You are on page 1of 5

Áp huyết cao có phải là BỆNH ? Áp huyết cao có phải là xấu?

Áp huyết là một khái niệm phải được xác định rõ ràng là áp huyết ở vị trí nào trong hệ
mạch và vào thời điểm nào.
Chỉ số áp huyết đo được của một người chỉ là áp huyết tâm thu và áp huyết tâm trương
ở ĐỘNG MẠCH CÁNH TAY. ChỈ số áp huyết này hoàn toàn không nói lên điều gì về áp
suất máu tại các cơ quan bên trong cơ thể. Áp suất máu tại các tiểu động mạch nuôi
các cơ quan quan trọng bên trong cơ thể gần như không đo được hoặc đo quá khó
khăn. Nhưng chính huyết áp tại các tiểu động mạch nuôi các cơ quan quan trọng như
tim, não, thận, …mới là có ý nghĩa quan trọng nhất với sức khoẻ của một người. Cụ thể
là, áp huyết tại đầu mao mạch quyết định việc nuôi dưỡng các mô, áp huyết này phải
đủ lớn. Xem hình dưới

Một người được chẩn đoán là tăng huyết áp có nghĩa là huyết áp tâm thu đo
được ở cánh tay của người đó cao hơn 120 mmHg trong phần lớn thời gian, còn
cao hơn 130 mmHg trong phần lớn thời gian được coi là bệnh huyết áp cao.
Huyết áp cao không phải là bệnh, nói đúng ra là, huyết áp cao là thể hiện của
một bệnh khác. Ta xét các thí dụ sau tại các cơ quan quan trọng để thấy được
nguyên nhân gốc của huyết áp tăng cao ở cánh tay
Vấn đề tại thận: Xem minh hoạ ở hình bên.
Khi có tắc hẹp động mạch thận bên trái thì
huyết áp tại tiểu động mạch đến (afferent
arteriole) ở tiểu cầu thận thấp dưới mức yêu
cầu, điều này gây hậu quả xấu là lưu lượng
lọc cầu thận sụt giảm thấp. Ngoài ra sự
cung cấp oxi, dinh dưỡng cho chính quả
thận cũng sẽ bị suy giảm. Khi đó cơ thể sẽ
có những đáp ứng sinh lý để làm tăng huyết
áp trên toàn hệ thống lên (thí dụ bằng “renin
angiotensin system”). Và chính lúc đó chúng
ta đo huyết áp ở động mạch cánh tay thấy
là cao, nhưng huyết áp ở tiểu động mạch
đến (afferent arteriole) có thể lại đạt mức
yêu cầu → lưu lượng lọc cầu thận GFR lại
bình thường và quả thận trái lại được nuôi
dưỡng đủ. Như vậy bệnh ở đây thực chất là
bệnh huyết áp thấp ở thận. Và huyết áp cao
tại động mạch chủ là cách mà cơ thể tạo ra
để làm tăng huyết áp bị thấp tại thận.

Vấn đề tại tim: tắc hẹp một đoạn động


mạch vành nào đó làm cho huyết áp tại
các mạch máu phía sau đoạn bị tắc hẹp
sụt giảm → áp suất máu thấp tại đầu mao
mạch nuôi các mô cơ tim tương ứng
→các cơ tim tương ứng sẽ bị thiếu oxi
dinh dưỡng. Cơ thể sẽ biết điều đó và bù
đắp thiếu hụt bằng cách tăng huyết áp
trên toàn hệ tuần hoàn. Có nhiều cơ chế
sinh lý tăng huyết áp của cơ thể, ở đây ta
chỉ cần biết rằng việc tăng huyết áp hệ
thống là một đáp ứng (response) sinh lý
có mục đích bù đắp sự thiếu hụt cung cấp
oxi, dinh dưỡng cho các mô cơ tim bị
“đói”. Trong trường hợp này, trên quan
điểm của CƠ THỂ (khác với quan điểm
của chúng ta), huyết áp cao tại động mạch
chủ là cần thiết.
Người có các mảng xơ vữa động mạch
vành có huyết áp đo được tại cánh tay
cao, nhưng huyết áp cao không phải là
bệnh mà chỉ là thể hiện của bệnh thật sự
là tắc hẹp động mạch vành do xơ vữa.
Huyết áp cao là không tốt nhưng CÓ THỂ
điều đó là CẦN THIẾT.
Tăng huyết áp không phải bệnh lý:
1) Khi tập thể thao cường độ cao, lao động nặng, huyết áp có thể tăng rất cao, huyết
áp tâm thu có thể lên đến 200 mmHg. Như vậy áp huyết trên các động mạch tăng
cao nói chung là đáp ứng của cơ thể (response) để tăng cường sự cung cấp oxi cho
các cơ quan khi có yêu cầu. Trong thí dụ này, ta cũng thấy huyết áp tăng cao
không gây tổn thương cho mạch máu, không gây tổn thương cho các cơ quan cơ
thể.
2) Hội chứng áo choàng trắng: một số người cứ khi nào đi khám bệnh gặp bác sĩ là
huyết áp tăng cao, khi về nhà lại hết. Huyết áp tăng cao trường hợp này là do tâm lý
lo lắng, sợ hãi, dẫn đến việc hệ thần kinh thực vật tạo ra các phản ứng sinh lý làm
tăng huyết áp.

Hai câu hỏi để suy ngẫm:


Câu hỏi 1) Với người bị huyết áp cao thì cái giá trị áp huyết động mạch ở cánh tay cao
có thực sự GÂY HẠI?
Đây là câu hỏi tranh cãi nhưng đa số sẽ bảo là có gây hại. Tuy nhiên có thể tự tin nói
rằng giá trị huyết áp tâm thu 140 chỉ là hơi cao thôi và chắc chắn là vô hại cho động
mạch. Y học cũng nói rằng, ở độ tuổi càng cao thì mức huyết áp được coi là “chấp
nhận được” càng cao. Thí dụ tuổi từ 60-64 thì huyết áp tâm thu là 147 cũng không làm
sao cả (xem hình dưới).

Và như đã nói ở trên, khi tập thể thao, huyết áp toàn hệ thống tăng cao, có thể rất cao
và dường như là chỉ có lợi
Rất nhiều người đã sống cả cuộc đời dài, sôi nổi, hoạt động tích
cực với huyết áp rất cao theo quan điểm y học mà không uống
bất kì loại thuốc hạ huyết áp nào. Nhiều người cũng sống lâu
khỏe mạnh mà không biết mình bị huyết áp cao.
Câu hỏi 2) Với người bị huyết áp cao bằng mọi giá dùng thuốc hạ huyết áp tâm thu ở
động mạch cánh tay xuống mức bình thường 120 mmHg có phải là tốt?
Nhớ rằng huyết áp tăng cao là đáp ứng của cơ thể mục đích để tăng huyết áp bị thấp
tại cơ quan quan trọng (là bệnh gốc đúng nghĩa). Huyết áp bị thấp tại cơ quan thường
do bệnh tắc hẹp động mạch, thí dụ như tắc hẹp động mạch vành, động mạch thận,
động mạch nuôi não, ….

Tác hại của thuốc hạ huyết áp


Uống thuốc hạ huyết áp đều đặn khi huyết áp tâm thu chỉ là 140 mmHg (và với mọi lứa
tuổi?) như khuyến cáo lại có 2 rủi ro: 1) huyết áp tại đầu mao mạch nuôi mô tại một số
cơ quan quan trọng BỊ THẤP (đó là bệnh thật sự) 2) các tác dụng phụ đáng lo ngại của
thuốc hạ huyết áp
https://suckhoedoisong.vn/cho-coi-thuong-tacdung-phu-cua-thuoc-tri-tang-huyet-ap-
16982634.htm
https://suckhoedoisong.vn/tac-dung-phu-cuathuoc-tri-tang-huyet-ap-169134926.htm
https://tuoitre.vn/tac-dung-phu-cua-thuoc-hahuyet-ap-231180.htm

Tác dụng phụ thuốc hạ huyết áp dễ nhớ bằng hình:


Một dòng thuốc hạ huyết áp gần như phổ biến nhất là Ức chế men chuyển ACE
inhibitors. Để dễ nhớ, người ta lấy các chữ cái trong tên một thuốc tiêu biểu của dòng
này là CAPTOPRIL để tóm tắt các tác dụng phụ

Ho (C : cough)
Phù mạch. Mất bạch cầu hạt (A :
Angioedema, Agranulocytosis)
Tiểu ra protein, tăng kali máu (P :
proteinuria, potassium excess).
Thay đổi vị giác, có thể gây quái
thai (T : taste change, Teratogenic)
Hạ huyết áp tư thế đứng (O :
orthostatic hypotension, other such
as fatigue)
Có thai cấm dùng (P : pregnancy
contraindication) vì tổn thương thận
thai nhi
Suy thận, tăng Renin, (R : Renal
impairment, Renin increase)
Ngứa (Itch : impaired kidney)
Gây độc gan, giảm bạch cầu (L :
liver toxicity, leukopenia)
Huyết áp thấp (L: Low blood
pressure)

You might also like