như một người lính
vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận. Bao giờ đồng bào cho tôi lui, thì tôi rất
vui lòng lui”. Hồ Chí Minh đã nhiều lần phê bình những cán bộ, đảng viên “vác mặt quan
cách mạng” xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân. Hồ Chí Minh ý thức được rằng,
Đảng Cộng sản Việt Nam nhất thiết phải là hiện thân của văn hóa dân tộc vì Đảng là đội
tiên phong không những của giai cấp công nhân mà còn là đội tiên phong của nhân dân
lao động và của dân tộc. Đảng viên không được cứ ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau; không
phải cứ dán lên trán hai chữ “cộng sản” là dân tin, dân yêu, dân kính, dân phục, mà phải
trong công tác hằng ngày cố gắng học dân, làm cho dân tin, tức là coi trọng chữ TÍN - dân
tin Đảng và Đảng tin dân. Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng, cách xa dân chúng, không liên
hệ chặt chẽ với dân chúng, cũng như lơ lửng giữa trời, nhất định sẽ thất bại. Mất lòng tin
là mất tất cả. Hướng vào việc phục vụ dân - đó chính là yêu cầu của Hồ Chí Minh đối với
Đảng. Đồng thời, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, Đảng “học hỏi quần chúng nhưng
không theo duôi quần chúng”, phải chú ý nâng cao dân chúng.
- Đoàn kết quốc tế.
Đảng phải chú trọng giữ vững và tăng cường mối quan hệ quốc tế trong sáng.
Điều này xuất phát từ tính chất quốc tế của giai cấp công nhân mà C.Mác, Ph.Ăngghen,
V.I.Lênin đã nhiều lần đề cập. Đối với nguyên tắc này, Hồ Chí Minh coi cách mạng Việt

5
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.289.
12
Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới và trong Di chúc, Người mong
Đảng “sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa
các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý
có tình”.
1.3.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên
Hồ Chí Minh lưu ý phải xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên vừa có đức vừa có
tài, trong sạch, vững mạnh. Người đề cập những yêu cầu chủ yếu sau đây đối với đội ngũ
cán bộ, đảng viên:
- Tuyệt đối trung thành với Đảng. Cán bộ, đảng viên phải tuyệt đối trung thành với
Đảng, suốt đời phấn đấu cho lợi ích của cách mạng, vì mục tiêu lý tưởng của Đảng, những
người “đặt lợi ích của Đảng lên trên hết, lên trước hết, vì lợi ích của Đảng tức là lợi ích
của dân tộc, của Tổ quốc. Vô luận lúc nào, vô luận việc gì, đảng viên và cán bộ phải đặt
lợi ích của Đảng ra trước, lợi ích của cá nhân lại sau ... Nếu gặp khi lợi ích chung của
Đảng mâu thuẫn với lợi ích riêng của cá nhân, thì phải kiên quyết hy sinh lợi ích của cá
nhân cho lợi ích của Đảng. Khi cần đến tính mệnh của mình cũng phải vui lòng hy sinh
cho Đảng”.
- Phải là những người nghiêm chỉnh thực hiện cương lĩnh, đường lối, quan điểm,
chủ trương, nghị quyết của Đảng và các nguyên tắc xây dựng Đảng.
- Luôn luôn tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi đạo đức cách mạng.
- Phải luôn luôn học tập nâng cao trình độ về mọi mặt.
- Có mối liên hệ mật thiết với nhân dân. Phải làm đầy tớ thật trung thành cho nhân
dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; tiên phong, gương mẫu, chịu khổ
trước nhân dân và vui sau nhân dân, “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”.
- Luôn luôn chịu trách nhiệm, năng động, sáng tạo. Không bao giờ thụ động,
không bao giờ lười biếng mà phải là những người “thắng không kiêu bại không nản”, luôn
luôn có tinh thần sáng tạo, hăng hái, nếu cao trách nhiệm, dám chịu trách nhiệm trước
Đảng, trước nhân dân.
- Là những người luôn luôn phòng và chống các tiêu cực. Trong việc phòng và
chống các tiêu cực, phải đặc biệt phòng và chống tham ô, lãng phí, quan liêu mà Hồ Chí
Minh cho đó là giặc nội xâm, là những kẻ địch bên trong, “mỗi kẻ địch bên trong là một

13
bạn đồng minh của kẻ địch bên ngoài. Địch bên ngoài không đáng sợ. Địch bên trong
đáng sợ hơn, vì nó phá hoại từ trong phá ra”.
Hồ Chí Minh là người chỉ ra rất sớm, nêu rõ những tiêu cực của cán bộ, đảng viên
và chỉ rõ những giải pháp khắc phục. Có thể đề cập sự thoái hoá, biến chất của cán bộ,
đảng viên trên nhiều mặt: về tư tưởng chính trị, về đạo đức, lối sống, v.v. Nhưng điều
thường thấy nhất và trực tiếp nhất là Hồ Chí Minh đề cập là về đạo đức, lối sống, về tinh
thần trách nhiệm trong công việc. Hồ Chí Minh nghiêm khắc chỉ rõ: “Chúng ta không sợ
sai lầm, nhưng đã nhận biết sai lầm thì phải ra sức sửa chữa. Vậy nên, ai không phạm
những lầm lỗi ... thì nên chú ý tránh đi, và gắng sức cho thêm tiến bộ. Ai đã phạm những
lầm lỗi ... thì phải hết sức sửa chữa ... Chúng ta phải ghi sâu những chữ “công bình , chính
trực” vào lòng”. Hồ Chí Minh còn cho rằng, một đảng giấu giếm khuyết điểm của mình là
một đảng hỏng, “Đảng không che giấu những khuyết điểm của mình, không sợ phê bình.
Đảng phải nhận khuyết điểm của mình mà tự sửa chữa, để tiến bộ, và để dạy bảo cán bộ
và đảng viên”. Trong các quan điểm của Hồ Chí Minh, có những vế xử lý các mối quan
hệ với những đức tính: nghiêm khắc và độ lượng; kỷ luật và khoan hòa; phòng đi trước và
đi liền với chống; xử lý ba mối quan hệ đối với người, đối với việc và đối với mình đều
trên cơ sở vừa có lý vừa có tình; có tấm lòng bao dung đi liền với xử lý một cách đúng
người, đúng kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước, bất kể người đó là ai, đảng viên
thường hay là đảng viên là cán bộ giữ những chức vụ nào trong bộ máy của Đảng, Nhà
nước cũng như trong bộ máy của hệ thống chính trị nói chung. Ở bài báo trong những
tháng cuối cùng của cuộc đời Hồ Chí Minh là bài “Nâng cao đạo đức cách mạng , quét
sạch chủ nghĩa cả nhân” (đăng báo Nhân Dân, số 5409, ngày 3-2-1969), Người vẫn dành
nhiều ý về vấn đề tư cách, đạo đức, chống sự suy thoái trong cán bộ, đảng viên.
Sau khi nêu lên ưu điểm của đảng viên, Hồ Chí Minh chỉ ra” còn một số ít cán bộ,
đảng viên mà đạo đức, phẩm chất còn thấp kém”. Những người này mang nặng chủ nghĩa
cá nhân, việc gì cũng nghĩ đến lợi ích riêng của mình trước hết; ngại gian khổ, sa vào
tham ô, hủ hoá, lãng phí, xa hoa; tham danh, trục lợ, thích địa vị, quyền hành; coi thường
tập thể, xem khinh quần chúng; độc đoán, chuyên quyền; mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh;
không chịu học tập để tiến bộ; mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức, kỷ luật; kém tinh thần
trách nhiệm; không chấp hành đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

14
Trong Di chúc, Hồ Chí Minh viết: “Mỗi dảng viên và cán bộ phải thật sự thấm
nhuẩn đạo đức cách mạn, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, Phải giữ gìn Đảng
ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của
nhân dân...Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung
phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đàng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức
cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa
“hồng” vừa chuyên”. Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng công tác cán bộ, vì Người cho rằng:
“Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân
chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho
Chính phù hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng”; cán bộ là gốc của mọi công việc, “muốn
việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Trong công tác cán bộ, Hồ
Chí Minh yêu cầu: Phải hiểu và đánh giá đúng cán bộ; phải chú trọng huấn luyện cản bộ,
huấn luyện một cách thiết thực, có hiệu quả; phải đề bạt đúng cán bộ; phải sắp xếp, sử
dụng cán bộ cho đúng; phải kết hợp “cán bộ cấp trên phái đến và cán bộ địa phương; phải
chống bệnh địa phương cục bộ; phải kết hợp cán bộ trẻ với cán bộ cũ; phải phòng và
chống các tiêu cực trong công tác cán bộ; phải thường xuyên kiểm tra, giúp đỡ cán bộ.

15
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG
SẢN VIỆT NAM ĐỂ PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ PHÒNG VÀ CHỐNG CÁC TIÊU CỰC
TRONG ĐẢNG HIỆN NAY
2.1. Thực trạng tiêu cực trong Đảng hiện nay
2.1.1. Khái niệm tiêu cực trong Đảng
Theo từ điển tiếng Việt, tiêu cực nói thái độ thụ động, tránh đấu tranh, không có
tác dụng xây dựng, trái với tích cực là mặt tiêu cực của vấn đề, có tác dụng phủ định, làm
trở ngại sự phát triển, không lành mạnh – những hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Còn
tiêu cực trong cán bộ, đảng viên có nguồn gốc sâu xa từ chủ nghĩa cá nhân, là con đẻ của
chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân sinh ra những thói hư, tật xấu, khuyết điểm, những
nhận thức, hành vi hành vi không lành mạnh, có tác dụng xấu của cán bộ, đảng viên, gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích, uy tín của Đảng, có hại cho nhân dân, cản trở quá
trình phát triển của xã hội. Tiêu cực là bệnh, là con sâu ăn mòn đạo đức người cán bộ,
Đảng viên, “ngán đường” xây dựng, phát triển đất nước theo mục tiêu chủ nghĩa xã hội
của Đảng. Bác Hồ từng phê phán, nhấn mạnh: “Chủ nghĩa cá nhân là như một thứ vi trùng
rất độc, do nó mà sinh ra các thứ bệnh nguy hiểm”. Cụ thể là các bệnh tham lam, lười
biếng, kiêu ngạo, hiếu danh, thiếu kỉ luật, óc hẹp hòi, óc địa phương, óc lãnh tụ và những
bệnh khác.
2.1.2. Biểu hiện tiêu cực trong Đảng
Ngày 30 tháng 10 năm 2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Nghị
quyết số 04-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII.
Nội dung Nghị quyết về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển

16
hóa” trong nội bộ. Trung ương chỉ rõ 27 biểu hiện suy thoái thuộc 3 nhóm tư tưởng: chính
trị, đạo đức - lối sống, và những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ.
9 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị
1) Phai nhạt lý tưởng cách mạng; dao động, giảm sút niềm tin vào mục tiêu độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hoài nghi, thiếu tin tưởng vào chủ nghĩa Marx - Lenin, tư
tưởng Hồ Chí Minh.
2) Xa rời tôn chỉ, mục đích của Đảng; không kiên định con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội; phụ hoạ theo những nhận thức lệch lạc, quan điểm sai trái.
3) Nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận
chính trị; lười học tập chủ nghĩa Marx - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương,
đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
4) Không chấp hành nghiêm các nguyên tắc tổ chức của Đảng; sa sút ý chí phấn
đấu, không gương mẫu trong công tác; né tránh trách nhiệm, thiếu trách nhiệm, trung bình
chủ nghĩa, làm việc qua loa, đại khái, kém hiệu quả; không còn ý thức hết lòng vì nước, vì
dân, không làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao.
5) Trong tự phê bình còn giấu giếm, không dám nhận khuyết điểm; khi có khuyết
điểm thì thiếu thành khẩn, không tự giác nhận kỷ luật. Trong phê bình thì nể nang, né
tránh, ngại va chạm, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; lợi dụng phê bình
để nịnh bợ, lấy lòng nhau hoặc vu khống, bôi nhọ, chỉ trích, phê phán người khác với
động cơ cá nhân không trong sáng.
6) Nói và viết không đúng với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước. Nói không đi đôi với làm; hứa nhiều làm ít; nói một đằng, làm một
nẻo; nói trong hội nghị khác, nói ngoài hội nghị khác; nói và làm không nhất quán giữa
khi đương chức với lúc về nghỉ hưu.
7) Duy ý chí, áp đặt, bảo thủ, chỉ làm theo ý mình; không chịu học tập, lắng nghe,
tiếp thu ý kiến hợp lý của người khác.
8) Tham vọng chức quyền, không chấp hành sự phân công của tổ chức; kén chọn
chức danh, vị trí công tác; chọn nơi có nhiều lợi ích, chọn việc dễ, bỏ việc khó; không sẵn
sàng nhận nhiệm vụ ở nơi xa, nơi có khó khăn. Thậm chí còn tìm mọi cách để vận động,
tác động, tranh thủ phiếu bầu, phiếu tín nhiệm cho cá nhân một cách không lành mạnh.

17
9) Vướng vào "tư duy nhiệm kỳ", chỉ tập trung giải quyết những vấn đề ngắn hạn
trước mắt, có lợi cho mình; tranh thủ bổ nhiệm người thân, người quen, người nhà dù
không đủ tiêu chuẩn, điều kiện giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc bố trí, sắp xếp vào vị
trí có nhiều lợi ích.
9 biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống
1) Cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén cá
nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể; ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, không
muốn người khác hơn mình.
2) Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, gây mất đoàn kết nội bộ; đoàn kết xuôi
chiều, dân chủ hình thức; cục bộ, bè phái, kèn cựa địa vị, tranh chức, tranh quyền; độc
đoán, gia trưởng, thiếu dân chủ trong chỉ đạo, điều hành.
3) Kê khai tài sản, thu nhập không trung thực.
4) Mắc bệnh "thành tích", háo danh, phô trương, che dấu khuyết điểm, thổi phồng
thành tích, "đánh bóng" tên tuổi; thích được đề cao, ca ngợi; "chạy thành tích", "chạy
khen thưởng", "chạy danh hiệu".
5) Quan liêu, xa rời quần chúng, không sâu sát cơ sở, thiếu kiểm tra, đôn đốc,
không nắm chắc tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị mình; thờ ơ, vô cảm, thiếu trách
nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân.
6) Quyết định hoặc tổ chức thực hiện gây lãng phí, thất thoát tài chính, tài sản,
ngân sách nhà nước, đất đai, tài nguyên...; đầu tư công tràn lan, hiệu quả thấp hoặc không
hiệu quả; mua sắm, sử dụng tài sản công vượt quy định; chi tiêu công quỹ tuỳ tiện, vô
nguyên tắc. Sử dụng lãng phí nguồn nhân lực, phí phạm thời gian lao động.
7) Tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấu kết với doanh nghiệp,
với đối tượng khác để trục lợi. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung
túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực.
8) Thao túng trong công tác cán bộ; chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy luân
chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội... Sử dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá
nhân hoặc để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi.
9) Đánh bạc, rượu chè bê tha, mê tín dị đoan, ủng hộ hoặc tham gia các tổ chức
tôn giáo bất hợp pháp. Sa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm thuần phong, mỹ tục, truyền
thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, chuẩn mực đạo đức gia đình và xã hội.

18
9 biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ
1) Phản bác, phủ nhận chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các
nguyên tắc tổ chức của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; đòi thực hiện "đa
nguyên, đa đảng".
2) Phản bác, phủ nhận nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa; đòi thực hiện thể chế "tam quyền phân lập", phát triển "xã hội dân sự". Phủ
nhận nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chế độ sở hữu toàn dân về đất
đai.
3) Nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước. Hạ thấp, phủ nhận những thành quả cách mạng; thổi phồng khuyết
điểm của Đảng, Nhà nước. Xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh
đạo Đảng, Nhà nước.
4) Kích động tư tưởng bất mãn, bất đồng chính kiến, chống đối trong nội bộ. Lợi
dụng và sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thông, mạng xã hội để nói xấu, bôi
nhọ, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng, gây chia rẽ nội bộ, nghi ngờ trong cán bộ,
đảng viên và nhân dân.
5) Phủ nhận vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực
lượng vũ trang; đòi "phi chính trị hoá" quân đội và công an; xuyên tạc đường lối quốc
phòng toàn dân và an ninh nhân dân; chia rẽ quân đội với công an; chia rẽ nhân dân với
quân đội và công an.
6) Móc nối, cấu kết với các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội, bất
mãn chính trị để truyền bá tư tưởng, quan điểm đối lập; vận động, tổ chức, tập hợp lực
lượng để chống phá Đảng và Nhà nước.
7) Đưa thông tin sai lệch, xuyên tạc đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và
Nhà nước; thông tin phiến diện, một chiều về tình hình quốc tế, gây bất lợi trong quan hệ
giữa Việt Nam với các nước.
8) Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, văn học-nghệ thuật. Tác
động, lôi kéo, lái dư luận xã hội không theo đường lối của Đảng; cổ suý cho quan điểm,
tư tưởng dân chủ cực đoan; thổi phồng mặt trái của xã hội. Sáng tác, quảng bá những tác
phẩm văn hoá, nghệ thuật lệch lạc, bóp méo lịch sử, hạ thấp uy tín của Đảng.

19
9) Có tư tưởng dân tộc hẹp hòi, tôn giáo cực đoan. Lợi dụng vấn đề "dân chủ",
"nhân quyền", dân tộc, tôn giáo để gây chia rẽ nội bộ, gây chia rẽ giữa các dân tộc, giữa
các tôn giáo, giữa dân tộc và tôn giáo, giữa các dân tộc, tôn giáo với Đảng và Nhà nước.6
2.1.3. Công tác phòng, chống và các hành vi tiêu cực trong Đảng hiện nay
* Các hành vi tiêu cực trong Đảng
Các cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức được coi là vấn đề “then chốt” của
nhiệm vụ “then chốt” là xây dựng Đảng. Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII (tháng 6/1997)
đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TW về “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Thực hiện nghị quyết đó, công tác cán bộ dần dần đi
vào nề nếp, quy trình công tác cán bộ ngày càng chặt chẽ nhưng tiếc rằng nhiều vấn đề
vẫn chưa được đẩy lùi. Trước thực trạng đó, sau Đại hội XII, Đảng đã ban hành một loạt
các quy định, nghị quyết về công tác cán bộ. Điều đó, một mặt, thể hiện quyết tâm chính
trị của Đảng về đổi mới công tác cán bộ, mặt khác, cũng phản ánh những “lỗ hổng”, hạn
chế, yếu kém trong công tác cán bộ.7
Nhà nước nổ lực đưa Việt Nam trở thành “điểm đến” ưu tiên của các nhà đầu tư
nước ngoài. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư đánh giá: Chính sách của Nhà nước Việt Nam
rất thông thoáng, thái độ của các nhà lãnh đạo Việt Nam rất nhiệt thành nhưng sự thờ
hoặc nhũng nhiễu, gây phiền hà của cán bộ cấp dưới khiến không ít nhà đầu tư nản lòng.
Như vậy, từ vĩ mô cho đến vi mô từ hiện tại cho đến tương lai, từ đối nội cho đến đối
ngoại… tất cả đều “gióng lên hồi chuông”: Phải đẩy lùi các căn bệnh trong công tác cán
bộ.8

6
Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phiên họp thứ 21 của Ban Chỉ đạo Trung ương
về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. (2022, January 21). Tạp chí Xây Dựng Đảng. Truy cập ngày
21/05/2022. Đường dẫn: http://www.xaydungdang.org.vn/Home/vankientulieu/2022/16376/Ket-luan-cua-
Tong-Bi-thu-Nguyen-Phu-Trong-tai-Phien-hop.aspx
Nghị quyết số 04/NQ-TW ngày 30/10/2016, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng
(khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến ... (2016, October 30). Tư liệu - Văn kiện. Truy cập ngày
24/05/2022. Đường dẫn: https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/hoi-nghi-bch-
trung-uong/khoa-xii/nghi-quyet-so-04nq-tw-ngay-30102016-hoi-nghi-lan-thu-tu-ban-chap-hanh-trung-
uong-dang-khoa-xii-ve-tang-cuong-xay-dung-chinh-550
7
Nguyễn Thị Minh Tuyết (Tháng 12 năm 2020). Những chỉ dẫn của Chủ Tịch Hồ Chí Minh về
nhận diện đấu tranh chống tiêu cực trong công tác cán bộ - Vận dụng trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện
nay. Tạp chí Cộng sản, 955, tr.32
8
Nguyễn Thị Minh Tuyết (Tháng 12 năm 2020). Những chỉ dẫn của Chủ Tịch Hồ Chí Minh về
nhận diện đấu tranh chống tiêu cực trong công tác cán bộ - Vận dụng trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện
nay. Tạp chí Cộng sản, 955, tr.32
20
Đầu tiên là căn bệnh “con ông cháu cha”, “địa phương chủ nghĩa”, “cánh hẩu”, …
Việc con cháu cán bộ được tuyển dụng vào cơ quan của “phụ huynh” được thực thi như
một chính sách “ưu tiên nội bộ” để động viên các cán bộ đương chức. Sau khi “ấm chỗ”,
các cá nhân ấy sẽ được đưa vào “bệ phóng” với một quy trình hết sức bài bản, đúng thủ
tục.9
Thứ hai là căn bệnh công thần, coi thường lớp trẻ vẫn còn tồn tại khá dai dẳng
trong công tác cán bộ. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Đảng rất quý, rất trọng các
đồng chí già, nhưng Đảng cũng rất cần nhiều cán bộ trẻ để làm những việc mà đảng viên
già không làm được”10. Chuyển giao thế hệ là việc làm mang tính quy luật, theo đó, bồi
dưỡng cán bộ kế cận luôn cần đến trách nhiệm của lãnh đạo tiền bối. Tuy nhiên, trên thực
tế, có không ít lãnh đạo vẫn xa cách, “ra oai” với cấp dưới, không đặt niềm tin vào lớp
trẻ.11
Tuy còn nhiều những tiêu cực khác nhưng có thể khẳng định: “Nổi cộm” nhất ở
nhiều nhiệm kỳ trước đây là căn bệnh chạy chức, chạy quyền với nhiều hình thức: Chạy
chức trước khi bầu, chạy quyền trước khi phân công công tác, chạy lợi trước khi phân bổ
ngân sách, đấu thầu, chạy chỗ trước khi bổ nhieemh, chạy tội trước khi điều tra, xét xử,…
Đây thực sự là hành vi tham nhũng quyền lực. Vì thặng tiến bằng con đường “ chạy” nên
họ phải thu hồi “vốn” bằng sự tham nhũng.12
 Các căn bệnh nêu trên dù có biểu hiện và mức độ phát tác khác nhau nhưng đều
xuất phát từ cái “gốc” là chủ nghĩa cá nhân, vị kỷ và đều dẫn đến hệ lụy: Chọn sai nhân
sự, làm tha hóa cán bộ, làm Đảng suy yếu, nhân dân suy giảm niềm tin, chế độ bất ổn, kẻ
thù có cơ hội lợi dụng chống phá… Lúc này, đầy lùi các căn bệnh trong công tác cán bộ là
một nhiệm vụ “sống – còn” .
* Công tác phòng, chống13
9
Nguyễn Thị Minh Tuyết (Tháng 12 năm 2020). Những chỉ dẫn của Chủ Tịch Hồ Chí Minh về
nhận diện đấu tranh chống tiêu cực trong công tác cán bộ - Vận dụng trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện
nay. Tạp chí Cộng sản, 955, tr.32
10
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sdd, t. 13, tr. 275
11
Nguyễn Thị Minh Tuyết (Tháng 12 năm 2020). Những chỉ dẫn của Chủ Tịch Hồ Chí Minh về
nhận diện đấu tranh chống tiêu cực trong công tác cán bộ - Vận dụng trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện
nay. Tạp chí Cộng sản, 955, tr.33
12
Nguyễn Thị Minh Tuyết (Tháng 12 năm 2020). Những chỉ dẫn của Chủ Tịch Hồ Chí Minh về
nhận diện đấu tranh chống tiêu cực trong công tác cán bộ - Vận dụng trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện
nay. Tạp chí Cộng sản, 955, tr.33
13
“Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phiên họp thứ 21 của Ban Chỉ đạo Trung ương
về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.” Tạp chí Xây Dựng Đảng, 21/01/2022,
http://www.xaydungdang.org.vn/Home/vankientulieu/2022/16376/Ket-luan-cua-Tong-Bi-thu-Nguyen-Phu-
21
Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác định nhiệm vụ trọng tâm đầu tiên trong
nhiệm kỳ là: “Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị toàn diện, trong sạch, vững mạnh. Đổi mới
phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống
chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả. Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng,
chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, “lợi ích nhóm”, những biểu hiện “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.14
Để khắc phục sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cần một hệ thống
các giải pháp mang tính toàn diện, coi trọng cả lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, cả lĩnh vực
kinh tế - xã hội và pháp luật, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong xây dựng Đảng và
trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, loại bỏ những yếu tổ chủ quan và khách quan sản
sinh ra nó. Chính vì thế cần phải có những công tác phòng chống những biểu hiện tiêu
cực của Đảng hiện nay.
- Một là, đã triển khai thực hiện có hiệu quả nhiều chủ trương, giải pháp đột phá,
mạnh mẽ về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch,
vững mạnh; tập trung hoàn thiện pháp luật, tạo khí thế mới về phòng, chống tham nhũng,
tiêu cực ngay trong năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
- Hai là, Ban Chỉ đạo đã chỉ đạo thực hiện có hiệu quả, toàn diện và đồng bộ hơn,
tạo được đột phá mới trong công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực, xử lý nghiêm
minh, kịp thời nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực lớn, nghiêm trọng, phức tạp, dư
luận xã hội quan tâm. Cụ thể: Trong năm, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban
Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 32 cán bộ diện Trung ương quản
lý, trong đó 26 cán bộ diện Trung ương quản lý liên quan đến các vụ án, vụ việc thuộc
diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, gồm: 4 uỷ viên, nguyên uỷ viên Trung ương; 2
nguyên bộ trưởng, 1 bí thư tỉnh uỷ, 5 thứ trưởng, nguyên thứ trưởng; 2 nguyên chủ tịch uỷ
ban nhân dân tỉnh, thành phố; 3 nguyên phó bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ; 13 sĩ quan đương
chức cấp tướng trong lực lượng vũ trang.

Trong-tai-Phien-hop.aspx. Truy cập ngày 21/05/2022.


Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc
gia Sự thật, H, 2021, t.2, tr. 334.
14
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị
quốc gia Sự thật, H, 2021, t.2, tr. 334.
22
- Ba là, công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án tiếp tục
có chuyển biến tích cực. Như việc đã thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, phong toả tài
khoản, ngăn chặn giao dịch tài sản trên 15.000 tỉ đồng và nhiều tài sản có giá trị lớn.
- Bốn là, công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong
các cơ quan nội chính được đẩy mạnh. Các cơ quan chức năng trong Công an, Quân đội
đã chủ động phát hiện sai phạm, xử lý kỷ luật 98 cán bộ, chiến sĩ do tham nhũng, tiêu cực
hoặc liên quan đến tham nhũng, tiêu cực.
- Năm là, công tác phát hiện, xử lý tham nhũng ở các địa phương có nhiều chuyển
biến tích cực, từng bước khắc phục tình trạng "trên nóng, dưới lạnh". 100% các địa
phương đã có khởi tố, xử lý các vụ án tham nhũng; nhiều địa phương đã chủ động phát
hiện và kiên quyết xử lý nghiêm nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế rất nghiêm trọng, phức
tạp, dư luận xã hội quan tâm như: Đồng Nai, An Giang, Khánh Hoà, Thành phố Hồ Chí
Minh, Phú Yên, Hà Nội, Sơn La,…
2.1.4. Hậu quả
Như chúng ta đều đã biết, năm 2021 là năm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất
nước. Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp, nhưng
toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đã nỗ lực phấn đấu, từng bước vượt qua khó khăn, duy
trì, phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh, làm tốt công tác hỗ trợ, chăm sóc, bảo vệ
sức khoẻ và đời sống nhân dân, bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn xã hội,... Tuy nhiên
vẫn còn một số “kẻ hở” chưa được xử lí triệt để.
Báo cáo kết quả điều tra dư luận xã hội về “Kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội
Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng” do Ban Tuyên giáo Trung ương thực hiện tháng
11/2020 cho thấy, đa số người được hỏi (trên 50%) cho rằng những vấn đề, hiện tượng
xấu, tiêu cực trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội sau 5 năm thực hiện Nghị
quyết Đại hội XII đã giảm đi, đó là: Hiện tượng mâu thuẫn, mất đoàn kết trong chi bộ,
đảng bộ, cấp ủy đảng (64%); Tham nhũng (58%); Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ đảng viên và trong xã hội (58%); Kỷ cương, phép nước
không nghiêm, “lệ to hơn luật” (56%); Quan liêu, mất dân chủ hoặc dân chủ hình thức
(52%); Bè phái, cục bộ, địa phương chủ nghĩa (52%)15.

15
“Nhận diện tiêu cực trong cán bộ, đảng viên.” Đảng bộ tỉnh Bình Định, 12/10/2021,
https://binhdinh.dcs.vn/tin-moi/-/view-content/41126/nhan-dien-tieu-cuc-trong-can-bo-dang-vien. Truy cập
ngày 21/05/2022
23
Theo như số liệu trên, ta có thể thấy một số đảng viên vì lời ích của nhau đã làm
tha hoá đội ngũ cán bộ, công chức, sai lệch các chuẩn mực xã hội, gây mâu thuẫn nội bộ,
làm xói mòn lòng tin giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Thứ nhất, muốn trục lợi cho bản thân muốn có được chức danh nhiều thành phần
đảng viên đã nhờ quan hệ xã hội mà có cơ hội chạy chức, chạy quyền, lộng hành gây mất
niềm tin của nhân dân. Trên thực tế, ở một số địa phương, đã có tình trạng cán bộ được bổ
nhiệm thần tốc, bổ nhiệm theo hiệu ứng domino, bổ nhiệm tràn lan… gây bức xúc trong
xã hội.
- Thứ hai, còn có các cán bộ đảng viên lợi dụng chức quyền mà gây khó dễ cho
nhân dân, muốn mọi thủ tục được trót lọt cần phải đút lót, mặc dù số tiền không quá lớn
nhưng nhiều người vẫn có thể gây mất lòng nhân dân. Đặc biệt có nhiều người biết các
cán bộ tham nhũng những vẫn bao che không báo cáo, tiếp tay ăn hối lộ, gây sức ép cho
nhân dân để phục vụ cho lợi ích bản thân. Tất cả những hành vi trên gây ra mất lòng tin
của nhân dân, gây suy thoái đạo đức của Đảng, làm suy lệch đi chủ trương mà Đảng đề ra.
- Thứ ba, tình trạng “gia đình trị”, “chủ nghĩa thân hữu” đã chặn đứng cơ hội phấn
đấu của những cán bộ có năng lực, phẩm chất, làm suy yếu đội ngũ cán bộ, gây mất đoàn
kết nội bộ, tạo cơ hội để các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước bôi xấu và phụ nhận
mọi thành tựu của Đảng.
- Thứ tư, công việc “trồng người” là việc làm rất công phu, nếu không quan tâm,
tin cậy, trao cho thế hệ trẻ cơ hội khẳng định mình trong thực tiễn thì sẽ dẫn tới nguy cơ
hẫng hụt thế hệ kế cận. Gần đây, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng
cảnh báo về văn bệnh “cua cậy càng, cá cậy vây”.
Ngoài ra còn một số hậu quả khác gây hệ lụy cho xã hội, đời sống nhân dân cũng
như là gây bức xúc cho dư luận xã hội. Nếu lúc này không kiếm soát được quyền lực
trong công tác cán bộ thì thứ quyền lực phi pháp này sẽ tiếp tục “đẻ” ra các vụ, việc tham
nhũng với quy mô lớn hơn gây bức xúc cho dư luận xã hội.
2.2. Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng và chống các tiêu cực hiện nay
2.2.1. Biện pháp
Những năm tới đây, sự suy thoái về mặt tư tưởng chính trị, lối sống, đạo đức, “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” của các cán bộ, đảng viên cũng như hệ thống chính trị sẽ còn
diễn biến phức tạp. Không ít cán bộ, đảng viên tìm cách lôi kéo, tạo lập ra các nhóm lợi

24
ích để dễ dàng thực hiện hành vi tiêu cực, đồng thời, tìm mọi cách để loại bỏ những người
trung thực, thẳng thắn dám đứng lên đấu tranh chống lại tiêu cực. Tình hình trên thế giới,
khu vực sẽ gặp nhiều thay đổi nhanh chóng, khó lường, ảnh hưởng không tốt đến vai trò
lãnh đạo của Đảng và sự điều hành, quản lí của các cấp chính quyền trên một số lĩnh vực,
trong đó có công tác phòng tiêu cực. Các thế lực thù địch ngày càng đẩy mạnh việc truyền
bá, xuyên tạc về công tác phòng chống tiêu cực của Đảng và Nhà nước ta… Tuy nhiên,
công tác phòng chống tiêu cực sẽ tiếp tục được Đảng và Nhà nước ta triển khai thực hiện
một cách quyết liệt, trở thành xu thế, “không có ngoại lệ”, “ không có vùng cấm”, thực
hiện đồng bộ các biện pháp về mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế và
hình sự, trong đó tập trung chủ yếu vào các giải pháp sau:16
Một là, tiếp tục tập trung vào việc phát hiện, xử lý kịp thời và nghiêm minh các
hành vi tiêu cực, đặc biệt là thông qua công tác kiểm tra, giám sát, điều tra, truy tố, xét
xử; trong đó chú trọng việc xử lý hành vi tiêu cực trong cán bộ, đảng viên mang tính phức
tạp, dư luận xã hội quan tâm. Tập trung đẩy mạnh tiến độ, xử lý triệt để các vụ việc sai
phạm nghiêm trọng, phức tạp với quan điểm: Tích cực, khẩn trương, đến đâu xử lý đến
đó, không phân biệt người phạm tội là ai, đã có dấu hiệu phạm tội tuyệt đối phải xử lý
ngay. Các cơ quan có chức năng trong quá trình kiểm tra, giám sát, thi hành án, nếu phát
hiện những dấu hiệu phạm tội phải kịp thời điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Hai là, tăng cường công tác xây dựng Đảng về mặt chính trị và tư tưởng, nâng
cao nhận thức về phòng chống tiêu cực trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Nhận thức
sai phạm của một bộ phận cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân về công
tác phòng chống tiêu cực được xem là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến
những hạn chế của công tác phòng chống tiêu cực trong thời gian qua. Nhận thức đúng
đắn về vai trò, tác dụng của công tác phòng chống tiêu cực giúp cho cán bộ, đảng viên,
nhất là người đứng đầu các cấp khi triển khai thực hiện sẽ nghiêm chỉnh, tích cực, quyết
liệt hơn. Vì vậy, vào thời gian tới, để công tác đấu tranh đạt hiệu quả cao hơn, đòi hỏi các
cấp, tổ chức đảng nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng, tạo ra sự thống nhất trong Đảng,
đồng thuận trong xã hội. Hiện tượng tiêu cực này có nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế
độ. Kiên cường đấu tranh nhằm ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo

16
“Thách thức và giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta hiện nay” Thứ hai,
14/02/2022 http://noichinh.langson.gov.vn/node/1674

25
đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Thường
xuyên có biện pháp giáo dục, đẩy mạnh nâng cao nhận thức cho các cấp và đội ngũ cán
bộ đảng viên, nhất là người đứng đầu. Tích cực đẩy mạnh giáo dục liêm chính, hình thành
“văn hóa nêu gương”, “nói đi đôi với làm”; văn hóa “trọng liêm sỉ, danh dự” trong cán bộ,
đảng viên, công chức, viên chức và văn hóa “căm ghét tham nhũng” trong quần chúng
nhân dân. Cấp ủy, tổ chức đảng cũng phải thường xuyên sinh hoạt đảng thường kì để
tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên về công tác phòng,
chống tiêu cực. Nâng cao việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và tích cực
đấu tranh, phê phán, loại bỏ các quan điểm sai trái; chủ động cung cấp thông tin chính
xácphòng chống tiêu cực, phòng chống các thông tin xấu, độc hại trên mạng xã hội,
internet… Thường xuyên mở ra các hội nghị, hội thảo khoa học và phát động các cuộc thi
tìm hiểu về công tác phòng, chống tiêu cực, tạo ra một khí thế mới ngày càng quyết liệt
hơn trong đấu tranh chống tiêu cực.
Ba là, đẩy mạnh hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực trong Đảng, Nhà nước và
hệ thống chính trị một cách đầy đủ, hiệu quả, khắc phục hành vi lạm quyền và lợi dụng
quyền lực của cán bộ, đảng viên có chức vụ. Để làm được điều này, phải thiết lập cho
được một cơ chế kiểm soát việc thực thi quyền lực đối với người có chức vụ theo nguyên
tắc mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế; quyền hạn phải đi đôi
với trách nhiệm, quyền hạn càng cao thì trách nhiệm càng lớn. Đặc biệt hơn là phải chú
trọng quy định các chế tài xử lý vi phạm đối với cán bộ, đảng viên có hành vi tiêu cực
trong nhiều lĩnh vực. Xây dựng cơ chế kiểm soát nội bộ thật hiệu quả cho việc kiểm tra,
phát hiện và xử lý vi phạm tiêu cực trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Không để xảy ra các
sai phạm, tiêu cực trong việc bổ nhiệm, điều động cán bộ; tình trạng chạy chức, chạy
quyền, chạy bằng cấp, chạy khen thưởng, chạy danh hiệu, chạy tội. Phát huy sức mạnh
của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội nhằm kiểm soát quyền lực. Tăng cường và đẩy
mạnh hiệu quả công tác kiểm tra và giám sát đồng thời giải quyết các khiếu nại, tố cáo
của Nhà nước; công tác giám sát của các cơ quan , Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị
- xã hội, hệ thống báo chí và toàn thể nhân dân đối với việc thực thi nhiệm vụ của người
có chức quyền, bảo đảm quyền lực được thực hiện đúng. Tăng cường kiểm tra, giám sát
đối với các cơ quan, đơn vị có nhiệm vụ trực tiếp phát hiện hành vi vi phạm; chấn chỉnh,

26
nghiêm minh và xử lý kịp thời việc vi phạm trong khi thực thi nhiệm vụ của cá nhân, cơ
quan, tổ chức này, phải chống tham nhũng ngay trong các cơ quan chống tham nhũng.
Cấp ủy, tổ chức đảng phải xác định được rằng đây là một trong những giải pháp
then chốt nhằm xử lý hiệu quả hiện tượng tham nhũng, tiêu cực. Để nâng cao hơn nữa
hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng, công tác này phải được tiến hành liên
tục, toàn diện, công khai và có trọng tâm. Phải tập trung kiểm tra, giám sát những lĩnh vực
dễ phát sinh ra tiêu cực, những vấn đề nổi trội, gây bức xúc cho dư luận, trọng tâm như
các vấn đề về đầu tư công, xây dựng theo vốn nhà nước, các hoạt động tín dụng, cho vay,
việc quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản; hoạt động quản lý, tài sản công...
Chú trọng vào khâu kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực trong công tác tổ chức và cán
bộ; kiểm tra, giám sát các cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là những người đứng đầu
và cán bộ được bổ nhiệm nắm vai trò lãnh đạo, quản lý; kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng
viên có biểu hiện mang tính tiêu cực, nhiều tai tiếng trong dư luận; suy thoái về mặt tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ. Xây dựng
thực hiện nghiêm chỉnh việc trao đổi thông tin giữa các cơ quan, đơn vị trong hoạt động
kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng. Đưa ra quy định bắt buộc các cơ quan, ban ngành phải
cung cấp đầy đủ cơ sở dữ liệu thông tin về các đối tượng bị kiểm tra. Nếu cơ quan nào có
dấu hiệu bao che, không cung cấp hoặc cung cấp thông tin sai sự thật thì sẽ bị xử lý theo
mức độ vi phạm. Khi phát hiện hoặc nghi ngờ cán bộ, công chức có hành vi tiêu cực thì
cần mở rộng kiểm tra, giám sát toàn bộ cơ quan, đơn vị của cá nhân đó. Tập trung vào
việc kiểm tra, giám sát những người thân tín trong cùng một cơ quan, đơn vị, kể cả người
thân tín của họ đang hoạt động trong các cơ quan, đơn vị khác. Khi phát hiện cán bộ, tổ
chức, cơ quan cấp dưới có hành vi tiêu cực diễn ra trong thời gian dài thì cần kiểm tra
công tác kiểm tra của cấp ủy, ủy ban kiểm tra, cơ quan thanh tra cấp trên trực tiếp của cơ
quan, đơn vị đó để đánh giá, kết luận có hành vi bao che, tiếp tay cho tiêu cực này không.
Năm là, hoàn thiện thể chế quản lý về kinh tế - xã hội, bịt chặt hết các kẽ hở để
không thể tham nhũng được, ngăn ngừa việc chuyển dịch tài sản bất hợp pháp có được từ
tham nhũng, tiêu cực. Vào thời gian tới, phải rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các
quy định pháp luật về kinh tế - xã hội, trách nhiệm công khai, minh bạch trong việc quản
lý, sử dụng ngân sách, tài sản công để có thể kiểm soát hiệu quả việc thực hiện nhiệm vụ
của người có chức vụ, quyền hạn, tăng cường và nâng cao hơn nữa hiệu quả phòng chống

27
tiêu cực. Hoàn thiện cơ chế kiểm soát, giám sát nội bộ trong hoạt động lãnh đạo, quản lý
trong nhà nước phòng ngừa tiêu cực trong nội bộ. Đồng thời, ban hành quy định chặt chẽ
nhằm phục vụ cho hoạt động điều tra các đối tượng bị tình nghi tiêu cực.17
2.3.2. Thành tựu
Năm 2021, mặc dù trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 với diễn biến vô cùng
phức tạp; nhiều thành viên Ban Chỉ đạo mới được bổ sung, nhưng dưới sự chỉ đạo quyết
liệt, toàn diện với nhiều đổi mới của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo; sự quyết
tâm, tích cực, trách nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo; sự nỗ lực, cố gắng vượt bậc,
phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ của các cấp, tổ chức đảng, cơ quan chức năng, nên hầu hết
các công việc theo Chương trình công tác của Ban Chỉ đạo đã được triển khai thực hiện
một cách nghiêm túc và hoàn thiện theo kế hoạch. Đặc biệt Ban Chỉ đạo đã chỉ đạo đồng
bộ, hiệu quả công tác kiểm tra, điều tra, xét xử; gắn phòng, chống tham nhũng với phòng,
chống tiêu cực, xử lý nghiêm khắc với những sai phạm theo quy định kỷ luật của Đảng,
Nhà nước và xử lý hình sự. Công tác phòng tiêu cực sẽ tiếp tục được đẩy mạnh và đạt
được nhiều kết quả rõ rệt, cao hơn năm trước, khẳng định quyết tâm mạnh mẽ, quyết
không ngừng nghỉ, không vì chống dịch mà chùng xuống, không xử lý của Đảng, Nhà
nước trong công cuộc đấu tranh phòng tiêu cực, củng cố thêm niềm tin của Nhân dân.
Qua đó đạt được kết quả toàn diện, đồng bộ, rõ nét hơn, nổi bật là:
Một là, Đảng ta đã có nhiều chủ trương, giải pháp đột phá, mạnh mẽ trong công
tác xây dựng, chỉnh đốn lại Đảng và công tác phòng, chống tiêu cực cũng được xây dựng,
ban hành và triển khai thực hiện một cách quyết liệt, tạo khí thế mới ngay từ năm đầu
thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Tổ chức các cấp, đảng ủy, cơ quan chức năng đã ngày càng tích cực, khẩn trương
cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong việc xây dựng Đảng và phòng chống
tiêu cực theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; đã tổ chức ra 07 hội nghị toàn quốc về
việc quán triệt, triển khai Nghị quyết Đại hội XIII, trong đó có cả Hội nghị về công tác
nội chính, phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Chỉ đạo xây dựng, ban hành và tổ chức
thực hiện quyết liệt những văn bản quan trọng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và phòng
chống tiêu cực, đặc biệt là Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương về
việc đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; quyết tâm ngăn chặn, đẩy
17
“Thách thức và giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta hiện nay” Thứ hai,
14/02/2022 http://noichinh.langson.gov.vn/node/1674
28
lùi, xử lý nghiêm khắc với cán bộ, đảng viên có hành vi suy thoái về mặt tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống; Quy định số 37-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về những
việc mà đảng viên không được làm; Quy định số 22-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng; Quy định số 41-QĐ/TW
của Bộ Chính trị về việc miễn nhiệm, từ chức đối với các cán bộ; Quy định số 32-QĐ/TW
của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc và quan hệ công tác
của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Kết luận số
19-KL/TW của Bộ Chính trị về việc định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm
kỳ Quốc hội khóa XV;...
Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng
hình sự năm 2015; Luật cũng đã sửa đổi và bổ sung một số điều của của Luật Đầu tư
công; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Đầu tư; Luật Đấu thầu và Luật
Thi hành án dân sự;... Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 144 nghị định, 40 quyết
định; các bộ, ngành ban hành hơn 700 thông tư, thông tư liên tịch...
Hai là, công tác kiểm tra, giám sát được chỉ đạo đồng bộ và hiệu quả; thực hiện
một cách nghiêm túc theo lời chỉ đạo của Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo về cơ chế
phát hiện và xử lý sai phạm trong quá trình kiểm tra; xử lý nghiêm minh nhiều cán bộ,
đảng viên vi phạm, tạo bước đột phá mới trong công tác phát hiện và xử lý tiêu cực. Uỷ
ban các cấp đã tăng cường kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đối với 618 đảng viên do
tham nhũng, cố ý làm trái (tăng 132 đảng viên so với năm 2020). Đặc biệt Ủy ban Kiểm
tra Trung ương đã tập trung kiểm tra biểu hiện vi phạm của tổ chức đảng, các đảng viên
liên quan đến các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo. Ban Chấp hành
Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xử lý kỷ luật các cán bộ cấp cao có sai phạm
mang tính tiêu cực, trong đó có 32 trường hợp thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản
lý (tăng 15 trường hợp so với năm 2020). Công tác đôn đốc, xử lý sau thanh tra cũng
được tăng cường hơn nữa và ngày càng đạt nhiều kết quả tích cực.
Ba là, Đảng ta tiếp tục đẩy mạnh công tác điều tra, xử lý các vụ việc, vụ án, với
quyết tâm ngày càng cao hơn, mạnh mẽ quyết liệt hơn; nhiều vụ án đã được mở rộng điều
tra, chứng minh nhằm làm rõ bản chất tiêu cực, khởi tố thêm nhiều bị can, trong đó có
nhiều cán bộ cấp cao thuộc diện Trung ương quản lý, qua đó tiếp tục khẳng định được
quan điểm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai” trong đấu tranh

29
phòng chống tiêu cực. Trong năm 2021 vừa qua, cả nước đã khởi tố và điều tra khoảng
390 vụ án với 1.011 bị can về các tội tham nhũng, chức vụ. Các vụ án thuộc diện được
Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo sát sao, từ sau Phiên họp thứ 19 đến nay, đã khởi tố 10 vụ
án với 40 bị can; kết thúc điều tra 15 vụ án với 150 bị can; truy tố 16 vụ với 164 bị can;
xét xử sơ thẩm lại 21 vụ án với 179 bị cáo, xét xử phúc thẩm 13 vụ án với 74 bị cáo. Đặc
biệt là đã xét xử kịp thời, nghiêm minh 04 vụ án nghiêm trọng, phức tạp, đang được dư
luận xã hội quan tâm: (1) Vụ án “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” xảy
ra ở Vinashin; (2) Vụ án “Sử dụng mạng internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, Tổ
chức đánh bạc, Đánh bạc...” xảy ra tại tỉnh Phú Thọ và một số địa phương khác; (3) Vụ án
“Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, Cố ý làm trái quy định của Nhà nước
về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm
trọng” diễn ra ngay trong ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á tọa lạc tại TP. Hồ Chí
Minh (DAB); (4) Vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Thiếu
trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra ở Đà Nẵng và một số tỉnh và thành phố;
tiếp đó mở rộng điều tra, làm rõ các hành vi hối lộ trong vụ án xảy ra tại Tổng Công ty
Viễn thông Mobifone, các vụ án liên quan đến Phan Văn Anh Vũ, Đinh Ngọc Hệ, khởi tố
điều tra thêm vụ án xảy ra tại dự án cải tạo và mở rộng sản xuất trong giai đoạn 2 - Công
ty Gang thép Thái Nguyên,... Tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, ngăn chặn
giao dịch và chuyển nhượng tài sản liên quan các vụ án thuộc diện bị Ban Chỉ đạo theo
dõi, chỉ đạo với giá trị tài sản lên đến 10.000 tỷ đồng.18
Bốn là, công tác tịch thu tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án ngày
càng có nhiều chuyển biến tích cực, các cơ quan chức năng đã thu giữ, kê biên tài sản,
phong tỏa tài khoản và ngăn chặn giao dịch tài sản có giá trị hơn 15.000 tỷ đồng cùng
nhiều tài sản có giá trị lớn khác. Cơ quan thanh tra, kiểm toán đã có kiến nghị thu hồi, xử
lý khoảng 61.392 tỷ đồng cùng 142 ha đất; kiến nghị xử lý kỷ luật, hành chính với 692 tập
thể và nhiều cá nhân; chuyển lên cơ quan điều tra xem xét xử lý 46 vụ và 73 đối tượng.
Thanh tra Chính phủ cũng đã tập trung thanh tra, ban hành kết luận thanh tra cho các dự
án, vụ việc theo Kế hoạch của Ban Chỉ đạo. Riêng những vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo
theo dõi, chỉ đạo từ năm 2013 đến nay đã thu hồi được trên 31 nghìn tỷ đồng (đạt tỷ lệ
18
“Công tác phòng, chống tham nhũng đạt kết quả toàn diện, đồng bộ, rõ nét hơn” Thứ Sáu,
26/07/2019
https://noichinh.vn/cong-tac-phong-chong-tham-nhung/201907/cong-tac-phong-chong-tham-
nhung-dat-ket-qua-toan-dien-dong-bo-ro-net-hon-306177/
30
33,33%); trong đó, năm 2021 cũng đã thu được hơn 9.000 tỷ đồng (Tăng khoảng 7.100 tỷ
đồng so với năm 2020). Đặc biệt là đã thu hồi được gần 2,7 triệu USD với 127 nghìn đô la
Singapore của Phan Sào Nam ở nước ngoài.19
Năm là, công tác phối hợp, chấn chỉnh, xử lý những sai phạm và hành vi tiêu cực
trong các cơ quan đảm nhận vai trò phòng chống tiêu cực được tăng cường. Các cơ quan
chức năng trong Công an, Quân đội đã chủ động phát hiện, xử lý kỷ luật và nghiêm minh
98 cán bộ, chiến sỹ; Tòa án, Viện Kiểm sát, Thi hành án dân sự, thanh tra, kiểm toán cũng
đã xử lý kỷ luật 50 cán bộ, công chức vi phạm, tiêu cực; Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát
nhân dân tối cao đã khởi tố, điều tra 26 vụ án/32 bị can về tội tham nhũng, chức vụ, tiêu
cực xảy ra trong hoạt động tư pháp. Công tác phát hiện, xử lý tham nhũng ở địa phương
đạt nhiều chuyển biến tích cực; trong năm 2021, cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương đã khởi tố mới án tham nhũng. Trong đó, nhiều địa phương đã thi hành điều tra, xử
lý nhiều vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, đang được dư luận xã hội
quan tâm (như: Khánh Hòa, Đồng Nai, An Giang, Phú Yên, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội,
Sơn La…).20
Như vậy, Đảng và Nhà nước tiếp tục phát huy mạnh mẽ hơn vai trò của báo chí,
Mặt trận tổ quốc và nhân dân trong công cuộc phòng chống tiêu cực. Các cơ quan chức
năng cũng đã kịp thời cung cấp và công khai thông tin về kết quả kiểm tra, xử lý các vụ
án, vụ việc mang tính tiêu cực; các cơ quan truyền thông, báo chí đã có nhiều tin tức, bài
báo phản ánh làm rõ những vấn đề bức xúc, nổi cộm trong nhân dân được dư luận quan
tâm; kiên cường đấu tranh với những biểu hiện của tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; góp
phần quan trọng vào kết quả công tác phòng, chống tiêu cực của Nhà nước và Đảng ta
hiện nay.

19
“Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, khẳng định quyết tâm
mạnh mẽ, "không ngừng", "không nghỉ"” 21/01/2022
https://thanhtra.gov.vn/web/guest/xem-chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher//Content/cong-tac-phong-
chong-tham-nhung-tieu-cuc-tiep-tuc-uoc-ay-manh-khang-inh-quyet-tam-manh-me-khong-ngung-khong-
nghi-?6450947
20
“Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, khẳng định quyết tâm
mạnh mẽ, "không ngừng", "không nghỉ"” 21/01/2022
https://thanhtra.gov.vn/web/guest/xem-chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher//Content/cong-tac-phong-
chong-tham-nhung-tieu-cuc-tiep-tuc-uoc-ay-manh-khang-inh-quyet-tam-manh-me-khong-ngung-khong-
nghi-?6450947
31
2.3. Ý nghĩa và vai trò của việc phòng và chống các tiêu cực trong Đảng hiện nay
2.3.1. Ý nghĩa
Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập quốc
tế, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa bảo vệ Tổ quốc,
nhằm mục tiêu biến nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Bối cảnh quốc tế và tình hình trong nước vừa có thuận lợi, thời cơ, vừa có khó khăn,
thách thức. Đảng ta đang đứng trước nhiều vấn đề mới phải xử lý, nhiều việc hết sức phức
tạp. Không ít vấn đề lý luận và thực tiễn chưa đủ sáng tỏ, cho nên ý kiến thường rất khác
nhau. Trong khi đó, trình độ nhận thức, trí tuệ của chúng ta có mặt còn hạn chế. Bên cạnh
mặt tích cực, thành tựu, công tác xây dựng Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên cũng còn
những tiêu cực, yếu kém đáng lo ngại, nhất là tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống trong một bộ phận đội ngũ cán bộ, đảng viên; tình trạng quan liêu, xa
dân, tổ chức không chặt chẽ, nhiều nguyên tắc của Đảng bị vi phạm. Đó là chưa kể các
thế lực thù địch đang tìm mọi cách tiến công phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân
ta. Chúng ra sức xuyên tạc, vu cáo Đảng ta, Nhà nước ta, đánh thẳng vào hệ tư tưởng,
Cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng, kích động chia rẽ nội bộ Đảng, chia rẽ Đảng,
Nhà nước với nhân dân, hòng làm tan rã Đảng ta, chế độ ta từ gốc, từ bên trong, hết sức
thâm độc và nguy hiểm.
Trong tình hình ấy, nếu Đảng ta không thật vững vàng về chính trị, tư tưởng;
không thống nhất cao về ý chí, hành động; không trong sạch về đạo đức, lối sống; không
chặt chẽ về tổ chức; không được nhân dân ủng hộ, thì không thể đứng vững và đủ sức
lãnh đạo đưa đất nước đi lên. Vì vậy, lần này Trung ương quyết định phải tiếp tục tiến
hành củng cố xây dựng, chỉnh đốn Đảng với tinh thần tích cực và kiên quyết hơn, mạnh
mẽ hơn, nhằm tạo ra một bước chuyển biến mới trên các mặt, ngăn chặn và đẩy lùi tình
trạng suy thoái, củng cố sự kiên định về mục tiêu, lý tưởng cách mạng; tăng cường sự
thống nhất ý chí và hành động; củng cố tổ chức chặt chẽ, tăng cường mối liên hệ mật thiết
với nhân dân; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, coi đây là vấn đề
sống còn của Đảng ta, chế độ ta.21

21
cao, V. (2022). MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP BÁCH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG HIỆN NAY. Truy cập
ngày 23/05/2022. Đường dẫn: https://vksndtc.gov.vn/tin-vks/cac-bai-bao/mot-so-van-de-cap-bach-ve-xay-
dung-dang-hien-nay-d11-t5758.html
32
2.3.2. Vai trò
Các tổ chức đảng và đảng viên sau khi được kiểm tra, giám sát đã nghiêm túc khắc
phục, sửa chữa vi phạm, khuyết điểm và hậu quả gây ra, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực
hiện nhiệm vụ chính trị đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương
của Đảng. Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng đã góp phần đấu tranh phòng,
chống tham nhũng, tiêu cực, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; qua đó,
củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch,
vững mạnh, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Như vậy, có thể thấy rõ rằng, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng ta
được tiến hành rất quyết liệt, trong đó, ngày càng xác định rõ hơn vai trò, trách nhiệm của
công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng.22

22
Phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực - Báo Đại biểu
Nhân dân. (2022). Truy cập ngày 23/05/2022. Đường dẫn:
https://daibieunhandan.vn/quoc-hoi-va-cu-tri/phat-huy-vai-tro-trach-nhiem-cua-cap-uy-trong-phong-chong-
tham-nhung-tieu-cuc-i287683/
33
KẾT LUẬN
Như vậy, bản chất tham nhũng là ăn cắp của công làm của tư, là đục khoét của
nhân dân, ăn bớt của bộ đội, thiếu trung thực, gian lận…; lãng phí là là sự tốn kém, hao
phí một cách vô ích các nguồn lực, lãng phí là không tiết kiệm, là một biểu hiện trái với
đạo đức cách mạng; quan liêu là người cán bộ lãnh đạo, quản lý trong quá trình thực hiện
chức trách, nhiệm vụ của mình thì xa rời thực tế, xa rời nhân dân.
Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm Sửa đổi lối làm việc với mục đích để xây dựng
cách lãnh đạo và lề lối làm việc, làm cẩm nang cho cán bộ đảng viên trong điều kiện
Ðảng cầm quyền. Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền. Đảng có vai trò lãnh đạo
nhân dân kháng chiến chống thực dân đế quốc, giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Ðảng có trách nhiệm đề ra đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn để lãnh đạo
Nhà nước và nhân dân cùng thực hiện, nhưng đồng thời, Ðảng cũng phải chịu trách nhiệm
trước nhân dân về tất cả những kết quả đúng - sai, thành công - thất bại theo định hướng
mà Ðảng đã đề ra. Hồ Chí Minh không chỉ là một tấm gương sáng về đức tính cần kiệm
liêm chính, chí công vô tư mà Người còn để lại cho chúng ta một hệ thống lý luận vô
cùng phong phú soi đường cho cách mạng Việt Nam. Trong đó, những quan điểm của
Người về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham ô, tham nhũng và quan liêu đã và
đang trở thành cẩm nang, là cơ sở lý luận quý giá để Đảng ta dựa vào đó đưa ra các giải
pháp chống lại các tệ nạn đang trở thành quốc nạn này. Vì vậy, nghiên cứu, học tập và
vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí và quan
liêu đang trở thành một trong những yêu cầu cấp thiết, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ

34
công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội
dân chủ, công bằng, văn minh.

35
PHỤ LỤC
KẾ HOẠCH PHÂN CÔNG VIẾT TIỂU LUẬN

Nội dung hoàn thành Sinh viên hoàn thành Mức độ


hoàn thành
PHẦN 1 – PHẦN MỞ ĐẦU
Nội dung 1: Lý do chọn đề tài, Trần Nhật Minh Tốt
mục tiêu nghiên cứu, phương Nguyễn Thu Thảo
pháp nghiên cứu, đối tượng
nghiên cứu .
PHẦN 2 – KIẾN THỨC CƠ BẢN
Nội dung 2: Tìm hiểu Tư tưởng Trần Nhật Minh Tốt
Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản
Việt Nam.
PHẦN 3 – KIẾN THỨC VẬN DỤNG
Nội dung 3: Vận dụng Tư tưởng Tôn Nguyễn Thanh Tâm Tốt
Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Nguyễn Thị Thảo Vân
Việt Nam để phân tích vấn đề Nguyễn Thu Thảo
phòng và chống các tiêu cực trong Đặng Thùy Dương
Đảng hiện nay.
PHẦN 4 – KẾT LUẬN
Nội dung 4: Viết kết luận Tôn Nguyễn Thanh Tâm Tốt
Nội dung 5: Tổng hợp nội dung + Tôn Nguyễn Thanh Tâm Tốt
Word Nguyễn Thị Thảo Vân
Nội dung 6: In tiểu luận Nguyễn Thị Thảo Vân Tốt
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2000, tr. 267.
[2]. Trích trong cuốn “Làm gì?” của V.I.Lê-nin
[3]. Hồ Chí Minh, Về xây dựng Đảng, NXB Sự thật, Hà Nội, 1980, tr.20.
[4]. Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd t. 2, tr.289.
[5]. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội,
2011, tr.289.
[6]. Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phiên họp thứ 21 của Ban
Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. (2022, January 21). Tạp chí
Xây Dựng Đảng. Truy cập ngày 23/05/2022. Đường dẫn:
http://www.xaydungdang.org.vn/Home/vankientulieu/2022/16376/Ket-luan-cua-Tong-Bi-
thu-Nguyen-Phu-Trong-tai-Phien-hop.aspx
Nghị quyết số 04/NQ-TW ngày 30/10/2016, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy
lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến ...
(30/10/2016). Tư liệu - Văn kiện. Truy cập ngày 24/05/2022. Đường dẫn:
https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/hoi-nghi-bch-trung-
uong/khoa-xii/nghi-quyet-so-04nq-tw-ngay-30102016-hoi-nghi-lan-thu-tu-ban-chap-
hanh-trung-uong-dang-khoa-xii-ve-tang-cuong-xay-dung-chinh-550
[7]. Nguyễn Thị Minh Tuyết (Tháng 12 năm 2020). Những chỉ dẫn của Chủ Tịch
Hồ Chí Minh về nhận diện đấu tranh chống tiêu cực trong công tác cán bộ - Vận dụng
trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay. Tạp chí Cộng sản, 955, tr.32
[8]. Nguyễn Thị Minh Tuyết (Tháng 12 năm 2020). Những chỉ dẫn của Chủ Tịch
Hồ Chí Minh về nhận diện đấu tranh chống tiêu cực trong công tác cán bộ - Vận dụng
trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay. Tạp chí Cộng sản, 955, tr.32
[9]. Nguyễn Thị Minh Tuyết (Tháng 12 năm 2020). Những chỉ dẫn của Chủ Tịch
Hồ Chí Minh về nhận diện đấu tranh chống tiêu cực trong công tác cán bộ - Vận dụng
trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay. Tạp chí Cộng sản, 955, tr.32
[10]. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sdd, t. 13, tr. 275
[11]. Nguyễn Thị Minh Tuyết (Tháng 12 năm 2020). Những chỉ dẫn của Chủ Tịch
Hồ Chí Minh về nhận diện đấu tranh chống tiêu cực trong công tác cán bộ - Vận dụng
trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay. Tạp chí Cộng sản, 955, tr.33
[12]. Nguyễn Thị Minh Tuyết (Tháng 12 năm 2020). Những chỉ dẫn của Chủ Tịch
Hồ Chí Minh về nhận diện đấu tranh chống tiêu cực trong công tác cán bộ - Vận dụng
trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay. Tạp chí Cộng sản, 955, tr.33
[13]. “Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phiên họp thứ 21 của Ban
Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.” Tạp chí Xây Dựng Đảng,
21/01/2022, http://www.xaydungdang.org.vn/Home/vankientulieu/2022/16376/Ket-luan-
cua-Tong-Bi-thu-Nguyen-Phu-Trong-tai-Phien-hop.aspx. Truy cập ngày 21/05/2022.
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb.
Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2021, t.2, tr. 334.
[14]. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2021, t.2, tr. 334.
[15]. “Nhận diện tiêu cực trong cán bộ, đảng viên.” Đảng bộ tỉnh Bình Định,
12/10/2021, https://binhdinh.dcs.vn/tin-moi/-/view-content/41126/nhan-dien-tieu-cuc-
trong-can-bo-dang-vien. Truy cập ngày 21/05/2022
[16]. “Thách thức và giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta hiện
nay” Thứ hai, 14/02/2022 http://noichinh.langson.gov.vn/node/1674
[17]. “Thách thức và giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta hiện
nay” Thứ hai, 14/02/2022 http://noichinh.langson.gov.vn/node/1674
[18]. “Công tác phòng, chống tham nhũng đạt kết quả toàn diện, đồng bộ, rõ nét
hơn” Thứ Sáu,
26/07/2019https://noichinh.vn/cong-tac-phong-chong-tham-nhung/201907/cong-tac-
phong-chong-tham-nhung-dat-ket-qua-toan-dien-dong-bo-ro-net-hon-306177/
[19]. “Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, khẳng
định quyết tâm mạnh mẽ, "không ngừng", "không nghỉ"” 21/01/2022
https://thanhtra.gov.vn/web/guest/xem-chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher//Content/cong-
tac-phong-chong-tham-nhung-tieu-cuc-tiep-tuc-uoc-ay-manh-khang-inh-quyet-tam-manh-
me-khong-ngung-khong-nghi-?6450947
[20]. “Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, khẳng
định quyết tâm mạnh mẽ, "không ngừng", "không nghỉ"” 21/01/2022
https://thanhtra.gov.vn/web/guest/xem-chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher//Content/
cong-tac-phong-chong-tham-nhung-tieu-cuc-tiep-tuc-uoc-ay-manh-khang-inh-quyet-tam-
manh-me-khong-ngung-khong-nghi-?6450947
[21]. cao, V. (2022). MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP BÁCH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG
HIỆN NAY. Truy cập ngày 23/05/2022. Đường dẫn: https://vksndtc.gov.vn/tin-vks/cac-
bai-bao/mot-so-van-de-cap-bach-ve-xay-dung-dang-hien-nay-d11-t5758.html
[22]. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy trong phòng, chống tham nhũng,
tiêu cực - Báo Đại biểu Nhân dân. (2022). Truy cập ngày 23/05/2022. Đường dẫn:
https://daibieunhandan.vn/quoc-hoi-va-cu-tri/phat-huy-vai-tro-trach-nhiem-cua-cap-uy-
trong-phong-chong-tham-nhung-tieu-cuc-i287683/

You might also like