You are on page 1of 11

1.

Title (Tiêu đề): Tiêu đề của bài viết, cần có độ dài vừa đủ và phản ánh đúng nội dung được nghiên cứu.

2.Authorship (Tên tác giả): Liệt kê tên của những người thực hiện nghiên cứu và tham gia quá trình viết
báo cáo.

3.Abstract/Summary (Tóm tắt): Mô tả vắn tắt vấn đề và kết quả của bài viết.

4.Keywords (Từ khóa): các từ khóa chính về nội dung/chủ đề của bài viết.

5.Introduction(Đặt vấn đề) và Objective (Mục tiêu nghiên cứu) "GIAI ĐOẠN 3": Cho biết vấn đề nghiên
cứu là gì, giới thiệu các thông số - mục tiêu khi thực hiện nghiên cứu.

+Đặt vấn đề

Hướng tiếp cận 1: Khẳng định rằng các kết luận từ các nghiên cứu trong phần Literature Review là không
phù hợp vì các tác giả của những nghiên cứu đó đã không phân tích một khía cạnh quan trọng có tác
động lớn đến chủ đề được nghiên cứu. (Nói cách khác, lý luận ở nghiên cứu trước còn thiếu cơ sở)

Hướng tiếp cận 2: Trình bày một mâu thuẫn mà tác giả cho rằng chưa được giải quyết giữa các kết luận
từ các nghiên cứu trước đó. Đây có thể là một sự bất đồng quan điểm liên quan đến cơ sở lý thuyết hoặc
cách lựa chọn phương pháp nghiên cứu.

Hướng tiếp cận 3: Đề cập đến một trong số các nghiên cứu trước đây mà đã mở ra một khía cạnh khác
về chủ đề này hoặc khẳng định khía cạnh mà người viết đang nghiên cứu chưa bao giờ được phân tích
hoặc nhắc tới ở các nghiên cứu trước.

Người viết nên lưu ý rằng phần Missing Information dù được viết theo bất kì cách nào nêu trên đều cần
tuân thủ cấu trúc dưới đây:

Nội dung còn thiếu từ các nghiên cứu trước + Chủ đề nghiên cứu

Cách viết Thesis Statement

Thesis Statement hay còn được gọi là Statement of Purpose (Mục đích của bài nghiên cứu) là phần cung
cấp cho người đọc mục tiêu chính của bài nghiên cứu.

 Bước 1: Bắt đầu với một sự thật/sự kiện có liên quan tới chủ đề nghiên cứu.
 Bước 2: Chỉ ra một nhánh cụ thể có bao gồm chủ đề nghiên cứu
 Bước 3: Dẫn dắt người đọc đến với chủ đề nghiên cứu.

Sinh viên A hình thành phần General Statement cho chủ đề Homeschooling theo công thức:

Bước 1: Ở thế kỷ 17, trường công lập đầu tiên trên thế giới được thành lập tại Boston, Massachusetts
(Mỹ) và đến thời điểm hiện tại, số lượng trường trên toàn thế giới đã tăng dần lên.)

➞ Sinh viên A mở đầu bằng General Statement bằng thông tin về trường công lập đầu tiên được thành
lập trên thế giới.

Bước 2: Không ai có thể phủ nhận sự thật rằng giáo dục cải thiện cuộc sống của con người trên khắp thế
giới, trong đó có Việt Nam. Hầu hết trẻ em từ 3 tuổi đã biết các thuật ngữ “đi học” khi chúng được gửi
đến trường mẫu giáo - cấp đầu tiên của trường công lập.
➞ Sinh viên A dẫn dắt người đọc đến nhánh ảnh hưởng của các trường công lập đến trẻ em Việt Nam.

Bước 3: However, besides traditional schools, there are many parents in the 21st century are choosing to
educate their children at home instead, known as “homeschooling”. (Bên cạnh các trường học truyền
thống, có nhiều trường hợp các bậc cha mẹ thế kỷ 21 đang chọn cách giáo dục con cái của họ tại nhà,
được gọi là “giáo dục tại nhà”.)

➞ Sinh viên giới thiệu chủ đề nghiên cứu “homeschooling” như một cách thay thế “traditional schools”
(các trường học truyền thống)

Cách viết Literature Review

Literature Review được nhiều nhà nghiên cứu xem như một trong những phần khó viết nhất trong giai
đoạn Introduction : đây là phần giới thiệu về các nghiên cứu, bàn luận đã được thực hiện ở lĩnh vực
tương tự. Ở phần này, người viết phải sắp xếp và trình bày các thông tin từ các tư liệu đã tìm được ở Giai
đoạn 2 - một phần Literature Review với nhiều trích dẫn đến từ nhiều nguồn tin cậy cho thấy việc sinh
viên/nghiên cứu sinh đã dành thời gian nghiên cứu về vấn đề bàn luận cũng như tăng độ tin cậy cho
chính nghiên cứu của mình.

Để làm được điều này, người viết cần nắm vững phương pháp trích dẫn thông tin trong văn bản (in-text
citation) và lựa chọn hướng phân bổ trích dẫn sao cho phù hợp với bài viết của mình nhất. Dưới đây là 3
hướng phân bổ trích dẫn thường được sử dụng nhất trong các bài viết nghiên cứu:

Hướng 1 - phân bổ trích dẫn theo cách tiếp cận chủ đề nghiên cứu: Người viết sẽ đưa ra các trích dẫn là
các quan điểm/khía cạnh khác nhau của vấn đề, đến từ nhiều nghiên cứu hoặc những nghiên cứu khác
nhau của cùng một nhà nghiên cứu.

Hướng 2 - phân bổ trích dẫn theo thời gian thực hiện nghiên cứu của tư liệu: Các nghiên cứu có thời gian
thực hiện sớm nhất sẽ được đặt ở đầu, tiếp theo là các nghiên cứu có thời gian gần với thời điểm hiện
tại hơn.

Hướng 3 - phân bổ trích dẫn theo vị trí địa lý của đối tượng nghiên cứu: Các nghiên cứu được thực hiện
ở các đất nước/vùng nằm cách xa đối tượng nghiên cứu sẽ được đặt ở đầu, tiếp theo là các nghiên cứu
được thực hiện ở các đất nước/vùng đất gần với đối tượng nghiên cứu hơn.

Ví dụ:

Sinh viên A chọn hướng phân bổ trích dẫn số 1 và phương pháp trích dẫn thông tin theo chuẩn APA
(phong cách viết và định dạng tài liệu đến từ Mỹ) để viết phần Literature Review cho bài viết của mình :

Homeschool can be seen as one of the great ideas for children as some parents can give better education
to their children than the “one-size-fits-all” system they receive at school and that some “unique”
students find it hard to study at school because of bullying, mental conditions, etc (Downshen, 2015).

(Homeschool có thể được coi là một trong những ý tưởng tuyệt vời cho trẻ em vì một số phụ huynh có
thể giáo dục con cái tốt hơn so với hệ thống trường công lập truyền thống và một số học sinh có tính
cách “khác biệt”cảm thấy khó có thể hòa nhập ở trường vì bị bắt nạt, áp lực học tập, v.v. (Downshen,
2015).)
➞ Sinh viên A đưa ra phát biểu từ một nghiên cứu của (Downshen, 2015) nói về việc tại sao
Homeschooling nên được sử dụng trong một số trường hợp.

Later, Gaither (2013) revisited the connection between homeschooling and homeschooled children’s
socialization to prove that, again, home-based education is worth considering and is possible to be
applied. Furthermore, reports have been shown that most homeschoolers can academically outperform
students who receive traditional school education, and the opportunity for college of students at school
and homeschoolers is equal (Moreau, 2012).

(Sau đó, Gaither (2013) đã xem xét lại mối liên hệ giữa giáo dục tại nhà và môi trường tự học tại nhà của
trẻ em để chứng minh rằng một lần nữa, giáo dục tại nhà đáng được xem xét và có thể được áp dụng.
Hơn nữa, các báo cáo đã chỉ ra rằng hầu hết trẻ mẫu giáo tại nhà có thể học tập tốt hơn học sinh được
giáo dục phổ thông truyền thống và cơ hội vào đại học của học sinh ở trường và học sinh mẫu giáo là
ngang nhau (Moreau, 2012).)

➞ Sinh viên A tiếp tục đưa ra một góc nhìn khác của Gaither (2013) về lý do tại sao phụ huynh nên cân
nhắc việc học tại nhà và đưa ra dẫn chứng trong nguyên cứu của (Moreau, 2012) về giáo dục tại nhà
không gây ảnh hưởng gì cho cơ hội vào đại học của trẻ.

Gatto (2002) asserted that traditional schoolings are no longer suitable for giving children equal
education opportunities to fully develop their talents; parents are considering other types of learning to
provide their children an innovative education setting (as cited in McKeon, 2007, p.1-2).

(Gatto (2002) khẳng định rằng các trường học truyền thống không còn phù hợp để cho trẻ em cơ hội
giáo dục bình đẳng để phát triển toàn diện tài năng của mình; cha mẹ đang xem xét các hình thức học
tập khác để cung cấp cho con cái của họ một môi trường giáo dục sáng tạo (như được trích dẫn trong
McKeon, 2007, tr.1-2). )

➞ Nghiên cứu của Gatto (2002) khẳng định rằng trường học truyền thống đã không còn là phương pháp
giáo dục tốt nhất cho trẻ em.

For the time being, homeschooling has also been introduced to Vietnam and received a lot of different
ideas (""Is homeschooling a rising trend in Vietnam?"", 2017). There have been a few outstanding cases
of homeschooling as in the case of Dang brothers, who dropped their school program due to stress and
were then being educated at home. Another case is Tu Lam's, her parents decided to teach her at home
by themselves instead of sending their daughter to traditional schools (Thanh Ha, 2017).

(Ở thời điểm hiện tại, giáo dục tại nhà cũng đã du nhập vào Việt Nam và nhận được rất nhiều luồng ý
kiến khác nhau ("" Học tại nhà đang là xu hướng mới nổi ở Việt Nam? "", 2017). Đã có một vài trường
hợp học tại nhà nổi bật như trường hợp của anh em Đăng, bỏ dở chương trình học ở trường do căng
thẳng và sau đó được giáo dục tại nhà. Một trường hợp khác là của Tú Lâm, bố mẹ cô quyết định tự dạy
con ở nhà thay vì gửi con gái đến các trường học truyền thống (Thanh Hà, 2017).)

➞ Sinh viên A dẫn dắt người đọc đến với góc nhìn của những nhà nghiên cứu Việt Nam về chủ đề
Homeschooling và đưa ra các trường hợp trẻ em ở Việt Nam chọn Homeschooling thay vì “traditional
school”.
=> Sinh viên trên đã đưa 4 trích dẫn, thể hiện 4 quan điểm đồng tình về xu hướng Homeschooling từ các
nhà nghiên cứu ở các thời điểm khác nhau.

6.Materials and Methods (Phương pháp nghiên cứu): Cách nghiên cứu vấn đề, đối tượng được lựa
chọn để thực hiện nghiên cứu.

Methods:

Overview of Experiment/ Design: Tổng quan/ Giới thiệu về quá trình nghiên cứu.

● Population/Sample: Đối tượng tham gia nghiên cứu.

● Location: Vị trí địa lý của đối tượng tham gia nghiên cứu hoặc nơi thực hiện nghiên cứu.

● Restrictions/Limiting Conditions: Những mặt hạn chế từ những nguyên nhân khách quan và chủ
quan khi thực hiện nghiên cứu.

● Sampling Technique: Phương pháp thu thập mẫu.

● Procedures: Mô tả chi tiết các giai đoạn trong quá trình nghiên cứu.

● Materials: Cách thức thí nghiệm/kiểm tra/khảo sát thông tin và đối tượng nghiên cứu trong mỗi giai
đoạn của quá trình nghiên cứu.

Như được nhắc đến ở trên, vì Procedure và Materials là 2 đối tượng phân tích chính của Method nên
người viết cần tập trung đi sâu vào hai phần này, các phần còn lại của Method có thể được điều chỉnh,
lược bỏ, kết hợp sao cho phù hợp với nội dung của nghiên cứu.

Cách viết phần overiew. “overview như phần giới thiệu của Metods”

Quantitative (Nghiên cứu định lượng): Đối với hướng nghiên cứu định lượng, người viết sẽ phân loại,
xếp hạng, hoặc xác định xu hướng chung trong các mẫu kết quả. Một ví dụ về phương pháp nghiên cứu
định lượng thường gặp cuộc sống là thu nhập thông tin từ bảng câu hỏi (Questionnaire).

Qualitative (Nghiên cứu định tính): Trái với hướng nghiên cứu định lượng, nghiên cứu định tính chủ yếu
phân tích, diễn giải, chứng minh chiều sâu của của các kết quả thu được. Trong thực tế, hướng nghiên
cứu này được thể hiện rõ nhất ở phương pháp phỏng vấn (Interview).

VD: Nghiên cứu này thực hiện theo phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, thu thập dữ liệu định lượng
(khảo sát trực tuyến) và định tính (phỏng vấn). Bằng cách này, số liệu của hai nhóm sẽ được đảm bảo
như nhau vì phụ huynh học sinh Việt Nam chưa quen với khảo sát trực tuyến, trong khi nhóm thứ hai có
thể cảm thấy thuận tiện hơn khi thực hiện khảo sát trực tuyến

Cách viết phần Population/Sample “dùng để giới thiệu phần đối tượng nghiên cứu hướng tới trong
bài”

Population chia làm 2 nhóm: Nhóm đối tượng chung và đối tượng cụ thể

 Đối tượng tham gia nghiên cứu gồm những ai?


 Đối tượng tham gia sinh sống và làm việc ở khu vực nào?
 Cách người viết tiếp cận/liên lạc với các đối tượng nghiên cứu.
 Thông tin chi tiết về nhóm đối tượng (tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, trình độ văn hoá, …)
VD: Cuộc khảo sát được thực hiện trong 2 tuần và tập trung vào 2 nhóm chính: phụ huynh học sinh tiểu
học và những người theo học chuyên ngành giáo dục. Nhóm thứ hai được chia thành 3 loại: giáo viên
tiểu học, giảng viên và sinh viên đại học chuyên ngành giáo dục tiểu học.Những người tham gia từ các
nhóm không được các nhà nghiên cứu lựa chọn trực tiếp mà tự nguyện trả lời các câu hỏi khảo sát bằng
cách trả lời khảo sát trực tuyến công khai, được đăng trong các nhóm của sinh viên trên mạng xã hội, cụ
thể là trên Facebook.

Cách viết phần Restriction?Limiting Conditions là phần trình bài những khó khăn và thách thức đã gặp
phỉa trong quá trình nghiên cứu.

 Sample size (khó khăn về số lượng người tham gia nghiên cứu): Nếu số lượng người tham gia
nghiên cứu quá ít thì khó có thể sử dụng kết quả nghiên cứu để tượng trưng cho toàn bộ đối
tượng nghiên cứu. Ngược lại, nếu số lượng người tham gia nghiên cứu quá ít sẽ gây khó khăn
cho quá trình tổng hợp kết quả.
 Lack of available and/or reliable data (thiếu các dữ liệu cần thiết hoặc nguồn tư liệu đáng tin
cậy): Đối tượng nghiên cứu chưa thật sự phù hợp với chủ đề hoặc khía cạnh nghiên cứu dẫn đến
trường hợp các thông tin thu nhập được bị mất đi giá trị.
 The measure used to collect the data (phương pháp thu thập thông tin chưa phù hợp): Trong
quá trình nghiên cứu người viết có thể vô tình lựa chọn hướng tiếp cận hoặc phương pháp
nghiên cứu chưa phù hợp.

Nếu cần thiết, người viết cũng nên giải thích tại sao để khắc phục những hạn chế này tiến hành các
nghiên cứu khác trong tương lai.

VD: Do đại dịch COVID-19, cuộc khảo sát chỉ diễn ra trên Internet, dẫn đến số lượng người tham gia rất ít
(50), nên rất khó để đưa ra kết quả chính xác. Hơn nữa, phần phỏng vấn đã không thể thực hiện do quá
trình dãn cách xã hội phòng chống dịch

Cách viết Materials

 Bước 1 - Overview (Tổng quan): Bao gồm từ một đến hai câu trình bày thông tin tổng quát về các
dữ liệu/phương pháp thu thập thông tin và lý do khỉ sử dụng chúng trong từng phần của
Procedures.
 Bước 2 - Description of principal parts (Miêu tả các phần chính): Liệt kê những dụng cụ/kỹ thuật,
tài liệu được sử dụng để thu thập thông tin. Đưa ra những câu mô tả tổng quan về các dụng
cụ/tài liệu này. Có cách để sắp xếp các tài liệu trong viết nghiên cứu, bao gồm:

Spatial arrangement (Sắp xếp theo không gian): Liệt kê những tính năng/đặc điểm của dụng cụ/tài liệu
theo hướng từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, từ trái sang phải hoặc theo các trình tự về không
gian khác. Hướng sắp xếp này phù hợp nhất cho các bài viết nghiên cứu sử dụng dụng cụ nghiên cứu
phức tạp, được hợp thành từ nhiều bộ phận nghiên cứu khác nhau.

Functional arrangement (Sắp xếp theo chức năng): Mô tả tính năng đặc điểm của dụng cụ/tài liệu theo
thứ tự của chúng trong Procedures từ đầu đến cuối. Hướng sắp xếp này thường được được dùng trong
các bài viết nghiên cứu có phần Procedures đi theo một trình tự nhất định.

 Bước 3 - Functional description (Miêu tả quá trình thực hiện): Mô tả chi tiết chức năng của từ tài
liệu/dụng cụ được sử dụng trong bước 2.
VD:

Bước 1 - Overview:

Phương pháp đo lường được sinh viên A sử dụng là “Questionnaire” (bảng câu hỏi), sinh viên A sẽ giới
thiệu tổng quan về số lượng câu hỏi cũng như các phần chính của bảng câu hỏi trong phần này.

Bước 2 - Description of principal parts: Sinh viên A lựa chọn sắp xếp thông tin trong bước 2 theo hướng
Functional arrangement. Giới thiệu các câu hỏi trong bảng câu hỏi theo trình tự mà những người tham
gia thí nghiệm sẽ trả lời.

Hai câu hỏi đầu tiên nhằm thu thập thông tin của những người tham gia. Trong câu hỏi đầu tiên, họ sẽ
được yêu cầu điền vào email của họ để tăng tính xác thực của nghiên cứu. Câu hỏi thứ hai nhằm phân
loại họ thành hai nhóm: nhóm chuyên môn cao và nhóm phụ huynh. Mỗi nhóm sẽ trả lời hai phần bảng
câu hỏi khác nhau.

Bước 3 - Functional description: Miêu tả chi tiết bảng câu hỏi đã tiến hành ở buớc hai:

Phần đầu tiên bao gồm tám mục chuyên biệt dành cho nhóm đối tượng đầu tiên: Giảng viên Giáo dục
Tiểu học, Giáo viên Tiểu học và Sinh viên chuyên ngành Giáo dục Tiểu học. Mục số ba và bốn hỏi về độ
tuổi thích hợp để bắt đầu đi học tại nhà. Từ mục thứ sáu đến thứ mười, thông tin thu thập được là về
những mặt hạn chế của giáo dục truyền thống, sử dụng câu hỏi phân đôi, câu hỏi trả lời ngắn, câu hỏi
trắc nghiệm và câu hỏi hộp kiểm. Phần thứ hai bao gồm chín mục, được thiết kế cho những người thuộc
nhóm thứ hai: Cha mẹ học sinh tiểu học. Đối với phụ huynh, mục đích của nghiên cứu là tập trung vào
trải nghiệm của họ ở nhà, những điểm mạnh và điểm yếu mà phụ huynh gặp phải khi bắt đầu dạy con tại
nhà. Do đó, bảng câu hỏi của nhóm phụ huynh được thiết kế với nhiều câu hỏi dạng hộp kiểm để tiết
kiệm thời gian và tạo cảm giác thoải mái cho họ

Cách viết phần Procedure

Ở phần Procedure, người viết cần trình bày chi tiết quá trình thực hiện nghiên cứu bao gồm trình tự
những người tham gia (Participants) phải thực hiện trong quá trình diễn ra nghiên cứu, cách thức thu
nhập thông tin theo trình tự xảy ra trong thực tế của chúng.

VD: Cuộc khảo sát được thực hiện nhằm tích lũy quan điểm của người Việt Nam về giáo dục tại nhà ở
Việt Nam, đặc biệt là ở Thành phố Hồ Chí Minh, những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng hệ thống học
cho học sinh tiểu học.

Để thực hiện khảo sát trong giai đoạn cách ly, một bảng câu hỏi trên Google form đã được gửi đến nhóm
của Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sài Gòn. Để thu thập thông tin từ các bậc phụ huynh có con
em đang học tiểu học, bảng câu hỏi đã được đăng tải trên nhiều diễn đàn truyền thông nổi tiếng ở Việt
Nam như webtretho.com, lamchame.com,… Họ cũng được khuyến khích ghi lại các câu trả lời theo ý
mình. kinh nghiệm hơn là chỉ đơn giản là làm các câu hỏi trắc nghiệm. Chỉ có một số ít phụ huynh trả lời
khảo sát vì dạy học tại nhà vẫn là một mô hình giáo dục phổ biến ở Việt Nam

7.Results (Kết quả) GIAI ĐOẠN 5: Trình bày và giải thích số liệu thu được sau khi kết thúc quá trình
nghiên cứu.
Phương pháp sắp xếp thông tin trong Results

Tất cả các số liệu/kết quả thu nhận được trong phần Results đều được sắp xếp thông tin theo một trong
hai cách dưới đây:

Cách 1: Yếu tố 1 - Location of Yếu tố 2 - Most Important Yếu tố 3 - Comments (Nhật


Phương Results (Vị trí của số Findings (Những yếu tố quan xét số liệu): các câu nhận xét
pháp trình liệu/kết quả): một câu trọng trong số liệu): các câu mô tả về số liệu (giải thích tại sao
bày thông khẳng định đơn giản trình chi tiết về số liệu như số liệu lớn lại có số liệu như vậy, số liệu
tin theo 3 bày thông tin về vị trí của nhất, số liệu thấp nhất, các xu có khác so với ước tính ban
yếu tố số liệu trong biểu đồ hoặc hướng chính của số liệu, … Lưu ý đầu hay không, … )
chính bài viết nghiên cứu. Lưu ý thì được sử dụng ở yếu tố 2 luôn
thì được sử dụng ở yếu tố luôn là thì quá khứ.
1 luôn luôn là thì hiện tại.

VD:

Yếu tố 1: Hình 1 cho thấy quan điểm của phụ huynh về việc học tại nhà và liệu họ có giới thiệu cách học
tại nhà cho người khác hay không

Yếu tố 2: Trong khi có một số ít người có xu hướng gắn bó với hệ thống giáo dục truyền thống (22,2%),
hầu hết những người tham gia (77,8%) đều cho rằng nó phụ thuộc vào tình trạng của trẻ em.

Yếu tố 3: Điều này có nghĩa là các bậc cha mẹ đã nhận ra rằng khả năng giáo dục tại nhà có thể được
mang lại cho con cái của họ. Tuy nhiên, không ai trong số những người được hỏi lựa chọn việc học tại
nhà; kết quả có thể nói lên sự do dự của các bậc cha mẹ về khả năng của chính họ trong việc dạy con tại
nhà
8.Discussion (Bàn luận): Giải thích, bàn luận, nêu ra ý nghĩa của kết quả.

Bước 1: Original Hypothesis

Original Hypothesis có thể coi là phần mở đầu của Discussion, nơi người viết lật lại các giả thuyết được
đặt ra trước khi thực hiện nghiên cứu và so sánh chúng với kết quả nghiên cứu thu được. Bên cạnh đó,
người viết cần phải chú ý nhấn mạnh mục đích cốt lõi của bài viết một lần nữa. Lưu ý rằng, khi đề cập
đến giả thuyết ban đầu, người viết bắt buộc phải sử dụng thì Quá khứ (Past Tense).

VD: Ở Việt Nam, học sinh và phụ huynh vẫn quen với mô hình giáo dục truyền thống - các trường công
lập. Do đó, giáo dục tại nhà được coi là một thuật ngữ rất mới. Mọi người chỉ chấp nhận giáo dục tại nhà
khi có những trường hợp đặc biệt. Dự đoán ban đầu của tôi là những người chuyên về giáo dục và các
bậc cha mẹ sẽ ủng hộ mô hình giáo dục truyền thống.

Bước 2: Important Findings

Đây là giai đoạn mà rất nhiều các nhà nghiên cứu trẻ mắc phải lỗi sai khi cố gắng nêu ra tất cả các kết quả
thu nhập được (tương tự như phần Result), khiến người đọc không thể nắm bắt được thông tin cốt lõi
mà người viết muốn truyền tải. Thay vào đó người viết nên tóm tắt các kết quả đó trong từ 1 đến 2 câu
và so sánh chúng với Original Hypothesis. Dưới đây là một số cấu trúc thông dụng dùng để so sánh
Original Hypothesis với các Important Findings:

● In line with the hypothesis, … (Kết quả tương tự với giả thuyết được đặt ra rằng, … )

● Contrary to the original hypothesis… (Trái ngược với giả thuyết ban đầu …)

● The results contradict the claims of X (200X) that … (Kết quả mâu thuẫn với tuyên bố của X (200X) rằng
…)
● The results might suggest that X. However, based on the findings of similar studies, a more plausible
explanation is Y. (Kết quả có thể gợi ý rằng X. Tuy nhiên, dựa trên kết quả của các nghiên cứu tương tự,
một lời giải thích hợp lý hơn là Y.)

VD: Trái ngược với giả thuyết ban đầu, cả hai mô hình đều nhận được ý kiến trung lập vào cuối cuộc
khảo sát, không được bên nào ủng hộ. Điều này có nghĩa là mọi người không ủng hộ bất kỳ mô hình
giảng dạy nào được đề xuất trong bảng câu hỏi. Đây có thể coi là tín hiệu cho thấy phụ huynh Việt Nam
bắt đầu cởi mở hơn với mô hình giáo dục mới và trường học truyền thống không còn là sự lựa chọn duy
nhất.

Bước 3: Explanation/Speculation

Kết quả của quá trình nghiên cứu có thể đã quá rõ ràng đối với người viết nhưng đối với các độc giả,
người viết cần một lần nữa tóm lược các lý do cốt lõi hình thành nên kết quả này. Để phát triển phần lập
luận và giải thích thuyết phục nhất, người học có thể tham khảo các hướng tiếp cận vấn đề sau:

Hướng tiếp cận 1: So sánh kết quả nghiên cứu với kết quả hoặc lập luận của các bài nghiên cứu khác
được nêu trong Literature Review. Lưu ý sử dụng thì hiện tại đơn (Present Tense) khi ứng dụng hướng
tiếp cận này trong bài viết.

Hướng tiếp cận 2: Thảo luận xem nghiên cứu có đi đúng với hướng đi ban đầu mà người viết đã đặt ra
trong Original Hypothesis hay không.

Hướng tiếp cận 3: Liệt kê tất cả các hướng giải thích (chủ quan và khách quan) và kết luận về ý kiến của
người viết đối với kết quả nghiên cứu ở cuối bài.

VD: Có thể có ba kết luận chính để giải thích một cách sâu sắc kết quả trung lập giữa hai mô hình giáo
dục này. Thứ nhất, cha mẹ Việt Nam là những người có xu hướng ổn định trước khi đưa ra những quyết
định lâu dài và an toàn cho con cái của họ. Vì vậy, không có phương pháp nào trong hai phương pháp
hoàn toàn phù hợp với con mình, ngoài hai mô hình này, các bậc phụ huynh cũng muốn tham khảo thêm
các mô hình khác. Thứ hai, mỗi học sinh có những đặc điểm hoặc hình thức cụ thể khác nhau nên các
chuyên gia và phụ huynh không có khả năng chọn giáo dục truyền thống hoặc giáo dục tại nhà. Cuối
cùng, giáo dục tại nhà là một phương pháp giáo dục thay thế mới ở Việt Nam, do đó, các chuyên gia và
phụ huynh chưa thể đưa ra đánh giá chính xác về phương pháp này.

Bước 4: Limitations

Tất cả các nghiên cứu đều tồn tại những hạn chế nhất định, vì thế việc thừa nhận và xác định các hạn chế
này ngay trong bài viết nghiên cứu là cần thiết để chứng minh độ đáng tin cậy của một nghiên cứu. Tuy
vậy, người viết nên tránh chỉ đơn thuần là liệt kê tất cả các lỗi trong quá trình nghiên cứu mà hãy tập
trung cung cấp cho người đọc một bức tranh tổng thể về những gì có thể và không thể kết luận hoặc ứng
dụng từ nghiên cứu của mình. Người viết có thể sử dụng danh sách các lỗi thường gặp trong viết nghiên
cứu dưới để để kiểm tra xem bài viết nghiên cứu của mình có mắc phải các lỗi tương tự hay không:

 Lựa chọn đối tượng nghiên cứu chưa phù hợp.


 Số lượng người tham gia nghiên cứu quá thấp chưa đủ để rút ra kết luận tổng quát cho toàn bộ
quá trình nghiên cứu.
 Lựa chọn phương pháp/thiết bị nghiên cứu chưa phù hợp.
 Hạn chế về thời gian khiến nghiên cứu chưa thật sự hoàn chỉnh.
 Các vấn đề mang tính khách quan khác như khác biệt về văn hoá, tín ngưỡng cá nhân, vị trí địa
lý,

VD: Bài nghiên cứu chỉ giới hạn trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh nên không thể đánh đồng cả
nước. Có lẽ ý tưởng giáo dục tại nhà sẽ không được chấp nhận nếu được áp dụng ở các tỉnh khác của
Việt Nam như Cà Mau, Bến Tre, Đồng Nai, Đồng Tháp, v.v. cao như ở các thành phố trọng điểm của Việt
Nam là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội), họ không thể đáp ứng các điều kiện cần và đủ để áp dụng giáo
dục tại nhà cho con em mình. Hơn nữa, không thể tránh khỏi các trường hợp sai sót trong quá trình
khảo sát trực tuyến mà các nhà nghiên cứu không thể chủ động (lựa chọn ngẫu nhiên, trùng lặp, v.v.

Bước 5: Implications

Implications (Hàm ý) giúp người đọc thấy được kết quả nghiên cứu có tầm ảnh hưởng quan trọng như
thế nào đối với các toàn bộ các khía cạnh của vấn đề nghiên cứu. Implications còn có thể coi Implications
là phần kết luận cho toàn bộ bài nghiên cứu dựa trên kết quả thu được. Có 2 loại Implications phổ biến
trong viết nghiên cứu, bao gồm:

 Theoretical Implications (Hàm ý lý thuyết): Các số liệu thu nhập được chỉ đưa ra được các kết
luận mang tính lý thuyết chứ chưa được đưa vào ứng dụng ở bất kì tình huống cụ thể nào trong
cuộc sống.
 Practical Implications (Hàm ý thực tiễn): Các số liệu thu nhập được có độ tin cậy cao, có thể sử
dụng như một giải pháp thực tế nhằm giải quyết vấn đề nghiên cứu.

Ví dụ:

Sinh viên A viết phần Implications của bản thân theo hướng Theoretical Implications:

(Ý kiến về việc lựa chọn mô hình giáo dục nào để áp dụng cho con em họ được thể hiện trong cuộc khảo
sát là trung lập. Vì vậy, dường như khi nói đến việc giáo dục con cái của họ, các bậc cha mẹ có xu hướng
chọn một môi trường học tập mà giáo viên có bằng cấp chuyên nghiệp. Tuy nhiên, các chương trình học
truyền thống không giúp trẻ phát huy hết khả năng của mình (chương trình học lạc hậu sẽ kìm hãm tiềm
năng của trẻ). Do đó, họ sẽ tìm kiếm một mô hình khác sáng tạo và hiệu quả hơn. Đối với các chuyên gia,
ý kiến của họ phần lớn là lý thuyết và không có tính thực tiễn cao do ít ứng dụng vào cuộc sống. Do đó,
những con số thu thập được chỉ dừng lại ở mức lý thuyết và chưa thực sự đưa ra câu trả lời thỏa đáng
cho các vấn đề giáo dục thực tế, hay việc học ở nhà hay học ở trường là quyết định phù hợp nhất cho sự
phát triển của trẻ.

Bước 6: Applications

Mặc dù cấu trúc chung của một bài nghiên cứu không bắt buộc phải có phần Applications, các bài nghiên
cứu thể hiện rõ cho người đọc thấy được tính ứng dụng của chúng trong cuộc sống luôn được đánh giá
cao và đáng tin cậy hơn. Ở phần này người viết cần nêu rõ ứng dụng của kết quả nghiên cứu lên từng
nhóm đối tượng khác nhau, và kết quả có thể xảy ra sau khi áp dụng những thông tin thu nhập được từ
bài viết.

Ví dụ:

Sinh viên A có phần Applications như sau:


(Nghiên cứu này có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo cho cả phụ huynh và giáo viên để có
kiến thức chung về hai mô hình cũng như lợi ích và hạn chế của chúng. Kết quả của nghiên cứu này đã
chỉ ra điểm yếu của các phương pháp này vốn có khả năng cách mạng hóa. Giáo dục truyền thống cần
phải đổi mới chương trình, cách dạy, quan niệm, v.v. trong khi giáo dục tại nhà phải được phổ biến và
rộng rãi hơn ở Việt Nam.)

Bước 7: Recommendations

Recommendations (Khuyến nghị) là phần cuối của Discussion, nơi người viết khuyến khích các nhà
nghiên cứu khác tiếp tục tìm hiểu về chủ đề nghiên cứu của mình hoặc sử dụng bài viết nghiên cứu này
như một tài liệu tham khảo cho các bài viết khác có liên quan tới chủ đề nghiên cứu trong tương lai.

Ví dụ:

Sinh viên A có phần Recommendations như sau:

(Các mô hình và phương pháp giáo dục luôn phải là một chủ đề quan trọng được mọi nhà giáo dục và
phụ huynh cân nhắc. Vì vậy, nghiên cứu này chỉ khai thác một số yếu tố thiểu số của việc học ở nhà. Tôi
tin rằng những vấn đề xung quanh mô hình giáo dục tại nhà vẫn có thể được nghiên cứu và mở rộng hơn
nữa trong tương lai. Tôi cũng khuyến khích nghiên cứu quy mô lớn hơn về vấn đề này ở Việt Nam để có
cái nhìn vĩ mô về hiệu quả của mô hình giáo dục tại nhà đối với học sinh Việt Nam.)

9.Conclusion (Kết luận) - phần này thường được ghép với Discussion.

10.Acknowledgements (Lời cảm ơn): Gửi lời cảm ơn đến những người đã giúp đỡ cho tác giả trong suốt
quá trình nghiên cứu.

11.References (Tài liệu tham khảo): Liệt kê thông tin của các tài liệu được tham khảo và trích dẫn trong
bài viết.

12.Appendix (Phụ lục): Những câu hỏi hỏi nghiên cứu, số liệu nghiên cứu sẽ được trình bày ở phần này.

Research Paper: Cấu trúc & cách viết bài viết nghiên cứu - Phần cuối (zim.vn)

You might also like