You are on page 1of 2

Bài tập 6

Vào lúc 03 giờ ngày 25/6/2020 tại khu vực bản Chiềng Khương, xã Chiềng Khương,
huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. Tổ công tác Đồn Biên phòng Chiềng Khương đã phát hiện
và bắt quả tang Sổn T đang có hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy; vật chứng thu
giữ gồm: 01 bánh hình chữ nhật bên trong có 30 túi ni lon, trong các túi ni lon đều có
chứa các viên nén màu Hồng (Sổn T khai là ma túy tổng hợp); ngoài ra còn tạm giữ của
Sổn T 01 chiếc điện thoại di động hiệu Lao Telecom. Kết luận giám định số:
1059/KLMT ngày 26/06/2020 của Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Sơn La kết luận
bánh hồng phiến (gồm 30 mẫu túi ni lon) gửi giám định là chất ma túy, loại
Methamphetamine, tổng khối lượng ma túy thu giữ được là 525,47 gam loại
Methamphetamine. Quá trình điều tra bị cáo Sổn T khai nhận: Khoảng 24 giờ ngày
24/06/2020, Sổn T nhận được điện thoại của một người đàn ông không quen biết tự giới
thiệu là người Việt Nam, bảo Sổn T đến nhà người đàn ông tên K ở bản Mường Ét, huyện
Mường Ét, tỉnh Hủa Phăn, Lào (K có quốc tịch Lào và là người quen của Sổn T) để lấy
ma túy. Sổn T đồng ý. Sau đó, Sổn T gọi điện cho K hẹn gặp nhau lúc 01 giờ 30 phút
ngày 25/06/2020 tại khu vực bản Đán, huyện Mường Ét, tỉnh Hủa Phăn, Lào. Sau khi gặp
nhau tại địa điểm đã hẹn, K đưa cho Sổn T 01 bánh hồng phiến và bảo mang đến giao cho
người đàn ông Việt Nam đã gọi điện cho Sổn T, địa điểm tại khu vực nghĩa trang của bản
Chiềng Khương, xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. K bảo Sổn T đóng giả
người đi soi ếch vào ban đêm, để làm tín hiệu cho người đàn ông Việt Nam mua ma túy
nhận biết. Giao ma túy xong Sổn T sẽ cầm 13.000.000 Kíp (Lào) mang về cho K và K sẽ
trả công cho Sổn T 1.000.000 Kíp (Lào). Đến khoảng 02 giờ 30 phút cùng ngày
25/06/2020, Sổn T cầm bánh hồng phiến đi đến điểm hẹn và gặp một người đàn ông Việt
Nam, qua trao đổi Sổn T biết là người mua ma túy. Khi Sổn T và người đàn ông Việt
Nam đang chuẩn bị giao nhận ma túy thì bị lực lượng chức năng bắt quả tang và Sổn T bị
thu giữ 01 bánh hồng phiến, 01 chiếc điện thoại di động, còn người đàn ông mua ma túy
bỏ chạy thoát. Trong vụ án trên, có một hành vi phạm tội được thực hiện là hành vi mua
bán trái phép chất ma túy.

Anh (chị) hãy xác định:


1. Hành vi phạm tội của Sổn T có được coi là thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam hay
không? Tại sao?
2. BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi phạm tội của Sổn T không? Tại
sao? Chỉ rõ căn cứ pháp lý?

3. Giả sử, trong vụ án trên, cơ quan chức năng bắt được người đàn ông Việt Nam (có
quốc tịch Việt Nam) thì BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với người này không?
Tại sao?

Trả lời:

1.
Hành vi phạm tội của Sổn T có được coi là thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam.
Vì hành vi được coi là phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam khi hành vi đó thực hiện trên
lãnh thổ Việt Nam hoặc một trong các giai đoạn phạm tội xảy ra trên lãnh thổ Việt
Nam. Và tổ công tác Đồn Biên phòng Chiềng Khương đã phát hiện và bắt quả tang
Sổn T đang có hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy tại tại khu vực bản Chiềng
Khương, xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La  Lãnh thổ của Việt Nam
2.
BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi phạm tội của Sổn T.
Vì theo nguyên tắc chủ quyền quốc gia, luật hình sự Việt Nam có hiệu lực tuyệt đối
với mọi hành vi phạm tội được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam và nếu Sổn T không
thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự thì trách nhiệm
hình sự của Sổn T phải chịu sẽ giống như một công dân Việt Nam bình thường phạm
tội theo khoản 2 Điều 5 Bộ luật hình sự 2015 (sđ,bs 2017)1 quy định.
3.
Nếu trong vụ án trên, cơ quan chức năng bắt được người đàn ông Việt Nam (có quốc
tịch Việt Nam) thì BLHS Việt Nam sẽ có hiệu lực áp dụng đối với người này.
Vì Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và điều luật được áp dụng đối với một
hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm
tội được thực hiện.

1
Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng
quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc
tế hoặc theo tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm
hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

You might also like