You are on page 1of 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ


----------

TIỂU LUẬN
QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ

DỰ ÁN XÃ HỘI
TỪ THIỆN QUẦN ÁO, ĐỒ ĂN CHO NGƯỜI VÔ GIA CƯ,
NGƯỜI CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN VÀ HỖ TRỢ HỘI CỨU
TRỢ ĐỘNG VẬT

Nhóm thực hiện : Nhóm 7


Lớp tín chỉ : KDO402(GD2-HK1-2223).4
Giảng viên hướng dẫn : TS. Vũ Thị Minh Ngọc

Hà Nội, tháng 12 năm 2022


THÀNH VIÊN NHÓM 7
STT Họ và tên MSV Mức độ hoàn thành
1 Phạm Hồng Anh 2014110019 100%
2 Thái Trung Anh 2011110026 100%
3 Lý Hồng Hải 2014110080 100%
4 Nghiêm Thị Hương Linh 2014110139 100%
5 Nguyễn Thị Thanh Nga 1916610057 100%
6 Nguyễn Mỹ Tâm 2011510057 100%
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1

PHẦN 1. KẾ HOẠCH CHI TIẾT ................................................................................2

1.1. Xác định đối tượng và địa bàn hoạt động ............................................................. 2

1.2. Kế hoạch tổ chức thu gom và tình nguyện ...........................................................2

1.3. Kế hoạch truyền thông..........................................................................................5

1.3.1. Fanpage overview .........................................................................................5

1.3.2. Tổng quan kế hoạch truyền thông .................................................................5

1.3.3. Timeline truyền thông trên nền tảng MXH Facebook ...................................6

1.3.4. Truyền thông miệng .......................................................................................7

1.3.5. Kế hoạch tài chính .........................................................................................7

1.4. Kế hoạch quản lý rủi ro ........................................................................................9

1.4.1. Rủi ro trong quá trình chuẩn bị cho việc thực hiện dự án ............................ 9

1.4.2. Rủi ro trong quá trình thực hiện..................................................................10

PHẦN 2. HIỆN THỰC HÓA KẾ HOẠCH ............................................................... 13

2.1. Timeline thực tế chạy dự án ...............................................................................13

2.2. Tình huống thực tế phát sinh ..............................................................................15

2.2.1. Thiếu kinh phí .............................................................................................. 15

2.2.2. Rủi ro đi đường............................................................................................ 16

2.2.3. Rủi ro nhận định đối tượng quyên góp ........................................................16

2.2.4. Rủi ro hậu kỳ ............................................................................................... 16

PHẦN 3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM ........................................................................18

3.1. Quá trình lên kế hoạch ........................................................................................18

3.2. Quá trình thực hiện kế hoạch ..............................................................................18

KẾT LUẬN ..................................................................................................................19


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn dự án
Dự án xã hội “Trao gửi yêu thương” của chúng em là dự án tình nguyện sinh viên
với mong muốn sẻ chia với những mảnh đời khó khăn xung quanh cuộc sống đô thị.
Chúng em dựa trên 3 cơ sở để lựa chọn dự án xã hội “Trao gửi yêu thương”:
- Cơ sở về nguồn lực: Nhóm gồm 6 người thực hiện các công việc từ khâu chuẩn bị, lên
kế hoạch đến lúc hiện thực hoá. Nhân lực hạn chế ít nhiều cản trở.
- Cơ sở thời gian: Thời gian kéo dài khoảng 1 tháng.
- Cơ sở khả thi: Chúng em đã cùng brainstorm khá nhiều những ý tưởng kinh doanh mới
mẻ khác, tuy nhiên mức độ khả thi không cao (nếu căn cứ theo 2 cơ sở trên) vậy nên
chúng em đã đi đến kết luận cân đối nhất là dự án xã hội “Trao gửi yêu thương”.
2. Mục tiêu của dự án
Chúng em thực hiện dự án này với mục tiêu là san sẻ tình yêu thương nhỏ bé đến
những người có hoàn cảnh khó khăn, những người thực sự cần. Dù món quà có giá trị
nhỏ nhưng lớn hơn là bài học về lòng nhân ái và trải nghiệm cuộc sống là điều chúng
em muốn hướng tới.
Bài chúng em gồm 3 phần chính thể hiện 3 mốc thời gian trong dự án:
Phần 1: Kế hoạch chi tiết.
Phần 2: Hiện thực hóa kế hoạch.
Phần 3: Bài học kinh nghiệm
Chúng em muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Vũ Thị Minh Ngọc - giảng
viên bộ môn Quản lý rủi ro trong kinh doanh quốc tế, vì đã cho chúng em có thể tự tạo
ra cơ hội trải nghiệm thực tế vô cùng quý giá.

1
PHẦN 1. KẾ HOẠCH CHI TIẾT
Kế hoạch chi tiết bao gồm kế hoạch của các function khác nhau (tổ chức, truyền
thông, tài chính).
1.1. Xác định đối tượng và địa bàn hoạt động
- Đối tượng tình nguyện:
• Người vô gia cư: những người ở lang chạ trên đường, không có chỗ nghỉ ngơi cố
định, không có nhà cửa, thường có độ tuổi trung bình đến cao (40 - 80 tuổi).
• Người có hoàn cảnh khó khăn: những người già nhặt ve chai bên đường, nhặt/thu
gom rác để đi bán lấy tiền.
• Các cô/chú lao công làm việc muộn đêm khuya, độ tuổi trung bình (35 - 50 tuổi).
- Địa bàn:
• Cách thức tìm kiếm địa điểm:
o Hỏi thăm các mối quan hệ bạn bè đã từng tham gia vào dự án tình nguyện
tương tự.
o Sắp xếp một buổi đi quanh Hà Nội để tìm kiếm các vị trí/khu vực tập trung
đông đối tượng hướng đến.
• Khoanh vùng cung đường/khu vực tập trung đông: Phố cổ Hà Nội, Ga Hà Nội
(xung quanh cung đường Lê Duẩn).
• Thời gian hoạt động: 23h00 - 1h00
1.2. Kế hoạch tổ chức thu gom và tình nguyện

2
MỐC
THỜI
MỤC THỜI CÔNG VIỆC CHI TIẾT
GIAN
GIAN

Xác định đồ - Quần áo.


12/11 cần kêu gọi - Chăn ga.
quyên góp Lưu ý: còn khả năng sử dụng.

Lập Google Thông qua google form và


Form đăng ký truyền miệng đến người thân,
12/11
quyên góp bạn bè, dân cư trong gần khu
vực sinh sống.

Mốc thời Theo dõi số


gian 1 13/11 - lượng người
(12/11- 20/11 đăng ký và kêu
22/11) gọi tình nguyện
THU
Dự kiến số
GOM 17/11 -
lượng đồ thu
19/11
gom

- Xác thực thông tin.


Liên hệ xác
20/11 - - Xác thực đồng ý quyên góp
thực với người
21/11 - Xác nhận thời gian có thể
đã đăng ký
thu gom.

Chốt danh sách


Mốc thời 22/11
người đăng ký
gian 2
(22/11- Lên lộ trình đi hợp lý và thu

27/11) 24/11 Thu gom đồ gom đồ những người đã xác


định trong danh sách.

3
Tập trung đồ tại nhà Hồng
Anh.
Sắp xếp và lọc
đồ Phân loại dựa theo độ tuổi, giới
tính, mức độ tái sử dụng để
25/11 - thuận tiện cho việc phân phát.
27/11
Vệ sinh đồ thu
Giặt đồ và phơi sạch sẽ.
gom

Địa điểm: BigC Thăng long.

Mua quà Bánh, kẹo, sữa, nước.


Kiểm tra kỹ lưỡng về hạn sử
dụng và mức độ phù hợp.

Tập trung tại văn phòng H101

28/11 3 xe.
2 người/xe
Tập trung và
xếp quà. Xếp quà và quần áo vào 15 túi.
Mốc thời (1 nước, 1 sữa, 6 gói bánh, 2
TÌNH gian 3 kẹo)
NGUYỆN (28/11-
2/12) Phân chia túi quà 5 túi/xe

28/11 Phân phát đồ


(23h - khu vực Ga Hà
0h) Nội (Lê Duẩn)

(0h - Phân phát đồ


1h) khu vực phố cổ

28/11 Hoàn thành


(1h) phân phát

29/11 Quần áo/chăn Liên hệ đội cứu trợ động vật.

4
29/11 - ga cũ còn thừa Mang đến các hòm quần áo từ
30/11 thiện - Cầu Giấy.

- Kế hoạch về tổ chức là vô cùng quan trọng và cần thiết để cả team có cái nhìn tổng
quan về những công việc chính cần làm.
- Timeline trên là timeline dự kiến tổ chức hoạt động thu gom và tình nguyện, sẽ có sai
lệch so với thực tế.
1.3. Kế hoạch truyền thông
Mục đích của truyền thông: lan tỏa và tìm kiếm. Lan tỏa dự án với những mục đích
tốt đẹp đến mọi người xung quanh, nhờ đó tìm kiếm những tấm lòng hảo tâm và những
người có mong muốn đóng góp.
1.3.1. Fanpage overview

- Fanpage: Trao gửi yêu thương 2022


- Tổng lượt thích fanpage: 102 lượt thích.
- Gần 1200 lượt tiếp cận trên fanpage.
- Lượt truy cập fanpage 3 ngày đầu là 165, 114, 93.
- Nội dung trên fanpage là các bài đăng sáng tạo, các bài viết cập nhật tình hình dự án,
các bài viết về các hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Bên cạnh là các
video sáng tạo thu hút lượt tiếp cận để dự án được lan tỏa.
1.3.2. Tổng quan kế hoạch truyền thông
- Đối tượng: Sinh viên, dân cư ở khu vực Chùa Láng nói riêng và toàn Thành phố Hà

5
Nội nói chung.
- Nền tảng truyền thông:
• Fanpage facebook
• Truyền thông miệng
- Thời gian:
• Giai đoạn 1: 12/11 - 22/11
• Giai đoạn 2: 22/11 - 27/11
• Giai đoạn 3: 28/11 - 2/12
- Nhân sự:
• Team 1: Hồng Anh, Hồng Hải
• Team 2: Trung Anh, Hương Linh
• Team 3: Mỹ Tâm, Thanh Nga
- KPI:
• Nội dung sáng tạo: 50 - 150 lượt tiếp cận.
• Nội dung thông tin: 50 - 150 lượt tiếp cận.
• Video đinh trên fanpage: 50 - 150 lượt tiếp cận.
1.3.3. Timeline truyền thông trên nền tảng MXH Facebook

Thời gian Bài đăng PCCV

Phát động dự án trên Fanpage, thông tin về dự án,


12/11 Team 3
kèm link nhận quyên góp

14/11 Nội dung sáng tạo 1: thu hút tương tác và truyền
Team 3
(21h) thông về mục đích, ý nghĩa, đối tượng của dự án.

17/11 Nội dung sáng tạo 2: bài viết về những cảnh sống
Team 1
(21h) khó khăn xung quanh chúng ta.

21/11
Countdown còn 1 ngày đóng link nhận quyên góp. Team 2
(21h)

22/11
Chính thức đóng đơn. Team 2
(23h)

6
24/11-27/11
Hình ảnh các bạn quyên góp. Team 3
(20h)

29/11 (21h) Video/footage chân thực về quá trình quyên góp. Team 1

2/12 (20h) Video tổng hợp cả quá trình thực hiện dự án. Cả nhóm

3/12 (20h) Bài cảm ơn và tri ân. Team 2

1.3.4. Truyền thông miệng


- Truyền thông đến bạn bè xung quanh, bạn bè trong lớp học thông qua nhóm
Messenger và trò chuyện trực tiếp.
- Truyền thông đến dân cư trong khu vực sinh sống.
1.3.5. Kế hoạch tài chính
Báo cáo thu chi dựa trên phương pháp thực thu, thực chi.

BÁO CÁO THU CHI

Người lập báo cáo : PHẠM HỒNG ANH


Vị trí : Nhóm trưởng
Thời gian báo cáo : 22/12 – 30/12 (Thời gian diễn ra dự án)

Hoạt động thu


Mục thu Người nộp Tiền
Phạm Hồng Anh 100,000 VNĐ
Lý Hồng Hải 100,000 VNĐ
Nghiêm Thị Hương Linh 100,000 VNĐ
Quỹ dự án
Nguyễn Thị Thanh Nga 100,000 VNĐ
Thái Trung Anh 100,000 VNĐ
Nguyễn Mỹ Tâm 100,000 VNĐ
Tổng thu 600,000 VNĐ
Hoạt động chi cố định

7
Tiền
Mục chi Lượng Người chi
Đơn giá Tổng

Nước TH True 3,800 57,000


15 chai
Water VNĐ/1 chai VNĐ
Sữa bịch 5,900 88,500
15 túi
CGHK CD 210 Phạm Hồng VNĐ/1 túi VNĐ
Đồ ăn
Bánh gạo Anh 23,000 69,000
quyên góp 3 gói
nướng An Ta Lý Hồng VNĐ/1 gói VNĐ
Bánh quy sữa Hải 53,500 107,000
2 gói
cosy VNĐ/1 gói VNĐ
Thạch hương 60,000 75,600
1,260 kg
sữa chua VNĐ/1 kg VNĐ
Túi đựng đồ ăn 200 gram 50,000
VNĐ/1 kg
420,000 180,000
Tổng chi cố định Còn dư
VNĐ VNĐ
Hoạt động chi thêm/chi ngoài
Tiền
Mục chi Lượng Người chi
Đơn giá Tổng
Phạm Hồng 180,000
22,700 VNĐ
Tiền xăng Anh VNĐ
xe Nguyễn Mỹ
Tâm

180,00
Tổng chi thêm/chi ngoài Còn dư 0
VNĐ

8
1.4. Kế hoạch quản lý rủi ro
1.4.1. Rủi ro trong quá trình chuẩn bị cho việc thực hiện dự án
1.4.1.1. Rủi ro thiếu hụt đồ cần chuẩn bị cho dự án
- Nguyên nhân: Không kêu gọi được nhà hảo tâm cho dự án, thiếu hụt kinh phí, nguồn
vốn cần cho dự án.
- Mức độ rủi ro: Khả năng xảy ra thấp, nhưng mức độ hậu quả cao khi rủi ro xảy ra.
- Kiểm soát rủi ro:
+ Lên kế hoạch chi tiết về kinh phí, nguồn vốn của dự án.
+ Kêu gọi các nhà hảo tâm từ những ngày bắt đầu dự án qua nhiều kênh (mạng xã
hội, bạn bè, người thân, hàng xóm,…). Đặt lịch hẹn với các nhà hảo tâm khi đã liên hệ
được với họ để tránh rủi ro không thu thập được đồ quyên góp.
+ Chi tiêu vào những đồ quyên góp thực sự cần thiết và ưu tiên tiêu chí tiết kiệm.
- Tài trợ rủi ro: Các thành viên tham gia dự án từ thiện sẽ tự quyên góp một phần nhỏ,
đồng thời kêu gọi những nhà hảo tâm sẽ cùng quyên góp.
1.4.1.2. Rủi ro an toàn trong việc di chuyển để thu gom đồ
- Nguyên nhân: Các yếu tố khách quan, bất khả kháng khi di chuyển để gom đồ từ các
nhà hảo tâm. Đồng thời, các yếu tố chủ quan như kinh nghiệm lái xe, mức độ tập trung
khi tham gia giao thông,… cũng là nguyên nhân dẫn đến rủi ro này.
- Mức độ rủi ro: Khả năng xảy ra trung bình, hậu quả của rủi ro cao.
- Kiểm soát rủi ro: Các thành viên điều khiển phương tiện giao thông dự án đảm bảo
rằng phải có bằng lái xe cũng như có kinh nghiệm tham gia giao thông tại Hà Nội. Chấp
hành các quy định của luật an toàn giao thông.
- Tài trợ rủi ro: Sử dụng nguồn lực tài chính của các thành viên tham gia dự án để khắc
phục rủi ro nếu xảy ra.
1.4.1.3. Rủi ro lựa chọn thực phẩm để chuẩn bị cho dự án
- Nguyên nhân: Quá trình chế biển không an toàn vệ sinh thực phẩm, quy trình chế biến
chưa kỹ lưỡng. Lựa chọn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an
toàn tiêu dùng.
- Mức độ rủi ro: Khả năng xảy ra cao, hậu quả rủi ro cao.
- Kiểm soát rủi ro: Lựa chọn thực phẩm bày bán trong siêu thị để chuẩn bị cho dự án.
- Tài trợ rủi ro: Kinh phí, vốn của dự án từ quỹ quyên góp từ các thành viên và các nhà
hảo tâm.

9
1.4.1.4. Rủi ro lưu trữ đồ để chuẩn bị
- Nguyên nhân: Thiếu nơi lưu trữ đồ. Đồng thời dễ xảy ra rủi ro mất cắp khi lưu trữ đồ
trước khi thực hiện dự án.
- Mức độ rủi ro: Khả năng xảy ra trung bình, mức độ hậu quả cao nếu rủi ro xảy ra.
- Kiểm soát rủi ro: Chủ động liên hệ để tìm nơi lưu trữ đồ cho dự án, tránh để đồ quyên
góp tại những nơi nhiều người ra vào để tránh tình trạng mất cắp, thất lạc đồ.
- Tài trợ rủi ro: Vốn của dự án.
1.4.1.5. Rủi ro thiếu nhân lực trong quá trình chuẩn bị
- Nguyên nhân: Hoạt động phát đồ ăn cho người vô gia cư, người có hoàn cảnh khó khăn
diễn ra vào ban đêm (từ khoảng 22h trở đi), các thành viên tham gia dự án có thể bị
trùng lịch cho các việc khác nên không thể tham gia dự án.
- Mức độ rủi ro: Khả năng xảy ra thấp, mức độ hậu quả cao nếu rủi ro xảy ra.
- Kiểm soát rủi ro: Các thành viên trước khi tham gia dự án chủ động sắp xếp thời gian
biểu một cách hợp lý để tránh bị trùng lịch, đồng thời ưu tiên tham gia dự án cho đến
khi hoàn thành.
- Giải quyết rủi ro: Lập kế hoạch nhân sự và giám sát kỹ càng rủi ro ngay từ khi bắt đầu.
1.4.2. Rủi ro trong quá trình thực hiện
1.4.2.1. Rủi ro hỏng hóc, mất đồ trong quá trình thực hiện dự án
- Nguyên nhân: Trong quá trình di chuyển bảo quản không đúng cách, đồ bị va đập trong
quá trình di chuyển dẫn đến móp méo, hỏng hóc, không sử dụng được cho dự án; thất
lạc, rơi đồ trong quá trình di chuyển dẫn đến thiếu hụt đồ cần thiết để đem đi phát.
- Mức độ rủi ro: Khả năng xảy ra thấp, mức độ hậu quả cao nếu rủi ro xảy ra.
- Kiểm soát rủi ro: Xếp đồ cẩn thận vào túi, sử dụng loại túi và bao bì chắc chắn; di
chuyển an toàn trong khi thực hiện phát đồ để tránh rơi mất.
- Tài trợ rủi ro: : Kinh phí, vốn của dự án từ quỹ quyên góp từ các thành viên và các nhà
hảo tâm.
1.4.2.2. Rủi ro an toàn trong việc di chuyển
- Nguyên nhân: Thiếu kỹ năng khi tham gia giao thông, xử lý tình huống bất ngờ, va
chạm với các phương tiện khác. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khách quan khác như
thời tiết, mưa, gió,….
- Mức độ rủi ro: Khả năng xảy ra rủi ro trung bình, mức độ hậu quả cao nếu có rủi ro.

10
- Kiểm soát rủi ro: Thành viên điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông phải có
đầy đủ kỹ năng, kinh nghiệm lái xe trên địa bàn Hà Nội. Chấp hành nghiêm chỉnh luật
an toàn giao thông (đội mũ bảo hiểm, không vượt đèn đỏ, đi đúng làn đường,…)
- Tài trợ rủi ro: Sử dụng nguồn lực tài chính của các thành viên tham gia dự án để khắc
phục rủi ro nếu xảy ra.
1.4.2.3. Rủi ro không tìm được đối tượng
- Nguyên nhân: Lựa chọn thời gian, địa điểm mà người vô gia cư qua lại chưa chính
xác; phân tích, quan sát đối tượng không chính xác dẫn đến phát đồ sai đối tượng.
- Mức độ rủi ro: Khả năng xảy ra rủi ro trung bình, mức độ hậu quả trung bình nếu rủi
ro xảy ra.
- Kiểm soát rủi ro: Xác định trước khu vực mà những người vô gia cư, người có hoàn
cảnh khó khăn thường xuyên đi tới và trú ngụ. Quan sát và hỏi thăm kỹ càng đối tượng
trước khi phát tặng đồ cho họ.
- Giải quyết rủi ro: Lên kế hoạch giám sát và theo dõi rủi ro theo lộ trình phù hợp.

11
MA TRẬN ĐÁNH GIÁ RỦI RO
Mức độ hậu quả khi xảy ra rủi ro
Ma trận đánh giá rủi ro
1 2 3 4 5
- Rủi ro thiếu hụt đồ cần
chuẩn bị cho dự án.
- Rủi ro thiếu nhân lực
trong quá trình chuẩn
1
bị cho dự án.
- Rủi ro hỏng hóc, mất
đồ trong quá trình thực
hiện dự án.
2
- Rủi ro an toàn trong
việc di chuyển để thu
Khả năng xảy
gồm đồ cho dự án từ các
ra rủi ro Rủi ro không tìm kiếm
nhà hảo tâm.
được đối tượng nhận
3 - Rủi ro lưu trữ đồ để .
đồ quyên góp, phát đồ
chuẩn bị cho dự án.
sai đối tượng.
- Rủi ro an toàn trong
việc di chuyển để thực
hiện dự án.
Rủi ro lựa chọn thực
4 phẩm để chuẩn bị cho
dự án.

(1) Mức độ xảy ra, hậu quả rủi rất thấp


(2) Mức độ xảy ra, hậu quả rủi ro thấp
(3) Mức độ xảy ra, hậu quả rủi ro trung bình
(4) Mức độ xảy ra, hậu quả rủi ro cao
(5) Mức độ xảy ra, hậu quả rủi ro rất cao

Rủi ro trong quá trình chuẩn bị cho việc thực hiện dự án

Rủi ro trong quá trình chuẩn bị cho việc thực hiện dự án

12
PHẦN 2. HIỆN THỰC HÓA KẾ HOẠCH
2.1. Timeline thực tế chạy dự án

Công việc Bắt đầu Kết thúc

Chuẩn bị về nhân sự 12/11 13/11

Xác định mục tiêu thực


12/11 x
hiện

Xác định đối tượng, địa


12/11 14/11
điểm, đồ cần quyên góp.

Kế hoạch truyền thông 9/11 16/11

Bài truyền thông 1 phát


12/11 x
động

Kế hoạch tổ chức thu gom


13/11 16/11
và tình nguyện

Kế hoạch kiểm soát rủi ro 12/11 16/11

Xem xét chỉnh sửa kế


16/11 18/11
hoạch

Đăng ký danh sách người


12/11 22/11
quyên góp

Bài truyền thông 2 14/11 x

Bài truyền thông 3 17/11 x

Liên hệ người quyên góp


20/11 21/11
trong danh sách

13
Bài truyền thông 4
21/11 x
(countdown)

Bài truyền thông 5 (đóng


23/11 x
đơn)

Chốt danh sách người


23/11 x
đăng ký

Lên dự trù kinh phí 20/11 22/11

Xác định địa điểm quyên


16/11 x
góp

Xác định số lượng đồ


20/11 23/11
quyên góp.

Thu gom đồ mang đến địa 24/11 24/11


điểm tập trung (9h sáng) (21h)

Sắp xếp và lọc đồ + vệ 24/11


27/11
sinh đồ (22h)

Mua quà + tập trung và 28/11 28/11


xếp quà (15h) (21h)

Bài truyền thông 6


29/11 x
(footages)

Phát đồ 28/11 28/11


(22h30) (1h sáng)

Hậu kỳ: quần áo thừa để


các tủ quần áo thiện 29/11 30/11
nguyện - Cầu Giấy

14
Tổng hợp rủi ro thực tế
xảy ra + bài học kinh 31/11 2/11
nghiệm

Bài truyền thông 7 + tri ân


2/12 x
cảm ơn

So sánh mức độ sai lệch so với kế hoạch:


- Những phần được đổ màu là những phần sai lệch so với kế hoạch ban đầu.
- Những phần công việc chính vẫn được đảm bảo về thời gian so với kế hoạch ban
đầu. Trong quá trình thực hiện, nhóm đã cố gắng linh hoạt để có thể tiết kiệm thời
gian nhất và vẫn có thể đem lại hiệu quả. Ví dụ như việc thu gom và vệ sinh đồ nhóm
đã thực tế thực hiện chỉ trong một ngày chứ không chia ngày như dự định. Đồng thời
nhóm đã có những buổi họp để chốt lại và chỉnh sửa kế hoạch cho hợp lý với thực tế
nhất.
- Phần sai lệch lớn nhất là phần hậu kỳ của dự án:
• Kế hoạch ban đầu: quyên góp cho các bên hội cứu trợ động vật
• Thực tế: quyên góp cho các tủ quần áo thiện nguyện
• Nguyên nhân: thời tiết không thực sự lạnh nên dẫn đến các bên hội cứu trợ
không có nhu cầu nhận thêm đồ lót ổ cho động vật.
2.2. Tình huống thực tế phát sinh
2.2.1. Thiếu kinh phí
- Nguyên nhân: dự án mới, quy mô nhỏ, lượng reach thấp, chưa xây dựng được hình
ảnh.
- Mức độ rủi ro: Trung bình.
- Cách giải quyết: các thành viên quyên góp tiền cá nhân,

15
2.2.2. Rủi ro đi đường
2.2.2.1. Rủi ro bị lạc nhau khi đi đường
- Nguyên nhân: thời gian thực hiện phát quà tình nguyện vào buổi tối (khung giờ 0h
- 1h), di chuyển theo đoàn nên tốc độ đi khác nhau, bên cạnh đó là chưa thạo đường
đi.
- Mức độ rủi ro: trung bình
- Cách giải quyết:
+ Sắp xếp thứ tự các xe khi đi, xe nào sẽ đi dẫn đầu, xe nào sẽ đi thứ 2, thứ 3,
thứ 4 và xe nào sẽ đi cuối cùng. Xe đi đầu và xe đi cuối phải là người biết
đường/tay lái chắc.
+ Các bạn sẽ phải lưu số điện thoại của nhau để dễ liên lạc khi cần thiết
+ Mỗi người cần đăng ký 4G để khi điện thoại hết tiền, vẫn còn phương thức
liên lạc.
2.2.2.2. Rủi ro xe bị hỏng
- Nguyên nhân: Trước khi xuất phát đã kiểm tra các xe máy như xe có đủ xăng không,
lốp xe không bị non. Tuy nhiên trong quá trình di chuyển thì không may có 1 xe bị
thủng lốp do bị đinh đâm thủng
- Mức độ rủi ro: cao
- Cách giải quyết: Phân công người đi tìm các quán sửa xe quanh đó (nhưng có khả
năng buổi đêm nên còn rất ít quán mở). Do vậy tìm cách liên hệ cho dịch vụ sửa
chữa xe tại chỗ buổi đêm
2.2.3. Rủi ro nhận định đối tượng quyên góp
Trong quá trình tìm kiếm các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn mà nhóm hướng
tới, có một số tình huống khi người nhận quà đóng giả làm người vô gia cư để nhận
quà.
- Mức độ rủi ro: cao.
- Cách giải quyết: quan sát kỹ hơn, giảm thiểu khả năng nhận định sai.
2.2.4. Rủi ro hậu kỳ
Thừa quần áo quyên góp.

16
- Nguyên nhân: quần áo chưa phù hợp với người nhận quyên góp, người nhận quyên
góp không có nhu cầu về quần áo.
- Mức độ rủi ro: Thấp
- Cách giải quyết: mang quần áo còn dùng tốt đến tủ quần áo tình nguyện - Cầu Giấy.
- Các tình huống phát sinh ngoài kế hoạch quản lý rủi ro.

Trung
Rất thấp Thấp Cao Rất cao
bình

Thiếu kinh
x
phí

Rủi ro đi
x x
đường

Rủi ro
nhận định
x
đối tượng
quyên góp

Rủi ro hậu
x
kỳ

17
PHẦN 3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
3.1. Quá trình lên kế hoạch
- Kiểm soát và phân công công việc hợp lý.
Đối với số lượng thành viên ít nên cần phải có một bản phân công công việc chi
tiết để chia nhỏ phần công việc để mọi người có thể giúp đỡ nhau trong quá trình xây
dựng kế hoạch.
Đồng thời phải kiểm soát chất lượng công việc ngay từ lúc bắt đầu.
- Chỉnh sửa kế hoạch tổ chức và kế hoạch quản lý rủi ro
Trong các buổi họp của nhóm cần phải sửa và thống nhất lại các nội dung chưa
hợp lý.
3.2. Quá trình thực hiện kế hoạch
- Những tình huống phát sinh không nằm trong kế hoạch dự kiến ban đầu.
Chúng em đã gặp tình huống phát sinh nằm ngoài kế hoạch nhưng không có quá
nhiều ảnh hưởng. Đặc biệt là tình huống nhận định sai đối tượng cần giúp đỡ. Nhiều
người đóng giả là người vô gia cư, có hoàn cảnh khó khăn để nương nhờ vào lòng tốt
của người khác dẫn đến hậu quả là có những người thực sự cần giúp đỡ thì lại không
nhận được, tạo nên tình huống khó xử giữa đôi bên và về lâu về dài những trường
hợp này có thể tạo nên một xã hội có sức ì.
- Cần phải có những kế hoạch dự bị nếu phát sinh những tình huống sai lệch và cần
phải đánh giá kỹ càng mức độ khả thi của kế hoạch chứ không phải kế hoạch dự bị
chỉ là kế hoạch đề ra cho đủ KPI.
- Cần linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ cá nhân trong một dự án có quy mô
nhỏ và ít thành viên.

18
KẾT LUẬN
Mặc dù đây là một dự án nhỏ nhưng đã mang lại cho nhóm chúng em những
trải nghiệm quý giá. Bỏ qua những bỡ ngỡ, chúng em đã có cơ hội tự va vấp với thực
tế để trải nghiệm và rút ra những bài học cho bản thân.
Đặc biệt là bài học về kế hoạch quản lý rủi ro cho một dự án, đây sẽ là khởi đầu
để chúng em xây dựng tư duy về quản lý rủi ro cho những dự án lớn hơn trong tương
lai.
Kế hoạch và dự án còn nhiều khuyết điểm, tuy nhiên với nỗ lực của cả nhóm,
chúng em đã hoàn thiện dự án một cách tốt nhất.

19

You might also like