You are on page 1of 88

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH


KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN

TÊN CHUYÊN ĐỀ: TÌM HIỂU QUY TRÌNH KHAI THÁC TÀU
CONTAINER TẠI CHI NHÁNH CẢNG TÂN VŨ

HỌ VÀ TÊN: TỐNG KHÁNH HUYỀN TRANG


MÃ SINH VIÊN: 88519
LỚP: KTB61CL
NHÓM HỌC PHẦN THỰC TẬP: N04
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN HƯƠNG GIANG

HẢI PHÒNG - 2023


LỜI CẢM ƠN

Sau ba tuần thực tập tại công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng – Chi nhánh Cảng
Tân Vũ là cơ hội giúp em tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức đã học, ngoài
ra, đây cũng là cơ hội giúp em kết nối những kiến thức lý thuyết sách vở với
thực tế và nâng cao vốn kiến thức chuyên môn. Tuy rằng thời gian thực tập
không nhiều nhưng trong quá trình thực tập em đã học hỏi thêm được nhiều
điều, mở rộng tầm nhìn và tiếp thu được nhiều kiến thức thực tế như quy trình
một con tàu cập cảng; các giấy tờ, thủ tục,…Trong quá trình thực tập, em
nhận thấy việc cọ xát thực tế là điều quan trọng giúp sinh viên có thêm kinh
nghiệm ngay từ thời điểm trên ghế nhà trường. Nhờ sự chỉ dạy tận tình của
quý thầy cô và các anh chị tại công ty, em đã học hỏi thêm được nhiều kinh
nghiệm quý báu trong kỳ thực tập này.

Lời cảm ơn đầu tiên em xin phép gửi đến ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Cảng
Hải Phòng – Chi nhánh cảng Tân Vũ cùng các cô chú, anh chị tại phòng ban
Trung tâm điều hành sản xuất, Kinh doanh tiếp thị, Đội giao nhận tổng hợp đã
tiếp nhận và nhiệt tình chỉ dạy, tạo điều kiện thuận lợi cho em khảo sát thực tế
và nắm bắt kinh nghiệm bổ sung vào bài báo cáo.Tiếp theo, em xin gửi lời
cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường Đại học Hàng Hải Việt Nam,
quý thầy cô Viện đào tạo chất lượng cao đã tạo cơ hội cho em thực tập tại
công ty. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Hương Giang – người
đã trực tiếp giúp đỡ, quan tâm, hướng dẫn em hoàn thành tốt bài báo cáo này
trong thời gian qua; thầy Phan Minh Tiến – người đã giúp đỡ em trong quá
trình tham gia thực tập tại công ty.

Vì thời gian và kiến thức thực tế của em còn hạn hẹp nên bài báo cáo không
tránh khỏi những sai sót. Hy vọng nhận được đánh giá và góp ý từ thầy cô và
các bạn để em rút kinh nghiệm và hoàn thành tốt hơn.

i
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU......................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................iv
DANH MỤC CÁC HÌNH.................................................................................v
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................1
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG HẢI PHÒNG –
CHI NHÁNH CẢNG TÂN VŨ........................................................................2
1.1 Tên gọi, địa chỉ.....................................................................................2
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển...........................................................2
1.3 Vị trí địa lí............................................................................................4
1.4 Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh.............................................6
1.5 Cơ cấu tổ chức......................................................................................7
1.6 Cơ sở vật chất kĩ thuật........................................................................10
1.7 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây...12
CHƯƠNG II: TÌM HIỂU QUY TRÌNH KHAI THÁC TÀU CONTAINER
TẠI CHI NHÁNH CẢNG TÂN VŨ...............................................................16
2.1 Khái quát chung.................................................................................16
2.1.1 Quản lí và khai thác tàu biển........................................................16
2.1.2 Tàu container................................................................................16
2.1.3 Giới thiệu chung về container......................................................16
2.1.4 Quy trình công nghệ xếp dỡ hàng hóa.........................................21
2.1.5 Kế hoạch giải phóng tàu...............................................................22
2.1.6 Lập kế hoạch tác nghiệp phục vụ phương tiện vận tải.................23
2.1.7 Kế hoạch cầu bến (Quay Planning or Berthing Planning)...........24
2.2 Phòng ban quản lí nghiệp vụ..............................................................25
2.3 Các bước thực hiện.............................................................................28
2.3.1 Lập kế hoạch tuần........................................................................29
2.3.2 Lập kế hoạch điều động tàu theo ngày.........................................30
2.3.3 Xử lí dữ liệu bởi TTĐHSX..........................................................31
2.3.4 Xây dựng kế hoạch khai thác.......................................................33
2.3.5 Quy trình đón tàu cập cập cầu......................................................34

ii
2.3.6. Thực hiện khai thác hàng nhập....................................................36
2.3.7. Thực hiện khai thác hàng xuất....................................................37
2.3.8. Thiết lập và gửi báo cáo..............................................................40
2.3.9. Quy trình thực hiện tàu rời cầu....................................................41
2.4 Quy trình khai thác tàu MARGARET RIVE BRIDGE tại Chi nhánh
Cảng Tân Vũ................................................................................................42
2.4.1 Lập kế hoạch tàu theo tuần...........................................................42
2.4.2 Lập kế hoạch điều động tàu theo ngày.........................................45
2.4.3 Xử lí số liệu trên trung tâm..........................................................46
2.4.4 Xây dựng kế hoạch khai thác.......................................................52
2.4.5 Quy trình đón tàu cập...................................................................53
2.4.6 Thực hiện khai thác hàng nhập.....................................................54
2.4.7 Thực hiện khai thác hàng xuất.....................................................56
2.4.8 Thiết lập và gửi báo cáo...............................................................61
2.4.9 Quy trình thực hiện tàu rời cầu.....................................................64
CHƯƠNG III: NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ......................................................66
3.1 Nhận xét.............................................................................................66
3.2 Kiến nghị............................................................................................68
KẾT LUẬN.....................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................70
PHỤ LỤC........................................................................................................71
Phụ lục 1: Dự kiến kế hoạch tuần............................................................71
Phụ lục 2: Kế hoạch xếp tàu.....................................................................72
Phụ lục 3: Bản khai chung.......................................................................73
Phụ lục 4: Bản khai hàng hóa nguy hiểm.................................................74
Phụ lục 5: Xác báo tàu đến cảng..............................................................75
Phụ lục 6: Giấy yêu cầu hoa tiêu..............................................................76
Phụ lục 7: Báo cáo xếp dỡ container........................................................77
Phụ lục 8: Giấy xác nhận chằng buộc......................................................78
Phụ lục 9: Thông báo tàu rời cảng...........................................................79

iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Từ viết tắt Diễn giải


PGĐ Phó giám đốc
TTĐHSX Trung tâm điều hành sản xuất
Tr TT Trưởng trung tâm điều hành sản xuất
Ptr TT Phó trưởng trung tâm điều hành sản xuất
ĐCG Đội cơ giới
ĐXD Đội xếp dỡ
ĐBV Đội bảo vệ
Nhân viên giám sát và điều khiển trung tâm điều hành
MC
sản xuất
SP Nhân viên kế hoạch tàu trung tâm điều hành sản xuất
YP Nhân viên kế hoạch bãi trung tâm điều hành sản xuất
Data Nhân viên số liệu trung tâm điều hành sản xuất
OPS Nhân viên khai thác hãng tàu
PLTOS Phần mềm quản lí khai thác bến container PL-TOS
MC hiện trường Chỉ đạo tàu
M.R.Bridge Margaret River Bridge
VHF Máy bộ đàm
DN Doanh nghiệp
XNK Xuất nhập khẩu
PTTB Phương tiện thiết bị

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số bảng Tên Bảng Trang


1.1 Bảng lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh 6
1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh chi nhánh Cảng Tân Vũ 14
2.1 Phân loại container theo kích thước 17
2.2 Phân loại container theo mục đích sử dụng 18
2.3 Đặc tính của từng cầu tàu tại chi nhánh Cảng Tân Vũ 43
2.4 Thông tin cụ thể 607 container nhập 55

iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hình Tên hình Trang
1.1 Logo cảng Hải Phòng 2
1.2 Cảng Hải Phòng những ngày đầu 3
1.3 Cảng Tân Vũ ngày nay 4
1.4 Vị trí địa lí cảng Tân Vũ 5
1.5 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Chi nhánh Cảng Tân Vũ 7
1.6 Sơ đồ tổng thể Chi nhánh Cảng Tân Vũ 10
1.7 Cơ sở vật chất chi nhánh Cảng Tân Vũ 11
1.8 Sản lượng hàng thông qua Chi nhánh Cảng Tân Vũ 12
1.9 Sản lượng xe ô tô thông qua tại Chi nhánh cảng Tân Vũ 13
2.1 Mã số Row và Tier của các container 20
2.2 Hình ảnh tại Trung tâm điều hành sản xuất 25
2.3 Sơ đồ tổ chức Trung tâm điều hành sản xuất 26
2.4 Quy trình khai thác tàu container chi nhánh Cảng Tân Vũ 28
2.5 Lịch tàu trên Website của hãng tàu ONE 44
2.6 Thông tin chi tiết tàu MARGARET RIVER BRIDGE 44
2.7 Nội dung email Hãng tàu gửi đến Cảng 46
2.8 Khai báo thông tin tàu trên phần mềm TOS 46
2.9 Khai thông tin số hầm boong trên phần mềm TOS 47
2.10 Thiết kế sơ đồ bay tàu 47
2.11 Khai báo hành trình tàu 48
2.12 Phân bổ thiết bị tuyến tiền phương 48
2.13 Cần trục giàn QC 49
2.14 Cần trục giàn RTG 49
2.15 Nâng hàng Reach Stacker 50
2.16 Đầu kéo và rơ moóc 50
2.17 Danh sách dỡ hàng của hãng ONE 51
2.18 Kết quả sau khi nhập dữ liệu hàng nhập vào mẫu excel 52
2.19 Kết quả dữ liệu hàng nhập trên phần mềm TOS 52
2.20 Hình ảnh tại cuộc họp 53
2.21 Sơ đồ kế hoạch xếp hàng nhập tàu M.R.Bridge vào bãi 56
2.22 Sơ đồ chất xếp container trên tàu M.R.Bridge 57
2.23 Danh sách xếp hàng của hãng ONE 57
2.24 Sơ đồ chất xếp container trên tàu theo cảng đích 58
2.25 Sơ đồ chất xếp container trên tàu theo khối lượng 59
2.26 Dữ liệu hàng xuất trên phần mềm TOS 61
2.27 Nội dung chiết xuất báo cáo 62
3.1 Mô hình ứng dụng công nghệ thông tin 67

v
LỜI MỞ ĐẦU

Trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á, Việt Nam là một nước có vị
trí chiến lược vô cùng quan trọng, là trung tâm phát triển giao thông đường
biển, điểm nút giao thương với các nước trong khu vực. Vận chuyển hàng hóa
bằng đường biển là một trong những ngành chủ lực của Việt Nam, được xuất
hiện từ sớm và cũng trải qua bao thăng trầm lịch sử góp phần hình thành vai
trò quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế nước ta. Đặc biệt đối với nước ta,
với 3260 km đường bờ biển và khoảng 90 cảng biển lớn nhỏ trải rộng khắp ba
miền Bắc – Trung – Nam, vận tải biển giữ vai trò quyết định trong mạng lưới
vận tải của quốc gia. Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là nền tảng để
thúc đẩy, phát triển sản xuất của các ngành nghề, mở ra nhiều cơ hội mới cho
lĩnh vực kinh doanh trong nước. Đồng thời còn tạo điều kiện để phát triển và
hình thành những ngành mới đem lại nguồn lợi khổng lồ cho ngân sách quốc
gia. Ngành Kinh tế vận tải biển trang bị cho sinh viên những kiến thức, kĩ
năng để có thể làm việc, quản lí, điều hành các công việc liên quan đến các
doanh nghiệp vận tải biển và các doanh nghiệp cảng; có khả năng phát triển,
áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế công việc để phù hợp với từng thời
gian, giai đoạn thích hợp.
Được sự giúp đỡ của các các thầy cô, sự hỗ trợ nhiệt tình của các anh chị
bên phía doanh nghiệp giúp em có đã cơ hội được thực tập tại Công ty cổ
phần cảng Hải Phòng – chi nhánh cảng Tân Vũ. Đây là nơi có đầy đủ các
nghiệp vụ cần thiết để tìm hiểu đề tài: “Tìm hiểu quy trình khai thác tàu
container tại chi nhánh cảng Tân Vũ”
Bài báo cáo này do em được thực tế trải nghiệm cùng với một số kiến thức
em tìm hiểu thêm. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song không thể tránh khỏi
những hạn chế nhất định. Em rất mong được sự đóng góp của các thầy/cô để
bài báo cáo được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

1
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG HẢI PHÒNG –
CHI NHÁNH CẢNG TÂN VŨ

1.1 Tên gọi, địa chỉ


- Tên giao dịch: CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG HẢI PHÒNG – CHI NHÁNH
CẢNG TÂN VŨ
- Tên quốc tế: TAN VU PORT BRANCH – PORT OF HAI PHONG JSC.
VIETNAM
- Địa chỉ: Khu Kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, Phường Đông Hải 2, Quận Hải
An, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam
- Điện thoại / Fax: 0225.3262608/ 0225.3262604
- Emai: haiphongport@hp.vnn.vn
- Website: www.haiphongport.com.vn
- Logo:

Hình 1.1: Logo cảng Hải Phòng

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển


Trước Cách mạng tháng tám và trong kháng chiến chống Pháp, Cảng từng là
đầu mối giao thông liên lạc, vận chuyển tài liệu và đưa đón các cán bộ lãnh
đạo ra nước ngoài và từ nước ngoài trở về lãnh đạo cách mạng.

Trong kháng chiến chống Mĩ, cán bộ đảng viên và công nhân cảng là một
trong những lực lượng chủ lực phá thế bao vây và phong tỏa cảng, đảm nhiệm

2
bốc xếp và vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu to lớn phục vụ cho chi viện
miền Nam.

Hình 1.2: Cảng Hải Phòng những ngày đầu

Sau
ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955) Cảng Hải Phòng và nhân dân thành
phố bước vào phát triển kinh tế sau chiến tranh. Được sự giúp đỡ của hàng hải
Liên Xô từ cuối những năm 60 hệ thống cầu cảng được xây dựng đón những
loại tàu 10.000DWT được trang bị hệ thống cần trục có chân đế có sức nâng
từ 5 đến 16 tấn, cầu nối với sức nâng 90 tấn và hàng trăm xe vận tải các loại

Ngày 11/3/1993 bộ GTVT ra quyết định số 367/TCCB-LDD về việc thành


lập Cảng Hải Phòng. Để phù hợp với nền kinh tế thị trường Cảng đã nỗ lực tự
đổi mới mình, tổ chức theo hướng chuyên môn hóa. Thành lập các xí nghiệp
xếp dỡ Container, xí nghiệp hàng rời, hàng bao, sắt thép,…

Hoạt động với mô hình Công ty cổ phần từ ngày 1/7/2014: Cảng Hải Phòng là
cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, là một trong hai hệ thống cảng biển lớn
của Việt Nam. Cảng Hải Phòng nằm trên tuyến đường giao thông trên biển
kết nối với Singapore, Hồng Kông và các cảng từ Đông Á và Đông Bắc Á với

3
ba khu vực xếp dỡ chính gồm: Cảng Hoàng Diệu, Chùa Vẽ, Tân Vũ; hai công
ty con do cảng nắm giữ hơn 51% cổ phần chi phối.
Với lợi thế cảng Container hiện đại nhất miền Bắc Việt Nam, Cảng Hải
Phòng luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. Cảng Hải Phòng,
hàng hóa được vận chuyển đi khắp các cảng biển trong khu vực Đông Nam
Á, Châu Á và toàn thế giới, là một trong những động lực tăng trưởng của nền
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Chi nhánh Cảng Tân Vũ là cảng biển lớn nhất trong khu vực phía Bắc của
Việt Nam, kết nối Việt Nam đến thế giới. Cảng đầu tư cơ sở hạ tầng là một
trong những thách thức nhất để nâng cao sản lượng hàng hóa qua từng năm và
cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng của cảng. Chi nhánh Công ty – Tân
Vũ sẽ có khả năng tiếp nhận lượng hàng hóa thông qua cảng hàng năm 25
triệu tấn, trong đó 1,5 triệu TEU là hàng container. Sự phát triển hiện nay của
Cảng Hải Phòng được diễn ra phù hợp và song song với mức tăng trưởng kinh
tế của vùng kinh tế phía Bắc Việt Nam

Hình 1.3: Cảng Tân Vũ ngày nay


1.3 Vị trí địa lí
- Cảng Tân Vũ nằm ở 200 52 vĩ độ Bắc - 1060 kinh Đông, trên luồng Bạch
Đằng, cách Lạch Huyện khoảng 6km. Với diện tích khu là 61ha (bao gồm cầu
tàu và bến bãi). Phía Đông tiếp giáp với cảng Vinalines, phía Tây giáp với

4
cảng cổ phần Đình Vũ, phía Nam tiếp giáp với đường quốc lộ, phía Bắc tiếp
giáp với luồng hàng hải.
- Cảng Tân Vũ nằm trong tam giác châu thổ sông Hồng, có vị trí thuận lợi về
cả đường sông, đường bộ và đường hàng không

Hình 1.4: Vị trí địa lí cảng Tân Vũ

Cảng Tân Vũ chịu ảnh hưởng của gió mùa. Gió này thường xuất hiện từ tháng
10 đến tháng 4 năm sau và thổi theo từng đợt kéo dài 5-7 ngày. Vận tốc trung
bình khoảng 10m/s.
- Chịu ảnh hưởng của các cơn bão hình thành ở quần đảo Philippines đi theo
hướng Tây và Tây Bắc. Gió bão gây mưa lớn và ảnh hưởng tới hoạt động của
cảng. Bão thường xuất hiện vào trung bình tháng 7 và tháng 8 hàng năm.
- Từ tháng 6 đến tháng 8 thường mưa lớn và kéo dài nhiều ngày liền. Lượng
mưa trung bình khoảng 1.600 – 1.800 mm/năm.
- Gió cấp 5 trở xuống cảng vẫn có thể hoạt động bình thường, gió từ cấp 5-7
cảng vẫn có thể hoạt động nhưng gặp nhiều trở ngại và năng suất giảm đi rất
nhiều. Gió từ cấp 7 trở lên cảng phải ngừng hoạt động.

5
=> Thời tiết gây ảnh hưởng đến khoảng 10% thời gian làm hàng của cảng
hàng năm.
- Mực nước tại cửa sông Cấm thuộc chế độ nhật triều thuần nhất, trong tháng
cứ khoảng 25 ngày có một lần nước lớn và một lần nước ròng. Biên độ triều ở
đây thuộc loại lớn khoảng 3-4m vào kỳ triều cường

1.4 Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh


Bảng 1.1: Bảng lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh
Mã ngành,
nghề kinh Tên ngành, nghề kinh doanh
doanh

5224 (Chính) Bốc xếp hàng hóa

4912 Vận tải hàng hóa đường sắt


4933 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
5022 Vận tải hàng hóa đường thuỷ nội địa
Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ
6810 sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê
Chi tiết: Cho thuê kho bãi, văn phòng
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải
Chi tiết: Môi giới thuê tàu biển; dịch vụ đại lý tàu biển;
5229
dịch vụ đại lý vận tải đường biển; dịch vụ giao nhận,
kiểm đếm, nâng hạ hàng hoá; dịch vụ khai thuê hải quan
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa
8299 được phân vào đâu
Chi tiết: Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hoá
5210 Kho bãi và lưu giữ hàng hóa
3319 Sửa chữa thiết bị khác

6
Chi tiết: Sửa chữa container
3312 Sửa chữa máy móc, thiết bị
5610 Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động
5630 Dịch vụ phục vụ đồ uống (không bao gồm quầy bar)
Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường
5621
xuyên với khách hàng
4299 Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
Vệ sinh công nghiệp và các công trình chuyên biệt
8129
Chi tiết: Dịch vụ vệ sinh container
(Nguồn: Ban kinh doanh tiếp thị chi nhánh Cảng Tân Vũ)
1.5 Cơ cấu tổ chức

(Nguồn: Ban tổ chức hành chính Cảng Tân Vũ)

Hình 1.5: Sơ đồ cơ cấu tổ chức chi nhánh Cảng Tân Vũ


- Giám đốc: Chịu trách nhiệm trước Đảng ủy, Hội đồng thành viên, Tổng
giám đốc cảng Hải Phòng về việc nhận chỉ tiêu, kế hoạch của cảng Hải Phòng
giao, tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả và hoàn thiện vượt mức kế
hoạch được giao. Là người lãnh đạo cao nhất trong Chi nhánh, chịu trách

7
nhiệm chung về các mặt hoạt động tại cảng: tổ chức sản xuất kinh doanh,
chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên. Là người chịu trách nhiệm về
công tác đối nội, đối ngoại, chấp hành đúng chính sách pháp luật của nhà
nước trong kinh doanh.
- Các phó giám đốc: Được thay mặt cho các giám đốc phụ trách một lĩnh vực
chuyên môn của mình theo chức năng, quyền hạn được giao. Trực tiếp điều
hành, quản lý và trách nhiệm báo cáo trước giám đốc về mặt công tác được
phân công. Thay mặt giám đốc trong công tác quan hệ các đơn vị phòng ban
của cảng và cơ quan trong phạm vi trách nhiệm được giao.
+ Phó giám đốc Khai thác: Trực tiếp quản chỉ đạo trung tâm điều hành sản
xuất. Chỉ đạo công tác xếp dỡ, khai thác hàng hóa, quản lí giao nhận hàng hóa
xuất khẩu nhập khẩu thông qua cảng.
+ Phó giám đốc Kinh doanh: Quản lí, chỉ đạo các ban ngành nghiệp vụ như
kế toán tài vụ, kinh doanh, hành chính và tiếp thị. Chịu trách nhiệm về tổ
chức quản lí sử dụng các phương tiện, thiết bị phục vụ xếp dỡ, vận chuyển
hàng hóa. Đảm bảo vật liệu, vật tư, đảm bảo cho công tác vận hành và sửa
chữa các phương tiện thiết bị. Trực tiếp quản lí và chỉ đạo đội cơ giới.
+ Phó giám đốc Kho hàng: Chỉ đạo công tác xếp dỡ hàng hóa, quản lí giao
nhận hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua cảng. Giải quyết các vấn đề vướng
mắc trong quá trình bốc xếp, giao nhận theo quy định của hợp đồng. Quản lí
các nghiệp vụ của ban hàng hóa về công tác lưu kho, lưu bãi hàng hóa, đảm
bảo hệ thống kho bãi an toàn, hàng hóa không bị hư hỏng mất mát.
+ Trung tâm điều hành sản xuất: là phòng ban thay mặt và chịu trách nhiệm
trước Phó giám đốc khai thác về công tác điều hành hoạt động sản xuất trong
các ca, ngày, tuần, tháng toàn Công ty trên cơ sở kế hoạch tháng, quý năm và
tình hình sản xuất thực tế. Nhiệm vụ chính của trung tâm là chỉ huy toàn bộ
các hoạt động khai thác sản xuất của Cảng.

8
+ Ban tài chính kế toán: Căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh để tham
mưu cho Giám đốc về tổ chức lao động tiền lương trên cơ sở sử dụng lao
động có hiệu quả, thanh toán tiền lương theo đơn giá của cảng và chính sách
trả lương của nhà nước.
+ Ban Kỹ thuật Vật tư An toàn: Quản lí trên sổ sách các loại phương tiện
thiết bị, từ đó lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa định kì cho phương tiện thiết
bị. Nghiên cứu cải tiến công cụ xếp dỡ nhằm nâng cao khả năng khai thác của
thiết bị. Đảm bảo trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho cán bộ công nhân viên
trực tiếp sản xuất. Tổ chức huấn luyện công tác an toàn lao động định kì cho
người lao động và đảm bảo chế độ chính sách cho người lao động khi bị tai
nạn lao động.
+ Ban tổ chức hành chính: Tham mưu cho Giám đốc về công tác cán bộ, sắp
xếp bộ máy quản lí, điều hành sản xuất trực tiếp và đảm bảo chế độ chính
sách cho cán bộ công nhân viên trong cảng.
+ Ban kinh doanh tiếp thị: Tham mưu cho ban Giám đốc về giá cước, các
loại định mức và ký các hợp đồng khai thác với các đại lý hãng tàu, chủ hàng.
Tham mưu cho Giám đốc về công tác xây dựng kế hoạch nạo vét luồng, duy
trì độ sâu an toàn cho cảng.
+ Đội xếp dỡ: Chịu trách nhiệm các tổ sản xuất, số lượng và thành phần phù
hợp với nhiệm vụ trong tổ. Là lực lượng khá đông đảo đảm nhận công tác bốc
xếp hàng hoá đáp ứng yêu cầu năng suất, chất lượng và giải phóng tàu nhanh.
+ Đội cơ giới: Có nhiệm vụ quản lí trực tiếp các phương tiện thiết bị được xí
nghiệp trang bị phục vụ sản xuất. Tổ chức triển khai xếp dỡ, vận chuyển hàng
hóa trong cảng theo các phương án xếp dỡ. Đảm bảo trạng thái kĩ thuật của
các thiết bị. Tham gia duy trì bảo dưỡng, bảo quản, nghiên cứu các biện pháp
tiết kiệm nhiên liệu, vật tư, khai thác thiết bị các hiệu quả, kéo dài tuổi thọ.
+ Đội bảo vệ: Có nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự trong toàn bộ Cảng, kiểm

9
tra, kiểm soát người và phương tiện ra vào cảng nhằm đảm bảo nội quy và
quy định của cảng và chống lại các biểu hiện tiêu cực trong quản lí hàng hóa.
+ Đội giao nhận tổng hợp: Tổ chức giao nhận hàng hoá xuất nhập qua cảng,
quản lý việc sắp xếp hàng hóa trên bãi, kho thuận tiện cho chủ hàng, hãng tàu.
Giải quyết các thủ tục giao nhận hàng tại cảng, thiết lập chứng từ, phiếu công
tác để theo dõi và thanh toán. Đồng thời theo dõi chính xác thời gian hàng hóa
lưu bãi cho Chi nhánh.

1.6 Cơ sở vật chất kĩ thuật


- Sơ đồ tổng thể

Hình 1.6: Sơ đồ tổng thể Chi nhánh Cảng Tân Vũ

Bến container Tân Vũ có 5 cầu tàu với tổng chiều dài 980,6m, tất cả cầu tàu
đang được sử dụng để khai thác hàng container, có kết cấu đảm bảo cho tàu
20.000 tấn đầy tải và 55.000 tấn giảm tải neo cập.
Bến container Tân Vũ được trang thiết bị tiên tiến hiện đại nhất khu vực bán
đảo Đình Vũ – Hải Phòng gồm: Cần trục giàn và cần trục chân đế tuyến tiền
phương sức nâng đến 40 tấn. Cần trục bánh lốp tuyến hậu phương. Xe nâng

10
hàng sức nâng đến 45 tấn và nhiều phương tiện vận tải container. Tổng diện
tích bãi xếp hàng theo quy hoạch rộng 32,4 ha với công suất thiết kế 1 triệu
TEUS. Diện tích kho chứa 7.200 m2. Khu vực bãi container lạnh đáp ứng từ
800 đến 1000 thùng container.
- Cơ sở vật chất:

Hình 1.7: Cơ sở vật chất chi nhánh Cảng Tân Vũ


Hệ thống cảng được trang bị đầy đủ các thiết bị tiên tiến, hiện đại đáp ứng đủ
khả năng khai thác của cảng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình làm
hàng tại Cảng. Từ đó nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế của Chi nhánh Cảng
Tân Vũ nói riêng cũng như của Cảng Hải phòng nói chung.

11
1.7 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây

(Nguồn: Ban kinh

Hình 1.8: Sản lượng hàng thông qua Chi nhánh Cảng Tân Vũ

doanh tiếp thị chi nhánh Cảng Tân Vũ)

- Cuối năm 2019 dịch bệnh covid 19 bùng phát, gây ảnh hưởng toàn diện, sâu
rộng đến tất cả các quốc gia trên thế giới làm cho nền kinh tế toàn cầu rơi vào
suy thoái nghiêm trọng, kinh tế Việt Nam cũng chịu tác động không nhỏ từ
đại dịch Covid-19. Ngành xuất nhập khẩu cũng chịu tác động mạnh mẽ, năm
2020 sản lượng hàng hóa thông qua cảng Tân Vũ chỉ đạt ở mức 14,555,350
Tấn.

- Bước sang 2021 được đánh giá là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều
khó khăn hơn do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Các chỉ thị, lệnh

12
phong tỏa liên tiếp được áp dụng tại các tỉnh thành phố kinh tế trọng điểm
khiến cho hoạt động sản xuất bị ngưng trệ, vận chuyển hàng hóa gặp nhiều
khó khăn. Nhưng cảng Hải Phòng nói chung và cảng Tân Vũ nói riêng vẫn
phát huy được năng lực, đảm bảo giữ vững tình hình kinh tế. Sản lượng thông
qua cảng vẫn giữ mức tăng nhẹ 12.84% so với cùng kì năm trước.
- Năm 2022 giai đoạn nền kinh tế dần phục hồi, sản lượng hàng hóa thông qua
cảng cũng đã tăng trở lại, đạt mức 17,329,443 Tấn, tăng 5.5% so với cùng kì
năm trước và tăng 19,05% so với năm 2020.

(Nguồn: Ban kinh doanh tiếp thị chi nhánh Cảng Tân Vũ)

Hình 1.9: Sản lượng xe ô tô thông qua tại Chi nhánh cảng Tân Vũ

Sản lượng xe ô tô vận chuyển qua cảng cũng có sự gia tăng đáng kể, tăng từ
34,816 xe năm 2020 lên 64,550 xe năm 2022, tương đương mức tăng trưởng
hơn 85%. Điều này có thể phản ánh sự tăng cường hoạt động thương mại và
vận tải qua cảng.

13
Bảng 1.2: Kết quả hoạt động kinh doanh chi nhánh Cảng Tân Vũ

ĐƠN VỊ THỰC HIỆN


CÁC CHI TIÊU
Tính Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Xuất khẩu Tấn 3,593,352 5,855,373 5,809,208
Nhập khẩu Tấn 6,246,671 9,378,638 8,730,177
Nội địa Tấn 4,715,327 1,191,157 2,790,058
Tổng sản lượng Tấn 14,555,350 16,425,168 17,329,443
Bốc xếp hàng hóa 106 đồng 75,376 86,445 100,108
- Đầu ngoài 106 đồng 59,990 76,923 88,940
- Đầu trong 106 đồng 15,387 9,522 11,168
Lưu kho bãi 106 đồng 4,493 5,727 2,128
Lưu cont lạnh 106 đồng 1,017 6,974 3,257
Cân hàng 106 đồng 681 1,066 1,904
Cân bến 106 đồng 4,561 4,111 3,402
Nâng cont 106 đồng 22,893 21,210 24,368
Hạ cont 106 đồng 12,547 11,792 17,800
Giao nhận+hỗ trợ tàu biển 106 đồng 134 215 6
Buộc cởi dây 106 đồng 393 341 353
Thuê kho bãi+thuê VP 106 đồng 1,692 2,512 3,359
Kiểm dịch HT cont 106 đồng 159 28 14
Vệ sinh cont 106 đồng 123 143 59
Dinh vụ khác 106 đồng 4,049 4,272 803
DThu nâng hạ đóng rút 106 đồng 40,106 28,984 32,743
Tổng các chỉ tiêu KDoanh 106 đồng 128,118 144,836 157,561
Lợi nhuận 106 đồng 393,488 452,301 495,132
(Nguồn: Ban Kinh doanh tiếp thị Chi nhánh Cảng Tân Vũ)

14
Giai đoạn 2019 – 2022 là một giai đoạn khó khăn với toàn thế giới khi phải
đối diện với đại dịch COVID 19, ngành vận tải biển cũng còn gặp nhiều khó
khăn, lượng hàng hoá lưu thông giảm, đình trệ trong các hoạt động xuất nhập
hàng hóa. Tuy ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng bước sang năm 2021 tổng
doanh thu đã tăng trưởng trở lại đạt mức 144,836 triệu đồng tăng 16,718 triệu
đồng so với năm 2020, tương đương tăng 13,04%. Đặc biệt so sánh năm 2022
với năm 2019 doanh thu của cảng tăng từ 128,118 triệu đồng năm 2020 lên
157,561 triệu đồng năm 2022, biểu thị sự gia tăng gần 23%. Lợi nhuận cũng
có xu hướng tăng từ 393,448 triệu đồng năm 2020 lên 495,132 triệu đồng
năm 2022, tương ứng với mức tăng trưởng hơn 25%. Tổng thể, chi nhánh
cảng Tân Vũ đã trải qua một giai đoạn tăng trưởng đáng chú ý trong các chỉ
số quan trọng. Sự tăng trưởng ở cả sản lượng, doanh thu và lợi nhuận cho
thấy cảng đang có sự phát triển mạnh mẽ và có khả năng tạo ra giá trị kinh
doanh tốt hơn qua các năm.
Dựa vào bảng ta thấy được, dịch vụ tạo ra nhiều doanh thu nhất cho doanh
nghiệp là dịch vụ bốc, xếp hàng hóa. So với các dịch vụ như phí chạy
container lạnh, phí tàu lai, các dịch vụ khác…. Dịch vụ bốc, xếp dỡ container
chiếm đến 64.4% tỷ lệ chung. Việc đầu tư thêm các máy móc kĩ thuật hiện
đại, năng suất cao đã giúp Cảng rút ngắn được thời gian làm hàng cho các tàu
cập cảng, tăng tổng năng suất chung.

Công ty Cổ phần cảng Hải Phòng – Chi nhánh Cảng Tân Vũ vẫn đang phát
triển và cải thiện từng ngày để đem đến chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách
hàng. Hiện nay, với đội ngũ nhân viên nhiệt huyết, giàu kinh nghiệm, phối
hợp nhịp nhàng với nhau tạo nên một môi trường làm việc năng động, hiệu
quả. Với xứ mệnh là cụm cảng lớn nhất khu vực miền Bắc, chi nhánh Cảng
Tân Vũ nói riêng, Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng nói chung đang nỗ lực

15
không ngừng để ngày càng phát triển hơn nữa, xứng đáng với vai trò là cảng
trọng điểm cấp quốc gia – mắt xích quan trọng trong ngành hàng hải quốc tế.

16
CHƯƠNG II: TÌM HIỂU QUY TRÌNH KHAI THÁC TÀU
CONTAINER TẠI CHI NHÁNH CẢNG TÂN VŨ

2.1 Khái quát chung


2.1.1 Quản lí và khai thác tàu biển
Quản lý và khai thác tàu biển (Operate a ship) là quá trình điều hành, quản lý
và vận hành tàu biển để đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả và tuân thủ các
quy định, quy tắc hàng hải. Quá trình này bao gồm nhiều khía cạnh và hoạt
động liên quan, nhằm đảm bảo tàu biển hoạt động một cách hiệu quả và đáng
tin cậy. Quản lý và khai thác tàu biển đòi hỏi sự chăm sóc và quản lý toàn
diện về các khía cạnh kỹ thuật, hành chính, tài chính và nhân sự. Quản lý và
khai thác tàu biển (Operate a ship) là quá trình điều hành tàu biển trên hai lĩnh
vực chủ yếu là kỹ thuật và thương mại.
Lập kế hoạch cảng là một nhiệm vụ quan trọng của quản trị cảng và được
thực hiện thông qua việc tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực hiện tại và các
nguồn lực có thể có trong tương lai. Các nhu cầu đầu tư về nguồn lực, đặc
biệt là về cơ sở hạ tầng và vốn cho trang thiết bi rất tốn kém và đòi hỏi các
cam kết dài hạn.
2.1.2 Tàu container
Tàu container trong tiếng Anh là container ship, thuật ngữ dùng để chỉ loại
tàu chở hàng có tất cả các hàng hóa được đặt trong trong các container. Là
phương tiện vận tải biển có cấu trúc đặc biệt, để chứa một lượng lớn hàng hóa
được xếp trong các loại Container khác nhau. Tàu container là phương tiện rất
phổ biến trong vận tải hàng hóa theo đường biển bởi trọng tải lớn và thuận
tiện trong vận chuyển hàng hóa. Ngày nay, các tàu Container vận chuyển
90% lượng hàng hóa trên thế giới. (Theo Marine Insight)

17
2.1.3 Giới thiệu chung về container
* Khái niệm:
Theo tổ chức quốc tế (ISO): container là một thiết bị vận tải có đặc điểm:
- Có hình dáng cố định, bền chắc được sử dụng nhiều lần
- Có cấu tạo đặc biệt để thuận lợi cho việc chuyên chở bằng một hay nhiều
phương tiện vận tải, hàng hóa không phải xếp dỡ ở các cảng dọc đường
- Có thiết bị riêng để thuận lợi cho việc xếp dỡ, thay đổi phương tiện vận tải
này sang phương tiện vận tải khác
- Có cấu tạo đặc biệt để thuận lợi cho việc xếp dỡ hàng ra
- Có dung tích không ít hơn 1 m3 (≥ 1 m3 ¿
* Phân loại
- Theo kích thước container:
Bảng 2.1: Phân loại container theo kích thước
Chiều dài Chiều rộng
Loại Container Chiều cao (m)
(m) (m)
Container 20 feet 5.898 2.352 2.395
Container 20 feet lạnh 5.485 2.286 2.265
Container 40 feet thường 12.032 2.350 2.392
Container 40 feet cao 12.023 2.352 2.698
Container 40 feet lạnh 11.572 2.296 2.521
Container 45 feet 13,716 2,500 2,896

- Theo mục đích sử dụng:

18
Bảng 2.2: Phân loại container theo mục đích sử dụng
Loại Nội dung Hình ảnh
container
Container bách hóa thường được
Container sử dụng để chở hàng khô, nên còn
bách hóa được gọi là container khô

Là loại container cho phép xếp


hàng rời khô bằng cách rót từ trên
Container
xuống qua miệng xếp hàng, và dỡ
hàng rời
hàng dưới đáy hoặc bên cạnh

Là loại thiết kế đặc thù chuyên để


chở một loại hàng nào đó như ô
Container
tô, súc vật sống...
chuyên dụng

Được thiết kế để chuyên chở các


loại hàng đòi hỏi khống chế nhiệt
Container
độ bên trong container ở mức
bảo ôn
nhất định.

Loại container này được thiết kế


thuận tiện cho đóng hàng vào và
Container hở
rút hàng ra qua mái container
mái
(thiết bị, gỗ thân dài, máy móc,..)

Được thiết kế không vách, không


mái mà chỉ có sàn là mặt bằng
Container
vững chắc, chuyên dùng để vận
mặt bằng
chuyển hàng nặng như máy móc
thiết bị, sắt thép…
Container bồn về cơ bản gồm một
khung chuẩn ISO trong đó gắn
Container một bồn chứa, dùng để chở hàng
bồn lỏng như rượu, hóa chất, thực
phẩm…

19
* Xác định vị trí container

Vị trí chất xếp trên tàu container

Trước khi container được xếp lên tàu, nó đã có một vị trí được đặt sẵn, khi đó,
người thực hiện xếp dỡ chỉ việc nghiên cứu trước sơ đồ hàng hóa và Loading
List để thực hiện xếp dỡ container. Container xếp phía dưới cùng được xếp
trên bệ, bệ container còn là phương tiện để gắn container với đáy hầm hàng
hoặc với nắp hầm hàng. Mặt trên mỗi container hàng dưới sẽ là sàn để xếp
container hàng trên lên trên nó.

Hệ thống đánh số dùng 6 ký số

Đây là hệ thống đánh số vị trí chất xếp trên tàu container thông dụng nhất. Hệ
thống này định danh vị trí mỗi container trên tàu bằng mã số gồm 6 ký số theo
thứ tự: Bay – Row – Tier (máng – hàng – chồng).
Bay: được biểu thị bằng 2 số đầu của mã số, chỉ vị trí container xếp theo
chiều dọc của tàu, đánh số tăng dần từ mũi tàu về phía đuôi tàu. Những
container loại 20’: đánh số 01; 03; 05 … Những container loại 40’: đánh số
02; 04; 06;… Mã số “Bay” của container 40’ là số chẵn nằm giữa 2 số lẻ định
danh cho 2 container loại 20’ mà nó chiếm chỗ. Chẳng hạn: 06 là số Bay của
container 40’ chiếm chỗ 2 Bay 05 và 07 (tức là chiếm chỗ của 2 container 20’
nằm trên Bay 05 và 07)

Row: chỉ vị trí container xếp theo chiều ngang của tàu, đánh số tăng dần từ
giữa tàu về phía 2 mạn. Các container xếp phía mạn phải sẽ được đánh số lần
lượt 01; 03; 05… Container nằm giữa, đánh số 00.

Tier: là 2 số cuối trong dãy mã số, dùng để chỉ vị trí container theo chiều cao
xếp chồng lên trên tàu.
+Container xếp dưới hầm được đánh số 02;04;06...kể từ lớp dưới cùng trở
lên.

20
+ Container ở trên boong: đánh số 82; 84; 86… kể từ lớp đầu tiên trên mặt
boong trở lên.

Hình 2.1: Mã số Row và Tier của các container

Container đánh dấu đậm trên hình vẽ có mã vị trí Bay – Row - Tier: 180386
Nguyên tắc chất xếp container:

- Các container nặng nên được xếp dưới hầm và những lớp bên dưới. Trường
hợp phải xếp lên boong thì cũng phải xếp dưới cùng trên boong. Việc xếp
chồng phải đảm bảo giới hạn trọng tải cho phép.

- Không xếp chồng lên nếu trọng lượng của container phía dưới nhỏ hơn quá
2 tấn.

- Phân bổ đều trọng lượng giữa 2 mạn

- Container nhẹ hoặc container rỗng thông thường nên xếp trên boong, nếu
phải xếp dưới hầm thì cũng phải xếp ở phía trên.

- Những kiện hàng có kích thước quá khổ cần được xếp ở những lớp trên
cùng (nếu xếp dưới hầm), hoặc xếp trên boong.

21
- Số lượng container lạnh và vị trí chất xếp phải căn cứ vào điểm tiếp lạnh.

- Hàng nguy hiểm phải xếp vào các vị trí chỉ định.

- Không chất hàng vượt quá trọng tải giới hạn của tàu.

- Các container tiếp xúc sàn tàu hoặc boong tàu phải gắn vào chốt định vị.

- Các hàng container theo Row nếu không có các rãnh hướng dẫn phải được
kết nối với nhau thông qua gù nối

- Container xếp trên boong từ lớp thứ 2 trở lên phải chằng buộc theo đúng quy
định.

2.1.4 Quy trình công nghệ xếp dỡ hàng hóa


Quy trình công nghệ xếp dỡ hàng hóa là quá trình mà nhân viên cảng làm
một phương án xếp dỡ nhất định tạo ra sản lượng xếp dỡ. Phương án xếp dỡ
là quá trình bốc xếp hàng hóa từ phương tiện vận tải này sang phương tiện
vận tải khác, từ phương tiện vận tải qua kho, bãi hoặc ngược lại, từ kho bãi
qua kho bãi hoặc trong kho bãi từ vị trí này sang vị trí khác.
Quy trình công nghệ xếp dỡ hàng hóa của cảng sẽ được xây dựng theo từng
thời kỳ khác nhau. Sự thay đổi này dựa trên cơ sở vật chất, trình độ khoa học
công nghệ của từng thời kỳ. Cơ sở xây dựng lên một quy trình công nghệ xếp
dỡ hàng hóa bao gồm:
+Loại hàng hóa đến cảng: theo tính chất xếp dỡ, theo nhóm hàng, theo tiêu
chuẩn ISO,…
+Phụ thuộc vào cơ sở vật chất, trang thiết bị ở cảng
+Phương án xếp dỡ hàng hóa
+Nguyên tắc xây dựng quy trình công nghệ xếp dỡ hàng hóa
+Nguyên tắc phân chia các bước công việc: mỗi phương án xếp dỡ đều có
thể được chia ra thành nhiều bước công việc khác nhau với nhiều công đoạn
với tác dụng, nhiệm vụ. Trong đó lại có các thao tác khác nhau do công nhân

22
cảng đảm nhiệm quá trình xếp dỡ hàng hóa tại cảng.
+Phụ thuộc vào nguyên tắc định mức lao động như năng suất, thiết bị, nhân
lực,…
Kết cấu chung của một quy trình công nghệ xếp dỡ hàng hóa bao gồm:
+ Bố trí sơ đồ cơ giới hóa cho các phương án xếp dỡ.
+ Bố trí phương tiện, nhân lực, định mức năng suất
+ Công cụ mang hàng.
+ Sơ đồ làm hàng
+ Hướng dẫn thực hiện các thao tác xếp dỡ theo đúng kỹ thuật
+ Các quy định về an toàn.
2.1.5 Kế hoạch giải phóng tàu
Việc lập kế hoạch giải phóng tàu được thực hiện dựa trên quy trình làm việc
của cảng từ lúc tàu đến mớn nước ngoài cảng. Kế hoạch giải phòng tàu được
thực hiện khi tàu có thông báo đến cảng kèm theo các thông tin về tàu và
hàng mà cảng phải thực hiện xếp dỡ.
Cảng có nhiệm vụ sắp xếp hoa tiêu, chuẩn bị sẵn sàng cầu cảng cũng như các
phương tiện vận tải để tàu vào làm hàng, đồng thời lên kế hoạch sắp xếp lấy
hàng. Việc lập kế hoạch giải phòng tàu giúp giảm thời gian tàu phải đỗ ở cầu
cảng, giảm chi phí dừng đỗ làm hàng của tàu, đảm bảo tàu chạy theo đúng
lịch trình giữa các cảng đã được quy định trong hợp đồng, tránh xảy ra việc
tàu phải chờ đợi quá lâu, gây tốn thêm chi phí của cảng khi quá hạn hợp đồng
làm hàng với tàu.

 Nguyên tắc chung khi lập kế hoạch giải phóng tàu:


- Tiếp nhận, giải phóng tàu khi chủ tàu, chủ hàng, đại lý, yêu cầu
- Ưu tiên tiếp nhận, phục vụ tàu định tuyến đến làm hàng ở cảng. Vì đa
số nó được trang bị thiết bị cơ giới hiện đại, sử dụng ít lao động thủ
công, ít độc hại và bảo vệ môi trường,….

23
- Đảm bảo hiệu quả việc sản xuất kinh doanh của cảng.
- Việc tiếp nhận tàu, điều động tàu phải được công khai minh bạch,
tránh tình trạng tham nhũng, tiêu cực.
- Khi số lượng tàu đăng ký vào cảng trong cùng một thời điểm vượt quá
khả năng tiếp nhận của cảng thì việc tiếp nhận tàu sẽ được thực hiện
theo thứ tự như sau:
+ Tàu quân sự, tàu khách.
+ Tàu định tuyến có lịch trình thường xuyên về qua cảng.
+ Tàu của khách hàng chuyển hàng qua cảng thường xuyên.
+ Tàu có hợp động thuê kho bãi dài hạn ở cảng
+ Tàu có hàng lưu tại cảng.
- Tàu nào đến cảng trước sẽ được bố trí cập bến trước, nhằm đảm bảo
quyền lợi của cảng cũng như của khách hàng.
- Trường hợp đặc biệt khi thời tiết có sóng to, gió lớn hoặc các nguyên
nhân đột xuất khác thì cảng sẽ phối hợp với các bên liên quan để quyết
định xem tàu có nên cập/rời bến hay không.

Khoảng thời gian xếp dỡ hàng cho một tàu phụ thuộc vào khối lượng, chủng
loại hàng, số máng xếp dỡ tối đa có thể mở và năng suất của thiết bị.
Khi hợp đồng xếp dỡ với cảng, chủ hàng thường thoả thuận một định mức
năng suất, đó là tổng khối lượng hàng xếp dỡ cho một ngày (tấn/ tàu-ngày),
hoặc định mức cho một máng xếp dỡ (tấn/máng-ca hoặc tấn/máng- giờ). Trên
cơ sở đó, cảng có thể sự tính được số máng xếp dỡ và khoảng thời gian cần
thiết cho việc xếp dỡ.
Đối với tàu container, cảng sẽ chủ yếu xếp dỡ thông qua cần trục bờ vì vậy
cảng sẽ tính toán và sắp xếp số lượng cần trục làm hàng cho tàu để hoàn thành
việc xếp dỡ đúng thời hạn.

24
2.1.6 Lập kế hoạch tác nghiệp phục vụ phương tiện vận tải
Trong công tác tổ chức sản xuất và làm hàng ở cảng, việc lập kế hoạch tác
nghiệp phục vụ cho tàu là đặc biệt quan trọng. Kể từ khi tàu cập cảng cho đến
khi tàu rời cảng cần trải qua rất nhiều bước công việc trong một thời gian nhất
định. Việc lập kế hoạch tác nghiệp cho tàu phải được thiết kế một cách hợp
lý, khoa học và thuận tiện để tránh lãng phí thời gian hay nguồn nhân lực, vật
lực. Trong quá trình tổ chức thực hiện, khi một bước công việc không tiến
hành đúng kế hoạch ví dụ kéo dài thời gian) sẽ gây ảnh hưởng dây chuyền
đến các công việc kế tiếp, và có thể phá vỡ toàn bộ kế hoạch của chủ tàu. Vì
vậy, người lập kế hoạch phải dự phòng các phương án để điều chỉnh khi cần
thiết.
Kế hoạch tác nghiệp phục vụ tàu làm căn cứ để từng bộ phận liên quan chuẩn
bị mọi mặt (phương tiện, lao động) đồng thời chủ động phối hợp với các bộ
phận khác trong quá trình thực hiện. Ngoài ra, nó giúp lãnh đạo và cán bộ
điều hành sản xuất có thể nắm bắt và kiểm tra tình hình phục vụ tàu trong
phạm vi toàn cảng.

2.1.7 Kế hoạch cầu bến (Quay Planning or Berthing Planning)


Kế hoạch cầu bến đưa ra một cái nhìn tổng thể về việc sử dụng cầu tàu và
vùng nước trước bến của cảng trong một khoảng thời gian nhất định. Từ kế
hoạch cầu bến, có thể thấy được khối lượng công việc cần thực hiện, làm cơ
sở cho việc lập các kế hoạch nguồn lực khác (phương tiện, thiết bị, lao
động..). Kế hoạch cầu bến thường là kế hoạch mềm, có thể thay đổi phụ thuộc
vào thời gian đến của tàu cũng như khối lượng hàng cần xếp dỡ.
Kế hoạch cầu bến là bước đầu tiên của việc lập kế hoạch làm hàng cho tàu.
Căn cứ vào lịch tàu và thông báo tàu đến của đại lý với các thông tin như
chiều dài tàu, thời gian tàu đến, thời gian tàu đi, số lượng container cần dỡ và
xếp để lập kế hoạch cầu bến cho tàu trên cơ sở dự tính được những vấn đề đặt

25
ra là :
+ Những loại cần trục nào cần được sử dụng làm hàng cho tàu
+ Có bao nhiêu cần trục sẵn sàng làm việc
+ Số lượng cần trục làm hàng cho mỗi tàu là bao nhiêu thì hợp lý.
2.2 Phòng ban quản lí nghiệp vụ
Trung tâm điều hành sản xuất (TTĐHSX)

Hình 2.2: Hình ảnh tại Trung tâm điều hành sản xuất

Trung tâm điều hành sản xuất là bộ phận quan trọng trong cơ cấu tổ chức
cảng, là phòng thay mặt và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác điều
hành hoạt động sản xuất trong các ca, ngày, tuần, tháng toàn Công ty trên cơ
sở kế hoạch tháng, quý năm và tình hình sản xuất thực tế.
- Nhiệm vụ chính của trung tâm là chỉ huy toàn bộ các hoạt động khai thác
sản xuất của Cảng.
- Thời gian làm việc: 24h/ngày. Mỗi ngày làm việc sẽ bao gồm 2 ca sản xuất
(12h/ca). Mỗi nhân viên sẽ làm việc theo từng ca, từng ngày do trưởng phòng
Điều hành sản xuất để đảm bảo hoạt động tại phòng được trơn tru.

26
* Sơ đồ tổ chức:

Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức Trung tâm điều hành sản xuất

Trưởng trung tâm điều hành sản xuất (Tr TT): Là người chỉ huy cao nhất của
phòng ban, chỉ huy toàn bộ các hoạt động khai thác sản xuất của cảng, thay
mặt và chịu trách nhiệm trước phó giám đốc khai thác về công tác điều hành
hoạt động sản xuất trong các ca, ngày, tuần, tháng toàn công ty trên cơ sở kế
hoạch tháng, quý năm và tình hình sản xuất thực tế. Nhiệm vụ chính của trung
tâm là chỉ huy toàn bộ các hoạt động khai thác sản xuất của Cảng.
Phó trưởng trung tâm điều hành sản xuất (Ptr TT): Là chỉ huy cao nhất trong
mỗi ca sản xuất, thay mặt giám đốc xử lí các công việc phát sinh trong ca
trong khả năng được phép.
Nhân viên giám sát và điều hành sản xuất (MC): Điều phối liên lạc với hãng
tàu (nhận thông báo và kế hoạch tùa, lịch tàu, sơ dồ chất xếp, danh sách
container phải xếp/ dỡ, các yêu cầu điều chỉnh trong quá trình làm hàng,
…).Triển khai kế hoạch, phân bổ phương tiện/ công nhân thực hiện theo yêu
càu sản xuất/ dịch vụ khách hàng. Nhận các yêu cầu của các cảng/ICD/ Depot
khác về container đi thẳng, chuyển cảng,…
Nhân viên kế hoạch tàu trung tâm điều hành sản xuất (SP): Lập kế hoạch cầu

27
bến, kế hoạch tàu, kế hoạch xếp dỡ tàu theo máng, trình tự xếp container,…
giám sát, theo dõi hiện trường để điều chỉnh kế hoạch.
Nhân viên kế hoạch bãi trung tâm điều hành sản xuất (YP): Quy hoạch và lập
kế hoạch hạ hàng (hạ container nhập từ tàu, khu vực tiếp nhận, đỗ xe
container chờ nhận thẳng hay xếp bãi,…)
Nhân viên số liệu trung tâm điều hành sản xuất (Data): Nhập số liệu về tàu,
báo cáo kết toán tàu và kết toán bãi; kiểm tra, đối chiếu sau khi kết thúc xếp
dỡ tàu, kết thúc ca sản xuất; cung cấp tra cứu thông tin cho nội bộ trong dây
chuyển sản xuất.
Chỉ đạo tàu (MC hiện trường):Chỉ đạo công tác cập cầu, xếp dỡ, điều phối
các công việc tại hiện trường; trực tiếp đôn đốc, chỉ đạo để quá trình làm hàng
đúng tiến độ,…Chịu trách nhiệm chung cho mọi hoạt động của dây chuyển
xếp dỡ phụ trách trong ca sản xuất bao gồm an toàn lao động cho con người,
phương tiện và hàng hóa. Khi phát hiện nguy cơ mất an toàn, chỉ đạo yêu cầu
ngừng ngay hoạt động và xử lý xong trước khi tiếp tục hoạt động.

28
2.3 Các bước thực hiện

(Nguồn: Trung tâm điều hành sản xuất)

Hình 2.4: Quy trình khai thác tàu container chi nhánh Cảng Tân Vũ

29
2.3.1 Lập kế hoạch tuần
Bộ
Người
phận Người
Lưu đồ phê
phụ giám sát
duyệt
trách

Bộ Phó
Trưởng
phận kế Giám
TTĐHSX
hoạch đốc

Giám đốc
Phó Giám đốc
Bộ Phó
Trưởng
phận kế Giám
TTĐHSX
hoạch đốc
Bộ Phó
Trưởng
phận kế Giám
TTĐHSX
hoạch đốc
(Nguồn: Trung tâm điều hành sản xuất)
- Tiếp nhận thông tin về lịch tàu, thông số kỹ thuật của tàu, thông tin hàng hóa
đặc biệt (nếu có) từ đại lý, hãng tàu. Căn cứ vào đó để bố trí cầu bến và bố trí
phương tiện khai thác phù hợp
+ Đối với các kiện hàng đặc biệt: Chủ động trao đổi với OPS của Hãng thông
tin chi tiết về các kiện hàng, các yêu cầu đặc biệt khi xếp dỡ hàng.
+ Căn cứ vào thông tin nhận được, lập kế hoạch tàu dự kiến theo tuần, bố trí
cầu bến đảm bảo khai thác hiệu quả dựa vào hợp đồng ký kết giữa Hãng tàu
và Cảng Hải Phòng, Quy định của các cơ quan quản lí Nhà nước về quản lí an
ninh, an toàn Cảng biển.
- Cập nhật thường xuyên trao đổi thông tin lịch tàu từng Hãng, xây dựng kế

30
hoạch dự kiến tàu hàng tuần (chiều thứ 6 hàng tuần) gửi tới các phòng ban
liên quan, báo cáo Tổng giám đốc và Hãng tàu.
+ Nếu lịch tàu thay đổi, cập nhật và xây dựng kế hoạch theo tình hình thực tế.
Chủ động đàm phán kế hoạch tàu với các Hãng tàu để đảm bảo bố trí lịch tàu
phù hợp nhất. Thông báo lịch tàu thay đổi đến các đơn vị và các phòng ban
liên quan. Các trường hợp vướng mắc trong quá trình đàm phán, báo cáo Tr
TT, PGĐ, Giám Đốc để kịp thời giải quyết
2.3.2 Lập kế hoạch điều động tàu theo ngày

(Nguồn: Trung tâm điều hành sản xuất)

31
- Chủ động liên lạc và tiếp nhận thông tin xác báo thời gian cập cầu và rời cầu
từ đại lý
- Tính toán vị trí đón tàu và thông tin lên bảng sơ đồ cầu bến căn cứ theo tình
hình thực tế và quy định khoảng cách an toàn để cho tàu thuyền cập, rời cầu,
vị trí bích bắt dây tàu,…
- Lập kế hoạch điều động tàu hàng ngày (Theo biểu mẫu BM.23.03) đã được
lãnh đạo chi nhánh phê duyệt gửi các cơ quan liên quan: Cảng vụ Hàng Hải
Hải Phòng, Công ty Hoa tiêu khu vực II, Công ty lai dắt, các lực lượng trong
dây chuyền trước 15 giờ hàng ngày.
- Trong trường hợp thay đổi kế hoạch đột xuất ngoài giờ hành chính, Bộ phận
kế hoạch chủ động thông tin với bộ phận đi ca của Trung tâm ĐHSX để cập
nhật kế hoạch và gửi xác báo cho các cơ quan liên quan.
2.3.3 Xử lí dữ liệu bởi TTĐHSX

32
(Nguồn: Trung tâm điều hành sản xuất)
- Đăng ký lịch tàu và phân bố cầu bến trên hệ thống PLTOS.
+ Khai báo thông tin tàu;
+ Khai báo thông tin sơ đồ hàm boong;
+ Thiết kế sơ đồ bay tàu;
+ Khai báo hành trình tàu;
+ Phân bố phương tiện thiết bị tiền phương khai thác tàu.
- Thực hiện sau khi có dữ liệu từ Hãng tàu, Hải quan:
+ Xử lý, nhập dữ liệu lược khai hàng hóa vào hệ thống PLTOS.
+ Đối chiếu lược khai hàng hóa và sơ đồ hàng nhập trên hệ thống PLTOS gửi
dữ liệu cho SP, Hải quan, Hãng tàu để căn cứ lập kế hoạch.
+ Nhập dữ liệu danh sách hàng hóa để lại tàu, hàng hóa đảo chuyển để SP làm
căn cứ lập kế hoạch xếp dỡ.
+ Thông báo trực tiếp cho ship planner, bộ phận lập kế hoạch cầu bến kích
thước những cont FR quá khổ, các cont có trọng lượng quá tải gửi thông tin
để bố trí cầu bến có thiết bị phù hợp.
- Xử lý, nhập dữ liệu sơ đồ hàng nhập vào hệ thống PLTOS.
+ Lập trình tự dỡ container, gán phương tiện thiết bị tiền phương cho từng
Bay.
- Thiết lập trình tự nâng hạ tại bãi tuân thủ các tiêu chí như sau:
+ Căn cứ vào dự kiến kế hoạch tàu trong tuần, chủ động quy hoạch linh hoạt
khu vực bãi tập kết hàng xuất và khu vực hạ hàng nhập phù hợp, đảm bảo vị
trí hạ hàng gần khu vực cần khai thác, đảm bảo quãng đường di chuyển của
xe vận chuyển là ngắn nhất. Thực hiện quy hoạch, dồn dọn bãi trước khi tàu
vào.
+ Quy hoach tối đa khu vực hạ hàng cho 03 khu vực hạ hàng cho 01 phương
tiện tuyến tiền phương.

33
+ Quy hoạch các container hàng đặc biệt tại các khu vực thuận tiện nhất cho
việc khai thác tàu.
+ Trong những ngày sản lượng hàng nhập dự kiến trên 3.000 Teus. Chi nhánh
được phép duy trì sản lượng tồn bãi tối đa là 17.500 Teus.
+ Đối với các Block sử dụng cần trục RTG sau khi xuất tàu phải dồn dọn theo
quy hoạch dự kiến trong tuần và những rơ gần đường đi.
- Trao đổi với MC hiện trường để bố trí phượng tiện hệ thống.
+ Khi nhận được thông tin của Mc hiện trường về kế hoạch dỡ của phương
tiện, MC xác nhận trên hệ thống làm cơ sở dữ liệu ghi nhận năng suất.
2.3.4 Xây dựng kế hoạch khai thác
* Thời gian họp: 90 phút trước khi bắt đầu 01 ca mới.
* Địa điểm họp: phòng Trực ban.
* Kế hoạch khai thác hàng nhập:
MC hiện trường triển khai kế hoạch:
+ Kế hoạch đón tàu, số lượng hàng nhập, số lượng và tên thiết bị xếp dỡ tuyến
tiền phương.
+ Số lượng, kích thước, trọng lượng của các container đặc biệt, vị trí xếp trên
tàu và các thông tin cần lưu ý trong quá trình xếp dỡ.
+ Trình tự khai thác, sản lượng dự kiến, thời gian kiến khai thai thác xong
hàng nhập của từng thiết bị, thời gian dự kiến xuất.
+ Kế hoạch bố trí, phân làn, số lượng xe vận chuyển phục vụ khai thác tàu.
+ Kế hoạch sử dụng checkpoint.
* Kế hoạch khai thác xuất tàu:
MC hiện trường triển khai kế hoạch:
+ Thông tin sản lượng hàng xuất (Depot, cảng), số lượng cảng xuất, số lượng,
kích thước, trọng lượng của các container đặc biệt, vị trí xếp trên tàu và các
thông tin cần lưu ý trong quá trình xếp dỡ.

34
+ Trình tự khai thác hàng xuất yêu cầu tính toán sản lượng dự kiến thực hiện
trong quá trình xếp dỡ.
+ Trình tự khai hàng xuất yêu cầu tính toán sản lượng dự kiến thực hiện trong
ca, dự kiến thời gian xong xuất của từng thiết bị theo hầm.
+ Kế hoạch bố trí, phân làn và số lượng xe vận chuyển phục vụ khi thác tàu.
* Thống nhất kế hoạch tăng ca nhân lực tham gia sản xuất.
- Căn cứ vào tình hình khai thác thực tế điều động thiết bị xếp đỡ tuyến tiền
phương giữa các tàu để đảm bảo tiến độ giải phóng tàu.
(NSXD đầu cầu của cần trục chân để tối thiểu 22 moves/cẩu/giờ, cần trục
giàn: tối thiểu 24 moves/cẩu/giờ, cần trục giàn: tối thiểu 18 moves/cẩu/giờ đối
với khai thác hàng xuất trong điều kiện bình thường)

35
2.3.5 Quy trình đón tàu cập cập cầu

(Nguồn: Trung tâm điều hành sản xuất)


- Chỉ huy, giám sát toàn bộ quá trình thực hiện, chịu trách nhiệm cao nhất về
quá trình tiếp nhận tàu cập cầu.
- Tiếp nhận thông tin mốc đón tàu, kiểm tra tuyến cầu 120 phút trước khi tàu
cập cầu. Nếu có vướng mắc phải báo cáo Tr TT/Ptr TT đi ca để có phương án
giải quyết chậm nhất 60’ trước khi tàu cập cầu.
- 60 phút trước khi tàu cập cầu yêu cầu thiết bị tuyến tiền phương đứng tại vị
trí an toàn theo đúng Quy định đảm bảo an toàn điều động tàu ra vào cảng và
nội quy Cảng biển Hải Phòng.

36
- Tiếp nhận thông tin từ hoa tiêu dẫn tàu qua VHF và thông báo cho MC hiện
trường kênh làm việc của hoa tiêu.
- Tiếp nhận thông tin kênh liên lạc với hoa tiêu từ bộ SP, thông báo Đội xếp
dỡ bố trí công nhân có mặt tại cầu để buộc dây tàu.
- Công nhân xếp dỡ phải có mặt tại cầu đúng thời gian theo yêu cầu của MC
hiện trường, thực hiện cắm cờ mốc đón tàu (nếu vào ban ngày), đèn hiệu (nếu
vào tối đêm), thực hiện bắt dây an toàn vào bích theo yêu cầu của MC hiện
trường.
- Duy trì liên lạc thường xuyên và tuân thủ theo lệnh yêu cầu của hoa tiêu,
thuyền trưởng trong suốt quá trình tàu cập rời cầu. Quan sát và chủ động
thông báo thường xuyên cho tàu và Hoa tiêu vị trí của tàu với các chướng
ngại vật, khoảng cách của tàu với cầu, phương tiện và các tàu khác, cảnh báo
tốc độ của tàu, các nguy cơ có thể gây mất an toàn trong quá trình cập và rời
cầu,…
- Sau khi tàu cập cầu, thông báo bộ phận SP, YP thời gian tàu cập (giờ bắt
dây đầu tiên), tên tàu lai phục vụ, phương tức tàu cập cầu.
- Cập nhập thông tin giờ tàu cập cầu vào hệ thống PLTOS, cập nhập vào các
báo cáo gửi lại Hãng tàu.
- Cập nhật mốc đón tàu thực tế trên sơ đồ cầu bến
2.3.6. Thực hiện khai thác hàng nhập

37
(Nguồn: Trung tâm điều hành sản xuất)

- Khi bắt đầu làm hàng các lực lượng trong dây chuyền phải có mặt tại sản
xuất. Trong trường hợp tàu vào sớm hơn so với kế hoạch, MC hiện trường có
trách nhiệm thông báo cho các lực lượng trong dây chuyền sản xuất.
+ Chậm nhất 10 phút sau khi bắt đầu ca sản xuất, MC hiện trường kiểm tra
nhân lực và báo cáo Ptr TT đi ca nhan lực theo kế hoạch khai thác.
- Thông báo trình tự khai thác (sơ đồ nhập có phân vùng thiết bị dỡ hàng,
đánh dấu hàng đặc biệt trên sơ đồ nhập) cho công nhân vận hành thiết bị tiền
phương, thông báo khu vực hạ hàng cho xe vận chuyển.
- Lên tàu ghi “sổ nhật ký đăng ký khách lên xuống tàu”, chủ đọng trao đổi kế

38
hoạch khai thác làm nhập với Đại phó tàu.
- Kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợ nhân viên giao nhận xử lý các vướng mắc tại điểm
kiểm tra container tự động đảm bảo ko quá 35s/container trong điều kiện bình
thường.
- Thường xuyên có mặt tại hiện trường tàu, trực tiếp kiểm tra, giám sát quá
trình khai thác các container đặc biệt (FR,OOG,…)
- Kiểm tra, giám sát việc hạ hàng nhập theo quy hoạch 2 tiếng/lần, kiểm tra vị
trí thực tế so với quy hoạch, linh hoạt điều chỉnh theo tình hình thực tế khi có
yêu cầu từ Ptr TT đi ca.
- Kiểm soát tình hình khai thác phương tiện vận chuyển đã được phân bố và
thông báo cho MC hiện trường chậm nhất 2 tiếng/lần.
- Giám sát các lực lượng trong dây chuyền sản xuất trong việc thực hiện kế
hoạch, đề xuất với Ptr TT đi ca các giải pháp tổ chức khai thác tàu phù hợp
với tình hình thực tế.
+ MC hiện trường chịu trách nhiệm cao nhất về năng suất, chất lượng khai
thác hàng nhập.
+ Thông báo giờ kết thúc quá trình khai thác hàng nhập cho SP cập nhập dữ
liệu trên hệ thống.
- Khi phát sinh sự cố hư hỏng đối với PTTB công nhân vận hành phải thông
báo cho đội phó CG đi ca, MC hiện trường. Căn cứ tình hình thực tế khai
thác, Ptr TT đi ca kịp thời điều động phương tiện thiết bị thay thế để đảm bảo
tiến độ khai thác tàu.
2.3.7. Thực hiện khai thác hàng xuất

39
(Nguồn: Trung tâm điều hành sản xuất)
- Trước khi xuất MC hiện trường trao đổi và thống nhất với đại phó tàu kế
hoạch khai thác hàng xuất và sơ đồ chằng buộc.
+ Thông tin dự kiến thời gian xuất cho Ptr TT đi ca, OPS, bãi Depot (đối với
hàng xuất giao thẳng) và các lực lượng trong dây chuyền sản xuất.
- Thông báo kế hoạch phân làn xe vận chuyển cho Đội Cơ giới, Đội bảo vệ và
các Depot (đối với hàng xuất giao thẳng).
- Triển khai kế hoạch xếp hàng theo hầm để chấm bay thực hiện:
+ Trước khi tàu bắt đầu khai thác hàng xuất 30 phút, yêu cầu nhân viên chấm
bay phải chuẩn bị đầy đủ dữ liệu để phục vụ khai thác tàu.

40
+ Phân bố xe vận chuyển lấy hàng xuất theo thiết bị tuyến hậu phương.
+ Điều động thiết bị tiền phương, hậu phương hợp lý đảm bảo các thiết bị
khai thác liên tục.
+ Phối hợp trao đổi thông tin và các Depot trong việc đưa container vào cảng
để xuất tàu theo kế hoạch của cảng.
- Giám sát các lực lượng trong dây chuyền sản xuất trong việc thực hiện kế
hoạch, đề xuất với Ptr TT đi ca các giải pháp tổ chức khai thác tàu phù hợp
với tình hình thực tế.
+ MC hiện trường chịu trách nhiệm cao nhất về năng suất, chất lượng khai
thác hàng xuất.
- Công nhân xếp dỡ tại càu tàu có trách nhiệm hướng dẫn xe vận chuyển đúng
đứng vị trí để cần trục QC có thể gắp được container ngay.
- Công nhân tín hiệu có trách nhiệm kiểm tra đảm bảo container vào hết chốt,
tình trạng các thành dẫn hướng của tàu và cảnh báo cho công nhân vận hành
thiết bị.
- Thông báo sản lượng hàng xuất còn tồn trên bãi của các tàu 2 tiếng/lần trong
ca để MC hiện trường tổ chức lấy hàng xuất phù hợp.
- Thông tin cho OPS của hãng tàu biết thời gian dự kiến xong hàng xuất trước
khi tàu chạy 3 tiếng.
- Chấm bay tổng hợp, rà soát slot định kỳ 06 tiếng/lần (15’ trước khi kết thúc
ca). Vào 06 tiếng trước khi tàu chạy thực hiện kiểm tra liên tục 2 tiếng/lần.
Sau khi kết thúc xút tàu, nhân viên chấm bay thực hiện tổng hợp slot vào list
xuất tàu gửi cho bộ phận nhập slot.
- Ngay sau khi kết thúc làm hàng xuất trong vòng 30 phút, gửi danh sách
container xuất tàu (final loading list) cho bộ phận DATA để chuyển đổi dữ
liệu gửi báo cáo EDI.
- Ký xác nhận chằng buộc theo yêu cầu của hãng tàu.

41
2.3.8. Thiết lập và gửi báo cáo

(Nguồn: Trung tâm điều hành sản xuất)


- Kiểm soát số liệu container thực xuất lên tàu, đối khớp số liệu với các bộ
phận liên quan.
+ Lập báo cáo những container thực xuất nhưng chưa hoàn tất các nghiệp trên
hệ thống.
- Ghi nhận ký tình hình khai thác tàu trong ca.
- Đối chiếu, khớp vị trí xếp lên tàu trên sơ đồ và thực tế. Cập nhập đủ vị trí
thực xếp lên tàu của container vào container hàng xuất.
+ Thực hiện gửi dữ liệu cho các bộ phận liên quan và OSP hãng tàu theo quy
định.
- Kiểm soát số liệu trao đổi với cơ quan Hải Quan, số lượng container vào ra
khu vực giáp sát Hải Quan trên hệ thống phần mềm hải quan chậm nhất 1
tiếng sau khi kết thúc làm hàng xuất.

42
- Trong vòng 30 phút sau khi tàu rời cầu gửi báo cáo và TDR cho hãng theo
quy định.
2.3.9. Quy trình thực hiện tàu rời cầu

(Nguồn: Trung tâm điều hành sản xuất)


- Giám sát các bộ phận thực hiện đúng quy trình tàu rời an toàn trong ca làm
việc.
- Bộ phận SP nhận thông tin qua VHF sau đó thông báo cho MC hiện trường
kênh làm việc của hoa tiêu. MC hiện trương fthoong báo ĐXD bố trí công
nhân ra hiệu cầu tàu sẵn sàng thao tác tháo dây tàu.
+ Công nhân ĐXD phải có mặt tại hiện trường tàu chậm nhất 15 phút sau khi
có yêu cầu từ MC hiện trường.
+ MC hiện trường thông báo Đội phó ĐCG yêu cầu dịch chuyển phương tiện
tuyến tiền phương về vị trí an toàn trước khi tàu rời cầu.

43
+ Khi có kế hoạch điều động tàu ra vào cầu cảng, các phương tiện thiết bị
tuyến tiền phương phải di chuyển đến vị trí an toàn như sau:
+) Đối với vị trí thiết bị đứng giữa tàu: khoảng cách vị trí mũi và lái tàu tối
thiểu là 40 mét.
+) Đối với vị trí đứng trước mũi và sau lái tàu: khoảng cách đối với vị trí mũi
và lái tàu tối thiểu bằng 1/3 chiều dài thân tàu (khoảng cách ít nhất 50 mét).
+ Các cần cẩu bờ không được vươn ra phía ngoài vùng nước trước cầu cảng
+ Các trường hợp khác do Ptr TT đi ca quyết định.
- Người được giao nhiệm vụ đưa tàu rời cầu có trách nhiệm chủ động liên lạc
với hoa tiêu/thuyền trưởng trước khi tàu chuẩn bị rời cầu. Phải duy trì liên lạc
thường xuyên và tuân thủ theo lệnh yêu cầu của hoa tiêu/Thuyền trưởng trong
suốt quá trình tàu rời cầu. Quan sát và chủ động thông báo thường xuyên cho
tàu và Hoa tiêu/Thuyền trưởng trong suốt quá trình tàu rời cầu. Quan sát và
chủ động thông báo thường xuyên cho tàu và Hoa tiêu vị trí của tàu với các
chướng ngại vật, khoảng cách của tàu với cầu, phương tiện và các tàu khác,
cảnh báo tốc độ của tàu, các nguy cơ có thể gây mất an toàn trong quá trình
rời cầu.
+ Ngay sau khi tàu rời cầu, MC hiện trường thông báo bộ phận SP, YP thời
gian tàu rời cầu (giờ tháo dây cuối cùng), tàu lai phục vụ.

2.4 Quy trình khai thác tàu MARGARET RIVE BRIDGE tại Chi nhánh
Cảng Tân Vũ
2.4.1 Lập kế hoạch tàu theo tuần
- Lập kế hoạch tác nghiệp tuần là một nhiệm vụ quan trọng của quản trị cảng,
là việc sắp xếp các trang thiết bị vật chất của cảng cho các hoạt động trong
tuần bao gồm bố trí tàu vào cầu, khai thác tàu và cần trục bến
- Để lập được bản kế hoạch này, yêu cầu người lập phải nắm rõ được các đặc
tính của cầu tàu: chiều dài cầu tàu, mớn nước của cầu tầu, năng lực của cầu

44
tàu, trang thiết bị phục vụ cầu tàu…
- Hiện nay, Cảng Tân Vũ có 5 cầu tàu được khai thác, năng lực tiếp nhận của
từng cầu tàu và trang thiết bị phục vụ được thể hiện dưới bảng sau.
Bảng 2.3: Đặc tính của từng cầu tàu tại chi nhánh Cảng Tân Vũ
Trang thiết bị phục
Năng lực tiếp nhận
vụ
Cầu tàu 1 Tàu có chiều ngang 14 hàng container QC10, QC09, QC08

Cầu tàu 2 Tàu có chiều ngang 14 hàng container QC07, QC12, QC11

Cầu tàu 3 Tàu có chiều ngang 14 hàng container TK7, TK10, QC06

Cầu tàu 4 Tàu có chiều ngang 11,12,13 hàng QC5, TK6, TK5
container
Cầu tàu 5 Tàu có chiều ngang 10 hàng container TK12, TK11

Ngoài ra, việc lập kế hoạch cũng yêu cầu các thông tin về tàu: Tên tàu, chiều
dài tàu, chiều ngang tàu, thời gian tàu dự kiến đến cảng (ETA), thời gian tàu
dự kiến rời cảng (ETD), mớn nước của tàu…
=> Việc nắm rõ những thông tin trên, giúp cho người lập kế hoạch có thể xác
định và bố trí cầu tàu phù hợp theo đặc tính kĩ thuật, thời gian của từng con
tàu, tránh tình trạng tắc nghẽn cầu tàu hoặc thời gian chờ đợi của tàu quá lâu.
* Tìm kiếm lịch tàu trên web các hãng tàu.
- Để có thể tra cứu được lịch tàu các hãng, người lập phải truy cập vào trang
Google tìm kiếm, nhập cú pháp “Hãng tàu + Schedule”, kết quả trả về sẽ có
website để tra cứu lịch tàu của các hãng.

45
Hình 2.5: Lịch tàu trên Website của hãng tàu ONE
Thông tin trả về và cần note lại:
- Tên con tàu dự kiến sẽ đến cảng lúc 21:00 ngày 07/08/2023: MARGARET
RIVER BRIDGE
- Cập cảng: TANVU TERMINAL
- Thời gian dự kiến cập cầu tàu:23:30, ngày 07/08/2023
- Thời gian tàu dự kiến rời cảng:06:50, ngày 09/08/2023
- Thông tin về tàu:

Hình 2.6: Thông tin chi tiết tàu MARGARET RIVER BRIDGE

46
Sau khi tìm được con tàu sẽ vào cảng ở tuần tới xong, người lập kế hoạch sẽ
tìm hiểu mọi thông tin của con tàu (chiều dài tàu, chiều rộng, mớn nước,…)
để phục vụ cho việc xếp vào cầu tàu nào cho phù hợp nhất.
Tàu Magaret River Brigde (IMO: 9550383) là tàu Container được đóng vào
năm 2009 và đang đi dưới cờ của Panama. Sức chở là 1708 TEU, chiều dài
toàn bộ (LOA) là 171,99m và chiều rộng là 27,6m

- Xây dựng kế hoạch tàu hàng tuần (PHỤ LỤC 1)


Sau khi có được các thông tin về tàu, giờ nước lớn,…tiến hành lập kế hoạch
tác nghiệp tuần và vẽ kế hoạch dự kiến xếp tàu vào vị trí của cầu tàu nào cho
hợp lý nhất, đảm bảo:
+ Khoảng cách an toàn giữa 2 tàu là 10% chiều dài tàu.
+ Các tàu có thời gian tại cảng lâu ưu tiên xếp vào cầu tầu số 1, tránh xếp vào
những cầu tàu ở giữa.
+ Những con tàu có ngang từ 11 trở lên phải được ghi chú trong bản kế hoạch
dự kiến, để tránh xếp vào cầu tàu số 5.
+ Tàu muốn cố định vào cầu tàu để khai thác cần phải bắt dây cào các cọc bic
ở cầu tàu.
- Bản dự kiến kế hoạch tuần phải được gửi về ban giám đốc (để báo cáo), các
đơn vị liên quan khác (để thực hiện).
- Việc lập kế hoạch tác nghiệp tuần phải được thức hiện trước khi tuần làm
việc mới bắt đầu.
2.4.2 Lập kế hoạch điều động tàu theo ngày
- Hai ngày trước khi tàu dự kiến đến cảng, Hãng tàu gửi email thông báo thời
gian dự kiến đến, rời cảng và số lượng hàng hóa cần xếp dỡ.

47
Hình 2.7: Nội dung email Hãng tàu gửi đến Cảng
- Căn cứ vào thông số kĩ thuật của tàu, trọng tải hàng hóa, lịch thủy triều cũng
như số lượng hàng hóa trên tàu, tàu Margaret River Bridge được bố trí vào
cầu 3 từ mốc 555-383 (172m). Thời gian tàu cập cảng Tân Vũ dự kiến lúc
23.30 ngày 07/08/2023. Bích bắt dây tàu là 2 mốc 575 và 372. (PHỤ LỤC 2)
2.4.3 Xử lí số liệu trên trung tâm
Đăng kí lịch tàu M.R.Bridge và phân bổ cầu bến trên hệ thống PLTOS.
- Khai báo thông tin tàu:

Hình 2.8: Khai báo thông tin tàu trên phần mềm TOS

48
- Khai báo thông tin số hầm, boong:

Hình 2.9: Khai thông tin số hầm boong trên phần mềm TOS

- Thiết kế sơ đồ bay tàu:

49
Hình 2.10: Thiết kế sơ đồ bay tàu
- Khai báo hành trình tàu:

Hình 2.11: Khai báo hành trình tàu

- Phân bổ phương tiện thiết bị tuyến tiền phương để khai thác tàu

50
Hình 2.12: Phân bổ thiết bị tuyến tiền phương

+ Cần trục giàn QC (Quayside gantry crance): Là loại cẩu giàn đặt tại cầu
tàu, di chuyển trên ray, hoạt động bằng điện, chuyên dụng để xếp dỡ các loại
container lên xuống tàu.
QC06:
Sức nâng lớn nhất với khung cẩu: 40
tấn
Sức nâng lớn nhất với dầm nâng: 50 tấn
Tầm với phía nước: 35m
Tầm với phía bờ:16m
Chiều cao nâng hàng: 27m
Hình 2.13: Cần trục giàn QC
Chiều sâu hạ hàng: 12m
QC11:
Sức nâng lớn nhất với khung cẩu: 35,6 tấn
Sức nâng lớn nhất với dầm nâng: 40 tấn
Tổng chiều dài hành trình xe con: 50m
Tầm với phía nước: 30m
Chiều cao nâng hàng: 18,5m – 24,3m
Chiều sâu hạ hàng: 9m
- Phân bổ phương tiện thiết bị tuyến hậu phương để khai thác tàu:

51
+ Cần trục giàn RTG: Là loại cần trục giàn bánh lốp, hoạt động tại bãi, xếp
dỡ container, hoạt động bằng điện hoặc diesel.
Sức nâng lớn nhất với khung nâng: 40
tấn
Loại container xếp dỡ: 20’, 40’ và 45’
Chiều cao nâng: 18,00m (~ 5 tầng cont
+1tầng trên cùng để di chuyển cont)
Hành trình xe con: 19,07m (~ 6 hàng
contb+1 làn xe vận chuyển) Hình 2.14: Cần trục giàn RTG

52
+ Nâng hàng Reach Stacker (Container Reach Stacker): Là thiết bị xếp dỡ
container, hoạt động bằng diesel, có khung chụp để xếp dõ container loại 20’,
40’ và 45’.
Sức nâng: 45 tấn
Chiều cao nâng: 18,1m (~ xếp cao 5 container)

Hình 2.15: Nâng hàng Reach


Stacker
+ Đầu kéo và rơ moóc: Là các loại xe vận chuyển và rơ moóc để vận chuyển
container từ cầu tàu vào kho, bãi và ngược lại.
Công suất: 182 – 228 hp
Sức kéo: 35 – 60 tấn
Vận chuyển các loại container 20’, 40’, 45’ và các mặt hàng sắt thép – thiết
bị.

Hình 2.16: Xe đầu kéo

53
- Xử lí, nhập dữ liệu:
Ngày 05/08/2023 trước khi tàu MARGARET RIVER BRIDGE cập cảng 2
ngày, hãng tàu ONE đã gửi email cho trung tâm điều hành sản xuất: Stowage
Plan, Discharge List, Cargo Manifest. Trong tệp Discharge List, nhân viên sẽ
lọc ra những thông tin cần thiết để chèn vào mẫu bản khai. Bao gồm các
thông tin: Số hiệu container (Container No) Kích cỡ, loại container (Size,
Type…); Hãng tàu (Liner); Người khai thác (Operator); Cảng xếp hàng (Port
of Loading; Tổng trọng lượng của container (Gross Weight); Container có
hàng hay container rỗng (Full/Empty); Số chì container (Seal No); Số vận đơn
(Bill of Lading No); Hàng nội/ hàng ngoại;Vị trí của container trên tàu (Slot);
Hàng hóa (Comodity)

Hình 2.17:Danh sách dỡ hàng của hãng ONE

54
Hình 2.18: Kết quả sau khi nhập hàng dữ liệu hàng nhập vào mẫu excel
Sau các bước làm bên trên, kết quả ta thu được về 1 file excel chứa đựng đầy
đủ thông tin về những container sẽ dỡ tại Cảng Tân Vũ. Tiếp theo, sẽ up file
excel đã nhập đầy đủ data vào phần mềm TOS, từ đây tất cả cả bộ phận của
cảng có thể sử dụng nguồn dữ liệu này

Hình 2.19: Kết quả dữ liệu hàng nhập trên phần mềm TOS

2.4.4 Xây dựng kế hoạch khai thác


Các bộ phận họp bàn kế hoạch trước 90’ khi bắt đầu ca làm việc mới để triển
khai kế hoạch đảm bảo phục vụ tàu theo đúng tiến độ. Giải quyết một số vấn

55
đề khó khăn trong quá trình thực hiện có thể gặp phải để đưa ra phương án tối
ưu nhất.

Hình 2.20: Hình ảnh tại cuộc họp


2.4.4.1 Kế hoạch khai thác hàng nhập
- Triển khai kế hoạch đón tàu M.R.Bridge, mốc đón tàu 555-383, số lượng
hàng nhập là 607 container bao gồm 177 container 20’ và 430 container 40’.
- Thiết bị xếp dỡ tuyến tiền phương bao gồm QC06, QC11 (GC-Gantry
Crane: Cần cẩu giàn), TK07, TK10 (MC-Mobile Crane: Cần cẩu di động).
Mỗi thiết bị cần 1 người lái và 1 tín hiệu.
2.4.4.2 Kế hoạch khai thác hàng xuất
- Sản lượng hàng xuất là 704 container bao gồm 703 container có hàng (full)
và 1 container rỗng (empty). Tiếp nhận và truyền đạt phương thức giao nhận,
bảo quản hàng hóa và các yêu cầu đặc biệt cho nhân viên giao nhận.
- Phân công các lực lượng giao nhận phù hợp theo kế hoạch sản xuất.
- Thống nhất kế hoạch tăng ca nhân lực tham gia sản xuất.
2.4.5 Quy trình đón tàu cập
- Chỉ đạo tàu trực kênh hoa tiêu (VHF) trước 60’ kế hoạch tàu vào. Kiểm tra
tuyến cầu đảm bảo cho cầu cập an toàn (di chuyển phương tiện tiền phương
vào khu vực an toàn, yêu cầu sà lan di chuyển khỏi cầu nếu có). Kiểm tra mốc

56
cầu có đúng hay hợp lí không để trao đổi với Phó trưởng trung tâm ngay để
điều chỉnh. Trao đổi thông tin với hoa tiêu và đón tàu vào đúng mốc cầu theo
kế hoạch an toàn. MC hiện trường chủ động quan sát và nắm bắt nguy cơ có
thể dẫn đến mất an toàn khi đưa tàu cập, kịp thời báo cho Hoa tiêu và Thuyền
trưởng.
2.4.6 Thực hiện khai thác hàng nhập
* Dỡ conatiner nhập từ tàu:
- Đầu mỗi ca chỉ đạo tàu thông tin cho các tài lái phương tiện, công nhân, lái
xe về kế hoạch khai thác của mình trong ca để các lực lượng trong dây
chuyền chủ động phần việc khai thác của mình.
- Kết hợp cùng Bảo vệ để tổ chức phân luồng giao thông tại tuyến cầu tàu với
các biển báo chỉ dẫn rõ ràng, hợp lí.
- Điều phối hướng dẫn xe mooc, xe nâng đến đúng vị trí và trình tự để dỡ tàu.
- Kiểm tra tình trạng vỏ và seal thông qua mạn tàu.
- Phối hợp với điều độ bãi theo máng sản xuất để đưa container nhập vào bãi
và đưa container xuất ra tàu (đúng theo trình tự yêu cầu của chỉ đạo tàu, và
theo yêu cầu thực tế, tránh tắc nghẽn cầu tàu).
- Lập trình tự xếp dỡ container theo bay, trình tự cẩu theo hầm hàng cho
discharging/ loading/ shifting/ transhipment.
* Xếp container nhập vào bãi:
- Lập kế hoạch bãi liên quan đến việc lập kế hoạch sử dụng cấu hình và mặt
phẳng bãi cảng. Cần phải xem xét nhu cầu về kho bãi và khu bảo quản hàng
cũng như khoảng không để phương tiện đến láy hàng có thể dịch chuyển ra
vào.
- Lập kế hoạch kho bãi container cần xem xét đến vị trí và tái bố trí container
theo tình trạng, theo tàu, theo khu xuất khẩu và khu nhập khẩu hoặc khu
chuyển tải. Việc lập kế hoạch phải giải quyết được các xung đột về hệ thống

57
phục vụ bãi đó là hệ thống xe khung nâng, hệ thống cẩu giàn bãi, hệ thống xe
nâng hay hệ thống kết hợp với hệ thống xe mooc.
Khi hãng tàu ONE gửi đến Discharge List và Stowage Plan đến, nhân viên
thực hiện lập kế hoạch sẽ có được những thông tin về 607 container nhập
trên tàu M.R.Bridge
Bảng 2.4:Thông tin cụ thể 607 container nhập
Cont DG FR F OT RF TK RE E VIP
20’ 21 0 148 0 3 1 0 2 2
40’ 14 1 243 1 28 0 69 14 60
DG (Dangerous Goods): Container hàng hóa nguy hiểm
FR (Flat Rack): là container có thể mở nắp, mở cạnh
OT (Open Top): là container có thế mở nắp
TK (Tank): loại bồn chứa chở các hàng hóa dạng lỏng
RE (Reefer): ký hiệu container lạnh
VIP: Container quan trọng
Với số lượng container kể trên, người lập kế hoạch sẽ phải bố trí vị trí cho
từng container vào những vị trí còn trống theo từng Block (bay là chuẩn theo
đúng như dự kiến, còn row và tier phụ thuộc vào người lái xe nâng), cũng như
phân bổ phương tiện xếp hàng vào bãi theo từng Block.
+ Căn cứ vào đặc trưng của hàng hóa, discharging list và manifest mà hãng
tàu gửi đến trung tâm điều hành sản xuất để xếp cho hợp lý
+ Dựa vào yêu cầu từ khách hàng: thời gian khách lấy hàng, container VIP,…
Phải cân đối sao cho lượng hàng được xếp vào phù hợp
- Đối với các container đặc biệt: vị trí dự kiến cũng như vị trí thực tế sau khi
xếp phải chuẩn xác bay-row-tier: ví dụ như các container tank chở dầu,…
- Tùy vào từng cảng, các block sẽ có riêng 1 bay chỉ để chứa các container
đặc biệt.

58
Hình 2.21: Sơ đồ kế hoạch xếp hàng nhập tàu M.R.Bridge vào bãi
2.4.7 Thực hiện khai thác hàng xuất
* Tiếp nhận thông tin hàng xuất:
- Căn cứ vào tiến độ nhập, thông báo cho đội phó giao nhận đi ca sắp xếp
nhân sự chấm bay theo số máng cụ thể 2 tiếng trước thời điểm bắt dầu xuất để
nhân viên chấm bay có mặt chuẩn bị chứng từ cũng như có mặt tại cầu 30’
trước khi làm hàng xuất
- Phối hợp cùng MC tàu thường xuyên kiểm tra list xuất và sơ đồ xuất được
gửi từ phía hãng tàu qua email. Lên kế hoạch trình tự xuất căn cứ theo số
lượng hàng từ các bãi ngay khi nhận sơ đồ và list xuất.

59
- Ngay khi có list xuất kiểm tra thông tin với bộ phận dữ liệu tiến độ quét tình
trạng Hải quan trên hệ thống, đối chiếu dữ liệu container đủ điều kiện xuất.
Thông báo kế hoạch dự kiến thời điểm xuất, dự kiến trình tự lô hàng xuất
(chủng loại, số lượng, trọng lượng) với bộ phận Ship planner, MC tàu để tạo
lệnh xuất cho phương tiện đầu trong.

Hình 2.22: Sơ đồ chất xếp container trên tàu M.R.Bridge

60
- Yêu cầu chấm bay xếp những cầu ưu tiên (cần dồn xuất hầm, để lại hầm nào
để chờ,…)
+ Nguyên tắc sắp xếp container “theo thứ tự cảng đích” đảm bảo cho việc
hàng hóa được dỡ xuống một cách thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Hình 2.24: Sơ đồ chất xếp container trên tàu M.R.Bridge theo cảng đích

+ Các container quá khổ nên đặt lên các tầng phía trên: Các container này
thường chứa các loại hàng hóa cồng kềnh quá khổ quá tải nên chúng có kích
thước lớn. Nếu đặt chúng ở những tầng dưới chúng sẽ chiếm chỗ của các
container khác.
+ Không xếp chồng các container khác lên trên container hở mái (OT):
container hở mái là các container chứa các loại hàng hóa quá khổ về chiều cao

61
nên nếu chúng bị các container khác xếp chồng lên trên sẽ gây biến dạng, hư
hỏng cho hàng hóa.
+ Không đặt container 20’ lên trên container 40’: Trên các tàu container sẽ

Hình 2.25: Sơ đồ chất xếp container trên tàu M.R.Bridge theo khối lượng
được chia làm nhiều khoang – những lát cắt ngang, được đánh số từ mũi tàu.
Một khoang sẽ xếp được 2 container 20 ft hoặc 1 container 40 ft. Các
container (đặc biệt là các container xếp trên boong) sẽ được lên kết với nhau
bằng gù. Ở các container 40ft chỉ có chân gù ở 4 góc mà không có các chân
gù ở giữa vì vậy không đảm bảo liên kết giữa các container được chắc chắn
và ổn định khi xếp chồng cont.
+ Các container lạnh được xếp trên boong tàu: Đặc điểm đặc biệt của loại
container này là cần phải duy trì một mức nhiệt độ nhất định để đảm bảo chất
lượng hàng hóa bên trong. Nên chúng nên được đặt trên boong để đảm bảo

62
việc có dây cắm điện đồng thời cũng thuận tiện để có thể kiểm tra thường
xuyên.
+ Các container khối lượng nặng sẽ được xếp ở giữa, các container nhẹ hơn sẽ
được xếp ở hai bên tàu: Khi tàu di chuyển trên biển chúng sẽ chịu tác động
của rất nhiều loại lực khác nhau ảnh hưởng đến việc di chuyển của tàu. Nếu
xếp các loại hàng hóa có khối lượng nặng được xếp ở hai bên tàu thì khi bị tác
động bởi các loại lực này thì tàu sẽ không thể trở về trạng thái cân bằng khi
gặp sóng lớn.
- Trao đổi thông tin liên tục về cập nhật tình trạng Hải quan, tình trạng VGM
từ bộ phận MC tàu để có phương án gọi hàng hợp lí.
- Chỉ đạo thông báo cho xe vận chuyển khu vực lấy hàng xuất qua VHF,
thông báo các giàn và xe nâng đầu trong loại hàng cần lấy ra xuất tàu. Luôn
đảm bảo các thiết bị khai thác liên tục.
- Công nhân xếp dỡ tại cầu tàu có trách nhiệm hướng dẫn xe vận chuyển đứng
đúng vị trí để cần trục QC có thể gắp được container ngay.
- Công nhân tín hiệu có trách nhiệm kiểm tra bảo đảm container vào hết chốt,
tình trạng các thanh hướng dẫn của tàu và cảnh báo cho công nhân vận hành
thiết bị.
- Mỗi khi có bay xếp xong, phải lên tàu báo sĩ quan tàu cử thuyền viên đi ca
kiểm tra việc chằng buộc của công nhân. Nếu không đạt yêu cầu hoặc sai thì
để khắc phục ngay.
- Chủ động thông tin kế hoạch xuất hàng tới các Depot, phối hợp trao đổi
thông tin với OPS của Hãng tàu trong qua trình xuất hàng để cùng phối hợp
giải quyết.
- Trao đổi kế hoạch khai thác, sơ dồ chằng buộc tới Đại phó để nắm bắt thông
tin, điều chỉnh nếu cần thiết.
- Nhân viên chấm bay phải rà soát, kiểm tra sơ đồ xếp hàng lên tàu và các

63
thông tin khác nhằm chỉ định đúng sơ đồ hướng dẫn.
- Để nắm được tốc độ làm hàng cũng như giám sát việc xếp hàng trên tàu, chỉ
đạo phải thường xuyên lên tàu kiểm tra và gạch sơ dồ những container đã
được xếp. Khi phát hiện có sai sót nhầm lẫn thì phải dừng máng để sửa ngay.
- Ký xác nhận chằng buộc với Đại phó của tàu khi đã kết thúc việc xếp hàng
và công nhân đã chằng buộc xong.

Hình 2.26: Dữ liệu hàng xuất trên phần mềm TOS

2.4.8 Thiết lập và gửi báo cáo


- MC kiểm tra lại thông số, kịp thời báo cáo nếu phát hiện sai sót
- Nhân viên Data chủ động kiểm tra tình trạng thông quan trong quá trình xuất
hàng, kịp thời thông báo với SP và Hãng tàu để xử lí
- SP chủ động kiểm tra thời gian kết thúc khai thác và chiết xuất báo cáo.

64
65
66
2.4.9 Quy trình thực hiện tàu rời cầu
- Kiểm tra khu nước trước bến, khoảng cách an toàn, công nhân cởi dây. Điều
động khẩn trương để tàu rời cầu an toàn. Điều động lái/phụ cần trục sẵn sàng
trên cabin để di chuyển đảm bảo an toàn khi maner tàu.
- Chuẩn bị cho việc cởi dây tàu, giữ liên lạc với Hoa tiêu đưa ra những cảnh
báo cần thiết để tàu rời Cảng an toàn. Giám sát việc cởi dây tàu. Lệnh cho
công nhân cởi dây, tháo dây neo cọc bích theo yêu cầu của tàu, giữ liên lạc
với tàu cho đến khi tàu ra khỏi vùng nước trước bến của Cảng.
- Thu thập thông tin, chứng từ để thiết lập các báo cáo nội bộ Cảng, báo cáo
hãng tàu. Gửi ngay sau khi tàu rời cầu tùy theo mức độ xử lý thông tin (Báo
cáo ca; Báo cáo làm hàng; TDR; EDI; Báo cáo xếp dỡ...).Lưu hồ sơ chuyến
tàu.

67
CHƯƠNG III: NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ

3.1 Nhận xét


- Điểm mạnh:
Chi nhánh Cảng Tân Vũ- đơn vị chủ lực của cảng Hải Phòng là cảng biển lớn,
hiện đại và có tầm quan trọng tronghệ thống cảng biển phía Bắc tính đến hiện
nay. Chiều dài cảng 980.6m, gồm 5 cầu tàu, tổng diện tích gần 55 ha trong đó
diện tích bãi container là 51 ha, bãi CFS là 4.2 ha,..cùng với hệ thống trang
thiết bị xếp dỡ được trang bị đầy đủ và hiện đại giúp việc xếp dỡ và làm hàng
trở lên nhanh chóng và thuận tiện. Dịch vụ của cảng ngành càng hoàn thiện và
thuộc những cảng có chất lượng phục vụ tốt tại khu vực Hải Phòng cũng như
miền Bắc Việt Nam.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên có kinh nghiệm lâu năm, trình độ chuyên môn
sâu giúp năng suất lao động của công ty ổn định và tăng đều qua các năm hoạt
động.
Ngoài ra, Cảng Tân Vũ còn phối hợp tốt giữa các cơ quan quản lý nhà nước:
hoa tiêu, cảng vụ,… bố trí điều động tàu hợp lý, ra vào an toàn. Tổ chức khai
thác tàu hiệu quả, đảm bảo thời gian giải phóng tàu theo đúng lịch khai thác
tàu.
Áp dụng CNTT, đẩy mạnh kết nối: Công ty CP cảng Hải Phòng đã đưa vào
sử dụng hệ thống phần mềm chuyên dụng TOS (Terminal Opperating
System) thay thế hệ thống quản lý khai thác MIS nhằm huy vai trò tổ chức và
điều hành sản xuất, nâng cao năng suất, năng lực cạnh tranh và hiệu quả quản
lý của Cảng.

68
Hình 3.1: Mô hình ứng dụng công nghệ thông tin
Phần mềm TOS được hỗ trợ bởi Hệ thống định vị vi sai toàn cầu DGPS
(Diferential Global Positioning System) do Cảng đã đầu tư trước đó, có các
tính năng lập kế hoạch cầu bến, kế hoạch xếp/dỡ tàu, kế hoạch nâng/hạ, dịch
chuyển container tại bãi, quản lý vị trí container, kiểm soát hoạt động của
cổng cảng, tính cước, trao đổi dữ liệu với khách hàng thông qua kết nối EDI
(Electronic Data Interchange). Hoạt động của toàn bộ hệ thống được thực
hiện thông qua một Trung tâm điều hành, có kết nối tới tất cả các điểm hoạt
động và các bộ phận liên quan để đảm bảo việc giám sát và chỉ đạo sản xuất
luôn luôn kịp thời theo thời gian thực. Ngoài ra, Hệ thống còn có tập hợp tất
cả các số liệu thống kê cần thiết phục vụ quản lý vĩ mô. Hệ thống cung cấp số
liệu kế hoạch và thực tế đến cho bộ phận thủ tục để thực hiện các nhiệm vụ
đăng ký yêu cầu dịch vụ và tính cước phí cho khách hàng theo cơ chế một
cửa. Phần mềm TOS còn cung cấp toàn bộ thông tin, dữ liệu đến cho tất cả
các máy trạm ở hiện trường để phối hợp thực hiện thông suốt các tác nghiệp
khai thác container tại hiện trường cũng như cho phép theo dõi tình hình khai
thác và điều chỉnh kế hoạch khai thác theo thực tế tại hiện trường dựa trên các

69
xác báo, điều chỉnh từ các máy trạm.
Hệ thống phần mềm chuyên dụng TOS đã kết nối thành công với hệ thống
của đề án giám sát, kiểm soát hàng hóa XNK qua khu vực kho, bãi, cảng Hải
Phòng, toàn bộ hàng hóa XNK ra vào khu vực kho, bãi, cảng biển được giám
sát quản lý hải quan trên hệ thống điện tử của doanh nghiệp kinh doanh kho,
bãi, cảng kết nối với hệ thống của cơ quan hải quan. Đối với DN XNK, nhờ
kết nối, trao đổi dữ liệu tờ khai, lô hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải
quan theo phương thức điện tử giữa DN kinh doanh cảng với cơ quan hải
quan nên giảm thời gian làm thủ tục. Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, DN
XNK có thể đưa hàng ra khỏi cảng không phụ thuộc vào thời gian trong ngày,
đồng thời, giảm bớt chứng từ, giấy tờ.
- Điểm yếu:
Trong quá trình thực hiện các công việc, nhiều bộ phận còn gặp một số vấn
đề về hệ thống phần mềm TOS mà cảng đang sử dụng,…
3.2 Kiến nghị
- Cần phân công công việc giữa các phòng ban, đơn vị sao cho hợp lý, tránh
chồng chéo công việc. Sử dụng nhân viên đúng chuyên môn để phát huy ưu
điểm
của từng cá nhân, tạo sự đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa các phòng ban.
- Xây dựng quy trình thủ tục nhanh chóng, bớt các thủ tục rườm rà đảm b ảo
tiết
kiệm thời gian hợp lý để đáp ứng được tối đa các nhu cầu của khách hàng,..
- - Đầu tư máy móc, trang thiết bị, phương tiện vận chuyển hiện đại hơn nữa
- Tu sửa bến bãi, cầu tàu tạo điều kiện tối đa cho tàu cập bến

70
KẾT LUẬN

Từ những kết quả thu được qua quá trình tìm hiểu và thực tập tại Công ty cổ
phần cảng Hải Phòng- Chi nhánh Cảng Tân Vũ, có thể thấy đây là một đơn vị
hoạt động hiệu quả nhất trong hệ thống các chi nhánh trực thuộc công ty cổ
phần cảng Hải Phòng, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế nước nhà
nói chung và của Hải Phòng nói riêng. Với sự quan tâm của lãnh đạo thành
phố cùng với sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ công nhân viên công ty, chỉ trong
vòng vài năm công ty đã trở thành một thương hiệu được nhiều đối tác trong
và ngoài nước tin tưởng. Công ty luôn đề ra những phương hướng hoạt động
hiệu quả và đạt được những kết quả đáng mừng, song vẫn gặp phải không ít
khó khăn, sai sót. Trong thời gian tới, để thực hiện tốt các mục tiêu, kế hoạch
đề ra, công ty cần chú trọng cải tiến dây chuyền công nghệ, đầu tư trang thiết
bị mới, tối ưu hóa năng suất lao động và lợi nhuận. Từ đó đáp ứng kịp thời
nhu cầu của thị trường và tăng thu nhập, ổn định đời sống cho cán bộ công
nhân viên trong công ty. Đồng thời công ty cũng cần có kế hoạch tổ chức
nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên để đáp ứng kịp thời với quy trình
hiện đại nhất là trong công tác xếp dỡ hàng hóa tại cảng. Với tiềm năng hiện
có, trong tương lai công ty hứa hẹn sẽ còn phát triển hơn nữa đáp ứng nhu cầu
đổi mới và hội nhập của đất nước.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài báo cáo thực tập chuyên ngành với đề tài
“Quy trình khai thác tàu contaner chi nhánh cảng Tân Vũ”. Do kiến thức thực
tế còn hạn hẹp, bài báo cáo của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ và góp ý từ phía thầy cô, doanh nghiệp
để bài báo cáo được hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn !

71
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quyết định số 4123/QĐ-CHP, ngày 25/08/2022, Quy trình khai thác tàu
container tại Chi nhánh Cảng Tân Vũ.
2. Quyết định số 1970/QĐ-CHP, ngày 30/6/2023, Quy trình chuẩn xếp dỡ và
khai thác container tại Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng.
3. Port Logistic, 2018, Giới thiệu hệ thống PL-TOS RTC quản lí điều hành
khai thác container.
4. Bộ môn kinh tế đường thủy, Hàng hóa trong vận tải, Nhà xuất bản trường
Đại học Hàng Hải
5. Công ty cổ phần cảng Hải phòng – Chi nhánh cảng Tân Vũ, truy cập tháng
8/2023 (www.haiphongport.com.vn)
6. Lập kế hoạch giải phóng tàu Putnam của công ty TNHH 1 thành viên Cảng
Xanh, 2021.

72
PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Dự kiến kế hoạch tuần

73
Phụ lục 2: Kế hoạch xếp tàu

74
Phụ lục 3: Bản khai chung

75
Phụ lục 4: Bản khai hàng hóa nguy hiểm

76
Phụ lục 5: Xác báo tàu đến cảng

77
78
Phụ lục 6: Giấy yêu cầu hoa tiêu

79
Phụ lục 7: Báo cáo xếp dỡ container

80
Phụ lục 8: Giấy xác nhận chằng buộc

81
Phụ lục 9: Thông báo tàu rời cảng

82

You might also like