You are on page 1of 224

1

2
LỜI MỞ ĐẦU

Quá trình lao động đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa các yếu tố của
quá trình sản xuất: Người lao động, công cụ lao động và đối tượng lao
động. Trong đó con người có vai trò quan trọng nhất, vừa là người tham
gia, vừa là người quản lý, điều khiển quá trình lao động. Năng suất, chất
lượng và hiệu quả của hoạt động lao động phụ thuộc chủ yếu vào việc tổ
chức, sự phối hợp, kết hợp giữa các yếu tố của quá trình lao động với
nhau và giữa người lao động với các bộ phận người lao động trong tổ
chức, nói cách khác là phải thực hiện tổ chức lao động khoa học. Để
thực hiện tổ chức lao động khoa học cần thiết phải có các định mức kinh
tế - kỹ thuật, định mức lao động cho mọi khâu, công đoạn, chi tiết cũng
như toàn bộ quá trình lao động. Định mức lao động do đó vừa là cơ sở
để tổ chức lao động khoa học vừa là yếu tố đảm bảo tăng năng suất, chất
lượng và hiệu quả lao động, phù hợp với khả năng và khai thác triệt để
tiềm năng lao động. Định mức lao động là cơ sở khoa học trong quản lý
lao động và phải xác định bằng các phương pháp khoa học, gắn với thực
tiễn các điều kiện tổ chức, kỹ thuật, môi trường hoạt động. Nói tóm lại:
Tổ chức và định mức lao động là một trong những cơ sở, nền tảng của
quản trị nhân lực trong các tổ chức, doanh nghiệp.
Giáo trình “Tổ chức và định mức lao động trong doanh nghiệp”
là giáo trình của học phần trong chuyên ngành Quản trị nhân lực doanh
nghiệp thuộc chương trình đào tạo theo Quyết định số 81/QĐ-ĐHTM
ngày 10 tháng 02 năm 2017 được Hiệu trưởng phê duyệt và sử dụng
trong giảng dạy, học tập ở Trường Đại học Thương mại cho chuyên
ngành quản trị nhân lực doanh nghiệp, là tài liệu tham khảo cho các
chuyên ngành khác có liên quan.
Nội dung cốt lõi của giáo trình tập trung vào những kiến thức và kỹ
năng cơ bản có tính nguyên lý, căn bản về tổ chức và định mức lao động
trong doanh nghiệp, được cụ thể hóa cho lao động sản xuất và lao động
thương mại, là những loại lao động chủ yếu trong doanh nghiệp. Giáo
trình là tài liệu tham khảo để tổ chức và định mức trong các tổ chức kinh
tế, xã hội. Giáo trình được biên soạn bởi một số thành viên trong bộ môn
Kinh tế nguồn nhân lực và do PGS. TS Phạm Công Đoàn - giảng viên
cao cấp làm chủ biên. Xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu và nội dung đã
được phê duyệt, giáo trình được cấu trúc thành 6 chương:

3
Chương 1: Tổng quan về tổ chức và định mức lao động;
Chương 2: Tổ chức lao động trong doanh nghiệp;
Chương 3: Định mức lao động trong doanh nghiệp;
Chương 4: Tổ chức và định mức lao động quản lý trong doanh nghiệp;
Chương 5: Tổ chức và định mức lao động sản xuất trong doanh nghiệp;
Chương 6: Tổ chức và định mức lao động thương mại trong
doanh nghiệp.
Trong mỗi chương của giáo trình, bên cạnh nội dung chính, phần
cuối từng chương là câu hỏi ôn tập, nội dung thảo luận, bài tập thực
hành và tài liệu tham khảo.
Các tác giả được phân công biên soạn, cụ thể như sau:
PGS. TS Phạm Công Đoàn biên soạn chương 1, 2, 5 và 6;
TS Chu Thị Thủy và ThS Phạm Hà Phương biên soạn chương 3;
PGS. TS Phạm Công Đoàn và TS Chu Thị Thủy biên soạn chương 4.
Ngoài ra còn có sự tham gia biên soạn bài tập và tình huống thảo
luận của ThS Nguyễn Đắc Thành.
Trong quá trình biên soạn nhóm tác giả đã nhận được sự tham gia
góp ý nhiệt tình, trách nhiệm và hiệu quả của các thành viên Bộ môn
Kinh tế nguồn nhân lực, Hội đồng Khoa Quản trị nhân lực và cá nhân
các nhà khoa học. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, cố gắng song khó tránh
khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tập thể tác giả mong muốn tiếp tục nhận
được sự góp ý của Khoa, Bộ môn và các nhà khoa học trong và ngoài
Trường để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn.
Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng gửi về Bộ môn Kinh tế nguồn
nhân lực - Khoa Quản trị nhân lực - Trường Đại học Thương mại.
Xin trân trọng cảm ơn!
TẬP THỂ TÁC GIẢ

4
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
DANH MỤC BẢNG 9
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 10
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HỌC PHẦN TỔ CHỨC
VÀ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 11
1. Đối tượng nghiên cứu 11
2. Phương pháp nghiên cứu 13

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC VÀ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG 15


1.1. Tổ chức lao động 15
1.1.1. Khái niệm về tổ chức lao động 15
1.1.2. Mục đích và nhiệm vụ của tổ chức lao động 16
1.1.3. Các nguyên tắc của tổ chức lao động 18
1.1.4. Các loại hình tổ chức lao động 20
1.1.5. Những nội dung cơ bản của tổ chức lao động 26
1.1.6. Tổ chức bộ máy quản lý tổ chức lao động 31
1.2. Định mức lao động 33
1.2.1. Khái niệm định mức lao động 33
1.2.2. Vai trò của định mức lao động 35
1.2.3. Nguyên tắc xây dựng định mức lao động 37
1.2.4. Nội dung cơ bản của định mức lao động 37
Câu hỏi ôn tập 43
Nội dung thảo luận 43
Bài tập thực hành 44
Tài liệu tham khảo chương 1 45

Chương 2. TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 47


2.1. Phân công lao động và hợp tác lao động trong doanh nghiệp 47
2.1.1. Phân công lao động trong doanh nghiệp 47
2.1.2. Hợp tác lao động trong doanh nghiệp 49
2.2. Tổ chức và phục vụ nơi làm việc trong doanh nghiệp 50
2.2.1. Tổ chức nơi làm việc trong doanh nghiệp 50
2.2.2. Phục vụ nơi làm việc trong doanh nghiệp 59

5
2.3. Tạo điều kiện lao động thuận lợi 64
2.3.1. Các yếu tố cơ bản thuộc về điều kiện lao động 64
2.3.2. Một số chỉ tiêu đánh giá điều kiện lao động trong doanh nghiệp 65
2.3.3. Hoạt động chủ yếu nhằm tạo điều kiện lao động thuận lợi
cho người lao động. 66
Câu hỏi ôn tập 68
Nội dung thảo luận 69
Bài tập thực hành 69
Tài liệu tham khảo chương 2 71

Chương 3. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 73


3.1. Khái niệm và nguyên tắc xây dựng định mức lao động
trong doanh nghiệp 74
3.1.1. Khái niệm định mức lao động trong doanh nghiệp 74
3.1.2. Nguyên tắc xây dựng định mức lao động trong doanh nghiệp 75
3.2. Phương pháp định mức lao động trong doanh nghiệp 76
3.2.1. Các phương pháp định mức lao động chi tiết trong doanh nghiệp 76
3.2.2. Phương pháp định mức lao động tổng hợp 95
3.3. Quy trình xây dựng định mức lao động trong doanh nghiệp 110
3.3.1. Chuẩn bị tư liệu và căn cứ xây dựng định mức lao động 111
3.3.2. Xây dựng tiêu chuẩn định mức lao động và lựa chọn phương pháp
định mức phù hợp 111
3.3.3. Thiết lập bản thuyết minh mức lao động 114
3.3.4. Quyết định định mức lao động 117
3.4. Định mức lao động đối với lao động nhân viên trong doanh nghiệp 117
3.4.1. Những nội dung chủ yếu của định mức lao động
đối với lao động nhân viên 117
3.4.2. Một số phương pháp định mức lao động đối với lao động nhân viên 121
3.5. Định mức lao động với vấn đề định biên trong tổ chức lao động
của doanh nghiệp 127
3.5.1. Định mức lao động là cơ sở cho định biên lao động 127
3.5.2. Điều kiện để tính định biên lao động 129
3.5.3. Các nguyên tắc để tính định biên lao động 130
3.5.4. Các phương pháp định biên lao động 133

6
Câu hỏi ôn tập 137
Nội dung thảo luận 137
Bài tập thực hành 138
Tài liệu tham khảo chương 3 143

Chương 4. TỔ CHỨC VÀ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG
QUẢN LÝ TRONG DOANH NGHIỆP 145
4.1. Mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của tổ chức lao động
đối với lao động quản lý trong doanh nghiệp 145
4.1.1. Đặc điểm và vai trò của lao động quản lý trong doanh nghiệp 145
4.1.2. Khái niệm và mục đích của tổ chức lao động đối với lao động quản lý
trong doanh nghiệp 149
4.1.3. Nhiệm vụ của tổ chức lao động đối với lao động quản lý
trong doanh nghiệp 151
4.1.4. Ý nghĩa của tổ chức lao động quản lý đối với hoạt động quản lý
trong doanh nghiệp 151
4.2. Nội dung chủ yếu của tổ chức lao động đối với lao động quản lý
trong doanh nghiệp 152
4.2.1. Phân công, hợp tác lao động quản lý trong doanh nghiệp 152
4.2.2. Tổ chức và phục vụ nơi làm việc của lao động quản lý
trong doanh nghiệp 156
4.3. Định mức lao động đối với lao động quản lý trong doanh nghiệp 159
4.3.1. Khái niệm định mức lao động đối với lao động quản lý
và mức quản lý trong doanh nghiệp 159
4.3.2. Các phương pháp định mức lao động đối với lao động quản lý
trong doanh nghiệp 160
4.3.3. Xác định định mức lao động đối với lao động quản lý
trong doanh nghiệp 162
Câu hỏi ôn tập 166
Nội dung thảo luận 167
Bài tập thực hành 167
Tài liệu tham khảo chương 4 169

Chương 5. TỔ CHỨC VÀ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG SẢN XUẤT


TRONG DOANH NGHIỆP 171
5.1. Tổ chức lao động sản xuất trong doanh nghiệp 171
5.1.1. Khái niệm và đặc điểm lao động sản xuất, tổ chức lao động sản xuất
trong doanh nghiệp. 171

7
5.1.2. Nhiệm vụ và nguyên tắc của tổ chức lao động sản xuất
trong doanh nghiệp. 173
5.1.3. Nội dung tổ chức lao động sản xuất trong doanh nghiệp 174
5.2. Định mức lao động sản xuất trong doanh nghiệp 185
5.2.1. Khái niệm và phân loại định mức lao động sản xuất trong doanh nghiệp 185
5.2.2. Yêu cầu của định mức lao động sản xuất trong doanh nghiệp 186
5.2.3. Nội dung định mức lao động sản xuất trong doanh nghiệp 187
5.2.4. Một số phương pháp định mức lao động sản xuất thông dụng 189
Câu hỏi ôn tập 193
Nội dung thảo luận 193
Bài tập thực hành 194
Tài liệu tham khảo chương 5 195

Chương 6. TỔ CHỨC VÀ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG THƯƠNG MẠI


TRONG DOANH NGHIỆP 197
6.1. Đặc điểm và phân loại lao động thương mại trong doanh nghiệp 197
6.1.1. Đặc điểm lao động thương mại 197
6.1.2. Phân loại lao động thương mại 198
6.2. Tổ chức lao động thương mại trong doanh nghiệp 200
6.2.1. Phân công hợp tác lao động thương mại trong doanh nghiệp 200
6.2.2. Tổ chức và phục vụ nơi làm việc của lao động thương mại
trong doanh nghiệp. 206
6.3. Định mức lao động thương mại trong doanh nghiệp. 212
6.3.1. Xây dựng định mức lao động tổng hợp theo đơn vị sản phẩm 215
6.3.2. Xây dựng định mức lao động theo định biên 216
Câu hỏi ôn tập 218
Nội dung thảo luận 218
Bài tập thực hành 219
Tài liệu tham khảo chương 6 220

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 221

8
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Biên chế người làm công tác tổ chức lao động
chuyên trách ở một số nước 32
Bảng 3.1: Mô hình mức thời gian đối với lao động nhân viên 124
Bảng 3.2: Ví dụ số lượng nhân viên và cán bộ quản lý
của doanh nghiệp B năm 2007 - 2019 135
Bảng 5.1: Bảng số liệu ghi chép thời gian hao phí của công nhân 189
Bảng 5.2: Tổng hợp thời gian hao phí trong ca 190
Bảng 5.3: Bảng cân đối thời gian công tác trong ca 191
Bảng 6.1: Tiêu chuẩn định mức lao động cho một số chức danh
trong doanh nghiệp thương mại 214

9
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy quản lý tổ chức lao động 33


Sơ đồ 3.1: Quy trình xây dựng định mức lao động
trong doanh nghiệp 110
Sơ đồ 6.1: Sơ đồ tổ chức phục vụ nơi làm việc
của lao động thương mại 210
Hình 6.1: Mối liên hệ giữa các hình thức phân công lao động 203

10
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
HỌC PHẦN TỔ CHỨC VÀ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG
TRONG DOANH NGHIỆP

Cũng giống như các môn khoa học khác, tổ chức và định mức lao
động là khoa học được đúc rút từ thực tiễn hoạt động lao động của con
người, phát triển cùng với sự phát triển của sản xuất xã hội loài người và
được khái quát thành lý thuyết khoa học gắn liền với sự ra đời của khoa
học quản trị; tổ chức và định mức lao động là một nội dung quan trọng
của chức năng tổ chức của quản trị một tổ chức. Các công trình đầu tiên
về khoa học quản trị nói chung và tổ chức lao động nói riêng thuộc về
trường phái quản trị khoa học mà cha đẻ là F.W.Taylor - Tổ chức lao
động theo kiểu dây chuyền được phát triển thêm bởi những người kế tục
F.W.Taylor trong tổ chức lao động và định mức lao động (là cơ sở cho tổ
chức lao động) cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, sự phát
triển của khoa học, công nghệ xuất hiện các hình thức mới của tổ chức
lao động (luân chuyển, mở rộng, làm phong phú nhiệm vụ, tổ chức lao
động theo nhóm tự quản, bán tự quản...), với nội dung và phương pháp
định mức khoa học đem lại hiệu quả của lao động cao hơn, hoàn thiện,
tiến bộ hơn.
Tổ chức lao động ngày nay là tổ chức lao động khoa học, là tổ chức
lao động được ứng dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật công nghệ
và kinh nghiệm tiên tiến, đảm bảo quá trình lao động hợp lý, đạt hiệu quả
cao hơn.
1. Đối tượng nghiên cứu
Là một khoa học, tổ chức và định mức lao động trong doanh nghiệp
có đối tượng nghiên cứu riêng. Tổ chức lao động về bản chất là tổ chức
quá trình lao động của con người trong sự kết hợp giữa 3 yếu tố của quá
trình lao động, theo đó con người sử dụng công cụ lao động tác động lên
quá trình lao động. Trong nền sản xuất tập thể hóa, chuyên môn hóa lao
động ngày càng cao đòi hỏi quá trình lao động của con người trong tập

11
thể phải có sự phân công, hợp tác khoa học, hợp lý hướng đến thực hiện
mục tiêu của quá trình lao động, do đó đối tượng nghiên cứu của tổ chức
và định mức lao động trong doanh nghiệp là nghiên cứu các mối quan hệ
giữa các yếu tố của quá trình lao động, qua đó đảm bảo sự phân công,
hợp tác một cách hợp lý, khoa học trong tổ chức lao động. Đồng thời để
đảm bảo phối hợp một cách khoa học, nhịp nhàng, đồng bộ phải tiến
hành định mức lao động đối với mỗi cá nhân, tập thể người lao động, là
cơ sở cho việc phân công, hợp tác một cách khoa học, qua đó đảm bảo
năng suất, chất lượng, hiệu quả cao của quá trình lao động. Như vậy,
định mức lao động là cơ sở để tổ chức lao động khoa học. Từ sự phân
tích nội hàm của tổ chức lao động khoa học cho thấy nội dung nghiên
cứu của tổ chức lao động khoa học trong doanh nghiệp là: Phân công và
hợp tác lao động; Xây dựng định mức lao động khoa học làm cơ sở cho
tổ chức lao động trong doanh nghiệp; Tổ chức nơi làm việc và phục vụ
nơi làm việc để đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho lao động của cá
nhân, tập thể, khai thác tối đa các nguồn lực của quá trình lao động trong
doanh nghiệp. Bên cạnh đó tổ chức lao động phải tạo môi trường thuận
lợi về thể chế (pháp luật của lao động), môi trường tự nhiên, xã hội và
tâm lý, bầu không khí làm việc và văn hóa trong lao động đảm bảo kích
thích động cơ lao động tích cực, đem lại hiệu quả cao của quá trình lao
động trong doanh nghiệp.
Để đạt mục tiêu học phần và chuyên ngành đào tạo, giáo trình được
cấu trúc thành 6 chương, trong đó với ý tưởng là phần đầu trình bày các
nguyên lý khoa học của tổ chức và định mức lao động làm cơ sở cho việc
vận dụng vào nghiên cứu tổ chức và định mức đối với các loại lao động
cụ thể, chủ yếu trong doanh nghiệp là lao động sản xuất và lao động
thương mại.
Tổ chức và định mức lao động trong doanh nghiệp là một môn
khoa học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, gắn liền với khoa
học tổ chức và quản trị nhân lực và có các mối quan hệ với các môn khoa
học khác như luật lao động, quản trị học, quản trị nguồn nhân lực, thống
kê lao động, quản trị sản xuất, phân tích kinh tế...Đối tượng nghiên cứu

12
của học phần Tổ chức và định mức lao động trong doanh nghiệp là các
quy luật, các lý thuyết khoa học về tổ chức, quản trị nhân lực, chính sách
pháp luật của Nhà nước về lao động, các phương pháp khoa học trong
định mức lao động; các quy luật xã hội tâm sinh lý trong lao động và các
môn khoa học liên quan khác.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Là một môn khoa học thuộc lĩnh vực xã hội nhân văn, Tổ chức và
định mức lao động trong doanh nghiệp sử dụng phương pháp luận duy
vật biện chứng để nghiên cứu quan điểm, đường lối, chính sách, pháp
luật về lao động của Đảng và Nhà nước trong mỗi giai đoạn cụ thể.
2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Học phần Tổ chức và định mức lao động trong doanh nghiệp sử
dụng phương pháp tiếp cận hệ thống; đi từ mục đích của tổ chức và định
mức lao động, mục tiêu và yêu cầu của học phần đối với chuyên ngành
đào tạo “Quản trị nhân lực doanh nghiệp” từ đó xác định các nội dung
cấu trúc và phương pháp theo trật tự logic để thực hiện mục đích.
Phương pháp phân tích, tổng hợp và khái quát hóa được sử dụng để
phân tích, luận giải các vấn đề lý luận từ đó khái quát hóa lý luận của
từng chương, mục cũng như toàn bộ giáo trình.
Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh sử dụng trong xác định
các mức lao động, định mức lao động và định biên trong doanh nghiệp.

13
14
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC
VÀ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG

Mục tiêu chương


Sau khi học xong chương này, người học nắm được khái quát
những nội dung cơ bản của Tổ chức và định mức lao động, cụ thể là:
- Khái niệm, mục đích, nhiệm vụ và các nguyên tắc của tổ chức
lao động;
- Các hình thức và nội dung cơ bản của tổ chức lao động;
- Vai trò của định mức lao động và các nguyên tắc xây dựng định
mức lao động;
- Các loại mức lao động.
1.1. Tổ chức lao động
1.1.1. Khái niệm về tổ chức lao động
Lao động trong bất kỳ hình thái kinh tế - xã hội nào cũng là hoạt
động có mục đích của con người và đều diễn ra dưới sự kết hợp của 3
yếu tố: Công cụ lao động, đối tượng lao động và người lao động.
Sự phát triển của xã hội loài người dẫn đến sản xuất không còn là
một quá trình riêng lẻ mà mang tính tổng thể, xã hội, quá trình sản xuất
chỉ có hiệu quả cao nếu con người biết kết hợp tối ưu 3 yếu tố cơ bản của
quá trình sản xuất, tức là biết tổ chức tốt quá trình lao động của con người.
Tổ chức lao động là tổ chức quá trình hoạt động của con người tác
động lên đối tượng lao động trong sự kết hợp 3 yếu tố của quá trình lao
động và mối quan hệ giữa những người lao động/tập thể người lao động
với nhau trong quá trình lao động nhằm đạt được mục tiêu.

15
Tổ chức lao động là công cụ không tách rời của quá trình sản xuất,
phải căn cứ vào mục đích của quá trình sản xuất và hướng đến thực hiện
mục đích của quá trình sản xuất nói chung và quá trình lao động nói riêng.
Với các yếu tố của quá trình sản xuất gồm có: Lao động, đối tượng
lao động và công cụ lao động đã có thì yếu tố quyết định năng suất, chất
lượng và hiệu quả của quá trình sản xuất là tổ chức lao động. Song ngày
nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đặc biệt là của
khoa học tổ chức và của quản trị nhân lực thì việc ứng dụng các thành
quả của khoa học công nghệ vào tổ chức lao động đem lại kết quả cao
hơn nhiều so với tổ chức lao động nói chung.
Trong nền sản xuất tập thể hóa, chuyên môn hóa lao động trong tập
thể đòi hỏi phải có sự phân công, phối hợp, hợp tác để đảm bảo thực hiện
mục tiêu của quá trình lao động với một hiệu quả cao. Mối quan hệ giữa
những người lao động và tập thể người lao động được thực hiện thông
qua sự phân công, phối hợp, hợp tác trong quá trình lao động.
Tổ chức lao động khoa học giống tổ chức lao động ở chỗ đều là tổ
chức quá trình lao động của con người tác động lên đối tượng lao động
trong điều kiện môi trường nhất định, song tổ chức lao động khoa học
khác so với tổ chức lao động ở phương pháp, cách thức giải quyết các
vấn đề thực tiễn của tổ chức lao động được ứng dụng thành tựu của khoa
học công nghệ, kinh nghiệm tiên tiến để nâng cao hiệu quả của quá trình
lao động.
1.1.2. Mục đích và nhiệm vụ của tổ chức lao động
1.1.2.1. Mục đích tổ chức lao động
Mục đích tổ chức lao động là nhằm đạt kết quả lao động cao, đồng
thời đảm bảo tính khoa học, sự an toàn, phát triển toàn diện người lao
động góp phần củng cố mối quan hệ lao động của con người trong lao động.
Mục đích trên xuất phát và dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn từ
mục đích của nền sản xuất và vai trò của con người trong quá trình sản
xuất vì xét đến cùng mục đích của nền sản xuất là phục vụ con người,

16
thỏa mãn nhu cầu phát triển của con người, sau nữa con người là yếu tố
quyết định của lực lượng sản xuất do đó mọi biện pháp cải tiến, hoàn
thiện tổ chức lao động quá trình sản xuất đều phải hướng đến tạo điều
kiện cho người lao động hiệu quả hơn, đảm bảo an toàn và phát triển của
bản thân người lao động.
1.1.2.2. Nhiệm vụ của tổ chức lao động
Với mục đích trên trong điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng phát
triển thì tổ chức lao động phải thực hiện các nhiệm vụ về mặt kinh tế,
tâm sinh lý và xã hội.
a.Về mặt kinh tế: Tổ chức lao động phải đảm bảo kết hợp yếu tố kỹ
thuật công nghệ với con người trong quá trình sản xuất để khai thác, phát
huy các tiềm năng của lao động và các yếu tố nguồn lực khác nhằm
không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của sản xuất,
tạo tiền đề để người lao động sản xuất mở rộng sức lao động, phát triển
toàn diện.
b.Về mặttâm sinh lý: Nhiệm vụ của tổ chức lao động là phải tạo cho
người lao động được làm việc trong môi trường và điều kiện tốt bao gồm
các yếu tố môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa - xã hội, nhân khẩu
học tạo sự hấp dẫn trong công việc tạo động lực phấn đấu trong lao động
với những điều kiện về sức khỏe, sự an toàn và vệ sinh lao động và
những điều kiện vật chất thuận lợi cho lao động, sự bình đẳng dân chủ
được tôn trọng và quan tâm.
c.Về mặt xã hội: Nhiệm vụ của tổ chức lao động là tạo điều kiện
được phát triển toàn diện cả về thể lực, trí lực và tâm lực, biến lao động
không chỉ là phương tiện để con người sống và phát triển mà còn trở
thành nhu cầu sống thông qua giáo dục, động viên con người trong lao
động, tạo nhận thức đúng đắn của con người và sự hấp dẫn của công việc.
Các nhiệm vụ trên đây đều nhằm hướng đến thực hiện mục đích
của tổ chức lao động và có mối quan hệ khăng khít tạo tiền đề, bổ sung
cho nhau trong đó nhiệm vụ kinh tế tạo tiền đề để thực hiện các mục tiêu

17
tâm sinh lý và xã hội, đồng thời việc thực hiện tốt các nhiệm vụ về tâm
sinh lý và xã hội sẽ thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế.
1.1.3. Các nguyên tắc của tổ chức lao động
Xuất phát từ bản chất, mục đích và vai trò của tổ chức lao động, khi
thực hiện tổ chức lao động phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
1.1.3.1. Nguyên tắc khoa học: Đây là nguyên tắc đòi hỏi các biện
pháp tổ chức lao động phải được thiết kế và áp dụng trên cơ sở vận dụng
các kiến thức, nguyên lý khoa học, đáp ứng được các yêu cầu của các
quy luật kinh tế thị trường, các nguyên lý của quản trị nói chung, quản trị
nhân lực nói riêng và các môn khoa học có liên quan khác cũng như quan
điểm, đường lối và các quy định pháp luật đối với người lao động của
Đảng và Nhà nước, qua đó khai thác tối đa các nguồn tiềm năng của
người lao động, nguồn lực lao động thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã
hội của quốc gia, tổ chức và doanh nghiệp, thỏa mãn ngày càng cao nhu
cầu phát triển tự do, toàn diện của người lao động.
1.1.3.2. Nguyên tắc tác động tương hỗ: Khi nghiên cứu và thiết kế
tổ chức lao động, các vấn đề phải được xem xét trong mối quan hệ tác
động tương hỗ, hữu cơ qua lại lẫn nhau, quan hệ giữa các khâu công
việc, nhiệm vụ trong một bộ phận, quan hệ giữa các bộ phận với nhau và
với tổng thể toàn tổ chức/doanh nghiệp; phải nghiên cứu nhiều mặt cả
kinh tế lẫn xã hội, cái chung với cái riêng của cá nhân, từ đó tạo nên sức
mạnh tổng hợpcủa mọi bộ phận và toàn bộ tổ chức/doanh nghiệp.
1.1.3.3. Nguyên tắc đồng bộ: Nguyên tắc này đòi hỏi khi thực hiện
các biện pháp tổ chức lao động phải giải quyết, sự phối hợp đồng bộ các
vấn đề liên quan bao gồm các công việc, các nhiệm vụ, các bộ phận, các
cấp quản trị có liên quan vì lao động ở mỗi khâu, mỗi công việc, mỗi
nhiệm vụ có mối liên hệ mật thiết đến các công việc/nhiệm vụ, các khâu
của quá trình sản xuất, đòi hỏi phải có sự đồng bộ về tổ chức, vận hành,
phải phối hợp giữa các cá nhân, bộ phận và các cấp quản lý mới đảm bảo
quá trình sản xuất diễn ra bình thường, không bị ách tắc.

18
1.1.3.4. Nguyên tắc kế hoạch: Nguyên tắc này thể hiện trên haimặt:
Một là: Các biện pháp tổ chức lao động phải được kế hoạch hóa
chặt chẽ, trên cơ sở những phương pháp khoa học, từ việc xác định mục
tiêu của tổ chức lao động khoa học đến việc tổ chức điều hành, giám sát
việc xây dựng và thực hiện các biện pháp tổ chức lao động. Tổ chức lao
động phải được kế hoạch hóa nghiêm túc theo các yêu cầu của công tác
kế hoạch.
Hai là: Tổ chức lao động khoa học phải gắn với mục tiêu và yêu
cầu của kế hoạch của tổ chức/doanh nghiệp, tổ chức lao động là một nội
dung, một bộ phận trong kế hoạch hoạt động của tổ chức/doanh nghiệp
nên nó phải đảm bảo thực hiện được kế hoạch hoạt động đã đặt ra với
việc khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực, vật lực hiện có, và sự phối
hợp đồng bộ, nhịp nhàng với các kế hoạch khác.
1.1.3.5. Nguyên tắc huy động tối đa sự tự giác, tính sáng tạo của
người lao độngtrong xây dựng và thực hiện các biện pháp tổ chức lao động
Nguyên tắc này dựa trên cơ sở người lao động là người hiểu rõ
công việc, nhiệm vụ và họ cũng là người trực tiếp thực hiện các công
việc, nhiệm vụ, do đó việc khuyến khích người lao động tham gia vào
quá trình xây dựng và thực hiện các biện pháp tổ chức lao động vừa đảm
bảo phát huy được sự sáng tạo của người lao động vừa đảm bảo tính khả
thi cao và tạo tâm lý tích cực cho họ trong thực thi công việc, nhiệm vụ
qua đó thúc đẩy năng suất và hiệu quả công việc.
1.1.3.6.Nguyên tắc tiết kiệm, đảm bảo thực hiện các quy định của
pháp luật đối với người lao động
Nguyên tắc này dựa trên và đòi hỏi phải thực hiện trên thực tế đó là
nguồn nhân lực là nguồn lực quý hiếm, phải sử dụng tiết kiệm và hiệu
quả, đồng thời đây là nguồn lực đặc biệt cho nên tổ chức lao động phải
đảm bảo các mục tiêu an toàn, vệ sinh lao động, đảm bảo công ăn việc
làm, thực hiện trách nhiệm xã hội đầy đủ với người lao động, đảm bảo
cho người lao động được phát triển tự do, toàn diện.

19
1.1.4. Các loại hình tổ chức lao động
Với sự phát triển của công nghiệp, tổ chức lao động ra đời từ thế kỷ
XIX (1880), đối lập với phương pháp của thợ thủ công, đáp ứng yêu cầu
sản xuất hàng loạt, quy mô lớn của công nghiệp với chi phí thấp. Các
công trình nghiên cứu về tổ chức lao động khoa học được quan tâmnhư
F.W Taylor (1911) và tiếp sau cùng cả F và C Gilbeth; C Bedaux, H.B
Maynard và H.L Gant.
1.1.4.1. Tổ chức lao động theo Taylor F.W
Tổ chức lao động khoa học dựa vào nguyên tắc quản trị khoa học:
a.Chuyên môn hóa, tức là mỗi người luôn chỉ thực hiện một công
việc (theo quan điểm của CN Mác - Lê Nin chuyên môn hóa giúp nâng
cao năng suất lao động, do người lao động chuyên môn hóa công việc.
b.Sự phân đoạn quá trình sản xuất thành các nhiệm vụ, những động
tác/thao tác đơn giản, dễ thực hiện.
c.Cá nhân hóa: Mỗi vị trí công tác được tổ chức sao cho tương đối
độc lập, ít quan hệ với những chỗ làm việc khác để tăng nhịp độ sản xuất,
vì khi bị lệ thuộc trong quá trình sản xuất thì người lao động khó tự mình
độc lập hành động để nâng cao năng suất.
d.Định mức thời gian bắt buộcđể hoàn thành một nhiệm vụ công
việc: Điều không bắt buộc người lao động phải rèn luyện kỹ năng nghề
nghiệp đáp ứng được yêu cầu chủ doanh nghiệp mới tồn tại trong điều
kiện chủ yếu sản xuất.
e.Tách bạch việc thực hiện với việc kiểm tra: Tức là người thực
hiện nhiệm vụ, công việc trong quá trình sản xuất/lao động và người
kiểm tra giám sát họ là những người khác nhau. Đảm bảo tính khách
quan trong đánh giá hoàn thành công việc, tránh tình trạng mẹ hát, con
khen hay...,điều này là đòi hỏi người lao động phải phấn đấu tốt để hoàn
thành nhiệm vụ.

20
f.Tách biệt giữa thiết kế, phối hợp và thực hiện: Tức là tách bạch
giữa người quản lý (làm nhiệm vụ thiết kế phối hợp) với nhân viên thực
hiện (tác nghiệp).
Nguyên tắc tổ chức lao động theo Taylor giúp người lao động tinh
thông nghề nghiệp, cắt giảm được những động tác thừa, nâng cao năng
suất lao động và hạ giá thành. Điều hạn chế của nguyên tắc tổ chức lao
động theo Taylor là coi người lao động như cái đinh vít của một cỗ máy,
hoạt động như một rô bốt trong khi người lao động là con người có đời
sống tinh thần, văn hóa, có tâm tư nguyện vọng, tâm lý cần phải được
quan tâm, động viên và khích lệ, tạo động cơ trong lao động.
1.1.4.2.Tổ chức lao động của những người kế tục Taylor
Tiêu biểu trong số này là Gantt H.L, Gillberth,Bedaux, Maynard.
a. Gantt và nguyên tắc chia nhỏ công việc
Gantt H.L là cộng sự của Taylor, theo đuổi ý tưởng là chia nhỏ
nhiệm vụ thành các công việc nhỏ đến mức có thể giao cho bất kỳ người
lao động nào có trình độ trung bình, ông hợp lý hóa lao động theo dây
chuyền để khai thác tối đa sức lao động. Nguyên tắc của Gantt H.L cho
phép khai thác tối đa lao động của doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp có
những lao động ở trình độ thấp và được các doanh nghiệp loại này ứng
dụng thành công, ngay cả Henry Ford - Ông chủ của ngành công nghiệp
ô tô hàng đầu của Hoa Kỳ đã sớm áp dụng nguyên tắc này thành công.
b.Gillberth và nguyên tắc chuẩn hóa các dãy thao tác thực thi công
việc
Gillberth nghiên cứu hoạt động của người lao động và nhận thấy tất
cả các hoạt động của người lao động có thể chia thành một số động tác
cơ bản, phát hiện ra những động tác thiếu và động tác thừa, từ đó
Gillberth loại bỏ những động tác thừa, chuẩn hóa các thao tác thành
chuỗi trong quá trình hoạt động của người lao động qua đó tiết kiệm thời
gian, hao phí lao động và nâng cao năng suất, điều này rất có ích trong
rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp của người lao động, nhất là trong các

21
ngành công nghiệp hoạt động theo dây chuyền đòi hỏi độ chính xác cao
của các bộ phận, mắt xích trong dây chuyền.
c.Bedaux và bấm giờ
Bấm giờ để xác định thời gian chuẩn cho việc hoàn thành một công
việc, để từ đó xác định hướng và thưởng phạt nếu hoàn thành công việc
nhanh hay chậm. Việc xác định thời gian hoàn thành công việc giúp định
mức lao động hợp lý và thúc đẩy sự phấn đấu, rèn luyện kỹ năng tay
nghề của người lao động, rút ngắn thời gian hoàn thành công việc, nâng
cao năng suất, hiệu quả công việc, tuy vậy điều đó cũng có thể gây căng
thẳng về mặt tâm lý, đối với người lao động có thể dẫn tới sự chống đối.
d.Maynard và bảng thời gian
Việc bấm giờ người lao động dẫn đến sự chống đối, song với việc
Maynard xây dựng bảng thời gian (Method time measurement), bảng này
cho mỗi động tác cơ bản một thời gian chuẩn để hoàn thành, từ đó cộng
thời gian hoàn thành các thao tác cho việc hoàn thành công việc, từ đó
không cần phải có những người bấm giờ tại nơi làm việc dẫn đến những
ức chế tâm lý của người lao động.
Taylor và những người kế tục Taylor đã thúc đẩy phát triển sản
xuất hàng loạt tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp và tổ hợp công
nghiệp lớn, song nói chung sự thay đổi đó khó được người lao động tiếp
nhận vì sự căng thẳng về tâm lý, tính đơn điệu; người lao động kém hứng
thú vì hạn chế sự sáng tạo trong lao động, sự căng thẳng, nhịp độ làm
việc cao cũng dẫn đến tai nạn lao động và gia tăng sự vắng mặt, mâu
thuẫn nội bộ tăng, dẫn đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm
không được như mong muốn của Taylor và những cộng sự, tổ chức lao
động theo Taylor và cộng sự như đã nói ở trên đã coi con người như một
đinh vít trong cỗ máy, một rô bốt vô tri vô giác, họ quên đi hiệu quả hoạt
động, phụ thuộc vào yếu tố con người trong hoạt động sản xuất.
Cùng với sự phát triển của công nghệ, con người và quản lý đã xuất
hiện các hình thức lao động mới, trong đó đáng kể là trường phái lao

22
động con người mà tiêu biểu là Elton Mayo và F Hezberg và các nhà
nghiên cứu sau này đã phát triển các hình thức tổ chức lao động như đổi
chỗ làm việc và mở rộng nhiệm vụ, làm phong phú nhiệm vụ, tổ chức
nhóm bán tự quản và tổ chức hướng vào các nhóm.
1.1.4.3. Những hình thức mới của tổ chức lao động
Theo D. Larue, A. Caillat (1990) các hình thức mới của tổ chức lao
động gồm:
a. Đổi chỗ làm việc và mở rộng nhiệm vụ
Đổi chỗ làm việc mục đích là tránh sự nhàm chán và căng thẳng,
đơn điệu, đồng thời tạo điều kiện để nhân viên hiểu rõ, đầy đủ hơn nhiệm
vụ liên quan đến nhóm làm việc để phối hợp tốt hơn trong công việc,
nâng cao trình độ nghề nghiệp, đồng thời qua đó cũng phát hiện được
khả năng, tố chất của một người phù hợp với công việc, qua đó phát triển
nghề nghiệp.
Mở rộng nhiệm vụ là việc đưa thêm các công việc có liên quan đến
công việc mà nhân viên đang làm, để chu kỳ hoạt động của nhân viên
được kéo dài, tránh sự căng thẳng, mệt mỏi do công việc, nhiệm vụ được
triển khai có chu kỳ ngắn.
Mặc dù có những ưu điểm song nhìn chung theo G.Elgozy sự mở
rộng nhiệm vụ hay đổi chỗ công việc nhìn chung cũng chỉ là “Một thứ
chủ nghĩa Taylor đa dạng hóa”, nó làm giảm không nhiều sự đơn điệu,
nhàm chán và không tạo động cơ cho người lao động. Một người làm
tuyển dụng nhân lực quản trị cũng không hứng thú nhiều khi việc tuyển
dụng nhân viên diễn ra thường xuyên, đơn điệu. Tuy nhiên, đối với doanh
nghiệp thì đổi chỗ nhiệm vụ và mở rộng công việc lại rất tốt trong việc
bố trí lao động thay thế những người vắng mặt hay bỏ đi và linh hoạt hơn
trong bố trí công việc trong điều kiện kỹ thuật, công nghệ thay đổi nhanh.
b. Làm phong phú nhiệm vụ
Làm phong phú nhiệm vụ là hình thức đưa vào những công việc
hấp dẫn hơn, lành nghề hơn, nâng cao trách nhiệm nhân viên với việc tạo

23
động lực làm việc cho họ, ví dụ thay vì chủ hay áp đặt thì nhà quản trị có
thể giao cho nhân viên tự xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai, tự đánh
giá kết quả.
c. Nhóm bán tự quản: Là hình thức tổ chức lao động theo đó việc
mở rộng nhiệm vụ, làm phong phú nhiệm vụ không chỉ bó hẹp cho một
cá nhân người lao động mà triển khai trong một đơn vị trong doanh
nghiệp. Trong nhóm bán tự quản, lãnh đạo doanh nghiệp giao việc thực
hiện toàn bộ nhiệm vụ cho nhóm người lao động (trong bộ phận) để họ tự
tổ chức các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu đề ra theo sự phân cấp, ví
dụ sau khi xác định mục tiêu cho phòng kinh doanh, giám đốc doanh
nghiệp giao quyền tự chủ theo phân cấp quản lý để phòng kinh doanh tự
tổ chức hoạt động nhằm đạt được mục tiêu đã giao. Phòng kinh doanh lại
đặt mục tiêu và giao nhiệm vụ cho các nhóm trong phòng thực hiện,
các nhóm tự tổ chức hành động và kiểm tra giám sát các hành động
của mình.
Tổ chức hoạt động nhóm tự quản bao gồm các giai đoạn:
- Tập hợp các thành viên để tạo lập nhóm
+Với nhóm chính thức: Nhóm được thành lập theo quyết định của
lãnh đạo cấp trên;
+Với nhóm phi chính thức: Nhóm được thành lập theo nhu cầu của
các thành viên nhóm.
- Xác định mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của nhóm
+Xác định mục tiêu của nhóm
Nhóm chính thức: Mục tiêu của nhóm gồm mục tiêu chung và mục
tiêu riêng. Mục tiêu chung do cấp trên xác định khi thành lập nhóm và
mục tiêu riêng của nhóm do các thành viên nhóm thỏa thuận, song không
được mâu thuẫn với mục tiêu chung của lãnh đạo đã xây dựng.
Nhóm phi chính thức: Mục tiêu hoạt động nhóm do các thành viên
nhóm thỏa thuận.

24
+Xác định nguyên tắc làm việc của nhóm
Nguyên tắc chung hoạt động của nhóm:
Hoạt động của nhóm phải phát huy được tính sáng tạo, trách nhiệm
của thành viên; tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tính dân chủ, phân quyền
mạnh mẽ, quản trị nhóm theo mục tiêu.
Đảm bảo sự phối hợp, hợp tác giữa các thành viên, bộ phận của
nhóm khoa học, nhịp nhàng, đồng bộ.
Nguyên tắc riêng của nhóm do các thành viên nhóm tự thỏa thuận.
-Phân công công việc: Trong nhóm phải đảm bảo cân đối công việc
các thành viên; phân công công việc phải phù hợp với trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ của thành viên; khả năng hoàn thành công việc của
nhóm.
- Xác định tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc: Nhóm
phải xây dựng các tiêu chí kết quả, hiệu quả hoạt động, mức độ thành
thạo chuyên môn, nghiệp vụ của cá nhân, tinh thần, thái độ trong hợp tác,
kỷ luật lao động.
Mô hình bán tự quản có ưu điểm là công việc được chia sẻ, công
việc có ý nghĩa, trách nhiệm cao hơn và hứng thú hơn khi họ được quyền
tự chủ, tự do hành động, trách nhiệm cao hơn trước cấp trên - song cấp
trên phải kiểm soát việc thực hiện mục tiêu qua tiến độ và tạo điều kiện
các nguồn lực cho nhóm hoạt động, không hoặc rất hạn chế can thiệp
trực tiếp vào hoạt động tác nghiệp.
Tổ chức lao động theo nhóm tự quản là thành tựu của lý luận và
thực tiễn hoạt động quản trị tổ chức, được phát triển mạnh mẽ từ những
năm 80 của thế kỷ XX đến nay. Việc tổ chức lao động theo nhóm rất phù
hợp với kinh tế thị trường đòi hỏi sự dân chủ hóa cao, khai thác tối đa
những tiềm năng, thế mạnh của người lao động, tạo động lực mạnh mẽ
cho người lao động và phù hợp với bối cảnh công nghệ cao và kinh tế
chuyển dần sang kinh tế tri thức.

25
1.1.5. Những nội dung cơ bản của tổ chức lao động
Tổ chức lao động phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản
sau đây:
1.15.1.Phân công và hợp tác lao động
Phân công và hợp tác lao động là nội dung quan trọng của tổ chức
lao động, qua phân công lao động các cơ cấu về lao động trong tổ
chức/doanh nghiệp được hình thành, tạo ra bộ máy với các bộ phận cùng
với các chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận đảm bảo thực hiện mục
tiêu của tổ chức/doanh nghiệp. Hợp tác lao động là sự liên kết, phối hợp,
tương tác lẫn nhau giữa các cá nhân, bộ phận của tổ chức/doanh nghiệp
trong quá trình hoạt động, nhằm hướng đến thực hiện mục tiêu chung của
tổ chức/doanh nghiệp và mục tiêu riêng của mỗi cá nhân, bộ phận được
ấn định bởi chức năng, nhiệm vụ được tổ chức giao phó.
Để đảm bảo phân công và hợp tác lao động khoa học, hợp lý cần
phải xác định định mức lao động khoa học, hợp lý. Định mức lao động là
cơ sở để tổ chức lao động khoa học; định mức lao động là quy định về
mức tiêu hao lao động sống cho một hay một số người lao động có nghề
nghiệp và trình độ chuyên môn thích hợp để hoàn thành một công việc
hay một đơn vị sản phẩm đáp ứng yêu cầu chất lượng trong điều kiện và
môi trường nhất định. Định mức lao động khoa học, hợp lý là yếu tố đảm
bảo tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả hoạt động,
phù hợp với khả năng lao động của người lao động.
Thông thường, định mức lao động được tính theo thời gian, là mức
thời gian cần thiết được quy định để một hay một nhóm người lao động
có trình độ lành nghề nhất định hoàn thành một công việc hoặc tính theo
số lượng sản phẩm được quy định đối với một người lao động hay nhóm
người lao động có trình độ lành nghề nhất định phải hoàn thành với chất
lượng đảm bảo trong một đơn vị thời gian.
Để định mức lao động khoa học, hợp lý thì việc xác định định mức
lao động phải dựa trên các cơ sở khoa học, phương pháp xác định khoa

26
học, căn cứ vào điều kiện tổ chức kỹ thuật và môi trường làm việc, vào
bản thân của người lao động (các yếu tố về thể lực, trí lực và phẩm chất
nghề nghiệp) đồng thời phải mang tính tiên tiến, khả thi tức là định mức
lao động phải chuẩn để người lao động phấn đấu hoàn thành công việc,
nhưng không quá cao dẫn đến thiếu tính khả thi và cũng không thấp dẫn
đến sự nhàm chán, lãng phí nguồn lực.
1.1.5.2. Tổ chức và phục vụ nơi làm việc
a. Khái niệm
Tổ chức phục vụ nơi làm việc là cung cấp cho nơi làm việc các nhu
cầu cần thiết để quá trình lao động diễn ra tại nơi làm việc được bình
thường, liên tục và hiệu quả.
Các nhu cầu cần thiết cho quá trình lao động là các nhu cầu đầu vào
của quá trình lao động như nguyên vật liệu, hàng hóa, năng lượng, các
dịch vụ khác để đảm bảo cho quá trình lao động diễn ra bình thường, liên
tục và theo kế hoạch đã định.
Để đảm bảo phục vụ cho nơi làm việc đồng bộ, hiệu quả thì tổ chức
phục vụ nơi làm việc phải thực hiện các nguyên tắc:
(i) Phục vụ theo yêu cầu của từng chức năng (sản xuất, thương mại,
tài chính, nhân sự,..);
(ii) Phục vụ phải theo kế hoạch đảm bảo nhịp nhàng, ăn khớp với
yêu cầu kế hoạch hành động của nơi làm việc;
(iii) Phải có dự trữ để dự phòng để tránh gián đoạn do thiếu nguồn
cung cấp;
(iv) Phục vụ phải đảm bảo tính đồng bộ trong cung ứng các yếu tố
đầu vào đáp ứng nhu cầu hoạt động của mỗi nơi làm việc và trong toàn
đơn vị, đó là do hoạt động của các cá nhân, bộ phận có mối liên quan với
nhau, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ;
(v) Phục vụ phải đảm bảo chất lượng, độ tin cậy cao để hoạt động
được diễn ra liên tục, chất lượng đầu ra đảm bảo;

27
(vi) Phục vụ phải đảm bảo tính linh hoạt, hiệu quả, chính là việc
cung cấp các yếu tố đầu vào để phục vụ quá trình lao động phải đảm bảo
dễ thay thế, khắc phục sự cố dẫn đến ngưng trệ quá trình lao động, đồng
thời phải tiết kiệm chi phí.
Nơi làm việc là phần diện tích và không gian được trang bị các
phương tiện kỹ thuật cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ, công việc đã
xác định.
Trình độ tổ chức, phục vụ nơi làm việc ảnh hưởng lớn đến sức
khỏe, sự hứng thú và năng suất lao động của người lao động.
b. Nhiệm vụ tổ chức và phục vụ nơi làm việc
Tạo điều kiện vật chất, kỹ thuật cần thiết để tiến hành các hoạt
động của người lao động với năng suất cao, đảm bảo cho hoạt động được
liên tục và nhịp nhàng.
Tạo những điều kiện thuận lợi nhất về môi trường, vệ sinh an toàn
lao động, tạo hứng thú cho những người lao động làm việc.
Cho phép áp dụng các phương pháp và thao tác lao động tiên tiến.
c. Tổ chức nơi làm việc: Thiết kế nơi làm việc, trang bị nơi làm
việc, bố trí sắp xếp nơi làm việc theo một trật tự nhất định.
Thiết kế nơi làm việc là việc xây dựng các thiết kế mẫu cho các nơi
làm việc tương ứng với các loại hình công việc, nhiệm vụ, nhằm đảm bảo
tính khoa học và hiệu quả đối với hoạt động của người lao động.
Trang bị nơi làm việc là trang bị, lắp đặt đầy đủ các loại thiết bị,
máy móc, phương tiện cần thiết theo yêu cầu của hoạt động để thực hiện
các nhiệm vụ/công việc của người lao động tương ứng với chức năng,
nhiệm vụ mà họ đảm nhận. Thiết bị phục vụ cho nơi làm việc gồm thiết
bị chính và thiết bị phụ.
Bố trí nơi làm việc là sắp xếp một cách hợp lý, có trật tự các
phương tiện, thiết bị, máy móc trong không gian nơi làm việc.

28
1.1.5.3. Tạo điều kiện lao động thuận lợi cho người lao động
Quá trình lao động luôn diễn ra trong một môi trường nhất định với
các yếu tố ảnh hưởng khác nhau tác động đến quá trình lao động, chúng
hợp thành các điều kiện lao động. Các điều kiện của môi trường tác động
đến khả năng làm việc của người lao động.
Các điều kiện lao động thường được chia thành 5 nhóm:
a. Điều kiện về tâm, sinh lý: Theo đó tổ chức lao động phải đảm
bảo giảm sự căng thẳng về thể lực, thần kinh, sự nhàm chán, tính đơn
điệu trong lao động.
b. Điều kiện môi trường tự nhiên thuận lợi: Môi trường làm việc
phải đảm bảo yêu cầu về không gian rộng thoáng, đảm bảo vệ sinh và
tiếng ồn, độ ô nhiễm, bức xạ thấp.
c. Điều kiện về thẩm quyền: Đảm bảo quyền quyết định của người
tổ chức lao động trong bố trí, sắp xếp nơi làm việc, tạo độ hấp dẫn, giảm
bớt sự căng thẳng, tạo tâm lý tích cực trong lao động.
d. Điều kiện tâm lý xã hội tại nơi làm việc: Tạo bầu không khí, văn
hóa trong nhóm, bộ phận, tổ chức/doanh nghiệp; các chế độ khuyến
khích, thưởng - phạt hợp lý, khoa học, tạo thuận lợi cho sự cạnh tranh
lành mạnh, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người lao động.
e. Các điều kiện, chế độ làm việc, nghỉ ngơi:Tạo các điều kiện cơ
sở vật chất, kỹ thuật,trang thiết bị,dụng cụ đầy đủ,không gian hoạt động,
chế độ làm việc đảm bảo công việc hợp vớikhả năng chuyên môn, trình
độ, tính cách, tâm lý, bố trí ca, kíp và thời gian làm việc, nghỉ ngơi giữa
các ca, kíp, độ dài thời gian làm việc, nghỉ ngơi và hình thức nghỉ ngơi,
tích cực.
Chế độ làm việc, nghỉ ngơi là trật tự luân phiên và độ dài thời gian
của các giai đoạn làm việc và nghỉ ngơi bao gồm:Chế độ làm việc và
nghỉ ngơi trong một ca, chế độ làm việc và nghỉ ngơi trong một tuần, chế
độ làm việc và nghỉ ngơi trong một năm.

29
Nền sản xuất hiện đại đòi hỏi trình độ phân công, hợp tác lao động
cao với trình độ và quy trình công nghệ phức tạp nên đòi hỏi chế độ làm
việc và nghỉ ngơi phải tính toán khoa học, kỹ lưỡng vì chế độ làm việc và
nghỉ ngơi ảnh hưởng đến tính đồng bộ, liên tục của quy trình sản xuất,
đến sự mệt mỏi, căng thẳng, sức khỏe, thể chất và tinh thần của người lao
động do đó sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động.
Bên cạnh các nội dung trên đây, tổ chức lao động cần chú ý hoàn
thiện các hình thức kích thích lợi ích vật chất và tinh thần đối với người
lao động và tăng cường kỷ luật lao động mới đảm bảo thực hiện tiếp tục
phân công hợp tác và thực hiện tốt các quy định về tổ chức và phục vụ
nơi làm việc.
Mục đích của nền sản xuất xã hội là làm thỏa mãn ngày càng đầy
đủ hơn nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng tăng của người lao động,
đảm bảo người lao động được phát triển tự do và toàn diện, muốn đạt
được điều đó phải không ngừng nâng cao năng suất lao động và hiệu quả
của sản xuất mà một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả
sản xuất, năng suất lao động là phải tạo ra và sử dụng hợp lý các kích
thích về lợi ích vật chất và tinh thần đối với người lao động, đây là những
động lực quan trọng, chủ yếu để kích thích sự say mê lao động, sáng tạo
trong lao động, từ đó người lao động tạo ra một tỷ suất lao động, hiệu quả
sản xuất cao hơn và hệ quả là họ sẽ có thu nhập từ lao động cao hơn để
thỏa mãn các nhu cầu ngày càng tăng của chính bản thân người lao động,
đồng thời cũng đóng góp nhiều hơn cho tổ chức/doanh nghiệp và xã hội.
Các biện pháp kích thích lợi ích vật chất và tinh thần đối với người
lao động phải được xây dựng dựa trên cơ sở quan điểm, đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước đối với người lao động trên các lý thuyết
khoa học về lao động, các quy luật của kinh tế thị trường và phù hợp với
các điều kiện thực tế của tổ chức/doanh nghiệp.
1.1.5.4. Tăng cường kỉ luật lao động
Tổ chức lao động dựa trên các nguyên lý khoa học về sự phân
công, hợp tác lao động và trên cơ sở của định mức lao động khoa học,

30
hợp lý; để đảm bảo quá trình lao động diễn ra bình thường, liên tục theo
kế hoạch và sự đặt ra cần phải thực hiện nghiêm túc sự phân công, phối
hợp, hợp tác các định mức lao động được ban hành.
Để đảm bảo kỷ luật lao động lãnh đạo tổ chức/doanh nghiệp cần
phải ban hành các chuẩn mực, hành vi, nội quy, quy tắc và các quy định
khác có liên quan đến việc thực thi các quy định đối với lao động, từ chế
độ giờ giấc làm việc, nghỉ ngơi, chấp hành các quy định về vận hành
thiết bị, công nghệ, các định mức kinh tế - kỹ thuật, chất lượng sản phẩm
vệ sinh an toàn lao động ý thức tiết kiệm và trách nhiệm xã hội.
Việc ban hành đầy đủ các quy định trên, giáo dục ý thức tự nguyện,
tự giác thực hiện cùng với việc tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực
hiện và thưởng phạt nghiêm minh sẽ tăng cường được kỷ luật lao động.
1.1.6. Tổ chức bộ máy quản lý tổ chức lao động
Tổ chức lao động là khoa học nghiên cứu về mối quan hệ giữa các
yếu tố của quá trình lao động, qua đó tổ chức sự phối hợp, kết hợp các
yếu tố của quá trình lao động vừa khoa học, hợp lý trong thực tiễn, đảm
bảo nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh gay gắt của kinh tế
thị trường.
Tổ chức lao động được thực hiện trong quy mô toàn bộ tổ
chức/doanh nghiệp, ở các bộ phận và các cá nhân người lao động, với vai
trò tác động đến kết quả, hiệu quả hoạt động của tổ chức, bộ phận và cá
nhân người lao động nên rất cần phải có bộ phận/nhóm chuyên trách
nghiên cứu, tham mưu cho nhóm tự quản các cấp thực hiện tốt hoạt
động này.
Về nguyên tắc các nhà quản trị các cấp, theo chức năng, nhiệm vụ
được phân công đều phải tổ chức lao động quản lý trong phạm vi mình
phụ trách và cá nhân người lao động phải tham gia hoạt động này.
Tổ chức lao động quản lý là một nội dung quan trọng của tổ chức
và quản lý hoạt động của doanh nghiệp nói chung và là một trong những

31
chức năng, nhiệm vụ của bộ phận tổ chức và quản trị nhân lực. Tùy theo
quy mô, đặc điểm, tính phức tạp của tổ chức và hoạt động của doanh
nghiệp mà hình thành các nhóm hay cá nhân chuyên trách về tổ chức lao
động. Theo Vũ Thị Mai (2016) ở một số nước, biên chế bộ phận/nhóm
phụ trách tổ chức lao động có số lượng biên chế thể hiện trong bảng
sau đây:

Bảng 1.1: Biên chế người làm công táctổ chức lao động chuyên trách
ở một số nước

Số lượng công nhân viên Tên gọi bộ phận Số người đảm nhận
của doanh nghiệp (Người) tổ chức lao động (Người)
Tới 600 Cán bộ chuyên trách 1
Tới 1000 Tổ 3
Tới 1500 Tổ 6
Tới 2000 Tổ 8
Tới 3000 Phòng 10
Tới 4000 Phòng 15
Trên 4000 Phòng 20

Nguồn: Vũ Thị Mai, 2016

Ở nhiều bộphận/nhóm này thường được hình thành dưới dạng bộ


phận/nhóm tổ chức lao động và tiền lương nằm trong ban/bộ phận tổ
chức quản trị nhân lực hoặc nằm trong ban/bộ phận kỹ thuật ở trong
doanh nghiệp sản xuất (khi đó không quản lý tiền lương).
Ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo yêu cầu, nhiệm vụ, quy mô và
tính phức tạp của công việc, tổ chức lao động không lớn có thể bố trí 1
đến 2 biên chế, thậm chí những biên chế này có thể kiêm nhiệm những
nhiệm vụ khác trong bộ phận tổ chức quản trị nhân lực hay bộ phận kỹ
thuật sản xuất nếu biên chế này thuộc bộ phận kỹ thuật sản xuất.

32
Ban giám đốc

Ban/phòng tổ chức
quản trị nhân lực Phòng/ban chức năng

Bộ phận/nhóm
cá nhân phụ trách Bộ phận tác nghiệp
tổ chức lao động

Quan hệ chỉ đạo


Quan hệ báo cáo/tham mưu
Quan hệ phối hợp

Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy quản lý tổ chức lao động

Chức năng của bộ phận/nhóm/cá nhân chuyên trách hay kiêm


nhiệm quản lý tổ chức lao động trong doanh nghiệp bao gồm:
(i) Tham mưu, tư vấn cho ban giám đốc/lãnh đạo doanh nghiệp ban
hành các quyết định về tổ chức lao động và định mức lao động.
(ii) Phối hợp với các phòng ban, bộ phận tác nghiệp triển khai các
quy định về tổ chức và định mức lao động trong toàn doanh nghiệp.
(iii) Phối hợp với các nhóm chức năng khác trong bộ phận tổ chức
quản trị nhân lực theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
1.2. Định mức lao động
1.2.1. Khái niệm định mức lao động
Định mức lao động là lượng hao phí lao động được quy định để
sản xuất một đơn vị sản phẩm hoặc hoàn thành một khối lượng công việc
đúng tiêu chuẩn chất lượng trong điều kiện tổ chức và kỹ thuật nhất định.

33
Định mức lao động được biểu hiện bằng mức thời gian để sản xuất
ra 1 đơn vị sản phẩm (theo giờ, phút, giây,...) hoặc số lượng sản phẩm
đáp ứng yêu cầu chất lượng phải hoàn thành với một người hay một
nhóm người có trình độ lành nghề nhất định trong một đơn vị thời gian,
trong điều kiện tổ chức và kỹ thuật nhất định.
Định mức lao động bao gồm hai vấn đề cơ bản:
Mức lao động là lượng lao động hao phí để sản xuất một đơn vị sản
phẩm hay khối lượng công việc theo tiêu chuẩn nhất định, đáp ứng với
điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định.
Quy định mức lao động phải dựa trên cơ sở nghiên cứu các điều
kiện tổ chức kỹ thuật thực hiện công việc, tổ chức lao động và tổ chức
sản xuất một cách khoa học có tính đến các yếu tố kinh tế, tâm sinh lý xã
hội của người lao động.
Để xác định định mức lao động, người làm công tác định mức
thường chia nhỏ quá trình lao động thành các bước công việc (nguyên
công), tổ hợp thao tác, thao tác... từ đó xác định định mức lao động đối
với các yếu tố này và tổng hợp thành định mức lao động đối với công việc.
Bước công việc (nguyên công) là một phần của quá trình sản xuất
do một người lao động hay một nhóm người thực hiện liên tục một đơn
vị công việc được giao tại một nơi làm việc với một đối tượng lao động
cụ thể, đặc trưng của bước công việc là sự cố định của các yếu tố: Người
lao động, đối tượng lao động và nơi làm việc cụ thể.
Thao tác là bộ phận của bước công việc (nguyên công), là tổng hợp
các động tác lao động thực hiện liên tục với một công cụ, thiết bị, đối
tượng lao động nhất định nhằm đạt được mục tiêu nhất định (của thao tác).
Tổ hợp thao tác là tổng hợp các thao tác lao động của người lao
động khi thực hiện một phần của bước công việc.
Trong sản xuất thương mại hay dịch vụ thì bước công việc (nguyên
công) là đối tượng trực tiếp để định mức lao động. Việc lấy các thao tác
hay tổ hợp thao tác làm đối tượng lao động để xác định định mức là rất

34
khó khăn vì nó quá chi tiết, khó khăn cho việc quản lý định mức lao động
và kém hiệu quả, ngược lại lấy cả quy trình sản xuất làm đối tượng lao
động để xác định định mức lao động cũng không được, vì định mức của
quy trình sản xuất phải xác định từ định mức của các yếu tố cấu thành là
nguyên công.
1.2.2. Vai trò của định mức lao động
1.2.2.1. Định mức lao động là cơ sở để tổ chức lao động
Định mức lao động là cơ sở để xác định nhu cầu lao động trong tổ
chức/doanh nghiệp về số lượng, chất lượng và cơ cấu đối với mỗi khâu,
mỗi bộ phận và toàn bộ tổ chức/doanh nghiệp.
Định mức lao động giúp loại bỏ được những lãng phí trong quá
trình lao động cả về người lao động, thời gian lãng phí trong quá trình lao
động do loại bỏ được những động tác thừa, do sự phối hợp nhịp nhàng ăn
khớp giữa các khâu, công việc, nghiệp vụ trong quá trình hoạt động.
Định mức lao động mang tính tiên tiến, nên đòi hỏi người lao động
phải phấn đấu, nỗ lực nâng cao hoạt động chuyên môn, thể chất, phẩm
chất nghề nghiệp để đạt được mức này, tạo sự cạnh tranh trong lao động,
từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức/doanh nghiệp.
Định mức lao động tạo cơ sở khoa học cho phân công và hợp tác
lao động, giúp bố trí, phân công sử dụng lao động hợp lý; tăng cường kỷ
luật lao động và đánh giá kết quả hoạt động của người lao động.
1.2.2.2. Định mức lao động là biện pháp quan trọng để nâng cao
năng suất, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm
Định mức lao động được xây dựng, tính toán trên cơ sở trung bình
tiên tiến, đảm bảo kích thích người lao động (vì phải phấn đấu mới đạt),
khai thác tối đa tiềm năng lao động khi tính đến các yếu tố thể lực, trình
độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và các yếu tố tâm lý, xã hội của
người lao động gắn với môi trường, hoàn cảnh cụ thể.

35
Định mức lao động tính đến hao phí lao động để hoàn thành một
khối lượng sản phẩm nhất định gắn với yêu cầu chất lượng sản phẩm, do
giảm thiểu lãng phí thời gian lao động qua đó góp phần nâng cao năng
suất lao động, hạ giá thành và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Định mức lao động nghiên cứu các biện pháp kinh tế, kỹ thuật,
công nghệ và con người trong lao động nên góp phần huy động và khai
thác tối đa các nguồn lực cho hoạt động của tổ chức/doanh nghiệp, từ đó
nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức/doanh nghiệp.
1.2.2.3. Định mức lao động hợp lý làm cơ sở khoa học, thực tiễn
cho các chiến lược, kế hoạch của tổ chức/doanh nghiệp
Các mục tiêu, biện pháp, các chỉ tiêu của kế hoạch được hình thành
trên cơ sở các định mức kinh tế, kỹ thuật và lao động - việc xác định
chính xác các định mức này, trong đó có định mức lao động sẽ góp phần
đảm bảo các chiến lược, kế hoạch, khai thác tối đa các nguồn lực, đảm
bảo hiệu quả và tính khả thi cao vì các định mức lao động đã cân nhắc,
tính toán nhằm đảm bảo phát huy tối đa yếu tố con người trong hoạt động
gắn với việc huy động và sử dụng các nguồn lực khác.
Định mức lao động cho phép tổ chức/doanh nghiệp xác định đầy
đủ, chính xác về số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động, gắn với yêu
cầu chuyên môn, bậc trình độ trong điều kiện tổ chức kỹ thuật cụ thể là
công cụ quan trọng để xác định các chiến lược, kế hoạch của tổ
chức/doanh nghiệp.
1.2.2.4. Định mức lao động là cơ sở để đánh giá, đãi ngộ
Định mức lao động phản ánh mức hao phí lao động của người lao
động và là cơ sở để đánh giá kết quả lao động của người lao động, thông
qua đó thấy được năng lực, trình độ của người lao động, thấy được năng
suất, chất lượng và hiệu quả công việc mà họ tạo ra, đó là cơ sở cho đãi
ngộ nhân lực.

36
Định mức lao động tính đến hao phí sức lực cơ bắp, trí lực, thần
kinh tâm lý,do đó khi xác định mức tiền công phải dựa trên cơ sở tính
toán những hao phí này của người lao động.
1.2.3. Nguyên tắc xây dựng định mức lao động
Khi xây dựng và điều chỉnh định mức lao động phải tuân thủ các
nguyên tắc sau đây:
- Định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm, kể cả sản
phẩm quy đổi phải được hình thành từ định mức nguyên công và từ định
mức biên chế của bộ phận cơ sở và bộ phận quản lý.
- Quá trình tính toán định mức lao động phải căn cứ vào các tiêu
chuẩn kỹ thuật quy định cho sản phẩm, quy trình công nghệ, chế độ làm
việc của thiết bị, kinh nghiệm tiên tiến, các quy định của Nhà nước đối
với lao động.
- Mức lao động quy định phải là mức lao động xây dựng trên cơ sở
mức lao động trung bình tiên tiến đối với mỗi chức danh công việc.
Khi thay đổi công nghệ kỹ thuật sản xuất, điều kiện làm việc nói
chung phải điều chỉnh định mức lao động cho phù hợp.
Mức lao động mới áp dụng hoặc điều chỉnh phải được áp dụng thử
3 tháng rồi sau đó mới hoàn thiện và ban hành chính thức.
Tổ chức/doanh nghiệp cần phải có hội đồng định mức lao động để
tổ chức xây dựng hoặc rà soát, điều chỉnh định mức lao động. Thành
phần hội đồng gồm giám đốc (thủ trưởng cơ quan), một số thành viên đủ
chuyên môn, nghiệp vụ do giám đốc lựa chọn (trong đó có thành viên
của bộ phận, tổ chức, nhân sự phụ trách mảng này), đại diện ban chấp
hành công đoàn.
1.2.4. Nội dung cơ bản của định mức lao động
1.2.4.1. Các loại mức lao động
Nội dung cơ bản của định mức lao động là tính toán các lượng lao
động hao phí để sản xuất ra một sản phẩm hay hoàn thành một khối

37
lượng công việc gắn với điều kiện tổ chức và kỹ thuật nhất định, dựa trên
tính toán các mức lao động.
Các mức lao động được sử dụng trong thực tế được phân loại theo
các tiêu thức khác nhau tùy thuộc mục đích sử dụng các định mức lao
động trong tổ chức/doanh nghiệp.
a. Theo phương pháp định mức: Mức lao động được chia thành:
- Mức phân tích khảo sát: Là mức lao động được xây dựng theo
phương pháp phân tích khảo sát, theo đó mức lao động cho mỗi bước
công việc được xác định dựa trên các căn cứ kỹ thuật và tài liệu khảo sát
ngay tại nơi làm việc.
- Mức phân tích tính toán: Là mức lao động được xây dựng theo
phương pháp phân tích tính toán, theo đó mức lao động được xác định
bởi định mức kỹ thuật dựa trên cơ sở phân tích kết cấu bước công việc,
các yếu tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian, các chứng từ kỹ thuật, tiêu
chuẩn các loại thời gian cho mỗi bước công việc.
- Mức thống kê kinh nghiệm: Là mức lao động được xác định theo
phương pháp thống kê kinh nghiệm, theo đó mức lao động cho một bước
công việc được xác định dựa trên số liệu thống kê năng suất lao động và
kinh nghiệm của người làm công tác định mứclao động.
- Mức thống kê phân tích: Là mức lao động được xây dựng theo
phương pháp thống kê phân tích, theo đó mức lao động cho mỗi bước
công việc được xác định dựa số liệu thống kê năng suất lao động và phân
tích tình hình sử dụng thời gian lao động của người lao động.
- Mức so sánh điển hình: Là mức lao động cho mỗi bước công việc,
được xác định theo phương pháp so sánh điển hình, theo đó mức lao
động cho mỗi bước công việc được xác định trên cơ sở so sánh hao phí
thời gian lao động thực hiện bước công việc điển hình và các yếu tố ảnh
hưởng quy đổi.

38
b. Theo đối tượng định mức: Mức lao động được chia thành:
- Mức chi tiết là mức lao động xây dựng cho một nguyên công hoặc
bước công việc.
- Mức mở rộng là mức lao động được xây dựng cho một quá trình
tổng hợp gồm nhiều nguyên công hay bước công việc.
- Mức lao động cho một đơn vị sản phẩm là tổng hao phí lao động
cho một đơn vị sản phẩm, bao gồm hao phí lao động công nghệ, lao động
phục vụ, lao động quản lý.
c. Theo hình thức tổ chức lao động: Mức lao động được chia thành:
- Mức lao động cá nhân là mức lao động được xây dựng cho
nguyên công hay bước công việc... được giao cho từng cá nhân thực hiện
trong điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định.
- Mức lao động tập thể là mức lao động xây dựng cho các công
việc, nhiệm vụ giao cho một tập thể lao động (bộ phận, nhóm, tổ, đội)
thực hiện trong điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định.
d. Theo phạm vi áp dụng: Mức lao động được chia thành:
- Mức lao động thống nhất:Là mức lao động được xây dựng cho
các quá trình sản xuất, được mẫu hóa hoặc cho các quá trình sản xuất có
điều kiện lao động giống nhau. Mức lao động thống nhất được chia thành
mức thống nhất ngành và nhà nước (liên ngành).
+ Mức lao động thống nhất ngành: Là mức lao động thống nhất
được xây dựng và áp dụng cho một ngành.
+ Mức lao động thống nhất liên ngành được xây dựng và áp dụng
cho các công việc có cùng điều kiện tổ chức - kỹ thuật ở tất cả các đơn vị
sản xuất, kinh doanh trong toàn bộ nền kinh tế, ở tất cả các ngành.
- Mức lao động cơ sở: Là mức lao động do các tổ chức/doanh
nghiệp tự xây dựng và áp dụng trong điều kiện tổ chức kỹ thuật, đặc thù
hoạt động của tổ chức/doanh nghiệp cụ thể.

39
- Mức mẫu:Là mức được xây dựng cho các quá trình công nghệ
mẫu trong điều kiện tổ chức - kỹ thuật mẫu khi trình độ tổ chức - kỹ
thuật này chỉ đạt ở một số tổ chức, doanh nghiệp, mức mẫu do đó chỉ là
mức có tính chất hướng dẫn, khuyến khích áp dụng (vì không phải tất cả
các tổ chức/doanh nghiệp đều có các điều kiện tổ chức - kỹ thuật như
mức mẫu).
e. Theo hình thức phản ánh chi phí lao động: Mức lao động được
thể hiện qua mức thời gian, mức thời gian phục vụ, mức sản lượng, mức
phục vụ, mức biên chế và mức nghiệp vụ.
-Mức thời gian:Là chi phí thời gian lao động để hoàn thành một
đơn vị sản phẩm hay một nguyên công, một chi tiết sản phẩm, một bước
công việc..., gắn với tiêu chuẩn chất lượng nhất định do một người lao
động hay nhóm người lao động có trình độ thành thạo nghề nghiệp nhất
định trong điều kiện tổ chức - kỹ thuật xác định. Một trong những dạng
biến thể của mức thời gian là mức thời gian phục vụ.
-Mức thời gian phục vụ:Là lượng thời gian ấn định cho một người
lao động hay nhóm người lao động có trình độ nghề nghiệp nhất định
phục vụ một đơn vị, thiết bị, đơn vị diện tích kinh doanh..., trong điều
kiện tổ chức - kỹ thuật nhất định.
Tổng hợp quy trình sản xuất do thực hiện một loại công việc với
người lao động không đổi trong quá trình lao động thì xác định mức
sản lượng.
-Mức sản lượng:Là lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc quy
định cho một hay một nhóm người lao động có trình độ thành thạo nghề
nghiệp xác định, phải hoàn thành trong một đơn vị thời gian gắn với tiêu
chuẩn chất lượng quy định trong điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định.
Quan hệ mức sản lượng và mức thời gian được thể hiện qua
công thức:

40
T
MSL =
Mtg
Trong đó:
MSL: Mức sản lượng;
Mtg: Mức thời gian;
T: Thời gian và định mức sản lượng.

- Mức phục vụ: Là số lượng các đơn vị thiết bị, diện tích kinh
doanh, nơi làm việc số lượng nhân viên..., quy định phục vụ cho một hay
một nhóm người lao động có trình độ lành nghề tương ứng phải phục vụ
trong tổ chức - kỹ thuật xác định. Mức phục vụ tỷ lệ nghịch với mức thời
gian phục vụ, khi một nhóm người lao động phục vụ đối tượng lao
động thực hiện nguyên công hay bước công việc, công việc..., rất đa
dạng, không ổn định về thời gian và chu kỳ thực hiện thì sử dụng mức
biên chế.
- Mức biên chế: Là số lượng người lao động có nghề nghiệp và tay
nghề chuyên môn kỹ thuật xác định, được quy định để thực hiện công
việc cụ thể, không ổn định về tính chất và độ lặp lại của nguyên công,
hay phục vụ cho một đối tượng nhất định. Mức biên chế được áp dụng
trong điều kiện phải hoàn thành công việc đòi hỏi phải phối hợp hành
động của nhiều người, không thể tách bạch từng người lao động, không
thể xác định được mức thời gian, mức phục vụ, ví dụ như công việc văn
phòng, quản lý, nghiên cứu khoa học là những công việc phải xác định
mức biên chế.
Nhiệm vụ định mức: Là khối lượng công việc xác định cho người
lao động hoặc một nhóm người lao động phải thực hiện trong một chu kỳ
thời gian nhất định.

41
1.2.4.2. Quy trình xây dựng định mức lao động
Định mức lao động áp dụng cho mỗi đối tượng tập thể lao động là
mức lao động được Hội đồng định mức lao động của doanh nghiệp tính
toán, lựa chọn và áp dụng cho đối tượng tập thể lao động cụ thể trong
doanh nghiệp, nội dung cơ bản của định mức lao động gồm:
Xác định các mức lao động dựa trên tiêu chuẩn định mức trong
điều kiện tổ chức và điều kiện lao động cụ thể đối với đối tượng tập thể
người lao động.
Quy định định mức lao động đối với cá nhân/tập thể người lao
động trên cơ sở tính toán đầy đủ các yếu tố kinh tế, kỹ thuật, xã hội,
tâmlý, điều kiện tổ chức lao động và điều kiện lao động cụ thể của
doanh nghiệp.
Để xây dựng định mức lao động trong doanh nghiệp cần thực hiện
các bước trong quy trình sau:
a. Chuẩn bị các dữ liệu, tài liệu và căn cứ xây dựng định mức
Đây là bước chuẩn bị các nguyên liệu đầu vào cho việc áp dụng các
phương pháp để tính các mức lao động và tạo cơ sở khoa học, thực tiễn
cho việc lựa chọn các phương pháp tính định mức gắn với tiêu chuẩn
định mức cụ thể phù hợp với đối tượng lao động cũng như lựa chọn định
mức áp dụng.
b. Xây dựng tiêu chuẩn định mức lao động và lựa chọn phương
pháp định mức lao độngphù hợp với đối tượng lao động gắn với điều
kiện tổ chức vàkỹ thuật lao động cụ thể
Đây là bước doanh nghiệp căn cứ vào vị trí chức danh, công việc
mà người lao động/tập thể người lao động đảm nhận để xác định tiêu
chuẩn định mức lao động, từ đó lựa chọn các phương pháp xác định định
mức lao động phù hợp và tính toán các mức lao động theo phương pháp
đã lựa chọn.

42
c. Lập bảng thuyết minh định mức lao động
Bảng thuyết minh định mức lao động mô tả các dữ liệu, tài liệu
được sử dụng để xây dựng các mức lao động cho các loại lao động; xác
định tiêu chuẩn định mức và các phương pháp được sử dụng để tính mức
lao động, các mức lao động, dự kiến hiệu quả áp dụng các mức lao động và
giải pháp triển khai thực hiện định mức lao động.
d.Quyết định mức lao động áp dụng cho các đối tượng lao động
trong doanh nghiệp
Căn cứ bản thuyết minh định mức lao động, tính đến các yếu tố
kinh tế, xã hội, tâm lý và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp, hội đồng
định mức ra quyết định về các mức lao động áp dụng cho các đối tượng
lao động trong doanh nghiệp.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1.Thế nào là tổ chức laođộng và định mức lao động trong doanh
nghiệp?
2.Vai trò của định mức lao động đối với tổ chức lao động, hoạch
định, tuyển dụng, đào tạo, phát triển, đánh giá, đãi ngộ nhân lực?
3.Mục đích, nhiệm vụ của tổ chức lao động?
4. Các nguyên tắc tổ chức lao động, định mức lao động?
5. Các hình thức và nội dung cơ bản của tổ chức lao động?
6. Mức lao động, các loại mức lao động; bước công việc; thao tác?

NỘI DUNG THẢO LUẬN


1. Mối quan hệ giữa tổ chức và định mức lao động. Liên hệ thực
tiễn tổ chức lao động trong doanh nghiệp giai đoạn hiện nay.

43
2.Những thành tựu nào của tổ chức lao động theo F.W Taylor và
những người kế tục Taylor có thể vận dụng vào tổ chức lao động trong
giai đoạn hiện nay.
3.Các hình thức mới của tổ chức lao động được vận dụng ở nước
ta. Liên hệ thực tiễn ở tổ chức/doanh nghiệp mà anh/chị biết.
4. Đánh giá sự hợp lý, khoa học của phân công và hợp tác lao động,
tổ chức và phục vụ nơi làm việc ở một tổ chức/doanh nghiệp mà
anh/chị biết.

BÀI TẬP THỰC HÀNH


Bộ phận buồng của khách sạn Perfect có bảng số liệu về tổ chức và
định mức lao động như sau:

Chức danh Định mức

Trưởng, phó bộ phận buồng 8 tiếng/ngày


Trưởng ca 1 người/ca
Nhân viên phục vụ buồng ca sáng 14 buồng/ca
Nhân viên phục vụ buồng ca chiều 14 buồng/ca
Nhân viên phục vụ buồng ca đêm 10 buồng/ca
Nhân viên vệ sinh 500m2 sàn/ca
Nhân viên giặt là 10 kg quần áo/ca

Yêu cầu:
a. Hãy cho biết mức lao động của từng chức danh trên là các dạng
mức lao động nào?
b. Theo anh (chị) có thể có những hình thức hợp tác lao động nào
trong khách sạn này? Hãy phân tích cụ thể các hình thức đó?

44
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 1
TIẾNG VIỆT
1. Vũ Thị Mai & Vũ Thị Uyên (2016), Giáo trình Tổ chức và định
mức lao động, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
2. Lê Minh Thạnh & Nguyễn Ngọc Quân (1994),Tổ chức lao
động khoa học trong xí nghiệp, NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. Nguyễn Tiệp (2011),Giáo trình Tổ chức lao động, NXB Lao
động - Xã hội, Hà Nội.
4. D. Larue& A.Caillat (1990),Kinh tế doanh nghiệp, Bản tiếng
Việt do Trương Đức Lực, Ngô Đăng Tính dịch (1992), NXB
Khoa học - Kỹ thuật, Hà Nội.
TIẾNG ANH
5. Byars, L.L, Rue, L.W (2016), Human resources management,
11th Edition, Mc Graw Hill publishing house.
6. Cherrington, D.J (1995), The Management of Human Resource,
Prentice Hall International, Inc.
7. Griffin, R (2001), Human Resource Management, First Edition,
Hughton Mifflin Company.
8. Hendry, C (1995), Human Resource Management: a Strategic
Approach to Employment, Butterworth, Heinemann Ltd,
Oxford.
9. Mondy, R.W, Noe, R.M (2005), Human Resources
Management, 9th Edition, Pearson Prentice Hall.
10. Noe, Hollenbeck, Gerhart, Wright (1996), Human Resource
Management: gaining a competitive advantage, The McGraw
Hill companies, Inc, USA.
11. Richard L Daft (1995), Organization theory and design, 5th
edition west publishing company.

45
12. Taylor, F. W (1911), Principles of Scientific management,
Harper & Brothers.
13. William, C (2000), Human Resource Management, 1st Edition,
Texas Learning Company.

46
Chương2
TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

Mục tiêu chương


Sau khi học xong chương này, người học nắm được những kiến
thức và nắm được những kỹ năng cơ bản, cốt lõi về tổ chức lao động, cụ
thể là:
- Phân công lao động, yêu cầu, phân loại phân công lao động và chỉ
tiêu đánh giá mức độ chuyên môn hóa lao động.
- Hợp tác lao động, phân loại hợp tác lao động và chỉ tiêu đánh giá
hợp tác lao động.
- Những nội dung cơ bản của tổ chức, phục vụ nơi làm việc và
đánh giá trình độ tổ chức, phục vụ nơi làm việc.
- Những nội dung cơ bản của tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho
người lao động.
2.1. Phân công lao động và hợp tác lao động trong doanh nghiệp
2.1.1. Phân công lao động trong doanh nghiệp
2.1.1.1.Khái niệm
“Phân công lao động trong doanh nghiệp là sự chia nhỏ các công
việc để giao cho từng người hay nhóm người lao động trong doanh
nghiệp thực hiện phù hợp với khả năng của họ.
Theo đó, khi phân công lao động trong doanh nghiệp phải đáp ứng
các yêu cầu sau:
a. Đảm bảo phù hợp giữa nội dung và hình thức phân công lao
động tương ứng với trình độ phát triển của doanh nghiệp (cơ sở vật chất
kỹ thuật, công nghệ, nguồn nhân lực và tổ chức, quản lý doanh nghiệp).

47
b. Phải lấy yêu cầu về công việc làm tiêu chuẩn chọn người lao
động có khả năng, trình độ, phẩm chất phù hợp.
c. Phải tính đến khả năng phát triển nghề nghiệp của người lao
động trong doanh nghiệp.
2.1.1.2. Phân loại phân công lao động trong doanh nghiệp
a. Phân công lao động theo chức năng: Là hình thức phân công lao
động theo nhóm các công việc, nhiệm vụ nhằm hoàn thành một chức
năng nhất định (ví dụ như sản xuất, thương mại, tài chính, nhân lực,...).
b. Phân công lao động theo công nghệ: Là phân công lao động theo
các loại công việc có tính chất, quy trình công nghệ thực hiện chúng
(ví dụ: Công nghệ cao, thấp, công nghệ sản xuất, kinh doanh, marketing,
bán hàng,...).
c. Phân công lao động theo mức độ phức tạp của công việc: Là
phân công lao động theo tính chất phức tạp của công việc (lao động quản
lý, thực hành, công nghệ cao, công nghệ đơn giản,...).
2.1.1.3. Chỉ tiêu đánh giá trình độ phân công lao động trong
doanh nghiệp
Trình độ phân công lao động trong doanh nghiệp được đánh giá qua:
Hệ số phân công lao động thể hiện mức độ chuyên môn hóa lao động:

Kpc = 1 -
 tk
Tca x n

Trong đó:
Tca: Thời gian làm việc của một ca làm việc;
n: Số người lao động của nhóm được phân tích;
tk: Thời gian lao động của người lao động làm việc không đúng
nhiệm vụ được phân công.

48
Như vậy nếu tỉ lệ
 tk (luôn < 1) càng nhỏ tức là thời gian
t ca  n
người lao động làm đúng công việc/nhiệm vụ được giao càng cao thì tính
chuyên môn hóa lao động càng cao, tức là hệ số Kpc càng gần tới 1 thì
phân công chuyên môn hóa lao động sẽ cao, mức cao nhất Kpc = 1 là tất
cả mọi người lao động đều làm đúng công việc/nhiệm vụ được phân công.
2.1.2. Hợp tác lao động trong doanh nghiệp
2.1.2.1. Khái niệm
Hợp tác lao động trong doanh nghiệp là hình thức liên kết, phối
hợp các hoạt động riêng lẻ, độc lập với nhau một cách có kế hoạch thành
một quá trình thống nhất, đảm bảo sự nhịp nhàng, đồng bộ các hoạt
động trong quá trình lao động để đạt mục tiêu chung.
Hợp tác lao động trong doanh nghiệp là một hoạt động, là đặc tính
quan trọng của lao động tập thể, có kế hoạch do tác động của phân công
lao động chuyên môn hóa, qua đó tạo ra một sức mạnh tổng hợp, khai
thác tối đa tiềm năng của người lao động, do đó đem lại năng suất và
hiệu quả cao hơn trong công việc nhiều so với lao động có tính chất cá
nhân, nó cũng làm tăng tính trách nhiệm, sự ganh đua (cạnh tranh) trong
quá trình lao động.
2.1.2.2. Các hình thức hợp tác lao động trong doanh nghiệp
a. Hợp tác lao động về mặt không gian: Là hình thức hợp tác giữa
các nhóm/bộ phận chuyên môn hóa trong một tổ chức/doanh nghiệp.
b. Hợp tác về mặt thời gian: Là tổ chức cho các cá nhân làm việc
từng ngày, tận dụng năng lực của thiết bị và điều kiện thể lực, tâm lý
người lao động.
Hệ số đo lường, đánh giá sự hợp tác lao động trong 1 tổ chức/
doanh nghiệp
TLP
Kht = 1-
Tca

49
Trong đó TLP: Thời gian lãng phí do phục vụ không tốt, do phối
hợp thiếu nhịp nhàng dẫn đến ngưng trệ hoạt động trong 1 ca làm việc
đối với nơi làm việc được chọn phân tích.
Nếu TLP càng nhỏ thì thời gian lãng phí càng ít tức là sự phối hợp,
hợp tác càng cao hay cách khác nếu Kht càng gần 1 thì sự hợp tác trong
lao động càng cao.
2.2. Tổ chức và phục vụ nơi làm việc trong doanh nghiệp
2.2.1. Tổ chức nơi làm việc trong doanh nghiệp
2.2.1.1. Khái niệm tổ chức nơi làm việc
Tổ chức nơi làm việc trong doanh nghiệp là một hệ thống các biện
pháp nhằm thiết kế nơi làm việc, trang bị cho nơi làm việc những thiết bị
dụng cụ cần thiết và sắp xếp bố trí chúng theo một trật tự nhất định
trong sản xuất của doanh nghiệp.
Trình độ tổ chức nơi làm việc càng cao thì càng tạo điều kiện thuận
lợi cho việc thực hiện công việc. Việc sắp xếp bố trí những thiết bị dụng
cụ dùng trong quá trình sản xuất càng khoa học, thuận tiện thì việc sử
dụng chúng càng đơn giản và góp phần giảm thiểu thời gian lãng phí,
nâng cao năng suất lao động.
2.2.1.2. Nhiệm vụ của tổ chức nơi làm việc trong doanh nghiệp
Xuất phát từ những vai trò quan trọng của nơi làm việc nên muốn
nâng cao năng suất lao động, tiến hành sản xuất với hiệu quả cao, xây
dựng đào tạo lớp người lao động mới cho xã hội thì phải tổ chức và phục
vụ tốt nơi làm việc. Trình độ tổ chức và phục vụ nơi làm việc có ảnh
hưởng rất lớn đến sức khoẻ của người lao động cũng như hứng thú của
họ trong sản xuất. Nhiệm vụ của tổ chức phục vụ nơi làm việc là phải
đưa ra những điều kiện vật chất kỹ thuật cần thiết để tiến hành các nhiệm
vụ sản xuất với năng suất cao, bảo đảm cho quá trình sản xuất được diễn
ra một cách đồng bộ liên tục, tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất để
tiến hành quá trình lao động và tạo hứng thú tích cực cho người lao động.
Đặc biệt tổ chức và phục vụ nơi làm việc còn phải đảm bảo được khả

50
năng thực hiện các động tác lao động trong tư thế thoải mái, phù hợp với
đặc điểm sinh lý, cho phép áp dụng các phương pháp và thao tác lao
động tiên tiến.
Tổ chức và phục vụ nơi làm việc hợp lý là nơi làm việc phải thoả
mãn một cách đồng bộ các yêu cầu về sinh lý, vệ sinh lao động, về tâm lý
và xã hội học, về thẩm mỹ sản xuất và về kinh tế. Để đảm bảo được vấn
đề đó, cần phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng nội dung của tổ chức và
phục vụ nơi làm việc.
2.2.1.3. Nội dung của tổ chức nơi làm việc trong doanh nghiệp
Tổ chức nơi làm việc trong doanh nghiệp gồm các nội dung: Thiết
kế nơi làm việc, trang bị nơi làm việc và bố trí nơi làm việc.
a. Thiết kế nơi làm việc
Do sản xuất phát triển, trình độ cơ khí hóa ngày càng cao, xóa bỏ
dần dần những lao động chân tay mà chủ yếu là sử dụng và điều khiển
các máy móc, thiết bị hoạt động, làm giảm khoảng cách về không gian
lao động giữa những công việc khác nhau. Vì vậy, việc thiết kế mẫu cho
các nơi làm việc trở nên thuận lợi hơn, để đảm bảo cho việc nâng cao
hiệu quả lao động của công nhân.
Trình độ phát triển ngày càng cao của khoa học công nghệ đã tạo ra
những máy móc, thiết bị ngày càng cải tiến và hiện đại vì vậy đòi hỏi tổ
chức nơi làm việc phải có sự thay đổi để đáp ứng yêu cầu.
Trình tự thiết kế nơi làm việc gồm các bước sau:
- Chọn các thiết bị phụ, các dụng cụ đồ gia công nghệ, các trang bị
của tổ chức thực hiện cho quá trình sản xuất sao cho phù hợp. Với mỗi
loại hình sản xuất khác nhau các trang thiết bị chính khác nhau, tuy nhiên
lựa chọn các trang, thiết bị phụ cũng cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng.
Lựa chọn các trang, thiết bị cần thiết để trang bị cho quá trình sản xuất
sao cho đáp ứng được nhu cầu mà lại không lãng phí cho doanh nghiệp.

51
- Chọn các phương án bố trí nơi làm việc tối ưu. Với mỗi nơi làm
việc khác nhau thì bố trí công cụ, dụng cụ cũng khác nhau. Cần phải đưa
ra nhiều phương án bố trí nơi làm việc, tính toán và tìm ra được phương
án tối ưu nhất, vừa hiệu quả về tổ chức vừa hiệu quả về mặt kinh tế.
- Thiết kế các thao tác lao động hợp lý và tạo các tư thế lao động
thuận lợi với đặc điểm nhân thái học và nhân chủng học của người lao
động. Qua đó, xác định được độ dài của quá trình lao động và mức thời
gian cho bước công việc bằng cách thực hiện bấm giờ bước công việc.
Thiết kế được các thao tác hợp lý, có được mức thời gian chính xác ta có
thể xây dựng được định mức lao động có tính khoa học và chuẩn xác. Từ
đó là cơ sở để tăng năng suất lao động.
- Xây dựng hệ thống phục vụ theo chức năng. Điều này có nghĩa là
ngay trong khi thiết kế nơi làm việc đã phải có được hệ thống phục vụ
theo chức năng. Cần phải trả lời được những chức năng nào của phục vụ
sẽ được thực hiện trong quá trình sản xuất? Thiết kế và xây dựng chúng
thành một hệ thống đồng bộ.
- Tính các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của nơi làm việc như số lượng
công nhân, số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một giờ tại nơi làm
việc...Các chỉ tiêu này dựa trên các yếu tố chuẩn đã được xây dựng. Ví dụ
như dựa vào số lượng máy móc thiết bị, diện tích nơi làm việc, yêu cầu
của công việc để tính toán số công nhân chính, công nhân phụ, sử dụng
bấm giờ chụp ảnh để xác định định mức lao động hay chính là xác định
được số lượng sản phẩm sản xuất trong một đơn vị thời gian...
- Dự kiến các yếu tố của điều kiện lao động tại các nơi làm việc
như ánh sáng, độ ẩm, độ bụi, tiếng ồn...Cần phải dựa trên các bản tiêu
chuẩn của Bộ Y tế để đảm bảo sức khỏe cho người lao động.
Để thiết kế nơi làm việc hiệu quả, trước hết cần tiến hành nghiên
cứu các khía cạnh sau:
+ Các tài liệu về máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ.
Tại nơi làm việc, chiếm diện tích lớn nhất vẫn là các máy móc này.
Cần phải nghiên cứu, xem xét các máy móc đó để bố trí làm sao cho phù

52
hợp với diện tích của phân xưởng. Quy trình công nghệ cũng cần được
nghiên cứu để có thể bố trí sao cho phù hợp.
+ Tiêu chuẩn về vệ sinh phòng bệnh, tiêu chuẩn về kỹ thuật, an
toàn và bảo vệ lao động. Các tiêu chuẩn này đã được Bộ Y tế quy định rõ
ràng. Khi thiết kế cần phải tham khảo để đảm bảo đúng tiêu chuẩn đề ra,
đảm bảo được sức khỏe cho người lao động.
Tiêu chuẩn về định mức lao động là cơ sở để từ đó thiết kế các thao
tác, quy trình, độ dài thời gian lao động vừa đảm bảo sức khỏe, vừa tạo
điều kiện nâng cao năng suất lao động.
b. Trang bị nơi làm việc
Trang bị nơi làm việc là đảm bảo đầy đủ các loại máy móc, thiết bị,
dụng cụ cần thiết cho nơi làm việc theo yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất và
chức năng lao động. Nơi làm việc chỉ có hiệu quả khi nó phù hợp với nội
dung của quá trình sản xuất cả về số lượng và chất lượng.
Trang bị nơi làm việc cần có những thiết bị như sau:
- Các thiết bị chính: Là những thiết bị mà người lao động dùng để
trực tiếp tác động vào đối tượng lao động. Các thiết bị chính phải phù
hợp với từng lĩnh vực sản xuất và hoạt động.
- Các thiết bị phụ: Là những thiết bị giúp cho người lao động thực
hiện quá trình lao động với hiệu quả cao hơn như các thiết bị bốc xếp,
các thiết bị vận chuyển (cầu trục, pa lăng, xe đẩy, xe nâng hạ, băng
chuyền..). Tùy thuộc vào công việc của thiết bị chính, sản phẩm của từng
giai đoạn sản xuất, ở mỗi nơi làm việc mà yêu cầu các thiết bị phụ
khác nhau.
Các thiết bị chính và thiết bị phụ phải phù hợp với yêu cầu của
công thái học và nhân chủng học, phải giải phóng người lao động ra khỏi
lao động chân tay nặng nhọc, tạo ra được các tư thế làm việc tốt nhất,
ngoài ra còn đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn khi sử dụng và đáp ứng

53
được yêu cầu thẩm mỹ, có như vậy mới giảm bớt được sự nhàm chán
trong công việc, giúp người lao động hứng thú trong lao động.
Đối với các trang bị công nghệ như dụng cụ kẹp đồ, gá, các dụng
cụ kiểm tra, các dụng cụ cắt...,thì yêu cầu đối với loại này là cấu trúc của
nó phải đảm bảo tính chính xác, sử dụng với lực nhỏ, khi sử dụng không
gây tiếng động và đảm bảo năng suất lao động cao. Hầu hết các thiết bị
này đều là các thiết bị cầm tay, vì vậy phải thiết kế tay cầm hợp lý và
thích ứng với đặc điểm giải phẫu của con người, tạo cho người lao động
thoải mái trong công việc.
Đối với các trang bị tổ chức bao gồm: Bàn, ghế, tủ, giá đỡ, bục
đứng... các thiết bị này phải đảm bảo có kết cấu, kích cỡ phù hợp với
tâm, sinh lý của người lao động, phải chắc chắn, tiện lợi khi sử dụng và
tiết kiệm được diện tích nơi làm việc.
Đối với các thiết bị thông tin liên lạc bao gồm điện thoại tín hiệu
phải đảm bảo độ tin cậy cao, phù hợp với đặc điểm của tổ chức sản xuất
tại nơi làm việc. Những tín hiệu phát đi từ nơi làm việc phải được giữ
cho tới khi người nhận được đầy đủ mới xóa đi đồng thời đảm bảo cho
nhiều nơi làm việc có thể cùng liên hệ với người quản lý được. Ngoài ra
còn có các thiết bị an toàn, vệ sinh công nghiệp phục vụ sinh hoạt như
các loại lưới, tấm chắn bảo vệ, các thiết bị thông gió, chiếu sáng, các
phương tiện phục vụ sinh hoạt như nước uống...
c. Bố trí nơi làm việc
Bố trí nơi làm việc là sự sắp xếp các loại máy móc, vật dụng, khu
vực sản xuất của công nhân, khu phục vụ khách hàng, khu chứa nguyên
vật liệu, lối đi, văn phòng làm việc, phòng nghỉ, phòng ăn....
Thông qua mặt bằng, doanh nghiệp tiến hành sắp xếp các quy trình
ở trong và xung quanh nhà máy, không gian cần thiết cho sự vận hành
các quy trình này và các công việc phụ trợ khác.

54
Bố trí nơi làm việc đòi hỏi phải sắp xếp một cách hợp lý trong
không gian tất cả các phương tiện vật chất cần thiết của sản xuất tại nơi
làm việc.
Các dạng bố trí nơi làm việc:
- Bố trí chung là sắp xếp về mặt không gian các nơi làm việc, trong
phạm vi của một bộ phận sản xuất hay một phân xưởng sao cho phù hợp
với sự chuyên môn hóa nơi làm việc, tính chất công việc và quy trình
công nghệ sản xuất sản phẩm.
- Bố trí bộ phận là sắp xếp các yếu tố trang bị trong quá trình lao
động ở từng nơi làm việc. Dạng bố trí này tạo ra sự phù hợp giữa người
lao động với các loại trang bị và sự phù hợp giữa các loại trang thiết bị
với nhau, tạo ra điều kiện thuận lợi cho người lao động trong quá trình
lao động.
Bố trí riêng biệt là sự sắp xếp các loại dụng cụ, phụ tùng, đồ gá
trong từng yếu tố trang bị.
Yêu cầu đối với bố trí nơi làm việc:
- Xác định đúng diện tích sản xuất và tạo ra chu kỳ sản xuất
ngắn nhất
Khi bố trí phải xác định đúng diện tích nơi làm việc, diện tích nơi
làm việc phải thỏa mãn việc phân bố các trang thiết bị theo yêu cầu của
sản xuất, ngoài ra cần phải có diện tích dự phòng khi mở rộng sản xuất
hoặc thay đổi nhiệm vụ lao động. Khi bố trí nơi làm việc phải chú ý đến
dòng di chuyển của nguyên vật liệu, đường đi của người lao động trong
quá trình lao động sao cho ngắn nhất để giảm được hao phí thời gian vào
việc vận chuyển nguyên vật liệu và tiết kiệm được sức lực của người
lao động.
- Bố trí nơi làm việc phải phù hợp với thị lực của người lao động
Thông tin mà người lao động thu được là thông qua thị giác vì vậy
việc bố trí các đối tượng lao động, dụng cụ công nghệ ở nơi làm việc

55
phải lưu ý đến vùng nhìn của mắt, là khoảng không gian mà trong đó mắt
có thể kiểm soát và phân biệt được các đối tượng quan sát nhanh nhất và
rõ nét nhất. Để đáp ứng được yêu cầu của thị lực thì cần chú ý đến việc
bố trí các nguồn sáng. Các nguồn sáng được bố trí sao cho không được
tạo thành các bóng đen tại nơi làm việc, không được chói lóa trong phạm
vi thường nhìn của mắt, ánh sáng phải được phân bố đều trên bề mặt chi
tiết gia công.
- Tạo được tư thế làm việc hợp lý
Tư thế làm việc hợp lý sẽ tạo điều kiện để giảm hao phí năng lượng
trong quá trình lao động, thực hiện các thao tác một cách thuận lợi, chính
xác, nâng cao năng suất lao động và mệt mỏi ít hơn. Trên thực tế có 3 tư
thế làm việc là ngồi, đứng và kết hợp giữa đứng và ngồi.
Đối với tư thế ngồi cần phải tạo ra được mặt chỗ ngồi, mặt bàn làm
việc, chỗ tựa lưng, chỗ đặt chân có kích thước phù hợp với nhân chủng
học của con người.
Đối với tư thế đứng thường phải bỏ ra lực tác dụng tương đối lớn,
nhịp độ âm thanh và hoạt động tương đối rộng, vì vậy phải có tư thế
đứng hợp lý hơi nghiêng về phía trước 10-15 độ, do tư thế đứng phải mất
một lượng hao phí năng lượng để giữ cho cơ thể đứng thẳng nên khi bố
trí phải trang bị thêm một ghế để người lao động ngồi nghỉ trong thời
gian ngắn.
Tư thế kết hợp giữa đứng và ngồi được sử dụng cho nhiều công
việc, trong tư thế này người lao động ít mệt mỏi hơn vì có sự thay đổi
làm việc của các nhóm cơ trong cơ thể.
Đảm bảo sự tiết kiệm động tác: Để đảm bảo cho yêu cầu tiết kiệm
động tác của người lao động thì khi bố trí các phương tiện vật chất kỹ
thuật tại nơi làm việc cần chia chúng ra làm 2 loại: sử dụng thường
xuyên và sử dụng không trong thời gian ngắn và bố trí chúng một cách
hợp lý theo nguyên tắc sau:

56
(i)Những dụng cụ sử dụng thường xuyên phải được bố trí trong
vùng làm việc tối ưu, còn các loại khác thì tùy theo mức độ sử dụng mà
bố trí, nhưng không vượt quá khoảng cách 560mm với tư thế ngồi và
750mm với tư thế đứng.
(ii)Những vật dụng tay phải thì đặt bên phải, vật dụng tay trái thì để
bên trái, đảm bảo thuận tay cho người sử dụng.
(iii)Những vật dụng theo trình tự nhất định thì đặt cạnh nhau để sử
dụng động tác ngược lại.
(iv)Mỗi dụng cụ phải để ở vị trí cố định để đỡ mất thời gian tìm kiếm.
Đảm bảo an toàn lao động và thẩm mỹ lao động thì nơi làm việc
phải chú ý đến các vấn đề sau:
+ Đường vận chuyển phải đủ rộng để đề phòng tai nạn xảy ra khi
vận chuyển.
+ Các đường vận chuyển nếu cắt nhau thì phải tạo thành một góc
90 độ tạo thuận lợi cho việc quan sát và vận chuyển.
+ Các thiết bị nên bố trí vuông góc với đường vận chuyển để khi
cần có thể tạo thành hàng rào che chắn cho người lao động.
+ Sắp đặt các loại nguyên vật liệu, sản phẩm phải gọn gàng, vững
chắc, tránh đổ rơi.
+ Nơi làm việc phải được bố trí gọn gàng, đẹp mắt, tạo cảm xúc
mạnh và kích thích hưng phấn lao động của người lao động.
2.2.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá trình độ tổ chức nơi làm việc
Chỉ tiêu đánh giá trình độ tổ chức nơi làm việc:
Đối với nhóm/bộ phận
NLV - NLVK
KNhóm/BFNLV =
NLV

57
Trong đó:
NLV: Là tổng số nơi làm việc của nhóm/bộ phận;
NLVK: Là tổng số nơi làm việc không đạt yêu cầu của nhóm/
bộ phận.
Suy ra: KNhóm/BFNLV càng gần 1 thì trình độ tổ chức nơi làm việc của
nhóm/bộ phận càng cao
Đối với toàn bộ doanh nghiệp

KNLVtoàn bộ =
K Nhóm/ bph
NLV

 NLV

Trong đó:  NLV: là toàn bộ nhóm/bộ phận làm việc của tổ chức,
doanh nghiệp
Suy ra: KNLVtoàn bộ càng lớn (càng gần tới 1) thì trình độ tổ chức nơi
làm việc của tổ chức/doanh nghiệp càng cao.
Hệ số phân công lao động thể hiện mức độ chuyên môn hóa lao động:

Kpc = 1 -
 tk
Tca x n
Trong đó:
Tca: Thời gian làm việc của một ca làm việc;
n: Số người lao động của nhóm được phân tích;
tk: Thời gian lao động của người lao động làm việc không đúng
nhiệm vụ được phân công.

Như vậy nếu tỉ lệ


 tk (luôn < 1) càng nhỏ tức là thời gian
t ca x n
người lao động làm đúng công việc/nhiệm vụ được giao càng cao thì tính
chuyên môn hóa lao động càng cao, tức là hệ số Kpc càng gần tới 1 thì

58
phân công chuyên môn hóa lao động sẽ cao, mức cao nhất Kpc = 1 là tất
cả mọi người lao động đều làm đúng công việc/nhiệm vụ được phân công.
2.2.2. Phục vụ nơi làm việc trong doanh nghiệp
2.2.2.1. Khái niệm
Phục vụ nơi làm việc trong doanh nghiệp là cung cấp cho nơi làm
việc tại doanh nghiệp các nhu cầu cần thiết để quá trình lao động diễn ra
tại nơi làm việc được bình thường, liên tục và hiệu quả.
Phục vụ nơi làm việc là việc cung cấp và nuôi dưỡng quá trình lao
động sản xuất, trong đó các phương tiện vật chất đều chuyển từng phần
hoặc toàn phần giá trị của nó vào giá trị sản phẩm, quá trình đó được diễn
ra liên tục và không ngừng. Phục vụ nơi làm việc đảm bảo cho quá trình
sản xuất được diễn ra một cách liên tục và nhịp nhàng.
2.2.2.2. Các chức năng phục vụ chính của nơi làm việc trong
doanh nghiệp
Trong quá trình sản xuất, quá trình lao động thì các phương tiện vật
chất, các yếu tố đầu vào sẽ chuyển từng phần hoặc toàn phần giá trị của
nó vào giá trị của sản phẩm, của yếu tố đầu ra. Quá trình này liên tục và
không ngừng ở tất cả các nơi làm việc. Trong đó, tổ chức phụcvụ nơi làm
việc chính là cung cấp và nuôi dưỡng quá trình đó. Những nơi làm việc
khác nhau thì sẽ có nhu cầu phục vụ khác nhau. Trước khi tiến hành sản
xuất một sản phẩm nào đó thì doanh nghiệp phải có các chức năng phục
vụ chính như sau:
Trước tiên phải chuẩn bị sản xuất, nghĩa là việc giao nhiệm vụ sản
xuất cho từng nơi làm việc, chuẩn bị các tài liệu các bản vẽ kỹ thuật và
chuẩn bị các loại nguyên, vật liệu để bắt đầu tiến hành sản xuất. Sau đó
người phục vụ hay tổ phục vụ sẽ cung cấp cho nơi làm việc các dụng cụ
cắt gọt, dụng cụ đo, dụng cụ công nghệ và đồ gá, đồng thời thực hiện cả
việc bảo quản, kiểm tra chất lượng dụng cụ, sửa chữa dụng cụ khi cần thiết.
Trong doanh nghiệp cũng phải cung cấp các phương tiện vận
chuyển bốc dỡ cho sản xuất như vận chuyển nguyên vật liệu, bán thành

59
phẩm, các loại tài liệu, dụng cụ, phụ tùng. Đảm bảo cung cấp cho nơi
làm việc các nhu cầu về năng lượng như điện, xăng dầu, hơi nước và
nước một cách liên tục, thường xuyên sửa chữa thiết bị như điều chỉnh và
sửa chữa nhỏ, lớn nhằm khôi phục khả năng hoạt động của thiết bị.
Ngoài ra, phục vụ còn có chức năng kiểm tra chất lượng nguyên,
vật liệu, bán thành phẩm trước khi đưa xuống nơi làm việc và kiểm tra
chất lượng sản phẩm của nơi làm việc sau khi đã chế tạo ra.
Chức năng phục vụ kho tàng bao gồm: Kiểm kê, phân loại bảo
quản nguyên, vật liệu của sản phẩm, phụ tùng, dụng cụ, làm các thủ tục
giao nhận.
Chức năng phục vụ xây dựng và sửa chữa nơi làm việc: Sửa chữa
theo kỳ hạn các công trình xây dựng, các phòng sản xuất, các nơi làm
việc, đường đi lại trong khu vực sản xuất ở nơi làm việc.
Chức năng phục vụ sinh hoạt, văn hóa tại nơi làm việc như giữ gìn
vệ sinh nơi làm việc, dọn dẹp các phế liệu, phế phẩm, cung cấp nước
uống, ăn bồi dưỡng...
2.2.2.3. Các nguyên tắc tổ chức phục vụ nơi làm việc trong
doanh nghiệp
Để tổ chức và phục vụ nơi làm việc trong doanh nghiệp một cách
có hiệu quả thì việc tổ chức và phục vụ nơi làm việc cần phải tuân theo
các nguyên tắc sau đây:
a.Phục vụ phải theo chức năng: Nghĩa là việc xây dựng hệ thống
phục vụ nơi làm việc phải theo các chức năng phục vụ riêng biệt, phải
căn cứ vào nhu cầu sản xuất về số lượng và chất lượng, phải căn cứ vào
từng chức năng để tổ chức và phục vụ được đầy đủ và chu đáo.
b.Phục vụ phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất: Xây dựng kế hoạch
phục vụ sao cho việc phục vụ nơi làm việc phải hợp với tình hình sản
xuất, sử dụng một cách có hiệu quả máy móc và thiết bị, giảm bớt thời
gian lãng phí do chờ đợi phục vụ. Kế hoạch phục vụ phải được gắn chặt
với kế hoạch sản xuất mà doanh nghiệp đã đặt ra.

60
c. Phục vụ phải mang tính dự phòng: Nghĩa là hệ thống phục vụ
phải chủ động đề phòng những hỏng hóc thiết bị để đảm bảo hệ thống
sản xuất được liên tục trong mọi tình huống. Để đảm bảo được yếu tố
này thì phải luôn luôn có được sự chuẩn bị sẵn sàng.
d. Phục vụ phải có sự phối hợp giữa các chức năng phục vụ khác
nhau trên quy mô toàn doanh nghiệp để đáp ứng mọi nhu cầu phục vụ,
không để thiếu một nhu cầu nào.
e. Phục vụ phải mang tính linh hoạt: Hệ thống phục vụ phải linh
hoạt, phải đảm bảo nhanh chóng loại trừ các hỏng hóc, thiếu sót, không
để sản xuất chính bị đình trệ.
f. Đảm bảo chất lượng và độ tin cậy cao: Điều này đòi hỏi cần có
đội ngũ lao động có trình độ tay nghề làm việc tận tụy, hết sức cố gắng vì
công việc của doanh nghiệp.
g. Phục vụ phải mang tính kinh tế: Chi phí phục vụ phải ít nhất có
thể được, nhưng vẫn phải đảm bảo được hiệu quả phục vụ. Không thể sử
dụng chi phí một cách lãng phí.
2.2.2.4. Các hình thức phục vụ nơi làm việc trong doanh nghiệp
Tùy theo đặc điểm của loại hình sản xuất, số lượng nhu cầu phục
vụ và tính ổn định của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể sử dụng
một trong các hình tổ chức thức phục vụ sau đây:
a. Hình thức phục vụ tập trung: Là hình thức trong đó tất cả các
nhu cầu phục vụ theo chức năng đều do các trung tâm phục vụ đáp ứng.
Hình thức này chủ yếu áp dụng với những loại hình sản xuất hàng loạt.
Hình thức này cho phép sử dụng một cách có hiệu quả lao động và thiết
bị phục vụ, có thể áp dụng được các hình thức tiên tiến, cho phép tiến
hành cơ giới hóa, tự động hóa công tác phục vụ. Nhờ vào đó chất lượng
phục vụ được nâng cao, nó được áp dụng phổ biến trong điều kiện số
lượng nhu cầu phục vụ đủ lớn và có tính ổn định cần thiết.
b. Hình thức phục vụ phân tán: Đây là hình thức phục vụ trong đó
các chức năng phục vụ không tập trung mà các phân xưởng, các bộ phận

61
sản xuất tự đảm nhiệm lấy việc phục vụ của mình. Nghĩa là mỗi phân
xưởng, mỗi bộ phận có thể tự có một đội ngũ phục vụ riêng. Hình thức
phục vụ này có ưu điểm là dễ quản lý, dễ lãnh đạo, khi có trục trặc ở bộ
phận nào thì bộ phận đó có thể tự huy động nguồn lực, không phải chờ
đợi. Tuy nhiên, hình thức này có hiệu quả kinh tế thấp, tốn nhiều lao
động và chỉ áp dụng cho loại hình sản xuất hàng loạt quy mô nhỏ, đơn
chiếc, khi mà nhu cầu phục vụ không lớn và cũng không ổn định.
c.Hình thức phục vụ hỗn hợp: Là hình thức phục vụ kết hợp 2 hình
thức trên. Điều này có nghĩa là sẽ có những bộ phận thực hiện phục vụ
tập trung (áp dụng đối với các bộ phận nhu cầu phục vụ lớn và ổn định)
và có những bộ phận phục vụ phân tán (nhu cầu phục vụ ít và không ổn
định). Nó phát huy ưu điểm của cả hai hình thức trên, là hình thức áp
dụng phổ biến nhất trong các doanh nghiệp hiện nay.
2.2.2.5.Các chế độ phục vụ trong doanh nghiệp
Với mỗi hình thức phục vụ khác nhau có thể được áp dụng các chế
độ phục vụ khác nhau. Có các chế độ phục vụ như sau:
a.Chế độ phục vụ trực nhật: Được tiến hành khi có nhu cầu phục
vụ xuất hiện. Nghĩa là phục vụ khi có những hỏng hóc, sai hỏng đột xuất,
không có một kế hoạch cụ thể nào. Chế độ phục vụ này đơn giản nhưng
có hiệu quả kinh tế thấp vì lãng phí thời gian lao động và công suất máy
móc thiết bị. Lãng phí là do khi máy móc hỏng hóc, đi vào sửa chữa thì
người lao động không được làm việc, công suất của máy không được
thực hiện. Do đó, nó được áp dụng cho hình thức sản xuất hàng loạt nhỏ
và đơn chiếc.
b.Chế độ phục vụ theo kế hoạch dự phòng: Các công việc phục vụ
được tiến hành theo một kế hoạch đã vạch ra từ trước phù hợp với kế
hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Theo chế độ này, việc tổ chức phục vụ
được lên kế hoạch từ trước, bao nhiêu lâu thì phục vụ một lần. Khoảng
cách thời gian phục vụ dựa vào số lượng sản phẩm sản xuất của đơn vị.
Chế độ phục vụ này đảm bảo cho sản xuất được nhịp nhàng liên tục,

62
giảm được tổn thất thời gian của lao động chính và công suất của máy
móc thiết bị. Nó được áp dụng cho sản xuất hàng loạt lớn.
c.Chế độ phục vụ theo tiêu chuẩn: Là chế độ phục vụ được tính
toán và quy định thành tiêu chuẩn và tiến hành phục vụ theo tiêu chuẩn
đó. Đây là chế độ phục vụ hoàn chỉnh nhất, đề phòng được mọi hỏng hóc
của thiết bị, loại trừ được các lãng phí thời gian ở nơi làm việc và đạt
hiệu quả kinh tế cao. Nó được áp dụng cho sản xuất hàng loạt với điều
kiện là sản xuất liên tục và ổn định.
2.2.2.6. Đánh giá trình độ tổ chức phục vụ nơi làm việc
Để đánh giá được trình độ của tổ chức phục vụ nơi làm việc người
ta có thể dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là hai cách đánh giá
chủ yếu:
a.Cách thứ nhất là dựa vào kết quả phục vụ: Xuất phát từ nhu cầu
phục vụ của nơi làm việc và sự đáp ứng các nhu cầu đó để đánh giá tình
hình tổ chức phục vụ nơi làm việc theo các chỉ tiêu sau:
- Tổn thất thời gian cho chờ đợi phục vụ nơi làm việc. Thời gian
này là thời gian lãng phí tổ chức. Do việc phục vụ nơi làm việc không tạo
ra được sự nhịp nhàng, thống nhất nên mất thời gian, gián đoạn sản xuất.
Tổn thất thời gian chờ đợi phục vụ nơi làm việc càng lớn thì trình độ tổ
chức phục vụ nơi làm việc càng kém và ngược lại.
- Tổng công suất của máy móc thiết bị không được sử dụng do phục
vụ không tốt. Khi sản xuất ra các máy móc thiết bị, nhà sản xuất luôn
nghiên cứu và đưa ra được công suất lớn nhất của chúng. Nếu như việc
sử dụng máy móc không hiệu quả, công suất không được sử dụng mà do
yếu tố phục vụ không tốt thì chứng tỏ công tác tổ chức phục vụ nơi làm
việc không có hiệu quả.
b.Cách thứ hai là dựa vào nguyên nhân: Căn cứ vào tình hình thực
tế của công tác phục vụ như tổ chức lao động phục vụ, hình thức phục
vụ, chế độ phục vụ... để xem xét đánh giá.

63
2.3. Tạo điều kiện lao động thuận lợi
Khả năng lao động của người lao động luôn chịu ảnh hưởng bởi các
yếu tố môi trường, tạo được môi trường làm việc tốt sẽ góp phần duy trì,
nâng cao sức khỏe, thể lực, trí lực và tinh thần để đảm bảo người lao
động có thể lao động với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao.
Điều kiện lao động là tổng hợp các yếu tố môi trường xung quanh
tác động đến người lao động và hoạt động lao động của họ. Các yếu tố
này gồm các yếu tố tác động đến tâm lý, vệ sinh phòng bệnh, tâm lý xã
hội, điều kiện về chế độ làm việc nghỉ ngơi.
Các yếu tố trên đây có thể tác động tích cực hay tiêu cực đến sức
khỏe, tâm lý lao động, khả năng lao động và nhân cách của người lao động.
2.3.1. Các yếu tố cơ bản thuộc về điều kiện lao động
2.3.1.1. Các yếu tố về tâm sinh lý lao động trong doanh nghiệp
Sự căng thẳng về thể lực và trí óc do làm việc quá sức, quá mức,
công việc phức tạp, chế độ làm việc, nghỉ ngơi không hợp lý, nhịp độ lao
động cao.
Sự căng thẳng, nhàm chán do sự đơn điệu trong lao động.
Vị trí, tâm thế lao động thiếu sự an toàn, nguy hiểm, các yếu tố này
nảy sinh trong quá trình lao động liên quan đến tổ chức và định mức lao
động không hợp lý.
2.3.1.2. Các yếu tố về vệ sinh, phòng bệnh
Bao gồm các yếu tố về khí hậu nơi làm việc, không khí bị ô nhiễm,
nhiệt độ, tiếng ồn, các tia bức xạ, tiếp xúc với hóa chất, khí thải độc hại,
ánh sáng, không gian, diện tích nơi làm việc chật chội, phục vụ vệ sinh
và sinh hoạt cho người lao động.
2.3.1.3. Các yếu tố tâm lý xã hội
Các yếu tố này bao gồm bầu không khí, tâm lý, tinh thần trong tập
thể, ảnh hưởng của phong cách người lãnh đạo, chế độ khen thưởng, kỉ

64
luật, văn hóa doanh nghiệp, tâm lý cá nhân trong tập thể, mối quan hệ
giữa người lao động với nhau và với cấp trên.
2.3.1.4. Yếu tố thẩm mỹ
Đây là các yếu tố liên quan đến khung cảnh của nơi làm việc, chiếu
sáng, màu sắc, âm nhạc, cây xanh, bố trí khoa học, hợp lý nơi làm việc.
2.3.1.5. Yếu tố thuộc chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý
Đây là những quy định về chế độ số giờ làm việc trong ngày, số
ngày làm việc trong tuần, ngày nghỉ lễ tết, phép, chế độ nghỉ ngơi giữa
ca, thai sản, ốm đau, tai nạn,... bố trí ca, kíp làm việc.
2.3.2. Một số chỉ tiêu đánh giá điều kiện lao động trong
doanh nghiệp
Các yếu tố điều kiện lao động tác động đến sức khỏe, tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, ảnh hưởng đến khả năng lao động, dựa trên các
dữ liệu thống kê về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và thời
gian nghỉ việc do tai nạn lao động có thể đánh giá điều kiện lao động qua
một số chỉ tiêu sau:
2.3.2.1. Tỷ lệ người lao động mắc bệnh nghề nghiệp
KBNN = (LĐBNN / LĐ)* 100
Trong đó:
KBNN: Tỷ lệ người lao động mắc bệnh nghề nghiệp;
LĐBNN: Số người lao động mắc bệnh nghề nghiệp;
LĐ: Tổng số lao động trong doanh nghiệp.
Tỷ lệ này càng cao phản ánh điều kiện lao động trong doanh nghiệp
càng kém và ngược lại.
Số ngày nghỉ việc trung bình của một lao động mắc bệnh nghề nghiệp:
KNB = (NNB / LĐBNN )

65
Trong đó:
NNB: Tổng số ngày nghỉ của người lao động do mắc bệnh
nghề nghiệp;
KNB: Số ngày nghỉ trung bình của một lao động mắc bệnh
nghề nghiệp.
Tỷ lệ này càng cao phản ánh sự nặng hay nhẹ của bệnh nghề nghiệp
do điều kiện lao động.
2.3.2.2. Tỷ lệ tai nạn lao động
KTNLĐ = (LĐTN / LĐ)
Trong đó:
KTNLĐ: Tỷ lệ người lao động bị tai nạn lao động;
LĐTN: Số người lao động bị tai nạn lao động.
Tỷ lệ này càng cao thì điều kiện lao động càng kém và ngược lại.
Sự nặng, nhẹ của tai nạn lao động được phản ánh qua số ngày nghỉ
việc bình quân của người lao động bị tai nạn lao động:
KNTN = (NNTN / LĐTN)
Trong đó:
KNTN: Số ngày nghỉ việc bình quân do tai nạn lao động của một
lao động bị tai nạn;
NNTN: Tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động của lao động bị
tai nạn.
Tỷ lệ này càng cao phản ánh tai nạn càng nặng, điều kiện lao động
càng kém và ngược lại.
2.3.3. Hoạt động chủ yếu nhằm tạo điều kiện lao động thuận
lợi cho người lao động
Tạo điều kiện lao động thuận lợi và chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp
lý không chỉ là quyền và đòi hỏi chính đáng của người lao động mà còn

66
giúp duy trì khả năng lao động, chất lượng lao động, góp phần nâng
cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của lao động, do đó doanh nghiệp
cần quan tâm, đầu tư thích đáng vào việc tạo điều kiện lao động thuận lợi
và có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý cho người lao động, theo đó việc
cải thiện điều kiện lao động cần tập trung vào một số biện pháp cơ bản
sau đây:
2.3.3.1. Cải thiện các điều kiện đảm bảo các yếu tố tâm sinh lý
người lao động
Trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị công nghệ, công cụ phụ trợ phù
hợp với khả năng về thể lực, trình độ người lao động, triển khai làm việc
căng thẳng, quá sức, tăng cường đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn,
kỹ thuật, an toàn vệ sinh lao động.
Đáp ứng đầy đủ nhu cầu vật chất, tinh thần người lao động để đảm
bảo sức khỏe, thể lực và tinh thần thoải mái, tích cực trong công việc.
Đảm bảo chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý, bố trí ca kíp, giờ nghỉ
giữa ca, phục vụ ăn uống, sinh hoạt đầy đủ, thuận tiện.
Tạo dựng mối quan hệ hài hòa, thân thiện, hợp tác giữa những
người lao động trong tập thể với lãnh đạo, đồng thời lãnh đạo có phong
cách lãnh đạo phù hợp, tạo bầu không khí thuận lợi và văn hóa doanh
nghiệp lành mạnh, dân chủ, cởi mở với nhau vừa cạnh tranh vừa hợp tác.
Đảm bảo các chế độ ốm đau, thai sản, chăm sóc sức khỏe, vệ sinh an
toàn lao động.
2.3.3.2. Ban hành và tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các quy định,
quy phạm kỹ thuật, tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn lao động, kỷ luật lao động
Doanh nghiệp phải ban hành đầy đủ các văn bản quy trình, quy
phạm về kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn lao động và kỷ luật lao
động đảm bảo tính khoa học, phù hợp với pháp luật.
Đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn về quy trình, quy phạm tiêu chuẩn
kỹ thuật, an toàn vệ sinh lao động để người lao động hiểu rõ và thực hiện.

67
Tăng cường kiểm tra, giám sát và trợ giúp người lao động, tạo điều
kiện đầy đủ, thuận lợi cho người lao động trong quá trình thực hiện
công việc.
2.3.3.3. Tăng cường đầu tư nghiên cứu, cải tiến, ứng dụng các
thành tựu khoa học và kỹ thuật bảo hộ lao động, vệ sinh, an toàn lao động
Đầu tư trang thiết bị và các giải pháp tổ chức lao động để cải thiện
các điều kiện về không khí, tiếng ồn, bụi, chiếu sáng, màu sắc, giảm
thiểu ảnh hưởng của các hóa chất, vật liệu độc hại, chất thải, an toàn
cháy nổ,...
2.3.3.4. Tổ chức nơi làm việc khoa học, hợp lý
Đảm bảo không gian, diện tích nơi làm việc, các trang thiết bị máy
móc, dụng cụ đúng với quy định về quy trình quy phạm, tiêu chuẩn kỹ
thuật và an toàn, vệ sinh lao động, đảm bảo người lao động thực hiện các
thao tác thuận lợi, hợp lý, thoải mái trong lao động. Đảm bảo thẩm mỹ
nơi làm việc trong bố trí, sắp xếp nơi làm việc, cây xanh, ánh sáng,
màu sắc,...
2.3.3.5. Đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị, bảo hộ lao động cho
người lao động
Trang bị đầy đủ các phương tiện cần thiết, quần áo bảo hộ lao
động, kính, mũ, khẩu trang, găng tay... để đảm bảo an toàn, vệ sinh lao
động.
Các trang thiết bị cảnh báo: Cháy nổ, độc hại, nguy hiểm.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1.Thế nào là phân công và hợp tác lao động?
2. Các loại phân công lao động và đánh giá mức độ chuyên môn
hóa lao động?
3. Các loại hợp tác lao động và đánh giá hợp tác lao động?
4. Tổ chức nơi làm việc và nội dung cơ bản của tổ chức nơi làm việc?

68
5.Chức năng, nguyên tắc và chế độ phục vụ nơi làm việc?
6.Tạo điều kiện lao động, các yếu tố điều kiện lao động và cải thiện
điều kiện lao động và chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý?

NỘI DUNG THẢO LUẬN


1. Sử dụng các hệ số phân công và hợp tác lao động trong một tổ
chức/doanh nghiệp để đánh giá việc phân công, hợp tác lao động ở một
tổ chức/doanh nghiệp mà anh/chị biết. Từ đó đưa ra những khuyến nghị.
2. Vận dụng lý luận thiết kế và bố trí nơi làm việc để đánh giá việc
thiết kế và bố trí nơi làm việc tại một tổ chức/doanh nghiệp mà anh/chị
biết. Từ đó đưa ra những khuyến nghị.
3. Vận dụng các chỉ tiêu đánh giá trình độ tổ chức nơi làm việc để
đánh giá trình độ tổ chức nơi làm việc của một tổ chức/doanh nghiệp mà
anh/chị biết và nêu những khuyến nghị.
4. Vận dụng lý luận phục vụ nơi làm việc để đánh giá việc phục vụ
nơi làm việc của một tổ chức/doanh nghiệp và từ đó hãy nêu những
khuyến nghị.
5. Vận dụng lý luận về tạo điều kiện lao động và chế độ làm việc
nghỉ ngơi hợp lý để đánh giá thực hiện việc tạo điều kiện lao động và chế
độ làm việc, nghỉ ngơi, hợp lý ở một tổ chức/doanh nghiệp mà anh/chị
biết và hãy nêu những khuyến nghị.

BÀI TẬP THỰC HÀNH


Bài 2.1:
Một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh mặt hàng gỗ mỹ nghệ có
tổng số nơi làm việc là 160. Trong đó có 2 bộ phận làm việc:
Bộ phận thứ nhất: Tổng số nơi làm việc là 100, số nơi làm việc
không đạt yêu cầu chiếm 15% tổng số nơi làm việc của bộ phận.
Bộ phận thứ hai: Số nơi làm việc không đạt yêu cầu là 12.

69
Yêu cầu:
a. Tính chỉ tiêu đánh giá trình độ tổ chức nơi làm việc của từng bộ
phận của doanh nghiệp? Bộ phận nào có trình độ tổ chức nơi làm việc
cao hơn? Vì sao?
b. Hãy chỉ ra phương hướng nâng cao trình độ tổ chức nơi làm việc?
Bài 2.2:
Siêu thị điện máy Minh Trung có tình hình phân công lao động
trong một năm như sau:
Tổng số lao động của siêu thị là 30 người, thời gian làm việc của
một ca là 8 giờ. Thời gian lao động của người lao động làm việc không
đúng nhiệm vụ được phân công là 48 giờ. Thời gian lãng phí do phục vụ
không tốt để ngưng trệ hoạt động trong 1 ca làm việc là 24 phút.
Yêu cầu:
a. Tính hệ số phân công lao động của siêu thị này. Từ đó hãy chỉ ra
phương hướng nâng cao mức độ chuyên môn hóa trong phân công lao
động trong siêu thị này?
b. Tính hệ số đo lường sự hợp tác trong siêu thị này? Từ đó hãy chỉ
ra phương hướng tăng cường sự hợp tác lao động trong siêu thị này?

70
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 2
TIẾNG VIỆT
1. Vũ Thị Mai & Vũ Thị Uyên (2016), Giáo trình Tổ chức và
định mức lao động, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
2. Lê Minh Thạnh & Nguyễn Ngọc Quân (1994), Tổ chức lao
động khoa học trong xí nghiệp, NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. Nguyễn Tiệp (2011), Tổ chức lao động, NXB Lao động - Xã hội,
Hà Nội.
4. D. Lanielle & A.Cailat (1992), Kinh tế doanh nghiệp, Bản
tiếng Việt, NXB Khoa học - Kỹ thuật, Hà Nội.
TIẾNG ANH
5. Byars, L.L, Rue, L.W (2016), Human resources management,
11th Edition, Mc Graw Hill publishing house.
6. Cherrington, D.J (1995), The Management of Human
Resource, Prentice Hall International, Inc.
7. Griffin, R (2001), Human Resource Management, First
Edition, Hughton Mifflin Company.
8. Hendry, C (1995), Human Resource Management: a Strategic
Approach to Employment, Butterworth, Heinemann Ltd,
Oxford.
9. Mondy, R.W, Noe, R.M (2005), Human Resources
Management, 9th Edition, Pearson Prentice Hall.
10. Noe, Hollenbeck, Gerhart, Wright (1996), Human Resource
Management: gaining a competitive advantage, The McGraw
Hill companies, Inc, USA.
11. Richard L Daft (1995), Organization theory and design, 5th
edition west publishing company.
12. William, C (2000), Human Resource Management, 1st Edition,
Texas Learning Company.

71
72
Chương 3
ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

Mục tiêu chương


Sau khi học xong chương này, người học sẽ nắm được các kiến
thức cơ bản về các phương pháp định mức, cụ thể là:
- Khái niệm định mức lao động trong doanh nghiệp.
- Các phương pháp định mức lao động chi tiết, các phương pháp
định mức lao động tổng hợp và quy trình xây dựng định mức lao động
trong doanh nghiệp.
- Quy trình xây dựng định mức lao động với tiếp cận nghiên cứu
của giáo trình theo 4 bước: Chuẩn bị tư liệu và căn cứ xây dựng định
mức lao động; xây dựng tiêu chuẩn định mức lao động và lựa chọn
phương pháp định mức; thiết lập bản thuyết minh định mức lao động; và
quyết định định mức lao động trong doanh nghiệp.
- Xây dựng và tính toán được định mức lao động đối với mỗi ngành
nghề nhất định cho từng cá nhân người lao động và cho toàn bộ hệ thống
của doanh nghiệp.
- Rèn luyện thái độ khách quan, tinh thần trách nhiệm, công tâm
nhằm giao định mức phù hợp đối với từng cá nhân người lao động và cho
toàn bộ hệ thống của doanh nghiệp.
- Xác định định mức lao động đối với vấn đề định biên trong
doanh nghiệp.
- Vận dụng kỹ năng thực hành, người học xây dựng và xác định
định mức lao động đối với người lao động, tính toán được định mức lao
động trong từng bộ phận cũng như toàn bộ hệ thống của doanh nghiệp.

73
3.1.Khái niệm và nguyên tắc xây dựng định mức lao động trong
doanh nghiệp
3.1.1. Khái niệm định mức lao động trong doanh nghiệp
Theo nghĩa hẹp, định mức lao động trong doanh nghiệp là việc xây
dựng mức lao động cho tất cả các loại công việc, phù hợp với đặc điểm
của từng công việc đó trong doanh nghiệp.
Các mức lao động nếu được xây dựng không dựa trên cơ sở phân
tích những điều kiện tổ chức - kỹ thuật của sản xuất, kinh nghiệm và
phương pháp làm việc của những lao động tiên tiến mà chỉ dựa vào
những số liệu thống kê, tài liệu quá khứ những kinh nghiệm của cán bộ
định mức, cán bộ kỹ thuật được gọi là mức thống kê kinh nghiệm (mức
không có căn cứ khoa học kỹ thuật).
Nếu các mức lao động trong doanh nghiệp được xây dựng trên cơ
sở phân tích khoa học, tức là tính toán đầy đủ những điều kiện tổ chức kỹ
thuật hợp lý để thực hiện công việc, những kinh nghiệm phương pháp
thao tác làm việc tiên tiến, những điều kiện tâm sinh lý xã hội và thẩm
mỹ sản xuất được gọi là những mức kỹ thuật lao động (mức có căn cứ
khoa học kỹ thuật).
Theo nghĩa rộng, định mức lao động trong doanh nghiệp là lĩnh vực
nghiên cứu hoạt động thực tiễn về xây dựng và áp dụng các mức lao
động nói trên đối với tất cả các quá trình lao động. Nói cách khác, định
mức lao động trong doanh nghiệp là quá trình dự tính của doanh nghiệp
thực hiện những biện pháp về tổ chức kỹ thuật để thực hiện công việc đạt
năng suất lao động cao, dựa trên cơ sở đó xác định mức tiêu hao để thực
hiện công việc đó trong doanh nghiệp.
Định mức lao động trong doanh nghiệp là việc xác định số lượng
công việc hay số sản phẩm làm ra của một hay một số người lao động
trong một đơn vị thời gian nhất định hoặc quy định lượng thời gian cần
thiết để hoàn thành một đơn vị công việc hay sản phẩm.

74
Theo quy định của pháp luật, định mức lao động trong doanh
nghiệp là một trong các cơ sở để người sử dụng lao động tuyển dụng, sử
dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và
trả lương cho người lao động.
3.1.2. Nguyên tắc xây dựng định mức lao động trong doanh nghiệp
Người sử dụng lao động trong doanh nghiệp phải có trách nhiệm
xây dựng định mức lao động trên cơ sở các nguyên tắc nhất định.
Có 5 nguyên tắc xây dựng định mức lao động trong doanh nghiệp:
a. Định mức lao động trong doanh nghiệp được thực hiện cho từng
bước công việc, từng công đoạn và toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm,
dịch vụ trên cơ sở tổ chức lao động khoa học, tổ chức sản xuất hợp lý.
b. Mức lao động trong doanh nghiệp được xây dựng trên cơ sở cấp
bậc của công việc hoặc chức danh, phù hợp với cấp bậc, trình độ đào tạo
của người lao động, quy trình công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật của máy
móc thiết bị và bảo đảm các tiêu chuẩn lao động.
c. Mức lao động trong doanh nghiệp phải là mức trung bình tiên
tiến, bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo
dài thời gian làm việc tiêu chuẩn của doanh nghiệp theo quy định của
pháp luật.
d. Mức lao động mới trong doanh nghiệp phải được áp dụng thử
trước khi ban hành chính thức. Doanh nghiệp phải thông báo cho người
lao động biết trước ít nhất 15 ngày khi áp dụng thử. Thời gian áp dụng
thử tùy theo tính chất công việc, nhưng tối đa không quá 3 tháng và phải
đánh giá việc thực hiện mức. Trường hợp trong thời gian làm việc tiêu
chuẩn, mức thực tế thực hiện tính theo sản lượng thấp hơn 5% hoặc cao
hơn 10% so với mức được giao, hoặc mức thực tế thực hiện theo thời
gian cao hơn 5% hoặc thấp hơn 10% so với mức được giao thì doanh
nghiệp phải điều chỉnh lại mức lao động.
e. Mức lao động trong doanh nghiệp phải được định kỳ rà soát,
đánh giá, để sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp. Khi xây dựng

75
hoặc sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh mức lao động, doanh nghiệp phải tham
khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp
và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực
hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi
đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp.
Định mức lao động là một thuật ngữ phổ biến trong quá trình lao
động ảnh hưởng đến đơn giá tiền lương, giá thành đơn vị sản phẩm và lợi
nhuận kinh doanh của doanh nghiệp.
3.2. Phương pháp định mức lao động trong doanh nghiệp
Doanh nghiệp thực hiện tốt công tác định mức lao động thì trước
hết cần có các phương pháp định mức lao động. Chất lượng của các định
mức lao động phụ thuộc nhiều vào phương pháp định mức lao động.
Trong các doanh nghiệp hiện nay có hai nhóm phương pháp định mức
lao động bao gồm: Nhóm các phương pháp định mức lao động chi tiết và
nhóm các phương pháp định mức lao động tổng hợp.
Nhóm các phương pháp định mức lao động chi tiết là phương pháp
nhằm xây dựng định mức lao động cho một bước công việc nào đó trong
quy trình công việc. Nhóm các phương pháp định mức lao động tổng hợp
là phương pháp nhằm xác định định mức lao động cho một khối lượng
công việc đúng tiêu chuẩn chất lượng trong những điều kiện tổ chức - kỹ
thuật nhất định hoặc xác định số lao động định biên hợp lý cho từng bộ
phận lao động trực tiếp tham gia sản xuất - kinh doanh, lao động phụ trợ,
phục vụ và lao động quản lý của toàn doanh nghiệp.
3.2.1. Các phương pháp định mức lao động chi tiết trong
doanh nghiệp
Các doanh nghiệp trong thực tế thường sử dụng nhiều phương pháp
để xây dựng định mức lao động chi tiết tùy theo quy mô và loại hình sản
xuất kinh doanh, điều kiện sản xuất kinh doanh, tổ chức kỹ thuật cụ thể,
khả năng tài chính của từng doanh nghiệp mà lựa chọn, áp dụng phương
pháp để xây dựng định mức lao động chi tiết. Có các phương pháp định
mức lao động chi tiết mà các doanh nghiệp thường sử dụng, bao gồm:

76
3.2.1.1.Phương pháp thống kê kinh nghiệm
a. Khái niệm
Phương pháp thống kê kinh nghiệm sử dụng để định mức lao động
là phương pháp định mức cho một bước công việc nào đó, dựa trên cơ sở
các số liệu thống kê về năng suất lao động của người lao động thời kỳ đã
qua, có sự kết hợp với kinh nghiệm bản thân của cán bộ định mức,
trưởng bộ phận, quản đốc hoặc người lao động.
b. Trình tự xác định định mức lao động bằng phương pháp thống
kê kinh nghiệm gồm4 bước:
Bước 1: Thống kê năng suất lao động của người lao động thực hiện
bước công việc cần định mức. Thống kê năng suất lao động được tính 1
trong 2 tiêu thức sau:
Về mặt hiện vật: w1, w2, w3,...,wn
Về mặt hao phí thời gian lao động: t1, t2, t3, ..., tn
Bước 2: Tính giá trị trung bình của năng suất lao động.
Về mặt hiện vật: Được sử dụng 1 trong 2 công thức tính sau:
Công thức 1:
W W W ... W ∑ W
W
n n
Trong đó:

W:Năng suất lao động trung bình của một ngày (ca);
W : Năng suất lao động của ngày (ca) thứ i qua thống kê;
n: Số ngày (ca) đã được thống kê.
Công thức 2:
∑ W f
W
∑ f

77
Trong đó:
W : Năng suất lao động của lần thống kê thứ j;

f : Tần suất xuất hiện của giá trị W trong dãy số thống kê;

n: Số lượng các số trong dãy số thống kê.


Về mặt thời gian hao phí: Được sử dụng 1 trong 2 công thức tính
sau:
Công thức 1:
t t t ... t ∑ t
t
n n
Trong đó:
t ∶ Thời gian hao phí trung bình để kinh doanh một đơn vị sản
phẩm;
t : Thời gian hao phí để kinh doanh một đơn vị sản phẩm thứ i
qua thống kê;
n: Số lần công việc được thống kê.
Công thức 2:
∑ t f
t
∑ f
Trong đó:
t : Thời gian của lần thống kê thứ i;
f : Tần suất xuất hiện của giá trị t trong dãy số thống kê;
n: Số lượng các số trong dãy số thống kê.
Bước 3: Tính năng suất lao động trung bình tiên tiến.
Năng suất lao động trung bình tiên tiến là năng suất lao động trung
bình của những người lao động mà năng suất của họ lớn hơn hoặc bằng
mức bình quân chung (giá trị trung bình của năng suất lao động).

78
Về mặt hiện vật: Được sử dụng 1 trong 2 công thức tính sau:
Công thức 1:
W′ W′ W′ . . . W′ ∑ W′
W
m m
Sao cho W′ W(m 𝑛

Trong đó:

W : Năng suất lao động trung bình tiên tiến về mặt hiện vật;

W′ W′ W′ . . . W′ : Những giá trị năng suất lao động


thống kê được lớn hơn hoặc bằng năng suất lao động
trung bình;
m: Số giá trị năng suất lao động lớn hơn hoặc bằng năng suất
lao động trung bình.
Công thức 2:
∑ W f
W
∑ f

Với: W W
Trong đó:

W : Là năng suất lao động trung bình tiên tiến về mặt hiện vật;

W : Là những giá trị năng suất lao động thống kê được lớn hơn
hoặc bằng năng suất lao động trung bình;

f : Tần suất xuất hiện của giá trị W trong dãy số thống kê;
m: Số lượng các số còn lại trong dãy số (từ giá trị w đến wmax
m < n).
Vềmặt hao phí thời gian: Được sử dụng 1 trong 2 công thức tính sau:

79
Công thức 1:
t′ t′ t′ ⋯ t′ ∑ t′
t
m m
Sao cho t′ t(m 𝑛
Trong đó:
t : Năng suất lao động trung bình tiên tiến về mặt hao phí
thời gian;
t′ t′ t′ ⋯ t′ : Những giá trị thời gian thống kê được
lớn hơn hoặc bằng thời gian trung bình;
m: Số giá trị thời gian nhỏ hơn hoặc bằng thời gian lao động
trung bình.
Công thức 2:
∑ t f
t
∑ f

Với t t và m 𝑛 (m: Số các số từ t đến t)


Trong đó:
t : Năng suất lao động trung bình tiên tiến về mặt hao phí
thời gian;
t : Những giá trị thời gian thống kê được nhỏ hơn hoặc bằng
năng suất lao động trung bình;
f : Tần suất xuất hiện của giá trị t trong dãy số thống kê;
m: Số giá trị thời gian nhỏ hơn hoặc bằng thời gian lao động
trung bình.
Bước 4: Kết hợp năng suất lao động trung bình tiên tiến với kinh
nghiệm của bản thân cán bộ định mức, trưởng bộ phận hoặc nhân viên để
quyết định định mức, sau đó mới giao cho người lao động.
Ví dụ 1: Doanh nghiệp Hưng Thịnh thống kê về năng suất lao động
của nhân viên bán hàng trong 15 ngày như sau:

80
Bước 1: Thống kê năng suất lao động của nhân viên bán hàng thực
hiện công việc bán hàng cần định mức như sau:

Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

W(triệuđồng/ngày) 65 64 65 67 62 62 63 65 67 68 67 65 64 65 64

Bước 2: Tính giá trị trung bình của năng suất lao động theo phương
pháp bình quân gia quyền:

62×2 + 63×1 + 64×3 + 65×5 + 67×3 + 68×1


W=
15
W=64,86 triệu đồng/ngày
Bước 3: Tính năng suất lao động trung bình tiên tiến (chỉ lấy những
giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị năng suất trung bình)
65×5 + 67×3 + 68×1
Wtt = =66 triệu đồng/ngày
9
Cán bộ làm công tác định mức căn cứ vào năng suất trung bình tiên
tiến vừa có kết quả với kinh nghiệm của bản thân đã tích lũy được có thể
tăng hoặc giảm hay lấy ngay kết quả 66 triệu đồng/ngày làm mức sản
lượng ngày giao cho nhân viên bán hàng của Doanh nghiệp Hưng
Thịnh trên.
Với ví dụ trên, sau khi kết hợp với kinh nghiệm trước kia đã làm
chi tiết tương tự năng suất lao động nhân viên bán hàng, cán bộ định mức
quyết định lấy ngay 66 triệu đồng/ngày là mức sản lượng.
Cán bộ nhân viên làm công tác định mức chưa từng làm công việc
định mức hoặc công việc tương tự, mà lấy ngay năng suất lao động trung
bình tiên tiến là 66 triệu đồng/ngày làm mức giao cho nhân viên bán
hàng thì mức đó là định mức thống kê thuần túy.
Bước 4: Kết hợp năng suất lao động trung bình tiên tiến là 66 triệu

81
đồng/ngày kết hợp với kinh nghiệm của bản thân đã tích lũy được có thể
tăng hoặc giảm giá trị này, sau đó giao định mức cho nhân viên bán hàng.
Ví dụ 2: Doanh nghiệp Tiến Thành thống kê về năng suất lao động
của một nhân viên bán hàng tính bằng hao phí thời gian để bán được 1 tỷ
đồng doanh thu như sau:
Bước 1: Thống kê thời gian hao phí thực tế của các nhân viên bán
hàng để bán được 1 tỷ đồng doanh thu cần định mức như sau:

DT (tỷ đ) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

t (ngày/tỷ
14 14 15 16 14 14 15 15 14 14 14 13 16 13 12
đ)

Bước 2: Tính giá trị trung bình của năng suất lao động theo phương
pháp bình quân gia quyền
12×1 + 13×2 + 14×7 + 15×3 + 16×2
t=
15
t 14,2 ngày/1tỷđồng
Bước 3: Tính năng suất lao động trung bình tiên tiến (chỉ lấy những
giá trị nhỏ hơn hoặc bằng giá trị năng suất trung bình)
12×1 + 13×2 + 14×7
tt =
15
tt = 13,6 ngày/1 tỷ đồng
Bước 4: Kết hợp năng suất lao động trung bình tiên tiến là 13,6
ngày/tỷ đồng kết hợp với kinh nghiệm của bản thân đã tích lũy được có
thể tăng hoặc giảm giá trị này, sau đó mới giao cho nhân viên bán hàng
làm mức thời gian.
Trong định mức, nếu doanh nghiệp lấy năng suất lao động trung
bình tiên tiến (66 triệu đồng/ngày hoặc lấy thời gian lao động trung bình
tiên tiến là 13,6 ngày/tỷ đồng) làm mức giao cho nhân viên bán hàng thì
gọi là định mức thống kê thuần túy.

82
Nếu căn cứ vào năng suất lao động trung bình tiên tiến kết hợp với
kinh nghiệm của bản thân đã tích lũy được (có thể tăng hoặc giảm mức
thống kê thuần túy) sau đó mới giao cho nhân viên bán hàng thì gọi là
định mức thống kê kinh nghiệm.
c. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp thống kê kinh nghiệm
-Ưu điểm:
Cán bộ làm công tác định mức sử dụng phương pháp định mức lao
động theo thống kê kinh nghiệm là phương pháp định mức tương đối đơn
giản, tốn ít thời gian và công sức, có thể xây dựng được hàng loạt mức
lao động trong thời gian ngắn có vận dụng kinh nghiệm sản xuất tiên tiến
của đốc công, nhân viên kỹ thuật. Trong chừng mực nào đó, nhờ có sự
vận dụng giá trị trung bình tiên tiến kết hợp với kinh nghiệm sản xuất -
kinh doanh của cán bộ định mức, trưởng bộ phận, người lao động, do đó
cũng loại trừ được phần nào sai lệch của mức lao động do hạn chế của
phương pháp này so với các phương pháp xác định mức có căn cứ kỹ
thuật. Các doanh nghiệp công nghiệp hiện nay định mức lao động theo
phương pháp thống kê kinh nghiệm chiếm tỷ trọng khá lớn trong toàn
doanh nghiệp.
-Nhược điểm:
Phương pháp định mức lao động theo phương pháp thống kê kinh
nghiệm cũng bộc lộ khá nhiều nhược điểm, đó là không phân tích được tỉ
mỉ năng lực sản xuất - kinh doanh và các điều kiện tổ chức - kỹ thuật cụ
thể, không nghiên cứu và không cho phép sử dụng những phương pháp
lao động tiên tiến của người lao động, không xây dựng các hình thức tổ
chức lao động, tổ chức sản xuất - kinh doanh hợp lý trong doanh nghiệp,
nên không sử dụng được các khả năng tiềm tàng của người lao động,
không động viên sự nỗ lực của người lao động ra sức phát huy sáng kiến,
cải tiến kỹ thuật để đạt và vượt mức.
Định mức lao động theo phương pháp thống kê kinh nghiệm không
tạo ra khả năng thúc đẩy khai thác được năng lực sản xuất - kinh doanh,

83
nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp, trình độ tổ chức sản xuất - kinh
doanh và tổ chức lao động, kìm hãm việc nâng cao năng suất lao động
khiến mức đặt ra thường thấp hơn nhiều so với khả năng thực hiện của
người lao động, nên phương pháp định mức lao động theo thống kê kinh
nghiệm chỉ áp dụng với những công việc sản xuất, các công việc ở doanh
nghiệp mới thành lập làm nhiệm vụ sản xuất chưa ổn định, các doanh
nghiệp sửa chữa hay các doanh nghiệp có trình độ tổ chức sản xuất và tổ
chức lao động thấp.
d. Biện pháp nhằm giảm thiểu nhược điểm của phương pháp định
mức lao động theo phương pháp thống kê kinh nghiệm
Cán bộ định mức phải thiết kế các biểu mẫu thống kê có tính khoa
học, hợp lý cao. Số liệu thống kê phải đồng nhất (tức là những đối tượng
thống kê cùng làm một công việc, cùng cấp bậc, cùng điều kiện tổ chức
kỹ thuật...), phản ánh rõ ràng và trung thực thời gian thực tế dùng vào sản
xuất sản phẩm, các loại thời gian lãng phí, giờ làm thêm. Nhằm hạn chế
bớt yếu tố ngẫu nhiên thì số liệu thống kê càng nhiều càng tốt, như thống
kê nhiều người trong nhiều ngày và nhiều ca làm việc. Đồng thời, coi
trọng phân tích so sánh các tài liệu thống kê.
Phải bố trí cán bộ định mức thực sự có năng lực, có kinh nghiệm
chuyên môn thống kê và định mức lao động để thiết kế, xây dựng công
tác định mức.
3.2.1.2. Phương pháp thống kê phân tích
a.Khái niệm
Phương pháp thống kê phân tích sử dụng trong định mức lao động
là phương pháp định mức cho 1 bước công việc nào đó dựa trên cơ sở
các số liệu thống kê về năng suất lao động của người lao động thực hiện
bước công việc ấy, kết hợp với việc phân tích tình hình sử dụng thời gian
lao động của người lao động tại nơi làm việc qua khảo sát thực tế.

84
b. Trình tự xác định định mức lao động theo phương pháp thống kê
phân tích gồm 4 bước:
Bước 1, 2, 3: Giống hoàn toàn như phương pháp thống kê kinh nghiệm.
Bước 4: Kết hợp năng suất lao động trung bình tiên tiến với việc
phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động của người lao động tại nơi
làm việc qua khảo sát thực tế. Cách tính mức lao động theo phương pháp
thống kê phân tích như sau:
Về mặt hiện vật:
Tngμy
M sl  Wtt 
T§M

Trong đó:
M : Mức lao động về mặt hiện vật (của 1 bước công việc);

W : Năng suất lao động trung bình tiên tiến về mặt hiện vật;
T: Thời gian làm việc theo quy định (số giờ trong 1 ngày, số
ngày trong 1 tuần...);
TĐM: Thời gian thực tế được định mức (bằng thời gian làm việc
theo quy định trừ đi thời gian thực tế bị lãng phí trong quá
trình làm việc).
và:
Tngày
Mtg
Msl
Trong đó:
Mtg: Mức lao động về mặt thời gian (của 1 bước công việc);
M : Mức lao động về mặt hiện vật (của 1 bước công việc);
T: Thời gian làm việc theo quy định (số giờ trong 1 ngày, số
ngày trong 1 tuần…).

85
Về thời gian hao phí:
TĐM
Mtg ttt ×
Tngày

Trong đó:
Mtg: Mức lao động về mặt thời gian (của 1 bước công việc);

t : Năng suất lao động trung bình tiên tiến về mặt thời gian;
T: Thời gian làm việc theo quy định (số giờ trong 1 ngày, số
ngày trong 1 tuần...);
TĐM: Thời gian thực tế được định mức (bằng thời gian làm việc
theo quy định trừ đi thời gian thực tế bị lãng phí trong quá
trình làm việc).
và:
Tngày
Msl =
Mtg

M : Mức lao động về mặt hiện vật (của 1 bước công việc);
Mtg: Mức lao động về mặt thời gian (của 1 bước công việc);
T: Thời gian làm việc theo quy định (số giờ trong 1 ngày, số ngày
trong 1 tuần...).
Ví dụ 3:
Với số liệu trong ví dụ 1, nhưng qua khảo sát 15 ngày làm việc
(1 ngày 8h làm việc), cán bộ định mức nhận thấy bình quân 1 người lao
động trong mỗi ngày làm việc đã lãng phí 69 phút, thời gian được định
mức còn 411 phút nên mức thống kê phân tích là:
480
Msl = 66× = 77 (triệu đồng/ngày)
480-69

480
Mtg = = 6,23 ngày/1 tỷ đồng
77

86
c. Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp thống kê phân tích
-Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính, độ chính xác cao hơn phương pháp
thống kê kinh nghiệm. Kết hợp năng suất lao động trung bình tiên tiến
với phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động của người lao động tại
nơi làm việc nên đã loại trừ được các loại thời gian lãng phí trông thấy,
như lãng phí do tổ chức, lãng phí do cá nhân người lao động...
-Nhược điểm: Phương pháp này cũng có những nhược điểm giống
như phương pháp thống kê thuần túy nhưng ưu điểm hơn là đã loại trừ
được thời gian lãng phí trong ngày của người lao động.
3.2.1.3. Phương pháp phân tích
Phương pháp phân tích sử dụng trong định mức lao động là phương
pháp định mức lao động dựa trên sự phân chia quá trình sản xuất thành
các bộ phận hợp thành và nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian
hao phí để thực hiện quá trình sản xuất.
Đây là phương pháp định mức lao động có căn cứ khoa học kỹ
thuật và được gọi tắt là các phương pháp định mức kỹ thuật lao động.
Định mức lao động có căn cứ khoa học kỹ thuật là phương pháp
định mức dựa trên cơ sở phân tích đầy đủ năng lực sản xuất ở nơi làm
việc, quá trình lao động, các yếu tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian,
nghiên cứu vận dụng các kinh nghiệm sản xuất tiên tiến của người lao
động để đề ra chế độ làm việc khoa học, tổ chức lao động hợp lý và sử
dụng triệt để những khả năng sản xuất ở nơi làm việc.
Cán bộ làm công tác định mức khi xây dựng định mức có tính đến
tất cả những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định của từng doanh nghiệp,
nên định mức có căn cứ kỹ thuật đảm bảo được là mức trung bình tiên
tiến. Sử dụng định mức này vào quá trình quản lý của doanh nghiệp sẽ có
tác dụng thúc đẩy người lao động sử dụng đầy đủ và hợp lý thời gian làm
việc, thường xuyên cải tiến phương pháp lao động và áp dụng kỹ thuật
mới để không ngừng nâng cao năng suất lao động, làm ra nhiều sản phẩm
cho xã hội. Định mức kỹ thuật lao động khai thác được khả năng tiềm

87
tàng trong sản xuất và khắc phục được các nhược điểm của định mức lao
động theo thống kê kinh nghiệm, thúc đẩy tăng năng suất lao động và cải
tiến quản lý trong doanh nghiệp. Khi xây dựng định mức phương pháp
này, cán bộ làm công tác định mức đòi hỏi phải hiểu biết nghiệp vụ,
am hiểu kỹ thuật, điều kiện sản xuất phải tương đối ổn định trong
doanh nghiệp.
3.2.1.4. Phương pháp phân tích tính toán
a. Khái niệm
Phương pháp phân tích tính toán trong định mức lao động là
phương pháp định mức kỹ thuật lao động dựa trên cơ sở phân tích kết
cấu bước công việc, các yếu tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian, dựa vào
các chứng từ kỹ thuật và tiêu chuẩn các loại thời gian để tính mức thời
gian cho bước công việc.
b. Trình tự xác định định mức lao động theo phương pháp phân
tích tính toán gồm 3 bước:
Bước 1: Cán bộ định mức phân chia bước công việc ra các bộ phận
hợp thành về mặt lao động (phân chia thành các thao tác, động tác và cử
động) cũng như về mặt công nghệ và nghiên cứu kết cấu của các bước
công việc, loại bỏ những bộ phận thừa, thay thế những bộ phận lạc hậu
bằng những bộ phận tiên tiến, sau đó thiết kế kết cấu bước công việc
hợp lý.
Bước 2: Cán bộ định mức phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hao
phí thời gian hoàn thành từng bộ phận của bước công việc, phân tích các
điều kiện tổ chức kỹ thuật cụ thể của nơi làm việc..., trên cơ sở đó xác
định trình độ lành nghề của người lao động cần sử dụng, máy móc, thiết
bị, dụng cụ cần dùng, chế độ làm việc tối ưu và tổ chức nơi làm việc hợp
lý nhất. Bản chất của công việc này là xác lập tổ chức lao động nơi làm
việc hợp lý và lập quy trình chi tiết cho từng bước công việc cần định
mức trong doanh nghiệp.

88
Bước 3: Dựa vào quy trình công nghệ và tiêu chuẩn các loại thời
gian được xây dựng sẵn (tiêu chuẩn thời gian, tiêu chuẩn số lượng,...),
vận dụng các phương pháp toán, sử dụng các công thức để tính toán các
thời gian tác nghiệp chính và thời gian khác trong mức, tính hao phí thời
gian cho từng bộ phận của bước công việc. Tổng cộng các hao phí thời
gian này, doanh nghiệp tính được mức lao động thời gian có căn cứ kỹ
thuật cho cả bước công việc. Sau đó doanh nghiệp tạo ra những điều kiện
tổ chức kỹ thuật đúng như đã quy định ở nơi làm việc và chọn người lao
động đã nắm vững kỹ thuật sản xuất, có thái độ hợp tác, có tinh thần tuân
thủ kỷ luật lao động cho làm thử. Khi người lao động đó đã quen tay,
năng suất lao động đã ổn định thì cán bộ định mức tiến hành khảo sát hao
phí thời gian của người lao động đó ở ngay tại nơi làm việc để xác định
định mức lao động theo phương pháp phân tích, tính toán.
c. Ưu điểm, nhược điểm và điều kiện thực hiện của phương pháp
phân tích, tính toán
-Ưu điểm: Đặc điểm của phương pháp phân tích, tính toán là dựa
vào các chứng từ kỹ thuật và các tài liệu chuẩn để xác định các loại thời
hao phí. Quá trình xây dựng định mức được tiến hành chủ yếu trong
phòng làm việc của cán bộ định mức. Phương pháp này cho phép xây
dựng được định mức nhanh, đỡ tốn công sức, đảm bảo tính đồng nhất và
độ chính xác của định mức.
-Nhược điểm: Độ chính xác của định mức được xác định hoàn toàn
phụ thuộc vào các tài liệu tiêu chuẩn, các loại thời gian hao phí dùng để
định mức.
d.Điều kiện thực hiện phương pháp: Doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh phải tương đối ổn định, quy trình làm việc đơn giản và mang tính
chất lặp lại, áp dụng cho những công việc thuộc loại hình sản xuất hàng
loạt lớn và vừa. Cán bộ định mức phải nắm vững nghiệp vụ định mức lao
động. Tài liệu tiêu chuẩn dùng để định mức lao động phải phù hợp và
chính xác.

89
3.2.1.5. Phương pháp phân tích khảo sát
a. Khái niệm
Phương pháp phân tích khảo sát là phương pháp định mức lao
động có căn cứ kỹ thuật dựa trên cơ sở phân tích kết cấu bước công việc,
các yếu tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian, các chứng từ kỹ thuật và tài
liệu khảo sát sử dụng thời gian của người lao động ở ngay tại nơi làm việc
để tính mức lao động cho bước công việc.
b. Trình tự xác định mức lao động gồm 3 bước:
Bước 1: Cán bộ định mức phân chia bước công việc ra những bộ
phận hợp thành về mặt công nghệ cũng như về mặt lao động, loại bỏ
những thao tác và động tác thừa, thay thế những bộ phận lạc hậu bằng
những bộ phận tiên tiến để xây dựng kết cấu bước công việc một cách
hợp lý nhất.
Bước 2: Cán bộ định mức phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hao
phí thời gian hoàn thành từng bộ phận bước công việc, phân tích các điều
kiện tổ chức - kỹ thuật cụ thể của nơi làm việc. Trên cơ sở đó cán bộ định
mức xác định trình độ lành nghề mà người lao động cần có, máy móc
thiết bị dụng cụ cần dùng, chế độ làm việc tối ưu và xây dựng những điều
kiện tổ chức - kỹ thuật, tổ chức lao động hợp lý nhất. Nghĩa là quy định
điều kiện tổ chức kỹ thuật hợp lý nhất cho từng bước công việc trong
doanh nghiệp.
Bước 3:Cán bộ định mức tạo ra các điều kiện tổ chức - kỹ thuật
đúng như quy định ở nơi làm việc và chọn người lao động có năng suất
trung bình tiên tiến, nắm vững kỹ thuật sản xuất - kinh doanh, có thái độ
lao động hợp tác, có tinh thần tuân thủ kỷ luật lao động và sức khỏe trung
bình để tiến hành khảo sát cho làm thử. Khi người lao động đó đã thành
thạo, năng suất lao động đã ổn định thì cán bộ định mức tiến hành khảo
sát. Việc khảo sát hao phí thời gian trong ca làm việc của người lao động
đó tại nơi làm việc bằng chụp ảnh và bấm giờ hoặc kết hợp cả hai chụp

90
ảnh và bấm giờ, từ đó cán bộ định mức sẽ tính được thời gian tác nghiệp
toàn ca.
c. Ưu điểm, nhược điểm và điều kiện thực hiện của phương pháp
phân tích khảo sát
-Ưu điểm: Đối với phương pháp phân tích khảo sát, cán bộ định
mức nhờ nghiên cứu trực tiếp hoạt động của người lao động ở ngay tại
nơi làm việc nên không những định mức lao động được xây dựng chính
xác mà còn tổng hợp được những kinh nghiệm tiên tiến của người lao
động để phổ biến rộng rãi, cung cấp được số liệu một cách đầy đủ để cải
tiến tổ chức lao động, tổ chức sản xuất - kinh doanh và còn sử dụng để
xây dựng các loại tiêu chuẩn định mức lao động có căn cứ kỹ thuật lao
động hợp lý.
- Nhược điểm: Phương pháp phân tích khảo sát tốn nhiều thời gian
và công sức để thực hiện khảo sát. Cán bộ làm công tác định mức phải
thành thạo nghiệp vụ định mức lao động, am hiểu kỹ thuật và quy trình
công nghệ sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp.
- Điều kiện thực hiện của phương pháp phân tích khảo sát: Để thực
hiện được phương pháp phân tích khảo sát, doanh nghiệp sản xuất - kinh
doanh phải tương đối ổn định, áp dụng cho những công việc thuộc loại
hình sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối. Trong sản xuất loại nhỏ và đơn
chiếc, phương pháp phân tích khảo sát dùng để xây dựng định mức cho
các bước công việc điển hình hoặc nghiên cứu thời gian và thao tác làm
việc tiên tiến trong doanh nghiệp.
Nhằm nâng cao chất lượng trong quá trình áp dụng phương pháp
phân tích khảo sát, khi thực hiện cần chú ý các vấn đề sau:
Trước khi khảo sát hao phí thời gian làm việc của người lao động
doanh nghiệp phải chấn chỉnh lại tổ chức nơi làm việc, khắc phục những
bất hợp lý, bố trí người lao động có tay nghề phù hợp với yêu cầu công
việc, xây dựng quy trình công nghệ chi tiết cho bước công việc. Cải thiện
điệu kiện lao động cho người lao động, đảm bảo các yếu tố thẩm mỹ

91
trong lao động, vệ sinh nơi làm việc nhằm tạo ra sự hứng thú, sáng tạo
của người lao động trong doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần lựa chọn những cán bộ định mức hiểu biết kỹ
thuật, có tinh thần trách nhiệm và đã được huấn luyện về nghiệp vụ định
mức làm công tác định mức, tốt nhất là cán bộ định mức đó trưởng thành
từ cán bộ kỹ thuật hay công nhân kỹ thuật bậc cao, đã công tác và gắn bó
tại doanh nghiệp lâu năm. Nếu không chọn cán bộ định mức như vậy thì
dù áp dụng chụp ảnh thời gian làm việc và bấm giờ bước công việc thì
định mức lao động được xây dựng vẫn chưa phải là định mức có căn cứ
kỹ thuật tại doanh nghiệp mình.
3.2.1.6. Phương pháp so sánh điển hình
Trong doanh nghiệp khi sản xuất hàng loạt nhỏ và đơn chiếc, sản
xuất không ổn định, quy trình công nghệ không được chi tiết nên không
có đủ tài liệu để định mức kỹ thuật lao động bằng phương pháp phân tích
tính toán. Mặt khác, do sản xuất - kinh doanh trong doanh nghiệp luôn
thay đổi, sự lặp lại của công việc không nhiều nên cán bộ định mức
không đủ thời gian để định mức kỹ thuật lao động bằng phương pháp
phân tích khảo sát. Muốn có định mức lao động kịp thời đưa vào áp dụng
ngay, các doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp so sánh điển hình.
a.Khái niệm
Phương pháp so sánh điển hình trong định mức lao động là
phương pháp xây dựng định mức lao động cho các bước công việc dựa
trên cơ sở so sánh hao phí thời gian thực hiện bước công việc điển hình
và những yếu tố ảnh hưởng quy đổi để xác định mức, hay nói cách khác
là phương pháp định mức lao động bằng cách so sánh với mức của bước
công việc điển hình.
b.Trình tự xác định định mức lao độngcho các bước công việc gồm
5 bước:
Bước 1: Cán bộ định mức phân tích các bước công việc phải hoàn
thành ra từng nhóm theo những đặc trưng nhất định về kết cấu và quy

92
trình công nghệ. Trong mỗi nhóm, chọn một bước công việc hoặc một số
bước công việc tiêu biểu cho nhóm gọi là bước công việc điển hình.
Bước công việc điển hình thường là bước công việc hay lặp lại nhất trong
nhóm (có tần số xuất hiện nhiều nhất).
Bước 2:Cán bộ định mức xây dựng và xác định quy trình công
nghệ hợp lý và các điều kiện tổ chức - kỹ thuật để thực hiện bước công
việc điển hình. Quy trình công nghệ này được mặc định là quy trình công
nghệ điển hình cho cả nhóm trong doanh nghiệp.
Bước 3:Cán bộ định mức xây dựng định mức lao động có căn cứ kỹ
thuật cho bước công việc điển hình bằng phương pháp phân tích tính
toán hoặc phương pháp phân tích khảo sát. Mức kỹ thuật lao động của
bước công việc điển hình, ký hiệu là: Mtg1 và Msl1.
Bước 4:Cán bộ định mức xác định hệ số quy đổi Ki cho các bước
công việc trong nhóm với quy ước là hệ số của bước công việc điển hình
bằng 1 (tức là Ki = 1), hệ số của các bước công việc còn lại trong nhóm
được xác định trên cơ sở phân tích điều kiện tổ chức - kỹ thuật cụ thể của
từng bước công việc, từng yếu tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian hoàn
thành bước công việc đó và so sánh với bước công việc điển hình (bằng
phương pháp nội suy toán học). Như vậy, khi so sánh sẽ xảy ra 3 trường
hợp sau đây:
Trường hợp 1: Nếu điều kiện tổ chức - kỹ thuật và các yếu tố ảnh
hưởng của bước công việc đó giống hoàn toàn bước công việc điển hình
thì Ki = 1 (với i = 2, 3,...;với n là số bước công việc củanhóm).
Trường hợp 2: Nếu điều kiện tổ chức - kỹ thuật và các yếu tố ảnh
hưởng của bước công việc đó thuận lợi hơn bước công việc điển hình thì
Ki< 1 (với i = 2, 3,..., n; với n là số bước công việc của nhóm).
Trường hợp 3: Nếu điều kiện tổ chức - kỹ thuật và các yếu tố ảnh
hưởng của bước công việc đó khó khăn hơn bước công việc điển hình,
tức là hao phí thời gian cho bước công việc đó tăng hơn thì Ki> 1 (với i =
2, 3,...,n; với n là số bước công việc của nhóm).

93
Bước 5: Căn cứ vào mức lao động của bước công việc điển hình và
các hệ số quy đổi Ki, cán bộ định mức tính mức lao động có căn cứ kỹ
thuật cho mỗi bước công việc trong nhóm bằng các công thức:
M M xK
Msl1
Và Msli =
Ki
Mtgi: Mức lao động có căn cứ kỹ thuật về hao phí thời gian của
bước công việc thứ i trong quy trình sản xuất - kinh doanh;
Msli: Mức lao động có căn cứ kỹ thuật về mặt hiện vật của bước
công việc thứ i trong quy trình sản xuất - kinh doanh;
Mtg1: Mức lao động có căn cứ kỹ thuật về hao phí thời gian của
bước công việc điển hình;
Msl1: Mức lao động có căn cứ kỹ thuật về mặt hiện vật của bước
công việc điển hình;
Ki: Hệ số quy đổi của bước công việc thứ i so với bước công việc
điển hình.
Như vậy, nếu đã có mức của bước công việc điển hình và các hệ số
quy đổi Ki thì định mức cho các bước công việc còn lại trong nhóm bằng
phương pháp so sánh điển hình rất nhanh chóng.
c. Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp so sánh điển hình
- Ưu điểm: Bằng phương pháp so sánh điển hình cán bộ định mức
có thể xây dựng hàng loạt mức lao động (cho các bước công việc có
những đặc trưng gần giống nhau về kết cấu, quy trình công nghệ) trong
thời gian ngắn, ít tốn công sức.
- Nhược điểm: Tuy nhiên, trong thực tế mọi sự so sánh chỉ là tương
đối, nên định mức xây dựng bằng phương pháp so sánh điển hình có độ
chính xác không cao so với định mức xây dựng bằng phương pháp phân
tích tính toán và phương pháp phân tích khảo sát và việc xác định chính
xác hệ số quy đổi Ki gặp khó khăn.
Vì vậy, nhằm nâng cao chất lượng của mức so sánh điển hình cần
thực hiện một số biện pháp sau đây:

94
+ Thu hẹp quy mô của nhóm, tức là phân các bước công việc cần
định mức ra từng nhóm nhỏ, mỗi nhóm chỉ nên có từ 5 đến 10 bước công
việc, để mức độ chênh lệch về điều kiện tổ chức - kỹ thuật của các bước
công việc trong mỗi nhóm ít, việc chọn bước công việc điển hình sẽ
thuận lợi hơn do dễ đại diện cho cả nhóm. Bởi vậy, mức xây dựng bằng
cách căn cứ vào mức của bước công việc điển hình sẽ kém chính xác.
+ Chọn bước công việc điển hình phải thật chính xác, xứng đáng,
thực sự tiêu biểu cho cả nhóm (theo kinh nghiệm cho thấy, cán bộ định
mức nên chọn bước công việc nào có tần số xuất hiện nhiều nhất làm
bước công việc điển hình là tốt nhất).
+ Xây dựng mức của bước công việc điển hình thật chính xác bằng
phương pháp phân tích tính toán hoặc phương pháp phân tích khảo sát.
Để xây dựng được cần phải xây dựng quy trình công nghệ chi tiết, hợp lý
nhất cho bước công việc điển hình và phải định mức kỹ thuật lao động
cho bước công việc điển hình bằng phương pháp phân tích tính toán hoặc
phương pháp phân tích khảo sát trong doanh nghiệp.
+ Xác định hệ số quy đổi Ki cho các bước công việc trong nhóm
thật chính xác bằng cách phân tích, so sánh điều kiện tổ chức kỹ thuật,
hao phí thời gian thực hiện của từng bước công việc trong nhóm với
bước công việc điển hình. Việc này cán bộ định mức không chỉ làm một
lần mà phải kiên trì theo dõi, điều chỉnh nhiều lần trong thời gian dài mới
có được Ki tin cậy.
3.2.2. Phương pháp định mức lao động tổng hợp
3.2.2.1. Phương pháp định mức lao động tổng hợp cho một đơn vị
sản phẩm
a.Khái niệm và ý nghĩa của định mức lao động cho một đơn vị
sản phẩm
-Khái niệm:Định mức lao động tổng hợp cho một đơn vị sản phẩm
là lượng lao động cần và đủ để sản xuất một đơn vị sản phẩm hoặc hoàn

95
thành một khối lượng công việc đúng tiêu chuẩn chất lượng trong những
điều kiện tổ chức - kỹ thuật nhất định.
-Ý nghĩa: Định mức lao động tổng hợp có ý nghĩa rất lớn đối với
các doanh nghiệp, được thể hiện như sau:
Là cơ sở để lập kế hoạch tổ chức lao động, sử dụng lao động phùhợp
với quy trình công nghệ, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Là cơ sở để xây dựng đơn giá tiền lương và trả lương gắn với
năngsuất, chất lượng và kết quả công việc của người lao động trong
doanh nghiệp.
Là một trong những cơ sở để hạch toán chi phí đầu vào, đề xuất các
biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của
doanh nghiệp.
b.Đơn vị tính
Đơn vị tính của mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm là:
Giờ - người, là số giờ quy đổi cho một người thực hiện công việc quy định.
Đơn vị này có ý nghĩa là số giờ quy đổi cho một người thực hiện
được quy định trong doanh nghiệp.
c.Đối tượng áp dụng
Định mức lao động tổng hợp có thể được áp dụng cho tất cả các
doanh nghiệp không phân biệt theo loại hình sở hữu. Các doanh nghiệp
tự xây dựng để áp dụng cho các mục đích quản lý kinh tế, quản lý lao
động của doanh nghiệp mình.
Trong khu vực doanh nghiệp nhà nước, với tư cách là chủ sở hữu,
Nhà nước thực hiện việc hướng dẫn và giám sát việc áp dụng, thực hiện
mức lao động tổng hợp cho một đơn vị sản phẩm đối với các doanh
nghiệp nhà nước.
d.Nguyên tắc xây dựng định mức lao động tổng hợp cho đơn vị
sản phẩm
Trong xây dựng định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm
phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

96
Định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm phải được tính
trên cơ sở xem xét, kiểm tra và tính toán xác định từ hao phí lao động
hợp lý để thực hiện các bước công việc (nguyên công).
Cán bộ định mức trong quá trình tính toán xây dựng mức phải căn
cứ vào chế độ làm việc, kết hợp với các phương pháp lao động hợp lý, có
sự chấn chỉnh tổ chức sản xuất - kinh doanh, tổ chức lao động và quản lý
trong doanh nghiệp.
Trường hợp đã có tiêu chuẩn hoặc mức nguyên công của ngành và
liên ngành đúng với điều kiện tổ chức - kỹ thuật và công nghệ của doanh
nghiệp thì có thể tính định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm
theo những tiêu chuẩn hoặc mức nguyên công của ngành và liên ngành.
Định mức lao động tổng hợp tính cho đơn vị sản phẩm nào thì phải
theo đúng quy trình công nghệ sản xuất ra sản phẩm đó (trong xây dựng
công trình thì theo đồ án thiết kế thi công), không tính thiếu, tính trùng
các khâu công việc. Cán bộ định mức không được tính những hao phí lao
động làm sản phẩm phụ, sửa chữa lớn và hiện đại hóa thiết bị, sửa chữa
lớn nhà xưởng, công trình xây dựng cơ bản, chế tạo, lắp đặt thiết bị và
các việc khác. Những hao phí lao động cho các loại công việc này được
tính thành định mức lao động riêng như tính cho đơn vị sản phẩm.
e.Phương pháp xác định định mức lao động tổng hợp cho đơn vị
sản phẩm
Để định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm, cán bộ định
mức trong doanh nghiệp tiến hành theo các bước sau đây:
-Bước 1: Phân loại lao động
Phân loại lao động là việc phân chia lao động thành lao động trực
tiếp tham gia sản xuất kinh doanh; lao động phụ trợ, phục vụ và lao động
quản lý để định mức hao phí thời gian lao động theo từng loại, làm cơ sở
xác định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm.
Việc phân loại lao động phải căn cứ vào tính chất ngành, nghề, tổ
chức lao động của doanh nghiệp. Điều kiện tổ chức sản xuất - kinh

97
doanh, tổ chức lao động khác nhau thì phân loại lao động khác nhau, vì
vậy doanh nghiệp phải có hệ thống các tiêu thức đánh giá, phân loại lao
động cho phù hợp.
Trong thực tế cán bộ định mức có thể phân loại lao động như sau:
Lao động trực tiếp (Tnv): Là những lao động trực tiếp sản xuất kinh
doanh theo quy trình nhằm cung cấp một sản phẩm hàng hóa hoặc dịch
vụ cho thị trường. Ví dụ, lao động trực tiếp có thể bao gồm như:
Lao động trực tiếp tham gia bán sản phẩm.;
Lao động đóng gói, bảo quản sản phẩm;
Lao động vận chuyển hàng hóa đến nơi giao hàng theo hợp đồng...
Lao động phụ trợ, phục vụ (Tpt): Là những lao động không trực tiếp
thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh nhưng phục vụ cho lao động
chính hoàn thành quá trình sản xuất - kinh doanh sản phẩm. Lao động
phụ trợ, phục vụ được xác định căn cứ vào các chức năng, nhiệm vụ phục
vụ. Người lao động phục vụ sản xuất kinh doanh thực hiện nhiều loại
công việc với nhiều chức năng khác nhau. Tùy theo việc tổ chức sản xuất
- kinh doanh cùng với quá trình cung cấp hàng hóa, dịch vụ mà mỗi
doanh nghiệp có thể có những chức năng nhất định. Lao động phục vụ,
phụ trợ được phân thành nhiều nhóm chức năng phục vụ sản xuất - kinh
doanh khác nhau, bao gồm:
+Tổ chức sản xuất - kinh doanh gồm những công việc tổ chức
thực hiện quá trình sản xuất - kinh doanh. Ví dụ như việc sắp xếp, phân
bổ chi tiết hàng hóa, hướng dẫn các kỹ năng bán hàng cho người lao
động thử việc, phụ trách điện thoại phát thanh ở các gian hàng, vận
chuyển cung cấp nguyên, vật liệu, hàng hóa đầu vào.
+Phụ trợ công nghệ gồm các công việc sơ chế nguyên liệu như
sàng sảy, pha chế hóa chất, pha chế các loại nhũ tương dùng trong quá
trình công nghệ, chế tạo vật liệu làm khuôn, xương khuôn ở phân xưởng
phụ trợ.

98
+Cung cấp năng lượng và bảo dưỡng thiết bị gồm những công việc
nhằm duy trì cho các thiết bị cung cấp năng lượng (điện, nước...) thường
xuyên ở trạng thái hoạt động. Sửa chữa thiết bị theo chế độ bảo dưỡng
định kỳ và sửa chữa theo chế độ trực nhật, điều chỉnh, kiểm tra, tra dầu
mỡ vào các trang, thiết bị và sản xuất phụ tùng thay thế (điều hòa, máy
làm lạnh, các camera,...).
+Sản xuất, bảo dưỡng dụng cụ và trang bị công nghệ gồm những
công việc chế tạo, bảo dưỡng, phục hồi khuôn mẫu, mài sắc dụng cụ, sửa
chữa các loại dụng cụ và trang bị công nghệ, làm mẫu gỗ và kim loại, thí
nghiệm độ bền vật liệu...
+Kiểm tra kỹ thuật gồm những công việc kiểm tra chất lượng của
sản phẩm mua ngoài, kiểm tra chất lượng thực hiện nhiệm vụ thuộc quá
trình công nghệ sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng và cả
những việc kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng những dụng cụ đo kiểm để
kiểm tra.
+Vận tải và xếp dỡ gồm những công việc trông coi lưới điện, vận
hành các thiết bị sản xuất năng lượng như điện, hơi đốt, hơi nước, nước
phục vụ sản xuất, cả những việc bảo dưỡng, thay thế thiết bị loại này.
+Phục vụkho tàng gồm những công việc nhậnvật liệu, bán thành
phẩm, sản phẩm vào kho và bảo quản. Bao gồm các việc như nhận, đo
lường, ghi chép sổ sách, dán nhãn, đóng mã hiệu, sắp xếp, bảo quản, xuất
đi và cả việc bao bì đóng gói và sản xuất bao bì đóng gói, nghĩa là phân
loại, bao gói, chọn lọc, chỉnh lý hàng hóa nhằm biến mặt hàng của sản
xuất thành mặt hàng của tiêu dùng.
+Bảo dưỡng nhà xưởng gồm các công việc nề, mộc, cơ khí nhằm
đảm bảo cho sự hoạt động thường xuyên của nhà xưởng, công trình và
các kiến trúc (đường sá, cầu, cống, tháp nước...) kể cả công việc sản xuất
vật liệu để bảo dưỡng (doanh nghiệp tự tổ chức sản xuất).

99
+ Bảo hộ lao động, kỹ thuật an toàn và vệ sinh công nghiệp gồm
những việc vận hành thiết bị bảo hộ lao động (thông gió, khử bụi...),
phòng, chống cháy nổ, tuần tra, canh gác bảo vệ kỹ thuật sản xuất kinh
doanh, phục vụ, nhà tắm, nấu ăn phục vụ giữa ca, nấu nướccho nơi
làm việc.
+ Chuẩn bị và hoàn thiện sản xuất gồm các công việc do lao động
phục vụ làm trong các phòng thí nghiệm về cải tiến công cụ như cơ khí
hóa, tự động hóa, quy trình công nghệ mới...
Lao động quản lý (Tql): Là lao động thực hiện các chức năng quản
lý trong doanh nghiệp, bao gồm các chức năng cụ thể sau:
+ Chức năng quản lý kinh tế gồm những công việc lãnh đạo, tổ
chức, quản lý sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp do giám đốc, phó
giám đốc kinh doanh, trưởng hay phó bộ phận và tất cả cán bộ nhân viên
thuộc các phòng ban nghiệp vụ như thống kê, kế hoạch, kế toán - tài vụ,
lao động - tiền lương.
+ Chức năng quản lý kỹ thuật gồm những công việc hướng dẫn,
kiểm tra tổ chức quá trình công nghệ sản xuất kinh doanh về kỹ thuật, do
phó giám đốc phụ trách kỹ thuật, quản đốc hay phó quản đốc, đội trưởng
hay đội phó phụ trách kỹ thuật và các tổng công trình sư, các cán bộ,
nhân viên thuộc phòng kỹ thuật thực hiện trong doanh nghiệp.
+ Chức năng quản lý hành chính gồm những công việc có tính
hành chính, đánh máy, trực điện thoại, phát thanh của doanh nghiệp, lái
xe con, liên lạc, gác cổng, tạp vụ... thực hiện.
Tóm lại, lao động quản lý là lao động thuộc các nhóm chức danh
sau đây: Ban giám đốc doanh nghiệp, kế toán trưởng; nhân viên chuyên
môn, nghiệp vụ thuộc bộ máy điều hành của doanh nghiệp; các thành
viên của ban kiểm soát, các nhân viên quản lý khác được doanh nghiệp
trả lương.

100
- Bước 2: Công tác chuẩn bị
Để tiến hành tính tổng chi phí lao động tổng hợp cho đơn vị sản
phẩm hàng hóa, trước hết cán bộ định mức phải làm tốt công tác chuẩn bị
nội dung sau:
+ Xác định đơn vị sản phẩm để xây dựng mức lao động tổng hợp:
Dựa vào tài liệu hạch toán kinh tế của doanh nghiệp để xác định đơn vị
sản phẩm và xác định đơn vị đo sản phẩm đó theo đúng tiêu chuẩn Việt
Nam, tiêu chuẩn ngành... Trong doanh nghiệp có nhiều phân xưởng sản
xuất ra những thành phẩm mà đơn vị đó không đồng nhất với đơn vị đo
sản phẩm hàng hóa thì phải quy đổi về đơn vị của sản phẩm hàng hóa
được thống nhất trong doanh nghiệp.
+ Thu thập tài liệu: Cán bộ định mức xem xét, nghiên cứu toàn bộ
các mức hiện hành của các bước công việc, nếu thiếu thì phải xây dựng
thêm và nếu đã lạc hậu thì phải xây dựng lại.
Cán bộ định mức thu thập và nghiên cứu các tài liệu có liên quan
như các mức kinh tế kỹ thuật khác, quy trình công nghệ, các chế độ và
quy định của Nhà nước đối với doanh nghiệp.
- Bước 3: Tính định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm
Tính tổng chi phí lao động của mức lao động tổng hợp cho đơn vị
sản phẩm theo công thức sau:
Tth = Tnv + Tpt + Tql
Phương pháp tính từng loại chi phí lao động thành phần từ công
thức trên nhưsau:
+ Tính chi phí lao động trực tiếp (Tnv)
Để tính chi phí lao động trực tiếp trong mức lao động tổng hợp cho
đơn vị sản phẩm, dùng công thức sau:

Tnv   i 1 Tngci
n

101
Trong đó:
Tngci: Là chi phí lao động định mức cho nguyên công lao động trực
tiếp (bước công việc) thứ i trong kinh doanh sản phẩm hàng hóa theo
quy định
Cách tính Tngc: Mức nguyên công là mức thời gian của nguyên
công đó. Nguyên công là một công đoạn, một bước, một đơn vị công
việc nhỏ nhất trong quá trình sản xuất - kinh doanh.
Ta có thể dùng các công thức:
Công thức 1:
1
Tngc = (giờ - người/sản phẩm)
Msl

Hoặc các công thức tính Mtg khác đã nghiên cứu.


Trong đó:
Tngc: Mức thời gian để thực hiện một nguyên công;
Msl: Mức lao động về mặt hiện vật trong 1 giờ của nguyên công.
Công thức 2: Trong trường hợp một nguyên công được thực hiện
trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật khác nhau dẫn đến có mức lao
động khác nhau thì chi phí lao động định mức cho nguyên công đó là số
bình quân gia quyền với quyền số là thời gian của các nguyên công trong
điều kiện tổ chức kỹ thuật khác nhau hoặc là tổng số sản phẩm hoặc chi
tiết qua các bước công việc đó, được tính theo công thức:
∑ t
T
n
Trong đó:
Tngc: Mức thời gian của một nguyên công;
Ti: Thời gian của nguyên công thực hiện trong điều kiện tổ
chức kỹ thuật I;
n: Số nguyên công thực hiện trong các điều kiện tổ chức kỹ
thuật khác nhau.

102
Công thức 3: Trường hợp nguyên công do một số người lao động
thực hiện, nghĩa là trường hợp này cần một tập thể người lao động cùng
làm mới hoàn thành, mức nguyên công được tính theo công thức sau:
T = Ttgx n

Trong đó:
Tngc: Mức thời gian của một nguyên công;
n: Số người lao động trong nhóm (có quy định cụ thể tiêu
chuẩn cấp bậc kỹ thuật cho mỗi người lao động và đã xét
đến cấp bậc trung bình, bình quân quy đổi).
Ttg: Mức thời gian của nhóm.
+ Tính chi phí lao động phụ trợ (Tpt)
Chi phí lao động phụ trợ được áp dụng tính theo 1 trong 3 trường
hợp sau:
Trường hợp 1: Tính chi phí lao động phụ trợ theo chi phí lao động
định mức (thời gian lao động định mức) cho đơn vị dịch vụ và số lượng
dịch vụ định mức cho đơn vị sản phẩm như sau:
Tpt = ∑ T xQ
Trong đó:
Tpt: Chi phí lao động phụ trợ;
Tdvi: Thời gian định mức cho đơn vị dịch vụ i;
Qdvi: Số lượng dịch vụ định mức thứ i cho một đơn vị sản phẩm
hàng hóa;
n: Số loại hình công việc dịch vụ phục vụ phụ trợ cần thiết để
hoàn thành 1 sản phẩm chính.
Trường hợp 2: Trong trường hợp công việc phục vụ, phụ trợ thực
hiện chung cho nhiều loại sản phẩm khác nhau, tính chi phí lao động phụ
trợ theo tỷ trọng chi phí lao động trực tiếp, có công thức:

103
Pi x ∑ni=1 Tpti
Tptspi =
Sđmi
Trong đó:
Tptspi: Chi phí lao động phụ trợ cho một đơn vị sản phẩm i;
Sđmi : Sản lượng định mức cho 1 chu kỳ i;
n: Số loại sản phẩm sử dụng chung dịch vụ phục vụ phụ trợ;
Pi: Tỷ trọng chi phí lao động trực tiếp định mức cho loại sản
phẩm i trong tổng chi phí lao động trực tiếp định mức của
doanh nghiệp, được tính theo công thức sau:
T x Sđ
P
∑ T x Sđ

Trong đó:
Tnvi: Chi phí lao động trực tiếp định mức cho 1 sản phẩm thứ i;
Sđmi: Định mức về mặt hiện vật của sản phẩm thứ i.
Trường hợp 3: Tính chi phí lao động phụ trợ cho đơn vị sản phẩm
bằng tỷ lệ phần trăm lao động phụ trợ so với lao động trực tiếp, khi biết
chi phí lao động trực tiếp của sản phẩm và tỷ lệ biên chế lao động phụ trợ
so với lao động trực tiếp trong doanh nghiệp, cán bộ định mức dùng
công thức:
T =T xP

Trong đó:
Tpt : Chi phí lao động phụ trợ cho đơn vị sản phẩm;
P: Tỷ trọng theo mức biên chế lao động phụ trợ so với lao
động trực tiếp trong doanh nghiệp;
Tnv: Chi phí lao động trực tiếp cho một đơn vị sản phẩm.

104
+ Tính chi phí lao động quản lý cho một đơn vị sản phẩm (Tql)
Cán bộ định mức thường tính chi phí lao động quản lý dựa vào:
Tổng chi phí lao động trực tiếp sản xuất - kinh doanh và lao động
phụ trợ cho một đơn vị sản phẩm (Tkd):
Tkd = Tnv + Tpt
Tỷ trọng biên chế lao động làm công tác quản lý so với lao động
trực tiếp sản xuất - kinh doanh trong doanh nghiệp và lao động phụ trợ
(Kql)
Công thức tính toán như sau:
Tql = Tkd x Kql (ngày - người/sản phẩm)
Trong đó:
Tql: Chi phí lao động quản lý cho đơn vị sản phẩm;
Tkd: Tổng chi phí lao động trực tiếp sản xuất - kinh doanh và lao
động phụ trợ cho một đơn vị sản phẩm;
Tnv: Chi phí lao động trực tiếp sản xuất - kinh doanh cho một
đơn vị sản phẩm;
Tpt: Chi phí lao động phụ trợ cho một đơn vị sản phẩm;
Kql: Tỷ trọng biên chế lao động làm công tác quản lý so với lao
động trực tiếpsản xuất - kinh doanh và lao động phụ trợ
trong doanh nghiệp.
K được tính theo công thức sau:
K′
K
1 K′

Với K'ql: Tỷ trọng số người làm quản lý trong tổng số người lao
động của doanh nghiệp.

105
+ Tổng hợp chi phí định mức cho một đơn vị sản phẩm
Từ kết quả tính từng loại chi phí lao động thành phần ở bước 3, cán
bộ định mức có tổng hợp chi phí lao động định mức cho một đơn vị
sản phẩm.
Trước hết, cán bộ định mức phải tổng hợp chi phí lao động cho đơn
vị sản phẩm ở công đoạn sản xuất - kinh doanh, sau đó tổng hợp chi phí
lao động cho đơn vị sản phẩm ở chi nhánh và cuối cùng là tổng hợp chi
phí lao động cho một đơn vị sản phẩm của toàn doanh nghiệp theo công
thức đã nêu ở trên là:
Tth = Tnv + Tpt + Tql (ngày - người/sản phẩm)
3.2.2.2. Phương pháp định mức lao động tổng hợp theo định biên
(còn gọi là định mức biên chế)
a.Khái niệm
Định mức lao động tổng hợp theo định biên (định mức biên chế) là
quy định số lượng người lao động có nghề nghiệp và tay nghề, chuyên
môn kỹ thuật xác định, được quy định để thực hiện các công việc cụ thể,
không ổn định về tính chất và độ lặp lại của nguyên công hoặc để phục
vụ các đối tượng nhất định.
Định mức lao động tổng hợp theo định biênđược áp dụng trong
điều kiện công việc của người lao động đòi hỏi hoạt động phối hợp của
nhiều người mà kết quả không tách riêng được cho từng người lao động,
không thể xác định được mức thời gian, mức sản lượng, mức phục vụ,
những công việc của người lao động như hành chính, nghiên cứu thị
trường, nghiên cứu khoa học, quản lý nhà nước..., là những công việc đòi
hỏi phải xác định định mức biên chế.
b.Nguyên tắc
Cán bộ định mức khi xác định định biên lao động theo nhiệm vụ
sản xuất kinh doanh không được tính những lao động làm sản phẩm phụ,
không thuộc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh được giao, lao động sửa chữa

106
lớn và hiện đại hóa thiết bị, sửa chữa lớn nhà xưởng, công trình xây dựng
cơ bản, chế tạo, lắp đặt thiết bị và các việc khác.Những hao phí lao động
cho các loại công việc này được tính mức lao động riêng như tính cho
đơn vị sản phẩm.
Định mức lao động theo định biên áp dụng đối với doanh nghiệp
sản xuất, kinh doanh không thể xây dựng định mức lao động cho từng
đơn vị sản phẩm. Áp dụng phương pháp này đòi hỏi phải xác định số lao
động định biên hợp lý cho từng bộ phận lao động trực tiếp tham gia sản
xuất - kinh doanh, lao động phụ trợ, phục vụ và lao động quản lý của
toàn doanh nghiệp.
c.Phương pháp xác định mức lao động tổng hợp theo định biên
Để định mức lao động tổng hợp theo định biên, cán bộ định mức
tiến hành theo các bước sau:
-Bước 1:Phân loại lao động
Cán bộ định mức phân loại lao động thành lao động chính (trực tiếp
tham gia sản xuất - kinh doanh), lao động phụ trợ và phục vụ, lao động
bổ sung và lao động quản lý là cơ sở để xác định định biên lao động theo
từng loại cho từng bộ phận trong doanh nghiệp và cả doanh nghiệp.
Cán bộ định mức khi phân loại lao động phải căn cứ vào tính chất
ngành, nghề, tổ chức sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động để thực hiện
khối lượng nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
-Bước 2: Xác định khối lượng nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh
Hàng năm cán bộ định mức phải xác định cụ thể nhiệm vụ sản xuất,
kinh doanh và phương án cân đối với các điều kiện để thực hiện nhiệm
vụ sản xuất, kinh doanh. Từ đó xác định cơ cấu, số lượng lao động chính,
lao động phụ trợ và phục vụ hợp lý để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp. Đối với lao động quản lý cán bộ định mức căn
cứ vào chức năng, nhiệm vụ, khối lượng công việc và chế độ thời gian
làm việc, nghỉ ngơi hoặc định mức nhiệm vụ để xác định phù hợp với các

107
nhiệm vụ, khối lượng công việc của từng bộ phận quản lý phải triển khai
thực hiện trong năm.
-Bước 3: Định biên lao động cho từng bộ phận
Cán bộ định mức phải xác định cơ cấu, số lượng và bố trí, sắp xếp
các loại lao động theo chức danh nghề, công việc phù hợp với yêu cầu
thực hiện khối lượng nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của từng bộ phận
đó. Việc xác định thực hiện theo trình tự sau:
- Phân tích, mô tả công việc;
- Phân tích và lựa chọn phương án tổ chức lao động hợp lý để thực
hiện công việc;
- Bố trí lao động phù hợp (có đủ trình độ chuyên môn - kỹ thuật,
khả năng thực hiện công việc theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, tiêu
chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ) vào từng vị trí để thực hiện công việc.
d. Tổng hợp mức lao động định biên chung của doanh nghiệp
Cán bộ định mức sau khi định biên lao động phù hợp cho từng bộ
phận, tính tổng hợp mức lao động định biên chung của doanh nghiệp
theo công thức sau:
Lđb = Lnv + Lpt + Lbs + Lql
Trong đó:
Lđb: Lao động định biên của doanh nghiệp, đơn vị tính là người;
Lnv: Định biên lao động trực tiếp sản xuất - kinh doanh;
Lpt: Định biên lao động phụ trợ và phục vụ;
Lbs: Định biên lao động bổ sung để thực hiện chế độ ngày, giờ
nghỉ theo quy định của pháp luật lao động đối với lao động
trực tiếp, phụ trợ và phục vụ;
Lql: Định biên lao động quản lý.

108
- Các loại định biên lao động ở công thức trên được tính cụ thể
như sau:
+ Tính Lnv: Được tính theo định biên lao động trực tiếp hợp lý cho
từng bộ phận tổ, đội, chi nhánh, cửa hàng hoặc tổ chức tương đương
trong đơn vị thành viên của doanh nghiệp. Định biên của từng bộ phận
xác định trên cơ sở nhu cầu, khối lượng công việc và tổ chức lao động,
đòi hỏi phải bố trí lao động theo yêu cầu lao động, hoàn thành quá trình
sản xuất kinh doanh.
+ Tính Lpt: Được tính theo khối lượng công việc phụ trợ và phục vụ
sản xuất, kinh doanh và tính theo quy trình công nghệ, trên cơ sở đó xác
định Lpt bằng định biên hoặc tỷ lệ % so với định biên lao động trực
tiếp (Lnv).
+ Tính Lbs: Định biên lao động bổ sung được tính cho 2 loại hình
hoạt động của doanh nghiệp, đó là:
(i) Đối với doanh nghiệp không phải làm việc cả ngày nghỉ lễ, tết
và ngày nghỉ hàng tuần, định biên lao động bổ sung tính như sau:
Số ngày nghỉ theo chế độ quy định
L = (L L )x
(365 Số ngày nghỉ hàng tuần và lễ tết)
Số ngày nghỉ theo chế độ quy định của pháp luật lao động bao gồm:
- Số ngày nghỉ phép được hưởng lương tính bình quân cho 1 lao
động định biên trong năm.
- Số ngày nghỉ việc riêng được hưởng lương tính bình quân trong
năm cho một lao động định biên theo thống kê kinh nghiệm của năm
trước liền kề.
- Số thời gian làm việc hàng ngày được rút ngắn đối với người làm
công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (quy đổi ngày) tính
bình quân trong năm cho một lao động định biên.
- Thời gian đặc thù quy định riêng cho lao động nữ theo quy định
của pháp luật hiện hành (cho con bú, vệ sinh phụ nữ theo chế độ) (quy
đổi ra ngày) tính bình quân trong năm cho lao động định biên.

109
(ii) Đối với doanh nghiệp phải làm việc cả ngày lễ, tết và ngày nghỉ
hàng tuần, định biên lao động bổ sung tính như sau:
Số ngày nghỉ theo chế độ quy định
L = (L L )x
365 - Số ngày nghỉ hàng tuần và lễ tết
Số LĐ định biên làm các công
+ việc đòi hỏi phải làm việc cả
ngày nghỉ lễ tết và nghỉ hàng tuần
60
x
365 - Số ngày nghỉ hàng tuần và lễ tết
Nếu số ngày nghỉ theo chế độ quy định trong năm là 60 ngày, biến
đổi ta có:
60
L = (L L )x
365 Số ngày nghỉ hàng tuần và lễ tết
Số LĐ định biên làm các công
x 1 việc đòi hỏi phải làm việc cả
ngày nghỉ lễ tết và nghỉ hàng tuần
+ Tính Lql: Cách xác định Lql giống như cách xác định Tql nêu trên,
chỉ khác đơn vị tính của Lql là người.
3.3. Quy trình xây dựng định mức lao động trong doanh nghiệp
Định mức lao động được xây dựng thông qua quy trình 4 bước sau:

Chuẩn bị tư liệu và căn cứ định mức lao động

Xây dựng tiêu chuẩn định mức lao động


và lựa chọn phương pháp phù hợp

Hoàn thành bản thuyết minh


định mức lao động

Quyết định định mức lao động

Sơ đồ 3.1: Quy trình xây dựng định mức lao động trong doanh nghiệp

110
3.3.1. Chuẩn bị tư liệu và căn cứ xây dựng định mức lao động
3.3.1.1. Tư liệu để định mức lao động, bao gồm:
Quy trình làm việc;
Mô tả công việc cho các vị trí;
Báo cáo năng suất lao động, báo cáo kết quả kinh doanh,...
Báo cáo tình hình sử dụng lao động (cung cấp thông tin về thành
phần lao động cho các vị trí, số lượng và chất lượng lao động);
Dự báo bán hàng, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
3.3.1.2. Các căn cứ để xây dựng định mức lao động
Vị trí, chức danh trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp;
Nhu cầu tự nhiên của người lao động (ví dụ: Số liệu về thời
giannghỉ giải lao);
Điều kiện làm việc (trang thiết bị nơi làm việc, âm thanh, ánh sáng,
tiếng ồn,...), tổ chức bố trí tại nơi làm việc;
Các tài liệu về chế độ làm việc; chế độ lao động, an toàn vệ sinh
lao động;
Mục tiêu, chiến lược kinh doanh, kế hoạch sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp;
Quan điểm của nhà quản trị; quan điểm của cán bộ định mức lao
động;...
3.3.2. Xây dựng tiêu chuẩn định mức lao động và lựa chọn
phương pháp định mức phù hợp
Trên cơ sở tính chất, đặc điểm các chức danh trong doanh nghiệp,
cán bộ định mức tiến hành xác định các tiêu chuẩn định mức lao động và
sử dụng các phương pháp định mức lao động khác nhau để tính toán định
mức lao động phù hợp cho các vị trí.

111
3.3.2.1. Xây dựng tiêu chuẩn định mức lao động
Tiêu chuẩn dùng để định mức lao động là những đại lượng biểu
hiện về mặt số lượng, chất lượng, tiến độ,... của các loại công việc, hay
các chức năng, nhiệm vụ cụ thể mà người lao động phải thực hiện.
Tác dụng của tiêu chuẩn dùng để định mức lao động bao gồm: Là
cơ sở để xây dựng định mức lao động nhanh chóng, chính xác và có tác
dụng thống nhất ở quy mô lớn; là một phương tiện quan trọng để áp dụng
vào sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản
phẩm và tăng khả năng cạnh tranh, áp dụng các thành tựu tiến bộ khoa
học và công nghệ nâng cao trình độ tổ chức sản xuất, tổ chức lao động và
kích thích vật chất đối với người lao động. Doanh nghiệp cần phân loại
tiêu chuẩn theo các cách thức sau:
a. Phân loại theo nội dung của tiêu chuẩn
-Tiêu chuẩn thời gian: Là những đại lượng quy định về thời gian
dùng để định mức cho những bước công việc (Ví dụ: Thời gian lắp đặt
sản phẩm và giao hàng cho khách; thời gian kiểm đếm hàng hóa trên
quầy;...)
-Tiêu chuẩn số lượng sản phẩm (ví dụ:Số lượng hợp đồng/tháng; số
lượng khách hàng mới;...)
-Tiêu chuẩn số lượng người làm việc:Là những quy định về số
lượng lao động cần thiết để hoàn thành một chức năng hoặc đơn vị khối
lượng công việc,(ví dụ: Số nhân viên kinh doanh để đảm bảo đạt mức
doanh thu cụ thể; số nhân viên thuộc bộ phận chăm sóc khách hàng để
đảm bảo chăm sóc được một số lượng khách hàng cụ thể;...).
b.Phân loại theo kết cấu của tiêu chuẩn
-Tiêu chuẩn bộ phận:Là những đại lượng hao phí thời gian quy
định cho từng thao tác của bước công việc (ví dụ:Thời gian để một quản
lý quầy bán hàng báo cáo các công việc phát sinh, đánh giá công việc
hàng ngày cho tổng quản lý).

112
- Tiêu chuẩn tổng hợp: Là những đại lượng hao phí thời gian quy
định cho những yếu tố công việc lớn hơn như: Tổng hợp các thao tác,
tổng hợp các bước công việc... (ví dụ: Thời gian để một quản lý quầy bán
hàng thực hiện các công việc ở đầu ca làm việc, bao gồm thời gian để
nhà quản lý đó: Kiểm tra số người lao động trong ca; Nhận thông tin đặt
bàn hay yêu cầu khác từ quản lý nhà hàng; Xem xét hàng hóa và công cụ
quầy bán hàng; Phổ biến cho nhân viên các nội dung công việc trong ca;
Chuẩnbịcác công việc vào ca bao gồm kiểm tra hàng hoá, chuẩn bị vào
ca theo quy trình đã quy định).
c. Phân loại tiêu chuẩn theo phạm vi và mục đích sử dụng
- Tiêu chuẩn doanh nghiệp: Là những tiêu chuẩn để cán bộ định
mức chỉ dùng để định mức cho những loại công việc riêng biệt của doanh
nghiệp đó, do doanh nghiệp xây dựng và doanh nghiệp này không sử
dụng tiêu chuẩn ngành hay tiêu chuẩn thống nhất.
- Tiêu chuẩn ngành: Là những tiêu chuẩn dùng để xây dựng mức
cho những công việc trong phạm vi một ngành (ví dụ: Ngành cơ khí,
ngành điện lực, ngành hóa chất...). Tiêu chuẩn ngành do cơ quan quản lý
của chủ sở hữu xây dựng cho từng ngành và để tính mức trong doanh
nghiệp của ngành.
- Tiêu chuẩn thống nhất: Là những tiêu chuẩn dùng để định mức
cho những công việc hoặc những sản phẩm giống nhau của các ngành
hay các doanh nghiệp khác nhau. Tiêu chuẩn thống nhất do nhà nước ban
hành và thường được xây dựng cho những côngviệc phổ biến nhất trong
ngành kinh tế quốc dân.
3.3.2.2. Lựa chọn phương pháp định mức lao động phù hợp
Tùy thuộc vào loại hình quá trình lao động, hình thức phản ánh chi
phí lao động, tiêu chuẩn định mức lao động, việc tính toán mức lao động
sẽ có những dạng công thức khác nhau, các công thức tính toán cụ thể
như đã trình bày trong mục 3.1. Các phương pháp định mức lao động.
Thông thường, ở các doanh nghiệp có quy trình lao động rõ ràng thì có

113
xu hướng áp dụng các phương pháp định mức lao động chi tiết nhằm xây
dựng mức lao động cho một bước công việc nào đó trong quy trình.
Đối với công tác định mức lao động cho vị trí thực hiện các hoạt
động đặc trưng của doanh nghiệp thương mại (mua, bán, dự trữ, cung
ứng dịch vụ thương mại) thì phương pháp định mức lao động có thể được
sử dụng một trong bốn phương pháp là:Phương pháp thống kê kinh
nghiệm; Phương pháp thống kê phân tích; Phương pháp phân tích tính
toán; Phương pháp phân tích khảo sát.
Đối với công tác định mức lao động cho vị trí thực hiện các công
việc thuộc các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp, phương pháp định
mức có thể sử dụng là: Phương pháp thống kê kinh nghiệm, phương pháp
thống kê phân tích, phương pháp so sánh điển hình.
3.3.3. Thiết lập bản thuyết minh mức lao động
Thuyết minh mức lao động là một văn bản mô tả, trình bày các số
liệu gốc được dùng để lập dự thảo các mức lao động, xác định tiêu chuẩn
của quá trình được định mức cũng như trình bày các phép tính có liên
quan tới việc xác định các trị số mức lao động.
Bản thuyết minh được trình bày rất đa dạng, khó có thể thống nhất
hoàn toàn về kết cấu và trình bày. Tuy vậy khi soạn thảo bản thuyết minh
có thể dựa vào các nội dung và trình tự trình bày cụ thể dưới đây:
Kết cấu bản thuyết minh mức lao động, gồm:
Phần mở đầu;
Xác định tiêu chuẩn quá trình định mức;
Dự thảo các hao phí lao động cho từng phần tử của quá trình;
Tính trị số mức (mức lao động) toàn phần của quá trình;
Kết luận (Giải pháp áp dụng mức lao động/Dự kiến hiệu quả áp
dụng mức);

114
Ngày tháng năm và xác nhận của người lập dự thảo, người kiểm tra
dự thảo.
3.3.3.1. Phần mở đầu
Xác định sự cần thiết phải lập dự thảo mức lao động (do yêu cầu
của quá trình mới, do yêu cầu sửa đổi mức,...).
Xác định các phương pháp được lựa chọn để lập dự thảo mức
lao động.
Mô tả địa điểm tiến hành nghiên cứu (doanh nghiệp...).
Thời gian và khối lượng công tác nghiên cứu: Số lần quan sát, tổng
số thời gian quan sát (tính bằng giờ),...
Các tài liệu được sử dụng để lập dự thảo mức lao động, các tài liệu
quan sát thu thập mới và cũ, các tiêu chuẩn quy định.
Thành phần, số lượng người lao động được nghiên cứu.
Phương pháp và ngày tiến hành quan sát để định mức, độ chính xác
của việc ghi chép thời gian. Trường hợp kết hợp nhiều phương pháp hoặc
mức độ ghi chép chính xác khác nhau thì cán bộ định mức cần ghi rõ số
lần quan sát, phần tửcủa quá trình quan sát đã xảy ra trường hợp đó.
Các điều kiện đặc biệt khi làm việc.
Đơn vị đo chính của các quá trình được định mức và lý do lựa chọn.
Năng suất lao động trong thời gian quan sát.
Người thực hiện việc nghiên cứu: Tên, chức vụ, thuộc đơn vị nào,...
3.3.3.2. Xác định tiêu chuẩn quá trình
Những yêu cầu về số lượng, chất lượng, tiến độ,...của công việc.
Tổ chức và kỹ thuật thực hiện quá trình được định mức lao động:
Nội dung, phương pháp và trình tự thực hiện từng phần tử củaquá trình;
sự phân công lao động, tổ chức và phục vụ nơi làm việc, điều kiện và
biện pháp bảo đảm an toàn - vệ sinh lao động,...

115
Thành phần công việc: Danh mục các phần tử của quá trình (các
bước, thao tác thực hiện), các căn cứ của sự phân chia quá trình ra các
phần tử, các đơn vị đo sản phẩm phần tử và tính hợp lý của việc sử dụng
các đơn vị đó.
Thành phần người lao động thực hiện quá trình về số lượng và cơ
cấu, chất lượng, việc sử dụng thực tế thời gian làm việc.
3.3.3.3.Dự thảo các hao phí lao động cho từng phần tử của quá trình
Dự thảo các hao phí lao động cho từng phần tử tác nghiệp, xác định
hệ số tính đổi tương ứng sang đơn vị đo chính của quá trình được định
mức lao động.
Dự thảo mức hao phí lao động cho công tác chuẩn bị (phương pháp
và cơ sở để tính).
Dự thảo hao phí thời gian nghỉ giải lao và nhu cầu cần thiết cá nhân
(phương pháp và cơ sở tính).
3.3.3.4.Tính trị số mức hoàn thành của phần tử
Tổng hợp các hao phí lao động của tất cả các phần tử tác nghiệp
của quá trình.
Tính hao phí lao động đầy đủ của mức.
Xác định cơ cấu, số lượng lao động hợp lý thực hiện quá trình.
3.3.3.5.Kết luận
So sánh mức dự thảo và mức hiện hành (nếu có).
Nêu rõ kết quả của việc áp dụng thử mức lao động tại doanh
nghiệp, ý kiến của người lao động cũng như kiến nghị của họ.
Tính hiệu quả kinh tế của việc đưa ra mức và áp dụng thường xuyên.
3.3.3.6.Ngày tháng năm và xác nhận của người lập dự thảo và
người kiểm tra dự thảo

Ngày...tháng…..năm .......... Ngày…..tháng …..năm…..


Người lập dự thảo Người kiểm tra dự thảo

116
3.3.4. Quyết định định mức lao động
Trên cơ sở mức dự thảo và mức hiện hành (nếu có), Hội đồng định
mức của doanh nghiệp sẽ quyết định mức lao động, giám đốc doanh
nghiệp ký quyết định ban hành.
Trong doanh nghiệp thương mại, các quyết định về mức lao động
thường liên quan tới:
- Hoạt động đánh giá tài chính trong giai đoạn phát triển bao gồm
việc mở mang và phát triển của tổ chức, tăng doanh thu bán hàng, thu hút
khách hàng mới, mở rộng quy mô kinh doanh..., trong giai đoạn duy trì là
hiệu quả quản lý hoạt động và chi phí, các chỉ số liên quan tới lợi nhuận
và chi phí, hiệu quả sử dụng lao động, giai đoạn thu lợi là những đánh
giá chủ yếu liên quan đến lợi nhuận và thời gian hoàn vốn...
- Hoạt động đánh giá việc thỏa mãn khách hàng, đánh giá được lựa
chọn đối với khách hàng tiềm năng cần phải được đánh giá về giá trị
khách hàng nhận được với những mối liên hệ về thời gian, chất lượng,
hiệu quả và dịch vụ, giá thành và những giá trị khác (ví dụ: Mức độ hài
lòng, tăng thị phần...).
3.4. Định mức lao động đối với lao động nhân viên trong doanh
nghiệp
3.4.1. Những nội dung chủ yếu của định mức lao động đối với
lao động nhân viên
3.4.1.1. Khái niệm
Định mức lao động đối với lao động nhân viên là việc xác định hao
phí lao động của từng loại công việc do lao độngnhân viên thực hiện và
xác định số lượng lao động nhân viên cần thiết.
Định mức lao động đối với lao động nhân viên nhằm tăng năng suất
và hiệu quả lao động của tất cả các loại nhân viên trên cơ sở nghiên cứu
quy định hao phí thời gian tối thiểu của nhân viên để hoàn thành các

117
chức năng nhiệm vụ cần thiết, với cường độ lao động bình thường trong
các điều kiện tổ chức kỹ thuật xác định.
Hội đồng định mức của doanh nghiệp xác định tiêu hao lao động
cần thiết cho từng loại công việc của nhân viên là để phân công và sử
dụng đúng lao động theo chức trách và trình độ, nhằm đảm bảo trả công
lao động phù hợp theo số lượng và chất lượng của nhân viên,để phân tích
sự hợp lý của các quá trình lao động và năng suất lao động, để xác định
nhu cầu về phương tiện kỹ thuật và giá thành thực hiện các công việc.
Việc xác định thành phần số lượng nhân viên chủ yếu là để quy định tỷ lệ
đúng đắn giữa từng loại lao động, tổ chức hợp lý bộ máy quản lý và kế
hoạch hoá biên chế và quỹ tiền lương. Ngoài ra định mức lao động đối
với lao động nhân viên còn là phương tiện xác định hiệu quả kinh tế của
các biện pháp cải tiến tổ chức lao động và tổ chức sản xuất trong doanh
nghiệp.
Hội đồng định mức so sánh với việc định mức lao động của người
lao động trong sản xuất thì định mức lao động đối với lao động nhân viên
là nhiệm vụ phức tạp hơn, bởi vì nó có liên quan tới các quá trình lao
động trí óc không thể theo dõi trực tiếp được mà cần phải xét đến tính
chất và nội dung đa dạng của các công việc không đều nhau của các giai
đoạn thực hiện công việc đó, sự cần thiết đánh giá lao động này không
chỉ theo hao phí lao động mà còn theo các kết quả đạt được xét trên quan
điểm ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp hay bộ phận của doanh
nghiệp đó. Thực trạng này đòi hỏi phải tìm ra các phương pháp định mức
nhằm phản ánh đầy đủ đặc điểm lao động của nhân viên trong doanh
nghiệp mình.
Hội đồng định mức sử dụng các phương pháp định mức lao động
đối với lao động nhân viêncần xác định hao phí thời gian cần thiết cho
các công việc cụ thể hoặc tính toán số lượng nhân viên cần thiết trong
các điều kiện nhất định, có thể được tiến hành theo 2 nhóm phương pháp
định mức sau:

118
Nhóm thứ nhất:Dựa vàoviệcnghiên cứu tiêu hao thời gian làm việc
cần thiết cho các công việc cụ thể của nhân viên.
Nhóm thứ hai:Dựa vào việc phân tích thống kê số lượng nhân viên.
Tiêu hao thời gian làm việc cần thiết cho các công việc cụ thể của
nhân viên có thể được xác định theo các tiêu chuẩn và định mức thời
gian đã được xây dựng trước hoặc bằng cách nghiên cứu trực tiếp tiêu
hao thời gian làm việc có sử dụng các phương pháp nghiên cứu xử lý
những tài liệu thực tế phù hợp.
Cán bộ định mức khi sử dụng các phương pháp định mức lao động
đối với lao động nhân viên dựa vào phân tích thống kê thì số lượng nhân
viên cần thiết trong các điều kiện cụ thể xác định trên cơ sở các tài liệu
tiêu chuẩn (các tiêu chuẩn biên chế, tiêu chuẩn phục vụ và quản lý) và
được xây dựng trên cơ sở các phương pháp toán học để xử lý số liệu thực
tế thích hợp.
Việc lựa chọn phương pháp định mức lao động đối với lao động
nhân viên tùy thuộc vào tính chất công việc mà nhân viên thực hiện.
Định mức lao động theo các tiêu chuẩn thời gian và mức thời gian
được áp dụng trong các công việc đơn giản, ổn định và lặp đi lặp lại,ví
dụnhư các nhân viên đánh máy, thống kê, điều khiển các trạm máy tính...
và cũng có thể ở mức độ nhất định, phương pháp này được áp dụng cho
những lao động thiết kế, công nghệ, kiến trúc mà họ được những cán bộ
kinh tế và các chuyên gia khác phụ trách trong doanh nghiệp.
Cán bộ định mức khi lựa chọn các phương pháp định mức cần thiết
không chỉ lưu ý đến tính chất của đối tượng được định mức mà còn phải
chú ý đến sự hiện có các tài liệu được định mức, cần giảm thiểu các chi
phí có liên quan đến xây dựng các định mức trong doanh nghiệp để đạt
hiệu quả kinh tế cao nhất.
3.4.1.2. Các loại mức
Khi định mức lao động đối với nhân viên, cán bộ định mứchay Hội
đồng định mức sử dụng các mức sau đây: Mức thời gian, mức sản lượng,
mức phục vụ, mức quản lý, mức tương quan và mức biên chế.

119
a.Mức thời gian:Là lượng tiêu hao thời gian được quy định để một
nhân viên hoặc một nhóm nhân viên hoàn thành một đơn vị khối lượng
công việc trong các điều kiện tổ chức - kỹ thuật nhất định, các mức thời
gian được tính bằng người-phút; người-giờ và người-ngày. Các mức
dùng để lập kế hoạch cho các công việc có thể được tính bằng giờ hoặc
bằng phút có ghi rõ số người thực hiện.
b.Mức sản lượng:Là khối lượng công việc (các bản vẽ, các tờ in...)
do một nhân viên hoặc một nhóm nhân viên có trình độ nghiệp vụ thích
hợp để hoàn thành trong 1 đơn vị thời gian (giờ, ca, tháng) trong những
điều kiện tổ chức - kỹ thuật nhất định, mức sản lượng là đại lượng nghịch
đảo của mức thời gian và được xác định theo công thức sau:
TP ×SL
Msl =
t
Trong đó:
Msl: Mức sản lượng;
TP: Thời gian được quy định cho mức sản lượng;
SL: Số nhân viên tham gia vào việc thực hiện một khối lượng
công việc;
t: Mức thời gian.
c.Mức phục vụ:Là số lượng đơn vị thiết bị, số lượng công nhân,
những người làm việc, các bộ phận, các phòng hoặc các đơn vị sản xuất
khác mà một nhân viên hoặc một nhóm nhân viên có trình độ nghiệp vụ
thích ứng phải phục vụ trong các điều kiện tổ chức - kỹ thuật nhất định.
Ví dụ:Các mức phục vụ được áp dụng để định mức lao động đối
với những người thủ quỹ, điều độ viên, nhân viên chấm công...; mức
phục vụ của người thủ quỹ là số người làm việc mà thủ quỹ phải phát
lương, của người điều độ viên là số khu vực hoặc số nơi làm việc phải
phục vụ.

120
Các mức phục vụ có thể tính toán trên cơ sở các tiêu chuẩn định
mức thời gian hoặc theo các tiêu chuẩn định mức phục vụ đã được xây
dựng trước.
d.Mức tương quan:Là sốnhân viên có trình độ nghiệp vụ này hay
trình độ nghiệp vụ khác hoặc chức vụ này hay chức vụ khác cần phải phù
hợp với một nhân viên có trình độ nghiệp vụ khác hoặc chức vụ khác
trong các điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định. Ví dụ:Mức tương quan
giữa các kỹ sư và kỹ thuật viên có thể được biểu hiện bằng số lượng kỹ
thuật viên cần phải có so với một kỹ sư hoặc giữa nhân viên tốt nghiệp
đại học và trung cấp... Các mức tương quan có thể áp dụng cho tất cả các
loại nhân viên.
e.Mức biên chế:Là số lượng nhân viên quy định để thực hiện tất cả
các công việc được giao cho một phòng hoặc một bộ phận trong các điều
kiện tổ chức - kỹ thuật nhất định. Ví dụ:Các mức biên chế nhân viên
được tính toán theo chức năng kế toán và hoạt động tài chính của doanh
nghiệp, các mức biên chế kế toán viên thuộc các chi nhánh của ngân
hàng quốc gia...
Các mức biên chế có thể đượcquy định theo các tiêu chuẩn biên
chế, tiêu chuẩn thời gian hoặc trên cơ sở nghiên cứu trực tiếp tổ chức và
tiêu hao lao động trong từng bộ phận cụ thể.
3.4.2. Một số phương pháp định mức lao động đối với lao động
nhân viên
3.4.2.1. Các phương pháp định mức lao động sử dụng tiêu chuẩn
thời gian
Định mức lao động đối với lao động nhân viên có sử dụng các tiêu
chuẩn thời gian có nhiều điểm chung với định mức lao động của công
nhân. Khi định mức lao động dựa vào các tiêu chuẩn thời gian phải xây
dựng tiêu chuẩn cho các công việc chủ yếu sau đó mới xác định lượng
hao phí lao động của các việc trong một khoảng thời gian theo lịch nào
đó (T). Trong đó, số lượng công việc thực hiện trong thời kỳ phân tích

121
được nhân với mức thời gian (tính theo tiêu chuẩn) còn các tích số tìm
được thì được cộng lại:

T   i 1 Ttchi  Pi
n

Trong đó:
T: Lượng hao phí lao động của tất cả các việc trong một
khoảng thời gian;
Ttchi: Mức thời gian thực hiện công việc thứ i (i = 1, 2, 3, n) tính
theo tiêu chuẩn;
Pi: Số lượng công việc i được thực hiện (hay cần được thực
hiện) mỗi loại.
Để tính số biên chế có mặt cần thiết của nhân viên thực tế đang làm
việc (Bcm), cán bộ định mức lấy lượng hao phí lao động của tất cả các
việc (T) đem chia cho quỹ thời gian danh nghĩa (Qdn).
T
Bcm 
Qdn
Để tính biên chế danh sách cần thiết (Bds tức là biên chế có xét
những người không làm việc vì lý do chính đáng trong lúc này ở doanh
nghiệp) cần lấy lượng hao phí lao động của tất cả các việc cho quỹ thời
gian có ích (thời gian được sử dụng hợp lý) của một nhân viên (Qci)
T
Bds 
Qci
Quỹ thời gian có ích được tính theo công thức:
Qci = Qdn (1-k)
Trong đó:
k: Phần trăm tổn thất thời gian theo kế hoạch (nghỉ phép, thực hiện
nghĩa vụ nhà nước, ốm đau...).
Nếu trả công lao động theo sản phẩm và kế hoạch đề ra phải thực
hiện vượt định mức thì biên chế danh sách được tính theo công thức:

122
T
Bds 
Qds  K t®
Trong đó:
Ktđ: Hệ số thực hiện mức kế hoạch.
Trong điều kiện khách quan, có thể có tình trạng mức độ bận việc
không đều, biên chế danh sách được tính có sử dụng hệ số tối ưu bận
việc đối với công việc chính. Công thức tổng quát để tính biên chế trong
các điều kiện bận việc không đều sẽ có dạng:
Tch
Bds 
Qci  K bv
Tch: Hao phí lao động của các việc chính được tính theo tiêu chuẩn
thời gian;
Kbv: Hệ số bận việc tối ưu đối với công việc chính của nhân viên,
trong mọi trường hợp K < 1.
Hệ số bận việc của nhân viên có thể được tính căn cứ vào các số
liệu chụp ảnh bấm giờ hoặc lý thuyết phục vụ đám đông. Việc tính toán
từng lần hao phí lao động của các việc và biên chế người làm việc cần
thiết để thực hiện công việc chưa thể coi là áp dụng mức mà phải tổ chức
thống kê đều đặn phần trăm thực hiện mức của từng nhân viên là yếu tố
áp dụng mức.
Các tiêu chuẩn và mức xây dựng dùng chung có thể là không phù
hợp với một ngành sản xuất - kinh doanh nếu ở các nơi làm việc không
tạo được các điều kiện tổ chức - kỹ thuật phù hợp với quy định khi dự
thảo các tiêu chuẩn và mức này. Do đó, chấn chỉnh tổ chức lao động và
hoàn thiện các điều kiện tổ chức - kỹ thuật là tiền đề áp dụng rộng rãi các
tiêu chuẩn và mức ở các nơi làm việc cũng như biện pháp quan trọng
nhất để tăng năng suất lao động của nhân viên trong doanh nghiệp.
Những giai đoạn chủ yếu áp dụng tiêu chuẩn và mức đối với nhân
viên là:

123
- Xây dựng các điều kiện tổ chức - kỹ thuật phù hợp với các điều
kiện quy định trong các tiêu chuẩn và mức.
- Thực hiện kiểm tra và phân tích việc thực hiện các tiêu chuẩn và
mức, phát hiện và nghiên cứu nguyên nhân không hoàn thành tiêu chuẩn
và mức.
- Xây dựng các biện pháp hoàn thiện mức căn cứ vào các kết quả
kiểm tra và phân tích việc thực hiện các tiêu chuẩn và định mức.
Cần lưu ý đặc biệt đến các vấn đề áp dụng tiêu chuẩn để lập kế
hoạch công tác cho nhân viên có đặc điểm chung là định mức lao động
không chỉ cho một nhân viên mà còn cho tập thể nhân viên (phòng, tổ...).
Các mức kế hoạch được dùng để lập kế hoạch phải được xây dựng không
những dưới dạng các đại lượng trung bình mà còn phải chỉ rõ giới hạn
mà chúng có thể thay đổi trong đó. Mô hình bảng các mức như vậy khi
có một yếu tố ảnh hưởng được trình bày ở bảng 3.1 như sau:

Bảng 3.1: Mô hình mức thời gian đối với lao động nhân viên

Tên yếu tố Các trị số của các yếu tố


Mức thời gian Tối thiểu
cho công việc Trung bình
Tối đa

3.4.2.2. Định mức lao động theo lập các bảng cân đối hợp lý tiêu
hao thời gian làm việc của nhân viên
Để tính lượng hao phí lao động của các công việc và biên chế cần
thiết của nhân viên trong điều kiện không có tiêu chuẩn định mức thời
gian cho đa số công việc được thực hiện thì cán bộ định mức nên nghiên
cứu tiêu hao thời gian làm việc và tổ chức lao động. Khi đó, nếu mức độ
bận việc của nhân viên trong doanh nghiệp nghiên cứu có tính chất
không rõ rệt thì xử lý tiếp các số liệu về tiêu hao thời gian, nên dùng
bảng cân đối hợp lý thời gian làm việc.

124
Định mức lao động dùng bảng cân đối tiêu hao thời gian làm việc
có một số ưu điểm so với định mức theo các tiêu chuẩn thời gian là:
- Khi định mức không cần phải có các tiêu chuẩn thời gian.
- Cán bộ định mức quan sát trực tiếp ở nơi làm việc nhóm nhân
viên được định mức cho phép xem xét tất cả các điều kiện tổ chức - kỹ
thuật đặc thù thực hiện công việc.
Tuy nhiên, các phương pháp dựa trên nghiên cứu trực tiếp tiêu hao
thời gian ở từng doanh nghiệp thường tốn công hơn và chỉ hướng vào
nhịp độ làm việc trung bình ở doanh nghiệp được nghiên cứu. Nhưng
cũng có thể khắc phục ở mức đáng kể tồn tại này nếu thực hiện định mức
các công việc chính theo các tiêu chuẩn, còn hao phí lao động của các
công việc phụ thì xác định phù hợp từ kết quả quan sát.
3.4.2.3. Định mức lao động theo các tiêu chuẩn biên chế, phục vụ
và quản lý
Phương pháp định mức lao động đối với lao độngnhân viên theo
các tiêu chuẩn biên chế căn cứ vào đo gián tiếp khối lượng công việc
quản lý doanh nghiệp, phụ thuộc vào các yếu tố ảnh hưởng. Trong đó,
quá trình quản lý doanh nghiệp được chia thành các chức năng quản lý
riêng nhưng có quan hệ tương hỗ với nhau. Số lượng nhân viên theo từng
chức năng được xác định thông qua các công thức toán học, biểu thị sự
phụ thuộc giữa biên chế và các yếu tố căn bản nhất có ảnh hưởng tới khối
lượng các công việc quản lý doanh nghiệp. Tiêu chuẩn biên chế chung
của toàn doanh nghiệp được biểu thị bằng tổng số các tiêu chuẩn thích
hợp theo các chức năng quản lý.
Các tiêu chuẩn biên chếnhân viên tùy thuộc công dụng không
những có thể được xây dựng theo các chức năng mà còn được xây dựng
theo các bộ phận và các đơn vị cơ cấu. Trong định mức biên chế, sử dụng
các phương trình tiêu chuẩn biên chế đã được xây dựng để tính toán.
Cán bộ định mức áp dụng các phương pháp tính toán theo tiêu
chuẩn tốn ít công sức lao động cho việc xây dựng định mức nhưng các

125
phương pháp tính toán theo tiêu chuẩn này cần đi kèm với hoàn thiện
từng quá trình lao động riêng để thúc đẩy nhân viên quan tâm tới tăng
năng suất lao động trong doanh nghiệp.
Thực tế ở nhiều nước chỉ ra rằng, định mức lao động bằng phương
pháp tính toán theo các tiêu chuẩn biên chế phản ánh khá đầy đủ hao phí
lao động của các công việc theo chức năng nhiệm vụ và có thể được áp
dụng đối với đại đa số nghề của nhân viên, khó khăn chủ yếu áp dụng
phương pháp này chỉ là việc chọn các yếu tố cần thiết đưa vào định mức.
Doanh nghiệp khi áp dụng tiêu chuẩn cần phải chú ý nhiều tới hoàn
thiện tổ chức lao động. Trong tiến hành phân tích tổ chức lao động và
xây dựng các biện pháp hoàn thiện tổ chức lao động cần phải:
-So sánh, điều chỉnh cho phù hợp tổ chức lao động thực tế với quy
định mẫu hoặc xây dựng mới tiêu chuẩn ở doanh nghiệp, phân tích các
quy định chức trách của nhân viên và các điều lệ về các phòng, ban.
-Trang bị cho các nơi làm việc các phương tiện cơ khí hoá, thiết bị
tổ chức, tài liệu..., đúng như quy định trong các tiêu chuẩn.
-Áp dụng các phương pháp thực hiện công việc hợp lý và điều
chỉnh trình độ nghiệp vụ của người thực hiện phù hợp với quy định trong
các tiêu chuẩn để định mức.
Nếu các tiêu chuẩn được xây dựng trên cơ sở các doanh nghiệp tiên
tiến thì khi áp dụng chúng và hoàn thiện tổ chức lao động phải so sánh
với các doanh nghiệp mà ở đó biên chế bằng hay cao hơn tiêu chuẩn.
Đồng thời cùng với áp dụng các tiêu chuẩn ở doanh nghiệp phải áp dụng
các biện pháp nâng cao trình độ tổ chức lao động.
Nếu các tiêu chuẩn biên chế cho phép xác định số lượng nhân viên
theo các chức năng nói chung thì các tiêu chuẩn phục vụ và quản lý chỉ
cho phép tính số lượng của những loại cán bộ nhất định.
Các tỷ lệ tiêu chuẩn phục vụ và tiêu chuẩn quản lý có thể được cho
không những dưới dạng các công thức và bảng mà còn dưới dạng các giá
trị trung bình hay các bất đẳng thức. Ví dụ: Tiêu chuẩn quản lý đối với

126
đốc công trưởng có thể bằng 3 đốc công hay tiêu chuẩn số lượng cán bộ
kỹ thuật trên 1 kỹ sư là 2.
Trường hợp trong bộ phận có nhiều điều kiện đặc biệt thì không
dùng các định mức vừa nêu. Trong trường hợp này đồng thời với định
mức phải điều chỉnh cả những quy định chức trách. Ví dụ: Định mức
phục vụ đối với 1 thủ quỹ là 250 người. Nếu số người lao động trong đơn
vị này ít hơn thì đồng thời với điều chỉnh định mức cần phải thay đổi cả
nhiệm vụ của thủ quỹ đó, nghĩa là thêm các chức năng mới mà bình
thường các thủ quỹ không thực hiện. Như vậy, áp dụng đồng thời trong
công tác định mức các tiêu chuẩn biên chế, quản lý, phục vụ và các tỷ lệ
phần trăm, doanh nghiệp sẽ có thể chấn chỉnh cả số lượng lẫn thành phần
chất lượng nhân viên.
Về nguyên tắc, các nguyên lý và phương pháp định mức lao động
nêu trên được áp dụng cho tất cả các lao động trong doanh nghiệp, song
những phương pháp định mức trên đây thường được áp dụng để định
mức lao động đối với lao động nhân viên, lao động quản lý do có những
đặc thù riêng nên áp dụng và sử dụng các phương pháp định mức sẽ được
trình bày trong chương 4.
3.5. Định mức lao động với vấn đề định biên trong tổ chức lao
động của doanh nghiệp
3.5.1. Định mức lao động là cơ sở cho định biên lao động
Định biên lao động là việc xác định cơ cấu lao động (số lượng, chất
lượng lao động) cần cho quá trình hoạt động doanh nghiệp nhằm mang
lại hiệu quả kinh doanh cao nhất.
Trong công tác quản trị nhân lực của mỗi doanh nghiệp, định biên
lao động là yếu tố quyết định đến chính sách tuyển dụng và hoạch định
nhân lực của doanh nghiệp đó.
Thông qua định mức lao động, nhà quản lý có thể kiểm soát được
khối lượng và chất lượng công việc trong phạm vi quản lý của mình.
Đồng thời, định mức lao động cũng là một trong những căn cứ nhằm

127
phát hiện một cách cụ thể những thiếu sót và bất hợp lý trong tổ chức
quản lý lao động. Qua đó, nhà quản lý sẽ đưa ra những kỷ luật lao động
hợp lý. Định mức lao động cũng chính là đòn bẩy thúc đẩy năng suất,
chất lượng lao động và là căn cứ để tính toán chi phí nhân công và chi
phí tổng sản phẩm. Trong các đơn vị sự nghiệp, định mức lao động là căn
cứ để tính định biên.
Lao động định biên hay định biên lao động là một vấn đề rất quen
thuộc nhưng cũng không dễ để hiểu một cách rõ ràng. Định biên lao
động có thể được hiểu đơn giản là xác định một số lượng người lao động
với những phẩm chất cá nhân và tri thức cần thiết để đáp ứng những khối
lượng công việc cụ thể cho tương lai.
Định biên lao động là cụm từ thịnh hành tại các doanh nghiệp nhà
nước. Cụm từ này còn được biết đến với tên gọi biên chế lao động hoặc
biên chế cán bộ. Tuy nhiên, hiện nay tại các doanh nghiệp trên vẫn có sự
phân biệt giữa hai dạng lao động: Lao động trong biên chế và lao động
theo hợp đồng.
Nói cách khác, định biên lao động là xác định số lượng, cơ cấu lao
động cần thiết cho doanh nghiệp đểdoanh nghiệp hoạt động có hiệu quả
cao nhất. Định biên lao động là việc quyết định số lượng và cơ cấu lao
động theo từng loại lao động trong doanh nghiệp. Định biên lao động
tuân thủ theo quy định pháp luậtnhà nước, đòi hỏi sự chấp hành nghiêm
túc của doanh nghiệp cũng như người lao động trong doanh nghiệp.
Định biên lao động chính là việc trả lời các câu hỏi sau:
- Doanh nghiệp cần bao nhiêu người? (số lượng).
- Trình độ chuyên môn, nghề nghiệp? (chất lượng, chuyên môn
nghề nghiệp).
- Cơ cấu lao động? (bao nhiêu chuyên viên cao cấp, chuyên viên
chính, chuyên viên, nhân viên...).
Sản phẩm của định biên lao động là bản xác định số lượng và cơ
cấu lao động cần thiết để thực hiện công việc. Số lượng lao động đủ và

128
cơ cấu lao động hợp lý nhất để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của doanh
nghiệp, của các bộ phận, là mục tiêu của công việc định biên lao động.
Đội ngũ lao động tương đối hợp lý (cả về số lượng và chất lượng) sẽ là
một tiền đề vững chắc để doanh nghiệp hoàn thành công việc, đạt được
mục tiêu đã đặt ra.
3.5.2. Điều kiện để tính định biên lao động
Doanh nghiệp cần có định hướng chiến lược phát triển rõ ràng, mỗi
doanh nghiệp cần xây dựng định hướng phát triển mạnh hơn, hiệu quả
hơn trên cơ sở thực hiện tái cơ cấu, sử dụng hợp lý các nguồn lực, nâng
cao năng lực quản trị doanh nghiệp, liên kết cao hơn về tài chính, công
nghệ và thị trường phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp. Xây dựng đội
ngũ lãnh đạo có bản lĩnh và chuyên nghiệp, đồng thời xây dựng đội ngũ
quản lý, kinh doanh và chuyên gia giỏi, tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế
quản lý năng động cho doanh nghiệp. Tập trung trí tuệ và sức lực đẩy lùi
khó khăn, thách thức, nắm bắt thời cơ, đổi mới nhận thức, chấn chỉnh tổ
chức, khai thác tối đa các nguồn vốn, mạnh dạn đầu tư thiết bị, con
người, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh đặc biệt là
định hướng áp dụng cách mạng công nghiệp 4.0.
Doanh nghiệp cókế hoạch kinh doanhcụ thể với ngân sách và các
kịch bản thay đổi.Kế hoạch kinh doanhlà mộtkế hoạchmô tả quátrìnhkinh
doanhcủa doanh nghiệptrong một khoảng thời gian. Nó đánh giá việc
kinh doanh trong quá khứ, hiện tại và tìm kiếm những triển vọng để phát
triển bền vững trong tương lai.
Cán bộ định mức xác định được hệ thống vị trí, nhiệm vụ và quyền
hạn công việc của mỗi người lao động. Vị trí công việc là đơn vị cụ thể
nhất, ứng với một vị trí lao động thực tế, cụ thể trong một thời điểm nhất
định và tại một địa điểm xác định. Thông thường, có bao nhiêu người lao
động trong doanh nghiệp thì có bấy nhiêu vị trí, trừ một số vị trí phải
đảm bảo tính liên tục về thời gian (làm việc 24/24 giờ trong ngày). Trong
những trường hợp này, có thể nhiều người lao động lần lượt cùng
đảm nhiệm một vị trí công việc.

129
Cán bộ định mức xác định được tần suất các nhiệm vụ và quy trình
thực hiện công việc một cách tương đối. Tần suất là số lần xảy ra một
công việc gì đó hoặc xuất hiện một nhiệm vụ gì đó trong một đơn vị thời
gian. Sau khi đã xác định tần suất công việc cần khái quát quy trình thực
hiện công việc đó một cách cụ thể.
Cán bộ định mức xác định được kỳ vọng về mức độ thành thạo và
ước lượng được kết quả đầu ra của các vị trí đối với mỗi lao động. Điều
này rất cần thiết để cán bộ làm công tác định mức tính toán định biên lao
động chính xác hơn.
Cán bộ định mức nắm rõ về mức độ ứng dụng tự động hóa trong
thực thi công việc và hệ thống dữ liệu quản lý. Tự động hóa các quá trình
sản xuất cho phép doanh nghiệp giảm giá thành và nâng cao năng suất
lao động. Trong bối cảnh nền kinh tế đang phải đối phó với các hiện
tượng như lạm phát, chi phí cho vật tư, lao động, quảng cáo và bán hàng
ngày càng tăng, buộc doanh nghiệp phải tìm kiếm các phương pháp sản
xuất kinh doanh tối ưu để giảm giá thành sản phẩm. Mặt khác, nhu cầu
của người tiêu dùng và chất lượng sản phẩm nâng cao sẽ làm tăng mức
độ phức tạp của quá trình sản xuất kinh doanh. Khối lượng các công việc
đơn giản cho phép trả lương thấp sẽ giảm giá thành sản phẩm. Chi phí
cho đào tạo người lao động và giá thành thiết bị tăng thì giá thành sản
phẩm tăng theo. Đây là động lực mạnh kích thích sự phát triển của tự
động hóa và cách mạng công nghiệp 4.0. Bởi vậy, cán bộ làm công tác
định mức nắm được điều này sẽ có được kết quả tối ưu trong công tác
định biên lao động.
3.5.3. Các nguyên tắc để tính định biên lao động
Định biên lao động thường không có công thức nhất quán để tính,
tuy nhiên nó được xác định dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản sau:
3.5.3.1. Nguyên tắc 1: Các nguyên tắc về tỷ lệ tương quan
Áp dụng đối với các doanh nghiệp quy mô rất lớn, thay đổi số
lượng người lao động trong doanh nghiệp hàng năm có tính quy luật cao
và có cơ sở dữ liệu so sánh giữa các nhóm lao động, so sánh các chỉ tiêu
về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

130
Nguyên tắc tỷ lệ tương quan giữa doanh thu với số lao động, chi
phí với số lao động, lợi nhuận với số lao động trong doanh nghiệp để
tính định biên lao động.Ví dụ: Dựa vào tỉ lệ tăng/giảm số lao động so với
năm trước tương ứng với tương quan tăng/giảm của mức doanh thu so
với năm trước, như doanh thu năm Ntăng 20% thì định biên lao động
năm Ncũng tăng 20%.
Nguyên tắc tỷ lệ tương quan giữa các nhóm lao động trực tiếp
(kinh doanh và sản xuất) với nhóm lao động gián tiếp, nhóm lao động
quản lý với nhóm nhân viên để tính định biên lao động.Ví dụ: Dựa vào tỷ
lệ lao động trực tiếp với lao động gián tiếp là 65% và 35%, tỷ lệ lao động
quản lý với lao động nhân viên là 15% và 85%, định biên lao động cũng
theo tỷ lệ là 65% lao động trực tiếp và 35% lao động gián tiếp; 15% lao
động quản lý và 85% lao động nhân viên trong doanh nghiệp.
Nguyên tắc tỷ lệ tương quan giữa ngân sách chi cho các nhóm
quản lý và nhân viên, gián tiếp và trực tiếp.
Ví dụ: Chi phí/doanh thu là 78%; tương ứng quỹ lương quản lý là
22% và quỹ lương nhân viên là 78% thì định biên lao động cũng theo tỷ
lệ là 22% lao động quản lý và 78% lao động nhân viên hoặc 22% lao
động gián tiếp và 78% lao động trực tiếp trong tổng số lao động của
doanh nghiệp.
3.5.3.2. Nguyên tắc 2: Các nguyên tắc về định mức lao động
Áp dụng đối với các công việc gắn với sản xuất hoặc dịch vụ, tăng
lên theo mức độ thành thạo của người lao động thực hiện, thường được
định mức cho từng nhóm lao động trong doanh nghiệp như nhóm lao
động kinh doanh, nhóm lao động gián tiếp.
a.Nguyên tắc tính định mức lao động theo khối lượng công việc sản
xuất hay dịch vụ.Có các ví dụ cụ thể sau:
-Biết 30 sản phẩm/ca/người và biết khối lượng sản phẩm trong một
ca, cán bộ làm công tác định mức tính được số lao động cần thiết để làm
việc tại ca đó.

131
- Biết 100 sản phẩm/ca/dây chuyền (nhóm) và biết khối lượng sản
phẩm trong một ca, cán bộ định mức tính được tổng số dây chuyền
(nhóm) người lao động cần thiết để làm việc tại ca đó, tránh được tình
trạng thừa hoặc thiếu việc làm cho người lao động hay cho tổ, đội nhóm.
- Biết 15 khách hàng phục vụ/ngày và biết khối lượng khách hàng
phục vụ trong một ngày, cán bộ làm công tác định mức tính được số lao
động cần thiết để làm việc tại ngày đó.
- Biết một lao động làm sạch 800 m2 sàn/ca và biết tổng diện tích
sàn làm sạch của doanh nghiệp, cán bộ làm công tác định mức tính được
số lao động cần thiết để làm sạch diện tích mặt sàn của doanh nghiệp tại
ca đó.
b. Nguyên tắc tính định mức lao động theo hệ chỉ tiêu hiệu suất
Ví dụ: Tập hợp các chỉ tiêu doanh thu (100 tỷ/năm), mỗi lao động
có định mức (5 tỷ/năm) và số lượng khách hàng (2.000khách/năm), mỗi
lao động có định mức là (100 khách/năm) thì định biên lao động cả năm
trong hai trường hợp này là cần có 20 lao động kinh doanhtrong doanh
nghiệp.
c.Nguyên tắc tính định mức lao động theo thông lệ thao tác nghề
nghiệp
Các ví dụ cụ thể:
-Số lượng chứng từ hoàn thành, số báo cáo nhân với tần suất báo
cáo trong năm,ta có số lượng chứng từ hoàn thành và số báo cáo trong cả
năm, biết được trung bình mỗi lao động gián tiếp làm được bao nhiêu
chứng từ hoàn thành và số báo cáo trong năm, cán bộ định mức tính được
số lao động cần thiết để làm chứng từ, báo cáo trong năm đó.
-Biết số lượng giao dịch thực hiện/ngày, cán bộ định mức tính được
số lao động cần thiết để thực hiện giao dịch trong ngày đó.
d.Nguyên tắc tính định mức lao động theo đối tượng phục vụ
Ví dụ: Biếtmột nhân viên làm công tác nhân lựcphục vụ tương ứng
với 60 người trong doanh nghiệp. Biết được tổng số lao động trong

132
doanh nghiệp, cán bộ định mức tính được số lượng nhân viên làm công
tác nhân lực cần thiết để thực hiệnphục vụ các công việc liên quan đến
nhân lực của doanh nghiệp.
3.5.3.3. Nguyên tắc 3: Các nguyên tắc dựa vào cơ cấu chức danh,
tần suất và thời lượng thực hiện nhiệm vụ
Áp dụng đối với nhóm lao động gián tiếp và so sánh tham khảo
giữa các doanh nghiệp có cùng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh.
a.Nguyên tắc dựa vào cơ cấu chức danh
Ví dụ: Biết người lao động có công việc về kế toán chi phí, có
nhiệm vụ là kiểm tra chứng từ, hạch toán, thanh toán - hàng ngày, 100
chứng từ/ngày.Biết được tổng số chứng từ mỗi ngày, cán bộ làm công tác
định mức tính được số lao động cần thiết để làm việc về kế toán chi phí
tại ngày đó.
b.Nguyên tắc dựa vào tần suất và thời lượng thực hiện nhiệm vụ
Ví dụ:Biết người lao động có công việc về kế toán chi phí bao gồm
nhiệm vụ làlập báo cáo vào cuối mỗi tháng, 1 ngày/báo cáo; làm việc với
thanh tra thuế vào cuối mỗi quý, 3 ngày;hoàn thiện các chứng từ thanh
toán (hóa đơn, nghiệm thu, v.v…) vào cuối mỗi năm, 20 ngày. Biết được
số báo cáo mỗi tháng, các chứng từ cần trình với thanh tra thuế và các
chứng từ thanh toán cả năm, cán bộ làm công tác định mức tính được số
lao động cần thiết để làm việc về kế toán chi phí tại tháng, quý và năm
đó tại doanh nghiệp.
3.5.4. Các phương pháp định biên lao động
3.5.4.1. Phương pháp tính theo tiêu chuẩn định biên
Tiêu chuẩn định biên là khối lượng công việc/nhiệm vụ công việc
mà mỗi lao động phải đảm nhận. Ví dụ: Số công việc mà một lao động
phải đảm nhiệm thực hiện; số nhân viên mà một cán bộ quản lý phụ trách
quản lý; sốbuồng,phòng khách sạn mà một nhân viên buồng phòng khách
sạn phải đảm nhiệm v.v... Theo phương pháp này, xácđịnh vị trí việc làm

133
theo năm kế hoạch sẽ căn cứ vào nhiệm vụ cần hoàn thành trong năm kế
hoạch của doanh nghiệp (ví dụ: Tổng số các nhiệm vụ theo năm kế
hoạch; tổng số các nhân viên trong năm kế hoạch; tổng số các buồng,
phòng khách sạn cần phục vụ trong năm kế hoạch v.v...) và định mức
phục vụ của mỗi cá nhân đảm nhiệm công việc (ví dụ: 5/9 nhiệm vụ hoặc
1/25 nhân viên v.v...).
Ưu điểm của phương pháp này là không quá phức tạp trong cách
tính toán định biên lao động, có thể áp dụng với nhiều doanh nghiệp có
tính chất, chức năng, nhiệm vụ khác nhau.
Khó khăn khi thực hiện phương pháp này là độ chuẩn xác của kết
quả định biên lao động không đạt được chỉ số tuyệt đối trong điều kiện
cụ thể.
3.5.4.2. Phương pháp ước lượng trung bình
Nội dung căn bản của phương pháp này là xác định số lượng định
biên của thời kỳ kế hoạch dựa vào cầu nhân lực bình quân hàng năm của
doanh nghiệp trong thời kỳ trước đó.
Ví dụ:Dự báo số lượng định biên của doanh nghiệp A năm 2019.
Để thực hiện việc dự báo, trước hết cần số lượng nhân lực của doanh
nghiệp A trong một số năm trước (năm 2016 có 300 người, năm 2017 có
305 người, 2018 có 310 người) và dự báo (xác định) được tương đối
chính xác tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2019.
Sau khi có được các thông tin cần thiết, áp dụng phương pháp ước
tính trung bình ta có:
D = (300 + 305 + 310) / 3 = 305
Như vậy dự báo số lượng định biên lao động năm 2019 của doanh
nghiệp A là 305 người.
Ưu điểm của phương pháp này là cách tính toán không phức tạp, dễ
áp dụng.
Khó khăn khi thực hiện phương pháp này là cán bộ định mức nếu
không xác định được tương đối chính xác tình hình thực hiện nhiệm vụ

134
năm kế hoạch thì sai số trong xác định định biên là lớn và như vậy rất có
thể sẽ rơi vào tình trạng “bốc thuốc” trong xác định định biên.
3.5.4.3. Phương pháp hồi quy tuyến tính
Nội dung căn bản của phương pháp này là sử dụng hàm số toán học
phản ánh mối quan hệ của số lượng định biên với các biến số đã có để dự
đoán số lượng định biên cần có của doanh nghiệp trong thời kỳ kế hoạch.
Để thực hiện được phương pháp này,cán bộ định mức cần thu thập số
liệu phản ánh mối quan hệ giữa cầu nhân lực theo thời gian và các yếu tố
theo chuỗi thời gian. Chẳng hạn Y= F + (X1, X2, X3...). Chuỗi thời gian
thu thập được số liệu càng dài thì kết quả dự tính về định biên trong thời
kỳ kế hoạch càng chính xác.
Ví dụ: Để đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp B, quy mô của
doanh nghiệp B ngày càng được mở rộng, theo đó nhân viên kỳ kế hoạch
sẽ phải được tăng lên. Giả sử trong những năm đã qua, theo số liệu báo
cáo ta có mối quan hệ giữa số lượng nhân viên của doanh nghiệp B và số
lượng cán bộ quản lý của doanh nghiệp B theo bảng 3.2 sau:
Bảng 3.2: Ví dụ số lượng nhân viên và cán bộ quản lý
của doanh nghiệp B năm 2007 - 2019

Đơn vị tính: Người

Năm Số lượng nhân viên Số lượng cán bộ quản lý


2007 200 15
2008 250 20
2009 345 24
2010 378 25
2011 400 23
2012 456 25
2013 504 27
2014 546 26

135
Năm Số lượng nhân viên Số lượng cán bộ quản lý
2014 750 30
2015 809 33
2016 837 39
2017 928 45
2018 1.107 60
2019 1.400 ? (63)

Nhập bảng số liệu trên vào máy tính có chương trình đã cài đặt sẵn,
tiến hành xử lý số liệu thống kê sẽ cho kết quả về số lượng cán bộ quản
lý thời kỳ kế hoạch. Những số liệu trong bảng qua xử lý theo chương
trình máy tính cho ta phương trình biểu diễn mối quan hệ giữa số lượng
nhân viên và số lượng cán bộ quản lý doanh nghiệp B như sau: Y=7,234
+ (0,0397 x X) trong đó Y là số lượng nhân viên, X là số lượng cán bộ
quản lý của doanh nghiệp B. Để dự báo số lượng cán bộ quản lý cần thiết
cho thời kỳ kế hoạch khi đã biết số lượng nhân viên của doanh nghiệp B
ta chỉ thay vào phương trình trên, cụ thể như sau:
Y= 7,234 + 0,0397 x 1400 = 63 cán bộ quản lý.
Ưu điểm của phương pháp này là cách tính toán khoa học, độ chính
xác cao.
Khó khăn khi thực hiện phương pháp này là quy trình thực hiện
không đơn giản như các phương pháp trên, cần có sự hỗ trợ của chương
trình toán tin về hồi quy tuyến tính.
Tóm lại, mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và những khó
khăn trong quá trình thực hiện; do vậy, lựa chọn sử dụng phương pháp
nào là do cán bộ định mức và nhà quản lý, trên cơ sở thực tế thực hiện
nhiệm vụ và năng lực của doanh nghiệp. Nghiên cứu về phương pháp xác
định định biên từ kinh nghiệm của các nước cho thấy, sử dụng phối hợp

136
các phương pháp sẽ nhận các điểm mạnh và khắc phục những khó khăn
trong thực hiện đối với mỗi phương pháp.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Trình bày khái niệm định mức lao động trong doanh nghiệp?
2. Trình bày các nguyên tắc xây dựng định mức lao động trong
doanh nghiệp?
3. Trình bày nội dung các phương pháp định mức lao động chi tiết?
4. Trình bày nội dung các phương pháp định mức lao động tổng hợp?
5. Trình bày nội dung của quy trình xây dựng định mức lao động?
6. Trình bày định mức lao động đối với lao động nhân viên?
7. Trình bày các phương pháp định biên lao động?

NỘI DUNG THẢO LUẬN


1. Làm rõ những khác biệt của các phương pháp định mức lao động
chi tiết và điều kiện áp dụng phương pháp định mức lao động chi tiết.
Liên hệ thực tiễn và đưa ra những khuyến nghị.
2. Mối quan hệ giữa định mức lao động chi tiết và định mức lao
động tổng hợp. Hãy xác định định mức lao động tổng hợp từ dữ liệu
thực tế.
3. Nghiên cứu quy trình xây dựng định mức lao động chi tiết/tổng
hợp? Sử dụng quy trình đã học để tính định mức lao động đối với các
loại lao động từ dữ liệu thực tế.
4. Phương pháp định mức lao động tổng hợp đối với lao động nhân
viên. Vận dụng thực tiễn ở một tổ chức/doanh nghiệp.
5. Vì sao định mức lao động là cơ sở định biên lao động. Liên hệ
thực tiễn tính định biên lao động ở một tổ chức/doanh nghiệp.

137
6. Bằng những luận cứ lý luận và thực tiễn hãy chứng tỏ rằng: Định
mức lao động là cơ sở của tổ chức lao động khoa học.

BÀI TẬP THỰC HÀNH


Bài 3.1:
Một doanh nghiệp thực hiện định mức lao động theo phương pháp
thống kê kinh nghiệm. Qua thống kê năng suất lao động cho thấy năng
suất lao động của người lao động trong ca như sau:

Người lao
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
động

NSLĐ
34 32 30 35 33 38 29 34 33 32
(sp/ca)

Sau khi xác định năng suất lao động trung bình tiên tiến, cán bộ
định mức hội ý với đốc công và nhân viên kỹ thuật, xét thấy cần tăng
NSLĐ trung bình tiên tiến lên 2 đơn vị sản phẩm để làm mức sản lượng
cho người lao động.
Yêu cầu:
a. Tính năng suất lao động trung bình tiên tiến?
b. Hãy xác định mức thời gian và mức sản lượng trong ca?
Bài 3.2:
Thời gian quy định sản xuất một sản phẩm bước công việc A như sau:
- Thời gian cắt 2 đầu mặt: 3 phút
- Thời gian khoan tâm 2 đầu mặt: 5 phút
- Thời gian tiện: 11 phút
- Thời gian gá sản phẩm và tháo sản phẩm: 3 phút

138
- Thời gian đánh bóng sản phẩm: 1 phút
- Thời gian đo kích thước sản phẩm: 1 phút
Tỷ lệ thời gian phục vụ tổ chức so với thời gian tác nghiệp là
TPVT = 4%; tỉ lệ thời gian nghỉ ngơi so với thời gian tác nghiệp là TNN = 6%,
tỷ lệ thời gian phục vụ kỹ thuật so với thời gian tác nghiệp là TPVK = 5%.
Thời gian chuẩn kết cho loạt 2.000 sản phẩm là 5.200 phút.
Yêu cầu:
a. Tính mức thời gian sản xuất một sản phẩm và mức sản lượng ca?
b. Tính tỷ lệ hoàn thành mức khi thực tế: Thời gian tác nghiệp một
sản phẩm là 22 phút/sản phẩm; tổng thời gian chuẩn kết, thời gian phục
vụ, thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu tự nhiên chiếm 15% thời gian một ca
làm việc (Tca = 8 giờ), thời gian lãng phí là 12 phút.
c. Tính số lao động tiết kiệm được trong tháng dành cho công nhân
sản xuất sản phẩm A nếu nhiệm vụ sản xuất sản phẩm A đều đặn trong
tháng là 1.600 sản phẩm/ca. Doanh nghiệp huy động tối đa công suất với
ngày làm việc 2 ca.
d. Doanh nghiệp còn có bước công việc B cần có mức để giao cho
công nhân thực hiện, BCVB có điều kiện và yếu tố ảnh hưởng khó khăn
hơn BCVA nên hệ số Ki được xác định là KB = 1,25.KA. Tính mức thời
gian và mức sản lượng ca cho bước công việc sản xuất sản phẩm B.
Chú ý:
Số người lao động là số nguyên dương;
Mtg và MSL lấy một chữ số thập phân.
Bài 3.3:
Trong kỳ tới doanh nghiệp dự định sản xuất 3 loại sản phẩm A, B,
C. Quá trình sản xuất như sau:

139
Sản phẩm Đơn vị A B C
Tổng Cái 3.500 15.500 35.000
sản phẩm
Số giai đoạn 3 2 3
công nghệ
cần trải qua
Thời gian của Giờ/người/ GĐ1: GĐ1: GĐ1:
mỗi giai đoạn sản phẩm (có 2 BCV) (có 3 BCV) (có 2 BCV)
công nghệ TBCV1: 0,15 TBCV1: 0,75 TBCV1: 0,6
TBCV2: 0,06 TBCV2: 0,56 TBCV2: 0,5
GĐ2: TBCV3: 0,11 GĐ2:
(có 2 BCV) GĐ2: (có 2 BCV)
TBCV1: 0,25 TBCV1: TBCV1: 0,8
TBCV2: 0,16 Máy X TBCV2: 0,2
GĐ3: 10.000 sp GĐ3:
(có 1 BCV) Máy Y5500 (có 1 BCV)
sp
Máy I sx TBCV1: 0,17
2000sp TBCV1 (X):
0,1
Máy II sx
1500sp TBCV1 (Y):
0,05
TBCV1 (I): 0,32
TBCV2: 0,24
TBCV2 (II): 0,2

Tổng hao phí lao động quản lý các cấp trong kỳ là 657 giờ-người
Doanh nghiệp có 3 bộ phận phục vụ:
Bộ phận thứ nhất: Tổng hao phí là 525 giờ-người; phục vụ sản xuất
toàn bộ giai đoạn 2 của cả 3 sản phẩm A, B, C.
Bộ phận thứ hai: Tổng hao phí là 1250 giờ-người, phục vụ sản xuất
bước công việc 1,2 thuộc giai đoạn 1 của cả 3 sản phẩm A, B, C.
Bộ phận thứ ba: Tổng hao phí là 1658 giờ-người, phục vụ sản xuất
cho các bước công việc còn lại.

140
Yêu cầu:
a. Tính mức lao động tổng hợp cho từng sản phẩm trên?
b. Dự tính quỹ lương kỳ tới (biết tiền lương bình quân giờ là:
2.256 đ/giờ-người)?
(Lưu ý: Các loại thời gian làm tròn số và lấy 4 chữ số sau số
thập phân).
Bài 3.4:
Trước đây ca làm việc của một công nhân quy định cho việc sản
xuất sản phẩm X như sau:
Thời gian chuẩn kết là 25 phút; thời gian phục vụ bằng 40% so với
thời gian tác nghiệp; thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu tự nhiên là 35 phút.
Thời gian tác nghiệp một đơn vị sản phẩm là 12 phút/sản phẩm. Biết rằng
ca làm việc là 8 tiếng.
Yêu cầu:
a. Tính mức thời gian tác nghiệp sản xuất sản phẩm và mức sản
lượng ca?
b. Để xây dựng lại mức lao động mới cho việc sản xuất sản phẩm
X, đơn vị đã tiến hành chụp ảnh cá nhân ngày làm việc của công nhân
sản xuất sản xuất này và thu được kết quả của bảng cân đối thời gian như
sau: Thời gian chuẩn kết là 10 phút; thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu tự
nhiên 30 phút; thời gian phục vụ là 72,5 phút; thời gian tác nghiệp ca là
327,5 phút; thời gian làm không đúng nhiệm vụ là 25 phút; thời gian lãng
phí là 15 phút. Người làm định mức cho rằng thời gian chuẩn kết và thời
gian nghỉ ngơi như vậy là phù hợp để xây dựng mức mới. Hãy tính tỷ lệ
tăng (giảm) mức thời gian và tỷ lệ tăng (giảm) mức sản lượng khi thời
gian tác nghiệp một đơn vị sản phẩm không thay đổi?
Chú ý: Kết quả sau tính toán đều làm tròn và lấy như sau:
Tỷ lệ thời gian phục vụ trên thời gian phục vụ và tác nghiệp lấy 4
chữ số thập phân.

141
Tỷ lệ tăng (giảm) mức thời gian và tỷ lệ tăng (giảm) mức sản lượng
lấy 1 chữ số thập phân.
Mức sản lượng và các loại hao phí thời gian khác chỉ lấy phần
nguyên.
Mức thời gian lấy 1 chữ số thập phân.

142
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 3
TIẾNG VIỆT
1. Trần Kim Dung (2016), Quản trị nguồn nhân lực, Nxb Kinh tế,
TP. Hồ Chí Minh.
2. Lê Thanh Hà & Nguyễn Thị Hồng (2012), Bộ bài tập Định
mức lao động, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
3. Đoàn Thế Lợi (2010), Sổ tay hướng dẫn định mức kinh tế kỹ
thuật trong quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi,
NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Vũ Thị Mai & Vũ Thị Uyên (2016), Giáo trình Tổ chức và
Định mức Lao động, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.
5. Nguyễn Ngọc Quân & Nguyễn Tấn Thịnh (2009), Giáo trình
Quản trị nhân lực trong tổ chức, NXB Giáo dục Việt Nam,
Vĩnh Phúc.
6. Nguyễn Tiệp (2011), Giáo trình định mức lao động (Tập I),
NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
7. Nguyễn Tiệp (2011), Giáo trình định mức lao động (Tập II),
NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
TIẾNG ANH
8. Byars, L.L, Rue, L.W (2016), Human resources management,
11th Edition, Mc Graw Hill publishing house.
9. Cherrington, D.J (1995), The Management of Human
Resource, Prentice Hall International, Inc.
10. Griffin, R (2001), Human Resource Management, First
Edition, Hughton Mifflin Company.
11. Hendry, C (1995), Human Resource Management: a Strategic
Approach to Employment, Butterworth, Heinemann Ltd,
Oxford.

143
12. Mondy, R.W, Noe, R.M (2005), Human Resources
Management, 9th Edition, Pearson Prentice Hall.
13. Noe, Hollenbeck, Gerhart, Wright (1996), Human Resource
Management: gaining a competitive advantage, The McGraw
Hill companies, Inc, USA.
14. Richard L Daft (1995), Organization theory and design, 5th
edition west publishing company.
15. William, C (2000), Human Resource Management, 1st Edition,
Texas Learning Company.

144
Chương4
TỔ CHỨC VÀ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI
LAO ĐỘNG QUẢN LÝ TRONG DOANH NGHIỆP

Mục tiêu chương


Sau khi học xong chương này, người học nắm được những kiến
thức và kỹ năng cơ bản, cốt lõi về tổ chức và định mức lao động quản lý,
cụ thể là:
- Vai trò và đặc điểm của lao động quản lý ảnh hưởng đến tổ chức
lao động trong doanh nghiệp.
- Mục tiêu, nhiệm vụ, ý nghĩa của tổ chức lao động quản lý.
- Những nội dung cơ bản về phân công lao động quản lý, tổ chức
nơi làm việc và phục vụ lao động quản lý.
- Kỹ năng xác định định mức lao động đối với lao động quản lý.
4.1. Mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của tổ chức lao động đối với
lao động quản lý trong doanh nghiệp
4.1.1. Đặc điểm và vai trò của lao động quản lý trong doanh nghiệp
4.1.1.1. Khái niệm lao động quản lý
Lao động quản lý là lao động thực hiện các chức năng quản lý
nhằm đạt mục tiêu của doanh nghiệp một cách có hiệu quả nhất.
Quản lý là hoạt động cần thiết của một quá trình lao động khi đòi
hỏi phải có sự phối hợp, kết hợp các hoạt động của doanh nghiệp để
nhằm đạt được mục tiêu.
Lao động quản lý là loại lao động đặc biệt, thực hiện các chức năng
quản lý cần thiết để phối kết hợp các hoạt động trong quá trình lao động
của doanh nghiệp.

145
Lao động quản lý gồm lao động trực tiếp quản lý (gọi tắt là lao
động quản lý) và lao động không trực tiếp quản lý (lao động phụ trợ và
phục vụ lao động quản lý).
Lao động quản lý là lao động trí óc, thực hiện quá trình quản lý
thông qua việc ra quyết định quản lý, tổ chức thực hiện các quyết định
quản lý, kiểm soát việc thực hiện quyết định và điều chỉnh để đạt được
mục tiêu của quản lý.
Các nhà quản trị và quản trị viên là lực lượng nòng cốt, chủ yếu
thực hiện hoạt động, quản lý, do đó tổ chức lao động quản lý phải nhận
thức đúng đắn những đặc điểm cơ bản về hoạt động của họ thì mới có thể
tổ chức lao động khoa học và phù hợp với thực tiễn đối với lao động
loại này.
4.1.1.2. Đặc điểm của lao động quản lý trong doanh nghiệp
a. Lao động quản lý là lao động gián tiếp: Lao động quản lý là lao
động thực hiện thông qua hệ thống tổ chức, người quản lý là người vạch
đường lối, xác định mục tiêu, tổ chức phối hợp, kết hợp các hoạt động
tập thể, kiểm tra việc thực hiện để đảm bảo thực hiện mục tiêu. Người
quản lý không trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất sản phẩm của
doanh nghiệp, mà đạt được mục tiêu tạo ra sản phẩm thông qua sự nỗ
lực, phấn đấu của người khác. Năng suất, chất lượng và hiệu quả của
doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào khả năng hoạch định, tổ chức bộ
máy và điều khiển vận hành một cách khoa học của các nhà quản lý để
đạt được mục tiêu.
b. Lao động quản lý là lao động đặc biệt: Tính đặc biệt của lao
động quản lý được thể hiện ở chỗ:
Đối tượng của lao động quản lý là thông tin, là con người vì “Quản
lý thực chất là quản lý con người” do đó lao động quản lý không những
đòi hỏi các kiến thức khoa học mà còn đòi hỏi phải có nghệ thuật. Sản
phẩm của lao động quản lý là các quyết định mà muốn có quyết định,
muốn tổ chức thực hiện quyết định, kiểm tra và điều chỉnh quyết định thì

146
phải có thông tin, do đó trong tổ chức là khoa học của người quản lý phải
có hệ thống thông tin đảm bảo cho hoạt động của họ.
c.Công cụ của lao động quản lý là năng lực quản lý:Năng lực nhà
quản lý là các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và phương pháp quản lý,
trong đó đặc biệt là kỹ năng tư duy và lao động quản lý thuộc loại lao
động trí óc và năng lực của tổ chức bộ máy quản lý,ngoài ra đòi hỏi các
phương tiện kỹ thuật khác phục vụ cho hoạt động quản lý và điều kiện,
môi trường làm việc của lao động quản lý.
d.Sản phẩm của lao động quản lý là các quyết định: Các quyết định
cần phải được hoạch định đúng đắn, triển khai chúng một cách bài bản,
chính xác mới đảm bảo thực hiện được mục tiêu một cách hiệu quả, tổ
chức lao động khoa học của lao động quản lý cần phải đảm bảo đầy đủ
các yếu tố, điều kiện, môi trường cho việc đưa ra các quyết định và thực
hiện chúng một cách hiệu quả.
e.Lao động quản lý là lao động trí óc, có tính đa dạng, phức
tạp:Lao động quản lý khác với lao động chân tay ở chỗ chủ yếu là tư
duy,đưa ra các quyết sách,quyết định quản lý.Tính đa dạng, phức tạp của
laođộng quản lý thể hiện ở chỗ đối tượng quản lý đa dạng, phức tạp luôn
thay đổi trong môi trường luôn biến động. Tính đa dạng, phức tạp dẫn
đến sự căng thẳng,mệt mỏi của lao động quản lý, do đó trong tổ chức lao
động quản lý phải tạo môi trường, tổ chức nơi làm việc và điều kiện làm
việc thuận lợi, tránh được những căng thẳng,đồng thời nhà quản lý phải
quản trị thời gian một cách khoa học...
Các đặc điểm trên đây của lao động quản lý cần phải nhận thức
đúng đắn và đầy đủ trong hoạt động phân công, hợp tác lao động, tổ chức
nơi làm việc và điều kiện làm việc của lao động quản lý.
Năng lực quản lý là tổng hợp các yếu tố cấu thành tạo nên khả năng
quản lý bao gồm tổng hợp năng lực các nhà quản lý, các phương tiện kỹ
thuật và điều kiện, môi trường làm việc của nhà quản lý.Do đó, để nâng
cao năng lực quản lý của doanh nghiệp,trong tổ chức lao động khoa học
lao động quản lý vừa phải chú trọng nâng cao năng lực quản lý của nhà

147
quản lý vừa phải tổ chức phân công, hợp tác khoa học, đồng thời phải tạo
môi trường và điều kiện làm việc thuận lợi cho nhà quản lý.
4.1.1.3. Phân loại lao động quản lý trong doanh nghiệp
a. Theo chức năng quản lý; lao động quản lý được chia thành:
+ Lao động quản lý kinh tế: Là những lao động do các chức danh
quản lý, lãnh đạo (giám đốc, phó giám đốc, trưởng phó bộ phận) hay
nhân viên các phòng, bộ phận thực hiện chức năng quản lý như kế hoạch,
tài chính kế toán, nhân lực, kinh doanh,...
+ Lao động quản lý kỹ thuật: Là lao động có nhiệm vụ tổ chức, chỉ
đạo, hướng dẫn kỹ thuật hay nhân viên các phòng, ban kỹ thuật.
+ Lao động quản lý hành chính: Là lao động thực hiện nhiệm vụ
quản lý hành chính, do lãnh đạo, nhân viên quản lý hành chính, văn
phòng,... thực hiện.
b. Theo vai trò thực hiện chức năng quản lý lao động quản lý được
chia thành:
+ Lao động lãnh đạo quản lý: Là những lao động của người có
chức danh lãnh đạo quản lý: Giám đốc, phó giám đốc, trưởng, phó bộ
phận, quản đốc, trưởng, phó cửa hàng, kho,... thực hiện các chức năng
quản lý chung (cán bộ quản lý cấp cao) và quản lý bộ phận chức năng
(trưởng, phó bộ phận) hoặc quản lý các đơn vị trực thuộc.
+ Lao động chuyên gia: Là lao động không lao động trực tiếp mà
thực hiện các nhiệm vụ, công việc chuyên môn, ví dụ: Lao động của
nhân viên kinh tế, kỹ thuật, hành chính, R & D,... họ thực hiện vai trò
tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo, quản lý ra quyết định và tổ chức thực
hiện quyết định của lãnh đạo, quản lý.
+ Lao động thực hành kỹ thuật:Là lao động thực hiện các công
việc giản đơn, lặp đi lặp lại mang tính thông tin, kỹ thuật và phục vụ
quản lý: Lao động của nhân viên hạch toán, kiểm tra kỹ thuật, kiểm định,
đo lường chất lượng, giao nhận, kế toán, thủ quỹ, thủ kho,... các nhân
viên quản lý hành chính, văn phòng, đánh máy in, kỹ thuật viên vẽ,
chuẩn bị tài liệu kỹ thuật, thiết kế, văn thư, lưu trữ,...

148
+ Lao động nhân viên phục vụ: Điện, điện thoại, văn phòng phẩm,
bảo vệ, tạp vụ,... có nhiệm vụ phục vụ hoạt động quản lý trong doanh
nghiệp.
Bất kể một chức năng quản lý nào cũng gồm các loại lao động trên
thực hiện. Quá trình thực hiện chức năng quản lý đòi hỏi phải có sự
thống nhất, phân công và phối hợp các nhiệm vụ, công việc để đảm bảo
hoàn thành các nhiệm vụ thuộc chức năng của mình.
4.1.2. Khái niệm và mục đích của tổ chức lao động đối với lao
động quản lý trong doanh nghiệp
4.1.2.1. Khái niệm tổ chức lao động đối với lao động quản lý trong
doanh nghiệp
Tổ chức lao động đối với lao động quản lý trong doanh nghiệp là
tổ chức lao động có tính đến đặc thù của lao động quản lý và dựa trên
những thành tựu khoa học và kinh nghiệm tiên tiến trong phân công, hợp
tác lao động, tổ chức và phục vụ nơi làm việc, điều kiện làm việc của lao
động quản lý.
Tổ chức lao động quản lý cũng giống như tổ chức lao động nói
chung, theo những nội dung và nguyên tắc cơ bản của tổ chức lao động
khoa học song có những đặc thù của lao động quản lý đó là vai trò,
nhiệm vụ, đặc điểm lao động quản lý và nội dung của hoạt động quản lý.
Cũng như tổ chức lao động đối với các loại lao động nói chung, tổ
chức lao động khoa học đối với lao động quản lý đó là tập trung vào cách
thức, phương pháp và tiếp cận nghiên cứu các vấn đề của tổ chức lao
động một cách khoa học.
4.1.2.2. Mục đích của tổ chức lao động đối với lao động quản lý
trong doanh nghiệp
Mục đích của tổ chức lao động đối với lao động quản lý là nhằm
đạt được kết quả hoạt động của bản thân nhà quản lý và tổ chức có năng
suất, chất lượng và hiệu quả cao, đồng thời đảm bảo sức khỏe, an toàn vệ
sinh lao động, phát triển toàn diện nhà quản lý và tập thể người lao

149
độngtrong doanh nghiệp cũng như củng cố, phát triển mối quan hệ
giữa nhàquản lý với người lao động và giữa những người lao động
trong doanh nghiệp.
Ngoài mục đích đem lại năng suất chất lượng và hiệu quả cao của
bản thân nhà quản lý, đảm bảo sức khỏe, vệ sinh, an toàn lao động và
phát triển toàn diện, thì xuất phát từ vai trò, nhiệm vụ và tính chất gián
tiếp của lao động đến kết quả quá trình lao động, tổ chức lao động đối
với nhà quản lý phải nhằm đem lại năng suất, chất lượng, hiệu quả cao
đối với toàn bộdoanh nghiệp, đảm bảo người lao động trong doanh
nghiệp có đầy đủ sức khỏe, đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động và được
làm việc trong một môi trường thuận lợi.
Tổ chức lao động khoa học đối với lao động quản lý có ý nghĩa to
lớn không chỉ đối với bản thân nhà quản lý mà còn đối với doanh
nghiệp vì:
a.Tạo cơ sở và điều kiện cho người lao động nâng cao năng suất,
chất lượng, hiệu quả công việc của bản thân họ, qua đó nâng cao năng
suất, chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
b.Sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong đó có nguồn nhân lực của
doanh nghiệp nói chung và nguồn nhân lực quản lý nói riêng.
c.Phát huy được năng lực, trình độ, các tiềm năng, thế mạnh của
người lao động, quản lý, sử dụng tốt thời gian làm việc và nghỉ ngơi.
d.Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho người lao động trong
đó có các nhà quản lý, tránh được những mệt mỏi, căng thẳng, rủi ro, tai
nạn, đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện của người lao động và
nhà quản lý.
e.Tạo bầu không khí lành mạnh trong lao động.
f.Thúc đẩy việc kiểm tra, giám sát hoạt động của tập thể và cá nhân
thông qua việc thực hiện định mức lao động khoa học, các quy định về
phân công phối hợp hợp tác.

150
4.1.3. Nhiệm vụ của tổ chức lao động đối với lao động quản lý
trong doanh nghiệp
Xuất phát từ mục đích và đặc điểm của lao động và hoạt động quản
lý,nhiệm vụ của tổ chức lao động đối với lao động quản lý là đưa ra được
phương án hành động tốt nhất của bộ máy quản lý nhằm nâng cao hiệu
lực, hiệu quả của bộ máy quản lý và cá nhân các nhà quản lý. Để thực
hiện nhiệm vụ trên đây các nhà quản lý cần thiết phải thực hiện các bước
sau:
- Phân tích thực trạng tình hình tổ chức lao động đối với lao động
quản lý, đánh giá thực trạng theo các nguyên tắc của tổ chức lao động
khoa học và mục đích của tổ chức lao động khoa học đối với lao động
quản lý. Phát hiện những tồn tại, hạn chế, bất hợp lý trong tổ chức lao
động và nguyên nhân của chúng.
- Đánh giá những tiềm năng, cơ hội, những điều kiện thực tế đề
xuất các phương án, giải pháp hoàn thiện tổ chức lao động đối với lao
động quản lý.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các phương án, giải pháp
đã lựa chọn.
- Kiểm tra việc thực hiện các phương án, giải pháp hành động và
điều chỉnh khi cần thiết.
4.1.4. Ý nghĩa của tổ chức lao động quản lý đối với hoạt động
quản lý trong doanh nghiệp
Tổ chức lao động quản lý bao hàm tổ chức bộ máy quản lý và tổ
chức hoạt động quản lý đây là công cụ quan trọng, có ý nghĩa quyết định
đối với sự thành công của quản lý nói riêng và chiến lược, mục tiêu mà
doanh nghiệp theo đuổi nói chung.
Tổ chức lao động quản lý đảm bảo khoa học, hợp lý sẽ góp phần
quan trọng để nâng cao hiệu quả, hiệu lực của quản lý, bộ máy quản trị
tinh gọn, với sự phân công các cá nhân, các bộ phận có chức năng, nhiệm
vụ, trách nhiệm rõ ràng, không chồng chéo, mâu thuẫn và đảm bảo sự

151
phối hợp nhịp nhàng sẽ giúp giảm thiểu các mâu thuẫn, xung đột trong
quản lý phát huy được năng lực, sở trường của các nhà quản trị nên đảm
bảo năng suất lao động và sự sáng tạo cao hơn, xử lý công việc nhanh
hơn, chuyên nghiệp và bài bản hơn.
Tổ chức lao động quản lý khoa học, hợp lý, đảm bảo sự hợp tác
giữa các cá nhân, bộ phận diễn ra đồng bộ, nhịp nhàng, ăn khớp, đảm bảo
tính thống nhất cao trong các quyết định.
Tổ chức và phục vụ nơi làm việc của lao động quản lý tốt, tạo điều
kiện cho nâng cao năng suất, chất lượng của hoạt động quản lý.
4.2. Nội dung chủ yếu của tổ chức lao động đối với lao động
quản lý trong doanh nghiệp
4.2.1. Phân công, hợp tác lao động quản lý trong doanh nghiệp
4.2.1.1. Phân công, hợp tác lao động quản lý theo chức năng
quản lý
Căn cứ đặc thù của lao động quản lý tổ chức và nguyên lý chung
của tổ chức lao động khoa học. Nội dung của tổ chức lao động đối với
lao động quản lý bao gồm việc phân chia công việc quản lý theo các
chức năng của quản lý, là dạng tổng quát nhất của việc phân chia các
công việc quản lý cho lao động quản lý (phân công lao động quản lý)
trong doanh nghiệp. Việc phân chia những quyết định đặc thù của cơ cấu
tổ chức bộ máy quản lý cũng như cơ cấu lao động quản lý theo nghề
nghiệp và trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, đáp ứng yêu cầu công
việc, nhiệm vụ quản lý.
Xây dựng tổ chức bộ máy quản lý ở đó quy định rõ sự phân công
lao động để hình thành nên các bộ phận chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ
phận và cơ chế phối hợp, hợp tác trong quá trình hoạt động. Trong tổ
chức bộ máy quản lý cũng quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của lao động quản lý ứng với mỗi cấp bậc quản lý và cơ chế phối hợp,
hợp tác giữa các cấp quản lý cũng như cá nhân các nhà quản lý trong
hoạt động quản lý doanh nghiệp.

152
Việc xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý cần tuân thủ các
nguyên tắc khoa học trong đó có sự phân công cụ thể, rõ ràng về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi bộ phận, mỗi cấp quản
lý, đảm bảo sự phối hợp, hợp tác đồng bộ, nhịp nhàng, không chồng chéo
và cũng không bỏ sót các chức năng, nhiệm vụ của quản lý, đồng thời
đảm bảo được yêu cầu gọn nhẹ, tiết kiệm, hiệu quả và cân đối. Cụ thể
việc xây dựng tổ chức bộ máy quản lý phải đảm bảo được các yêu cầu cơ
bản sau:
a.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý phải tương thích với chức năng,
nhiệm vụ của tổ chức.
b.Định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn trách nhiệm của mỗi
bộ phận, mỗi cấp quản lý và xây dựng cơ chế phối hợp và kết hợp hoạt
động của các bộ phận, các cấp quản lý bằng việc ban hành các quy định,
quy chế làm việc của mỗi bộ phận, mỗi cấp quản lý tuân thủ các nguyên
tắc của tổ chức bộ máy quản lý một cách khoa học.
c.Quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các nhà quản
lý và nghĩa vụ, quyền và trách nhiệm của nhân viên.
Việc phân công nhiệm vụ phải đảm bảo tránh chồng chéo, bỏ sót
nhiệm vụ và phải đảm bảo tính cân đối về nhiệm vụ công việc. Giao
quyền phải tương thích với trách nhiệm, nhiệm vụ.Việc phân công giao
nhiệm vụ phải tính đến năng lực, sở trường, khả năng phát triển của cá
nhân trong công việc và sự nghiệp, đảm bảo giải phóng các tiềm năng lao
động của cá nhân người lao động tính đến điều kiện và môi trường,
hoàn cảnh.
Sau cùng, tổ chức lao động khoa học đối với lao động quản lý là
một quá trình liên tục thay đổi và hoàn thiện vì sự thay đổi, phát triển về
chức năng, nhiệm vụ của tổ chức và sự thay đổi của các yếu tố môi
trường, của tiến bộ của khoa học và kinh nghiệm được định hướng trong
quản lý.

153
Quá trình phân công lao động quản lý cần phải xác định định mức
đối với lao động quản lý các cấp tương ứng với mỗi chức danh, công
việc, từ đó xác định các mức quản lý và tính toán lao động quản lý cần
thiết ở mỗi cấp, mỗi bộ phận, định biên lao động đối với mỗi bộ phận.
4.2.1.2. Phân công, hợp tác lao động quản lý theo công nghệ quản
lý trong doanh nghiệp
Việc phân chia toàn bộ công việc quản lý theo công nghệ quản lý
thực chất là phân chia công việc quản lý theo quá trình thông tin, dựa vào
đó để phân công, bố trí lao động phù hợp vào các khâu của quá trình
thông tin, đảm bảo việc thu thập, xử lý, chế biến thông tin để ra quyết
định và tổ chức triển khai quy định, nhận thông tin phản hồi để điều
chỉnh các quy định cho phù hợp. Quá trình hành động của các bộ phận,
các cấp quản lý đều có mối liên hệ về thông tin, các dòng thông tin trên -
dưới, thông tin ngang, thông tin chéo luôn tồn tại để triển khai và phối
hợp các hoạt động. Tổ chức tốt hệ thống thông tin trong quản lý là cơ sở
đảm bảo cho hoạt động quản lý của toàn bộ hệ thống và cá nhân các nhà
quản lý có hiệu quả.
4.2.1.3. Phân công, hợp tác lao động quản lý theo mức độ phức tạp
của công việc quản lý doanh nghiệp
Theo đó toàn bộ công việc quản lý được chia thành các công việc
tương ứng với các cấp quản lý đảm nhiệm: Cấp cao tập trung vào quản lý
chiến lược và cấp trung, cấp cơ sở tập trung vào quản lý tác nghiệp.
Trong mỗi cấp quản lý cũng có sự phân công công việc quản lý, tùy theo
mức độ phức tạp trong công việc quản lý của mỗi cấp mà lựa chọn người
có năng lực, trình độ đảm nhận và có trách nhiệm tương ứng toàn bộ tổ
chức trong phân công và hợp tác lao động quản lý cần phải chú ý đến đặc
thù về mức lao động quản lý và thời gian lao động quản lý.
a. Mức lao động quản lý
Mức lao động quản lý được tính toán tuỳ thuộc vào nhóm các lao
động quản lý cụ thể:

154
+Nhóm lao động mà khối lượng công việc có thể tính chuyên môn
hóa được, định mức cho nhóm này thường tính bằng các loại mức thời
gian, mức sản lượng hay mức phục vụ.
+Nhóm lao động mà khối lượng công việc được tính bằng mức
quản lý (cán bộ quản lý các cấp). Mức quản lý là số người hay số bộ
phận do một người hay nhóm người với trình độ quản lý và điều kiện tổ
chức kỹ thuật nhất định.
+Nhóm còn lại được xác định qua các yếu tố khác với chức năng,
nhiệm vụ mà họ đảm nhận, họ thường là các chuyên viên làm công việc
chuyên môn.
b.Thời gian làm việc của lao động quản lý trong doanh nghiệp
Thời gian làm việc của lao động quản lý là thời gian người quản lý
thực hiện nhiệm vụ, công việc thuộc chức năng quản lý do mình đảm
nhiệm.
Thời gian làm việc của lao động quản lý được chia thành: Thời gian
thực hiện công việc thuộc nhiệm vụ lao động và công việc không thuộc
nhiệm vụ lao động. Trong đó thời gian làm việc thuộc nhiệm vụ lao động
là thời gian làm những công việc thuộc phạm vi, chức trách mà người
quản lý đã được quy định cho mỗi vị trí, chức danh.
Thời gian làm việc không thuộc nhiệm vụ là thời gian làm việc liên
quan đến người khác có liên quan trong quá trình lao động quản lý.
Theo quá trình thực hiện công việc quản lý thì thời gian lao động
quản lý được chia thành: Thời gian chuẩn bị, thời gian tác nghiệp, thời
gian phục vụ nơi làm việc và thời gian kết thúc công việc.
+ Thời gian chuẩn bị là thời gian thực hiện việc chuẩn bị thực hiện
công việc, gồm: thời gian nhận nhiệm vụ, chuẩn bị các tài liệu, phương
tiện cần thiết trước khi tác nghiệp thực hiện công việc.
+ Thời gian tác nghiệp là thời gian trực tiếp xử lý công việc thời
gian phục vụ nơi làm việc là thời gian chuẩn bị, chăm sóc, bảo dưỡng,

155
duy trì nơi làm việc để đảm bảo các điều kiện tổ chức kĩ thuật, môi
trường nơi làm việc được thuận lợi, bình thường.
+ Thời gian kết thúc công việc là thời gian sau khi xử lý xong việc,
chuẩn bị các báo cáo công việc đã hoàn thành, theo đó các tài liệu,
phương tiện kỹ thuật sau khi kết thúc công việc.
Do đặc điểm của lao động quản lý, thời gian tác nghiệp được
chia thành:
+ Thời gian tổ chức hành chính: Là thời gian tổ chức, hướng dẫn
các quá trình lao động, thực hiện các công việc hành chính, các thủ tục
và kiểm tra, giám sát các hoạt động của tổ chức do mình quản lý.
+ Thời gian sáng tạo là thời gian thu thập, xử lý thông tin để đưa ra
các quyết định, các giải pháp quản lý khoa học, hợp lý, hữu hiệu.
+ Thời gian thực hiện các công việc kỹ thuật: Là thời gian thực
hiện các công việc giản đơn, lặp đi lặp lại liên quan đến công việc phục
vụ nhận, truyền thông tin cho các bộ phận, các nhóm có liên quan và các
công việc mang tính “kỹ thuật” trong quá trình tác nghiệp ví dụ như việc
thao tác, sử dụng máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động tác nghiệp, điện
thoại, máy in, máy fax.
Việc phân loại các loại lao động trên làm cơ sở, tiền đề để định
mức thời gian thực hiện cho các loại thời gian làm việc của người
quản lý.
4.2.2. Tổ chức và phục vụ nơi làm việc của lao động quản lý
trong doanh nghiệp
4.2.2.1. Tổ chức nơi làm việc của lao động quản lý trong doanh
nghiệp
Tạo môi trường tự nhiên, xã hội, văn hóa, tinh thần tốt là tiền đề tạo
động lực cho lao động quản lý nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu
quả công việc.

156
Tổ chức khoa học nơi làm việc của lao động quản lý là toàn bộ các
hoạt động, công việc nhằm tạo ra một không gian với trang bị đầy đủvà
sắp xếp một cách khoa học các trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho
hoạt động quản lý của lao động quản lý có tính đến đặc điểm của từng
nơi làm việc, từng chức danh công việc mà họ đảm nhận.
Bố trí nơi làm việc khoa học là việc xác định vị trí để đặt các nơi
làm việc của các cá nhân, bộ phận quản lý theo trình tự nhất định phù
hợp với quá trình quản lý, quy trình làm việc tạo thuận lợi cho sự chỉ
đạo, phối hợp, hợp tác giữa các cá nhân, bộ phận quản lý và tạo thuận lợi
cho các loại lao động khác trong quá trình hoạt động.
Thường các bộ phận, các nơi làm việc có quan hệ thường xuyên với
nhau được bố trí gần nhau theo quy trình hợp lý.Việc trang bị cho nơi
làm việc cần đáp ứng các yêu cầu như sau:
a.Trang bị đủ các dụng cụ, thiết bị, phương tiện, đặc biệt là các
trang thiết bị chuyên dùng, sử dụng thường xuyên.
b.Trang thiết bị, dụng cụ phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý,
phù hợp với trình độ người sử dụng và được lao động quản lý sử dụng có
hiệu quả.
c.Tài liệu, trang thiết bị được sắp đặt ở những chỗ nhất định để dễ
tìm, dễ lấy để sử dụng.
d.Các dụng cụ, bàn ghế cần được thiết kế thích hợp, tạo sự thoải
mái, tránh mệt mỏi khi làm việc.
e.Tổ chức tốt hệ thống thông tin quản lý, đặc biệt sử dụng công cụ
công nghệ thông tin và internet.
Đặc thù của lao động quản lý là lập kế hoạch triển khai các hoạt
động và kiểm soát thông qua các quyết định. Tất cả các hoạt động đó đòi
hỏi người quản lý phải có thông tin. Nhà quản lý phải thiết lập hệ thống
thông tin chính thức và phi chính thức để đảm bảo cho việc ra quyết định
và triển khai thực hiện quyết định lãnh đạo và quản lý.

157
Tổ chức hệ thống thông tin quản lý chính thức được thực hiện qua
việc xây dựng hệ thống tổ chức, cùng với đó là tổ chức các kênh thông
tin truyền tới các cấp quản lý do mình phụ trách và quy định chế độ phản
hồi dưới dạng các báo cáo, hệ thống các tài liệu từ nội bộ và bên ngoài
phải tổ chức các nguồn thông tin, thu thập và xử lý dữ liệu phục vụ cho
việc ra các quyết định quản lý kịp thời, chính xác. Hệ thống thông tin
quản lý phải đảm bảo các nguyên tắc tập trung, thống nhất theo quy định
mang tính pháp lý của tổ chức, trong đó quy định chế độ báo cáo truyền
thông, màu biển báo cáo, quy định và lưu trữ hồ sơ, tài liệu.
Ngoài ra do đặc thù lao động trí óc nên cần phải đảm bảo nơi làm
việc đủ ánh sáng, màu sắc phù hợp, yên tĩnh và tạo bầu không khí làm
việc thuận lợi, thoải mái, tin tưởng lẫn nhau.
4.2.2.2. Phục vụ nơi làm việc của lao động quản lý trong doanh nghiệp
Để đảm bảo hoạt động quản lý diễn ra bình thường theo kế hoạch,
đảm bảo chất lượng và hiệu quả cần phải tổ chức phục vụ tốt nơi làm
việc của lao động quản lý.
Tổ chức phục vụ tốt nơi làm việc của cán bộ quản lý gồm tổ chức
phục vụ kỹ thuật và tổ chức phục vụ dịch vụ.
- Tổ chức phục vụ kỹ thuật là tổ chức các công việc phục vụ nhằm
đảm bảo cung cấp, lắp đặt các trang thiết bị khi hết thời hạn sử dụng để
đảm bảo cho hoạt động quản lý diễn ra liên tục, không bị ngưng trệ. Tổ
chức hệ thống tài liệu, dữ liệu và các phương tiện, công nghệ thông tin và
truyền thông phục vụ việc ra quyết định và triển khai các quyết định
quản lý.
- Tổ chức phục vụ dịch vụ là tổ chức các hoạt động cung cấp các
dịch vụ cần thiết cho nơi làm việc của cán bộ quản lý như cung cấp điện,
nước sinh hoạt, sửa chữa các thiết bị, phương tiện, bảo quản, bảo dưỡng
trang thiết bị, các dịch vụ đảm bảo an ninh, an toàn, chống cháy nổ, làm
vệ sinh đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp, qua đó tạo thuận lợi,
sựhứng thú và đảm bảo sức khỏe, nâng cao khả năng làm việc và tính

158
sáng tạo của lao động quản lý, qua đó giúp nâng cao hiệu quả hoạt động
quản lý.
4.3. Định mức lao động đối với lao động quản lý trong
doanh nghiệp
4.3.1. Khái niệm định mức lao động đối với lao động quản lý và
mức quản lý trong doanh nghiệp
4.3.1.1. Định mức lao động đối với lao động quản lý
a. Khái niệm
Định mức lao động đối với lao động quản lý là lượng hao phí lao
động quản lý được quy định để sản xuất một đơn vị sản phẩm hay hoàn
thành một khối lượng công việc đúng tiêu chuẩn chất lượng trong điều
kiện tổ chức, kỹ thuật nhất định.
b. Nhiệm vụ định mức lao động quản lý trong doanh nghiệp
Do những đặc điểm của hoạt động lao động quản lý nên cán bộ
định mức làm công tác định mức lao động đối với lao động quản lý phức
tạp hơn nhiều so với định mức lao động đối với nhân viên. Ngoài ra,
công việc quản lý của các nhà quản lý cũng rất đa dạng, công việc này
khác nhau cả về mặt tính chất lẫn nội dung, thời gian hoàn thành không
giống nhau, đánh giá kết quả quản lý không chỉ dựa vào hao phí lao động
mà còn dựa vào kết quả đạt được chung của toàn doanh nghiệp, hoặc bộ
phận doanh nghiệp. Vì vậy, nhiệm vụ của cán bộ định mức đối với lao
động quản lý gồm:
- Xác định số lượng hao phí lao động của từng loại công việc quản
lý của nhà quản lý
Cán bộ định mức xác định lượng lao động cần thiết cho từng loại
công việc là để phân công và sử dụng lao động theo chức trách và trình
độ nhằm đảm bảo trả công theo số lượng, chất lượng lao động, phân tích
sự hợp lý của các quá trình lao động, để xác định nhu cầu về phương tiện
kỹ thuật và đánh giá thực hiện công việc.

159
- Xác định số lượng người cần thiết làm công tác quản lý
Cán bộ định mức xác định thành phần số người cần thiết chủ yếu là
để quy định tỷ lệ đúng đắn giữa các loại lao động quản lý, tổ chức hợp lý
bộ máy quản lý và kế hoạch hóa biên chế cũng như quỹ tiền lương.
Ngoài ra, định mức lao động quản lý còn là phương tiện để xác định hiệu
quả kinh tế của các biện pháp cải tiến tổ chức lao động và tổ chức sản
xuất cho doanh nghiệp.
4.3.1.2. Mức quản lý
Mức quản lý đối với người lao động quản lý là số người, số bộ
phận hay công việc do một người hay một nhóm người phụ trách với
trình độ thành thạo và trình độ phức tạp tương ứng, phù hợp với điều
kiện tổ chức kỹ thuật nhất định.
Các nhà quản lý đảm nhiệm chức vụ quản lý làm việc trong cùng
một doanh nghiệp, song họ đảm nhiệm những vị trí khác nhau. Trong hệ
thống cấp bậc quản lý tạo nên một đường phân chia giữa các vị trí khác
nhau trong một doanh nghiệp.
Các mức quản lý được áp dụng để định mức lao động cho cán bộ
lãnh đạo thuộc tất cả các cấp bắt đầu từ đốc công và cuối cùng là lãnh
đạo tổ chức hay giám đốc doanh nghiệp. Sự khác nhau về nguyên tắc
giữa các mức quản lý với các mức phục vụ là ở chỗ người mà lao động
của cán bộ định mức được định mức là lãnh đạo các nhân viên khác chứ
không phải là phục vụ họ.
4.3.2. Các phương pháp định mức lao động đối với lao động quản
lýtrong doanh nghiệp
Khi tiến hành định mức lao động đối với lao động quản lý cán bộ
định mứckhông có sẵn các tiêu chuẩn và mức thời gian hoặc trong trường
hợp khi trình độ tổ chức lao động cao hơn so với quy định trong các tài
liệu tiêu chuẩn có sẵn thì định mức lao động được tiến hành bằng cách sử
dụng các phương pháp trực tiếp nghiên cứu, xử lý các số liệu về tiêu hao
thời gian làm việc. Phương pháp này được áp dụng để định mức các công

160
việc có điều kiện tổ chức - kỹ thuật đặc biệt ở các bộ phận khác nhau. Ở
đây cần phải xác định hao phí lao động cho những công việc cụ thể có
lưu ý tới đặc điểm tổ chức lao động của các nhà quản lý thuộc bộ phận
đang được nghiên cứu. Việc định mức lao động bằng cách nghiên cứu
trực tiếp tiêu hao thời gian làm việc có thể được áp dụng cho tất cả các
chức vụ của lao động quản lý nếu như khi tiến hành quan sát đảm bảo
được mức độ chính xác cần thiết của việc nghiên cứu.
Cán bộ định mức khi lựa chọn các phương pháp định mức cần thiết
không chỉ lưu ý đến tính chất của đối tượng được định mức mà còn phải
chú ý đến sự hiện có các tài liệu được định mức. Cần làm thế nào để cho
các chi phí có liên quan đến việc xây dựng các định mức có hiệu quả
kinh tế.
Các phương pháp định mức lao động đối với lao động quản lý khác
về tính chất khi sử dụng những tài liệu gốc để thiết kế mức, cho nên việc
xác định hao phí thời gian cần thiết cho các công việc cụ thể hoặc tính
toán số lượng người cần thiết trong các điều kiện cụ thể có thể được tiến
hành theo 2 nhóm phương pháp định mức là phương pháp phân tích (dựa
vào việc nghiên cứu tiêu hao thời gian làm việc) và phương pháp tổng
hợp (dựa vào việc phân tích thống kê số lượng cán bộ quản lý).
Cán bộ định mức tính định mức lao động đối với lao động quản lý
có thể áp dụng 2 phương pháp phân tích là phương pháp phân tích tính
toán và phương pháp phân tích khảo sát. Tiêu hao thời gian cần thiết cho
các công việc cụ thể có thể được xác định theo các tiêu chuẩn để định
mức lao động quản lý đã được xây dựng trước hoặc bằng nghiên cứu trực
tiếp tiêu hao thời gian làm việc có sử dụng phương pháp nghiên cứu xử
lý những tài liệu thực tế phù hợp.
Cán bộ định mức lựa chọn phương pháp nào để áp dụng là tùy
thuộc vào đặc điểm của từng loại lao động quản lý và hiệu quả khi áp
dụng phương pháp đó. Đối với nhân viên thực hành kỹ thuật, lao động
của họ có thể đo trực tiếp bằng các số đo tự nhiên, nên có thể tiến hành
khảo sát bằng chụp ảnh và bấm giờ để xác định thời gian hao phí cần

161
thiết. Đối với lao động của các lãnh đạo và chuyên gia, cán bộ định mức
có thể khảo sát thông qua các phiếu khảo sát ý kiến hoặc phiếu tự chụp
ảnh của chính họ, do lao động của nhóm này là rất phức tạp.
Cán bộ định mức khi xây dựng định mức lao động cho nhà lãnh
đạo cần phải chú ý một số vấn đề sau:
a.Tính chất phức tạp của công việc mà nhà lãnh đạo phải hoàn
thành, như sự đa dạng về nhiệm vụ, mức độ độc lập của công việc, phạm
vi lao động, tính trách nhiệm thuộc công việc.
b.Mức độ đa dạng của các tình huống mà trong đó công việc nhà
lãnh đạo phải hoàn thành.
c.Ảnh hưởng của kết quả công việc và quyết định của nhà lãnh đạo
đã được đưa ra và sử dụng đến hiệu quả công việc của cấp dưới.
Khi sử dụng các phương pháp định mức lao động đối với lao động
quản lý dựa vào phân tích thống kê thì số lượng người cần thiết trong các
điều kiện cụ thể được xác định trên cơ sở các tài liệu tiêu chuẩn (các tiêu
chuẩn biên chế, tiêu chuẩn phục vụ và quản lý) xây dựng trên cơ sở
phương pháp toán học để xử lý số liệu thực tế thích hợp.
4.3.3.Xác định định mức lao động đối với lao động quản lý trong
doanh nghiệp
4.3.3.1. Mức lao động đối với các loại lao động quản lý
Lao động quản lý ở các doanh nghiệp bao gồm:
Ban lãnh đạo/Ban giám đốc
Trưởng, phó các phòng ban, bộ phận, quản đốc, cửa hàng, kho
tàng, các đơn vị trực thuộc...
Lao động chuyên gia, hành chính quản trị, thực hành kỹ thuật, lao
động tiền lương, văn thư, đánh máy, trực điện thoại...
Mức quản lý ở ba cấp độ là mức quản lý cấp cao, mức quản lý cấp
trung và mức quản lý cấp thấp (cơ sở).

162
Theo Đoàn Thế Lợi (2010), thông thường số lao động quản lý
chiếm khoảng 10-15% lao động công nghệ và lao động phụ trợ xác định
theo yêu cầu công việc.
Sau khi xác định được định mức lao động chi tiết cho các lao động
trên, cán bộ định mức lập bảng số lao động phục vụ, phụ trợ và lao động
quản lý cho toàn bộ doanh nghiệp.
4.3.3.2. Tính toán định mức lao động chi tiết đối với lao động
quản lý
Tính chi phí lao động quản lý cho một đơn vị sản phẩm (Tql).
Thường chi phí lao động quản lý được tính dựa vào:
a.Tổng chi phí lao động trực tiếp sản xuất - kinh doanh và lao động
phụ trợ cho một đơn vị sản phẩm.
b.Tỷ trọng biên chế lao động làm công tác quản lý so với lao động
trực tiếp sản xuất - kinh doanh trong doanh nghiệp và lao động phụ trợ
(Kql).
Để định mức lao động cho các cán bộ lãnh đạo các đơn vị có đặc
điểm riêng, cán bộ định mức cần xây dựng các bản quy định chức trách
có phân biệt với các bản quy định mẫu để xác định chính xác tên và khối
lượng các công việc được thực hiện. Ví dụ: Nếu trong bộ phận nào đó có
công đoạn tách riêng nằm ở xa doanh nghiệp mà tổng cộng có 10 - 12
người làm việc và định mức quản lý tính theo tiêu chuẩn là 23 người thì
trong trường hợp này vẫn phải bố trí 1 nhà quản lý phụ trách thêm, mặc
dù định mức quản lý lớn hơn gấp 2 lần. Khi đó, trong bản quy định chức
vụ của nhà quản lý đó bên cạnh còn có các nhiệm vụ trực tiếp cần phải
kể cả các công việc được thực hiện ở công đoạn này và có thể được thực
hiện vào thời gian thích hợp.
Đối với các cán bộ lãnh đạo cấp cao hơn cũng có thể làm những
công việc như vậy, doanh nghiệp dù nhỏ cũng phải có giám đốc nhưng
chức năng mà giám đốc thực hiện có thể rộng hơn nhiều so với quy định

163
chức trách mẫu và ngược lại ở doanh nghiệp lớn có thể có một hoặc một
số phó giám đốc để thực hiện một số chức năng của giám đốc.
Ở các doanh nghiệp không lớn, giám đốc có thể lãnh đạo trực tiếp
hoạt động của hầu như toàn bộ bộ máy quản lý. Quy mô sản xuất càng
tăng thì khối lượng việc (biên chế cán bộ theo từng chức năng) sẽ tăng
lên nhiều và giám đốc thực hiện việc lãnh đạo qua các phógiám đốc, các
trưởng phòng của mình...
Các định mức lao động đối với lao động quản lý thường được biểu
diễn bằng số cán bộ trực thuộc một lãnh đạo nhưng cũng có thể được
biểu diễn bằng số cán bộ thuộc quyền quản lý của lãnh đạo qua một, hai
và một số cấp quản lý. Ví dụ:Định mức quản lý đối với giám đốc được
biểu diễn bằng số đốc công hay công nhân.
Đối với lao động của cán bộ lãnh đạo và chuyên gia thường dùng
tiêu chuẩn số lượng và tiêu chuẩn quản lý để tính số lượng cán bộ theo
từng chức năng và toàn bộ hệ thống quản lý tức là áp dụng phương pháp
phân tích tính toán.
Cán bộ làm công tác định mức dựa vào trị số các yếu tố ảnh hưởng
và thời gian lao động thực hiện chức năng quản lý các đốc công trong bộ
phận sản xuất sản phẩm bằng phương pháp hồi quy, dựa vào phương
pháp bình phương tối thiểu có công thức như sau:
Hqlđc = 117,5 Kc0.666. Cp-24 . R-0.56
Trong đó:
Hqlđc: Mức quản lý của đốc công (số lượng công nhân do một
đốc công phụ trách);
Kc: Hệ số chuyên môn hóa nơi làm việc (số nơi làm việc so
với số bước công việc trong bộ phận sản xuất);
Cp: Cấp bậc công việc bình quân trong bộ phận sản xuất;
R: Mức độ phức tạp trung bình của công việc sửa chữa thiết
bị trong bộ phận sản xuất.

164
Mức quản lý còn có thể xác định theo bậc quản lý bằng công thức:
1 1 1 1 1
m= '
. ' . ' …. '
Hn H1 H2 H3 Hn

Trong đó:
H : Mức quản lý cho một lãnh đạo cụ thể
H , H , H … H : Mức quản lý cán bộ thứ nhất, thứ hai, thứ
ba,..., thứ n theo các bậc quản lý
Ví dụ: Đối với một phân xưởng sản xuất cụ thể, đã xác định mức
quản lý cho đốc công là 20 lao động, cho đốc công trưởng là 4 đốc công,
cho trưởng ngành là 3 đốc công trưởng và cho phân xưởng trưởng là 4
trưởng ngành. Như vậy, định mức quản lý của cấp quản lý thứ tư (phân
xưởng trưởng) là:
1 1 1 1 1 1
= . . . =
H41 20 4 3 4 960

Ta có định mức lao động của cấp quản lý thứ tư (phân xưởng
trưởng) là 960 lao động là công nhân.
Đối với lao động quản lý có thể tính được tiêu chuẩn thời gian cụ
thể như lao động của nhân viên thực hành kỹ thuật thì dựa vào tài liệu
tiêu chuẩn đó và khối lượng công việc hoàn thành có thể xác định tổng
lượng lao động cần thiết theo từng dạng công việc.
Ti = ti . Ni
Trong đó:
Ti: Tổng hao phí lao động để hoàn thành công việc theo
chức năng;
ti: Tiêu chuẩn thời gian thực hiện công việc dạng i thuộc
chức năng chung;
Ni: Số lượng công việc dạng i cần thực hiện.

165
Khi đó số lượng lao động quản lý được xác định như sau:
∑n1 Ti
Nql =
Qc

Trong đó:
Qc: Quỹ thời gian làm việc của một người quản lý trong năm
(giờ/người).
Trong trường hợp mức đảm nhận của các lao động quản lý không
bằng nhau thì số lượng lao động quản lý xác định bằng công thức:
Tc
Nql =
Qc .K b

Trong đó:
Tc: Lượng lao động của công việc chính;
Kb: Hệ số bận việc tối ưu của người lao động quản lý với công
việc chính.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Thế nào là lao động quản lý, các loại lao động quản lý?
2. Đặc điểm và vai trò của lao động quản lý và ảnh hưởng của
những đặc điểm này đến tổ chức lao động quản lý?
3. Mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của tổ chức lao động quản lý?
4. Nội dung cơ bản của phân công lao động tổ chức lao động
quản lý?
5. Tổ chức điều kiện làm việc của lao động quản lý?
6. Tổ chức phục vụ lao động quản lý?
7. Xác định định mức lao động đối với lao động quản lý?

166
NỘI DUNG THẢO LUẬN
1. Đặc điểm lao động quản lý ảnh hưởng thế nào đến tổ chức và
định mức lao động quản lý. Liên hệ thực tế ở một doanh nghiệp sản
xuất/thương mại.
2. Nghiên cứu phân công lao động quản lý theo công nghệ quản lý
tại một doanh nghiệp mà anh/chị biết và đưa ra những khuyến nghị.
3. Nghiên cứu phân công lao động quản lý theo mức độ phức tạp
của công việc quản lý tại một doanh nghiệp mà anh/chị biết và đưa ra
những khuyến nghị.
4. Đánh giá việc tạo điều kiện làm việc và phục vụ lao động quản lý
ở một doanh nghiệp mà anh/chị biết, từ đó hãy nêu những khuyến nghị.
5. Nhận biết những khác biệt của định mức lao động quản lý với
định mức lao động của nhân viên trực tiếp, nêu các luận cứ chỉ ra sự khác
biệt này.

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG


Nhà quản lý phân công lao động hợp lý
Sự phân công lao động được hình thành khi có sự phân tán tư liệu
sản xuất vào tay nhiều người sản xuất hàng hóa độc lập với nhau. Sự
phân công lao động xã hội xâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của xã hội
và đạt những người sản xuất hàng hóa độc lập “đối diện” với nhau,
những người này chịu sự tác động rất lớn của quy luật cạnh tranh. Đối
với sự phân công lao động có một quy tắc chung là quyền lực càng ít chi
phối sự phân công lao động trong xã hội bao nhiêu, thì sự phân sự phân
công lao động trong doanh nghiệp ngày càng phát triển bấy nhiêu, ở đó
lại càng phụ thuộc vào quyền lực của một cá nhân. Sự phân công lao
động trong xã hội làm cơ sở chung cho mọi nền sản xuất hàng hóa, chính
sự phân công lao động trong xã hội làm cho sức lao động trở thành
hàng hóa.

167
Sự phân công lao động đặt cơ sở cho việc hình thành những nghề
nghiệp chuyên môn, những ngành chuyên môn nhằm nâng cao sức sản xuất.
Câu hỏi:
a. Anh (chị) hãy bình luận câu nói: “Quyền lực càng ít chi phối sự
phân công lao động trong xã hội bao nhiêu, thì sự phân sự phân công lao
động trong doanh nghiệp ngày càng phát triển bấy nhiêu”.
b. Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 ảnh hưởng như thế nào
đến công việc của lao động quản lý?

168
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 4
TIẾNG VIỆT
1. Đoàn Thế Lợi (2010), Sổ tay hướng dẫn định mức kinh tế kỹ
thuật trong quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi,
NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Vũ Thị Mai & Vũ Thị Uyên (2016), Giáo trình Tổ chức và
định mức lao động, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
3. Lê Minh Thạnh & Nguyễn Ngọc Quân (1994), Tổ chức lao
động khoa học trong xí nghiệp, NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. Nguyễn Tiệp (2011), Tổ chức lao động, NXB Lao động - Xã
hội, Hà Nội.
5. D. Lanielle, A.Cailat (1992), Kinh tế doanh nghiệp, Bản tiếng
Việt, NXB Khoa học - Kỹ thuật, Hà Nội.
TIẾNG ANH
6. Byars, L.L, Rue, L.W (2016), Human resources management,
11th Edition, Mc Graw Hill publishing house.
7. Cherrington, D.J (1995), The Management of Human
Resource, Prentice Hall International, Inc.
8. Griffin, R (2001), Human Resource Management, First
Edition, Hughton Mifflin Company.
9. Hendry, C (1995), Human Resource Management: a Strategic
Approach to Employment, Butterworth, Heinemann Ltd,
Oxford.
10. Mondy, R.W, Noe, R.M (2005), Human Resources
Management, 9th Edition, Pearson Prentice Hall.
11. Noe, Hollenbeck, Gerhart, Wright (1996), Human Resource
Management: gaining a competitive advantage, The McGraw
Hill companies, Inc, USA.

169
12. Richard L Daft (1995), Organization theory and design, 5th
edition west publishing company.
13. William, C (2000), Human Resource Management, 1st Edition,
Texas Learning Company.

170
Chương5
TỔ CHỨC VÀ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
TRONG DOANH NGHIỆP

Mục tiêu chương


Nội dung chương tập trung chủ yếu vào tổ chức và định mức lao
động sản xuất, một trong lực lượng lao động chủ yếu trong doanh nghiệp.
Sau khi học xong chương này người học sẽ nắm được những kiến thức
và kỹ năng cơ bản và cốt lõi về:
- Lao động sản xuất và tổ chức lao động sản xuất, các mục tiêu và
nguyên tắc cơ bản của tổ chức lao động sản xuất trong doanh nghiệp.
- Xây dựng cơ cấu tổ chức lao động sản xuất hợp lý và tổ chức lao
động sản xuất theo không gian và thời gian.
- Các phương pháp tổ chức lao động sản xuất theo dây chuyền, sản
xuất đơn chiếc và sản xuất theo JIT.
- Các phương pháp định mức lao động sản xuất thông dụng.
5.1. Tổ chức lao động sản xuất trong doanh nghiệp
5.1.1. Khái niệm và đặc điểm lao động sản xuất, tổ chức lao động
sản xuất trong doanh nghiệp
5.1.1.1. Các khái niệm
a. Sản xuất: Là quá trình biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm
hay dịch vụ để đáp ứng nhu cầu con người (cá nhân/xã hội).
Các nguồn lực gồm: Lao động, trang bị kỹ thuật, công nghệ, hàng
hóa, nguyên vật liệu...
b. Lao động sản xuất: Là lao động tham gia vào quá trình sản xuất,
bao gồm lao động quản lý sản xuất, lao động chính, lao động phụ, lao
động phụ trợ.

171
5.1.1.2. Đặc điểm của lao động sản xuất trong doanh nghiệp
Đặc điểm của lao động sản xuất chịu sự chi phối, quy định bởi các
đặc điểm của hoạt động sản xuất, theo đó:
- Sản phẩm đầu ra của lao động sản xuất là sản phẩm hữu hình, có
mức độ tiêu chuẩn hóa cao, được kiểm định chất lượng trước khi xuất
bán, do đó sản phẩm của lao động sản xuất của lao động ở mỗi khâu,
công đoạn phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.
- Lao động sản xuất tách bạch với khách hàng, tiêu thụ sản phẩm.
Do đó lao động sản xuất không đòi hỏi các kiến thức, kỹ năng, kinh
nghiệm giao tiếp, làm việc với khách hàng mà ngược lại đòi hỏi kiến
thức, kỹ năng, kinh nghiệm đối với nhiệm vụ, công việc sản xuất được
phân công.
- Lao động sản xuất có tính chuyên môn hóa cao, được bố trí theo
máy, thực hiện một, một số bước công việc hay công việc nhất định gắn
với quy trình công nghệ sản xuất và yêu cầu trình độ tay nghề nhất dịnh,
do đó lao động sản xuất phải đảm bảo trình độ chuyên môn, nghề nghiệp
và khả năng phối hợp, kết hợp trong lao động cao.
Định mức kỹ thuật của lao động sản xuất được xác định rất tỉ mỉ,
chi tiết, chính xác để đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bước
công việc, công việc, các khâu của quá trình sản xuất, đảm bảo sự vận
hành của quy trình sản xuất, quy trình công nghệ diễn ra liên tục, nhịp
nhàng, thông suốt.
5.1.1.3. Tổ chức lao động sản xuất trong doanh nghiệp
Tổ chức lao động sản xuất trong doanh nghiệp là tổ chức quá trình
hoạt động sản xuất của người lao động của doanh nghiệp trong sự kết
hợp giữa các yếu tố của quá trình lao động và mối quan hệ giữa những
người lao động với nhau trong quá trình sản xuất.

172
5.1.2.Nhiệm vụ và nguyên tắc của tổ chức lao động sản xuất
trong doanh nghiệp
5.1.2.1. Nhiệm vụ của tổ chức lao động sản xuất trong doanh nghiệp
Nhiệm vụ chủ yếu của tổ chức lao động sản xuất trong doanh
nghiệp là:
- Kế hoạch hóa lao động thực hiện các công việc khác nhau để thực
hiện quá trình sản xuất trong một thời kỳ.
- Tổ chức lao động thực hiện quá trình sản xuất.
Trên cơ sở kế hoạch sản xuất đã xác lập, tổ chức lao động thực hiện
các công việc, bước công việc của quá trình sản xuất, hướng dẫn, theo
dõi việc thực hiện của người lao động (quản lý, lao động chính, lao động
phụ trợ và phục vụ quá trình sản xuất).
- Đánh giá việc thực hiện, các biện pháp đã có trong tổ chức lao
động sản xuất, đảm bảo thực hiện quá trình sản xuất trên cơ sở khai
tháctriệt để, hợp lý các nguồn lực, trong đó nguồn nhân lực là chủ thể
thực hiện quá trình sản xuất.
5.1.2.2. Nguyên tắc của tổ chức lao động sản xuất trong doanh nghiệp
Ngoài các nguyên tắc chung của tổ chức lao động trong doanh
nghiệp, do đặc điểm của sản xuất, quá trình sản xuất nên tổ chức lao
động sản xuất còn phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
Lao động sản xuất được chuyên môn hóa cao khác với kinh doanh
thương mại, dịch vụ mang tính tổng hợp. Sản xuất, tổ chức sản xuất có
tính chuyên môn hóa cao trong phân công lao động,sản xuất có nhiệm vụ
chế tác sản xuất một hay một số sản phẩm theo một số chỉ tiêu hay một
số chi tiết thành phẩm (Ví dụ:Sản xuất trong các doanh nghiệp chế
tạo).Một số chi tiết cho xe máy, ô tô trong công nghiệp phụ trợ người lao
động chỉ thực hiện một số thao tác, bước công việc nhất định, việc
chuyên môn hóa cao lao động sản xuất phải đảm bảo cho việc chuyên
môn hóa sản phẩm, đảm bảo trực tiếp thống nhất cho áp dụng tiến bộ kỹ

173
thuật công nghệ. Tổ chức phối hợp các khâu, công đoạn của quá trình sản
xuất với hiệu quả cao. Với những lợi thế của chuyên môn hóa lao động
sản xuất chuyên môn hóa đã trở thành xu thế tất yếu của công nghiệp
hóa, hiện đại hóa hướng đến năng suất chất lượng và hiệu quả của sản
xuất.
Đảm bảo sự cân đối của lao động giữa các khâu, bộ phận sản xuất,
cân đối với các yếu tố nguồn lực khác của quá trình sản xuất.
Trong tổ chức lao động sản xuất phải đảm bảo một tỷ lệ hợp lý giữa
lao động với vốn, trang bị kỹ thuật và với đối tượng lao động, đảm bảo
khai thác tối đa hiệu quả các yếu tố của quá trình sản xuất.
Đảm bảo sự cân đối lao động giữa các khâu, đơn vị sản xuất phụ
trợ để đảm bảo tính đồng bộ, tránh lãng phí...
Khác với doanh nghiệp thương mại, dịch vụ liên tục phụ thuộc vào
khách hàng lao động sản xuất có thể hoạt động liên tục, kể cả không có
khách hàng phục vụ. Trên cơ sở dữ liệu báo cáo kế hoạch hóa sản xuất,
các doanh nghiệp tổ chức, quá trình sản xuất một cách liên tục với sự
phối hợp nhịp nhàng từ khâu chuẩn bị đến tiến hành sản xuất dự trù sản
phẩm và tiêu thụ. Doanh nghiệp bố trí lao động theo ca, kíp phù hợp với
sản xuất không bị ngưng trệ, khai thác tối đa hết công suất thiết bị, công
nghệ để đẩy nhanh khấu hao, hiện đại hóa sản xuất, qua đó đảm bảo hiệu
quả và khả năng cạnh tranh.
5.1.3. Nội dung tổ chức lao động sản xuất trong doanh nghiệp
Theo D. Larue, A. Caillat (1992),tổ chức lao động sản xuất được
xem xét trên các góc độ khác nhau của tổ chức lao động,theo đó nội dung
chủ yếu của tổ chức lao động sản xuất gồm:
+ Hình thành cơ cấu tổ chức lao động sản xuất lao động hợp lý.
+ Tổ chức lao động sản xuất theo không gian và theo thời gian.
+ Tổ chức lao động gắn với các loại hình và phương pháp tổ chức
sản xuất.

174
5.1.3.1. Hình thành cơ cấu tổ chức lao động sản xuất hợp lý
Quá trình sản xuất diễn ra trên cơ sở phân công, phối hợp, hợp tác
lao động trong nội bộ, tức là phân công lao động giữa sản xuất chính với
bộ phận phụ trợ, phục vụ mà trongnội bộ bộ phận này, bộ phận sản xuất
chính có nhiệm vụ thực hiện các quá trình công nghệ, kiểm tra và vận
chuyển, để thực hiện các quá trình này cần các yếu tố tổ chức công việc
cụ thể hóa thành các bước công việc và thao tác.
Các công việc, bước công việc được cụ thể hóa ở mỗi nơi làm việc
và người lao động đảm nhận công việc đó.
Phân chia các bước trong công việc càng nâng cao trình độ chuyên
môn hóa lao động và thuận tiện cho việc thực hiện các bước công việc,
nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Tuy vậy, việc phân
chia các bước công việc đối với công việc nhỏ, chi tiết chỉ phù hợp với
lao động thủ công, kỹ thuật công nghệ lạc hậu, còn trong thời kỳ đại cơ
khí công nghiệp hóa, tự động hóa cao thì hiện đang có xu hướng gộp các
kiểu công việc nhỏ trở thành công việc lớn.
Về hình thức tổ chức lao động sản xuất, có 2 loại tổ chức lao động
sản xuất:
a. Tổ chức lao động sản xuất chuyên môn hóa cao theo sản phẩm
hay đối tượng lao động
Đây là hình thức cơ cấu tổ chức lao động sản xuất được phân chia
thành các bộ phận sản xuất được giao nhiệm vụ sản xuất hoặc một số sản
phẩm hay gắn với đối tượng lao động nhất định. Hình thức này áp dụng
với quy mô lớn, ổn định.
b. Tổ chức lao động sản xuất chuyên môn hóa theo công nghệ
Đây là hình thức phân chia các bộ phận sản xuất chính theo công
nghệ sản xuất hoặc phương pháp công nghệ sản xuất sản phẩm, trong đó
một bộ phận sản xuất đảm nhận một khâu, giai đoạn của quá trình công
nghệ hoặc một phương pháp công nghệ nào đó, theo đó lao động trong

175
các bộ phận đảm bảo về số lượng, cơ cấu và trình độ chuyên môn, kỹ
thuật phù hợp gắn với chức năng, nhiệm vụ công việc của một bộ phận.
Tổ chức lao động sản xuất liên quan đến việc cơ cấu các bộ phận
sản xuất:
+ Cơ cấu các bộ phận sản xuất
Cơ cấu tổ chức lao động sản xuất bao gồm: Bộ phận sản xuất chính,
bộ phận sản xuất phụ, bộ phận phụ trợ và bộ phận phục vụ sản xuất. Các
bộ phận này được tổ chức dưới dạng các bộ phận, đơn vị hoặc phân xưởng.
(i)Bộ phận sản xuất chính:
Bộ phận sản xuất chính bao gồm những lao động sản xuất trực tiếp
tham gia vào quá trình sản xuất, tạo ra sản phẩm chính nằm trong danh
mục các sản phẩm được xây dựng, trong đó có kế hoạch sản xuất là sản
phẩm chính chủ yếu trên thị trường.
Do đó, không phải bộ phận sản xuất nào trong doanh nghiệp cũng
được coi là bộ phận sản xuất chính.
(ii) Bộ phận sản xuất phụ:
Bộ phận sản xuất phụ là bộ phận sản xuất ra các sản phẩm trên cơ
sở tận dụng phế liệu, phế phẩm của bộ phận sản xuất chính. Bộ phận sản
xuất phụ tác động trực tiếp đến kết quả bộ phận sản xuất chính. Các sản
phẩm từ bộ phận này nằm ngoài danh mục các sản phẩm chính được thiết
kế chế tạo, sản xuất và lao động của bộ phận sản xuất phụ phải có trình
độ chuyên môn, tay nghề phù hợp với yêu cầu của bộ phận sản xuất phụ.
Lao động của bộ phận sản xuất phụ phải được tổ chức đảm bảo sự phối
hợp nhịp nhàng, đồng bộ với bộ phận sản xuất chính để sản xuất chính có
thể diễn ra nhịp nhàng, liên tục, theo kế hoạch sản xuất.
(iii) Bộ phận phụ trợ sản xuất:
Bộ phận phụ trợ sản xuất là bộ phận lao động phục vụ trực tiếp cho
bộ phận sản xuất chính, đảm bảo cho hoạt động bộ phận sản xuất diễn ra

176
bình thường, liên tục theo kế hoạch sản xuất, đó là bộ phận cấp điện,
nước, nguyên liệu, vật tư thiết bị, sửa chữa thiết bị, dụng cụ, v.v...
+Các cấp sản xuất
Phân công lao động thành các cấp được thực hiện trên cơ sở kiểm
tra và kế hoạch sản xuất của phân công lao động sản xuất trong nội bộ
doanh nghiệp thành các cấp sản xuất gồm: Doanh nghiệp, phân xưởng,
ngành/buồng máy và nơi làm việc.
(i) Phân xưởng sản xuất
Là bộ phận lao động sản xuất chung cơ bản, chủ yếu có nhiệm vụ
sản xuất một hay một số sản phẩm hoặc một khâu, giai đoạn trên dây
chuyền công nghệ sản xuất. Lao động trong các phân xưởng sản xuất
phải đảm bảo được số lượng, cơ cấu và trình độ quy mô, kỹ thuật theo
yếu tố nhiệm vụ, công việc đảm nhận trong quá trình sản xuất hay giữa
trình độ công nghệ, các doanh nghiệp có quy mô lớn trên thường tổ
chức các phân xưởng.
(ii) Ngành/buồng máy
Được tổ chức dưới dạng các đơn vị sản xuất ở doanh nghiệp có quy
mô lớn, có nhiều nơi làm việc, có mối quan hệ mật thiết với nhau về
công nghệ hay sản phẩm sản xuất. Trong doanh nghiệp nhỏ và vừa
thường không tổ chức phân xưởng sản xuất mà ngành/buồng máy trở
thành đơn vị sản xuất chính, chủ yếu. Tổ chức lao động trong
ngành/buồng máy tiết kiệm thời gian và chi phí do đối tượng lao động
được vận động theo đường thẳng.
(iii) Nơi làm việc
Là đơn vị sản xuất cấp cơ sở, là khâu đầu của tổ chức lao động sản
xuất trong doanh nghiệp,nơi làm việc là phần không gian và một lao
động hay một nhóm lao động sử dụng máy móc, trang bị kỹ thuật, dụng
cụ, v.v..., để thực hiện công việc, bước công việc sản xuất tại nơi làm
việc. Nhóm người lao động làm việc phải có sự quản lý, chỉ đạo, điều

177
hành của lao động quản lý, sản xuất. Cơ cấu bộ phận lao động sản xuất
phụ thuộc vào quá trình sản xuất, quá trình công nghệ, phổ biến có các
loại cơ cấu:
Doanh nghiệp - Phân xưởng - Ngành/buồng máy - Nơi làm việc;
Doanh nghiệp - Phân xưởng - Nơi làm việc.
Các cơ cấu trên thường áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất quy
mô lớn
Doanh nghiệp - Ngành - Nơi làm việc;
Doanh nghiệp - Nơi làm việc.
Hai loại tổ chức lao động này thường áp dụng đối với đa số doanh
nghiệp sản xuất vừa và nhỏ.
Ngoài các tổ chức lao động sản xuất trên cũng còn một số các tổ
chức khác, đồng thời với tiến bộ của kỹ thuật công nghiệp các loại trên
còn được thay đổi, hoàn thiện phù hợp với sự thay đổi của các yếu tố sản
xuất và tiến bộ trong quản lý nơi làm việc và tổ chức lao động mới.
5.1.3.2. Tổ chức lao động sản xuất theo không gian và thời gian
Tổ chức lao động sản xuất được thực hiện theo không gian và
thời gian
a. Tổ chức lao động sản xuất theo không gian
Tổ chức lao động sản xuất theo không gian bao gồm lựa chọn các
hình thức tổ chức lao động đảm bảo sự cân đối giữa các bộ phận sản xuất
và mặt bằng, không gian sản xuất gắn với việc chuyên môn hóa theo
công nghệ, theo đối tượng lao động và kết hợp cả 2 loại trên.
(i) Tổ chức lao động sản xuất về không gian gắn với chuyên môn
hóa công nghệ
Trên cơ sở mặt bằng, không gian tổng thể của doanh nghiệp, các
phân xưởng sản xuất cũng được bố trí, sắp đặt theo trật tự các khâu, giai

178
đoạn của quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm chính, theo đó các phân
xưởng được bố trí lao động sản xuất gắn với máy móc, thiết bị cùng loại
thực hiện các khâu, giai đoạn của quá trình công nghệ, ví dụ trong nhà
máy cơ khí, các phân xưởng sản xuất chính gồm: Phân xưởng đúc, phân
xưởng lắp ráp; các phân xưởng này được bố trí trên mặt bằng, không
gian của doanh nghiệp theo trật tự các khâu của quá trình công nghệ sản
xuất: Đúc, rèn đập, gia công cơ khí, nhiệt luyện và lắp đặt. Bên cạnh các
phân xưởng sản xuất chính trên còn bố trí các phân xưởng phụ trợ: Phân
xưởng dụng cụ, làm mẫu, sửa chữa cơ khí, điện, nước..., và bộ phận phục
vụ: Kho chứa, bộ phận vận chuyển, v.v...
Các phân xưởng bộ phận phụ trợ phục vụ được sắp xếp tối ưu theo
mặt bằng, không gian đảm bảo thực hiện các công tác của tổ chức lao
động theo công nghệ vừa đảm bảo thuận tiện trong vận hành vừa tiết
kiệm thời gian và tiêu hao lao động.
(ii) Tổ chức lao động sản xuất về không gian gắn với chuyên môn
hóa sản xuất
Đây là hình thức tổ chức lao động sản xuất trong đó mỗi phân
xưởng hay ngành/buồng máy được chuyên môn hóa cao, về sản xuất một
loại sản phẩm hoặc chi tiết nhất định và quá trình sản xuất được khép kín
ở trong phân xưởng hay ngành/buồng máy.
Tổ chức lao động sản xuất chuyên môn hóa sản phẩm được tổ chức
dưới dạng các dây chuyền sản xuất khép kín. Sự di chuyển của đối tượng
lao động theo một đường thẳng liên tục, hiện đại, tiết kiệm được thời
gian và chi phí lao động, chi phí vận chuyển, giảm bớt thời gian lãng phí
do phải ngừng nghỉ, chờ đợi trong quá trình sản xuất, tạo thuận lợi cho
việc áp dụng lại hình thức mới các tổ chức lao động. Sản xuất theo dây
chuyền, theo nhóm và JIT. Hình thức tổ chức lao động này chỉ thích hợp
với sản xuất quy mô lớn, ổn định. Trong trường hợp các yếu tố sản xuất
thường thay đổi thì tổ chức lao động theo công nghệ phù hợp hơn, hiệu
quả hơn.

179
(iii) Tổ chức lao động sản xuất không gian theo kiểu hỗn hợp
Đây là hình thức tổ chức lao động sản xuất phối hợp cả hai loại trên
phụ thuộc vào địa điểm, điều kiện sản xuất đòi hỏi theo đó sẽ có một
nhóm phân xưởng/ngành được tổ chức chuyên môn hóa theo công nghệ,
một nhóm khác tổ chức lao động theo chuyên môn hóa sản phẩm.
b. Tổ chức lao động sản xuất theo thời gian
Tổ chức lao động sản xuất về thời gian liên quan đến việc bố trí
hoạt động sản xuất và nghỉ chế độ, thực hiện các khâu công việc và phối
hợp giữa các khâu, các giai đoạn của quá trình vận chuyển, để đảm bảo
chu kỳ sản xuất.
Chu kỳ sản xuất là khoản thời gian từ lúc đưa nguyên vật liệu vào
quá trình sản xuất cho đến khi sản xuất ra sản phẩm, kiểm tra và nhập
kho (Tcksx).
Thời gian của quy luật chu kỳ sản xuất bao gồm:
- Thời gian hoàn thành các biểu của quá trình công nghệ (Tbcn);
- Thời gian kiểm tra kỹ thuật (Tktkt);
- Thời gian gián đoạn trong quá trình sản xuất (sản xuất dở dang,
ngày vận động, chế độ nhập kho, ca nghỉ việc...) (Tgđ);
- Thời gian vận chuyển (Tvc);
- Thời gian các bộ phận tác động đối tượng lao động (Tgttn).
(Tcksx)= Tbcn + Tktkt + Tgđ + Tvc + Tgttn
Thời gian của một chu kỳ sản xuất phụ thuộc vào các yếu tố kỹ
thuật và trình độ tổ chức lao động sản xuất, khâu sản xuất được thực hiện
với công nghệ kỹ thuật tiên tiến, thời gian thực hiện và hoàn thành các
bước công nghệ, thường kiểm tra kỹ thuật và thời gian lao động của các
trình tự nguyên tắc đến đối tượng lao động tối giản. Tổ chức lao động
khoa học sẽ giúp giảm thiểu thời gian vận chuyển và thời gian gián đoạn

180
do sản xuất bị ngưng trệ, từ đó góp phần rút ngắn được thời gian của một
chu kỳ.
Bên cạnh đó, đảm bảo thời gian của một chu kỳ sản xuất còn phải
thực hiện đào tạo người lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề, ý
thức tổ chức kỷ luật và làm tốt công tác định mức lao động, tổ chức tốt
việc phối hợp giữa các khâu, công đoạn, các công việc và công việc
trong quá trình sản xuất.
5.1.3.3. Tổ chức lao động sản xuất theo các loại hình và phương
pháp sản xuất
Với mỗi phương pháp sản xuất sẽ tương ứng một kiểu tổ chức lao
động tương ứng với trình độ tổ chức kỹ thuật của loại hình sản xuất trong
doanh nghiệp. Các loại hình sản xuất của doanh nghiệp phải: Loại hình
sản xuất khối lượng lớn, loại hình sản xuất đơn chiếc và loại hình sản
xuất theo kiểu dự án, v.v...
Mỗi phương pháp sản xuất đòi hỏi trong tổ chức lao động sản xuất
phải tổ chức nơi làm việc, thực hiện các công việc và bước công việc,
trình độ chuyên môn, kỹ thuật của người lao động cho phù hợp.
Cùng với sự phát triển của sản xuất và tiến bộ khoa học kỹ thuật,
công nghệ và trình độ tổ chức sản xuất đã xuất hiện các phương pháp sản
xuất tiến bộ như phương pháp tổ chức theo dây chuyền, phương pháp sản
xuất đơn chiếc, phương pháp tổ chức sản xuất đúng thời hạn (JIT).
a.Phương pháp tổ chức lao động sản xuất theo dây chuyền
Tổ chức sản xuất theo dây chuyền là một dạng tổ chức chuyên môn
hóa sản phẩm, thực hiện việc sản xuất một hay vài loại sản phẩm (ví dụ:
Dây chuyền sản xuất áo sơ mi, quần áo; dây chuyền sản xuất xe đạp, xe
máy, v.v...) có quy mô sản xuất lớn, đồng nhất về quy trình công nghệ và
ổn định trong một thời gian tương đối dài. Tổ chức lao động sản xuất
theo kiểu dây chuyền phân chia thành những bước công việc, sắp xếp

181
theo một trình tự nhất định, hợp lý. Nơi làm việc được chuyên môn hóa
cao, phân công thực hiện chuyên môn công việc trong quá trình công
nghệ; trình độ tổ chức lao động cao để đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng
giữa các khâu, bước công việc, đảm bảo hoạt động sản xuất liên tục, mỗi
lao động chỉ thực hiện một hay vài bước công việc nên tính chuyên môn
hóa cao, thành thục thao tác, do đó lao động cao.
Trong sản xuất khối lượng lớn, mỗi nơi làm việc chỉ thực hiện một
bước công việc của quy trình công nghệ.
Tổ chức sản xuất nói chung và tổ chức lao động nói riêng trong sản
xuất lao động theo dây chuyền cần phải tính toán cácchỉ số, từ đó tổ chức
thực hiện và vận hành đảm bảo hiệu quả, hiệu suất của sản xuất theo dây
chuyền. Các chỉ số này gồm:
- Nhịp dây chuyền:
Nhịp dây chuyền là nhịp sản xuất trong bước dây chuyền, là
khoảng thời gian trong bước để 2 sản phẩm kế tiếp nhau được sản xuất
xong và đi ra khỏi dây chuyền sản xuất.
Nhịp dây chuyền phụ thuộc vào thời gian cần thiết để sản xuất ra
một sản phẩm và số lượng thiết bị của dây chuyền. Thời gian sản xuất ra
một sản phẩm càng ngắn thì nhịp dây chuyền càng ngắn và ngược lại. Số
lượng thiết bị càng nhiều thì nhịp dây chuyền càng ngắn và ngược lại.
Thường thời gian sản xuất ra một sản phẩm với một loại công nghệ
và điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định thì ít thay đổi, do đó nhịp dây
chuyền chủ yếu phụ thuộc và số lượng thiết bị. Vì vậy, khi đã xác định
nhịp dây chuyền thì có thể xác định số lượng thiết bị trong dây chuyền
sản xuất nhờ công thức:
Tlv
r
Qtk

182
Trong đó:
r: Là nhịp thiết kế của dây chuyền dự kiến trong năm kế hoạch;
Tlv: Là thời gian làm việc của dây chuyền trong năm, không kể
thời gian ngừng, nghỉ;
Qtk: Là tổng sản lượng trong năm theo thiết kế.
Ví dụ: Thiết kế một dây chuyền sản xuất áo sơ mi có sản lượng
3.024.000 sp/năm; dây chuyền làm việc 2 ca/ngày; mỗi ca 7 giờ, số ngày
thực tế làm việc trong năm là 360 ngày. Khi đó:
Tlv 360 2 7 60 302.400 phút
3.024.000
r= = 10 phút/sản phẩm
302.400
Tóm lại, để tổ chức sản xuất theo kiểu dây chuyền cần phải xác
định các chỉ số:
Xác định số nơi làm việc(NLV)
Số nơi làm việc tối thiểu (NLV) của dây chuyền được xác định bởi:
NLV = Tsx/r
Trong đó: Tsx là thời gian cần thiết để sản xuất một sản phẩm.
Ví dụ: Một thời gian cần thiết để lắp ráp một ô tô là 3.600 phút.
Nhịp dây chuyền dự kiến theo thiết kế là 720 phút/1 ô tô thì cần số
nơi làm việc là: 3600/720 = 5 NLV
Trường hợp nếu tính ra số nơi làm việc có lẻ thập phân thì làm
tròn lên.
- Bước dây chuyền (Bdc)
Bước dây chuyền là khoảng cách giữa trung tâm của 2 nơi làm việc
kề nhau. Bước dây chuyền phụ thuộc vào kích cỡ, khối lượng của sản
phẩm, việc tiếp nối mà không gian đặt thiết bị, dụng cụ sản xuất tại nơi
làm việc.

183
- Độ dài băng chuyền (Lbc)
Là độ dài thực tế để băng chuyền làm việc hợp lý, hiệu quả và được
tính bằng:
Lbc= Bdl* Nlv
Lbc= Bdc*Nlv
- Tốc độ của băng chuyền (Vbc)
Trong sản xuất theo dây chuyền thường tốc độ băng chuyền ổn
định, vận hành đều đặn
Vbc=Bdc/r
- Tốc độ băng chuyền phải được xác định hợp lý để phù hợp với
sức khoẻ, tâm lý của người lao động.
Việc tính toán các chỉ số trên tạo cơ sở cho việc bố trí sắp xếp nơi
làm việc, thiết bị dụng cụ và lao động đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động
mà môi trường làm việc thuận lợi cho người lao động.
Người lao động trong dây chuyền sản xuất phải đảm bảo trình độ
chuyên môn, nghề nghiệp thông thạo, ý thức kỷ luật lao động tốt, mới
đảm bảo dây chuyền vận hành bình thường và an toàn cho người lao
động thực hiện được kế hoạch sản xuất.
b.Tổ chức lao động sản xuất đơn chiếc
Trong đó tổ chức sản xuất theo loại hình sản xuất đơn chiếc thì nơi
sản xuất theo loại hình sản xuất nhiều loại sản phẩm, khối lượng nhỏ,
trình độ chuyên môn tại nơi làm việc không cao. Quy trình công nghệ
không được lập một cách chi tiết mà người tổ chức quy định làm việc các
bước công việc không cần tuân thủ.
c.Tổ chức lao động sản xuất theo JIT
Mục tiêu của tổ chức sản xuất theo JIT là đáp ứng đúng lúc, đúng
loại sản phẩm cho khách hàng, do đó tổ chức lao động cũng phải đảm
bảo thực hiện mục tiêu này.

184
Trong tổ chức sản xuất theo phương pháp JIT dùng nguyên vật liệu
được qua các công đoạn của quá trình sản xuất, công nghệ không có bị
chậm trễ, ngưng trệ, theo đó để đảm bảo loại trừ yếu tố này cần tổ chức
khoa học lao động ở mỗi khâu, mỗi công đoạn, nơi làm việc, đảm bảo
thực hiện đúng quy định về số lượng, chất lượng và thời gian. Doanh
nghiệp phải có kế hoạch điều hành và định mức hợp lý; người lao động
phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ thành thạo, ý thức chấp
hành kỷ luật lao động và định mức được giao, đồng thời phải phối hợp
tốt giữa các khâu, công đoạn của quá trình công nghệ từ khâu cung ứng
nguyên, nhiên vật liệu đầu vào đến diễn ra sản xuất; phải tổ chức thật tốt
các điều kiện nơi làm việc, quản trị nhóm làm việc tốt đồng thời tăng
cường kiểm soát.
5.2. Định mức lao động sản xuất trong doanh nghiệp
5.2.1. Khái niệm và phân loại định mức lao động sản xuất trong
doanh nghiệp
5.2.1.1. Khái niệm định mức lao động sản xuất trong doanh nghiệp
Định mức lao động sản xuấttrong doanh nghiệp là lượng hao phí
lao động tối đa được phép hoàn thành sản xuất một sản phẩm, một chi
tiết sản phẩm hay một bước công việc theo tiêu chuẩn chất lượngquy
định và trong điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định trong doanh nghiệp.
Lượng lao động hao phí phải được tính toán một cách khoa học,
đảm bảo tính thực tiễn, tính tiên tiến và khả thi.
5.2.1.2. Phân loại định mức lao động sản xuất trong doanh nghiệp
Định mức lao động sản xuất trong doanh nghiệp dựa trên các
nguyên lý chung về định mức lao động và tính đến đặc thù của lao động
sản xuất trong doanh nghiệp.
Định mức lao động sản xuất trong doanh nghiệp gồm:
- Mức thời gian: Là lượng thời gian cần thiết để một lao động sản
xuất hoặc nhóm lao động sản xuất có trình độ chuyên môn, lành nghề

185
phù hợp với mức độ phức tạp của công việc sản xuất hoàn thành một
công việc trong điều kiện tổ chức kỹ thuật sản xuất nhất định.
- Mức sản lượng: Là số lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng
quy định cho một lao động sản xuất hay nhóm lao động sản xuất có trình
độ chuyên môn, lành nghề phù hợp với mức độ phức tạp của công việc
trong điều kiện tổ chức kỹ thuật sản xuất nhất định.
- Mức phục vụ: Là số lượng máy, móc thiết bị mà lao động sản xuất
hoặc một nhóm lao động sản xuất phải vận hành trong quá trình làm việc,
ứng với điều kiện tổ chức kỹ thuật sản xuất và trình độ lành nghề của
người lao động.
- Mức số lượng người lao động: Là số lượng lao động quy định để
hoàn thành một công việc trong điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định.
5.2.2. Yêu cầu của định mức lao động sản xuất trong doanh nghiệp
Khi tiến hành định mức lao động sản xuất phải tuân thủ các yêu cầu
chung đối với định mức lao động và căn cứ vào đặc thù của lao động sản
xuất cụ thể, định mức lao động sản xuất phải tuân thủ các yêu cầu sau:
- Lao động sản xuất phải có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, trình độ
nghề nghiệp thành thạo, phù hợp với công việc và độ phức tạp của
công việc.
- Máy móc, thiết bị và dụng cụ phải đầy đủ, hoạt động tiết kiệm,
phù hợp với khả năng người sử dụng, vận hành.
- Phải đảm bảo nơi làm việc, điều kiện về phục vụ nơi làm việc tốt,
đảm bảo năng suất, vệ sinh, an toàn lao động và điều kiện về thể lực,
trạng thái tâm sinh lý tốt trong lao động.
- Tính đến sức khoẻ thể lực, trạng thái tâm sinh lý người lao động.
- Đảm bảo định mức có tính tiên tiến khả thi và ổn định trong một
thời gian nhất định.

186
5.2.3. Nội dung định mức lao động sản xuấttrong doanh nghiệp
Theo Vũ Thị Mai (2016), xây dựng định mức và áp dụng định mức
lao động sản xuất tập trung vào các nội dung cơ bản sau đây:
- Nghiên cứu và phân loại các loại thời gian lao động của lao động
sản xuất; thời gian sử dụng máy móc, thiết bị, loại thời gian cần định
mức và thời gian không cần định mức.
- Lựa chọn và vận dụng của phương pháp định mức trong ngành
hoạt động, tiêu điểm thực tế doanh nghiệp, chú trọng sử dụng phương
pháp xác định định mức có căn cứ kỹ thuật.
- Tổ chức xây dựng các mức thời gian, mức sản lượng, mức phục
vụ và mức số lượng lao động làm việc đảm bảo các yêu cầu xây dựng
định mức; khi các định mức được chuyển cơ cấu tổ chức triển khai áp
dụng trong doanh nghiệp, giám sát, đánh giá việc thực hiện định kỳ và rà
soát điều chỉnh định mức cho phù hợp.
-Khi tính toán thời gian hao phí lao động cần chú ý đến việc xác
định thời gian có ích và thời gian lãng phí hợp lý, khoa học là cơ sở quan
trọng cho việc xác định định mức lao động sản xuất.
Thời gian có ích bao gồm các loại:
a.Thời gian chuẩn bị sản xuất và kết thúc (Tcb,Tkt):
Đây là thời gian người lao động phải làm một số công việc chuẩn bị
đầu mối và là cuối mỗi ca làm việc, đây là thời gian cần thiết cho hoạt
động sản xuất được diễn ra bình thường, thuận lợi trong chu kỳ sản xuất
và chu kỳ tiếp theo.
b.Thời gian sản xuất/gia công/chế biến (Tsx):
Đây là thời gian thực hiện các hoạt động trực tiếp tạo ra sản phẩm,
thời gian này gồm thời gian sản xuất chính (Tsxc) và thời gian sản xuất
phụ (Tsxp).
c.Thời gian sản xuất chính:Là thời gian thực hiện trực tiếp biến đổi
đầu vào thành đầu ra của sản xuất.

187
d.Thời gian sản xuất phụ:Là thời gian thực hiện các hoạt động
nhằm tạo điều kiện cho các hoạt động ở thời gian sản xuất chính diễn ra
bình thường, ổn định, thuận lợi.
e.Thời gian phục vụ (Tpv):Là thời gian người lao động thực hiện
các công việc do điều kiện tổ chức kỹ thuật không hoàn thiện, các công
việc này là cần thiết buộc phải làm.
Liên quan đến thời gian phục vụ có:
- Thời gian phục vụ có tính chất tổ chức (Tpvtc) và thời gian phục
vụ có tính chất kỹ thuật (Tpvkt) do yếu tố tổ chức lao động chưa hoàn
thiện do đặc tính kỹ thuật, công nghệ buộc lao động phải thực hiện các
công việc này.
- Thời gian nghỉ ngơi do nhu cầu của người lao động (Tn) do yếu tố
tâm sinh lý nhằm hồi phục sức khoẻ, trạng thái tâm sinh lý và yêu cầu
của an toàn vệ sinh lao động.
- Thời gian lãng phí gồm:
+ Thời gian ngừng sản xuất vì lý do nào đó (Tksx) ngoài tổ chức và
thời gian lãng phí do yếu tố tổ chức (Tlptc) (là thời gian ngừng sản xuất
do nguyên nhân tổ chức).
+ Thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhân lao động (Tlpld) ốm
không bố trí được người thay thế, vi phạm kỷ luật lao động.
+ Thời gian lãng phí vì lý do kỹ thuật (Tlpkt) là thời gian ngừng
sản xuất do sự cố máy móc, mất điện...
Khi đó Tổng thời gian làm việc trong ca (Tca):
Tca = (Tcb,kt + Tsx + Tpv + Tn) + (Tksx + Tlptc + Tlpld+Tlpkt)

Trong đó:
(Tcb, kt + Tsx+ Tpv+ Tn): Thời gian có ích
(Tksx+ Tlptc + Tlpld+Tlpkt): Thời gian lãng phí

188
5.2.4. Một số phương pháp định mức lao động sản xuất thông dụng
5.2.4.1. Phương pháp phân tích
Phương pháp phân tích: dựa vào số liệu có được do ghi các tiêu hao
thời gian làm việc của người lao động hoặc máy móc, thiết bị dưới hình
thức chụp ảnh thời gian làm việc và bấm giờ để xây dựng mức.
Hình thức chụp ảnh: Chụp ảnh ghi giờ thực tế, thực chất là tiến
hành quan sát và ghi chép lại toàn bộ thời gian hao phí lao động của một
công nhân trong một ca nào đó. Mục đích của phương pháp này là xây
dựng định mức hợp lý trong ca làm việc cho các loại thời gian khác
nhau: Chuẩn bị, kết thúc, phục vụ và nghỉ vì nhu cầu con người. Do đó
khi chụp ảnh định mức, nhân viên làm công tác định mức phải đến trước
ca làm việc 15 phút để quan sát cả ca sáng, ca chiều, ca tối, lấy thời
gian bình quân, phương pháp ghi giờ thực tế thực hiện theo 4 bước
quan sát sau:
Bước 1: Chuẩn bị quan sát ghi chép, bao gồm chọn đối tượng quan
sát ghi chép, làm cho đối tượng rõ mục tiêu để ổn định tinh thần và làm
việc bình thường, chuẩn bị máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, đồng hồ
và dụng cụ ghi chép...
Bước 2: Tiến hành quan sát, ghi chép, ở bước này cần chú ý, việc
ghi chép được tiến hành liên tục từ đầu ca đến hết ca làm việc, ghi chép
tất cả các loại công việc ở từng thời gian, không được bỏ sót một loại
công việc nào. Không nên làm ảnh hưởng đến đối tượng quan sát để đảm
bảo tính khách quan của số liệu. Ví dụ quan sát một công nhân cưa gỗ ta
có bảng số liệu sau:
Bảng 5.1: Bảng số liệu ghi chép thời gian hao phí của công nhân

Trình tự Yếu tố Thời gian hao phí Ký hiệu


TT
thời gian ghi chép (Phút)

1 6h00 Bắt đầu ghi chép


2 6h10 Nhận ca 10 Tck

189
Trình tự Yếu tố Thời gian hao phí Ký hiệu
TT
thời gian ghi chép (Phút)
3 6h25 Nói chuyện riêng 15 Tlpcn
4 6h55 Cưa gỗ 30 Tgc
5 7h05 Đi WC 10 Tn
6 7h45 Cưa gỗ 40 Tgc
7 8h00 Mất điện 15 Tlptc
8 9h05 Cưa gỗ 65 Tgc
9 9h10 Mài lưỡi cưa 5 Tpvkt
10 9h20 Chọn gỗ 10 Tpvtc
-------- --------- ---------
14h 480

Bước 3: Lên biểu tổng hợp thời gian hao phí trong ca
Bảng 5.2: Tổng hợp thời gian hao phí trong ca

Thời gian hao phí


TT Các loại thời gian hao phí
thực tế (phút)

1 Thời gian chuẩn bị, kết thúc (Tck) 20


2 Thời gian gia công chính (Tc) 180
3 Thời gian gia công phụ (Tp) 100
4 Thời gian phục vụ tổ chức (Tpvtc) 20
5 Thời gian phục vụ kỹ thuật (Tpvkt) 30
6 Thời gian nghỉ vì nhu cầu cá nhân 20
7 Thời gian lãng phí do công nhân 15
(Tlpcn)
8 Thời gian lãng phí do tổ chức 95
Tổng 480

190
Bước 4: Lập bảng định mức

Bảng 5.3: Bảng cân đối thời gian công tác trong ca

Đơn vị tính: Phút

Thời gian hao Thời gian hao


TT Phân loại thời gian
phí thực tế phí định mức
1 Thời gian chuẩn bị, kết thúc Tck 20 20
2 Thời gian gia công chính(Tc) 180 257
3 Thời gian gia công phụ (Tp) 100 143
4 Thời gian phục vụ tổ chức 20 20
(Tpvtc)
5 Thời gian phục vụ kỹ thuật 30 25
(Tpvkt)
6 Thời gian nghỉ vì nhu cầu (Tn) 20 15
7 Thời gian lãng phí do công nhân 15 -
8 Thời gian lãng phí do tổ chức 95 -
480 480

Khi lập biểu định mức trên cần lưu ý:


- Tất cả các loại thời gian lãng phí không được đưa vào định mức;
- Các loại thời gian chuẩn kết, phục vụ và nghỉ vì nhu cầu con
người nếu vượt định mức cũng coi như lãng phí;
- Thời gian gia công nhất thiết phải được tăng lên bằng cách lấy
tổng thời gian tiết kiệm được phân bổ theo tỷ lệ thực tế của thời gian gia
công chính và phụ. Sau khi cân đối cần xác định các hệ số sau:
Hệ số thời gian gia công (Hgc)
Hgc = (Tc+Tp)/T= 257+143/480 hoặc 83%

191
Hệ số khả dụng ngày lao động (Hld)
Hld = Tổng thời gian tiết kiệm /T= 120/480=0,25 hoặc 25%
Hệ số khả năng tăng năng suất lao động (Hw)
Hw= Hld/100-Hld= 25/100-25= 0,33% hoặc 33%
Bấm giờ: Là quan sát, nghiên cứu tình hình hao phí thời gian gia
công bằng cách đo thời gian, phân tích những điều kiện hoàn thành của
bước công việc.
Mục đích của bấm giờ là xây dựng và sửa đổi định mức cho hợp lý
với bước công việc.
Bấm giờ được tiến hành qua 4 bước:
Bước1: Chọn đối tượng để bấm giờ và chuẩn bị bấm giờ.
Bước 2: Tiến hành bấm giờ, chọn thời gian hoàn thành bước công
việc một số lần để tính hao phí cho chính xác.
Bước 3: Chỉnh lý và phân tích tài liệu bấm giờ được ghi chép.
Bước 4: Tính định mức hợp lý cho bước công việc cần bấm giờ.
Trong thực tế, để xây dựng định mức kỹ thuật lao động, doanh
nghiệp cần kết hợp cả hai phương pháp chụp ảnh và bấm giờ.
b. Phương pháp tính toán phân tích
Phương pháp này căn cứ vào định mức kỹ thuật để tính thời gian
gia công chính và bảng tra cứu kỹ thuật để tính toán các loại thời gian
còn lại.
Tc L⁄n. s h⁄t
n: Số vòng quay của trục chính trong 1 phút;
s: Lượng chạy dao;
h: Lượng dư gia công (mm);
t: Chiều sâu cắt (mm).

192
Từ công thức trên, ta tính được thời gian gia công chính và căn cứ
vào đó để tra bảng ở Bảng tra cứu kỹ thuật sẽ tìm được Tp. Còn các loại
thời gian khác như Tck, Tpvtc, Tn được xác định theo tỷ lệ so với thời
gian gia công. Riêng Tpvkt xác định theo tỷ lệ so với thời gian gia
công chính.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Thế nào là lao động sản xuất? Tổ chức lao động sản xuất trong
doanh nghiệp?
2. Ngoài việc tuân thủ những nguyên tắc chung về tổ chức lao động
thì tổ chức lao động sản xuất phải tuân thủ những nguyên tắc nào khác?
Vì sao?
3. Những nội dung cơ bản của tổ chức lao động sản xuất? Tổ chức
sản xuất chuyên môn hóa theo sản phẩm và công nghệ?
4. Tổ chức sản xuất theo không gian, thời gian và sự khác biệt giữa
2 loại này là gì?
5. Tổ chức lao động sản xuất theo dây chuyền, tổ chức sản xuất đơn
chiếc và tổ chức sản xuất theo JIT là gì?
6. Yêu cầu của định mức lao động sản xuất và các phương pháp
định mức lao động sản xuất thông dụng?

NỘI DUNG THẢO LUẬN


1. Sự khác biệt về mục tiêu, nguyên tắc của tổ chức lao động sản
xuất so với tổ chức lao động thương mại. Vì sao có sự khác biệt này?
2. Hãy mô tả tổ chức lao động sản xuất chuyên môn hóa theo sản
phẩm ở một doanh nghiệp sản xuất mà anh/chị biết. Hãy đánh giá theo
các nguyên tắc tổ chức lao động sản xuất.
3.Nghiên cứu và mô tả tổ chức lao động sản xuất theo không gian,
thời gian ở một doanh nghiệp sản xuất mà anh/chị biết. Đánh giá chúng
theo các nguyên tắc của tổ chức lao động sản xuất ở một doanh nghiệp
mà anh/chị biết.

193
4. Đánh giá ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng phương pháp sản
xuất theo dây chuyền, sản xuất đơn chiếc và JIT ở một doanh nghiệp mà
anh/chị biết.
5.Yêu cầu của định mức lao động sản xuất và những khác biệt so
với yêu cầu định mức lao động thương mại.
6. Nghiên cứu và vận dụng các phương pháp định mức lao động
sản xuất thông dụng từ việc khảo sát doanh nghiệp sản xuất cụ thể mà
anh/chị biết.

BÀI TẬP THỰC HÀNH


Để xây dựng mức cho công việc C, một doanh nghiệp tiến hành
bấm giờ thời gian tác nghiệp cho một đơn vị sản phẩm và thu được dãy
số bấm giờ như sau (đơn vị tính là phút):
12 -12 - 13 - 12 - 13 - 13 - 12 - 12 - 13 - 12 - 13 - 12 - 12 - 13 - 13 -
14 - 12 - 13 - 12 -13- 13
Hệ số ổn định tiêu chuẩn của dãy số bấm giờ là H OĐ = 1,16.
Yêu cầu:
a. Tính mức thời gian cho một sản phẩm và mức sản lượng ca? Biết
rằng các loại thời gian hao phí được qui định như sau:
Thời gian chuẩn kết là 0,9 phút/sản phẩm; thời gian ngừng công
nghệ là 0,6 phút/sản phẩm, thời gian phục vụ là 1 phút/sản phẩm; thời
gian nghỉ ngơi là 1 phút/sản phẩm.
b. Tính năng suất lao động theo 2 dạng thuận và nghịch? Biết rằng
khi thực hiện, thời gian hao phí thực tế giảm 25% so với mức quy định.
c. Doanh nghiệp cần có mức bước công việc D để giao cho công nhân
sản xuất, các điều kiện, yếu tố ảnh hưởng của bước công việc D thuận
lợi hơn so với bước công việc C nên hệ số Ki được xác định
KD=0,75.KC.Hãy tính mức thời gian và mức sản lượng cho bước công
việc D?

194
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 5
TIẾNG VIỆT
1. Vũ Thị Mai & Vũ Thị Uyên (2016), Giáo trình Tổ chức và định
mức lao động, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
2. Lê Minh Thạnh & Nguyễn Ngọc Quân (1994), Tổ chức lao động
khoa học trong xí nghiệp, NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. Nguyễn Tiệp (2011), Giáo trình Tổ chức lao động, NXB Lao
động - Xã hội, Hà Nội.
TIẾNG ANH
4. Byars, L.L, Rue, L.W (2016), Human resources management,
11th Edition, Mc Graw Hill publishing house.
5. Cherrington, D.J (1995), The Management of Human Resource,
Prentice Hall International, Inc.
6. Griffin, R (2001), Human Resource Management, First Edition,
Hughton Mifflin Company.
7. Mondy, R.W, Noe, R.M (2005), Human Resources
Management, 9th Edition, Pearson Prentice Hall.
8. William, C (2000), Human Resource Management, 1st Edition,
Texas Learning Company.

195
196
Chương6
TỔ CHỨC VÀ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG THƯƠNG MẠI
TRONG DOANH NGHIỆP

Mục tiêu chương


Học xong chương này người học sẽ nắm được kiến thức và kỹ năng
về tổ chức và định mức lao động thương mại, một trong những lực lượng
lao động chủ yếu trong doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp thương
mại. Cụ thể là:
- Lao động thương mại, phân loại và đặc điểm lao động thương
mại ảnh hưởng đến tổ chức và định mức lao động thương mại trong
doanh nghiệp.
- Nội dung cơ bản của tổ chức lao động thương mại trong doanh
nghiệp; phân công, hợp tác lao động thương mại, tổ chức và phục vụ nơi
làm việc.
- Định mức lao động thương mại và xây dựng định mức chủ yếu
lao động thương mại trong doanh nghiệp.
6.1. Đặc điểm và phân loại lao động thương mại trong
doanh nghiệp
6.1.1. Đặc điểm lao động thương mại
Điểm khác biệt cơ bản của lao động thương mại là lao động tham
gia thực hiện chức năng tổ chức lưu thông hàng hóa qua mua bán, theo
đó lao động thương mại thực hiện các hoạt động mua bán, vận chuyển,
bảo quản, phân loại, chỉnh lý, bao gói, marketing, quảng cáo và các hoạt
động thực hiện các chức năng quản lý tổ chức quá trình lưu thông
hàng hóa.

197
Theo Phạm Vũ Luận (2012) và một số tác giả: Lao động thương
mại là lao động thực hiện tổ chức lưu thông hàng hóa qua mua bán. Theo
đó, lao động thương mại có những đặc điểm sau:
a. Lao động thương mại là lao động dịch vụ, có đối tượng của lao
động là những hàng hóa hoàn chỉnh, các dịch vụ thương mại, do thuộc
loại lao động dịch vụ nên tính giao tiếp cao và có đầy đủ các đặc điểm
khác của lao động dịch vụ.
b. Lao động thương mại là lao động có tính thời vụ, do chịu sự chi
phối bởi tính thời vụ của sản xuất và tiêu dùng, tính thời vụ còn thể hiện
trong một ngày làm việc.
c. Lao động thương mại không có sự chuyên môn hóa cao như lao
động sản xuất.
Các đặc điểm trên đây dẫn đến hoạt động tổ chức và định mức lao
động thương mại có những nét đặc thù riêng. Tổ chức lao động gắn với
tổ chức quá trình lưu thông hàng hóa và thực hiện các dịch vụ thương
mại. Định mức lao động phải gắn cụ thể đối với từng khâu công việc
mua, bán, bảo quản, dự trữ, phân loại, bao gói, marketing, quảng cáo và
các dịch vụ thương mại mà doanh nghiệp tiến hành.
6.1.2. Phân loại lao động thương mại
Tùy theo mục đích nghiên cứu mà lao động thương mại được chia
thành các tiêu chí:
a. Theo tính chất của lao động
Lao động thương mại được chia thành: Lao động quản lý, lao động
chuyên môn - kỹ thuật, lao động phụ trợ và phục vụ.
- Lao động quản lý: Lao động của các nhà quản trị, lao động trong
các bộ phận thực hiện chức năng của quản lý: Kế hoạch, tổ chức, nhân
sự, thống kê, kế toán, tài chính, kinh doanh, thị trường.

198
- Lao động chuyên môn - kỹ thuật: Lao động bán hàng, mua hàng,
kho, phân loại, chỉnh lý, bao gói.
- Lao động phụ trợ: Văn phòng, bảo vệ, tạp vụ.
b. Theo lĩnh vực chuyên môn, ngành nghề
Lao động mua hàng, lao động bán hàng, lao động coi kho, lao động
marketing, lao động tổ chức nhân sự, lao động kế hoạch, lao động thống
kê, lao động kế toán, lao động tài chính…
Tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi loại công việc mà doanh nghiệp
phải có cách thức tổ chức lao động và tính toán định mức lao động cho
phù hợp đối với mỗi loại lao động.
c. Theo bậc, trình độ
- Đối với lao động gián tiếp
Chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên, nhân viên:
Mỗi loại chuyên viên có tiêu chuẩn chức danh nhất định theo quy định
của Nhà nước, loại doanh nghiệp gắn với chuyên môn nghề nghiệp.
- Đối với lao động trực tiếp
Lao động bậc 1 và 2: Phần lớn là lao động phổ thông, chưa qua
đào tạo;
Lao động bậc 3 và 4: Là lao động đã qua đào tạo;
Lao động bậc 5, 6 và 7: Là lao động có trình độ lành nghề cao.
Tùy theo yêu cầu của công việc mà doanh nghiệp lựa chọn, phân
công công việc đối với lao động theo tính chất, theo trình độ chuyên môn
tay nghề cho phù hợp và tính toán định mức lao động đối với mỗi loại
lao động theo tính chất, chuyên môn, trình độ, tay nghề thích hợp với
từng loại.
Tổ chức và định mức lao động trong doanh nghiệp thương mại
cũng có mục tiêu và tuân thủ các nguyên tắc của tổ chức lao động khoa

199
học nói chung, song cũng có những điểm riêng do đặc thù của lao động
thương mại.
6.2. Tổ chức lao động thương mại trong doanh nghiệp
6.2.1. Phân công hợp tác lao động thương mạitrong doanh nghiệp
6.2.1.1.Phân công lao động thương mại trong doanh nghiệp
a. Phân công lao động theo chức năng
Đây là hình thức chia các hoạt động theo chức năng chung và chức
năng cụ thể của thương mại, theo đó các hoạt động thương mại theo chức
năng gồm:
- Chức năng chung (áp dụng đối với lao động quản lý thực hiện
chức năng quản lý chung quản trị doanh nghiệp) gồm:
+ Chức năng hoạch định(xây dựng chiến lược, kế hoạch, chính
sách, chương trình, dự án..);
+ Chức năng tổ chức (tổ chức bộ máy và tổ chức hoạt động);
+ Chức năng điều hành (tổ chức triển khai các hoạt động);
+ Chức năng kiểm soát (kiểm tra giám sát các hoạt động, đề xuất
các biện pháp điều chỉnh).
- Các chức năng cụ thể(tác nghiệp)
(Áp dụng đối với lao động quản lý và lao động tác nghiệp),cụ thể
đối với:
+ Chức năng sản xuất (lao động quản trị, điều hành sản xuất, lao
động trực tiếp sản xuất, lao động phụ trợ, phục vụ sản xuất);
+ Chức năng marketing, thương mại(lao động quản trị, điều hành
hoạt động marketing, thương mại, lao động trực tiếp, phụ trợ và phục vụ);
+ Chức năng tài chính (lao động quản lý tài chính, lao động phục
vụ và phụ trợ);
+ Chức năng nhân sự(lao động quản trị nhân lực, lao động phục vụ
và phụ trợ).

200
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và công việc của mỗi chức năng
mà trong tổ chức lao động người ta sẽ phân công lao động gián tiếp hay
trực tiếp theo chuyên môn, bậc, trình độ phù hợp để thực hiện chức năng,
đồng thời xác định tỷ lệ biên chế hợp lý đối với từng loại lao động thực
hiện mỗi chức năng và giữa các chức năng với nhau cũng như định mức
đối với mỗi loại lao động.
Việc phân công lao động theo các chức năng, nhiệm vụ và công
việc cụ thể cũng giúp cho lao động và các bộ phận (chức năng) thực hiện
đúng nhiệm vụ, chức trách, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cá
nhân/bộ phận trong quá trình lao động và thuận tiện cho việc đánh giá,
kiểm soát.
b. Phân công lao động theo công nghệ (nghề)
Là hình thức phân công lao động trong đó tách riêng các loại công
việc (ví dụ như mua, bán, kho, kế toán, tài chính, marketing, kinh doanh,
quản lý) theo tính chất và quy trình công nghệ thực hiện các công việc
đó. Đây là hình thức cơ bản nhất, đặc điểm của hình thức phân công này
là phụ thuộc vào tính chất kỹ thuật và quy trình công nghệ thực hiện đối
với mỗi khâu, công việc trong doanh nghiệp thương mại. Việc phân công
theo công nghệ (nghề) có các hình thức cơ bản sau:
- Phân công lao động theo nghề: Là hình thức phân công lao động
trong đó đòi hỏi người lao động phải có chuyên môn, nghề nghiệp nhất
định (đòi hỏi cần phải có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất
nghề nghiệp nhất định đối với mỗi nghề) như là kho, mua, bán hay kế
hoạch, thống kê, kế toán, tài chính, quản lý,...
- Phân công lao động theo các giai đoạn công nghệ chủ yếu: Trong
quá trình tổ chức lưu thông hàng hóa, có thể chia thành các giai đoạn
như: Tạo nguồn hàng, mua, dự trữ, bán hàng, hạch toán,... từ đó phân
công lao động trình độ chuyên môn, nghề nghiệp vào đảm nhận các công
đoạn này.

201
- Phân công lao động theo nguyên công: Nguyên công là một bộ
phận cơ bản của quy trình công nghệ theo đó một cá nhân (người lao
động) hay một nhóm tác động lên đối tượng lao động ở một nơi làm việc
gắn với các điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định. Nguyên công là một
đơn vị của tổ chức lao động, ví dụ như lao động bán hàng → chia thành
giai đoạn (nguyên công) chuẩn bị bán (chuẩn bị hàng ra quầy, sắp xếp
hàng, trưng bày quảng cáo, chuẩn bị các phương tiện truyền thông); tiến
hành bán cho khách, giao hàng, thu tiền, ghi chép hóa đơn, kế toán bán
hàng, nộp tiền cho quỹ,...
- Phân công lao động theo sản phẩm chi tiết: Theo đó trong tổ chức
lao động thương mại nhà quản trị nhân lực có thể phân công lao động
theo chi tiết hay sản phẩm mà người lao động chỉ tham gia một chi tiết
hay một sản phẩm, ví dụ trong kế toán: Chỉ làm kế toán mua hàng, kế
toán bán hàng, kế toán chi phí, kế toán thuế,...
Như vậy phân công lao động theo công nghệ cho phép hình thành
đội ngũ lao động có chuyên môn, tay nghề phù hợp với mỗi loại công
việc nhiệm vụ có tính chuyên môn hóa cao.
c. Phân công lao động theo trình độ chuyên môn (theo mức độ
phức tạp của công việc)
Là hình thức phân công lao động theo các công việc khác nhau theo
tính chất phức tạp của nó. Tức là căn cứ vào tính phức tạp của công việc
mà giao việc cho người có trình độ chuyên môn tương ứng để có thể giải
quyết công việc đó một cách có hiệu quả.
Ví dụ: Tổ trưởng bán hàng phải là người có trình độ chuyên môn,
tay nghề cao (bậc 5 - 7, hoặc tốt nghiệp đại học) và phải có hiểu biết về
quản lý trong đó người bán hàng chỉ cần có trình độ chuyên môn, kỹ
năng bán hàng nhất định (ví dụ người bán hàng có trình độ tay nghề bậc
3 - 4).

202
Việc phân công lao động theo trình độ chuyên môn cho phép sử
dụng hợp lý và hiệu quả đội ngũ lao động và tạo điều kiện nâng cao trình
độ lành nghề cho người lao động để hoàn thành tốt công việc được giao.
d. Mối quan hệ giữa các hình thức phân công lao động

Hình 6.1: Mối liên hệ giữa các hình thức phân công lao động

Từ nghiên cứu các cách phân loại phân công lao động trong doanh
nghiệp thương mại có thể thấy được mối liên hệ giữa các hình thức phân
công lao động (xem hình 6.1).
e. Định hướng hoàn thiện phân công lao động trong giai đoạn
hiện nay
Việc phân công lao động theo Taylor và hậu Taylor là quá chi tiết,
vụn vặt, là thao tác đơn giản, đơn điệu nên dễ bị nhàm chán, ức chế trong

203
lao động, hạn chế tính sáng tạo và dễ mắc bệnh nghề nghiệp do đó hướng
hoàn thiện chủ yếu sẽ là:
+ Hoàn thiện kiến thức (làm được nhiều nghề, nhiều chức năng),
nâng cao trình độ, biết và làm được nhiều nghề, đảm nhận nhiều chức năng;
+ Luân phiên chỗ làm việc: Để người lao động tránh được sự nhàm
chán, đơn điệu, năng động, dễ giải quyết được công việc hơn (có thể phối
hợp tốt hơn, hiểu sâu hơn công việc);
+ Đảm nhận nhiều công việc (để tận dụng lao động, nâng cao
năng suất).
6.2.1.2. Hợp tác lao động thương mại
Về nguyên tắc tương ứng với 3 hình thức phân công lao động sẽ có
3 hình thức hợp tác lao động tương ứng, song trong thực tế người ta
thường phân chia hợp tác theo các hình thức dưới góc độ hợp tác về
không gian và thời gian.
a. Hợp tác theo không gian
Hợp tác lao động thương mại theo không gian là hợp tác lao động
giữa lãnh đạo, các phòng, ban chức năng với các cửa hàng, quầy hàng.
Hợp tác giữa các bộ phận trong phòng, ban hay cửa hàng, quầy, kho.
Hợp tác giữa những người lao động trong cùng một phòng, ban hay
cửa hàng, quầy, kho.
Hai hình thức hợp tác đầu được quy định bởi doanh nghiệp theo
quy chế tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp/điều lệ doanh nghiệp.
Tổ, đội lao động: Tổ bán hàng, tổ mua, tổ kho, tổ kế toán, tổ/nhóm
tuyển dụng nhân sự, đào tạo..., gồm một số người lao động cùng thực
hiện nhiệm vụ tương ứng được giao.
Tổ lao động được chia theo các tiêu chí:
+ Theo công nghệ: Có tổ chuyên môn hóa và tổ tổng hợp không
chuyên môn hóa

204
Tổ chuyên môn hóa tổng hợp là có cùng chuyên môn/nghề (ví dụ tổ
kế toán, tổ tài chính).
Tổ không chuyên môn hóa gồm lao động có chuyên môn/nghề khác
nhau thực hiện một quy trình lao động có công nghệ khác nhau. Ví dụ tổ
kế toán, tài chính có chuyên môn khác với tổ nhân sự, tổ kho hàng ra một
sản phẩm được quy định bởi nghiệp vụ của kế toán, tài chính này trong
một bộ phận phối hợp nào đó (ví dụ bộ phận kế hoạch tài chính).
+ Theo thời gian có 2 loại tổ: Theo ca và không theo ca
Ví dụ như tổ bán hàng là tổ theo ca, tổ không theo ca như tổ bảo vệ.
b. Hợp tác theo mặt thời gian
Hợp tác về mặt thời gian là sự hợp tác nhằm đảm bảo sự phối hợp
nhịp nhàng giữa các bộ phận (kho, cửa hàng, quầy,...) hay các bộ phận
gián tiếp (phòng, ban cũng như cá nhân trong từng bộ phận để đảm bảo
thực hiện kế hoạch theo đúng kế hoạch, tiến độ đã dự kiến của một bộ
phận cũng như toàn hệ thống doanh nghiệp thương mại).
Đối với doanh nghiệp thương mại là bộ phận làm việc theo ca kíp,
vì thế phải bố trí sắp xếp ca làm việc bán hàng và đảo ca hợp lý để đảm
bảo thuận tiện cho người lao động, đảm bảo sức khỏe và sự công bằng
trong lao động.
Xu hướng hoàn thiện hợp tác lao động và xu hướng mới trong hợp
tác lao động thường hình thành các nhóm:
Nhóm tự quản: Gồm 10 đến 20 người được giao toàn quyền và chịu
trách nhiệm hoàn toàn về một công đoạn trong quá trình kinh doanh (ví
dụ như bán hàng, cung ứng,...) mỗi cá nhân được xem như một nhà quản
trị → phát huy được tính chủ động, sáng tạo, tăng cường sự phối hợp,
hợp tác trong lao động.
Nhóm chất lượng: 5 -10 người được đào tạo đặc biệt để xác định và
giải quyết những khó khăn về kỹ thuật, nghiệp vụ,...Đề xuất các giải
pháp để tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất và hạ giá thành.

205
Thời gian làm việc linh hoạt (quản trị theo mục tiêu) cho phép
người lao động sử dụng thời gian làm việc linh hoạt, vừa giải quyết công
việc của doanh nghiệp và có thể giải quyết công việc, làm việc bằng sức
khỏe, trí lực tốt, hoàn thành mục tiêu đúng hạn, đảm bảo đủ thời gian làm
việc theo quy định.
6.2.2. Tổ chức và phục vụ nơi làm việc của lao động thương mại
trong doanh nghiệp
6.2.2.1. Khái niệm nơi làm việc của lao động thương mại
Nơi (chỗ) làm việc của lao động thương mại là một phần diện tích
và không gian mà ở đó trang bị các phương tiện vật chất, kỹ thuật cần
thiết để một hay một nhóm lao động thương mại hoàn thành công việc.
Nơi làm việc là nơi diễn ra sự kết hợp giữa các yếu tố lao động
thương mại,hàng hóa, nguyên, nhiên vật liệu, bao gói, các trang bị kỹ
thuật phục vụ các hoạt động thương mại kết hợp với nhau để tạo ra dịch
vụ lưu thông hàng hóa và dịch vụ thương mại.
Về khía cạnh xã hội, nơi làm việc là nơi rèn luyện, đào tạo nguồn
lao động và người lao động nơi thể hiện tài năng, cống hiến và phẩm chất
nghề nghiệp của người lao động để nâng cao thương mại cần phải tổ
chức và phục vụ tốt nơi làm việc.
6.2.2.2. Phân loại nơi làm việc của lao động thương mại trong
doanh nghiệp
Để tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc và do tính phức tạp, đa dạng
củanơi làm việc của lao động thương mại, cần phải tiến hành phân loại
nơi làm việc.
Theo nghề nghiệp: Có nơi làm việc bán hàng, nơi làm việc kho, nơi
làm việc kế hoạch, kế toán, thống kê, nhân sự,...
Theo trình độ chuyên môn hóa: Có nơi làm việc chuyên môn hóa,
nơi làm việc tổng hợp.

206
Theo số lượng người làm việc (tại nơi làm việc) có nơi làm việc của
cá nhân, nơi làm việc tập thể (nhóm).
Theo đặc điểm di động: Có nơi làm việc cố định, nơi làm việc
di động.
6.2.2.3. Các yếu cầu của tổ chức và phục vụ nơi làm việc của lao
động thương mại
Để tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc của lao động trong
doanhnghiệp thương mại cần phải thực hiện tốt và đồng bộ theo các yêu cầu
sau:
Về mặt kinh tế: Phải đảm bảo tiết kiệm chi phí thời gian lao động,
góp phần hạ giá thành, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Về mặt kỹ thuật: Phải đảm bảo sử dụng hợp lý, có hiệu quả cơ sở
vật chất, kỹ thuật phục vụ cho kinh doanh thương mại, tạo ra dịch vụ có
chất lượng với phương pháp lao động tiên tiến.
Về mặt tâm, sinh lý: Đảm bảo thuận tiện, phù hợp với giới hạn về
tâm, sinh lý, tiết kiệm sức lực và an toàn, vệ sinh lao động.
Về mặt xã hội: Tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi thông tin giữa
các cá nhân, bộ phận, tạo sự hấp dẫn, hứng thú trong công việc, hình
thành tập thể/nhóm những người lao động tốt.
6.2.2.4. Tổ chức nơi làm việc của lao động thương mại trong
doanh nghiệp
Tổ chức nơi làm việc của lao động trong doanh nghiệp thương mại
là hệ thống các biện pháp nhằm thiết kế nơi làm việc với các trang thiết
bị cần thiết, sắp xếp và bố trí chúng hợp lý, khoa học để đảm bảo các
hoạt động nhằm tạo ra dịch vụ (lưu thông hàng hóa và dịch vụ thương
mại) một cách có hiệu quả nhất.

207
Tổ chức nơi làm việc của lao động trong doanh nghiệp thương mại
bao gồm các nội dung như: Chuyên môn hóa, trang bị nơi làm việc và bố
trí nơi làm việc.
a. Chuyên môn hóa nơi làm việc
Là sự ổn định một số công việc nhất định ở nơi làm việc (bán hàng,
coi kho, nơi làm việc của các bộ phận quản lý, bộ phận chức năng) nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao năng suất lao động, chất lượng
sản phẩm và hiệu quả công việc của lao động thương mại.
Trang bị nơi làm việc tùy theo yêu cầu công việc (bán hàng, mua
hàng, coi kho, các công việc của chức năng) là đảm bảo các trang thiết bị
cần thiết theo các yêu cầu của công việc, nhiệm vụ mà người lao động
đảm nhận. Ví dụ, đối với công việc bán hàng thì nơi làm việc đảm bảo về
bán hàng, quầy hàng, thiết bị cân, đo, đong, đếm, tính toán kiểm tra chất
lượng hàng hóa khác nhau,...
Việc thiết kế và lựa chọn thiết bị (nếu mua) phải đảm bảo các yêu
cầu về chất lượng, phải thay thế lao động thủ công của người lao động,
giảm bớt sự tổn hại do môi trường làm việc, thuận tiện trong sử dụng,
lắp đặt, đảm bảo vệ sinh và an toàn lao động, đảm bảo phù hợp với
doanh nghiệp.
Các thiết bị thông tin liên lạc (điện thoại, fax) thiết bị an toàn lao
động, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, phương tiện bảo hộ lao động, thiết
bị chiếu sáng,... phải đảm bảo độ tin cậy, chính xác cao, dễ sử dụng và dễ
nhận biết.
b. Bố trí (quy hoạch) nơi làm việc của lao động thương mại
Bố trí nơi làm việc của lao động thương mại là sự sắp xếp một cách
hợp lý trên diện tích và trong không gian nơi làm việc các phương tiện kỹ
thuật có tính đến đặc điểm nhân trắc học của người lao động thực hiện
trên đó.
Bố trí phương tiện và đối tượng lao động (hàng hóa, nguyên vật
liệu, bao gói,...) trên diện tích, không gian nơi làm việc sẽ quyết định các

208
thao tác, hoạt động của người lao động (người bán hàng, người coi
kho,...) và do đó ảnh hưởng đến năng suất lao động, hiệu quả công việc
và hiệu suất sử dụng diện tích, không gian nơi làm việc.
Khi bố trí nơi làm việc của lao động thương mại trong doanh
nghiệp phải chú ý thực hiện các yêu cầu sau:
- Bố trí hợp lý, khoa học trang bị kỹ thuật và đối tượng lao động
(hàng hóa), để người lao động (bán hàng coi kho, phân loại, điều chỉnh
hàng hóa) và lao động khác có thể thực hiện đúng quy trình làm việc
nhanh, chính xác và hiệu suất cao.
- Đảm bảo trạng thái và tư thế làm việc của người lao động tối ưu.
- Bố trí hàng hóa, trang thiết bị phục vụ phù hợp với tầm nhìn của
người lao động.
- Đảm bảo tiết kiệm diện tích và không gian nhưng vẫn thuận tiện
cho các thao tác, vận động.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn lao động, tính thẩm mỹ cao.
c. Các loại bố trí nơi làm việc
Bố trí chung: Là sắp xếp nơi làm việc trong phạm vi một cửa
hàng/quầy hàng phù hợp với quy trình làm việc, dòng năng lượng và
dòng vận chuyển (con người, hàng hóa, phương tiện).
Bố trí từng nơi làm việc, bố trí sắp xếp trang thiết bị, phương tiện
và hàng hóa sao cho phù hợp với nhau và với đặc điểm tâm sinh lý, nhân
khẩu học của người lao động trực tiếp nơi làm việc.
Khi bố trí nơi làm việc phải tính đến các cơ sở khoa học: Vừa làm
việc, vừa thao tác vừa quan sát tư thế lao động, nhân khẩu học, phương
pháp lao động tiên tiến, vệ sinh, an toàn lao động, đặc điểm tâm sinh lý
người lao động.
Vùng làm việc là không gian cho người lao động hoạt động tại nơi
làm việc.
Tư thế lao động/làm việc: Đứng hay ngồi làm việc.

209
Vùng thao tác: Là khoảng không gian hoạt động có hiệu quả nhất
của người lao động.
Vùng quan sát là vùng không gian được tạo bởi góc nhìn tự nhiên
bằng mắt trong mặt phẳng đứng và ngang.
6.2.2.5. Tổ chức phục vụ nơi làm việc của lao động thương mại
trong doanh nghiệp
a. Nội dung tổ chức phục vụ nơi làm việc của lao động thương mại
Tổ chức phục vụ nơi làm việc của lao động thương mại là việc
cung cấp đầy đủ, đồng bộ các phương tiện vật chất, kỹ thuật và đối tượng
lao động (hàng hóa, nguyên, nhiên, vật liệu, bao gói,...) cần thiết để quá
trình lao động (bán hàng, coi kho, quá trình lao động khác,...) diễn ra liên
tục, đạt hiệu quả cao.

Sơ đồ 6.1: Sơ đồ tổ chức phục vụ nơi làm việc


của lao động thương mại

210
b. Yêu cầu của hệ thống phục vụ nơi làm việc
Tổ chức hệ thống phục vụ nơi làm việc phải đảm bảo các yêu cầu:
- Tính chuyên môn hóa: Tức là các bộ phận phục vụ được chuyên
môn hóa (xem sơ đồ 6.1).
- Tính kế hoạch và dự phòng (kế hoạch phục vụ phải xây dựng và
thực hiện song song với kế hoạch kinh doanh (bán hàng, mua hàng,
kho,...) và phải có dự phòng để phòng trường hợp bất trắc dẫn đến ngắt
quãng hoạt động của bộ phận/nơi làm việc được phục vụ.
- Tính đồng bộ và tin cậy đó là sự liên kết, phối hợp nhịp nhàng của
các công việc cần phục vụ, các bộ phận, nơi làm việc trong doanh nghiệp
với nhau, tuyệt đối phải đảm bảo chất lượng phục vụ, tính tin cậy và sự
kết hợp đúng lúc.
- Tính kinh tế đó là đảm bảo sự tiết kiệm, hiệu quả của hệ thống
phục vụ.
c. Các chế độ và hình thức phục vụ
- Các chế độ phục vụ
+ Chế độ phục vụ trực nhật: Được thực hiện hàng ngày, người
phục vụ luôn có mặt tại địa điểm trực quy định để kịp thời phục vụ ngay
tại chỗ mỗi khi các nơi làm việc, bộ phận có yêu cầu phục vụ, sửa chữa,
trang thiết bị điện nước.
+ Chế độ phục vụ theo kế hoạch: Được lập trước theo kế hoạch
kinh doanh của các bộ phận như phục vụ vận chuyển hàng hóa, cung cấp
thiết bị, dụng cụ cung cấp điện, nước, bảo dưỡng máy móc, thiết bị nhằm
đảm bảo các hoạt động kinh doanh tiến hành bình thường theo kế hoạch.
+ Chế độ phục vụ theo tiêu chuẩn: Theo đó các hoạt động phục vụ
nơi làm việc được xây dựng thành các tiêu chuẩn và được lập trước, các
hoạt động phục vụ theo kế hoạch từ trước và tiến hành theo lịch trình
thời gian xác định theo kế hoạch.

211
- Hình thức phục vụ
Có ba hình thức phục vụ:
+ Hình thức phục vụ tập trung: Đây là hình thức phục vụ trong đó
các nhu cầu phục vụ theo chức năng đều do các bộ phận trong doanh
nghiệp đáp ứng (ví dụ có các bộ phận chuyên lo việc phục vụ như bộ
phận quản trị, văn phòng).
+ Hình thức phục vụ phân tán: Là hình thức phục vụ tại nơi làm
việc, do bộ phận phục vụ của các bộ phận chức năng tự đảm nhận việc
phục vụ của các bộ phận chức năng: Ví dụ cửa hàng có bộ phận riêng
phục vụ cho hoạt động bán hàng hay kho của cửa hàng.
Hình thức phục vụ hỗn hợp: Là sự kết hợp giữa 2 hình thức tập
trung và phân tán, trong đó một số hoạt động phục vụ do bộ phận phục
vụ tập trung của doanh nghiệp đảm nhận, một số hoạt động phục vụ do
chính bộ phận phục vụ của các đơn vị, bộ phận chức năng của doanh
nghiệp đảm nhận.
6.3. Định mức lao động thương mại trong doanh nghiệp
Định mức lao động thương mại trong doanh nghiệp là công cụ quan
trọng để quản lý kinh doanh và quản lý lao động. Định mức lao động là
cơ sở cho việc phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tính
toán khả năng kinh doanh, khả năng tăng năng suất lao động, hạ giá
thành, xây dựng kế hoạch lao động và tổ chức lao động khoa học.
Việc xây dựng định mức lao động trong doanh nghiệp thương mại
phải dựa trên quy trình kinh doanh (mua, dự trữ và bán), các quy trình
kinh doanh bộ phận: Quy trình mua, bán, dự trữ và tổ chức lao động.
Trong toàn bộ doanh nghiệp cũng như từng khâu, bộ phận trong doanh
nghiệp thương mại.
Để định mức lao động trong doanh nghiệp thương mại có cơ sở
khoa học và thực tiễn thì công tác định mức lao động phải đáp ứng các
yêu cầu sau:

212
(i) Định mức lao động phải xây dựng bằng các phương pháp có căn
cứ khoa học, phân tích đến ảnh hưởng của các yếu tố kinh doanh, tổ chức
lao động và phục vụ nơi làm việc, phải được bấm giờ thành phần tác
nghiệp, định mức lao động phải mang tính chất trung bình tiên tiến.
(ii) Định mức lao động phải được xây dựng trên cơ sở quy trình tác
nghiệp của các bộ phận (ví dụ quy trình mua, quy trình dự trữ, quy trình
bán và các quy trình khác có liên quan) đảm bảo tiêu chí về chất lượng,
dịch vụ, tổ chức lao động và tổ chức phục vụ, tổ chức nơi làm việc
hợp lý.
(iii) Định mức lao động phải tính đến các điều kiện về sức khỏe, trí
lực của nhân viên, chấp hành tốt kỷ luật lao động và định mức, tích cực
cải tiến, sáng kiến trong công việc.
Về nguyên tắc có thể xác định định mức của các loại lao động trong
doanh nghiệp thương mại kể cả lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm (mua,
dự trữ, bán), lao động phụ trợ, phục vụ và lao động quản lý.
Trước khi tính định mức lao động đối với mỗi loại lao động cần
phải tiến hành phân loại lao động thành:
Lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm dịch vụ (lưu thông hàng hóa
hay dịch vụ thương mại khác). Trong doanh nghiệp thương mại đây là
lao động mua, dự trữ và bán.
Lao động phụ trợ, phục vụ: Là lao động không trực tiếp tạo ra sản
phẩm, dịch vụ nhưng có nhiệm vụ phục vụ cho lao động trực tiếp để tạo
ra sản phẩm: Ví dụ lao động ở các bộ phận tạo cơ sở vật chất thiết bị,
điện nước, bộ phận marketing, quảng cáo,... phục vụ cho mua, dự trữ
và bán.
Lao động quản lý: Gồm lao động đảm nhận các chức vụ quản trị,
viên chức chuyên môn trong bộ máy quản trị, điều hành của doanh
nghiệp thương mại, lao động của bộ phận kiểm soát, viên chức giúp việc
cho hội đồng quản trị, ban giám đốc.

213
Bảng 6.1: Tiêu chuẩn định mức lao động cho một số chức danh
trong doanh nghiệp thương mại

Theo nội
dung của
tiêu chuẩn
Vị trí Tiêu chuẩn định mức
Chức danh - Doanh thu bán hàng bằng tiền hoặc đơn vị sản phẩm, hàng hóa,
thực hiện dịch vụ
hoạt động - Tổng doanh thu bán theo khách hàng
bán hàng
- Lợi nhuận bán hàng
- Số lượng khách hàng mới
- Chi phí bán hàng
- Số lượng đơn đặt hàng
- Thị phần (tương đối và tuyệt đối)
- Doanh thu bán trên một khách hàng (DT bán/tổng KH)
- Tỷ số trúng đích (số đơn hàng/số thư chào hàng)
- Trị giá trung bình cho một đơn hàng (DT/tổng số đơn hàng)
Chức danh - Thời gian thực hiện yêu cầu mua hàng
thực hiện - Tỷ lệ khác biệt về số lượng, chủng loại và cơ cấu hàng hóa so với
hoạt động yêu cầu
mua hàng
- Thời gian giao hàng cho khách do việc chậm nhận vật tư, hàng
hóa
- Mức độ đúng hẹn của các báo cáo hàng ngày/tuần/tháng
- Chi phí mua hàng/Doanh thu
- Chi phí mua hàng trung bình/người lao động
Chức danh - Số lượng, chủng loại hàng nhập/xuất kho được kiểm đếm
thực hiện - Tiến độ nhập/xuất hàng
hoạt động
dự trữ - Chất lượng hàng nhập kho
- Chất lượng vệ sinh kho bãi
- Tỷ lệ thất thoát, mất mát hàng hóa

214
Theo nội
dung của
tiêu chuẩn
Vị trí Tiêu chuẩn định mức
Chức danh - Số sản phẩm giao đến khách hàng/tổng số đơn hàng
đảm nhận - Thời gian giao hàng
việc thực
hiện hoạt - Số lần quay lại để tư vấn hoặc lắp đặt lại/khách hàng
động - Số khiếu nại của khách hàng
cungứng
- Chi phí vận chuyển/sảnphẩm
thương mại
dịch vụ - Chi phí lắp đặt/sản phẩm

6.3.1. Xây dựng định mức lao động tổng hợp theo đơn vị sản phẩm
Sản phẩm tính định mức lao động theo phương pháp này là sản
phẩm dịch vụ, nếu có nhiều loại sản phẩm dịch vụ thì có thể quy đổi
về một loại.
Định mức lao động tổng hợp cho 1 đơn vị dịch vụ được tính theo
công thức:
Tspdv = Tcu + Tql + Tpv
Trong đó:
Tspdv: Thời gian tiêu hao để tạo ra một sản phẩm dịch vụ (từ khi bắt
đầu tổ chức mua hàng đến khi kết thúc bán hàng), được tính theo đơn vị
thời gian là giây, phút, giờ, ngày,...
Tpv: Thời gian của bộ phận phục vụ được phân bổ vào Tspdv tính
bằng giây, phút, giờ, ngày.
Tql: Thời gian của bộ phận quản lý doanh nghiệp được phân bổ vào
Tspdv tính bằng giây, phút, giờ, ngày.
Slđ x Tca
Tcu =
SP

215
Trong đó:
Tcu: Thời gian để tạo ra 1 đơn vị sản phẩm dịch vụ tính
theo giờ người/sản phẩm;
Slđ: Tổng lao động làm việc trong 1 ca;
Tca: Thời gian làm việc thực tế trong ca (không kể giờ nghỉ
giải lao giữa ca);
SP: Tổng số sản phẩm dịch vụ trong 1 ca.
Với số lần phục vụ khác hàng trong 1 ca của 1 cửa hàng/quầy tính
theo mức trung bình tiên tiến mà kế hoạch đã xác định.
Ví dụ 1: Số lao động trực tiếp (mua, dự trữ, bán) trong 1 ca là 100
người/ca
Thời gian làm việc thực tế là 7 giờ, thời gian nghỉ giải lao là 1 giờ
Tổng sản phẩm (số lần phục vụ khách hàng) trong ca là 1000
Khi đó: Tcu = (100 x 7)/1000 = 0,7 giờ/sản phẩm
Tính Tpv: Theo tỷ lệ tổng số lao động phục vụ với tổng số lao động
trực tiếp tạo ra dịch vụ.
Ví dụ 2: Lao động phục vụ là 30 người, khi đó tỷ lệ Tpv là 30
người/100 người = 0,3
Tương tự, nếu lao động quản lý là 15 người, tỷ lệ Tql = 15/100 =
0,15
Khi đó: Tspdv = 0,7 + (0,7 x 0,3) + 0,7 x 0,15 = 1,15 giờ/người
6.3.2. Xây dựng định mức lao động theo định biên
a. Xác định số lượng lao động định biên
Công thức tính:
Lđb = Lch + Lpv + Lbs + LĐql

216
Trong đó:
Lđb: Lao động định biên của doanh nghiệp thương mại (người);
Lch: Lao động chính định biên;
Lpv: Lao động phụ trợ, phục vụ;
Lbs: Lao động bổ sung định biên để thực hiện chế độ ngày, giờ
nghỉ theo chế độ của Nhà nước đối với lao động chính và
lao động phụ trợ, phục vụ (ví dụ nghỉ tết, ốm đau, thai
sản,...);
LĐql: Lao động quản lý định biên.
b. Xác định số lượng các loại lao động cấu thành nên lao động
định biên
Lao động chính được tính theo số lao động chính định biên của
từng bộ phận (tổ, đội, chi nhánh, cửa hàng, phòng, ban trong doanh
nghiệp thương mại).
Các lao động của từng bộ phận được tính trên cơ sở công việc,
nhiệm vụ, chức năng được phân công đối với mỗi bộ phận tương ứng với
điều kiện tổ chức kỹ thuật ở bộ phận đó.
Lao động phụ trợ, phục vụ của doanh nghiệp thương mại được tính
theo số lao động phụ trợ, phục vụ của các bộ phận trên cơ sở khối lượng
công việc phục vụ, phụ trợ. Lao động phụ trợ, phục vụ có thể tính theo tỷ
lệ % của định biên lao động chính (tỷ lệ này thường dựa trên thống kê
kinh nghiệm của những năm trước và tỷ lệ được cho là hợp lý, không
thiếu hoặc thừa lao động phục vụ, phụ trợ trên thực tế ở các năm).
Lao động bổ sung để thực hiện chế độ ngày, giờ như theo quy định
của pháp luật lao động (gồm nghỉ phép năm, nghỉ việc riêng, ốm đau,
thai sản cho các lao động thường tính trên cơ sở thống kê kinh nghiệm)
Số ngày nghỉ theo chế độ quy định
L = (L L )x
365-60

Số LĐ định biên phải làm việc vào 60


+ x
ngày nghỉ (lễ tết và nghỉ hàng năm) 365-60

217
Lao động quản lý: Thường tính theo thống kê kinh nghiệp về tỷ lệ
lao động quản lý so với lao động trực tiếp. Thường trong thực tế, lao
động quản lý chiếm 15-17% lao động động trực tiếp.
Hàng năm doanh nghiệp thương mại phải đánh giá tình hình thực
hiện mức lao động với chất lượng đã quy định, nếu mức lao động thấp
hơn 5% hoặc cao hơn 15% so với mức giao thì trong thời hạn 3 tháng sau
đó, doanh nghiệp phải tính toán điều chỉnh lại định mức cho phù hợp.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Lao động thương mại, các loại lao động thương mại và đặc điểm
lao động thương mại trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến tổ chức và định
mức lao động?
2. Phân công, hợp tác lao động thương mại và những điểm đặc thù
trong phân công, hợp tác lao động thương mại trong doanh nghiệp?
3. Nội dung cơ bản của tổ chức và phục vụ nơi làm việc của lao
động thương mại trong doanh nghiệp?
4. Định mức lao động thương mại và những khác biệt của định
mức lao động thương mại so với định mức lao động sản xuất trong
doanh nghiệp?
5. Xây dựng định mức lao động tổng hợp theo sản phẩm và
định biên?

NỘI DUNG THẢO LUẬN


1. Vận dụng lý luận để đánh giá việc phân công lao động thương
mại ở một doanh nghiệp thương mại mà anh/chị biết, từ đó nêu những
khuyến nghị.
2. Vận dụng lý luận để đánh giá hợp tác lao động thương mại ở một
doanh nghiệp mà anh/chị biết, từ đó nêu những khuyến nghị.

218
3. Đánh giá việc tổ chức và phục vụ nơi làm việc của lao động
thương mại ở một doanh nghiệp thương mại mà anh/chị biết, từ đó hãy
nêu những khuyến nghị.
4. Nghiên cứu chỉ ra sự khác biệt về định mức lao động thương mại
với lao động sản xuất. Liên hệ thực tiễn.

BÀI TẬP THỰC HÀNH


Theo số liệu chụp ảnh làm việc cho biết các loại hao phí thời gian
của ca làm việc như sau:
Thời gian chuẩn kết là 35 phút
Thời gian phục vụ là 20 phút
Thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu cần thiết là 15 phút
Thời gian lãng phí là 35 phút
Thời gian tác nghiệp là 375 phút
Thời gian ca làm việc là 8 giờ
Theo tài liệu tiêu chuẩn kỹ thuật cho biết thời gian tác nghiệp ca là
420 phút, thời gian chuẩn kết là 20 phút, thời gian phục vụ là 20 phút
thời gian nghỉ ngơi là 20 phút.
Yêu cầu:
a. Lập bảng cân đối hao phí thời gian làm việc? Tính hiệu quả sử
dụng thời gian làm việc theo số liệu chụp ảnh trên?
b. Xác định khả năng tăng năng suất lao động tối đa do áp dụng
biện pháp hoàn thiện tổ chức lao động đã khắc phục được 50% thời gian
lãng phí trên?

219
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 6
TIẾNG VIỆT
1. Phạm Vũ Luận (2012) Quản trị doanh nghiệp thương mại, NXB
Thống kê, Hà Nội.
2. Vũ Thị Mai & Vũ Thị Uyên (2016), Giáo trình Tổ chức và định
mức lao động, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
3. Nguyễn Tiệp (2011),Giáo trình Định mức lao động, NXB Lao
động - Xã hội, Hà Nội.
TIẾNG ANH
4. Byars L.L, Rue L.W (2008),Human resource management, 9th
edition, Mc Graw - Hill international
5. Richard L Daft (1995),Organization theory and design, 5th
edition west publishing company.

220
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT
1. Lê Thanh Hà & Nguyễn Thị Hồng (2012), Bộ bài tập Định
mức lao động, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
2. D. Lanielle & A.Cailat (1990), Kinh tế doanh nghiệp, Bản
tiếng Việt do Trương Đức Lực & Ngô Đăng Tính dịch (1992),
NXB Khoa học - Kỹ thuật, Hà Nội.
3. Phạm Vũ Luận (2012), Quản trị doanh nghiệp thương mại,
NXB Thống kê, Hà Nội.
4. Đoàn Thế Lợi (2010), Sổ tay hướng dẫn định mức kinh tế kỹ
thuật trong quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi,
NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
5. Vũ Thị Mai & Vũ Thị Uyên (2016), Giáo trình Tổ chức và
định mức lao động, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
6. K. Marx (1980), Tư bản, quyển 3, NXB Sự thật, Hà Nội.
7. Nguyễn Ngọc Quân & Nguyễn Tấn Thịnh (2009), Giáo trình
Quản trị nhân lực trong tổ chức, NXB Giáo dục Việt Nam,
Vĩnh Phúc.
8. Quốc hội (2012), Bộ Luật lao động năm 2012, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
9. Nguyễn Trọng Thể (1995), Kinh doanh hiện đại, Bản dịch
NXB Khoa học - Kỹ thuật, Hà Nội.
10. Lưu Đan Thọ (2014), Quản trị học trong xu thế hội nhập, NXB
Tài chính, Hà Nội.
11. Nguyễn Tiệp (2011), Giáo trình Định mức lao động, Tập I,
NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

221
12. Nguyễn Tiệp (2011), Giáo trình Định mức lao động, Tập II,
NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
13. Nguyễn Tiệp (2007), Giáo trình Tổ chức lao động, NXB Lao
động - Xã hội, Hà Nội.
14. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (1994), Tổ chức lao động
khoa học, (Tập I và tập II), NXB Đại học KTQD, Hà Nội.
TIẾNG ANH
15. Byars, L.L, Rue, L.W (2016), Human resources management,
11th Edition, Mc Graw Hill publishing house.
16. Cherrington, D.J (1995), The Management of Human
Resource, Prentice Hall International, Inc.
17. Griffin, R (2001), Human Resource Management, First
Edition, Hughton Mifflin Company.
18. Hendry, C (1995), Human Resource Management: a Strategic
Approach to Employment, Butterworth, Heinemann Ltd,
Oxford.
19. Mondy, R.W, Noe, R.M (2005), Human Resources
Management, 9th Edition, Pearson Prentice Hall.
20. Noe, Hollenbeck, Gerhart, Wright (1996), Human Resource
Management: gaining a competitive advantage, The McGraw
Hill companies, Inc, USA.
21. William, C (2000), Human Resource Management, 1st Edition,
Texas Learning Company.

222
ChÞu tr¸ch nhiÖm nội dung và xuÊt b¶n:
Giám đốc - Tổng Biên tập
®ç v¨n chiÕn

Biên tập, sửa bản in:


ĐẶNG THỊ MAI ANH

Tr×nh bμy:
TRẦN KIÊN - DŨNG THẮNG

223
In 500 cuốn, khổ 16  24cm, tại Nhà xuất bản Thống kê - Công ty In và Thương mại Đông Bắc
Địa chỉ: Số 15, Ngõ 14, Phố Pháo Đài Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội.
Đăng ký xuất bản: 4698-2019/CXBIPH/02-39/TK do CXBIPH cấp ngày 19/11/2019.
QĐXB số 340/QĐ-NXBTK ngày 20/11/2019 của Giám đốc - Tổng biên tập NXB Thống kê.
In xong, nộp lưu chiểu: Quý IV năm 2019.
ISBN: 978-604-75-1432-8

224

You might also like