You are on page 1of 39

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA TUYÊN TRUYỀN

QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA LĨNH VỰC ĐIỆN ẢNH : THỰC
TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

HỌ VÀ TÊN: Võ Mai Trang


Lớp: Văn hóa phát triển K-41
MSV: 2155350060
I/Phần Mở đầu
MỞ ĐẦU
1,Lý do chọn đề tài :
Từ xa xưa đến nay văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội ; Là một trong nhân
tố quan trọng góp phần phát triển hình thành nên truyền thống lịch sử, nhân cách
con người Việt Nam. Trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt nam, nhân tố văn hóa về nghệ thuật điện ảnh luôn
được phát huy tạo nên sức mạnh to lớn làm đẹp cho đất nước , phồn vinh cho cuộc
sống. Có thể nói điện ảnh là một trong các ngành nghệ thuật quan trọng để góp
phần phát triển văn hóa Việt Nam trở thành nền tảng tinh thần, mục tiêu cho động
lực phát triển.
Vào ngày 15 tháng 3 năm 1953, trên Chiến khu Việt Bắc , Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã ký sắc lệnh số 147/SL thành lập ngành Điện ảnh Cách Mạng Việt Nam với tên
gọi đầu tiên là “Doanh Nghiệp Quốc gia Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam”.
Nhưng phải đến đầu năm 1956, Cục Điện ảnh, cơ quan quản lý nhà nước đầu tiên
của nghành điện ảnh mới được thành lập để chỉ đạo hoạt động thống nhất toàn
ngành.
Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước , cho đến ngày nay Cục điện ảnh đã có
những bước phát triển rõ rệt về cơ cấu tổ chức, đội ngũ, cơ sở vật chất và đã và
đang góp phần cùng toàn ngành điện ảnh tạo nên những tác phẩm có giá trị về nội
dung tư tưởng, nghệ thuật phản ánh bản sắc, tinh hoa, truyền thống văn hóa và
nhân cách con người Việt Nam đã được khán giả trong nước mến mộ và bạn bè
quốc tế ghi nhận. Bên cạnh đó điện ảnh đã góp phần đắc lực trong sự nghiệp giáo
dục chính trị, tư tưởng thẩm mỹ, không ngừng đáp ứng như cầu hưởng thụ văn hóa
ngày càng tăng của nhân dân.
Tuy nhiên, qua thực tế, việc quản lý nhà nước về điện ảnh trong thời gian qua đã
bộc lộ một số những bất cập , thiếu sót sơ xuất trong quá trình triển khai thực hiện
chức năng nhiệm vụ được giao . Và từ đó, để hạn chế những tồn tại yếu kém nhằm
nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý nhà hoạt động trong các giai
đoạn tới cần phải có sự phân tích, đánh giá, tìm ra những nguyên nhân cốt lõi của
những thành tựu và hạn chế yếu kém trong quá trình chỉ đạo, triển khai thực hiện
chức năng nhiệm vụ của Cục Điện Ảnh trong thời gian qua.
1
Từ đó đề ra các giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo và quản
lý các hoạt dộng cảu ngành điện ảnh, trên cơ sở định hướng phát triển nền điện ảnh
dân tộc đã được Đảng và Nhà Nước xác định tại Nghị Quyết Hội nghị lần thứ 9
ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI 9 ( năm 2014) về “Xây dựng và phát
triển văn hóa con người Việt nam đáp ứng yêu cầu bền vững đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững đất nước” ,Nghị quyết số 23/NQ-TW ngày 16 tháng 6 năm 2008
của Bộ chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời ký
mới, Luật Điện ảnh số 62/2006/QH ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật điện ảnh số 31/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009
và được nêu thành mục tiêu phst triển tại Chiến lược phát triển văn hóa đến năm
2020 Chiến lược và Quy hoạch phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến
2030
Điện ảnh là một ngành giải trí nằm trong công nghiệp văn hóa . Vì vậy để công
tác quản lý nhà nước về điện ảnh đi vào chiều sâu đúng đối tượng, góp phần phát
triển sự nghiệp điện ảnh phục vụ đắc lực trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đát
nước, cần phải nghiên cứu đánh giá toàn diện các hoạt động quản lý nhà nước về
điện ảnh, những yếu tố tích cực và tiêu cực có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình
quản lý. Và từ đó, em sẽ đưa ra những giải pháp để phst huy các yếu tố tích cực ,
hạn chế các yếu tố tiêu cực, tạo điều kiện môi trường thuận lợi đẻ mọi hoạt động
điện ảnh vận hành một cách có hiệu quả đáp ứng theo kịp nhu cầu xu hướng vận
động phát triển không ngừng của nhành công nghiệp điện ảnh trong và ngoài nước.
Với những lý do trên, việc nghiên cứu một cách có hệ thống , khoa học về thực
trạng và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản
lý nhà nước về điện ảnh ở Cục Điện ảnh là một đề tài em chọn để làm bài tiểu luận
với đề tài : “Quản lý nhà nước về Điện ảnh : Thực trạng và giải pháp”.

2, Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài :


- Nhằm trang bị những kiến thức lý luận quản lý Nhà nước về lĩnh vực điện
ảnh từ đó đưa ra thực trạng và giải pháp của các vấn đề
- Đánh giá đúng thực trạng của Văn hóa hiện nay và những đề xuất về giải
pháp cho các vấn đề về quản lý Nhà nước về Điện ảnh trong những năm tiếp
theo.
3, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
2`
- Đối tượng nghiên cứu trong bài tiểu luận là những lý luận về quản lý văn hóa về
lĩnh vực điện ảnh , tìm ra khái niệm nêu ra thực trạng những điểm bất cập trong
ngành điện ảnh. Từ đó đưa ra các giải pháp cho đề tài được chọn cụ thể là lĩnh vực
Điện ảnh Việt Nam trong nước nói chung ngoài nước nói riêng .
- Về mặt lý luận đề tài nghiên cứu dựa trên tình hình thực tế sự phát triển của lĩnh
vực Điện ảnh ngày nay với phạm vi điều chỉnh là các vấn đề đã và đang tồn tại
trong và ngoài nước. Về mặt thực trạng, nghiên cứu về thực trạng tồn tại trong xu
hướng điện ảnh khai thác và sử dụng thế mạnh nghệ thuật và những hạn chế cũng
như giải pháp đi kèm.

4. Phương pháp nghiên cứu :


Bài tiểu luận sử dụng hai phương pháp chính là phương pháp nghiên cứu lý
thuyết và phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Trong phương pháp nghiên cứu lý
thuyết sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp phân
loại và hệ thống hóa lý thuyết. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn sử dụng.
II. Phần nội dung :
Chương 1 : Cơ sở lý luận của quản lí nhà nước về lĩnh vực điện ảnh và
tổng quan về cục điện ảnh :
1. Khái niệm chung
1.1. Khái niệm về quản lí nhà nước :
Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước, được thực hiện
bởi cơ quan nhà nước để duy trì, xác lập trật tự xã hội ổn định từ đó phát triển xã
hội theo mục tiêu đã đề ra.
Quản lý nhà nước là quản lý xã hội dựa trên quyền lực nhà nước nhằm điều
chỉnh quan hệ trong xã hội. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện quản
lý nhà nước nhằm thực hiện chức năng đối, đối ngoại và được đảm bảo bằng
quyền lực cưỡng chế của Nhà nước.
Theo nghĩa khái quát, quản lý nhà nước là hoạt động duy trì sự vận hành dưới
một thực thể thống nhất cho tất cả các hoạt động của bộ máy nhà nước về toàn
bộ ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
3
Theo nghĩa cụ thể, quản lý nhà nước, trong nghĩa hẹp, bao gồm việc hướng
dẫn pháp lý, điều hành và quản lý hành chính được thực hiện bởi các cơ quan
hành pháp, bằng cách sử dụng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước.Quá trình
quản lý nhà nước bắt đầu bằng việc xác định mục tiêu cho đến khi nhận lại kết
quả thực tế, gói gọn thành một chu kỳ quản lý có tính liên tục và tiếp tuyến. Quản
lý nhà nước xuất hiện trong mọi tổ chức, tập thể của nhà nước.
Chủ thể quản lý nhà nước là cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền trong bộ
máy của nhà nước. Cá nhân hoặc cơ quan này có quyền được nhân danh
quyền lực nhà nước để thực hiện quản lý và sử dụng pháp luật như một công cụ
để quản lý nhà nước.
1.2. Các nguyên tắc trong quản lý nhà nước :
Hiện nay có 05 nguyên tắc quản lý nhà nước như sau:

- Nguyên tắc tuân thủ pháp luật: Đây là nguyên tắc cơ bản của quản lý nhà nước.
Theo nguyên tắc này, mọi hoạt động quản lý nhà nước đều phải được thực hiện
trên cơ sở pháp luật. Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức quản lý
nhà nước có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động quản
lý nhà nước.

- Nguyên tắc thống nhất: Nguyên tắc này đòi hỏi hoạt động quản lý nhà nước phải
được thực hiện thống nhất từ trung ương đến địa phương, bảo đảm sự chỉ đạo, điều
hành của cơ quan nhà nước cấp trên đối với cơ quan nhà nước cấp dưới. Nguyên
tắc này nhằm đảm bảo cho hoạt động quản lý nhà nước được thực hiện một cách
đồng bộ, hiệu quả, tránh chồng chéo, mâu thuẫn.

- Nguyên tắc chủ động, sáng tạo: Nguyên tắc này đòi hỏi hoạt động quản lý nhà
nước phải được thực hiện một cách chủ động, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn và
điều kiện cụ thể của từng địa phương, lĩnh vực. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo cho
hoạt động quản lý nhà nước đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã
hội.

- Nguyên tắc công khai, minh bạch: Nguyên tắc này đòi hỏi hoạt động quản lý
nhà nước phải được thực hiện một cách công khai, minh bạch, bảo đảm quyền tiếp
cận thông tin của công dân. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo cho hoạt động quản lý
nhà nước được thực hiện một cách dân chủ, công bằng, minh bạch.

4
-Nguyên tắc dân chủ: Nguyên tắc này đòi hỏi hoạt động quản lý nhà nước phải
được thực hiện theo nguyên tắc dân chủ, bảo đảm sự tham gia của nhân dân vào
quá trình quản lý nhà nước. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo cho hoạt động quản lý
nhà nước được thực hiện một cách phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân.

1.3. Quản lý nhà nước có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, cụ thể là:

- Điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục tiêu đã đề ra: Quản lý nhà nước tác động
đến các quan hệ xã hội, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục tiêu đã đề ra.
Mục tiêu của quản lý nhà nước được thể hiện trong các chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

- Bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc: Quản lý nhà nước góp phần bảo vệ lợi ích quốc
gia, dân tộc, chống lại các hành vi xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc.

- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân: Quản lý nhà nước góp phần bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đảm bảo cho công dân được sống trong
một xã hội công bằng, dân chủ.

1.4. Đối với lĩnh vực điện ảnh nói riêng :

Lĩnh vực văn hóa nghệ thuật là lĩnh vực có thuộc tính biểu tượng, bởi vì nó tạo ra
những hình tượng và bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn con người. Các sản phẩm văn
hóa chủ yếu là các tác phẩm văn hóa, khuôn mẫu văn hóa và chương trình văn hóa.
Trong 05 phương thức quản lý nhà nước về văn hóa thì quản lý bằng pháp luật là
phương thức quan trọng nhất. Pháp luật thực sự là công cụ hữu hiệu trong quản lý
nhà nước về văn hóa. Vì vậy, nó phải được xây dựng và ban hành sao cho hệ thống
các văn bản pháp luật điều chỉnh các hoạt động văn hóa phát huy được tác dụng
văn hóa tới sự hình thành nhân cách, nâng cao chất lượng cuộc sống của con
người, chế ước những tiêu cực mà thị trường văn hóa tạo ra, làm cơ sở pháp lý cho
chính sách xã hội hóa các hoạt động văn hóa.
Cùng với những điều luật về văn hóa được ghi trong Hiến pháp còn có các đạo luật
riêng đối với từng lĩnh vực văn hóa. Trong lĩnh vực điện ảnh chúng ta đã có văn
bản pháp luật cao nhất là Luật Điện ảnh năm 2006, Luật Điện ảnh sửa đổi, bổ sung
năm 2009.
5
Chính sách văn hóa là một trong 05 phương thức quản lý nhà nước về văn hóa.
Chính sách văn hóa là sự quản lý chiến lược về văn hóa, là sự quản lý vĩ mô về văn
hóa, là điều kiện khung cho các hoạt động văn hóa và đời sống văn hóa của quốc
gia, địa phương, cộng đồng.
Đảng và Nhà nước đã nhấn mạnh 06 loại chính sách cho văn hóa cần tập trung hiện
thực hóa: Chính sách kinh tế trong văn hóa để vừa bảo đảm được định hướng chính
trị, vừa có thêm nguồn lực tài chính cho hoạt động văn hóa; Chính sách văn hóa
trong kinh tế, nghĩa là các hoạt động kinh tế phải bảo đảm các tiêu chí văn hóa, tạo
điều kiện nhiều hơn cho văn hóa; Xã hội hóa các hoạt động văn hóa nhằm động
viên nguồn lực của các tầng lớp nhân dân cho hoạt động văn hóa, hoạt động sáng
tạo và phổ biến văn hóa; Chính sách bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc;
Chính sách đặc thù ưu đãi hưởng thụ văn hóa cho các đối tượng xã hội; chính sách
hợp tác quốc tế về văn hóa. Đối với ngành công nghiệp văn hóa Nghị quyết số 33-
NQ/TW ngày (09/6/2014) của Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững
đất nước” đã chỉ rõ: Phát triển công nghiệp văn hóa nhằm khai thác và phát huy những tiềm
năng và giá trị đặc sắc của văn hóa Việt Nam, khuyến khích xuất khẩu sản phẩm
văn hóa, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới; Có cơ chế đầu tư cơ sở
vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sản
phẩm văn hóa; Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp văn hóa văn nghệ, thể thao và
du lịch thu hút các nguồn lực xã hội để phát triển, đổi mới, hoàn thiện thể chế, tạo
môi trường pháp lý thuận lợi để xây dựng, phát triển thị trường văn hóa và công
nghiệp văn hóa.
Các ngành công nghiệp văn hóa là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân.
Nhà nước ta chủ trương phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trọng tâm, trọng điểm, có lộ
trình theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, phát huy được lợi thế của Việt Nam, phù hợp với các
quy luật cơ bản của nền kinh tế thị trường gắn với việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người
Việt Nam, góp phần bảo vệ, phát huy bản sắc dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế.
Mục tiêu chung phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở nước ta bao gồm: điện
ảnh, quảng cáo, kiến trúc, các phần mềm và các trò chơi giải trí và thủ công mỹ
nghệ, thiết kế, xuất bản, thời trang, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh và
triển lãm, truyền hình, phát thanh, du lịch văn hóa sẽ trở thành những ngành kinh
tế dịch vụ quan trọng, phát triển rõ rệt về chất lượng góp phần tích cực vào tăng
trưởng và giải quyết việc làm thông qua việc sản xuất ngày
6
càng nhiều sản phẩm, dịch vụ văn hóa đa dạng, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu
sáng tạo, hưởng thụ, tiêu dùng văn hóa của người dân trong nước và xuất khẩu;
góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam; Xác lập được các
thương hiệu sản phẩm, dịch vụ văn hóa; Ưu tiên phát triển các ngành có nhiều lợi
thế, tiềm năng của Việt Nam.
Điện ảnh là một trong các ngành công nghiệp văn hóa quan trọng hàng đầu. Điện
ảnh là loại hình nghệ thuật tổng hợp thể hiện bằng hình ảnh động, kết hợp với âm
thanh, được ghi trên các vật liệu phi nhựa, băng từ, đĩa từ và các vật liệu ghi hình
khác để phố biến đến công chúng, thông qua các phương tiện kỹ thuật.
Tác phẩm điện ảnh là sản phẩm nghệ thuật được thực hiện bằng hình ảnh động kết
hợp với âm thanh và các phương tiện khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh.
Phim là tác phẩm điện ảnh bao gồm phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học,
phim hoạt hình. Hoạt động điện ảnh là hoạt động bao gồm sản xuất phim, phát
hành phim và phổ biến phim. Sản xuất phim là quá trình tạo ra các tác phẩm điện
ảnh từ kịch bản văn học đến khi hoàn thành bộ phim. Phát hành phim là quá trình
lưu thông phim thông qua các hình thức bán, cho thuê, xuất khẩu, nhập khẩu. Phổ
biến phim là việc đưa phim đến công chúng thông qua chiếu phim, phát sóng trên
truyền hình, đưa lên mạng internet và phương tiện nghe nhìn khác. Cơ sở điện ảnh
là cơ sở do tổ chức, cá nhân thành lập, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phát hành
phim và phổ biến phim theo quy định của Luật Điện ảnh và các văn bản pháp luật
khác có liên quan.
Chính sách của Nhà nước về phát triển điện ảnh, công nghiệp điện
ảnh

A. Nhà nước có chính sách huy động các nguồn lực, thực hiện các biện pháp bảo
đảm môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh, phát triển thị trường điện ảnh, tạo
điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh để xây
dựng ngành công nghiệp điện ảnh gắn với phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập
quốc tế.
B. Nhà nước đầu tư, hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:
a) Sản xuất phim thực hiện theo kế hoạch phục vụ nhiệm vụ chính trị về đề tài lịch
sử, cách mạng, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc, trẻ em, vùng cao, miền núi,
biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hóa Việt Nam;

7
b) Sáng tác kịch bản phim, phát hành, phổ biến phim, cung cấp kinh phí tổ chức,
phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật phổ biến phim phục vụ vùng cao, miền núi biên
giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và nông thôn; phục vụ trẻ em, lực
lượng vũ trang và nhiệm vụ chính trị, xã hội, đối ngoại, giáo dục khác;
c) Tổ chức liên hoan phim quốc gia, liên hoan phim quốc tế, liên hoan phim
chuyên ngành, chuyên đề, chương trình phim, tuần phim tại Việt Nam; giải thưởng
phim và cuộc thi phim cấp quốc gia, quốc tế; liên hoan phim, chương trình phim,
tuần phim Việt Nam tại nước ngoài;
d) Nhận chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kịch bản phim, phim có giá trị
tư tưởng, nghệ thuật cao để tuyên truyền, giáo dục, nghiên cứu, lưu trữ và phục vụ
nhiệm vụ chính trị; biên tập, dịch, làm phụ đề phim để phục vụ hoạt động giới
thiệu đất nước, con người Việt Nam;
đ) Phát triển hoạt động lý luận, phê bình điện ảnh; tuyên truyền, giới thiệu, định
hướng thẩm mỹ điện ảnh;
e) Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến trong hoạt
động điện ảnh;
g) Xây dựng và quảng bá thương hiệu điện ảnh quốc gia;
h) Xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất - kỹ thuật, trường quay phục vụ sản xuất,
phát hành, phổ biến, lưu chiểu và lưu trữ phim;
i) Xây dựng hệ thống hạ tầng thống kê, cơ sở dữ liệu ngành điện ảnh.
3. Nhà nước có chính sách ưu đãi về tín dụng, thuế và đất đai đối với tổ chức, cá
nhân tham gia hoạt động điện ảnh theo quy định của pháp luật.
4. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quy định tại khoản
2 Điều này và các hoạt động sau đây:
a) Sản xuất, phát hành và phổ biến phim; quảng bá, xúc tiến phát triển điện ảnh;
hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, cung cấp dịch vụ kỹ
thuật số để phát triển điện ảnh;
b) Cung cấp dịch vụ tài chính, tín dụng, bảo lãnh, thế chấp quyền sở hữu trí tuệ và
sản phẩm bảo hiểm để phát triển điện ảnh;
c) Tài trợ, hiến tặng cho hoạt động điện ảnh và quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh do tổ
chức, cá nhân thành lập.
5. Chính phủ quy định chi tiết điểm d và điểm e khoản 2 Điều này.

8
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
II. Thực trạng quản lý nhà nước về văn hóa lĩnh vực điện ảnh
2.1 Nội dung về quản lý nhà nước lĩnh vực điện ảnh
Luật Điện ảnh số 62/2006/QH 11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 quy định việc quản lý
nhà nước về điện ảnh như sau:
Nội dung quản lý nhà nước về điện ảnh
Quản lý nhà nước về điện ảnh bao gồm 06 nội dung:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát
triển sự nghiệp điện ảnh; ban hành văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động điện
ảnh.
- Quản lý công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong hoạt động
điện ảnh; đào tạo, bồi dưỡng nhân lực về chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý hoạt
động điện ảnh.
- Quản lý hợp tác quốc tế trong hoạt động điện ảnh.
- Cấp, thu hồi giấy phép trong hoạt động điện ảnh.
- Thực hiện công tác khen thưởng trong hoạt động điện ảnh; tuyển chọn và trao
giải thưởng đối với cá nhân và tác phẩm điện ảnh.
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong
hoạt động điện ảnh.
Kể từ tháng 12 năm 2002, khi các hãng phim tư nhân chính thức được công
nhận có tư cách pháp nhân, đến nay đã có hơn 350 hãng phim được cấp giấy phép
đủ điều kiện kinh doanh sản xuất phim. Số phim do các hãng phim tư nhân sản
xuất hàng năm ngày càng chiếm tỉ lệ áp đảo, thậm chí có năm lên đến hơn 80%.
Mục tiêu của phim tư nhân chủ yếu là để kinh doanh, có lãi, vì vậy nhiều bộ phim
tư nhân thường chạy theo thị hiếu dễ dãi của khán giả, thậm chí có phim hạ thấp thị
hiếu với các chiêu trò câu khách rẻ tiền. Luật Điện ảnh quy định các phim sản xuất
không bằng nguồn ngân sách nhà nước thì không cần duyệt kịch bản, chỉ duyệt cấp
phép phổ biến. Vì vậy, đã có những bộ phim chứa nội dung vi phạm những điều
cấm, có phim “rẻ tiền”, kém thẩm mỹ, nghiệp dư… Không ít phim bị công luận gọi
là “thảm họa”, “hài nhảm”…
- Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước:
9
+ Hội đồng thẩm định phim để cấp phép phổ biến rất chặt chẽ, nghiêm cẩn. Nhiều
phim phải sửa chữa và trình duyệt lại, có những phim Việt Nam bị cấm phổ biến
vĩnh viễn.
+ Khuyến khích các tác phẩm có giá trị nhân văn, đạt chất lượng nghệ thuật cao
bằng các biện pháp cụ thể: không phân biệt phim tư nhân và phim nhà nước trong
các kỳ trao giải thưởng tại LHP quốc gia và quốc tế, trong việc lựa chọn phim dự
các tuần phim trong nước và quốc tế...
+ Tạo sự cạnh tranh lành mạnh để nâng cao chất lượng bằng cách tuyển chọn kịch
bản hay để đặt hàng các hãng phim tư nhân sản xuất phim bằng nguồn ngân sách
nhà nước (phim Những đứa con của làng mới hoàn thành, đạt chất lượng tốt về nội
dung và nghệ thuật đã được tuyển chọn là 1 trong 2 phim VN dự thi tại LHP quốc
tế Hà Nội; phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh đang sản xuất hứa hẹn là phim hay
sẽ hoàn thành vào giữa năm 2015)
Nhờ các giải pháp quản lý đã có một số kết quả ban đầu:
+ Năm 2014 chất lượng phim Việt Nam được nâng cao một bước, ít khi trên mặt
báo có phim bị liệt vào loại “thảm họa” như các năm trước.
+ Số lượng phim VN trong năm 2013 và 2014 tăng hơn hẳn, lên 26 phim/năm so
với 16 phim/năm của các năm trước
+ Doanh thu phim Việt Nam tăng cao, có một số phim vượt các phim “bom tấn”
của Mỹ. Đã có những phim đạt 80 tỉ, có phim dự kiến lập kỷ lục doanh thu 100 tỉ
(theo con số công bố của nhà phát hành).

2.2.Thực trạng chung hiện nay về lĩnh vực điện ảnh


Luật Điện ảnh (2006); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh
(2009) là những văn bản pháp lý quan trọng trong quá trình thể chế hóa công tác
quản lý nhà nước về điện ảnh. Chính sách của nhà nước về phát triển ngành điện
ảnh nước ta là:
- Đầu tư xây dựng nền điện ảnh Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hiện
đại hóa công nghiệp điện ảnh, nâng cao chất lượng phim, phát triển quy mô sản
xuất và phổ biến phim, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần ngày càng cao của nhân
dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng giao lưu văn hóa với các nước.
- Khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh theo quy định
của pháp luật; bảo đảm để các cơ sở điện ảnh được bình đẳng trong hoạt động,
được hưởng các chính sách ưu đãi về tín dụng, thuế và đất đai.
10
- Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm thông qua chương trình mục tiêu phát triển điện
ảnh nhằm phát huy sự sáng tạo nghệ thuật;
đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ hiện đại trong
hoạt động điện ảnh; Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực về chuyên môn, nghiệp vụ và
quản lý hoạt động điện ảnh; Nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất và phổ
biến phim.
- Tài trợ cho việc sản xuất phim truyện về đề tài thiếu nhi, truyền thống lịch sử,
dân tộc thiểu số; phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình.
- Tài trợ cho việc phổ biến phim phục vụ miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa,
nông thôn, thiếu nhi, lực lượng vũ trang nhân dân, phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã
hội, đối ngoại; Tổ chức, tham gia liên hoan phim quốc gia, liên hoan phim quốc tế.
Nhiều người quan tâm đến sự phát triển của điện ảnh nhận xét rằng: Điện ảnh nước
ta trong thời gian qua đạt được nhiều thành tựu đáng chú ý, thu hút nhiều tổ chức,
cá nhân tham gia vào hoạt động này, đầu tư có trọng điểm vì mục tiêu phát triển
điện ảnh; có chính sách tài trợ cho việc phổ biến phim phục vụ miền núi, hải đảo,
vùng sâu, vùng xa, lực lượng vũ trang và phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội, đối
ngoại. Dư luận đánh giá cao công tác tổ chức, quảng bá điện ảnh tại các liên hoan
phim trong nước và nước ngoài đã thực sự góp phần đưa điện ảnh và văn hóa Việt
Nam vươn xa, hội nhập với thế giới.
Tuy nhiên, trước sự biến đổi không ngừng của môi trường trong và ngoài nước, tác
động đến đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân, Luật Điện ảnh
cần được tiếp tục sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tiễn khách quan.
Cuối năm 2020, Bộ VH-TT&DL đã tổ chức nhiều hội nghị ở Hà Nội và TP. Hồ
Chí Minh để lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Điện ảnh mới (sửa đổi, bổ
sung). Dự thảo Luật Điện ảnh lần này có nhiều điều mới so với Luật Điện ảnh
2006 và Luật Điện ảnh sửa đổi, bổ sung 2009. Các đại biểu tham dự đã cùng nhau
làm rõ nội dung liên quan đến tính khả thi của các quy định trong Dự thảo, đề xuất
các nội dung cần sửa đổi, bổ sung như:
- Vấn đề khai thác, phổ biến phim trên không gian mạng và các phương tiện nghe
nhìn, thiết bị di động.
- Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp tham gia phát hành, phổ
biến phim trên mạng.
- Trình tự, thủ tục cấp phép các dự án hợp tác đầu tư vào điện ảnh. Thực tế là 15
năm qua, việc quản lý điện ảnh Việt Namcó nhiều thủ tục rườm ra, cứng nhắc
11
chưa phù hợp, cản trở việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này, nhiều phim nước
ngoài dự định quay ở Việt Nam đành phải chuyển sang các nước Đông Nam Á
khác.
- Vấn đề suất chiếu: Nhiều nhà sản xuất phim đề nghị hỗ trợ về suất chiếu cho
phim Việt vì nếu ra cùng lúc với các “bom tấn” của thế giới, phim Việt Nam sẽ gặp
khó khăn lớn. Có những phim trong nước chưa ra rạp đã cầm chắc lỗ nặng vì bị
hạn chế suất chiếu, thời điểm trình chiếu rơi vào sáng sớm hoặc đêm muộn.
- Có một hạn chế vẫn luôn tồn tại trong lĩnh vực điện ảnh hiện nay là bị ăn cắp bản
quyền để đưa lên các trang web lậu, trang web không uy tín để nhằm thu lợi bất
chính làm cho doanh thu của những bộ phim chiếu rạp ngành điện ảnh nói riêng bị
thất thoát, lỗ vốn, mất đi lượng khách ra rạp khá lớn.
- Vấn đề cung cấp dịch vụ và sản xuất phim có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam còn
gặp nhiều khó khăn do chưa thống nhất, đồng bộ với nhiều quy định khác; Giấy
phép còn chồng chéo, quy trình còn nhiều bước, gây lãng phí nguồn lực của doanh
nghiệp, của nhà sản xuất.
- Về vấn đề phân loại phim, Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt
Nam, bà Ngô Phương Lan cho rằng: Luật Điện ảnh (sửa đổi) cần đáp ứng nhu cầu
điều chỉnh hoạt động điện ảnh trong thời đại 4.0, hướng tới phát triển điện ảnh
thành mũi nhọn trong xây dựng công nghiệp văn hóa ở Việt Nam; Dự thảo Luật
cần bổ sung các phim hợp tác sản xuất với nước ngoài, thị trường điện ảnh, phân
cấp, thẩm quyền cấp phép phim, thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh.
- Về vấn đề doanh thu, bà Ngô Phương Lan đã phân tích: 10 năm gần đây có sự
tăng trưởng rõ rệt về số lượng phim, từ 2009 - 2014 mỗi năm Việt Nam sản xuất
15 - 25 phim, chiếm 15% tổng số phim chiếu rạp. Năm 2015 tăng đột phá lên 42
phim, vượt chỉ tiêu năm 2020 trong chiến lược phát triển văn hóa; Năm 2016: 41
phim; Năm 2017 và 2018 là 38 phim; Năm 2019: 41 phim; Năm 2020 do ảnh
hưởng của dịch Covid-19, rạp chiếu phim bị thất thu nặng nề, doanh thu chỉ đạt 1/3
của 2019.
Tuy nhiên, doanh thu phim Việt 2020 đạt 710 tỉ đồng, chiếm 42% tổng doanh số
(một tỉ lệ cao chưa từng có trong mấy chục năm qua của điện ảnh Việt). Những
năm gần đây, một số bộ phim Việt Nam của các hãng phim tư nhân thu hút khách
hơn cả phim Hollywood chiếu cùng thời điểm. Đó là những phim vừa đạt doanh
thu cao, vừa có chất lượng tốt (1).
Ngày nay, theo xu thế phát triển chung của điện ảnh thế giới, việc sáng tác, phát
hành, phổ biến phim đã và đang tạo nên sự tăng trưởng của thị trường điện ảnh.
Hơn lúc nào hết, các nhà quản lý cần nắm bắt, đổi mới tư duy, cần coi điện ảnh
12
không chỉ là ngành nghệ thuật mà còn là ngành kinh tế; phim không chỉ là tác
phẩm nghệ thuật mà còn là hàng hóa, sản phẩm. Điện ảnh không chỉ mang lại giá
trị tinh thần mà còn mang lại lợi ích kinh tế.
Như vậy, hiện nay ngành điện ảnh vẫn đang còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập, cần
phải giải quyết như: Cơ chế chính sách chưa rõ ràng, cứng nhắc, không tạo điều
kiện cho phát triển; Luật Điện ảnh bộc lộ nhiều nội dung lỗi thời; Nhân lực cho
điện ảnh không được chuẩn bị bài bản, kỹ lưỡng; các sản phẩm điện ảnh chưa thực
sự chất lượng, thiếu tính cạnh tranh; Các thể loại phim chưa phong phú, đa dạng;
những mặt trái của nền kinh tế thị trường có tác động không nhỏ đến chất lượng
phim và việc đánh giá các sản phẩm điện ảnh.
Thực trạng quản lý nhà nước về lĩnh vực điện ảnh có thể khá đa dạng tùy theo quốc
gia cũng như vùng lãnh thổ khác nhau. Tuy nhiên, có một số vấn đề chung thường
gặp trong việc quản lý nhà nước về điện ảnh:
Chính sách và quy định: Các quy định về sản xuất phim, phát sóng, phân phối
phim, cũng như về nội dung, thuế, hỗ trợ và khuyến khích ngành điện ảnh có
thể cần được cập nhật để phản ánh thực tế và tiến bộ công nghệ.
Tài chính và hỗ trợ: Ngành điện ảnh thường đòi hỏi sự đầu tư lớn vào cả sản
xuất và quảng bá. Việc hỗ trợ tài chính từ nhà nước thông qua các khoản vay,
grant hoặc các chính sách khuyến khích có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của
ngành này.
Vấn đề bản quyền: Quản lý bản quyền và kiểm soát vi phạm bản quyền là một
vấn đề quan trọng trong điện ảnh. Nhà nước có vai trò trong việc thiết lập và
thực thi các quy định bản quyền để bảo vệ quyền lợi của người sáng tạo và sản
xuất phim.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Việc đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm điện ảnh. Nhà nước
có thể thúc đẩy các chương trình đào tạo, học bổng hoặc cơ chế khuyến khích
để phát triển tài năng mới và duy trì những người làm việc trong ngành.
Quốc tế hóa và giao lưu: Hợp tác quốc tế và giao lưu văn hóa qua điện ảnh
cũng được coi là một phần quan trọng để mở rộng thị trường, tạo cơ hội cho các
tác phẩm điện ảnh quốc gia được công nhận và phát sóng rộng rãi hơn.
Công nghệ và xu hướng mới: Việc quản lý để đáp ứng với xu hướng công
nghệ mới như phát sóng trực tuyến, nền tảng streaming cũng như sự thay đổi
trong thị trường tiêu thụ nội dung điện ảnh là một thách thức lớn cho quản lý
nhà nước.
13
2.3 Thực tiễn đòi hỏi một luật mới về điện ảnh ra đời
Phó Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTNTN&NĐ Phạm Tất Thắng cho biết, Luật Điện
ảnh được Quốc hội ban hành năm 2006, sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2009, đã
tạo hành lang pháp lý quan trọng cho hoạt động điện ảnh phát triển, thu được
những kết quả nhất định, góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người
dân. Trong những năm qua, nhiều chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước đã được ban hành mới, sửa đổi, bổ sung. Đặc biệt, Nghị
quyết số 33 về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu
cầu phát triển bền vững đất nước”, trong đó nêu rõ chủ trương phát triển công
nghiệp văn hóa nhằm đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa; khai thác
và phát huy những tiềm năng và giá trị đặc sắc của văn hóa Việt Nam; khuyến
khích xuất khẩu sản phẩm văn hóa, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế
giới. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đặc biệt là công
nghệ thông tin, tác động làm thay đổi từ phương thức sản xuất, phát hành, phổ biến
phim đến nhu cầu, cách tiếp cận, hưởng thụ tác phẩm điện ảnh của người dân.
Thực tế đó đòi hỏi một đạo luật mới về điện ảnh ra đời nhằm Luật hóa chủ trương
của Đảng, phát triển ngành công nghiệp điện ảnh phù hợp, đóng góp vào sự phát
triển kinh tế, xã hội của đất nước, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người
dân và góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Tạ Quang Đông cho biết, mục đích tổng quát của việc
xây dựng Luật Điện ảnh (sửa đổi) nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của
Đảng, Hiến pháp năm 2013 và pháp luật của Nhà nước, xây dựng nền điện ảnh
Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, phù hợp với quy luật của kinh tế thị trường,
đảm bảo tính minh bạch, tính khả thi cao, tương thích với các bộ luật, luật hiện
ảnh và pháp luật quốc tế mà Việt Nam ký kết tham gia.
Về quan điểm xây dựng Luật Điện ảnh (sửa đổi), Thứ trưởng cho biết, thứ nhất,
Luật Điện ảnh (sửa đổi) phải có nội dung phù hợp với quan điểm, đường lối, chính
sách của Đảng về hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo đảm dân chủ, bảo đảm quyền
con người, quyền công dân trong lĩnh vực văn hoá,… thể hiện trong các nghị quyết
của Đảng... Thứ hai, Luật Điện ảnh (sửa đổi) phải thực hiện nghiêm túc, hiệu quả
các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và tham gia, bảo đảm
tính đồng bộ, minh bạch, khả thi, phù hợp giữa các cam kết quốc tế và tình hình
thực tế. Thứ ba, kế thừa các quy định còn phù hợp của Luật Điện ảnh; sửa đổi, bổ
sung các quy định còn bất cập và các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm tạo môi
14
trường pháp lý thuận lợi, tạo cơ sở và khung pháp luật cần thiết cho hoạt động
điện ảnh.

III,Giải pháp giải quyết những vấn đề tồn động quản lý nhà nước về lĩnh
vực điện ảnh
3.1. Các giải pháp :
Nhiệm vụ và giải pháp phát triển điện ảnh đã được đề ra trong Quyết định số
1755/QĐ-TTg “Phê duyệt các chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa
Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Thủ tướng Chính phủ như
sau:
- Rà soát, bổ sung, điều chỉnh các quy định của Luật Điện ảnh và các văn bản pháp
luật liên quan cũng như các hiệp định và điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết
để bảo đảm phù hợp với thực tiễn phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của
Việt Nam;
- Xây dựng Trung tâm chiếu phim hiện đại tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Xây
dựng và hoàn thiện trường quay tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh;
- Tăng dần tỉ trọng phim truyện Việt Nam chiếu tại các rạp; sản xuất phim hoạt
hình gắn với các sản phẩm, dịch vụ đi kèm (truyện tranh, đồ chơi, đồ lưu niệm...).
Xây dựng thương hiệu liên hoan phim quốc tế Hà Nội có uy tín trong khu vực và
Châu Á. Xây dựng và phổ biến các tác phẩm điện ảnh có giá trị nghệ thuật, đồng
thời có tính thương mại cao, tính cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế;
- Tập trung đào tạo những ngành nghề:ĐDạo diễn; Nhà sản xuất; Nhà kinh doanh,
biên kịch, lý luận phê bình, quay phim, thiết kế mỹ thuật (sân khấu), kỹ thuật công
nghệ, diễn viên.
Bồi dưỡng nâng cao tay nghề ngắn hạn trong và ngoài nước, chú trọng đào tạo
chính quy ở trong nước và ở những nước có ngành công nghiệp điện ảnh phát
triển. Khuyến khích các nhà biên kịch, đạo diễn phát huy tối đa tính sáng tạo trong
quá trình xây dựng tác phẩm điện ảnh.
Thực hiện được những nhiệm vụ và giải pháp nói trên, chúng ta sẽ làm cho điện
ảnh nói riêng và nghệ thuật nói chung gắn bó với đời sống tinh thần của nhân dân
và bằng cách đó cũng tạo ra sức mạnh cho bản thân ngành điện ảnh, giúp đạt được
các mục tiêu của văn hóa nghệ thuật là chân - thiện - mỹ.
Ở góc độ quản lý xã hội, chính đời sống đô thị ở Việt Nam nói chung đang đặt
ra nhiều vấn đề mới cho các nhà hoạch định chính sách, quản lý văn hóa đô thị
phải quan tâm. Một trong những vấn đề đó là đáp ứng và nâng cao mức hưởng thụ
15
văn hóa tinh thần của cư dân đô thị, một nhu cầu thiết yếu của đời sống đô thị nhất
là trong giai đoạn hiện nay, khi mà yêu cầu phải phát triển văn hóa đồng bộ với
phát triển kinh tế. Đối với cụm rạp chiếu phim ở các đô thị, mặc dù được trang bị,
đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, chất lượng dịch vụ được nâng cao tốt hơn nhưng giá
vẫn còn cao so với người có thu nhập thấp như công nhân, lao động phổ thông, học
sinh, sinh viên… nên đã phần nào hạn chế số lượng người lao động đến rạp xem
phim.
Cùng với sự trợ giúp nổi bật của công nghệ 4.0 trên các nền tảng trực tuyến, các
tác phẩm điện ảnh được phủ sóng rộng rãi hơn, không phụ thuộc vào thời gian và
khoảng cách, đồng thời cũng thích ứng các quy định về giãn cách xã hội; khán giả
có thể lựa chọn linh hoạt về khung giờ, địa điểm với hàng trăm, hàng nghìn sự lựa
chọn phong phú trong các kho phim có sẵn. Chỉ trong một cú nhấp chuột đã có thể
đưa cả rạp chiếu phim về nhà hay tới bất cứ đâu với chi phí thấp hơn nhiều so với
việc ra rạp.
Không nằm ngoài xu hướng phát triển của công nghiệp điện ảnh toàn cầu, điện
ảnh Việt Nam tích cực xây dựng, phát triển các nền tảng chiếu phim trên không
gian mạng. Chủ động xây dựng, phát triển cộng đồng người xem trên Internet kết
hợp với các nền tảng phát triển điện ảnh, gắn với phát triển công nghiệp văn hoá,
trong đó có công nghiệp điện ảnh.
Việc xây dựng một nền tảng số chính thức của Nhà nước để phát hành và phổ
biến phim trực tuyến sẽ góp phần giáo dục truyền thống lịch sử đấu tranh cách
mạng, giới thiệu văn hóa đất nước, con người Việt Nam thông qua các tác phẩm
điện ảnh có giá trị về nội dung và tư tưởng; lan tỏa rộng rãi tinh thần "Người Việt
yêu phim Việt".
Ngày 18/10/2021, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết
định số 2649/QĐBVHTTDL về việc xây dựng Đề án "Trung tâm phát hành phim
trực tuyến"; trong quá trình hoàn thiện xây dựng, Đề án đổi tên thành "Trung tâm
phát hành và phổ biến phim trực tuyến". Quyết định trên đã kịp thời đáp ứng
những chỉ đạo, định hướng lớn trong Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc tổ chức vào tháng 11/2021; các mục tiêu, nhiệm vụ
và giải pháp của Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 theo Quyết định
số1909/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 12/11/2021.
Đề án có ý nghĩa quan trọng nhằm đưa đến khán giả những tác phẩm điện ảnh
Việt Nam có giá trị nội dung và nghệ thuật bằng công nghệ thông tin, đáp ứng nhu
cầu thưởng thức điện ảnh trên nền tảng trực tuyến ngày càng phổ biến trong thời
16
đại công nghệ 4.0 phát triển. Đề án mang tầm vóc đặc biệt quan trọng trong phát
triển các ngành công nghiệp văn hóa trong giai đoạn chuyển đổi số quốc gia hiện
nay, đáp ứng những tác động tích cực từ Luật Điện ảnh 2022 mới được Quốc hội
ban hành.
Ngành điện ảnh là một lĩnh vực công nghiệp văn hóa vốn đã ứng dụng nhiều giải
pháp công nghệ về âm thanh, hình ảnh trong quá trình sản xuất các sản phẩm điện
ảnh từ lâu. Ngày nay, trong giai đoạn công nghệ số bùng nổ, các công nghệ số
không chỉ hỗ trợ cho quá trình sản xuất âm thanh, hình ảnh mà tham gia vào hầu
hết các khâu của quá trình sản xuất mỗi tác phẩm điện ảnh: từ xây dựng kịch bản,
sản xuất nội dung, hoàn thiện tác phẩm, quảng bá, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm,
phát hành, phân phối, lưu trữ... Các kênh số (truyền hình số, internet...) cũng đang
là một phương thức ngày càng trở nên phổ biến trong cách khán giả thưởng thức
các tác phẩm điện ảnh, bên cạnh phương thức truyền thống là các rạp chiếu phim.
Việc chuyển đổi số trong điện ảnh là cần thiết. Ngoài tác phẩm điện ảnh và các
tư liệu hình ảnh thì còn có các tài liệu (văn bản, hồ sơ) liên quan đến các tác phẩm
điện ảnh, bao gồm các thông tin như lý lịch phim, thời hạn phát hành, phổ biến
phim, tình trạng kỹ thuật, bản quyền sử dụng, nơi lưu trữ, các ràng buộc về pháp
luật có liên quan đến việc hợp tác, sản xuất, mua, bán, trao đổi, quyền sở hữu,
quyền tác giả…vv… cũng cần đồng bộ số hóa.
Như vậy, có thể khẳng định hình thức phát hành, phổ biến phim trực tuyến là một
trong những cơ hội để Điện ảnh Việt Nam thực hiện được những mục tiêu với
nhiều ý nghĩa: Thông qua hoạt động quảng bá những tác phẩm về đề tài lịch sử,
chiến tranh cách mạng, có giá trị nội dung, tư tưởng và nghệ thuật sống mãi với
thời gian, Nhà nước khẳng định vai trò dẫn dắt, định hướng sự phát triển của điện
ảnh trong bối cảnh bùng nổ của các doanh nghiệp điện ảnh tư nhân, thể hiện sự
phát triển và xu thế xã hội hóa mạnh mẽ trong điện ảnh; về lâu dài có thể gia tăng
nguồn tài chính để tái đầu tư sản xuất, phục vụ đời sống tinh thần của người dân
ngày càng được nâng cao.
Bên cạnh đó, công tác phổ biến phim tại các rạp chiếu phim ở nước ta cũng được
trang bị máy chiếu phim kỹ thuật số chuẩn 2K, 4K, âm thanh suround 7.1. Do đó,
chất lượng hình ảnh, âm thanh đạt tính hiệu ứng cao, thu hút đông đảo khán giả
đến rạp. Tuy nhiên, việc đầu tư thiết bị máy chiếu phim kỹ thuật số phù hợp với
công nghệ hiện đại tập trung ở các đơn vị tư nhân và ở các cụm rạp/rạp chiếu phim
tại các thành phố lớn. Đa số các rạp chiếu phim của các đơn vị sự nghiệp điện ảnh
tại các địa phương do nhà nước quản lý cũ nát, xuống cấp trầm trọng, thiết bị kỹ
17
thuật lạc hậu không đáp ứng được với yêu cầu hiện tại trong công tác phổ biến
phim. Hiện chỉ có một số ít các rạp chiếu phim của các đơn vị điện ảnh do nhà
nước quản lý được đầu tư thiết bị máy chiếu phim kỹ thuật số phù hợp với công
nghệ hiện đại.
Cũng như các quốc gia khác trong khu vực và quốc tế, ứng dụng công nghệ và
chuyển đổi số là một xu hướng tất yếu cho Việt Nam, các quá trình triển khai hoạt
động sản xuất phim mới được ứng dụng công nghệ 4.0, đồng thời áp dụng số hoá
với việc phát hành và phổ biến hiện nay, và sẽ là sự thúc đẩy trong xây dựng công
nghệ và kiến trúc rạp chiếu.
Để lĩnh vực điện ảnh số Việt Nam là trọng tâm của công nghiệp văn hoá và Việt
Nam trở thành điểm đến sáng tạo trong khu vực, cần thực hiện các giải pháp cơ
bản như sau:
Một là, Cần có các chính sách hỗ trợ và khuyến khích từ Chính phủ để triển khai
chuyển đổi số lĩnh vực điện ảnh, thương mại hoá điện ảnh số.
Hai là, Cần thực hiện đổi mới sáng tạo từ doanh nghiệp công nghệ số để gia nhập
và phát triển hệ sinh thái điện ảnh số.
Ba là, Khuyến khích tinh thần sáng tạo từ mỗi người trong việc thụ hưởng, khai
thác và phát triển sản phẩm của điện ảnh số.
Bốn là, bố trí kinh phí đầu tư mới, xây dựng, ban hành kế hoạch nâng cấp hoàn
thiện cơ sở hạ tầng, nền tảng, ứng dụng số, khai thác vận hành hệ thống cơ sở dữ
liệu thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ thông qua việc nâng cấp các phương tiện
thiết bị kỹ thuật (phần cứng, phần mềm) một cách đồng bộ trong các khâu, đáp ứng
được việc sử dụng trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật trong việc kiểm soát thông
minh hỗ trợ một cách có hiệu quả tạo ra phương thức mới trong công tác quản lý
nhà nước về phát hành, phổ biến phim.

CHƯƠNG 3
KẾT LUẬN
Điện ảnh Việt Nam nằm vững khai thác tiềm năng, lợi thế của chuyển đổi số để
thay đổi tư duy, hành động để tìm ra cách thức riêng chinh phục thị hiếu người
xem, làm cho điện ảnh đến gần hơn với công chúng, tác động tích cực vào công
chúng và chiếm được thị phần lớn hơn, tạo nguồn lực từng bước xây dựng nền điện
ảnh Việt Nam hiện đại, nhân văn, mang bản sắc dân tộc… Trong hành trình phát
triển hệ sinh thái điện ảnh số, doanh nghiệp công nghệ số đóng vai trò chủ đạo
trong hành trình đưa Việt Nam trở thành quốc gia sáng tạo, chính phủ tạo bệ đỡ và
18
chất xúc tác, còn giáo dục là nền tảng để tạo ra những con người có trí tuệ và khả
năng để phát triển lĩnh vực điện ảnh số, phát triển kinh tế số trong lĩnh vực điện
ảnh và là yếu tố quan trọng đưa công nghiệp văn hoá thành một ngành công nghiệp
mũi nhọn của Việt Nam.
Hiện nay, xu hướng vận động của điện ảnh đã chịu sự tác động của xu hướng toàn
cầu hóa, biến các thị trường điện ảnh quốc gia trở thành một bộ phận không thể
tách rời của thị trường điện ảnh quốc tế, đòi hỏi nền điện ảnh các nước, kể cả các
nước có ngành công nghiệp điện ảnh phát triển phải chủ động hội nhập toàn diện,
phải tạo vị thế trên thị trường điện ảnh thế giới bằng bản sắc riêng của mình.
Điện ảnh thế giới đang bước vào kỷ nguyên của cuộc Cách mạng công nghiệp lần
thứ tư (CMCN 4.0) với sự phát triển như vũ bão các xu hướng công nghệ: Đường
truyền tốc độ cao, kết nối vạn vật, trí tuệ nhân tạo và truyền dẫn trực tiếp trên
mạng, điện toán đám mây, công nghệ không dây, có dây, công nghệ cao cùng với
truyền hình cáp, cáp quang vệ tinh, điện thoại di động 3G, 4G, 5G, thiết bị thu hình
có khả năng trình chiếu kỹ thuật cao ... ngày càng tác động mạnh mẽ đến việc khán
giả ra rạp xem phim, có thể nói công nghiệp điện ảnh thế giới đã chuyển đổi hoàn
toàn sang công nghệ số.
Về sản xuất phim: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi xu hướng, quy
trình sản xuất phim từ việc sắp xếp các hình ảnh đã lựa chọn trong một thiết bị
sang việc sắp xếp các hình mẫu đã được số hóa của chủ thể trên cơ sở kịch bản đã
được số hóa. Đó là sự tương tác lẫn nhau giữa chủ thể với chủ thể và với người
xem, được kết nối bằng ý tưởng nghệ thuật, ý tưởng sáng tạo của tác giả. Việc áp
dụng hình mẫu số hóa còn được áp dụng trong phục trang, trong đạo cụ, trong kỹ
xảo, trong tạo dựng hiệu ứng khói lửa, âm thanh... thậm chí cả trong tạo dựng bối
cảnh. Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ mới cho phép đạo diễn thực hiện các
cảnh quay rộng, hoành tráng mà không cần phải ra hiện trường. CMCN 4.0 còn
làm thay đổi cả thiết bị quay phim. Người ta có thể sử dụng máy quay phim đa
chức năng để có thể chuyển những cảnh quay với sự tham gia của diễn viên thật,
cảnh quay thật sang những cảnh quay số hóa.
Về phát hành, phổ biến phim: CMCN 4.0 tạo nên thay đổi trong cách thức phát
hành và phổ biến phim. Sự phong phú của các phương tiện truyền tải thông tin hiện
đại đối với sản phẩm nghe nhìn đưa đến sự cần thiết phải thích ứng của các phương
tiện truyền tải nội dung của sản phẩm. Vì vậy, rạp chiếu phim không những phải
thay đổi về công nghệ mà còn phải thay đổi về kiến trúc cho phù hợp.
19
Việc phát hành, phổ biến phim cũng áp dụng công nghệ thông tin hiện đại như việc
phát trực tiếp phim từ nhà sản xuất đến cơ sở chiếu phim thông qua đường truyền
tốc độ cao, vệ tinh. Nhu cầu và cách thức tiếp cận, thưởng thức tác phẩm điện ảnh
của khán giả thay đổi theo ba xu hướng sau: Khán giả được tự do lựa chọn nội
dung giải trí theo nhu cầu thưởng thức cá nhân, không bị gò bó trong danh sách các
nội dung đã được định sẵn; (ii) Thời gian, địa điểm tiếp cận, thưởng thức nội dung
giải trí không còn bị giới hạn, vì nội dung giải trí được phát hành vượt qua biên
giới của mỗi quốc gia và trên mọi phương tiện truyền thông; (iii) Chi phí của khán
giả để tiếp cận, thưởng thức nội dung giải trí cũng thay đổi đáng kể. Ngoại trừ việc
đến rạp xem phim, nhiều chương trình nội dung giải trí có thể được tải miễn phí về
các phương tiện cá nhân của khán giả, các nhà phân phối sẽ thu lại lợi nhuận từ
quảng cáo sản phẩm hoặc thu nhận thông tin từ người tiêu dùng. Sự phát triển của
khoa học kỹ thuật nói chung và công nghệ điện ảnh nói riêng đã tác động đến cấu
trúc ngành công nghiệp điện ảnh, làm thay đổi các khái niệm truyền thống về sản
xuất, phát hành, phổ biến phim. Do vậy, cần thay đổi cách nhận thức và quản lý
trong lĩnh vực điện ảnh. Em mong rằng qua bài tiểu luận trên cùng với sự tìm hiểu
của bản thân dã làm rõ được phần nào về thực trạng và giải pháp còn tồn đọng
trong quản lý nhà nước về văn hóa lĩnh vực điện ảnh.
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://viettimes.vn/nen-dien-anh-viet-nam-phai-lam-gi-trong-thoi-dai-cntt-
154792.html.
2. https://vnexpress.net/cuc-dien-anh-muon-kiem-soat-phim-phat-hanh-tren-
internet-3969899.html.
3. https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/nhieu-co-hoi-va-thach-thuc-voi-dien-
anh-trong-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-4-1491857720.
4. https://www.cucdienanh.vn/hoi-thao-khoa-hoc-quan-ly-phat-hanh-pho-bien-
phim-tai-viet-nam-thuc-trang-va-giai-phap_n440.html.

21
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 :MỞ ĐẦU
I/Phần Mở đầu
1.Lý do chọn đề tài :....................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài : ...........................................2
3, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :.........................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu :.......................................................................3
II. Phần nội dung :
Chương 1 : Cơ sở lý luận của quản lí nhà nước về lĩnh vực điện ảnh và
tổng quan về cục điện ảnh :
1.Khái niệm chung
1.1 Khái niệm về quản lí nhà nước :.........................................................3
1.2 Các nguyên tắc trong quản lý nhà nước :...........................................4
1.3 . Quản lý nhà nước có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, cụ thể là
.............................................................................................................................5
1.4. Đối với lĩnh vực điện ảnh nói riêng :....................................................5
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
II. Thực trạng quản lý nhà nước về văn hóa lĩnh vực điện ảnh
2.1 Nội dung về quản lý nhà nước lĩnh vực điện ảnh :...............................9
2.2.Thực trạng chung hiện nay về lĩnh vực điện ảnh :................................10
2.3 Thực tiễn đòi hỏi một luật mới về điện ảnh ra đời :..............................14
III,Giải pháp giải quyết những vấn đề tồn động quản lý nhà nước về lĩnh vực
điện ảnh
3.1. Các giải pháp : ........................................................................................15
CHƯƠNG 3
KẾT LUẬN...................................................................................................... 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO :............................................................................21

You might also like