You are on page 1of 3

BÀI GIẢNG: HỆ TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG VẬT (TIẾT 2)

CHUYÊN ĐỀ: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT
MÔN: SINH HỌC 11
GIÁO VIÊN: VŨ MINH CHÂU

MỤC TIÊU

✓ Mô tả được hoạt động của hệ mạch; quá trình vận chuyển máu trong hệ mạch.
✓ Nêu được hoạt động của tim mạch được điều hòa bằng cơ chế thần kinh và thể dịch.
✓ Trình bày được vai trò của thể dục, thể thao đối với tuần hoàn.
✓ Kể tên được các bệnh và biện pháp về hệ tuần hoàn.
✓ Phân tích được tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người, đặc biệt là hệ tim mạch.

IV. HUYẾT ÁP VÀ VẬN TỐC MÁU TRONG HỆ MẠCH


- Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch.
- Giá trị huyết áp khi tâm thất co cao hơn giá trị huyết áp khi tâm thất dãn.
- Huyết áp tối đa là giá trị huyết áp cao nhất do được khi tâm thất co, huyết áp tối thiểu là giá trị huyết áp
thấp nhất đo được khi tâm thất dãn.
- Giá trị huyết áp ở các mạch máu là khác nhau: cao nhất ở động mạch lớn, giảm dần ở các động mạch
nhỏ, mao mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch.

- Vận tốc máu chảy qua hệ mạch tỉ lệ nghịch với tổng diện tích mặt cắt ngang của mạch máu.
- Vận tốc máu cao ở động mạch lớn, giảm dần ở động mạch nhỏ, thấp nhất ở mao mạch rồi tăng dần tử
tĩnh mạch nhỏ đến tĩnh mạch lớn.

1
V. ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG TIM MẠCH

- Tim hoạt động tự động nhưng vẫn chịu sự điều hoà theo: cơ chế thần kinh và thể dịch.
Cơ thế thần kinh:
- Thần kinh giao cảm kích thích nút xoang nhĩ

tăng cường phát xung làm tăng nhịp tim, tăng

lực co tim, gây co một số động mạch, tĩnh mạch.

- Thần kinh đối giao cảm làm giảm nhịp tim,

giảm lực co tim, gây dãn một số động mạch.

- Hàm lượng O2 trong máu giảm, hàm lượng CO2 trong máu tăng, pH máu giảm → thụ thể hóa học ở
cung động mạch chủ, xoang động mạch cổ (cảnh) kích thích hoạt động thần kinh giao cảm làm tăng
huyết áp, tăng lượng máu cung cấp đến cơ quan.
- Huyết áp tăng sẽ tác động lên thụ thể áp lực ở cung động mạch chủ, xoang động mạch cảnh kích thích
thần kinh giao cảm làm giảm huyết áp.

Cơ thế thể dịch:


- Điều hòa thông qua một số hormone.
- Adrenalin (hormone tuyến thượng thận): làm tăng nhịp tim, tăng hoạt động cơ tim, gây co mạch máu
tới hệ tiêu hóa, hệ bài tiết và làm dãn mạch máu tới cơ xương.
- Thyroxin (hormone tuyến giáp): làm tăng nhịp tim.

VI. PHÒNG BỆNH HỆ TUẦN HOÀN VÀ TÁC HẠI CỦA RƯỢU BIA

Phòng bệnh hệ tuần hoàn

- Một số bệnh tim mạch thường gặp như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, viêm cơ tim, dị tật tim mạch
(dị tật van tim, có ống thông liên nhĩ, hẹp động mạch chủ,...).

- Thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khoa học, lối sống lành mạnh hoạt động thể dục thể thao phù hợp,
khám sức khỏe định kì.

2
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khoa học, lối sống lành mạnh hoạt động thể dục thể thao phù hợp,
khám sức khỏe định kì.
- Luyện tập thể dục thể thao giúp thành mạch máu khoẻ, khối cơ tim tăng và lượng máu bơm ra khỏi tim
trong mỗi lần có tăng.
- Để giảm nguy cơ trẻ bị dị tật tim mạch bẩm sinh, người mẹ nên tiêm chủng đầy đủ trước khi mang thai,
tránh các nguồn lây bệnh khi mang thai.

You might also like