You are on page 1of 33

Chương 5

KHÁI LƯỢC VỀ
QUẢN TRỊ KINH DOANH
Giảng viên: TS. Phạm Hương Thảo
1
NỘI DUNG
1 • 5.1. Khái lược về quản trị kinh doanh

2 • 5.2. Xu hướng phát triển mô hình quản trị kinh doanh


• 5.3. Các nguyên tắc cơ bản trong quản trị kinh doanh
3

• 5.4. Các phương pháp quản trị kinh doanh


4

5 • 5.5. Các trường phái lý thuyết quản trị chủ yếu


5.1. KHÁI LƯỢC VỀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÁI NIỆM QTKD

XD hệ thống HOẠT ĐỘNG


XD quy trình KINH DOANH
NHÀ QUẢN THỰC
CỦA DN
Ra quyết định TRỊ HIỆN MỤC
(Quản trị các
TIÊU CỦA
nguồn lực DN)
DN

3
5.1. KHÁI LƯỢC VỀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỐI TƯỢNG CỦA QUẢN TRỊ KINH DOANH

 Tập thể người lao động trong một doanh nghiệp


 Xét đến cùng QTKD là QT con người và thông qua con người để tác động đến
các nguồn lực khác như nguyên vật liệu, công nghệ, cơ sở hạ tầng, các yếu tố bên
ngoài doanh nghiệp… nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

4
5.1. KHÁI LƯỢC VỀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHÁI NIỆM QTKD


 QTKD là quản trị các hoạt động kinh doanh nhằm duy trì, phát triển một/các
công việc kinh doanh của một DN nào đó.
 QTKD là tổng hợp các hoạt động kế hoạch hóa, tổ chức, kiểm tra sự kết hợp
các yếu tố sản xuất một cách hiệu quả nhất nhằm xác định và thực hiện mục
tiêu cụ thể trong quá trình phát triển của DN.
 QTKD là tổng hợp các hoạt động xác định mục tiêu và thông qua những
người khác để thực hiện các mục tiêu của DN trong môi trường kinh doanh
thường xuyên biến động.

5
5.1. KHÁI LƯỢC VỀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHÁI NIỆM QTKD


QTKD là tập hợp các hoạt động có liên quan và tương tác mà một
chủ thể kinh doanh tác động lên tập thể những người lao động
trong DN để sử dụng một cách tốt nhất mọi nguồn lực, tiềm năng
và cơ hội của DN trong hoạt động kinh doanh nhằm đạt được mục
tiêu đề ra theo đúng luật định và thông lệ kinh doanh.

6
5.1. KHÁI LƯỢC VỀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

MỤC ĐÍCH CỦA QTKD


Duy trì và thúc đẩy hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo sự tồn tại và
vận hành của toàn bộ DN, hướng vào mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
Đảm bảo thực hiện khối lượng công việc (Tạo ra SP/DV) đạt hiệu quả
KT-XH cao nhất
Đưa DN phát triển vững chắc trong MTKD biến động

7
5.1. KHÁI LƯỢC VỀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẶC ĐIỂM CỦA QTKD
Được XĐ bởi
chủ SH và
người điều
• 4 Đặc điểm chính hành D N

Tính liên tục Luôn gắn với môi


trường bên trong và
(hoạt động giám sát) bên ngoài DN

Tính tổng hợp và


phức tạp (Quản trị tài
chính, sx và tác nghiệp,
8
chuỗi cung ứng, chất
lượng…)
5.1. KHÁI LƯỢC VỀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHỨC NĂNG CỦA QUẢN TRỊ KINH DOANH

 Lập kế hoạch
 Điều khiển (Chỉ huy) Mỗi tổ chức bao giờ cũng có yếu tố con người và công
việc của nhà quản trị là làm thế nào để đạt được mục tiêu của tổ chức bằng và thông
qua người khác. Đây chính là chức năng lãnh đạo.
 Tổ chức Chức năng Tổ chức bao gồm quá trình xác định những nhiệm vụ phải
được thực hiện, người thực hiện các nhiệm vụ đó, cách thức phân nhóm các nhiệm vụ,
ai sẽ phải báo cáo cho ai, và cấp nào sẽ được ra quyết định.
 Phối hợp
 Kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh (Chức năng kiểm soát)
9
• MINH HỌA
• Một công ty kinh doanh quốc tế nổi tiếng tuyển người quản lý nghiệp vụ với mức lương vô cùng hấp dẫn. Có rất
nhiều người đến xin thi tuyển. Trong số đó có một ứng viên trẻ tuổi có điều kiện rất tốt, tốt nghiệp ở một trường đại
học danh tiếng, lại có kinh nghiệm làm việc ba năm ở một công ty nước ngoài.
• Vì vậy khi đứng trước ban tuyển dụng, anh tỏ ra rất tự tin. Vị chủ khảo bắt đầu hỏi anh:
• - Công việc cụ thể của anh khi ở công ty nước ngoài là gì?
• - Tôi nghiên cứu trồng rau xanh.
• - Vậy theo anh, đối với một nhân viên nghiệp vụ thì khách hàng quan trọng hay sản phẩm quan trọng?
• Anh thanh niên suy nghĩ một lúc rồi nói:
- Tôi nghĩ khách hàng là quan trọng.
Chủ khảo nhìn anh ta một lần nữa rồi hỏi:
- Anh nghiên cứu rau xanh thì cũng biết là trong các loại rau, cây đuôi chồn chủ yếu được xuất khẩu sang Nhật. Trước
đây tiêu thụ rất tốt, sản xuất bao nhiêu thì tiêu thụ bấy nhiêu. Nhưng mấy năm trở lại đây, các công ty nước ngoài lại
không đặt hàng nữa. Theo anh là vì sao?
• - Vì rau không tốt!
• - Anh thử nói xem vì sao lại không tốt.
• - Ừm...Người thanh niên dừng lại trong giây lát rồi tiếp tục - Vì chất lượng không tốt.
• Chủ khảo nhìn lại anh ta rồi nói: 10

• - Tôi dám khẳng định là anh chưa từng ra ruộng rau!


• Người thanh niên nhìn vị chủ khảo, im lặng trong ba mươi giây, không tỏ vẻ đồng ý hay phản đối phán đoán vừa rồi,
mà hỏi lại:
• - Ngài có thể nói là tại sao ngài lại biết tôi chưa từng ra ruộng rau được không?
• - Nếu anh đã từng đến ruộng rau thì anh phải biết tại sao rau lại không tốt. Thời gian thu hoạch cây đuôi chồn tốt nhất
là trong vòng trên dưới mười ngày. Lúc đó cây đang xanh tươi nhất và cũng ngon nhất, thu hoạch sớm cũng không được,
mà muộn cũng không được. Sau đó, phải để dưới đất phơi nắng một ngày, ngày hôm sau lại lật lên và phơi tiếp một
ngày nữa để nước trong rau bốc hơi hết. Xong xuôi, sẽ bó rau thành từng bó và đóng gói. Khi sử dụng chỉ cần nhúng
rau vào nước một chút là được. Nhưng bây giờ, để tiết kiệm thời gian và bán được nhiều hàng, người nông dân sau khi
lấy rau về không phơi nắng nữa, mà chất rau vào lò sấy. Như vậy chỉ cần có hai tiếng là rau đã khô. Cách gia công này
khiến rau nhìn bề ngoài không thay đổi, nhưng khi ăn, dù có ngâm thế nào cũng vẫn cứ dai và cứng như là rau đã già,
không thể ăn được. Các công ty nước ngoài sau khi phát hiện đã cảnh cáo chúng ta một lần, rồi hai lần mà tình hình
vẫn không có gì tiến triển, nên họ mới quyết định không đăt hàng nữa.
• Anh thanh niên nghe xong, cúi đầu xấu hổ:
• - Đúng là tôi chưa từng đi đến đơn vị sản xuất nên không biết được chuyện ngài vừa nói.
• Anh thanh niên lòng đầy tiếc nuối bước ra khỏi trụ sở công ty. Anh ta là ứng viên có nhiều triển vọng nhất, nhưng cuối
cùng lại không được lựa chọn. Kết quả này chúng ta đã biết ngay sau khi ra khỏi phòng thi. Anh biết rất rõ rằng, một công
ty kinh doanh quốc tế nổi tiếng như vậy sẽ không bao giờ tuyển dụng một nhân viên, tuy có kinh nghiệm làm viêc ba
năm nhưng toàn đi ăn nhậu, bù khú với khách hàng, mà không hề bước chân xuống thực địa như anh. Anh cũng giống như
những người nông dân muốn có nhiều cây đuôi chồn kia, muốn tiết kiệm hai ngày phơi nắng, nhưng cuối cùng chính
họ hoá ra lại bị...' phơi áo'.
• Hãy phân tích các đặc điểm của hoạt động quản trị kinh doanh thông qua tình huống minh họa. 11
5.2 CƠ SỞ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ
1. QTKD TRÊN CƠ SỞ TUYỆT ĐỐI HÓA ƯU ĐIỂM CỦA CHUYÊN MÔN HÓA

 Cơ sở tổ chức quản trị là chuyên môn hóa công việc của từng bộ phận, cá
nhân, cách tiếp cận hàng dọc
 Xu hướng của QTKD truyền thống dựa trên nền tảng tuyệt đối hóa ưu
điểm của chuyên môn hóa vì vậy cơ sở để tổ chức quản trị là chuyên
môn hóa công việc của từng bộ phận, cá nhân
 QTKD truyền thống coi quản trị theo chức năng là không thể thiếu,
thực chất chính là chuyên môn hóa
hoạt động quản trị

1
5.2 CƠ SỞ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ
QTKD TRÊN CƠ SỞ TUYỆT ĐỐI HÓA ƯU ĐIỂM CỦA CHUYÊN MÔN HÓA
Ưu điểm: Là cách tốt nhất để thực hiện các hoạt động quản trị theo hướng CMH,
đảm bảo thực hiện đầy đủ sức mạnh và uy tín của các hoạt động cơ bản, tạo điều
kiện thực hiện chặt chẽ hoạt động kiểm tra, tạo điều kiện phát huy thế mạnh của mỗi
cá nhân, bộ phận, phòng ban.
Nhược điểm: Đồng nghĩa với việc chia cắt quá trình, CMH càng cao thì sự chia cắt
quá trình càng lớn.
Trong nhiều trường hợp cái lợi do CMH đem lại chưa chắc đã bù đắp được cái
hại do sự chia cắt quá trình Sự ra đời của QTKD theo xu hướng hiện đại

13
Chuyên môn hóa ( Work
specialisation)
• Chuyên môn hoá là quá trình nhận diện những công việc cụ thể và phân công các cá nhân hay nhóm
làm việc đã được huấn luyện thích hợp đảm nhiệm chúng.
• Một cá nhân hay nhóm làm việc có thể chuyên sâu vào một công việc hay công đoạn nào đó của
quá trình sản xuất.
 Nhóm các công việc theo chức năng hoạt động.
 Ưu điểm:
+ Hiệu suất cao trong việc phân phối các chuyên môn giống nhau, con người với các kỹ năng, kiến
thức và định hướng chung.
+ Dễ dàng trong điều phối bên trong mỗi chức năng.
+ Chuyên môn hóa sâu.
 Nhược điểm:
- Giao tiếp giữa các lĩnh vực chuyên môn bị hạn chế.
- Tầm nhìn hạn chế về mục tiêu của tổ chức. 14
5.2 CƠ SỞ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ
QTKD TRÊN CƠ SỞ ĐẢM BẢO TÍNH THỐNG NHẤT CỦA QUÁ TRÌNH KD
 Không tuyệt đối hóa ưu điểm của CMH mà lấy quá trình làm đối tượng, lấy
tính trọn vẹn của quá trình làm cơ sở để tổ chức các hoạt động QTKD
 QTKD theo cách tiếp cận dựa trên quá trình còn được gọi là tiếp cận theo
hàng ngang Nhấn mạnh vào giá trị gia tăng  DN cần xác định được các
quá trình của mình, phân loại và quản trị theo các quá trình
 QTKD hiện đại nhấn mạnh vào việc thống nhất các quá trình, nhìn nhận
được tính thông suốt của các quá trình và nhấn mạnh vào việc xác định các
mối quan hệ tương tác giữa các quá trình ( Khắc phục những nhược điểm
của QTKD truyền thống)

15
5.2 CƠ SỞ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ
QTKD TRÊN CƠ SỞ ĐẢM BẢO TÍNH THỐNG NHẤT CỦA QUÁ TRÌNH KD

 Theo xu hướng QT này, một vị trí, bộ phận, phòng ban không chỉ thực hiện
các công việc theo chiều dọc (chuyển thông tin lên cấp cao hơn hoặc thấp
hơn) mà còn phải quan tâm đến các mối quan hệ tương tác đối với vị trí, bộ
phận và phòng ban khác
Ưu điểm: Tăng cường tính hiệu quả của việc tạo ra các giá trị
Hạn chế: Không dễ thực hiện (chuẩn hóa các quá trình trong doanh nghiệp
và việc trao đổi thông tin giữa các vị trí, bộ phận, phòng ban)

16
5.2 CƠ SỞ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ
QTKD TRÊN CƠ SỞ ĐẢM BẢO TÍNH THỐNG NHẤT CỦA QUÁ TRÌNH KD

Các yêu
cầu

CÁC HOẠT ĐỘNG


Đầu vào Đầu ra

Các
nguồn
Số lượng quá trình tùy thuộc vào quyết lực
Vào quyết định của doanh nghiệp. (Hình 5.2 GT)
17
• TÌNH HUỐNG
• Ánh Sáng là một công ty TNHH thành công. Từ một công ty nhỏ sản xuất và kinh doanh mặt hàng thuỷ tinh
và phale, chỉ với 20 nhân viên, đến nay công ty đã phát triển và nâng tổng số nhân viên lên tới gần 200 người.
Ông Kiên – giám đốc công ty quyết định phát triển hoạt động kinh doanh bằng cách xây dựng nhà máy với
máy móc thiết bị hiện đại với tiêu chí hàng đầu vẫn là chất lượng. Hoạt động công ty đi vào chuyên môn hoá,
giám đốc không thể ra mọi quyết định như trước kia. Theo quy trình công ty đặt ra, bộ phận bán hàng khi đàm
phán hợp đồng với phía khách hàng cần tham khảo ý kiến của bộ phận sản xuất để đảm bảo đủ thời gian hoàn
thành đơn hàng. Sau một thời gian, bộ phận bán hàng đã nắm được phần nào thời gian cần thiết để hoàn thành
1 đơn hàng, phần do công việc bận rộn, phần biết rằng bộ phận sản xuất rất nhiệt tình, sẵn sàng làm thêm giờ
để hoàn thành đơn đặt hàng. Họ bắt đầu ít trao đổi thông tin với bộ phận kỹ thuật hơn. Mâu thuẫn nảy sinh từ
đó, khi số đơn hàng không ngừng được đưa về. Một số đơn hàng không báo trước, một số khác tuy có thông
báo nhưng lại thay đổi theo thoả thuận ban đầu. Bộ phận kỹ thuật và sản xuất liên tục phải chạy theo bộ phận
bán hàng, họ phải làm thêm giờ rất nhiều khiến mọi người rất mệt mỏi và khó chịu, một số nhân viên bỏ việc,
một số công đoạn cũng bị rút ngắn. Mặc dù phụ trách của 2 bộ phận này đã nhiều lần trao đổi và bộ phận bán
hàng hứa sẽ rút kinh nghiệm nhưng tình hình vẫn không được cải thiện. Bộ phận tài chính cũng kêu là số
khách hàng nợ tiền nhiều, khó đòi tăng lên trong thời gian gần đây. Nhiều cuộc tranh luận gay gắt đã diễn ra
trong các cuộc hop làm giám đốc Kiên đau đầu. Ông biết công ty kiếm được nhiều lợi nhuận từ những đơn
hàng đó, nếu từ chối bớt đơn hàng, lợi nhuận sẽ giảm đáng kể. Còn để thế này, mâu thuẫn giữa 2 bộ phận
ngày càng tồi tệ…
• 1. Phân tích vấn đề quản trị trong tình huống? 18
• 2. Nếu bạn là giám đốc Kiên, bạn sẽ làm gì?
5.3 CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
CƠ SỞ HÌNH THÀNH CÁC NGUYÊN TẮC
 Nguyên tắc QTKD là các quy tắc chỉ đạo những tiêu chuẩn hành
vi mà chủ DN và các nhà quản trị phải tuân thủ trong quá trình
QTKD. Nguyên tắc mang tính bắt buộc.
Nguyên tắc quản trị được con người xây dựng dựa trên những qui
luật khách quan
Chủ DN hoặc nhà quản trị cũng chịu sự chi phối của các nguyên tắc
quản trị

19
5.2 CƠ SỞ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ
CƠ SỞ HÌNH THÀNH CÁC NGUYÊN TẮC

1 Hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp:


Định hướng cho doanh nghiệp
(Mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn)
CĂN CỨ HÌNH THÀNH
NGUYÊN TẮC KD 2 Các quy luật khách quan
(Quy luật kinh tế và quy luật tâm lý)

3 Các điều kiện cụ thể của môi trường


(môi trường bên trong, bên ngoài)
Lỗ dài dài nếu cứ xuất vải, mít, thanh long...thô
• Trồng mít Thái ăn chia với Nông trường Thọ Vực (thị xã Long Khánh, Đồng Nai) nhiều năm nay
nhưng anh Văn Thành Toàn đang ngao ngán vì chỉ lấy công làm lời. Nhìn những đống mít thương
lái vừa mới gom còn đang rớm mủ, anh Toàn cho biết nhờ mối quen nên họ mới mua chứ nhiều
vườn khác bán không được phải để chín luôn trên cây, thậm chí bỏ.
• Theo anh Toàn, chưa có năm nào giá mít rớt thấp đến mức 1.000-1.500 đồng/kg như năm nay,
may mắn lúc trước bán đợt đầu với giá 10.000 đồng/kg nên có lời chút đỉnh. Thê thảm hơn, trồng
1,5ha thanh long với nông trường mới thu vụ đầu nhưng năng suất và giá cùng giảm khiến anh
Toàn thua lỗ nặng. “Đầu tư công cán, phân bón... gần 50 triệu đồng, nhưng với giá bán từ 8.000
đồng/kg, hơn 2 tấn thu chưa tới 20 triệu đồng. Nhưng tôi còn may mắn, nhiều người cắt thanh
long đúng lúc giá 2.000 đồng/kg” - anh Toàn nói như khóc.
• Tương tự, vụ mùa năm nay nhiều nông dân trồng thanh long tại xã Long Trì, huyện Châu Thành,
Long An đang khóc ròng vì phải đổ bỏ hàng tấn thanh long do giá bèo, khó bán. Theo anh Trần
Quốc Trọng - thành viên tổ hợp tác thanh long xã Long Trì, giá thanh long hai tháng qua vẫn
quanh quẩn ở mức 2.000-4.000 đồng/kg, thương lái lại chê nên nhiều nông dân đổ bỏ hàng tấn
thanh long ngay tại vườn, vì nếu chở về nhà phải tốn thêm chi phí, đỏ mắt tìm thương lái mà
chưa chắc bán được, trong khi nếu không bảo quản lạnh sau 10 ngày thanh long sẽ bị hư.

21
Lỗ dài dài nếu cứ xuất vải, mít, thanh long...thô

• Ông Huỳnh Thanh Bá - chủ nhiệm HTX xoài Mỹ Xương (Cao Lãnh, Đồng Tháp) - cho
biết mỗi năm Đồng Tháp đưa ra thị trường khoảng 60.000 tấn xoài, nhưng chỉ số ít
được dùng cho chế biến. “Xoài cấp đông có thời gian sử dụng đến ba năm và là mặt
hàng đang được nhiều nước ưa chuộng. Hiện chỉ riêng Hàn Quốc, chưa kể xoài sấy mỗi
năm cần VN cung cấp cả ngàn tấn xoài cấp đông. HTX cũng nghĩ tới việc đầu tư dây
chuyền chế biến nhưng với giá mỗi máy cấp đông 5-10 tỉ đồng, máy sấy dẻo vài chục
tỉ đồng, chưa tính sân bãi, kho chứa nên chỉ dám ước mơ” - ông Bá nói.
• Mạnh dạn hơn, sau ba năm tự mày mò nghiên cứu, anh Trần Quốc Trọng vừa khánh
thành nhà máy sản xuất rượu vang thanh long cho năng suất 4.000 lít/năm với kinh
phí trên 8 tỉ đồng. Nhưng anh Trọng cho biết chỉ “nhắm mắt” xây dựng nhà máy vì quá
xót xa trước cảnh hàng trăm tấn thanh long đổ bỏ khi rớt giá, chứ chưa tìm được thị
trường đầu ra nên anh đang rất lo lắng.
22
5.3 CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
CƠ SỞ HÌNH THÀNH CÁC NGUYÊN TẮC
Các quy luật khách quan: Là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến, bền vững
thường xuyên lặp đi lặp lại của các sự vật hiện tượng trong những điều kiện nhất
định nào đó.
 Các quy luật kinh tế
• Quy luật khan hiếm (quản trị nguồn nhân lực)
• Quy luật cung cầu
• Quy luật tối đa hóa lợi nhuận
• Quy luật tối đa hóa lợi ích
 Các quy luật tâm lý
23
5.3 CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
YÊU CẦU ĐỐI VỚI HỆ THỐNG NGUYÊN TẮC
1

3
YÊU CẦU
4

5
5.3 CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
GIỚI THIỆU MỘT SỐ NGUYÊN TẮC
 Thứ nhất, Nguyên tắc tuân thủ pháp luật và thông lệ kinh doanh
 Thứ hai, Nguyên tắc định hướng khách hàng
 Thứ ba, Nguyên tắc quản trị định hướng mục tiêu
 Thứ tư, Nguyên tắc ngoại lệ
 Thứ năm, Nguyên tắc chuyên môn hóa
 Thứ sáu, Nguyên tắc hiệu quả
 Thứ bảy, Nguyên tắc dung hòa lợi ích.

25
5.4 CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ CHỦ YẾU
KHÁI LƯỢC VỀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ

Phương pháp quản trị là cách thức tác động của chủ thể đến khách
thể quản trị nhằm đạt được mục tiêu đã xác định.
 Căn cứ vào hình thức tác động lên đối tượng QTKD, có 3 loại
phương pháp quản trị: phương pháp kinh tế, phương pháp hành
chính và phương pháp giáo dục.
5.4 CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ CHỦ YẾU
CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ PHỔ BIẾN
PHƯƠNG PHÁP KINH TẾ
 Khái niệm: Là phương pháp tác động vào mọi người lao
động thông qua các biện pháp kinh tế.
 Đặc điểm:
Tác động lên đối tượng quản trị không bằng cưỡng
bức hành chính mà bằng lợi ích.
 Vai trò:
 Các phương pháp kinh tế là các phương pháp quản trị tốt nhất để
thực hành tiết kiệm và nâng cao hiệu quả kinh tế.
 Các phương pháp kinh tế mở rộng quyền hành động cho các cá nhân
và cấp dưới, đồng thời cùng tăng trách nhiệm kinh tế của họ.
 Là phương pháp tác động vào mọi người lao động thông qua các
biện pháp kinh tế.
5.4 CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ CHỦ YẾU
CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ PHỔ BIẾN
PHƯƠNG PHÁP KINH TẾ
Yêu cầu:
 Việc áp dụng các biện pháp kinh tế luôn luôn gắn liền với việc sử
dụng các đòn bẩy kinh tế (Ưu tiên sử dụng công cụ ổn định)
 Để áp dụng phương pháp kinh tế phải thực hiện sự phân cấp đúng
đắn giữa các cấp quản lý.
 Sử dụng phương pháp kinh tế đòi hỏi cán bộ quản trị phải có trình
độ và năng lực về nhiều mặt (Xác định mục tiêu, sử dụng các định
mức kinh tế, xây dựng cơ chế thưởng - phạt…)
5.4 CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ CHỦ YẾU
CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ PHỔ BIẾN
PHƯƠNG PHÁP HÀNH CHÍNH
 Khái niệm:
Là phương pháp quản trị dựa trên cơ sở các mối quan hệ về tổ chức và kỷ
luật của doanh nghiệp.
 Đặc điểm:
 Đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải có quyết định dứt khoát, rõ ràng, dễ hiểu, có
địa chỉ người thực hiện, loại trừ khả năng có sự giải thích khác nhau đối với
nhiệm vụ được giao.
 Tác động hành chính có hiệu lực ngay từ khi ban hành quyết định.
 Đối với những quyết định hành chính thì cấp dưới bắt buộc phải thực hiện,
không được lựa chọn. Chỉ người có thẩm quyền ra quyết định mới có quyền
thay đổi quyết định.
5.4 CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ CHỦ YẾU
CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ PHỔ BIẾN
PHƯƠNG PHÁP HÀNH CHÍNH
 Vai trò
Xác lập trật tự kỷ cương làm việc trong doanh nghiệp; khâu nối các phương pháp
quản trị khác lại; giấu được bí mật ý đồ kinh doanh và giải quyết các vấn đề đặt ra
trong doanh nghiệp rất nhanh chóng.
 Yêu cầu:

 Một là, quyết định hành chính chỉ có hiệu quả cao khi quyết định đó có căn cứ
khoa học, được luận chứng đầy đủ về mọi mặt.
 Hai là, khi sử dụng các phương pháp hành chính phải gắn chặt quyền hạn của
người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm đầy đủ về quyết
định của mình.
5.4 CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ CHỦ YẾU
CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ PHỔ BIẾN
PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC, THUYẾT PHỤC
 Khái niệm:
Là phương pháp tác động vào người lao động bằng các biện pháp tâm lý xã
hội và giáo dục thuyết phục.
 Đặc điểm:
Uyển chuyển, linh hoạt, không có khuôn mẫu chung và liên quan rất chặt chẽ
đến tác phong và nghệ thuật của chủ thể quản trị.
 Vai trò:
Phương pháp này rất quan trọng trong việc động viên tinh thần quyết tâm,
sáng tạo, say sưa với công việc của mọi người lao động.
5.5 CÁC TRƯỜNG PHÁI LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trường phái lý thuyết quản trị khoa học cổ điển


Trường phái lý thuyết quản trị hành chính
Trường phái hành vi
Trường phái quản trị khoa học
Trường phái tiếp cận hệ thống
Trường phái lý luận tình huống
Một số quan điểm quản trị phương đông
Trường phái quản trị định lượng
Một số hướng quản trị hiện đại
BÀI TẬP THUYẾT TRÌNH
• LỰA CHỌN MỘT DOANH NGHIỆP ĐIỀU HÀNH THEO
MÔ HÌNH QUẢN TRỊ THEO QUÁ TRÌNH. PHÂN TÍCH

ĐÁNH GIÁ NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN.

33

You might also like