You are on page 1of 35

e

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA DU LỊCH VÀ ẨM THỰC

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


NGÀNH QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG VÀ DỊCH VỤ ĂN UỐNG
MÃ NGÀNH: 7810202

ĐƠN VỊ THỰC TẬP: HỒNG BẢO THẠCH HOTEL


Giảng viên hướng dẫn: Th.S PHẠM THỊ THẮM
Sinh viên thực hiện: PHAN THỊ THẢO VÂN
Mã số sinh viên: 2030202135
Lớp: 11DHQTDVNH5

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12 NĂM 2023

vii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA DU LỊCH VÀ ẨM THỰC

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


NGÀNH QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG VÀ DỊCH VỤ ĂN UỐNG
MÃ NGÀNH: 7810202
ĐƠN VỊ THỰC TẬP: HỒNG BẢO THẠCH HOTEL.

Giảng viên hướng dẫn: Th.S PHẠM THỊ THẮM


Sinh viên thực hiện: PHAN THỊ THẢO VÂN
Mã số sinh viên: 2030202135
Lớp: 11DHQTDVNH5

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12 NĂM 2023


vii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Trong quá trình hướng dẫn sinh viên thực hiện khoá luận, giảng viên có nhận xét về
hoạt động nghiên cứu của sinh viên như sau:
1. Mức độ chủ động, tích cực
 Cao  Trung bình  Thấp
2. Thời gian hoàn thành theo tiến độ
 Rất đúng hạn  Còn trễ hạn  Luôn trễ hạn
3. Đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu, chính xác nội dung báo cáo thực tập
 Khá tốt  Trung bình  Không đạt
4. Trình bày báo cáo thực tập đúng yêu cầu
 Đúng  Trung bình  Không đạt
Đánh giá chung:

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….

TP.Hồ Chí Minh, Ngày….tháng.....năm 2023


Giảng viên hướng dẫn

vii
PHẠM THỊ THẮM

vii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài báo cáo thực tập này, đầu tiên em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến
quý thầy cô trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, những
người đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kinh nghiệm để em có thể nắm được lý
thuyết cũng như các nghiệp vụ cơ bản để thực tập tại nhà hàng khách sạn. Đặc biệt là
cô Phạm Thị Thắm đã hướng dẫn em rất nhiệt tình, giải đáp những thắc mắc để em có
thể hoàn thành bài báo cáo thực tập này một cách tốt nhất.
Bên cạnh đó, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám đốc và
cùng toàn thể anh chị nhân viên của Khách sạn Hồng Bảo Thạch. Đặc biệt là các anh
chị trong bộ phận F&B đã hướng dẫn, truyền đạt cho em những kinh nghiệm thực tiễn
quý báu.
Vì kiến thức còn hạn chế và chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên bài báo cáo không
tránh khỏi những thiếu sót trong việc trình bày và phân tích. Kính mong nhận được
những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và quý công ty để bài báo cáo được hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

TP. Hồ Chí Minh, ngày…. tháng .... năm 2023


Tác giả

Phan Thị Thảo Vân

vi
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm trở lại đây nền kinh tế đất nước đang phát triển và ngày càng biến
đổi to lớn, ngành Du lịch Việt Nam nói chung và hoạt động kinh doanh khách sạn nói
riêng đã có những bước khởi sắc. Khi mà đời sống nâng cao, nhu cầu con người ngày
càng lớn, họ không chỉ có nhu cầu về vật chất mà họ còn có nhu cầu về tinh thần,
muốn được nghĩ ngơi, thư giãn, thưởng thức những món ăn ngon bên gia đình, người
thân, bạn bè trong một không gian khác xa với cuộc sống ngày thường. Số lượng các
khách sạn, nhà hàng gia tăng, cơ cấu sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng. Tất cả đều
đáp ứng tốt nhu cầu đó của con người. Quy trình dịch vụ cũng đóng vai trò rất quan
trọng, vì khi khách hàng nhìn thấy quy trình dịch vụ thì họ sẽ có đánh giá chính xác và
khách quan hơn. Do đó, khi khách hàng đánh giá cao dịch vụ của một khách sạn hoặc
nhà hàng, phần lớn thực khách sẽ nhận xét ban đầu chất lượng dịch vụ của khách sạn
hoặc nhà hang và thái độ phục vụ của họ. Ngoài ra, quy trình và tiêu chuẩn dịch vụ
cũng minh chứng cho đẳng cấp riêng của nhà hàng.
1. Lí do thực tập
Thông qua thực tập em có thể hiểu và biết rõ hơn về các hoạt động, phòng ban của
công ty. Nhờ vậy, em sẽ có thể trao dồi thêm kĩ năng và chuẩn bị tốt hơn cho kì thực
tập sắp tới. Ngoài ra, thực tập giúp em có thể định hướng được về vị trí việc làm cũng
như bộ phận mình hướng đến sau khi ra trường.
2. Mục tiêu thực tập
Việc thực tập góp phần giúp cho quá trình sinh viên tiếp thu các nguồn tri thức mới.
Sinh viên hiểu biết thực tế hơn về các vấn đề liên quan đến chuyên ngành học tập
thông qua quan sát, giới thiệu và hướng dẫn quy cách thực hiện một công việc phù hợp
chuyên ngành đào tạo tại một doanh nghiệp thực tế. So sánh kiến thức giữa lý thuyết
và thực hành, từ đó hiểu sâu hơn về chuyên môn đang theo học.
3. Phạm vi thực tập
Thời gian: Từ ngày 20/9/2023 đến ngày 23/11/2023
Không gian: Hồng Bảo Thạch Hotel
Tại: Bộ phận Phụ bếp
4. Phương pháp tiếp cận công việc
Để phục vụ cho quá trình tìm hiểu nghiên cứu và viết báo cáo thực tập em đã sử dụng
các phương pháp chủ yếu sau:
- Phỏng vấn, thảo luận, quan sát
- Phân tích dữ liệu
- Phương pháp phân thích so sánh
5. Bố cục bài thực tập
Đợt thực tập tốt nghiệp lần này, em đã may mắn được thực tập trong khách sạn 3 sao,
Khách sạn Hồng Bảo Thạch một môi trường chuyên nghiệp. Bài báo cáo này tổng hợp
những thông tin của nhà hàng Khách sạn Hồng Bảo Thạch và những kiến thức em đã
học tập được tại đây, bao gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu về đơn vị thực tập
Chương 2: Hoạt động thực tập
Chương 3: Kết quả thực tập

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm2023


Tác giả

Phan Thị Thảo Vân


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

F&B Food and Beverage


PCCC Phòng cháy chữa cháy
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ HỒNG BẢO THẠCH HOTEL
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỒNG BẢO THẠCH HOTEL
1.1.1. Thông tin khái quát
Khách sạn Hồng Bảo Thạch là lựa chọn hoàn hảo cho kỳ lưu trú tại Thành phố Hồ Chí
Minh. Nhà hàng cực kỳ hoàn hảo để dùng bữa và bạn có thể nhâm nhi chút đồ uống ở
quán bar/khu lounge hoặc tìm đến phòng tắm hơi để có cái kết thư thái cho một ngày
dài.
Đến với Hồng Bảo Thạch Hotel khách hàng sẽ được phục vụ 2 loại dịch vụ:
+ HỒNG BẢO THẠCH HOTEL: Nơi mang đến sự hòa hợp, những phút giây thăng
hoa , tạo nên nhiều cung bậc cảm xúc dành cho khách hàng, chúng tôi đem đến không
gian yên tĩnh, sang trọng để phục vụ cho sự nghĩ ngơi của quý khách.
+ RUBY COFFEE: Nơi đem lại cho quý khách sự hài lòng về chất lượng coffee,
cũng như sự vui vẻ, nồng nhiệt chào đón và tận tình chăm sóc.
Đến với Hồng Bảo Thạch Hotel quý khách sẽ cảm nhận được sự lãng mạn theo phong
cách của thành phố Paris, nơi hạnh phúc nhất của các cặp đôi trên thế giới.
Hồng Bảo Thạch Hotel
Với mong muốn mang lại dịch vụ cao cấp cho quý khách và sự mới mẻ, hiện đại.
Hồng Bảo Thạch Hotel sẽ đem đến cho bạn một kì nghỉ thoải mái dễ chịu nhất có thể.
Internet: Wifi cực kì siêu tốc.
Nội thất hiện đại (Bàn làm việc, bồn tắm đôi, phòng xông hơi,...) đem lại sự thư giãn
cho khách hàng sau những giờ làm việc mệt mỏi.
Hồng Bảo Thạch Hotel sẽ mang lại cho khách hàng cảm giác như được ở nhà, là ngôi
nhà thứ 2 của quý khách.
Ruby Coffee
Không gian sảnh được thiết kế lãng mạn theo phong cách của thành phố tình yêu
Paris. Nơi đem đến sự hài hòa của lãng mạn, tình yêu nồng nàn với thác nước yên
tĩnh, cùng với khuôn viên xanh cực kì mát mẻ. Đem lại sự sáng tạo, trí tưởng tượng
của khách hàng thông qua những cách chế biến, thức uống của Ruby Coffee.
Đặc biệt, vào buổi sáng Ruby Coffee sẽ phục vụ điểm tâm sáng và cơm trưa, mang đến
những món ăn châu Âu đậm chất Paris, khiến quý khách không thể nào để vào lãng
quên được mùi vị nồng nàn, cùng sự sáng tạo.

1
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Tên gọi: Hồng Bảo Thạch Hotel
Địa chỉ: 68-70 đường 24A, khu phố 5, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân
Điện thoại: 0971103138
Email: hongbaothachhotel@gmail.com
Website: http://hongbaothachhotel.com
Khai trương ngày 25/5/2018, Hồng Bảo Thạch Hotel đat tiêu chuẩn 3 sao, cung cấp
các loại phòng Suite, phòng Deluxe, phòng Superio, phòng Standard. Hệ thống của
khách sạn được trang bị sang trọng, hiện đại. Hồng Bảo Thạch Hotel có nhân viên
phục vụ tận tình, chuyên nghiệp sẽ đáp ứng được đa dạng hoá sở thích tìm hiểu ẩm
thực của du khách.
Ngoài ra, khách sạn có thể cung cấp và tư vấn thiết kế riêng cho quý khách một lịch
trình tham quan, nghĩ dưỡng. Với rất nhiều dịch vụ cùng không gian nghĩ dưỡng tiện
nghi, khách sạn chính là sự lựa chọn lý tưởng cho kì nghĩ của quý khách.

Hình 1.1. Khách sạn Hồng Bảo Thạch


1.1.3. Tầm nhìn, sứ mạng
Hồng Bảo Thạch Hotel đang hướng đến việc trở thành một điểm đến hàng đầu cho
khách du lịch. Tầm nhìn của khách sạn là mang đến cho khách hàng một không gian
nghĩ dưỡng đẳng cấp, nơi khách hàng có thể thư giãn và tận hưởng một trải nghiệm
thật tuyệt vời bên gia đình, bạn bè hoặc đối tác kinh doanh.
Sứ mệnh của khách sạn là cung cấp một môi trường lưu trú đẳng cấp với dịch vụ hoàn
hảo và trang thiết bị tiện nghi. Sứ mệnh này được thể hiện qua các dịch vụ và tiện ích
mà khách sạn cung cấp.
1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC
1.2.1. Sơ đồ tổ chức các bộ phận

Hình 1.2. Sơ đồ của bộ phận F&B tại Hồng Bảo Thạch Hotel
1.2.2. Chức năng các bộ phận
 Bộ phận điều hành
Bộ phận điều hành bao gồm: Tổng giám đốc (General Manager – GM), Phó tổng
giám đốc (Deputy General Manager – DGM), Thư ký (Secretary) hoặc Trợ lý
(Assistant) cho Tổng giám đốc. Ở quy mô lớn hơn có thể có thêm chức danh Giám
đốc điều hành, Phó giám đốc điều hành.
 Bộ phận lễ tân
Bộ phận lễ tân được xem như “Trung tâm thần kinh” của khách sạn, tất cả các hoạt
động phòng ban, khách hàng, dịch vụ đều tương tác, kết nối với lễ tân. Bộ phận lễ
tân giữ vai trò đại diện khách sạn giao tiếp, cung cấp thông tin cho khách hàng, tiếp
nhận và giải quyết phàn nàn của khách. Bộ phận lễ tân bao gồm các bộ phận nhỏ
sau:
 Đặt phòng (Reservation): Chịu trách nhiệm tiếp nhận thông tin đặt phòng
từ khách hàng sau đó kiểm tra, xử lý trên hệ thống rồi xác nhận lại với
khách.
 Tiếp tân (Reception): Chịu trách nhiệm chào đón, làm thủ tục check in,
check out, giải quyết các yêu cầu (bao gồm cả phàn nàn) của khách trong
thời gian lưu trú.
 Thu ngân (Cashier): Chịu trách nhiệm làm thủ tục thanh toán cho khách
hàng, cụ thể kiểm tra, nhập dịch vụ khách đã sự dụng vào hệ thống sau đó
in hóa đơn, thu tiền của khách. Tại các khách sạn nhỏ (1-3 sao) lễ tân sẽ
đảm nhiệm luôn vai trò thu ngân.
 Tổng đài (Operator): Chịu trách nhiệm tiếp nhận, xử lý các cuộc gọi đến
khách sạn, xử lý các yêu cầu của khách hàng. Tiếp nhận và thực hiện cuộc
gọi báo thức cho khách lưu trú. Vị trí tổng đài chỉ tồn tại ở các khách sạn
4-5 sao.
 Giao tiếp khách hàng (Customer communication): Hỗ trợ khách hàng
(Concierge), Hành lý (Bellman), Quan hệ khách hàng (Guest relation
officer), Dịch vụ văn phòng (Busines certer), Dịch vụ du lịch (Tour desk).
 Bộ phận buồng phòng
Bộ phận buồng phòng có số lượng nhân viên chiếm khoảng một phần tư tổng số
lượng nhân viên khách sạn, giữ vai trò quyết định chất lượng dịch vụ khách sạn và
trải nghiệm khách hàng. Chúng ta hình dung, sản phẩm chính của khách sạn là dịch
vụ lưu trú, nghĩa là khách hàng đến khách sạn với mục đích trước tiên là thuê
phòng ở. Vì vậy, những căn phòng phải sạch đẹp, thơm tho, nhân viên phải vui vẻ
thân thiện.
Để duy trì được tiêu chuẩn khách sạn đề ra cũng như những tiêu chuẩn dịch vụ
quốc tế, trách nhiệm của từng thành viên trong bộ phận buồng phòng cần được
phân ra rõ ràng.
 Bộ phận ẩm thưc
Vai trò chính của Bộ phận ẩm thực (F&B) trong khách sạn là phục vụ nhu cầu ăn
uống của khách lưu trú. Quy mô của F&B phụ thuộc vào quy mô khách sạn, số
lượng khách lưu trú hàng ngày. Đối với khách sạn, F&B đóng vai trò lớn trong việc
đem lại doanh thu và thúc đẩy thương hiệu chung. Bộ phận F&B bao gồm các dịch
vụ chính sau:
 Nhà hàng (Restaurant)
 Dịch vụ đồ uống (Bar/Beverage)
 Dịch vụ phòng (Room Service)
 Bộ phận bếp
Cung cấp món ăn ngon cho thực khách. Tại các nhà hàng, cơ sở kinh doanh ăn
uống, bộ phận bếp được xem là “linh hồn”, “trái tim”, là đại sứ thương hiệu của cơ
sở. Bởi vì, khách hàng đến là để thưởng thức món ăn ngon, dịch vụ tuyệt vời.
 Bộ phận an ninh
Bộ phận an ninh đảm bảo sự an toàn cho khách hàng, nhân viên và tài sản của
khách sạn.
1.2.3. Cơ cấu nhân sự

Hình 1.3. Sơ đồ nhân sự của Hồng Bảo Thạch Hotel


1.2.4. Nhiệm vụ từng vị trí
 Bộ phận điều hành:
Các thành viên trong bộ phận điều hành kết hợp với trưởng bộ phận các phòng ban
hình thành đội ngũ lãnh đạo cao cấp. Chịu trách nhiệm quản lý và vận hành toàn bộ
hoạt động khách sạn, đảm bảo đạt được hiệu quả đã cam kết với chủ đầu tư hoặc
tập đoàn.
 Bộ phận lễ tân:
Bộ phận lễ tân là những người tiếp xúc nhiều nhất với khách hàng. Vì vậy, lễ tân
giữ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ ban giám đốc vạch ra chiến lược kinh
doanh tiếp thị và hoàn thiện sản phẩm.
 Trưởng bộ phận lễ tân (Front Office Manager – FOM): Chịu trách nhiệm
quản lý toàn bộ hoạt động của bộ phận lễ tân, làm sao cho hiệu quả, đúng
tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ khách sạn đề ra. Chịu trách nhiệm xây dựng
quy trình làm việc, phân công công việc, đánh giá hiệu quả, đón tiếp khách
VIP, khách đoàn, khách trung thành, khách ở dài hạn. Xử lý các yêu cầu
phàn nàn của khách hàng. Tuyển dụng và đào tạo nhân sự cho bộ phận.
 Quản lý tiền sảnh (Lobby Manager): Chịu trách nhiệm cung cấp trải
nghiệm tuyệt vời nhất cho khách hàng, đảm bảo tất cả các hoạt động diễn
ra suôn sẻ tại khu vực tiền sảnh. Ngoài ra, Quản lý tiền sảnh phối hợp với
Giám đốc khách sạn và các bộ phận khác trong việc xây dựng chiến lược
phục vụ khách hàng và duy trì dịch vụ, tham gia tuyển dụng và đào tạo
nhân viên.
 Quản lý ca trực (Duty Manager): Chịu trách nhiệm chính trong việc đảm
bảo rằng sự chuyển đổi ca làm việc của bộ phận tiền sảnh được thực hiện
một cách hiệu quả, cung cấp dịch vụ khách hàng xuất sắc, hỗ trợ tất cả
nhân viên tiền sảnh và duy trì môi trường làm việc hoà đồng, chuyên
nghiệp mọi thời điểm.
 Nhân viên quan hệ khách hàng (Guest Relation Officer): Chịu trách nhiệm
chăm sóc khách lưu trú và bán các sản phẩm/ dịch vụ của khách sạn…
 Trợ lý trưởng bộ phận lễ tân (Assistant Front Office Manager): Chịu trách
nhiệm xử lý công việc của bộ phận lễ tân khi vắng mặt Trưởng bộ phận lễ
tân.
 Giám sát bộ phận lễ tân (Front Office Suppervisor): Chịu trách nhiệm sắp
xếp, giám sát, điều phối công việc của nhân viên bộ phận lễ tân. Chịu trách
nhiệm đón đoàn, đón khách VIP, đào tạo nhân viên, giải quyết phàn nàn
của khách.
 Nhân viên lễ tân (Receptionist): Chịu trách nhiệm chào đón khách, làm thủ
tục check in, check out, trả lời điện thoại, cung cấp thông tin cho khách,
giải đáp thắc mắc của khách về dịch vụ.
 Nhân viên đặt phòng (Reservation): Chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu
đặt phòng từ khách hàng, sắp xếp phòng cho khách, cập nhật thông tin
mới nhất từ khách lên hệ thống, xác nhận với khách về yêu cầu đặt phòng
đã được thực hiện.
 Nhân viên hỗ trợ khách hàng (Concierge): Chịu trách nhiệm quản lý và
phân phối ấn phẩm báo chí, xử lý thư tín, hỗ trợ khách hàng lưu trú…
 Nhân viên hành lý (Bellman): Chịu trách nhiệm xách hành lý cho khách,
dẫn khách lên phòng, hướng dẫn cho khách cách sử dụng các thiết bị trong
phòng, các địa chỉ cần liên hệ trong khách sạn…
 Nhân viên đứng cửa (Doorman/ Doorgirl): Chịu trách nhiệm mở/đóng cửa
cho khách, chào mừng khách tới và tạm biệt khi khách đi. Hỗ trợ gọi xe
taxi cho khách, cung cấp thông tin về khách sạn hoặc các điểm du lịch địa
phương, vệ sinh khu vực cửa ra vào, duy trì công tác an ninh trật tự ở khu
vực.
 Nhân viên trực tổng đài (Operator): Chịu trách nhiệm tiếp nhận và xử lý
các cuộc gọi điện thoại đến khách sạn, xử lý yêu cầu của khách hàng, tiếp
nhận cuộc gọi báo thức và làm một số công việc khác.
 Nhân viên dịch vụ văn phòng/ Quầy tour (Business center/ Tour Desk):
Trách nhiệm chính của Business Center là giải đáp các câu hỏi thông tin
khách sạn, thông tin du lịch và đáp ứng yêu cầu dịch vụ của du khách. Còn
Tour desk chịu trách nhiệm bán tour du lịch, vé máy bay, tàu hỏa, dịch vụ
làm hộ chiếu,… cho khách lưu trú hoặc bất kỳ khách hàng nào có nhu cầu.
 Bộ phận buồng phòng
 Trưởng bộ phận buồng phòng (Executive Housekeeper): Chịu trách
nhiệm toàn bộ hoạt động của bộ phận buồng phòng, từ xây dựng tiêu
chuẩn, điều phối hoạt động, giải quyết phàn nàn của khách, tuyển chọn
và đào tạo nhân sự cho đến duy trình chất lượng dịch vụ tổng thể.
 Giám sát buồng phòng (Houkeeping Supervisor): Chịu trách nhiệm
phân công công việc cho nhân viên, giám sát công việc và chất lượng
buồng phòng, mức độ sạch sẽ tại các khu vực trong khách sạn.
 Giám sát tầng (Floor Supervisor): Chịu trách nhiệm lên lịch làm việc
cho nhân viên, giám sát chất lượng phòng và khu vực công cộng tầng
mình phụ trách.
 Giám sát vệ sinh công cộng (Public Supervisor): Chịu trách nhiệm điều
phối, giám sát công việc nhân viên việc sinh công cộng, quản lý tài sản
tại các khu vực công cộng, quản lý trang thiết bị hóa chất, đào tạo nhân
viên.
 Nhân viên điều phối (Order Taker): Chịu trách nhiệm các công việc
văn phòng của bộ phận như tiếp nhận điện thoại hoặc liên hệ với các bộ
phận khác trong yêu cầu đổi phòng, sửa chữa, bảo trì, …
 Nhân viên buồng phòng (Room Attendant): Chịu trách nhiệm dọn
phòng được phân công đúng thời gian, đúng tiêu chuẩn của khách sạn.
Kiểm tra xem khách có dùng đồ minibar, các trang thiết bị phòng có
vấn đề gì khi khách check out không.
 Nhân viên giặt ủi (Laundry Attendant): Chịu trách nhiệm tiếp nhận đồ
bẩn từ các phận trong khách sạn hoặc khách hàng và kiểm tra tình
trạng trang phục, khăn ăn, khăn bàn, khăn bông, ga trải giường trước
khi xác nhận. Tiến hành phân loại đồ cần giặt, kiểm tra kỹ nhãn mác,
túi, khuy áo… trang phục của khách và đồng phục trước khi giặt.
 Nhân viên đồng phục và đồ vải (Uniform & linen attendant): Chịu
trách nhiệm nhận, phân loại, đếm và cất giữ các đồ vải và đồng phục đã
được giặt ủi vào kho. Kiểm tra số lượng đồng phục nhận về với số
lượng đã giao cho bên nhà giặt. Vào sổ số lượng đồng phục bên giặt còn
thiếu. Tiến hành bàn giao cho các bộ phận và khách hàng.
 Nhân viên vệ sinh công cộng (Public Attendant): Chịu trách nhiệm vệ
sinh các khu vực được phân công theo lịch hàng ngày. Vệ sinh các khu
vực được phân công theo định kỳ.
 Nhân viên phục vụ riêng cho khách VIP (Butler): Chịu trách nhiệm
chuẩn bị phòng trước khi khách đến, phục vụ nước uống/khăn lạnh,
thay khách đặt chỗ nhà hàng, gọi xe taxi, đặt vé máy bay hay mang
thức ăn lên phòng theo nhu cầu của khách.
 Bộ phận ẩm thực
Nhiệm vụ chính của từng vị trí trong bộ phận F&B
 Trưởng bộ phận ẩm thực (F&B Manager): Chịu trách nhiệm quản lý
toàn bộ hoạt động liên quan đến ẩm thực từ nhà hàng, café sân thượng,
phòng trà, tiệc cưới, hội nghị…
 Quản lý nhà hàng (Restaurant Manager): Chịu trách nhiệm toàn bộ
hoạt động của nhà hàng, từ quản lý nhân viên, quản lý tài sản, hàng
hóa, quản lý tiêu chuẩn dịch vụ, quản lý bàn và giải quyết các sự cố,
khiếu nại của khách hàng.
 Giám sát nhà hàng (Restaurant Supervisor): Chịu trách nhiệm kiểm
soát quy trình chuẩn bị, phục vụ khách hàng. Lên lịch làm việc cho
nhân viên nhà hàng, giải quyết phàn nàn của khách, đào tạo nhân viên
mới.
 Quản lý quầy bar (Bar Manager): Chịu trách nhiệm quản lý quầy bar
hay quản lý quầy đồ uống. Công việc lập kế hoạch, chỉ đạo và giám sát
tất cả các hoạt động của bar bao gồm quản lý nhân viên, đảm bảo đạt
tiêu chuẩn sản phẩm và dịch vụ và thực hiện và duy trì hiệu quả hoạt
động tối đa.
 Nhân viên phục vụ (Waiter/ Waitress): Chịu trách nhiệm phục vụ tại
một nhà hàng hay địa điểm kinh doanh ẩm thực cố định hoặc lưu động.
Nhiệm vụ chính là tiếp đón thực khách, tiếp nhận order, bưng bê phục
vụ đồ ăn, đồ uống theo yêu cầu của khách.
 Nhân viên đón khách (Hostess): Chịu trách nhiệm chào đón khách, tiếp
khách, “vẫy” khách. Công việc của Hostess là mở cửa đón khách, giới
thiệu thực đơn, kiểm tra thông tin, hướng dẫn khách vào bàn…
 Nhân viên tiếp thực (Food Runner): Chịu trách nhiệm chuẩn bị, vận
chuyển đồ ăn ra điểm chờ để nhân viên phục vụ chuyển tới bàn cho
khách.
 Nhân viên tiệc (Event Staff): Trách nhiệm giống như nhân viên phục
vụ.
 Nhân viên pha chế (Bartender/ Barista): Chịu trách nhiệm pha chế đồ
uống theo yêu cầu của thực khách tại các quầy bar của nhà hàng, khách
sạn hoặc các quán bar, pub, club thậm chí là quán cà phê.
 Bộ phận bếp
Theo sơ đồ tổ chức, có thể mô tả nhiệm vụ chính của các thành viên bộ phận bếp
như sau:
 Bếp trưởng điều hành (Executive Chef): Chịu trách nhiệm điều hành,
giám sát mọi hoạt động của bộ phận bếp. Đảm bảo chất lượng món
phục vụ thực khách, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo duy
trì chi phí thực phẩm ở mức tiêu chuẩn nhà hàng khách sạn quy định.
Quản lý hàng hóa trong bếp. Quản lý công cụ, dụng cụ, tài sản được
giao. Tham gia hoạt động kinh doanh, tuyển chọn và đào tạo nhân viên
bếp.
 Bếp phó điều hành (Executive Sous Chef): Chịu trách nhiệm thay mặt
bếp trưởng giải quyết công việc trong bếp, phối hợp điều hành hoạt
động bếp. Tham gia chế biến món ăn cho khách, phối hợp bếp trưởng
và Chef de Cuisine lên menu cho nhà hàng. Hỗ trợ tuyển dụng, đào tạo
bồi dưỡng nhân sự bếp. Quản lý trang thiết bị bếp và phối hợp làm việc
cùng các bộ phận khác.
 Đầu bếp chính (Chef de Cuisine): Chịu trách nhiệm chế biến món ăn,
sáng tạo thực đơn, giám sát công việc nấu nướng theo thực đơn, quản lý
các đầu bếp thuộc nhiều bếp khác nhau.
 Nhân viên bếp (Kitchen Staff): Chịu trách nhiệm chuẩn bị nguyên vật
liệu, sơ chế, mạ đồ chuẩn bị cho nấu nướng phục vụ thực khách, kiểm
tra hàng hóa, thực phẩm nhập vào bếp. Đồng thời kiểm tra thực phẩm
còn tồn đọng từ đó đưa ra hướng xử lý phù hợp tránh vất bỏ, gây lãng
phí. Chế biến món ăn phục vụ thực khách được coi là công việc chính
của nhân viên bếp.
 Phụ bếp (Commis chef): Chịu trách nhiệm hỗ trợ nhân viên bếp chính,
đầu bếp chuẩn bị chế biến món ăn, chuẩn bị nguyên liệu, chuẩn bị gia
vị, chuẩn bị bát đĩa, sơ chế, hỗ trợ nấu nướng. Giữ gìn vệ sinh và bảo
quản máy móc thiết bị bếp.
 Nhân viên tạp vụ (Stewarding): Chịu trách nhiệm rửa bát đĩa theo quy
trình, đảm bảo vệ sinh khu vực chuẩn bị đồ ăn, vệ sinh nhà bếp, làm
sạch bát đĩa, dụng cụ làm bếp và các công việc khác.
 Bộ phận an ninh
Nhiệm vụ chính:
 Trưởng bộ phận an ninh: Chịu trách nhiệm cao nhất trong bộ phận an ninh
của khách sạn. Đảm bảo an ninh, an toàn cho nhân viên, khách hàng và tài
sản của khách sạn. Trưởng bộ phận an ninh, phân công giám sát công việc,
tuyển dụng và đào tạo nhân viên.
 Nhân viên an ninh: Chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh, an toàn cho con người
và tài sản trong khách sạn. Kiểm soát người và tài sản, tuần tra giám sát, vận
hành thiết bị an ninh, thiết bị PCCC,…
1.3. GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Khách sạn chủ yếu kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống. Hiện nay cùng với việc phát
triển của ngành du lịch và cuộc cạnh tranh thu hút khách, hoạt động kinh doanh khách
sạn không ngừng được mở rộng và đa dạng hoá. Ngoài hai dich vụ trên, các khách sạn
cũng bổ sung các hoạt động khác như phục vụ vui chơi, giải trí…
Khách sạn nào cũng có cơ cấu tổ chức cụ thể dựa vào mô hình và quy mô của khách
sạn đó. Khách sạn thường được chia theo chức năng thành các bộ phận riêng biệt: bộ
phận lễ tân, bộ phận buồng phòng, bộ phận nhà hàng & quầy uống, bộ phận kế toán,
bộ phận kĩ thuật, bộ phận bảo vệ, bộ phận kinh doanh tổng hợp, bộ phận nhân sự…
Mỗi bộ phận đều có chức năng, nhiệm vụ cụ thể, quan trọng đảm bảo khách sạn hoạt
động trơn tru, hiệu quả nhất.
Các sản phẩm, dịch vụ theo mùa, quy trình đưa ra các sản phẩm: valentine, noel, tết,
trung thu,… Quảng bá các sản phẩm, dịch vụ: các trang thương mại điện tử: facebook,
tiktok,…sale call, xây dựng website riêng cho khách sạn, xây dựng độ nhận diện
thương hiệu. Tiêu chuẩn đặc thù của bộ phận F&B: An toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ
môi trường, giảm thiểu sử dụng vật dụng làm từ nhựa, hút thuốc nơi công cộng.
Nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng, xác định được khách hàng của mình là
ai, họ có nhu cầu gì, thị trường đang có xu hướng ra sao,… Từ đây, sẽ có hình dung về
khách hàng, sản phẩm của mình. Luôn đặt trải nghiệm của khách hàng trên hết, bởi
vậy khi khách hàng gặp bất cứ vướng mắc nào, hoặc thậm chí ngay cả khi khách hàng
chưa phát sinh nhu cầu, nhân viên đã hỗ trợ hơn cả mong đợi.
CHƯƠNG 2. HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TẠI HỒNG BẢO THẠCH
HOTEL
2.1. THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ TẠI ĐƠN VỊ THỰC TẬP
2.1.1. Nhiệm vụ được giao trong quá trình thực tập
 Kiểm tra nguyên liệu, thực phẩm tồn, nắm số liệu cụ thể, tính toán rồi lên
kế hoạch đặt hàng. Đồng thời kiểm tra, chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu,
vật dụng, thiết bị cần thiết cho quá trình chế biến, đảm bảo vệ sinh cho
toàn bộ thiết bị cũng như khu vực bếp được phân công.
 Kiểm tra hàng hoá trước khi nhập, đối chiếu số lượng thực tế với số liệu kê
khai trong đơn nhập hàng. Báo cáo cho cấp trên chất lượng hàng hóa và
tình trạng thừa, thiếu hàng hóa.
 Thông báo cho các bộ phận liên quan khác tình trạng các món ăn tạm
ngừng phục vụ hoặc món ăn đặc biệt trong ngày, đảm bảo thông tin được
phổ biến đầy đủ và chính xác nhất.
 Tiếp nhận order của khách, phân công công việc cụ thể trong bộ phận đảm
nhận. Phối hợp với các bộ phận khác hoàn thành nhiệm vụ được giao trong việc
chế biến món ăn kịp thời, chính xác, chất lượng và đẹp mắt theo quy định hoặc
theo yêu cầu của khách hàng trong suốt quá trình làm việc.
 Chịu trách nhiệm kiểm tra về số lượng, chất lượng, định lượng của món ăn,
đảm bảo món ăn đã được chuẩn bị, chế biến và trình bày theo đúng quy trình,
tiêu chuẩn theo quy định, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm,
yêu cầu của khách hàng.
 Giải quyết kịp thời các sự cố xảy ra trong quá trình chế biến món ăn, sự phàn
nàn của khách hàng. Báo cho cấp trên những tình huống nghiêm trọng vượt quá
tầm kiểm soát.
 Kiểm tra vào cuối mỗi ca trước khi giao ca. Đảm bảo mọi thứ vẫn hoạt động
bình thường.
2.1.2. Mô tả công việc hằng ngày
- Trước khi vào ca:
 Tất cả nhân viên đều phải có mặt trước trong bếp trước giờ quy định 10-15
phút
 Tất cả nhân viên phải thực hiện việc mặc đồng phục đúng quy định
 Bộ phận nhân viên bên dưới phải đảm bảo tuân theo mệnh lệnh của cấp
trên ( như bếp phó hay bếp trưởng,…)
 Cá nhân hay nhóm nhân viên được giao nhiệm vụ chuẩn bị các vận dụng,
thiết bị hay nguyên vật liệu…thì phải đảm bảo mình nắm rõ tất cả thông
tin và số món, thực đơn các món ăn và khung giờ phục vụ đặt sẵn ( nếu có )
 Đặc biệt, các bếp phó, bếp trưởng có nhiệm vụ kiểm tra điều kiện làm việc
của bộ phận bếp, đưa ra các chỉ thị cũng như phân công các công việc cụ
thể cho mỗi nhân viên hay nhóm nhân viên vào đầu ca làm việc
- Khi đã vào ca làm việc:
 Tất cả nhân viên bộ phận bếp phải đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ tuyệt
đối trong suốt thời gian làm việc
 Các nhân viên phải luôn có tác phong nhanh nhẹn, tư thế sẵn sang phục vụ
cũng như giữ thái độ niềm nở, lịch sự hay nhiệt tình, bình tĩnh và kiên
nhẫn trong cả ca làm việc
 Luôn chắc chắn các dụng cụ, thiết bị chế biến đã được tẩy rửa sạch sẽ, đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
 Đảm bảo các nguyên vật liệu, thực phẩm trước khi chế biến đạt tiêu chuẩn
về số lượng, chất lượng cũng như vệ sinh, an toàn.
 Luôn mang các đồ bảo hộ trong quá trình chế biến. Ví dụ như găng tay,
khẩu trang, mũ đầu bếp, tạp dề….
 Đảm bảo món ăn đạt số lượng và chất lượng theo quy định
- Khi kết thúc ca, giao ca
 Các nhân viên phải tiến hành vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng toàn bộ khu vực
bếp. Thu gom, xử lý rác thải đúng quy định
 Phải đảm bảo hết các thiết bị điện, khoá các chốt gas và trang bị tốt công
việc PCCC, chữa cháy để phòng ngừa các tai nạn có thể xảy ra.
2.1.3. Mô tả một số quy trình bộ phận
2.1.3.1. Quy trình bộ phận Bar
 Ngâm bồn xà bông vừa đủ để rửa ly tại quầy. Pha café Việt Nam khi khách
order.
 Rửa và lau ly, muỗng café,…Châm thêm ly, tách, muỗng café, thức uống
vừa đủ với số lượng khách còn lại trên danh sách khách phòng.
 Hỗ trợ dọn và set up lại bàn khi đông khách.
 Hỗ trợ các nhân viên khác trong ca khi cần.
 Rửa và vệ sinh sạch các bình đựng thức uống, tấm mat và mâm,…
 Tắt và vệ sinh máy espresso, máy hâm trà và café (warmer)
 Lau chùi và làm sạch quầy bar
 Chuẩn bị các dụng cụ và thực phẩm: miếng lót quầy, khay, hộp đựng trái
cây, menu nước uống, cây khuấy, ống hút, lót ly, khăn giấy, gạt tàn thuốc,
hũ đường, que diêm, các loại ly,….
 Bổ sung các loại hàng hoá làm đầy và sắp đặt theo vị trí đã định
 Kiểm tra lần cuối cùng các dụng cụ bar như: công cụ mở chai rượu, xúc
đá, kẹp trái cây,…
 Ngoại hình, đầu tóc, trang phục cần được chỉnh chu
2.1.3.2. Quy trình bộ phận Bếp

Hình 1. Sơ đồ quy trình chế biến và bảo quản thức ăn


 Nhập hàng, kiểm tra chất lượng hàng hoá
 Hàng hóa nhập về phải tiến hành kiểm tra kỹ về số lượng, chất lượng và
nguồn gốc xuất xứ. Đảm bảo tất cả các nhà cung cấp hàng hóa đều có giấy
chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
 Kiểm tra hàng hóa bằng sự quan sát thông qua màu sắc, mùi và các biểu
hiện bên ngoài. Các thực phẩm nhập về phải đảm bảo:
 Đối với thực phẩm sống phải đảm bảo tươi ngon, không bị ôi thiu
 Đối với rau, củ, quả phải tươi, không bị héo, úa
 Đối với gia vị, hàng khô phải đảm bảo rõ suất xứ, còn hạn sử dụng,
không bị ẩm mốc
 Đối với thực phẩm đông lạnh phải giữ lạnh khi nhập và có hạn sử
dụng
 Đối với thực phẩm đóng hộp phải đảm bảo nguyên hình, không dập
méo, vẫn nằm trong hạn sử dụng
Thực phẩm sau khi đạt yêu cầu phải được mang ngay vào khu vực chế biến và bảo
quản. Lập biên bản và trả lại nhà cung cấp những hàng hóa không đạt yêu cầu.
 Sơ chế thực phẩm
 Thực phẩm, hàng hóa sau khi nhập, kiểm tra chất lượng sẽ được phân loại,
tiến hành sơ chế và bảo quản theo quy trình
 Đối với thực phẩm: được rửa sạch, sơ chế và bảo quản trong các loại tủ
chuyên dụng với nhiệt độ thích hợp
 Đối với rau, củ, quả: được gọt vỏ, cắt gốc, rửa sạch và ngâm qua nước
muối với nồng độ thấp hoặc xử lý bằng máy chuyên dụng để khử trùng,
tẩy rửa vệ sinh đảm bảo an toàn nếu chế biến ngay hoặc cho vào túi ni-
lon để bảo quản nếu chưa chế biến
 Đối với gia vị, hàng khô; thực phẩm đông lạnh, thực phẩm đóng hộp:
được phân loại và bảo quản theo từng khu vực, vị trí cụ thể trong kho
 Chế biến thực phẩm
 Quá trình chế biến thực phẩm phải đảm bảo:
 Khu vực chế biến thực phẩm sống như thịt, cá, hải sản phải tách riêng
với khu vực bếp để tránh vi khuẩn xâm nhập
 Khu vực salad và bánh phải được phân biệt riêng với đồ chưa ăn ngay
và đồ có thể ăn ngay
 Dùng thớt màu để phân biệt thực phẩm sống và chin
 Các dụng cụ chế biến và dụng cụ chứa thực phẩm phải được vệ sinh
sạch sẽ
 Bảo quản
 Các thức ăn đã chế biến xong thì tiến hành bảo quản bằng các thiết bị bảo
quản chuyên dụng (giữ nóng thức ăn hoặc bọc màng thực phẩm) chuẩn bị
đến giờ quy định thức ăn sẽ được chia vào các suất ăn theo định lượng như
quy định và phục vụ thực khách.
 Các thực phẩm chưa chế biến ngay thì tiến hành bảo quản. Cụ thể:
 Đối với thực phẩm sống như thịt, cá: được giữ lạnh dưới 50C nếu sử
dụng ngay trong ngày hoặc cấp đông để bảo quản nếu không sử dụng
hết.
 Đối với rau, củ, quả: được bảo quản trong tủ mát dưới 8 0C và sử dụng
tối đa trong vòng 24h để đạt chất lượng tốt nhất.
 Đối với thực phẩm đóng hộp: được bảo quản ở kho khô và thực hiện
theo đúng quy trình “hàng nhập trước - dùng trước”
 Đối với thực phẩm đông lạnh: được cho ngay vào tủ đông. Khi cần phải
thực hiện đúng quy trình dã đông và sử dụng vừa đủ theo yêu cầu
 Trứng thì được giữ trong tủ mát, kiểm tra nhiệt độ thích hợp để dùng
được lâu hơn
 Tất cả các thực phẩm tại Bếp phải được gắn tem bao gồm tên thực phẩm,
mác ngày để theo dõi thời gian sử dụng
 Các thực phẩm khi bảo quản trong tủ lạnh phải được tách riêng giữa sống
và chín, giữa thịt và cá
 Thường xuyên vệ sinh thiết bị, dụng cụ và khu vực bảo quản thực phẩm,
tiến hành kiểm tra thường xuyên, định kỳ thực phẩm để đảm bảo chất
lượng.
2.1.3.3. Quy trình bộ phận Bàn
 Chuẩn bị trước giờ ăn
Quá trình ăn uống rất phức tạp và tỉ mỉ nên cần được chuẩn bị chu đáo cẩn thận.
Chuẩn bị trước giờ ăn là nhiệm vụ của mỗi nhân viên phục vụ bàn. Cụ thể các
công việc như: quét dọn, lau chùi bàn ghế, lau chùi tất cả dụng cụ ăn uống, gấp
khăn ăn, cắm hoa tươi, trút gia vị vào lọ đựng gia vị, xem kỹ thực đơn trong ngày
hoặc thực đơn bữa,…
 Chào đón và xếp chỗ ngồi
Đón tiếp khách nằm trong khuôn khổ giao tiếp, có thể nói đây là ấn tượng ban
đầu đối với khách. Khi khách bước vào nhà hàng, tiếp viên cần vui tươi, niềm nở,
đón chào khách ngay từ ngoài cửa. Tiếp tân chào khách và hỏi xem khách đã đặt
bàn trước chưa. Nếu khách đã đặt bàn trước, nhân viên sẽ hỏi tên người đặt bàn
và hướng dẫn khách đến bàn đã được đặt sẵn. Tiếp đến, phục vụ nhẹ nhàng giúp
kéo ghế, đợi khách vào chỗ, đẩy ghế vào, mời khách ngồi
 Giới thiệu thực đơn
Nhân viên bàn phải trình thực đơn cho khách xem. Trong thời gian khách chọn
món ăn, người phục vụ có thể giới thiệu luôn về những món ăn mới, đặc sản của
nhà hàng. Tiếp theo, ghi nhận yêu cầu của khách nhằm để khẳng định lại món
ăn, thức uống mà khách đã chọn. Sau cùng là thu lại thực đơn.
 Chuyển yêu cầu của khách cho bộ phận bếp, bar
Nhân viên bàn sẽ chuyển tờ ghi nhân thực đơn đến bộ phận bếp nếu khách gọi
món ăn, chuyển đến bộ phận bar nếu khách gọi thức uống.
Khi nhận các món ăn, đồ uống thì nhân viên phục vụ nên theo dõi, đối chiếu xem
số lượng, tên món ăn ghi trong phiếu đã khớp chưa để kịp thời điều chỉnh nếu sai
sót.
 Phục vụ khách ăn uống
Đây là công đoạn ảnh hưởng lớn đến sự thành công hay thất bại nghề nghiệp của
người phục vụ. Đòi hỏi người phục vụ phải điêu luyện trong cách thức thực hiện
các thao tác kỹ thuật phục vụ, xử lý nhanh chóng đối với từng tình huống cụ thể
phát sinh.
 Thanh toán
Khi khách tỏ dấu hiệu đã dùng xong bữa, nhân viên trinhf hoá đơn cho khách.
Có hai cách trình hoá đơn: đặt úp tờ hoá đơn trên một đĩa nhỏ rồi mời khách
thanh toán ở quầy, sau đó lùi ra bàn khách hoặc ngửa tờ hoá đơn trên khay nhỏ
mang đến cho khách. Phục vụ bàn nhận tiền và gửi trả tiền thừa cho khách nếu
có.
Tiếp thu ý kiến khách hàng về: chất lượng món ăn, cơ sở vật chất, đội ngũ nhân
viên,…
 Tiễn khách
Chào khách, cảm ơn và tỏ ý hoan nghênh khách lần khác lại tới. Kiểm tra xem
khách có quên gì không, nếu có thì trao trả cho khách ngay.
Sau khi khách về, nhân viên thu dọn nhanh chóng. Xếp lại bàn ghế rồi quét và
lau nhà. Cuối cùng bày bàn lại theo yêu cầu và chờ đón khách mới.
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TẠI HỒNG BẢO
THẠCH HOTEL
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ THỰC TẬP
3.1. VỀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
Sau 1 thời gian học tập ở trường và thực tập tại, em nhận thấy lí thuyết và thực hành
phải luôn đi đôi với nhau, lí thuyết là nền tảng cho thực tiễn và thực tiễn cũng là kết
quả của việc áp dụng nhuần nhuyễn lý thuyết. Chỉ khi đi kiến tập, cọ xát với thực tế thì
em mới thấy đươc cần có nhiều kĩ năng, cũng như phải vạch trước kế hoạch thì khi bắt
tay thực hiện mới mong đạt được hiệu quả.
Để đạt đựơc hiệu quả, ngoài những kiến thức ở trường em còn phải trang bị cho mình
kỹ năng mềm, đó là những kỹ năng học hỏi trong thực tế và biến chúng thành thế
mạnh cho bản thân mình. Như là kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng sáng tạo, tư duy,
quan sát, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình..
3.2. VỀ THÁI ĐỘ, VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO BẢN THÂN
- Bài học thứ nhất: Sự chủ động
 Ở trường các bạn có thể có tính ì, đợi thầy cô hay bạn bè nhắc mới bắt đầu học,
chúng em bắt đầu nghiên cứu, bắt đầu làm bài, có khi còn chống đối bỏ bài bỏ tiết.
Hay đến kỳ thi rồi mới bắt đầu ôn bài, có khi còn không ôn bài mà đã đi thi.
 Nhưng ở nhà hàng thực tập lại khác, tất cả mọi người đều có công việc riêng của
mình, công việc của mình bạn phải chủ động giải quyết, có vấn đề khúc mắc phải
tự tìm hiểu hoặc hỏi đồng nghiệp của mình.
 Bên cạnh đó nếu bạn là 1 người chủ động trong công việc, bạn sẽ có thêm nhiều
lợi thế, thu thập nhiều dữ liệu hơn Từ đó, công việc trở nên thuận lợi hơn. Và cơ
hội thăng tiến cũng sẽ cao hơn.
- Bài học thứ hai: Rút kinh nghiệm từ thực tế
 Thực tập là thời gian vô cùng bổ ích, nhờ có khoảng thời gian mà bạn có được rất
nhiều những trải nghiệm, kinh nghiệm quý báu từ thực tế.
 Nó sẽ là bài học kinh nghiệm trong báo cáo kiến tập giúp bạn có kết quả tốt hơn.
 Những bài học này sẽ không có một ngôi trường nào cung cấp cho bạn mà chỉ có
thể học nó từ trường đời, từ chính bản thân mình.
 Kết quả đạt được sau khi thực tập sẽ giúp bạn hoàn thiện bản thân hơn cả về kiến
thức, kỹ năng và phong cách sống.
 Các bài học thực tế ở đây cũng sẽ là những bước đệm giúp bạn phát triển bản thân
tốt hơn trong các công việc tiếp theo.
- Bài học thứ ba: Có thêm nhiều mối quan hệ mới
 Khi đi học mối quan hệ của bạn chỉ có bạn bè, người thân, thầy cô thì giờ đây sau
kỳ thực tập bạn sẽ có thêm nhiều đồng nghiệp mới, bạn tâm giao mới,… giúp ích
rất nhiều cho công việc và cuộc sống sau này của bạn.
 Hãy biết cách duy trì những mối quan hệ này, vì bạn biết đấy, không biết khi nào
bạn sẽ gặp lại họ và được họ giúp đỡ lại đâu.
 Hơn nữa, những mối quan hệ này, cũng sẽ dạy cho biết thêm về cách cư xử trong
mối quan hệ đồng nghiệp,như:
– Mối quan hệ với đồng nghiệp thì nên như thế nào?
– Cách khiến đồng nghiệp với mình trở nên thân thiện hòa nhã hơn?
– Cách để đồng nghiệp chủ động giúp đỡ mình
– Cách để đồng nghiệp không trở thành đối thủ với mình?
- Bài học thứ tư: Học hỏi nhiều kiến thức, kỹ năng mới
 Kỹ năng mềm là kỹ năng mà các bạn sinh viên đều mong muốn có được, càng
nhiều, càng giỏi càng tốt nhưng môi trường nhà trường không đủ để các bạn rèn
luyện được tất cả, chính môi trường thực tập sẽ cho bạn biết bạn cần gì, bạn phải
rèn luyện những kỹ năng đó như thế nào.
 Bài học kinh nghiệm sau khi đi thực tập bạn sẽ giúp bạn trưởng thành hơn rất
nhiều, suy nghĩ chín chắn hơn và định hướng tương lai của mình một cách rõ ràng
hơn.
- Bài học thư năm: Hiểu bản thân mình hơn, biết cách ứng xử
 Thời gian thực tập cũng là khoảng thời gian giúp bạn thể hiện được bản thân mình
trong cả công việc và cách ứng xử
 Từ đó, bạn sẽ biết rõ hơn thứ mình cần, thứ mình muốn, điểm mạnh và điểm yếu
của bản thân.
 Bên cạnh đó, việc thay đổi môi trường hoạt động, sẽ khiến bạn tiếp xúc với nhiều
người hơn. Từ đó bạn sẽ học được cách để ứng xử với từng người một.
 Tùy theo vị trí và thái độ của người đó để có những cách cư xử phù hợp nhất.
 Đặc biệt, hãy nhớ thật khôn khéo với cả sếp lẫn đồng nghiệp.
 Đừng quá thể hiện bản thân mình mà làm cho đồng nghiệp chán ghét
 bạn. Bạn sẽ làm mích lòng họ. Và có thể, họ sẽ không cho bạn được thoải mái nữa
đâu.
 Các kinh nghiệm tích luỹ được:
 Các quy trình trước, trong và sau khi phục vụ buffet sáng.
 Những lưu ý trong quá trình phục vụ khách ăn buffet sáng.
 Quy trình chuẩn bị và phục vụ tiệc.
 Quy trình chuẩn bị và những lưu ý khi phục vụ room services.
 Có kinh nghiệm hơn trong việc xử lý tình huống và giải quyết các
yêu cầu của khách.
 Điểm mạnh và điểm yếu của bản thân:
 Điểm mạnh: Luôn cố gắng làm việc chăm chỉ, nghiêm túc, làm việc
có trách nhiệm, chỉnh chu hơn trong công việc.
 Điểm yếu:
 Chưa nhạy bén khi xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình
phục vụ khách hàng.
 Khả năng ghi nhớ công việc còn chưa tốt.
 Chưa thật sự nhanh nhẹn, hoạt bát trong công việc.
 Khả năng ngoại ngữ còn kém
 Từ những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, em đề ra phương hướng, các
việc cần làm để cải thiện và phát triển bản thân:
 Cải thiện vốn tiếng Anh nhiều hơn bằng các khoá học tiếng Anh, khoá
luyện thi tiếng Anh
 Dành thời gian rèn luyện khả năng ghi nhớ của bản thân.
KẾT LUẬN
Trải qua hơn 2 tháng thực tập tại Hồng Bảo Thạch Hotel, em đã có cho mình những

kiến thức thực tiễn cũng như những kinh nghiệm thực tế từ việc thực tập tại nhà hàng

về vị trí phụ bếp, đã giúp em hiểu được tính chất của công việc sau này. Khi hiểu rõ

được tính chất công việc và có cơ hội giao tiếp trực tiếp nhiều hơn với khách hàng để

nắm được nhu cầu từ khách hàng, cũng từ đó mà ta mới có thể định hướng được nghề

nghiệp tốt cho bản thân mình. Được thực tập trong bộ phận phụ bếp tại Hồng Bảo

Thạch Hotel là một vinh hạnh cho riêng em cũng như các bạn, anh, chị khác tại đây.

Bài báo cáo thực tập này là toàn bộ tất cả những gì em thu thập và học hỏi được trong

suốt quá trình thời gian thực tập. Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các bộ phận

quản lý, bộ phận bếp cũng như các anh chị làm việc tại bộ phận bếp đã tạo điều kiện

và giúp đỡ em suốt quá trình đi thực tập và làm bài báo cáo. Và cuối cùng gửi lời cảm

ơn sâu sắc đến cô Phạm Thị Thắm đã tận tình hướng dẫn để hoàn thành bài báo cáo

thực tập này.

Do thời gian thực tập khá ít nên bài bài báo cáo cũng không tránh khỏi sự thiếu sót

nhất định. Kính mong nhận được sự góp ý, đánh giá, nhận xét đến từ cô để em biết

được những sai sót của mình từ đó có thể sửa chữa và rút ra được thêm kinh nghiệm và

kiến thức cho bản thân sau này. Em xin chân thành cảm ơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://hongbaothachhotel.com/cafe-ruby/soda-viet-quat.html
https://123docz.net/trich-doan/2720281-khai-niem-ve-quy-trinh-phuc-vu-ban.htm
https://www.hoteljob.vn/tin-tuc/so-do-quy-trinh-che-bien-va-bao-quan-thuc-an-
trong-bo-phan-bep
https://www.cukcuk.vn/15889/quy-trinh-lam-viec-cua-nhan-vien-bar-2/
PHỤ LỤC
Phụ lục hình ảnh

Hình 1. Nhà hàng ABC Hình 2. ........


(Nguồn: Tác giả) (Nguồn:Tạp chí ........)

Hình 3. ........ Hình 4. ........


(Nguồn: Nguyễn Văn A........) (Nguồn: ........)

Hình 5. ........ Hình 6. ........


(Nguồn: Báo Tuổi trẻ.) (Nguồn: Báo Dân Trí)

You might also like