You are on page 1of 1

Câu hỏi 1: Phân loại quan hệ pháp luật hành chính:

1. Căn cứ vào tính chất quyền và nghĩa vụ của các chủ thể:
+ Quan hệ nội dung là loại quan hệ pháp luật hành chính được thiết lập để trực tiếp thực hiện các quyền
và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ đó. Các quan hệ này do quy phạm nội dung điều chỉnh.
+ Quan hệ thủ tục là loại quan hệ pháp luật hành chính hình thành trong quá trình các chủ thể thực hiện
các thủ tục pháp lý cần thiết giúp cho việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ trong các quan hệ nội
dung được nhanh chóng và đúng đắn. Các quan hệ này do quy phạm thủ tục điều chỉnh.

2. Căn cứ vào tính chất mối quan hệ giữa các chủ thể:
+ Quan hệ pháp luật hành chính nội bộ là loại quan hệ pháp luật hành chính phát sinh giữa các chủ thể
có quan hệ lệ thuộc về mặt tổ chức.
+ Quan hệ pháp luật hành chính liên hệ là loại quan hệ pháp luật hành chính phát sinh giữa các chủ thể
không có quan hệ lệ thuộc về mặt tổ chức.

3. Căn cứ vào lĩnh vực phát sinh quan hệ:


+Các quan hệ pháp luật hành chính có thể được phân loại thành các nhóm quan hệ pháp luật hành chính
về quản lý kinh tế, văn hóa, an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội….; về xử lý vi phạm pháp luật, thanh
tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo….

Câu hỏi 2: Cơ sở phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính là:

Quy phạm pháp luật, sự kiện pháp lý và năng lực chủ thể của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

You might also like