You are on page 1of 12

1.

Câu 1:
a) Trong một ngành, chi phí trung bình cho một đơn vị hàng hoá là C = 90 phrăng,
V=10 phrăng và m’ = 200%. Giả định trong ngành ấy có một doanh nghiệp sản xuất
được 1000 đơn vị hàng hóa trong một năm. Sau khi áp dụng kỹ thuật mới, năng suất
lao động sống của doanh nghiệp tăng lên 2 lần và số lượng sản phẩm cũng tăng lên
tương ứng. Hỏi tỷ suất giá trị thặng dư của doanh nghiệp thay đổi như thế nào so với tỷ
suất giá trị thặng dư trung bình của ngành. Doanh nghiệp đã thu được bao nhiêu giá trị
thặng dư và giá trị thặng dư siêu ngạch?
b) Tư bản đầu tư là 1.000.000 USD, C/V = 4/1, tiền công danh nghĩa 100 USD/người/
tháng. Nhờ thường xuyên tích lũy, quy mô đầu tư tăng lên 1.800.000 USD với C/V = 9/1.
Hỏi nhu cầu lao động thay đổi như thế nào, nếu tiền lương của mỗi công nhân không
thay đổi.
Giải.
a)
C=90, v=10, m’=200% => m’=(m/v)x100% => m=2v=20
- B1: GTXH: c + v + m = 90 + 10 + 20 = 120.
năng suất lao động của doanh nghiệp tăng lên 2 lần => v (gtri sức ldong) giảm 2 lần => v
= 10/2= 5 => m=2v= 2x5= 10
- B2: Gía trị cá biệt: c + v + m = 90 + 5 + 10 = 105.
- B3: Bán theo GTXH: m= 10 + 15 = 25 ( 120  105 lợi 15)
- B4: Doanh nghiệp: m’ = (m/v)x 100%= (25/5)x100%=500%
- M’ trung bình của ngành ban đầu =200%  sau khi áp dụng kỹ thuật mới: m’= 500%
 tăng 300%
- B5: GTTD doanh nghiệp: M( siêu ngạch)= 15x1000=15000 phrang.
Vậy m = 25 , m(siêu ngạch)= 15000 phrang.
b)
K= c+v=1.000.000 USD, c/v = 4/1
 Giải hệ ptrinh: c=800.000 USD, v=200.000 USD.
Số công nhân = tiền lương/ Tiền công danh nghĩa
=200.000/100=2.000 công nhân.
K tăng lên = c+v= 1.800.000 USD mà c/v= 9/1
 Giải hệ ptrinh: c= 1.620.000 USD , v= 180.000 USD.
Nếu tiền lương giữ nguyên thì số lượng công nhân là:
tiền lương/ Tiền công danh nghĩa = 180.000/100= 1800 công nhân.
 Nhu cầu ldong giảm 200 công nhân so với ban đầu.
Câu 2:
a) Giả định nền kinh tế có 3 ngành: Cơ khí có K = 2000, C/V = 9/1, m= 100%. Dệt có K
= 2000, C/V = 4/1, m’= 100%. Da có K = 1000, C/V = 7/3, m = 100%. Lại giả định toàn
bộ C1 chuyển hết vào giá trị sản phẩm mới trong một năm và tạm gác yếu tố ngoại
thương. Tính tỷ suất lợi nhuận các ngành? Để tổng cung và tổng cầu cân bằng thì giá cả
trong ngành cơ khí phải vượt giá trị là bao nhiêu % thì sẽ chấm dứt được việc di
chuyển vốn từ ngành cơ khí sang ngành khác.
b) Trong 8 giờ sản xuất được 8 sản phẩm có tổng giá trị là 80 USD. Hỏi giá trị tổng sản
phẩm làm ra trong ngày và giá trị của 1 sản phẩm là bao nhiêu, nếu: Năng suất lao
động tăng lên 2 lần và Cường độ lao động tăng lên 1,5 lần.
Giải.
a/
 Tính c,v,m của từng ngành để tính tỷ suất lợi nhuận và kết quả tương ứng là 10%,20%,30%.
- Cơ khí: k = c+ v = 2000 mà c/v=9/1 => c= 1800; v = 200
M’ = 100% => m= v = 200
P’ = m/(c+v) x 100% = 200/(1800+200) x100% = 10%
- Dệt và Da tương tự:
 Tính tổng c,v,m của 3 ngành để tính tỷ suất lợi nhuận bình quân (bằng 18%).
C (tổng) = c(ck) + c(dệt) + c(da) = 1800 + 1600 + 700 = 4100
V (tổng) = v (ck) + v (d) + v (d) = 200 + 400 + 300 = 900 M (tổng) = m (ck) + m (d) + m (d) = 200
+ 400 + 300 = 900
=> p’ = M / (C+V) . 100% = 900/5000 .100% = 18%
- Giá trị ngành cơ khí là c+v+m = k + m = 2200
-Ngành cơ khí bán theo giá cả sản xuất: Gcsx=K+P(tb)=2000+(2.000x18%)=2.360. (vốn + tỷ suất
lợi nhuận bình quân)
- Chấm dứt được việc di chuyển vốn từ ngành cơ khí sang ngành khác thì cho phép giá cả vượt giá
trị là : 2360-2200=160 gtr.
Nghĩa là giá cả ngành cơ khí phải vượt là so với giá trị (2.200) là 7,27% (dùng quy tắc tam suất
Vượt 2200 giá trị  Tỷ lệ 100%
Vượt 160 giá trị  ?
Tỷ lệ = 100x160/2200= 7,27%.
b/ - Theo đề, ta có:
8h  8sp: 80 USD => 1h  1sp: 10USD
 Nếu năng suất lao động tăng 2 lần => 1h làm đc 2sp => 8h làm đc 16 sp
- Năng suất lao động tỉ lệ nghịch với gtri sản phẩm.
 Gtrị 1sp giảm 2 lần: 5 USD
- Gía trị tổng sản phẩm không đổi; 5 USD x 16sp = 80 USD
 Nếu cường độ lao động tăng lên 1,5 lần:
 Thời gian sxuat tăng: 8 x 1,5 = 12h
- Khi tăng CĐLĐ giá trị 1 sp không đổi: 8h 8sp, 12h 12sp
 Gía trị 1sp không đổi: 10USD
- Gía trị tổng sản phẩm : 10 USD x 12sp = 120USD.

 Khi năng suất lao động tăng 2 lần: Gía trị tổng sản phẩm trong ngày sẽ không thay đổi; giá trị
một sản phẩm sẽ giảm từ 10 xuống 5 đô-la.
 Khi Cường độ lao động tăng lên 1,5 lần: Gía trị tổng sản phẩm trong ngày tăng lên là 120 đô-la;
giá trị một sản phẩm không đổi 10 đô-la.

2. Câu 3:
a) Tổng tư bản đầu tư là 10.000.000 JPY, C/V = 4/1, tỷ suất giá trị thặng dư là 100%,
tích lũy là 1/2 . Giả định rằng toàn bộ giá trị tư liệu sản xuất chuyển hết vào giá trị sản
phẩm trong vòng một năm, hỏi sau năm năm tích tụ tổng tư bản tăng lên bao nhiêu
JPY ?
b) Tổng số vốn đầu tư vào công nghiệp và thương nghiệp là 1600 đơn vị, tỉ suất lợi
nhuận bình quân là 15%, lợi nhuận công nghiệp là 216 đơn vị. Các nhà tư bản thương
nghiệp cần phải mua và bán sản phẩm theo giá là bao nhiêu để họ và nhà sản xuất có
thể thu được lợi nhuận bình quân ?
Giải.
a) Theo đề, ta có:
K1 = C+ V = 10.000.000 , C/V = 4/1
 Giải hệ ptrinh: C= 8.000.000, V= 2.000.000
Mà m’= 100% => m=v= 2.000.000
Tích lũy (tích lũy từ gtri thặng dư) = ½ 2.000.000 = 1.000.000
K2= C+V= 10.000.000 + 1.000.000 = 11.000.000 mà C/V=4/1
 C= 8.800.000, v =m = 2.200.000, Tích lũy = 1.100.000
K3= 11.000.000 + 1.100.000 = 12.100.000 , C/V=4/1
 C= 9.680.000 , V= m= 2.420.000, Tích lũy = 1.210.000
K4= 12.100.000 + 1.210.000 = 13.310.000 , C/V =4/1
 C= 10.648.000 , V=2.662.000 , Tích lũy = 1.331.000
K5 = 13.310.000 + 1.331.000 = 14.641.000 , C/V = 4/1
 C = 11.712.800 , V= 2.928.200 , Tích lũy = 1.464.100
Công thức: Tích lũy = 10% vốn năm đó.
b)
P’ tb = ( Tổng p / Tổng K ) x 100%
Theo đề, ta có: K = Ktn + Kcn = 1600đv, p’(b/quân) = 15%, Pcn=216đv
 15%= (216/ Kcn) x 100% => Kcn = 1440đv => Ktn= 160đv
 15% = (Ptn/160) x 100% => Ptn=24đv
 Gía mua TBTN= Kcn + Pcn = 1440 +216 = 1656
 Gía bán TBTN= Gía mua + Ktn + Ptn = 1656 + 160 + 24 = 1840đv

3. Câu 4:
a) Giá trị nhà xưởng 0,3 triệu yên và thời gian sử dụng trung bình là 15 năm; máy móc
thiết bị 0,8 triệu yên và thời gian sử dụng trong bình là 10 năm. Chi phí nguyên, nhiên,
vật liệu 0,1 triệu yên, chi phí tiền công 50.000 yên. Mỗi tháng mua nguyên, nhiên, vật
liệu 1 lần và thanh toán tiền công 2 lần. Hãy tính thời gian chu chuyển của tư bản lưu
động; thời gian và tốc độ chu chuyển trung bình của toàn bộ tư bản.
b) Tổng số vốn đầu tư là K= 1000, cấu tạo hữu cơ là 4/1, C1 = 1/2 C, nhà đầu tư dự tính
tốc độ chu chuyển 1 vòng / năm thì khấu hao trong 10 năm sẽ hết. Nếu một năm chu
chuyển 1 vòng và tỷ suất lợi nhuận là 25% thì lợi nhuận thu được là bao nhiêu, giá bán
lỗ hàng trên là bao nhiêu? Nếu một năm chu chuyển 2 vòng và tổng lợi nhuận thu được
là 400 thì tỷ suất lợi nhuận là bao nhiêu ?
Giải.
a) Giá trị nhà xưởng 0,3 triệu yên = 300.000 yên và thời gian sử dụng trung bình là 15
năm
 ©1a= 20.000
Máy móc thiết bị 0,8 triệu yên = 800.000 và thời gian sử dụng trong bình là 10 năm.
 ©1b = 80.000
Chi phí nguyên, nhiên, vật liệu 0,1 triệu yên => C2 = 100.000 yên/ tháng
Mỗi tháng mua nguyên, nhiên, vật liệu 1 lần
 ©2 = 12x100.000= 1.200.000 yên/ năm.
Chi phí tiền công 50.000 yên, thanh toán tiền công 2 lần/ tháng
 V tb = 50.000 x 2 x 12= 1.200.000
Thời gian chu chuyển của tư bản lưu động:
T= (C2+V) / (C2+V) = (1.200.000 + 1.200.000) / (100.000 + 50.000) =16 (vòng/năm).
N=CH/ch  16 = 12/ch  ch= 0,75 tháng
 Thời gian chu chuyển của tư bản lưu động là 0,75 tháng.
Tốc độ chu chuyển trung bình của toàn bộ tư bản:
T= ( C1 + C2 + V) / (C1+C2+V) =
(20.000+80.000+1.200.000+1.200.000)/(300.000+800.000+100.000+50.000)
=2.500.000/1.250.000 = 2 (vòng/ năm)
Thời gian chu chuyển trung bình của toàn bộ tư bản:
N = Ch/ch  2 = 12/ch => ch = 6 tháng
 Thời gian chu chuyển trung bình của toàn bộ tư bản là 6 tháng.

b) K=1000, C/V= 4/1 => C = 800, v=200


C= C1 + C2 = 800 mà C1= 1/2C => C1= C2= 400
C1 : nếu 1 vòng/ năm thì khấu hao trong 10 năm
- Nếu một năm chu chuyển 1 vòng:
 Tốc độ chu chuyển trung bình: C1tb/năm = 400:10 =40; C2 =400, v=200
P’ = m/ (Ctb +v ) x 100%
Có: P’=25% => 25% = m/ (40+ 400+200) x100% => m = p = 160
Gía bán = C + v + m = 40 + 400 + 200 + 160 = 800
- Nếu một năm chu chuyển 2 vòng:
 Tốc độ chu chuyển C1 = 2x40 = 80, C2= 400x2=800, v=2x200=400
Có tổng lợi nhuận : p =m = 400 => P’= 400/(800+80+200)x100%
= 31,25%
4. Câu 5:
a) Một doanh nghiệp sử dụng 400 công nhân. Giai đoạn đầu ngày làm việc là 10 giờ.
Trong thời gian đó mỗi công nhân đã tạo ra lượng giá trị mỗi là 30 USD và m’ = 200%.
Hỏi khối lượng (M) và tỷ suất giá trị thặng dư thay đổi như thế nào nếu ngày lao động
giảm 1 giờ, cường độ lao động tăng 50%, tiền lương vẫn giữ nguyên? Doanh nghiệp đã
sử dụng phương pháp sản xuất giá trị thặng dư nào?
b) Để sx ra 1.500 sản phẩm, người ta dự tính đầu tư 8000USD, trong đó TB khá biến là
6500USD, m’ =200%. Nhờ tiết kiệm nguyên vật liệu trong quá trình sx nên giảm được
300USD, TB khả biến và m' không đỗi. Hỏi giá trị của một đơn vị hàng hóa sẽ thay đối
như thế nào so với dự kiến ban đầu.
Giải.
a) Theo đề, ta có:
 10h:
Lượng giá trị mới: v+ m = 30 ; m’ = 200% => m=2v
 Hệ ptrinh: m =20 , v=10
M= m’ x V = 200% x 400 x 10 = 8000
Ngày ldong giảm 1h: 10h – 1h = 9h, cđld tăng 50% => thời gian ldong tăng 50% 
9h + 50%x9h = 13,5h
 13,5h:
V+m: 10h  30 còn 13,5h  (v+m) =?
 V+ m = 40,5 , v giữ nguyên  m = 30,5 , v= 10
 m’ = 30,5/10 x 100% = 305%
 M = 305% x 400 x 10 = 12.200
b) * Theo dự kiến:
v = 6500USD ; m’ = 200% => m= 2v = 13000
c+v = 8000USD => c=15000 USD
=> Giá trị của 1500 đơn vị hàng hóa = c + v + m = 8000 + 13000 = 21000
=> Giá trị 1 đơn vị hàng hóa = 21000/1500 = 400 USD
* Nhờ tiết kiệm nguyên vật liệu: m’ , v giữ nguyên
Giá trị của 1500 đơn vị hàng hóa = c+v+m = (1500c -300c) + 6500 + 13000 = 20700
USD
=> Giá trị 1 đơn vị hàng hóa= 20700/ 1500 = 13,8 USD
Như vậy, giá trị của 1 đơn vị hàng hóa (sau khi đã tiết kiệm nguyên vật liệu) giảm đi
so với giá trị của 1 đơn vị hàng hóa (theo dự kiến trước đó) và giảm đi 0,2% so với
dự kiến ban đầu.

5. Câu 6: a) Tính số vòng chu chuyển của vốn, tỷ suất giá trị thặng dư và tỷ suất lợi nhuận
của doanh nghiệp với số liệu sau đây: giá trị nhà xưởng (thời gian sử dụng là 25 năm):
1.500.000 USD; giá trị máy móc thiết bị (sử dụng 10 năm): 100.000USD; giá trị xe vận
tải (sau 10 năm thì khấu hao hết): 150.000USD; vốn mua nguyên vật liệu (quay 4 vòng
trong năm): 400.000USD; vốn đảm bảo năng lượng, nhiên liệu (4 vòng năm):
50.000USD; vốn tư liệu lao động không thuộc tài sản cố định (vật mau hỏng rẻ tiến)
chuyển vừa hết giá trị vào sản phẩm trong năm: 20.000USD. Tiền trả lương cho công
nhân (4 vòng/năm): 250.000USD. Trong điều kiện giá cả khớp với giá trị, lượng giá trị
mới tạo ra trong năm: 1.250.000USD.
b) Tổng tư bản đầu tư là 50 triệu JPY, cấu tạo hữu cơ 9/1, mỗi năm tích lũy 2,25 triệu
JPY đạt tỷ suất tích lũy 15%. Tìm tỷ suất giá trị thặng dư?
Giải.
a) Theo đề, ta có:
TBCĐ: 1.500.000+100.000+150.000=1.750.000
(khấu hao trong bao nhiêu năm) TBCĐ tb :
C1= (1.500.000+100.000+150.000)/ (25+10+10)
= 350.000/9
(vòng/năm) TBLĐ:
C2= 400.000x4 + 50.000x4 +20.000 =1.820.000
V tb = 250.000x4= 1.000.000
V+m = 1.250.000 => m= 250.000
C1 + C2 + V
= (1.500.000+100.000+150.000) + (400.000+50.000+20.000)+250.000
= 2.470.000
- Tính số vòng chu chuyển của vốn:
T = (350.000/9 + 1.820.000 + 1.000.000)/ 2.470.000= 1,16 (vòng/năm)
- tỷ suất giá trị thặng dư:
m’ = 250.000/1.000.000 x 100%= 25%
- tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp:
p’= 250.000/ 2.470.000 x100% = 10,12%

b) TSTL = TL/m x100%  15% = 2.250.000/m x 100% => m= 15tr


Tổng tư bản đầu tư: K= 50tr , C/V= 9/1 => C= 45tr, v=5tr
tỷ suất giá trị thặng dư: m’= 15.000.000/ 5.000.000 x 100% = 300%
6. Câu 7:
Để sản xuất hàng hóa, tư bản công nghiệp đã chỉ mua như sau: máy móc thiết bị là
10.000USD; nguyên vật liệu là 1.000USD; sức lao động là 6.000USD; tỷ suất giá trị
thặng dư m’ = 100%.
a) Hãy xác định giá trị bằng tiền của hàng hóa;
b) Nếu giả định giá cả phù hợp với giá trị, hãy tính số tư bản thương nghiệp cần đầu tư
nếu tỷ suất lợi nhuận chung giảm 5%;
c) Hãy tính giá bán của thương nghiệp trong các trường hợp: tốc độ chu chuyển trung
bình 1 vòng 1 năm và 2 vòng/1 năm.
Giải.
7. Câu 8:
a) Toàn bộ tư bản ứng trước là 6.000.000 USD, trong đó giá trị nguyên
vật liệu là 1.200.000 USD; nhiên liệu, điện, nước là 200.000USD, tiền lương là 600.000
USD. Giá trị máy móc và thiết bị sản xuất gấp 3 giá trị nhà xưởng. Thời gian hao mòn
hoàn toàn của máy móc là 10 năm và của nhà xưởng là 25 năm. Hãy tính tổng số tiền
khấu hao sau 8 năm.
b) Có 200 công nhân làm việc trong một nhà máy. Cứ một giờ lao động,
một công nhân tạo ra lượng giá trị mới là 5 đô – la, m’ = 300% và tiễn
công tính theo thời gian là 10 đô-la/ người/ ngày. Hãy xác định độ dài
chung của ngày lao động. Nếu giá trị sức lao động không đổi và trình độ
sản xuất giá trị thặng dư tăng lên 1/3 thì khối lượng giá trị thặng dư tăng
lên trong một ngày là bao nhiêu ?
Giải.
a) Theo đề, ta có:
K= 6.000.000 USD, C2 =1.200.000 + 200.000 = 1.400.000 USD, v=600.000 USD, C1a
= 3xC1b (C1a: máy móc thiết bị, C1b:nhà xưởng)
 C1 = K-C2 – V = 4.000.000
 Giải Hệ Pt: C1b= 1.000.000 USD ; C1a= 3.000.000 USD
Thời gian hao mòn hoàn toàn của máy móc là 10 năm
 ©1a= 3.000.000/10 = 300.000 USD
Thời gian hao mòn hoàn toàn của nhà xưởng là 25 năm
 ©1b = 1.000.000/25 = 40.000 USD
- Tổng số tiền khấu hao sau 8 năm:
Máy móc, thiết bị : C1a (8 năm) = 300.000x8 = 2.400.000 USD
Nhà xưởng: C1b (8 năm) = 40.000x8= 320.000 USD

b) Gía trị thặng dư 1 công nhân tạo ra trong 1 ngày:


300% = m/10 x 100%  m=30USD
Thời gian ldong tất yếu (thời gian công nhân ldong cho tư bản):30/5=6h
Thời gian ldong thặng dư (thời gian công nhân ldong cho mình): 10/5=2h
 Độ dài chung ngày lao động : 6h + 2h = 8h
Khi GTTD tăng lên 1/3 => tăng thêm 10USD => gttd sau= 40 USD
Như vậy, 1 Công nhân bị TB chiếm thêm 10USD
 200 Công nhân bị TB chiếm thêm 10x200=2.000 USD.
8. Câu 9:
a) Nếu tiền lương danh nghĩa của công nhân tăng lên 2,5 lần, giá cả
vật phẩm tiêu dùng tăng 70%, còn giá trị sức lao động do cường độ
lao động tăng và ảnh hưởng của các yếu tố lịch sử, tinh thần đã tăng 45%. Hãy tính tiền
lương thực tế thật sự thay đổi như thế nào?
b) Năm 1980, tiền lương trung bình của 1 công nhận là 2.238 đô
lá năm, còn giá trị thặng dư do 1 công nhân tạo ra là 3.134 đô la.
Đến năm 2010, những chi tiêu trên tăng lên tương ứng là 2.520 đô
la và 7.138 đô la.
Hãy xác định trong những năm đó thời gian của người công nhận
lao động cho mình và cho nhà tư bản thay đổi như thế nào, nếu
ngày làm việc 8 giờ?
Giải.
a) Gỉa sử, tiền lương danh nghĩa ban đầu của công nhân là 100
 Sau đó, tăng lên 2,5 lần, tức là 250
Giá cả vật phẩm tiêu dùng tăng 70%
 tiền lương thực tế: 250/ 170%= 147%
giá trị sức lao động do cường độ lao động tăng và ảnh hưởng của các yếu tố lịch sử, tinh
thần đã tăng 45%
 Tiền lương thực tế: 147%/145% x 100% = 101%
b) Năm 1980, tỷ lệ m/v= 3.134/2.238 = 1,4
 Tgian ldong thang du/tgian ldong tất yếu = 1,4
Ta có: m=1,4v và m+v =8  m= 4,67 ; v=3,33
Đến năm 2010, những chi tiêu trên tăng lên tương ứng là 2.520 đô la và 7.138 đô la 
m/v= 7.138/2.520 = 2,8
Ta có: m= 2,8v và m+v = 8  m=5,9 ; v=2,1
 thời gian của người công nhận lao động cho mình: TGLĐ cần thiết giảm từ 3,33
xuống 2,1h
 thời gian của người công nhận lao động cho tư bản : TGLD thặng dư tăng từ
4,67 lên 5,9h

9. Câu 10:
a) Tổng giá cả hàng hoá đem ra lưu thông là 160 tỷ đồng. Trong đó
tổng số giá cả hàng hoá bán chịu là 20 tỷ đồng, tổng số tiền thanh
toán đã đến kỳ hạn là 50 tỷ, tổng số tiền khấu trừ cho nhau là 30 tỷ,
số lần luân chuyền trung bình trong năm của đơn vị tiền tệ là 20 vòng. Số tiền trong lưu
thông là 14 ngàn tỷ. Có thể xoá bỏ được hoàn toàn lạm phát hay không, nếu nhà nước
phát hành tiền giấy mới và đổi tiền giấy mới thay tiền giấy cũ theo tỷ lệ 1/1000 ?
b) Để sx ra 1.500 sản phẩm, cần đầu tư 70.000usd, trong đó TB khả
biến là 30.000usd, m’=200%. Nhờ tiết kiệm nguyên vật liệu trong
quá trình sx nên tổng chi phí đầu tư chỉ còn 66.500usd. Hỏi giá trị
của một đơn vị sản phẩm giảm được bao nhiêu phần trăm so với dự
kiến ban đầu.
Giải
a) Khi tiền thực hiện chức năng thanh toán thì số lượng tiền cần thiết cho lưu thông:
T = (G – (Gc + Tk) + Tt) / N = (160 + (20+50) + 30) / 20 = 6 tỷ.
Nếu đổi tiền theo tỷ lệ 1:1000 thì số tiền thực tế trong lưu thông
= 14000 / 1000 = 14 tỷ.
Như vậy, số tiền trong lưu thông nhiều hơn số tiền cần thiết, số lượng tiền dư ra
khoảng 14 – 6 = 8 tỷ
 Không thể xóa bỏ lạm phát vì sau khi nhà nước phát hành tiền giấy mới và đổi tiền
giấy mới thay tiền giấy cũ theo tỷ lệ 1/1000 thì Mt > Mc.

b) Ban đầu:
Vốn: K = 70.000 USD, V= 30.000 USD  C = 40.000 USD
Mà m’ = 200% => m= 60.000 USD
Gía trị tổng spham: G = v+ c + m = 30.000 + 40.000 + 60.000
= 130.000 USD.
 Gía trị 1 đvi spham là ; 130.000 / 1.500 = 86,67 USD
Công thức : tổng gtri spham / tổng spham
Sau đó: Vốn còn K= 66.500 USD, v= 30.000 USD C=36.500USD
Gía trị tổng spham: G = v + c + m = 30.000 + 36.500 + 60.000
=126.500 USD
 Gía trị 1 đvi spham: 126.500 / 1.500 = 84,3 USD
 Giảm: (86,67 – 84,3) / 86,67 x 100% = 2,73 %
Công thức : lấy gtrị đầu – gtri sau) / gtri đầu x 100 %

10. Câu 11:


a) Giả định rằng, nền kinh tế sản xuất 4 nhóm hàng: nhóm I có khối lượng
hàng hóa đưa vào lưu thông 10 triệu đơn vị, giá cả trung bình là 20 USD I
sản phẩm hàng hóa; nhóm II có khối lượng hàng hóa đưa vào lưu thông là 20 triệu đơn
vị, giá cả trung bình là 40 USD/1 sản phẩm hàng hóa; nhóm III có khối lượng hàng hóa
đưa vào lưu thông là 20 triệu đơn vị, giá cả trung bình là 50 USD/1 sản phẩm hàng hóa;
nhóm IV có khối lượng hàng hóa đưa vào lưu thông là 20 triệu đơn vị, giá cả trung bình
là 20 USD 1 sản phẩm hàng hóa. Số vòng lưu thông của tiên tệ trong năm là 10 vòng. Số
tiên hiện có trong lưu thông là 24.000 triệu. Chính phủ có thể đổi tiền với tỷ lệ bao
nhiêu để khắc phục tình trạng lạm phát ?
b) Tổng tư bản đầu tư là 900.000 DEM, trong đó chỉ dùng cho tư liệu sản
xuất là 780. 000 DEM. Số lượng công nhân được tuyển dụng vào sản xuất là 400 người.
Hãy xác định khối lượng giá trị mới do một công nhân tạo ra, biết rằng tỷ suất giá trị
thặng dư là 200%.
Giải.
a) Công thức: Khi tiền thực hiện chức năng là lưu thông hàng hóa
M=(PxQ)/V
M: số tiền cần thiết trong lưu thông.
P: mức giá cả
Q: khối lg hàng hóa đem lưu thông
V: số vòng lưu chuyển TB của 1 đv hàng hóa.
 M= ( (P1 x Q1) + (P2 x Q2) + ( P3 x Q3) + (P4 x Q4) ) / V
= ( (10tr x 20) + (20tr x 40) + (20tr x 50) + (20tr x 20) ) / 10
= 240.000.000 USD
Số tiền hiện có trong lưu thông là 24.000 triệu. Số tiền cần thiết: 240tr
 Chính phủ có thể đổi tiền để khắc phục tình trạng lạm phát với tỷ lệ : 240 /
24000 = 1/100.
Công thức tỷ lệ khắc phục lạm phát : M cần thiết / M hiện có ( Mc / Mt)
b) K = 900.000 DEM , C = 780. 000 DEM  V = 120.000 DEM
Lương trả cho 1 công nhân = 120.000 / 400 = 300 DEM
M’ = 200%  m = 600
 Gía trị mới do công nhân tạo ra : 600 + 300 = 900 DEM

11. Câu 12:


Tình hình sản xuất kinh doanh tại một doanh nghiệp trong năm 2000
là: Khâu hao nhà xưởng: 50.000usd; Khẩu hao máy móc thiết bị: 90.000usd; Chi phí về
nguyên vật liệu: 700.000 usd; Chi phí nhiên liệu, điện, nước:80.000 usd; Chí phi vật
mau hỏng rẻ tiền: 10.000 usd; Chi phí tiền lương: 300.000 usd; Kết quả thu được:
500.000 sản phẩm.
Hãy tính:
a) Tính giá cả của một đơn vị hàng hóa, biết rằng m’ = 150% và giá cả khớp với giá trị.
b) Tính giá cả của một đơn vị hàng hóa trong năm 2001, biết rằng so với năm 2000 thị
trong năm 2001 tình hình sản xuất có những thay đổi sau:
* Số lượng sản phẩm tăng 30% và chi phí tư liệu sản xuất trong một đơn vị sản phẩm
giảm 1/15.
• Tổng tiền lương tăng 5%
• Tỷ suất giá trị thặng dư là 200%
• Sức mua của đồng tiền giảm làm cho giá cả của một đơn vị sản phẩm tăng 1/5.
Giải.
a) C = 50.000+90.000+700.000+80.000+10.000 = 930.000 USD
V= 300.000 USD , m’ = 150%  m = 450.000 USD
Tổng gtri hàng hóa: G = C + V + m = 930.000 + 300.000 + 450.000
= 1.680.000 USD
 Gía trị 1 đvi hàng hóa: 1.680.000 / 500.000 = 3,36 USD.
b) Năm 2001:
Số lượng sản phẩm tăng 30% => 500.000 x 30% + 500.000 = 650.000 sp
chi phí tư liệu sản xuất trong một đơn vị sản phẩm giảm 1/15
=>((930.000/500.000) – 1/15 x (930.000/500.000) )x 650.000 = 11.284.000
Tổng tiền lương tăng 5%  300.000 x 5% + 300.000 = 315.000
Tỷ suất giá trị thặng dư là 200%  m =630.000 USD
 Tổng gtri sp: G = C + V + m = 11.284.000 + 315.000 + 630.000=2.073.400
 Gtri 1 sp: 2.073.400 /650.000 = 3,19 USD
Sức mua của đồng tiền giảm làm cho giá cả của một đơn vị sản phẩm tăng 1/5  3,19 x
1/5 = 0,638
 Gía trị 1 đvi hàng hóa: 3,19 + 0,638 = 3,829 USD.

12. Câu 13: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty A diễn ra trong năm 2005 được ghi
chép như sau: Khâu hao nhà xưởng = 200.000usd/10 năm; Khấu hao máy móc thiết bị =
400.000usd/5 năm; Thanh toán điện, nước, xăng = 110.000 usd; Mua vật mau hỏng, rẻ
tiền = 45.000usd; Mua nguyên vật liệu = 70.000usd; Thuê đất = 30.000usd; Trả lương =
225.000usd; Trích bảo hiểm xã hội = 15.000 usd; Nộp thuế = 35.000usd; Lợi nhuận
phân chia = 50.000usd; Trích quỹ = 40.000usd; Tổng sản phẩm thu được 1500 sản
phẩm.
Yêu cầu 1: Hãy tính giá trị bằng tiền của 1 sản phẩm trong năm 2005 biết rằng giá cả
khớp với giá trị.
Yêu cầu 2. Hãy tính giá cả của một sản phẩm trong năm 2006, biết rằng, nếu so với năm
2005, có những thay đổi sau:
 Số lượng sản phẩm tăng 50% và chi phí tư liệu sản xuất trong một đơn vị sản phẩm
giảm 1/25.
• Tổng số tiền lương tăng thêm 70.000usd
• Giá trị thặng dư =41/81 giá trị mới
• Sức mua của đồng tiền giảm làm cho giá cả của một đơn vị sản phẩm tăng 30%
Giải.
a) Tổng tư bản cố định và tư bản lưu động:
C = C1 + C2 = 200.000/10 + 400.000/5 + 110.000+ 45.000 +70.000+ 30.000

13. Câu 14:


Năm 2019, một doanh nghiệp tự bản thực hiện đầu tư và chi phí sản xuất trong năm
2019 là 100 tỷ đồng, trong đó khấu hao tư bản cố định chiếm 20% chi phí sản xuất; giá trị tiền
lưỡng trả cho công nhận bằng 1/5 giá trị tư bản lưu động; thời gian lao động thặng dư gấp 1,5
lần thời gian lao động tất yếu; tư bản cố định được sử dụng trong 12 năm; giá trị thặng dư
dành cho tiêu dùng là 13,5 tỷ đồng, số còn lại sử dụng cho tích lũy tư bản mở rộng sản xuất
vào năm 2020.
a) Xác định cấu tạo hữu cơ của tư bản.
b) Xác định tổng giá trị hàng hóa mà doanh nghiệp xuất ra trong năm 2019 (giả sử giá
cả băng giá trị).
c) Xác định quy mô tư bản bất biến và tư bản khả biến năm 2020 với cấu tạo hữu cơ
của tư bản không thay đổi
Giải.

14. Câu 15:


Một doanh nghiệp tư bản sản xuất quần áo có giá trị thặng dư được sản xuất mỗi
năm là 21.120usd; tỷ suất giá trị thặng dư là 80%; giá trị tư bản bất biến chiếm 11/15
tổng giá trị tư bản. Yêu cầu:
a) Xác định giá trị của một đơn vị hàng hóa, biết rằng tư bản cố định
chiếm 70% giá trị tư bản bất biến, được sử dụng trong 12 năm và năng suất lao động
của doanh nghiệp là 3500 sản phẩm/năm (giả sử giá cả bằng giá trị).
b) Giá trị thặng dư thu được trong năm được doanh nhiệp sử dụng cho
tích lũy tư bản là 35%. Hãy xác định quy mô tư bản bất biến và tư bản
khả biển sau khi tích lũy với cấu tạo hữu cơ của tư bản không thay đổi.
Giải.

15. Câu 16:


Một doanh nghiệp tư bản ngành da giầy có chi phí sản xuất trong năm 2019 là 5408
triệu usd, trong đó: Khấu hao máy móc, nhà xưởng, thiết bị sử dụng trong sản xuất là
1664 triệu usd. Giá trị nguyên vật liệu sử dụng trong năm gấp 2 lần giá trị tiền lương.
Tỷ suất giá trị thặng dư: 150%.
a) Xác định tổng giá trị tư bản bất biến, tư bản khả biến; tư bản cố định, tư bản lưu
động của doanh nghiệp với thời gian sử dụng của tư bản cố định là 6 năm.
b) Xác định cơ cấu giá trị của tổng số hàng hóa mà doanh nghiệp sản xuất ra trong năm
2019 và cấu tạo hữu cơ của tư bản.
c) Giá trị thặng dư thu được sau khi dành lại sau khi dành lại cho tiêu
dùng là 1355usd sẽ được dùng cho tích lũy tư bản. Hãy xác định quy mô
tư bản bất biến và tư bản khả biến của năm 2020 (Cấu tạo hữu cơ của tư
bản không thay đổi).
Giải.

16. Câu 17:


Chi phí sản xuất trong năm 2000 là 560 tỷ, tư bản lưu động chiếm 60% chi phí sản
xuất, tiền công bằng 1/7 tư bản lưu động, tư bản cố định sử dụng 12 năm, tỷ lệ giá trị thặng
dư dành cho tiêu dùng là 30%, m' = 100%.
a) Xác định tổng giá trị tư bản và cấu tạo hữu cơ của tư bản.
b) Xác định tổng giá trị hàng hóa và tỷ suất lợi nhuận năm 2000.
c) Xác định tư bản bất biến và tư bản khả biến năm 2001 biết rằng câu tạo hữu cơ
không thay đổi.
Giải.

You might also like