You are on page 1of 5

CÂU HỎI BỔ SUNG VỀ VĂN MINH THẾ GIỚI

Câu 1: Văn minh Hy Lạp - La Mã đã tiếp thu những thành tựu gì từ văn minh phương
Đông? Nêu ví dụ minh họa.

- Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại đã tiếp thu nhiều thành tựu của văn minh phương Đông như
chữ viết, văn học, tín ngưỡng, tôn giáo, kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ cũng như các kĩ thuật chế
tác và sản xuất thủ công nghiệp.

- Ví dụ:

+ Người Hy Lạp cổ đại đã tiếp thu nhiều tri thức toán học của Lưỡng Hà, Ai Cập để khái quát
thành nhiều định lí, định luật, định đề.

+ Người Hy Lạp cổ đại dựa trên bảng chữ cái của người Phê-ni-xi để tạo nên hệ thống 24 chữ
cái vào khoảng cuối thế kỉ IV TCN.

Câu 2: Kể tên những phát minh kĩ thuật của người Trung Quốc thời cổ - trung đại. Những
phát minh nào có ảnh hưởng lớn đến các cuộc phát kiến địa lí ở châu Âu? Phát minh nào
có ý nghĩa quan trọng đến giáo dục và phát triển tri thức? Giải thích.
- Những phát minh kĩ thuật: giấy, la bàn, kĩ thuật in, thuốc súng, dụng cụ đo động đất (“địa động
nghi”)….
- Những phát minh ảnh hưởng đến các cuộc phát kiến địa lí: la bàn
Giải thích: la bàn được sử dụng trong việc xác định phương hướng
- Phát minh có ý nghĩa quan trọng đến giáo dục, phát triển tri thức: giấy và kĩ thuật in
Giải thích: Giấy góp phần giúp con người lưu trữ, gìn giữ được tri thức, kinh nghiệm… của thế
hệ đi trước; Kĩ thuật in hỗ trợ cho việc nhân bản, phổ biến rộng các ấn phẩm hoặc tác phẩm hội
họa…

Câu 3: Phân tích mối quan hệ giữa tôn giáo với các thành tựu văn minh trong lịch sử Ấn
Độ cổ - trung đại.
- Tôn giáo đóng vai trò trung tâm và cơ bản trong cuộc sống của cư dân Ấn Độ.
- Tôn giáo có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kiến trúc – điêu khắc và văn học của cư
dân Ấn Độ
Câu 4: Kho tàng thần thoại của Hy Lạp có giá trị như thế nào khi tìm hiểu văn minh Hy
Lạp?
Lời giải:
Kho tàng thần thoại cung cấp nhiều tư liệu quý, giúp ích cho việc nghiên cứu về lịch sử, văn học,
nghệ thuật, tôn giáo… của văn minh Hy Lạp.

Câu 5: Ph. Ăng-ghen đã viết: "Không có cơ sở của nền văn minh Hy Lạp và đế chế La Mã
thì không có châu Âu hiện đại". Em có đồng ý với nhận định này không? Vì sao?
Lời giải:
* Đồng ý với ý kiến của Ph. Ăng-ghen "Không có cơ sở của nền văn minh Hy Lạp và đế chế La
Mã thì không có châu Âu hiện đại".
* Giải thích:
* Văn minh Hy Lạp - La Mã là cơ sở hình thành văn minh phương Tây. Trong thời kì hậu
trung đại, sự phục hưng của nhiều giá trị từ văn minh Hy Lạp, La Mã và những tiến bộ không
ngừng của các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, chính trị đã khiến văn minh Tây Âu đạt được nhiều
thành tựu, tạo cơ sở cho sự phát triển của châu Âu trong thời kì cận và hiện đại.
* Văn minh Hi Lạp và La Mã cổ đại đã có nhiều đóng góp cho nhân loại với hàng loạt phát
hiến vĩ đại trong suốt chiều dài lịch sử, trong đó có nhiều lĩnh vực là nền tảng cho sự phát triển
của nhân loại hiện nay.
* Điểm nổi bật của văn minh Hy Lạp và La Mã:
-Tính kế thừa (do văn minh Hy Lạp và La Mã ra đời muộn hơn nên được kế thừa nhiều
thành tựu văn hóa của cư dân phương Đông cổ đại).
-Mang tính hệ thống, thực tiễn và tính khái quát cao.
-Dấu ấn cá nhân được đề cao.

Câu 6: Vì sao chữ viết là một trong những thành tựu tiêu biểu và sớm nhất của văn minh
nhân loại?

- Chữ viết là một trong những thành tựu tiêu biểu và sớm nhất của văn minh nhân loại vì:

+ Chữ viết phản ánh trình độ tư duy cao của con người.

+ Nhờ có chữ viết, việc ghi chép lại tri thức, thành tựu văn hóa trở nên dễ dàng hơn, từ đó, thế
hệ sau có thể hiểu hơn về lịch sử và văn hóa của nhân loại.
+ Chữ viết đã đặt nền tảng cho sự phát triển chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hóa - nghệ thuật
của văn minh nhân loại.

Câu 7: Tại sao người ai cập cổ đại sùng bái tự nhiên?

- Người Ai Cập cổ đại sùng bái tự nhiên vì:

+ Trong cuộc sống hằng ngày và đặc biệt là hoạt động sản xuất nông nghiệp của cư dân Ai Cập
có sự gắn bó và phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau của tự nhiên, như: gió, mưa,
nắng…

+ Mặt khác, ở thời cổ đại, nhận thức của con người về thế giới còn nhiều hạn chế

=> Do đó, sùng bái tự nhiên là kết quả tất yếu của cư dân Ai Cập cổ đại.

Câu 8: Theo em tại sao người ai cập rất giỏi về Khoa học tự nhiên và kĩ thuật?

- Hằng năm, nước sông Nin dâng cao khiến ranh giới giữa các thửa ruộng bị xoá nhoà, nên mỗi
khi nước rút, người Ai Cập cổ đại phải tiến hành đo đạc lại diện tích, do đó người Ai Cập rất
giỏi về toán học.

- Với niềm tin vào sự bất tử của linh hồn, cư dân Ai Cập cổ đại có tục ướp xác. Chính do tục
ướp xác, người Ai Cập đã sớm có những hiểu biết về cấu tạo cơ thể người; đồng thời hiểu được
nguyên nhân của bệnh tật, mối quan hệ giữa tim và mạch máu…

- Do hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên, thời tiết và mùa
vụ nên cư dân Ai Cập cổ đại sớm có những hiểu biết về Thiên văn và lịch pháp học.

- Cũng để phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất, người Ai Cập cổ đại đã sớm chế tạo ra: con
lăn, cần trục, máy bơm nước, đóng thuyền lớn để đi biển…

Câu 9: Em hãy kể tên những thành tựu văn minh Ai Cập cổ đại vẫn còn giá trị sử dụng
trong thực tiễn ngày nay. Phân tích ý nghĩa và giá trị của những thành tựu này.
- Những thành tựu văn minh Ai Cập cổ đại vẫn còn giá trị sử dụng trong thực tiễn ngày nay:
+ Chữ viết.
+ Cách tính diện tích các hình.
+ Một số công trình kiến trúc và điêu khắc nổi bật: Kim tự tháp Kê-ốp, tượng bán thân nữ hoàng
Nê-phéc-ti-ti,…
- Phân tích ý nghĩa và giá trị của những thành tựu này:
+ Chữ viết: Chữ viết phản ánh trình độ tư duy của cư dân Ai Cập, là phương tiện chủ yếu lưu
giữ thông tin từ đời này qua đời khác, là cơ sở để người đời sau nghiên cứu về văn hóa thời cổ
đại.
+ Cách tính diện tích các hình như hình tam giác, hình chữ nhật. Sự hiểu biết toán học này là
biểu hiện cao của tư duy đã được sử dụng trong cuộc sống như xây dựng, đo ruộng đất, lập bản
đồ,… đồng thời là cơ sở cho nền toán học sau này.
+ Một số công trình kiến trúc và điêu khắc nổi bật: Kim tự tháp Kê-ốp, tượng bán thân nữ hoàng
Nê-phéc-ti-ti,… đã phản ánh trình độ tư duy, khả năng sáng tạo của con người, mang tính thẩm
mĩ cao, đồng thời là biểu hiện đỉnh cao của tính chuyên chế, quan niệm tôn giáo; hiện nay Kim
tự tháp là một trong những địa điểm hấp dẫn khác du lịch, đem lại nguồn lợi kinh tế cho Ai Cập.

Câu 10: Hãy nêu cở sở ra đời Bà La Môn giáo ở Ấn Độ cổ đại.

- Trong thời kì đầu của thời Vê-đa, quan niệm tín ngưỡng của người Ấn Độ còn mang nhiều dấu
vết của thời nguyên thủy. Họ tin rằng vạn vật đều có linh hồn nên họ sùng bái rất nhiều thứ,
sùng bái các hiện tượng tự nhiên, người chết và nhiều loài động vật,…

- Đến những thế kỉ đầu của thiên kỉ I TCN, do sự phát triển của xã hội có giai cấp và do sự
không bình đẳng về đẳng cấp ngày càng sâu sắc, từ các hình thức tín ngưỡng dân gian dần dần
đã tập hợp thành một tôn giáo lớn gọi là Bà La Môn giáo.

=> Như vậy: Bà La Môn giáo là một tôn giáo không có người sáng lập, không có tổ chức giáo
hội chặt chẽ.

Câu 11: Theo em, những câu thơ trong bài “Chặt gỗ đàn” nói lên điều gì về xã hội cổ đại
Trung Quốc?
- Những câu thơ trong bài “Chặt gỗ đàn” phản ánh hiện thực xã hội cổ đại Trung Quốc: giai cấp
thống trị không phải lao động sản xuất nhưng lại có rất nhiều của cải nhờ vào sự bóc lột giai cấp
bị trị.
Câu 12: Em hãy trình bày bối cảnh lịch sử và tiền đề dẫn đến phong trào Văn hóa Phục
Hưng.

- Về kinh tế:
+ Ở Tây Âu thời hậu kì trung đại, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dần hình thành. Sự ra đời
và phát triển của thành thị thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế hàng hoá, mở rộng thị trường.

+ Đến thế kỉ XIV- XV, kĩ thuật có nhiều cải tiến, công trường thủ công tư bản chủ nghĩa tập
trung, nền sản xuất được mở rộng.

+ Các cuộc phát kiến địa lí cũng đã tạo tiền đề để biến đổi sâu sắc kinh tế - xã hội Tây Âu.

- Về chính trị - xã hội:

+ Thời kì trung đại, Tây Âu chìm trong đêm trường trung cổ với sự thống trị của thần quyền và
vương quyền.

+ Tầng lớp tư sản ra đời đấu tranh chống lại tư tưởng bảo thủ của Giáo hội và giai cấp phong
kiến đang cản trở sự phát triển của xã hội.

=> Phong trào Văn hoá Phục hưng bùng nổ là kết quả của sự vận động thay đổi về nhiều mặt
trong xã hội Tây Âu. Phong trào Văn hoá Phục hưng khởi đầu ở I-ta-li-a vào thế kỉ XIV, sau đó
lan rộng ra các nước khác ở Tây Âu cho đến cuối thế kỉ XVI.

You might also like