You are on page 1of 2

I.Sự hình thành của cộng đồng dân cư T.T.

Huế
Thừa Thiên Huế là vùng đất có quá trình hình thành và phát triển lâu đời. Những phát
hiện khảo cổ cho thấy, cộng đồng dân cư đã sinh sống ở đây hàng nghìn năm. Các nền
văn hoá tiêu biểu từng tồn tại ở đây như: văn hoá Đông Sơn, văn hoá 5a Huỳnh. Thừa
Thiên Huế từng là địa bàn cư trú của những cộng đồng dân cư mang nhiều sắc thái văn
hoá khác nhau
II.Cộng đồng cư dân T.T.Huế dưới thời Lý, Trần, Hồ

Dưới các triều đại Lý, Trần, Hồ, vùng đất Thừa Thiên Huế có nhiều biến đổi về kinh tế,
chính trị, văn hoá, tộc người. Sự giao lưu giữa người Chăm bản địa và người Việt cũng
như một số tộc người thiểu số dần được thiết lập. Dưới thời Trần, công cuộc di dân
chính thức của người Việt từ đồng bằng Thanh - Nghệ vào vùng đất mới đã bắt đầu và
ngày cảng bổ sung thành phân cư dân khác. Tại Thừa Thiên Huế, việc di dân của
người Việt diễn ra rải rác trong thế kỉ XIV

III.Cộng đồng cư dân T.T.Huế dưới thời Lê, Nguyễn

Năm 1558, dưới thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, tướng Nguyễn Hoàng được cử vào
trấn thủ xứ Thuận Hoá. Với sự dốc sức nhằm củng cố lực lượng, thu phục lòng người
của chúa Nguyễn Hoàng, các đợt di dân, khai phá đất đai, lập làng không ngừng được
đẩy mạnh, cộng đồng người Việt không ngừng được mở rộng và phát triển

Trong suốt thời kì nhà Nguyễn trị vì, Thừa Thiên Huế trở thành kinh đô của cả nước.
Các cộng đồng dân cư khác nhau không ngừng quy tụ về đây, đặc biệt là cộng đồng
người Việt và người Hoa, chung sống hoà bình, đoàn kết, cùng nhau phát triển sản
xuất, giao thương, sáng tạo nên nhiều giá trị văn hoá đặc sắc

IV.Cộng đồng dân cư T.T.Huế trong thời đại hội nhập và phát triển

Ngày nay, với vị thế là một trong những trung tâm văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học của
miền Trung, Thừa Thiên Huế đã và đang thu hút được các cộng đồng dân cư từ nhiều
địa phương về học tập và công tác, đầu tư, sản xuất kinh doanh. Ngoài các cộng đồng
dân cư đã sinh sống lâu dài trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế như người Việt, người
Hoa và các cộng đồng người thiểu số bản địa như Bru-Vân Kiểu, Cơ-tu, Tà Ôi,.. còn có
các dân tộc thiểu số như Mường, Thái, Thổ, Tày,..

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh cũng có hộ dân người nước ngoài đến sinh sống, tiêu biểu
như người Lào ở huyện À Lưới. Quá trình đô thị hoá và phát triển kinh tế cũng làm thay
đổi địa bàn của các cư dân, các tộc người khác nhau, trong đó, người Việt ngày càng
mở rộng địa bàn cư trú của mình ra các vùng khác như trung du, miền núi. Từ đó, sự
giao lưu, hợp tác và ảnh hưởng lẫn nhau trong sản xuất và văn hoá tạo nên sự gần gũi,
sẵn bó, đoàn kết chặt chế giữa các cộng đồng dân cư ở Thừa Thiên Huế. Thừa Thiên
Huế trải qua nhiều đời là kinh đô của nước ta, là một trong những trung tâm văn hoá,
chính trị của miền Trung. Những thành quả trên mọi phương diện tại mảnh đất này là
nhờ quá trình lao động, sáng tạo của nhiều cộng đồng cư dân, nhiều tầng lớp nhân dân
trên khắp mọi miền của Tổ quốc

You might also like