You are on page 1of 13

CHƯƠNG II HỢP ĐỒNG

I. KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT CỦA HỢP ĐỒNG


1. Khái niệm
- Đ385 BLDS 2015: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi
hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
+ Thỏa thuận: thống nhất ý chí các bên
2. Bản chất
- Là sự thỏa thuận các bên
- Tạo ra sự ràng buộc pháp lý
- Chỉ có hiệu lực nếu tuân thủ các điều kiện nhất định
- Quyền và nghĩa vụ đối ứng nhau
- Hiệu lực ràng buộc của hợp đồng là hiệu lực pháp lý tương đối
VD: Có 10 bên tham gia hợp đồng => Người thứ 3: ko tham gia hợp đồng (nếu ko đề
cập)
3. Phân loại hợp đồng
- Căn cứ tính chất có đi có lại về lợi ích giữa các bên:
+ Hợp đồng có đền bù (hợp đồng cho vay có lãi, hợp đồng mua bán,...)
+ Hợp đồng ko có đền bù
- Căn cứ tương quan quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong hợp đồng
+ Hợp đồng song vụ: mỗi bên có nghĩa vụ với nhau
+ Hợp đồng đơn vụ: chỉ 1 bên có nghĩa vụ (hợp đồng tặng cho ko có điều kiện)
- Căn cứ sự phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực pl của hợp đồng
+ Hợp đồng chính: hiệu lực ko phụ thuộc hợp đồng phụ (K3 Đ402)
+ Hợp đồng phụ: hiệu lực phụ thuộc hợp đồng chính
VD: Hợp đồng mua bán là hợp đồng chính, trong đó có nhiều hợp đồng phụ khác
nhau. Hợp đồng mua bán xe máy là hợp đồng chính (trong đó bao gồm đối
tượng là xe máy nào, ngày giao, số lượng,...), trong đó đối với xe máy có thể lập
thành hợp đồng phụ bao gồm thông số kĩ thuật, năm sx,... => Hợp đồng phụ biến
mất thì hợp đồng chính vẫn thực hiện đc nhưng ko thể ngược lại
VD: Hợp đồng đặt cọc, đặt cọc 100k mua áo. Hợp đồng đặt cọc và hợp đồng mua
bán áo tuy có liên quan nhau nhưng độc lập => Là 2 hợp đồng chính
- Căn cứ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng:
+ Hợp đồng ưng thuận: Đ401
+ Hợp đồng trọng thức: hợp đồng công chứng, chứng thực (trọng thức = trọng
hình thức)
+ Hợp đồng thực tế:
- Dựa vào cách thức thỏa thuận để xác lập hợp đồng
+ Hợp đồng tương thuận: 2 bên có sự thỏa thuận, đồng ý
+ Hợp đồng theo mẫu: Đ405. VD: giao dịch BĐS, ngân hàng,... => 1 bên soạn sẵn,
bên còn lại có quyền kí/ko kí
++ Các điều khoản gây tranh cãi/ko rõ ràng => giải thích theo hướng có lợi
hơn cho bên ko soạn hợp đồng
++ Có 1 số loại hợp đồng theo mẫu phải đăng ký tại cơ quan đăng ký có
thẩm quyền
+ Điều kiện giao dịch chung: Đ406
VD: ?
- Các cách phân loại khác:
+ Hợp đồng vì lợi ích ng thứ 3
+ Hợp đồng có điều kiện
4. Nội dung của hợp đồng, phụ lục của hợp đồng
- Hợp đồng:
(1) Hợp đồng chính
+ Điều khoản cơ bản: điều khoản bắt buộc phải có nhằm xác định nội dung chính
của hợp đồng
+ Điều khoản thông thường: điều khoản thông dụng, phổ biến đã đc PL dự liệu.
Các bên có thể thỏa thuận/ko thỏa thuận cũng ko làm ảnh hưởng đến hiệu lực
hợp đồng. Trong TH các bên ko thỏa thuận thì luật mặc nhiên đc áp dụng
+ Điều khoản tùy nghi: điều khoản do các bên tùy ý thỏa thuận nhằm xác định rõ
thêm các quyền và nghĩa vụ các bên, tạo điều kiện để việc thực hiện hợp đồng
dân sự đc thuận lợi. VD: cquan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp (= thỏa
thuận trọng tài = cơ quan giải chấp), đặt cọc, thường cho bên hoàn thành tốt
hợp đồng, phạt vi phạm.
++ Khi có tranh chấp => có quyền thỏa thuận nơi giải quyết tranh chấp
++ Có 1 số điều khoản tùy nghi ko mất đi hiệu lực dù cho hợp đồng chính có
mất hiệu lực
(2) Phụ lục hợp đồng (phụ đính của hợp đồng): là 1 phần ko tách rời văn kiện
hợp đồng chính thức
+ Ko đủ thành tố để trở thành 1 hợp đồng
+ Phụ lục hợp đồng để sđ, bs, hiệu chỉnh các chi tiết lquan trong văn kiện hợp
đồng chính
+ 1 hợp đồng có thể có 1/nhiều phụ lục hợp đồng
+ Phụ lục trước có thể bị phụ lục sau sửa (khi các bên thỏa thuận phụ lục sau thì
phụ lục đó có hiệu lực)
+ Có TH hợp đồng chính vô hiệu thì phụ lục hợp đồng vẫn có thể thực hiện =>
Gọi là vô hiệu 1 phần => Vẫn đc xem là hợp đồng
- Nội dung của hợp đồng: Đ398
II. ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG (*)
- Đ117

- Đ127 vs Đ126 => Lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hay nhầm lẫn đều dẫn đến giao dịch vô
hiệu
+ Đe dọa, cưỡng ép bên kia buộc phải thực hiện giao dịch ds nhằm tránh thiệt
hại về...
- Đ128 Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được
hành vi của mình
+ Ý chí xác lập giao dịch ko là của mình
+ Làm sao chứng minh là ko nhận thức và làm chủ hvi?
=> Khó.
- Lừa dối: fraud
- Đe dọa: Duress
- Cưỡng ép: coercion
1. Điều kiện mục đích và nội dung giao dịch ko vi phạm điều cầm của luật, trái đạo
đức xh
- Mục đích: là lợi ich mà chủ thể mong muốn đạt được khi xác lập hợp đồng
- Nội dung: Tổng hợp các điều khoản trong hợp đồng đó
- Điều cấm của luật là những quy định của luật ko cho phép chủ thể thực hiện những
hvi nhất định (Đ123)
- Đạo đức xh là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xh, đc cộng đồng
thừa nhận và tôn trọng (Đ123)
2. Hình thức của hợp đồng
- Lời nói, hvi cụ thể
- Văn bản
- Văn bản có chứng nhận của công chứng, chứng thực của UBND có thẩm quyền
=> Chỉ đc xem là điều kiện của hợp đồng nếu luật quy định các hình thức trên là hình
thức bắt buộc
- Đ129 Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
+ Một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao
dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận
hiệu lực của giao dịch đó
+ Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng
thực.
3. Khái niệm hợp đồng vô hiệu
- Hợp đồng ko tuân thủ một trong các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng (Đ123 -
Đ133) thì hợp đồng vô hiệu hoặc bị coi là vô hiệu
- Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng vô hiệu: Tòa án bằng 1 quyết định hoặc bản án
tuyên bố hợp đồng vô hiệu đồng thời giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng vô
hiệu
4. Hậu quả pháp lý hợp đồng vô hiệu (Đ131)

- Đ407 Hợp đồng vô hiệu:


“2. Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp
các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định
này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
3. Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ
trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời
của hợp đồng chính.”
- GDDS vô hiệu 1 phần (vô hiệu phần giá) => Khó chứng minh là lừa dối, Vì A là ng hỏi
mua trước, nhưng B đồng ý bán với giá mà mình ko có cơ sở (bình cổ thì ko thể 12tr,
bình bth rất đẹp cũng ko thể 12tr)
- GDDS ko vô hiệu do nhầm lẫn => K2 Đ126 Giao dịch dân sự được xác lập có sự
nhầm lẫn không vô hiệu trong trường hợp mục đích xác lập giao dịch dân sự của các
bên đã đạt được => Bên mua đã mua đc bình, bên bán đã bán đc bình nên ko vô hiệu
do nhầm lẫn

Giai đoạn giao kết hợp đồng (tiền hợp đồng):


- Ng đề nghị giao kết:
+ Nói miệng
+ Bằng vb
+ Bằng đường điện tử
- Khi bên còn lại đồng ý giao kết, thì xuất hiện hợp đồng
- Quảng cáo (ở các cửa tiệm, shop,..) có phải là hợp đồng ko?
- Như nào là chấp nhận/từ chối hợp pháp?
- Nếu đã gửi lời đồng ý r đổi ý từ chối thì sao? Nếu đã đồng ý nhưng sau đó mặc kệ
ko thực hiện thì sao?

III. GIAO KẾT HỢP ĐỒNG


1. Khái niệm
- 1 bên bày tỏ ý chí, 1 bên thống nhất ý chí + PL thừa nhận = hợp đồng
2. Nguyên tắc giao kết hợp đồng
- Đ3 BLDS 2015
3. Trình tự giao kết hợp đồng
3.1 Đề nghị giao kết hợp đồng
- K1 Đ386 BLDS 2015: “Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết
hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được
xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị).”
- Yêu cầu:
+ Ng đề nghị giao kết có tư cách giao kết, xác lập hợp đồng (Đ16 - Đ24, Đ86, 87)
- TH đặc biệt: Đ395 bên đề nghị giao kết hợp đồng chết, mất năng lực hành vi dân sự
hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
+ VD: A đề nghị bán cho B 1 cái tv 10tr. Sau đó A bị tuyên bố mất NLHVDS. Lời đề
nghị của A còn giá trị ko? (10/2 A đề nghị, 14/2 A mất NLHVDS) => Xem xét B đã
chấp nhận chưa. Nếu trước 14/2 B đã chấp nhận thì lời đề nghị có hiệu lực, nếu
B chưa chấp nhận thì đề nghị ko có hiệu lực. Và A mất NLHVDS phải do Tòa
tuyên.
+ “trừ trường hợp nội dung giao kết gắn liền với nhân thân bên đề nghị”
VD: nhân thân có thể đc hiểu là nghĩa vụ do chính ng đó thực hiện => BP hứa về
trường diễn, đột nhiên BP mất NLHVDS thì giao kết tự động mất hiệu lực
- Rõ ràng, có ý chí muốn ràng buộc.
+ “Rõ ràng”: BLDS ko quy định, tùy vụ việc mà đề nghị giao kết có tiêu chí rõ ràng
khác nhau. Phải tự liệt kê tiêu chí của hợp đồng. Tiêu chí “rõ ràng” của hợp đồng
đc xác định qua: chủ thể, đối tượng của hợp đồng, phương thức liên lạc, thanh
toán, mục đích,...
+ Đ398 Nội dung của hợp đồng (có thể thiếu các nội dung đó, chỉ cần bên tham
gia hợp đồng còn lại biết đc họ đang giao dịch cái gì là đủ đáp ứng sự rõ ràng)
mang tính tham khảo
+ Có ý chí muốn ràng buộc: khó chứng minh (có TH chào hàng/khảo sát chứ ko
thực sự muốn bán)
Giải thích:
Có các TH: quảng cáo mì kokomi trên tv, homeshopping, Tiki/Lazada, ông A
dán cột điện bán lô đất, shop B để biển giảm 10% các sản phẩm. TH nào có ý
chí muốn ràng buộc tới công chúng?
=> Quảng cáo mì trên tv là chào hàng
=> Homeshopping; tiki/lazada là đề nghị giao kết hợp đồng tới công chúng.
=> Ông A và shop B ko là đề nghị giao kết hợp đồng tới công chúng
- Phương thức đề nghị giao kết hợp đồng:
+ Trực tiếp
+ Gián tiếp (thông qua bên thứ 3)
1. Ở đây có 2 đề nghị giao kết, đề nghị thứ 2 là tổng đài nói khoảng 15’ sau mới
có xe => đề nghị ko rõ ràng, nếu ko có xe sau 15’ thì sao? => A ko vi phạm đề
nghị giao kết hợp đồng.
*Nghĩa vụ cung cấp thông tin
- Đ387 BLHS 2015 chỉ áp dụng đối với bên đề nghị giao kết, bên chấp nhận giao kết
ko có nghĩa vụ này
VD: A bán bức tranh cho B giá 10k, B sau đó phát hiện đây là tranh quý có giá 1 tỷ. B
có vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin theo Đ387 ko? A sau đó biết đc tranh này 1 tỷ
thì A có quyền đòi lại tranh ko?
=> B ko vi phạm, vì Đ387 đặt ra đối với bên đề nghị giao kết
=> GDDS ko bị vô hiệu nếu A biết đc giá thực của bức tranh. Do A đạt đc mục đích
bánh tranh giá 10k, B đạt đc mục đích mua tranh => Ko thể áp dụng gdds vô hiệu do
nhầm lẫn hay lừa dối, cũng ko thể chứng minh A nhầm lẫn
=> Nếu ko có quy định cụ thể cho tình huống đó thì quay về các nguyên tắc cơ bản
của PLDS (Điều 3 BLDS 2015)
*Thời điểm có hiệu lực của đề nghị giao kết
- Đ388 BLDS 2015 thời điểm đề nghị giao kết bắt đầu có hiệu lực
“1. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau:
a) Do bên đề nghị ấn định;
b) Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ
khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp luật liên quan có
quy định khác.
2. Các trường hợp sau đây được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng:
a) Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được
chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân;
b) Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị;
c) Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các
phương thức khác.”
*Thay đổi, rút lại, hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng
- Đ389 BLDS 2015 có 2 TH đc thay đổi, rút lại
(1) Bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị
trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị;
Các phương thức rút lại, thay đổi do bên đề nghị lựa chọn
(2) Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề
nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát
sinh
- Hệ quả:
+ Thay đổi lời đề nghị => Đề nghị mới
+ Rút lại/Hủy bỏ đề nghị => Đề nghị chấm dứt
*Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng
- Đ391 BLDS 2015
“6. Theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên được đề nghị trong thời hạn chờ bên
được đề nghị trả lời.”
=> Phải trong thời hạn chờ bên đc đề nghị trl, nếu hết thời hạn chờ thì áp dụng
K3 Điều này
3.2 Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
- Đ393 BLDS 2015 => Một khi chấp nhận là chấp nhận toàn bộ nội dung đề nghị
- Ng trl chấp nhận phải có năng lực chủ thể
- TH đặc biệt: Đ396 Trường hợp bên được đề nghị giao kết hợp đồng chết, mất năng
lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
- Bên đc đề nghị ko đồng ý 1 phần nội dung đề nghị, thì áp dụng Đ392 đến khi 2 bên
đi đến thỏa thuận
*Thời hạn trl
- Đ394 BLDS 2015
+ Bên đề nghị ấn định
VD: A đề nghị bán cho B cái tv, ấn định trong 3 ngày nếu B ko trl thì bán cho ng
khác. Qua ngày thứ 4 thì B mới trl. Nếu B chứng minh đc mình trl chậm là do lý
do khách quan thì lúc này, B đang gửi lại 1 đề nghị mới cho A.
“Lý do khách quan”: phải xem xét ý chí các bên, có lường trước đc hay ko
+ Bên đề nghị ko ấn định => việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực
hiện trong một thời hạn hợp lý.
Thế nào là thời hạn hợp lý? Phải tùy vụ việc, phải liệt kê yếu tố xác định thời hạn
như nào là hợp lý (VD: đối tượng giao dịch, mục đích bên đề nghị,...)
Nếu trl đề nghị quá thời hạn hợp lý thì sao? => Trở thành đề nghị mới
*Trả lời ntn?
- K2 Đ393 BLDS 2015: “Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận
đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã
được xác lập giữa các bên.”
“Thói quen”: nhiều gd/hợp đồng đã thực hiện; khác với thực hiện hợp đồng
nhiều lần.

=> Anh A có quyền đòi tiền ông B theo PL


=> Đ393 Ông B im lặng ko có nghĩa là ông đồng ý ko trả tiền cho A nên A có quyền
quay lại đòi
3.3 Thời điểm, địa điểm giao kết hợp đồng
a) Thời điểm giao kết hợp đồng
- Đ400 BLDS 2015
- Thời điểm giao kết và thời điểm hợp đồng có hiệu lực KHÁC NHAU. VD: mua bán
đất. Thời điểm giao kết là lúc 2 bên đồng ý mua bán, còn thời điểm có hiệu lực là sau
khi công chứng, chứng thực
b) Địa điểm
- Đ399
4. Hiệu lực hợp đồng, giải thích hợp đồng
4.1 Hiệu lực hợp đồng
- Đ401 BLDS 2015, Đ407

1 Ko vi phạm năng lực chủ thể.


2 Chi nhánh ko có tư cách pháp nhân theo Đ84
3 Ko vi phạm năng lực chủ thể, pháp nhân xác lập giao dịch thông qua đại diện, ở đây
là đại diện theo ủy quyền
=> Hợp đồng tặng cho đc viết tay vẫn có hiệu lực theo K2 Đ129 => Anh B ko phải trả
lại đất
4.2 Giải thích hợp đồng
- Khi hợp đồng có điều khoản ko rõ ràng thì việc giải thích điều khoản đó ko chỉ dựa
vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí của các bên đc thể hiện
trong toàn bộ quá trình trước, tại thời điểm xác lập, thực hiện hợp đồng
Lưu ý: Bên soạn thảo hợp đồng khi đưa vào 1 điều khoản ko rõ ràng/có tính bất lợi
cho bên kia thì khi giải thích phải giải thích theo hướng có lợi cho bên kia
- Căn cứ giải thích hợp đồng:
+ Ý chí chung và lợi ích chung các bên
+ Mục đích, tính chất hợp đồng
+ Tập quán địa phương nơi hợp đồng giao kết
+ Thói quen giao dịch giữa các bên
+ Điều khoản bổ khuyết hợp đồng do PL quy định
- Ng có thẩm quyền giải thích hợp đồng:
+ Các bên thgia hợp đồng
+ Trong TH các bên có tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng hoặc thỏa thuận
đưa những điểm bất đồng ra giải quyết theo thủ tục tố tụng tại TA hoặc trọng
tài, thì thẩm phán (hội đồng xét xử) hoặc trọng tài viên (hội đồng trọng tài đc
chọn để giair quyết tranh chấp) là ng có quyền giải thích hợp đồng
5. Thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng
5.1 Thực hiện hợp đồng
- Thực hiện hợp đồng đơn vụ: 1 bên thực hiện nghĩa vụ Đ409
VD: hợp đồng mượn tài sản, hợp đồng tặng cho tài sản
- Thực hiện hợp đồng song vụ (Đ410):
“1. Trong hợp đồng song vụ, khi các bên đã thỏa thuận thời hạn thực hiện nghĩa vụ
thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn; không được hoãn thực
hiện với lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình, trừ trường hợp quy định
tại Điều 411 và Điều 413 của Bộ luật này.
2. Trường hợp các bên không thỏa thuận bên nào thực hiện nghĩa vụ trước thì các
bên phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhau; nếu nghĩa vụ không thể thực
hiện đồng thời thì nghĩa vụ nào khi thực hiện mất nhiều thời gian hơn thì nghĩa vụ đó
phải được thực hiện trước.”
=> Ngoại lệ: Đ411, Đ413
- Đ411 Quyền hoãn thưc hiện nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ:
“1. Bên phải thực hiện nghĩa vụ trước có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ, nếu khả
năng thực hiện nghĩa vụ của bên kia đã bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể
thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết cho đến khi bên kia có khả năng thực hiện
được nghĩa vụ hoặc có biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
2. Bên phải thực hiện nghĩa vụ sau có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ đến hạn nếu
bên thực hiện nghĩa vụ trước chưa thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn.”
+ Bắt buộc phải có 2 bên, 1 bên thực hiện nghĩa vụ trước và bên kia thực hiện
nghĩa vụ sau (VD: Ông A giao hàng cho ông B. 1 tiếng sau ông B phải trả tiền)
+ Hoãn để tránh rơi vào trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ => Thể hiện ý chí
bên hoãn thực hiện cũng ko muốn trốn tránh thực hiện nghĩa vụ
- Đ413 Nghĩa vụ không thực hiện được do lỗi của một bên
“Trong hợp đồng song vụ, khi một bên không thực hiện được nghĩa vụ của mình do
lỗi của bên kia thì có quyền yêu cầu bên kia vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình
hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”
- Đ412 Cầm giữ tài sản trong hợp đồng song vụ
“Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình thì bên có
quyền xác lập quyền cầm giữ tài sản đối với tài sản của bên có nghĩa vụ theo quy
định từ Điều 346 đến Điều 350 của Bộ luật này.”
+ Là việc bên có quyền (bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối
tượng của hợp đồng song vụ đc chiếm giữ tài sản trong TH bên có nghĩa vụ ko
thực hiện hoặc thực hiện ko đúng nghĩa vụ
5.2 Sửa đổi hợp đồng, bổ sung hợp đồng
- Sửa đổi hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên để điều chỉnh 1 phần nội dung hợp
đồng đã đc giao kết, bằng cách đưa ra một số điều khoản mới phù hợp với lợi ích của
các bên, để thay cho điều khoản cũ đã bị hủy bỏ
- Bổ sung hợp đồng là
5.3 Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản (Đ420)
5.4 Chấm dứt hợp đồng (Đ422)
“Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Hợp đồng đã được hoàn thành;
2. Theo thỏa thuận của các bên;
3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại
mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này; (CHƯA GIẢNG)
7. Trường hợp khác do luật quy định.”
*Hủy bỏ hợp đồng
- Căn cứ hủy bỏ:
+ Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện thỏa thuận hủy bỏ hợp đồng (bên A ko
giao hàng trong vòng 5 ngày như đã thỏa thuận thì hợp đồng bị hủy bỏ)
+ Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng (K2 Đ423)
Như nào là nghiêm trọng?
+ TH khác do luật quy định (Đ424, 425, 426-439, 444, 445, 476, 454)
- Hệ quả pháp lý của việc hủy bỏ hợp đồng:
+ Hợp đồng ko có hiệu lực từ thời điểm giao kết
Vẫn có thỏa thuận còn hiệu lực, đó là thỏa thuận trọng tài (lựa chọn nơi giải
quyết tranh chấp)
+ Các bên phải hoàn tra cho nhau những gì đã nhận
+ Bên bị thiệt hại do hvvp nghĩa vụ của bên kia đc bồi thường
*Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng (Đ428)
- Căn cứ: Đ428
- Hệ quả:
+ Hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận đc thông báo chấm dứt
+ Các bên ko phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm,
bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp
+ Bên bị thiệt hại do hvi ko thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia
được bồi thường

You might also like