You are on page 1of 222

ĐẠI CƯƠNG

VỀ DƯỢC XÃ HỘI HỌC

1
MỤC TIÊU

1. Trình bày được khái niệm, đối tượng nghiên


cứu và phạm vi nghiên cứu của xã hội học y tế.

2. Phân tích được các đặc tính của Dược xã


hội học.

3. Trình bày được vai trò của các nhân tố xã


hội trong hoạt động Dược.

2
Xã hội học

nghiên cứu

✓ các hình thái xã hội

✓ cơ chế hoạt động xã hội

✓ sự phát triển của xã hội loài người

phục vụ cho việc tổ chức và quản lý xã hội một


cách hiệu quả.

3
Xã hội học y tế

nghiên cứu thực trạng hệ thống bảo vệ và


chăm sóc sức khỏe người dân:

✓ các dịch vụ y tế

✓ mối quan hệ giữa y tế và sức khỏe

nhằm giúp cho các cơ quan quản lý nhà


nước về y tế có những chính sách và hoạch
định về định hướng xã hội chăm sóc sức
khỏe cộng đồng.
4
Đối tượng nghiên cứu của XHH y tế

nghiên cứu các phương thức tác động của y tế


vào đời sống xã hội trong các lĩnh vực:

✓ vệ sinh môi trường

✓ phòng bệnh

✓ khám chữa bệnh

✓ sản xuất

✓ xuất nhập khẩu

✓ lưu thông phân phối thuốc 5


Phạm vi nghiên cứu của XHH y tế
✓ mối quan hệ thầy thuốc – bệnh nhân, người nhà
BN – cán bộ y tế

✓ nghiên cứu yếu tố tác động: xuất thân, tài chính,


văn hóa, học vấn, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp,
tâm sinh lý, cơ địa, thực trạng bệnh lý

✓ ảnh hưởng của cơ sở y tế, cán bộ y tế tới tâm lý


và thị hiếu khám chữa bệnh, tiêu thụ thuốc của
người dân

✓ sự phân hóa giàu nghèo – sự chăm sóc về y tế 6


Ý nghĩa của nghiên cứu XHH y tế

✓ cơ sở để quản lý các hoạt động y tế chặt chẽ


hơn, đề ra các đường lối, chính sách phù hợp,
cải thiện và nâng cao sức khỏe cộng đồng

✓ biết được sự quan tâm của nhà nước đối với


xã hội như thế nào, từ đó thấy được tính ưu
việt, tính nhân đạo của xã hội

7
Đặc tính của dược xã hội học

✓ Đa lĩnh vực

✓ Đa nhân tố

✓ giai đoạn không thể thiếu trong chu trình


phát triển một loại thuốc

8
Đa lĩnh vực

Nghiên cứu khoa học, kinh tế, quản lý:

✓ áp dụng các quan sát thực nghiệm trong các


phương pháp sinh lý học hoặc sinh hóa (Dược
thực nghiệm, Dược sinh hóa hoặc Dược sinh
học tế bào)

✓ nghiên cứu hiệu quả, an toàn của thuốc ở mức


độ cá nhân (Dược lâm sàng, Dược cảnh giác), ở
mức độ cộng đồng (Dược Dịch tễ, KTD).
9
Đa nhân tố

Công nghệ Dược, Sản xuất thuốc, Tổ chức


quản lý Dược, Dược sỹ, Bác sỹ, người
bệnh, cơ quan truyền thông, nhà nghiên
cứu, đội ngũ giảng dạy,…

10
DXHH là giai đoạn không thể thiếu trong chu trình
phát triển của một thuốc

Tác dụng cuả thuốc bị chi phối bởi các chính

sách quản lý, dịch vụ y tế, cơ sở sản xuất

thuốc, đặc điểm kinh tế - văn hóa – xã hội của

cộng đồng sử dụng thuốc

11
Đặc tính của thuốc

✓ thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt

✓ thuốc là một loại hàng hóa có tính xã


hội rất cao

12
thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt

✓ được mọi tầng lớp xã hội quan tâm,


nhu cầu thiết yếu của đời sống,

✓ được nhà nước trợ cấp: thuốc , …

✓ đạt được những tiêu chuẩn nhất định, trải


qua kiểm duyệt khắt khe mới được lưu hành

✓ sp có hàm lượng trí tuệ rất cao: 10 –


15 năm, 20% - 80%

13
Thuốc là một loại hàng hóa có tính xã hội cao

✓ Sự xuất hiện của thuốc tác động trực tiếp


đến đời sống của người dân: giúp con
người có đủ sức khỏe và khả năng độc lập
trong hoạt động xã hội

✓ tác động nhất định sự phát triển của xã hội

14
Thuốc là một loại hàng hóa có tính xã hội cao

✓ Việc sử dụng thuốc chịu tác động của nhiều


yếu tố xã hội: tập quán, văn hóa, hành vi,
thói quen

✓ “đặc điểm nhận dạng” một XH: cơ cấu


bệnh tật, mức phát triển XH, thói quen
trong CSSK, khác biệt thành thị - nông
thôn, giàu - nghèo

15
Thuốc là một loại hàng hóa có tính xã hội cao

✓ yếu tố làm nên đặc tính xã hội: tiêu


chí đánh giá an toàn xã hội và công
bằng xã hội

16
Quá trình phát triển thuốc trên thế giới

✓ Ngành dược: 100 năm

✓ Công nghiệp dược: 50 năm

✓Cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, đa số các


tập đoàn dược phẩm hàng đầu thế giới hiện
nay được thành lập

✓ phát triển mạnh ngành công nghiệp dược:


(Thụy Sĩ, Đức và Ý), Anh, Mỹ, Bỉ và Hà Lan

17
Quá trình phát triển thuốc trên thế giới

✓ Những năm 1960: nhiều loại thuốc sx


đại trà: the Pill, thuốc tim mạch và
chống trầm cảm

18
Quá trình phát triển thuốc trên thế giới

✓ Thập niên 70:

➢ thuốc điều trị ung thư được sử dụng phổ


biến

➢ nền công nghiệp dược phẩm thế giới bắt


đầu phát triển mạnh.

➢ Các quy định pháp lý về thuốc phát minh


bắt đầu có hiệu lực tại nhiều quốc gia

19
Quá trình phát triển thuốc trên thế giới

✓ Giữa thập niên 80: xu thế sáp nhập một số


DN nhỏ dưới sự kiểm soát của một số tập
đoàn Dược phẩm lớn

✓ Những năm 90: đầu tư mạnh mẽ cho


hoạt động nghiên cứu phát triển các hoạt
chất mới và thử nghiệm lâm sàng

20
Quá trình phát triển thuốc trên thế giới

✓ 1997: gia tăng quảng cáo trên tivi, radio, sử


dụng internet để mua hàng làm thay đổi căn
bản môi trường kinh doanh

✓ Hiện nay: sp bổ sung dinh dưỡng, sp


thay thế, sp nguồn gốc thiên nhiên,
chiết xuất từ thực vật

21
Quá trình phát triển thuốc trên thế giới

✓ Tiền thuốc trên thế giới tăng: 1976, 1985, 1992,


1995, 1999 là 43 – 94 – 226 – 286 – 337 tỷ USD

✓ tiền thuốc trung bình trên đầu người: 1976 –


1985 – 1995 – 2000 là 10 – 19,4 – 40 – 56
USD/người/năm. Hiện nay, 186 USD (năm 2014)

✓ Mỹ, Nhật, Canada: 800USD/người/năm

✓ các nước phát triển tăng trưởng 1-4%/năm

✓ nước pharmeging: 11 – 14% năm (2014)


22
Quá trình phát triển thuốc trên thế giới

✓ 17 quốc gia thuộc nhóm pharmeging:

➢ Nhóm 1: Trung Quốc: tổng tiền thuốc


sử dụng 40 tỷ USD (2013), sx thuốc
generic

➢ Nhóm 2: Brazil, Nga, Ấn Độ (5 – 15 tỷ


USD năm 2013)

➢ Nhóm 3: 13 quốc gia, có mức tăng trưởng


nhanh nhất 3 nhóm 23
Quá trình phát triển thuốc trên thế giới

✓ Trung Quốc và Ấn Độ: sản xuất nguyên

liệu và TTP lớn nhất thế giới

✓Ngành dược VN: tốc độ tăng trưởng 23% (2008 –


2012), 17.5% (2013-2018)

➢ hơn 51% nguyen liệu NK từ TQ, 18% từ Ấn Độ

➢ xu hướng đạt PIC/S - GMP, EU – GMP để sx


thuốc generic CLC (kênh ETC, XK)

✓ gia công, sx nhượng quyền


24
Tiêu chí đánh giá công bằng trong chăm sóc
thuốc men

✓ Miễn phí cho những người nghèo nhất; Hỗ trợ


một phần cho những người khó khăn; Những
người có thu nhập cao phải trả tiền toàn bộ

25
Vai trò của NN trong đảm bảo công bằng trong
chăm sóc thuốc men

✓ Thời kỳ bao cấp:

➢ 0,3 USD/người/năm

➢ giá thuốc khá rẻ, người dân nghèo vẫn có khả


năng mua thuốc.

➢ bao cấp hoàn toàn về tiền thuốc (cán bộ, sinh


viên, lực lượng vũ trang…)

➢ số lượng và chủng loại thuốc rất hạn chế


(nhập từ các nước XHCN và Liên Xô)
26
Vai trò của NN trong đảm bảo công bằng trong
chăm sóc thuốc men

✓ Thời kỳ đổi mới:

➢ mạng lưới tư nhân (hàng chục ngàn nhà


thuốc, quầy thuốc) thay thế cho sự độc quyền
của hiệu thuốc quốc doanh

➢ công nghiệp dược phát triển khá nhanh và


mạnh, chủng loại thuốc phong phú, giá thuốc
về cơ bản phản ánh đúng giá trị thực

27
Vai trò của NN trong đảm bảo công bằng trong
chăm sóc thuốc men
✓ Vai trò của NN

➢ cho phép nhập khẩu thuốc từ nhiều nước


khác nhau với nhiều phương thức khác nhau

➢ trợ cấp thuốc cho người dân miền núi, vùng


cao, vùng sâu khoảng 1USD/người/năm
(khoảng 5 triệu người).

➢ cấp thuốc miễn phí cho 10 chương trình y tế


quốc gia như lao, bướu cổ, ngừa thai, tiêm
chủng mở rộng,… 28
Vai trò của các nhân tố XH trong hoạt động dược

✓ Công nghệ Dược

✓ Công nghiệp Dược

✓ Tổ chức quản lý y tế

✓ Cán bộ y tế

✓ Người bệnh

✓ Các nhân tố khác: cơ quan truyền thông, nhà


nghiên cứu, đội ngũ giảng dạy
29
Công nghệ Dược

✓ phát minh, phát triển ra thuốc mới

✓ tốn kém, trải qua nhiều giai đoạn

30
Công nghệ Dược

✓ phát minh, phát triển ra thuốc mới

31
Công nghệ Dược

✓ Nguyên tắc: công nghệ Dược có trách


nhiệm lựa chọn hướng phát triển các loại
thuốc mới theo hướng đáp ứng cơ cấu bệnh
tật và nhu cầu xã hội, dạng dùng thuận tiện

✓ Đôi khi không có mối liên hệ trực tiếp giữa


phát triển thuốc với cơ cấu bệnh tật hay nhu
cầu của xã hội

32
Công nghệ Dược

✓ Phân biệt giữa phát minh, tiến bộ, cải tiến


trong quá trình phát triển các thuốc mới

✓ Chú ý thuốc phát minh: giá rất cao

✓ Việt Nam vẫn chưa phát triển công nghệ


hóa Dược, do đó hầu hết nguyên liệu sản
xuất dược phẩm tại Việt Nam đều phải nhập
khẩu

33
Công nghiệp Dược

✓ sản xuất ra thuốc, nghiên cứu ra các dạng bào


chế nhằm tối ưu hóa hiệu quả điều trị

34
Công nghiệp Dược

✓ tăng trưởng thuốc tiêu thụ: gia tăng sx

✓ 20 doanh nghiệp dược phẩm đứng đầu thế giới


về doanh thu tập trung Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và
Tây Âu ( Anh, Pháp, Đức, Italia, Tây Ban Nha,
Thụy Sỹ…): chiếm 2/3 tổng doanh thu tiêu thụ
thuốc trên toàn cầu

✓ quốc gia mới nổi về sản xuất thuốc, dẫn đầu là


Trung Quốc và Ấn Độ, Nga, Brazil
35
Công nghiệp Dược

✓ ưu tiên cho hoạt động marketing hơn là


nghiên cứu

✓ thuận tiện trong sử dụng, giá thành, tính đến


yếu tố xã hội như mức sống của người sử
dụng, của quốc gia, các chính sách hỗ trợ
kèm theo: in ngày hết hạn, in tên thuốc
trên vĩ, bổ sung dụng cụ đo liều

36
Công nghiệp Dược

✓ Công ty dược: cung cấp thông tin cho


BS, DS, người bệnh

✓ marketing không minh bạch – ADR

✓ Ngành công nghiệp hóa dược của Việt Nam


vẫn chưa phát triển do thiếu sự đồng bộ trong
quy hoạch, chính sách, công nghiệp phụ trợ

37
Công nghiệp Dược

✓ 1 nhà máy sản xuất nguyên liệu kháng sinh


bán tổng hợp của Mekophar: phục vụ nhu cầu
của doanh nghiệp

✓ Việt Nam thuộc nhóm 17 nước ngành công


nghiệp dược đang phát triển (pharmerging
countries).

38
Tổ chức quản lý y tế

✓ xây dựng các chính sách, quy định đảm bảo


công bằng trong chăm sóc thuốc men, sử
dụng thuốc an toàn và hiệu quả trong cộng
đồng:

➢ Nghiên cứu xây dựng các chính sách bảo


hiểm và danh mục các thuốc được bảo hiểm
chi trả

39
Tổ chức quản lý y tế

➢ Điều phối các chương trình hỗ trợ thuốc theo


nhu cầu của xã hội, và theo nguồn tài chính
cho phép của khu vực: lao, vaccin TCMR

➢ Xây dựng các chế tài về xuất nhập thuốc trên


cơ sở xem xét theo nhu cầu cấp bách và thực
tế của xã hội

➢Xây dựng danh mục TTY, thuốc chủ yếu phù


hợp với cơ cấu bệnh tật của khu vực.
40
Tổ chức quản lý y tế

➢ Xây dựng các quy định giúp đảm bảo an toàn


trong việc sử dụng thuốc cho người già, trẻ
em, phụ nữ mang thai

41
Tổ chức quản lý y tế

➢ Xây dựng các quy định giúp đảm bảo an toàn


trong việc sử dụng thuốc cho người già, trẻ
em, phụ nữ mang thai

➢ Nghiên cứu mối quan hệ giữa công ty Dược,


cơ quan quản lý Y tế, cán bộ Y tế và xã hội để
đưa ra chính sách QLCL, TT-QC, kê đơn, …

42
Cán bộ y tế

✓ kê đơn hiệu quả, tác dụng không mong


muốn, tiện lợi trong sử dụng của thuốc

✓ lưu ý việc chỉ định kháng sinh phù hợp, hạn


chế tình trạng đề kháng

✓ hướng dẫn sử dụng, đưa ra lời khuyên phù


hợp

✓ Dược sĩ (thuốc không kê đơn) và Bác sĩ


(thuốc kê đơn) 43
Cán bộ y tế

✓ vai trò của Dược sĩ:


➢ Cung cấp thông tin về sử dụng thuốc, cố vấn
cho các hoạt động Dược

➢ Thanh kiểm tra hoạt động Dược

➢ Kiểm tra tình hình tương tác thuốc, tác dụng


phụ của thuốc (phát hiện, ghi nhận, báo cáo).

➢ Phân phối thuốc không kê đơn

➢ Tham gia nghiên cứu khoa học


44
Cán bộ y tế

✓ Chỉ định thuốc phụ thuộc vào:

➢ Cơ chế quản lý

➢ Chính sách hỗ trợ giá thuốc

➢ đặc điểm địa lý vùng miền

➢ Trình độ chuyên môn CBYT, Nơi đào tạo CBYT

➢ Sự phát triển của khoa học sức khỏe cộng đồng

➢ Đặc điểm người bệnh

➢ Công nghệ thông tin


45
Cán bộ y tế

✓ Chỉ định thuốc phụ thuộc vào:

➢ Cơ chế quản lý: CBYT phải tuân thủ theo


những chính sách, quy định Y tế nơi họ
làm việc, sự quản lý nhà nước trong lĩnh
vực hành nghề Dược, đặc biệt là trong lĩnh
vực cung ứng thuốc

46
Cán bộ y tế

✓ Chỉ định thuốc phụ thuộc vào:

➢ Chính sách hỗ trợ giá thuốc: thuốc bảo hiểm y


tế

47
Cán bộ y tế

✓ Chỉ định thuốc phụ thuộc vào:

➢ đặc điểm địa lý vùng miền: Trẻ em tại Pháp


được kê bổ sung vitamin D

48
Cán bộ y tế

✓ Chỉ định thuốc phụ thuộc vào:

➢ Nơi đào tạo cán bộ y tế: Quan điểm, kiến thức


và thói quen kê đơn của Bác sĩ cũng sẽ
thay đổi tùy môi trường kiến thức học
thuật mà họ nhận được

49
Cán bộ y tế

✓ Chỉ định thuốc phụ thuộc vào:

➢ Sự phát triển của khoa học sức khỏe cộng đồng:


các nhà nghiên cứu có điều kiện xem xét lại các
tình trạng sức khỏe trong xã hội dẫn đến hướng
ngành công nghiệp dược tập trung vào điều trị
các triệu chứng này

50
Cán bộ y tế

✓ Chỉ định thuốc phụ thuộc vào:

➢ Đặc điểm của người bệnh: tuổi, giới, điều kiện


làm việc, tiền sử bệnh

➢ Trình độ chuyên môn của CBYT: nhìn nhận


đầy đủ tình trạng người bệnh và các yếu tố
chi phối để đưa ra những cân nhắc, lựa
chọn thuốc phù hợp (đường dùng, hiệu
quả, ADR, chi phí, …)
51
Cán bộ y tế

✓ Chỉ định thuốc phụ thuộc vào:

➢ Sự phát triển của công nghệ thông tin: cập nhật


kịp thời kiến thức chuyên môn

52
Người bệnh

✓ tuân thủ điều trị

✓ cùng với CBYT ghi nhận các ADR

✓ tham gia vào các nghiên cứu khảo sát sử dụng


thuốc trong cộng đồng

53
Người bệnh

✓ Việc sử dụng thuốc bị chi phối bởi:

➢ Chính sách hỗ trợ giá thuốc

➢ Hình thức trình bày thuốc

➢ Tác động của thông tin quảng cáo

➢ Điều kiện kinh tế, yêu cầu công việc

➢ Yêu tố văn hóa vùng miền, tôn giáo

➢ Kiến thực y học về sử dụng thuốc

➢ Đặc điểm sinh học của người dùng thuốc


54
55
LỊCH SỬ NGÀNH Y DƯỢC

ThS.Nguyễn Thị Xuân Liễu


Mục tiêu

• Hiểu được quy luật chung sự phát triển ngành


dược thế giới và Việt Nam

• Trình bày các giai đoạn phát triển ngành dược


• Giải thích ý nghĩa các biểu tượng, dấu hiệu
Phòng bệnh, chữa bệnh; với 3 yếu tố cấu thành là:
Thầy, thuốc và trang thiết bị.
- Thầy: Ngành Y
- Thuốc: Ngành Dược
- Trang thiết bị: Các dụng cụ và máy móc
Ở xã hội càng cổ xưa thì sự phân công càng không
rõ, các tiền nhân vừa hoạt động Y vừa kiêm cả
Dược, Triết học, Hóa học và tự tạo ra các phương
tiện, tự trang bị cho bản thân để sử dụng vào việc
phòng bệnh và chữa bệnh
Nội dung

A/ Lịch sử ngành dược thế giới

B/ Lịch sử ngành dược Việt Nam


A/ Lịch sử ngành dược thế giới

3 giai đoạn

• Thời kỳ cổ đại

• Thời kỳ trung đại

• Thời kỳ cận đại


1. Thời kỳ cổ đại
• Ngẫu nhiên tìm thấy các cây cỏ có tác dụng chữa
bệnh và có độc tính

• Truyền miệng kinh nghiệm từ đời này sang đời khác


1. Thời kỳ cổ đại
Thầy phù thủy chữa bệnh cho bộ tộc
1. Thời kỳ cổ đại

• Xuất hiện nền văn minh sớm trên thế giới: Israel, Trung
Hoa, Ấn Độ, Ai Cập, La Mã, Hy lạp

• Có các thầy thuốc chữa bệnh không cúng bái

Thần nông Bản thảo (y văn cổ nhất)

a/ Trung Hoa: Hoàng đế Nội kinh tác phẩm gối đầu


giường của các thầy thuốc đông y hiện nay

Lý Thời Trân Bản thảo cương mục


(1871 vị thuốc trong đó có 1074 về thực vật, 443 về động vật,
354 về khoáng vật)
1. Thời kỳ cổ đại

b/ Ấn Độ: dùng gia vị làm thuốc đầu tiên

pp trị rắn cắn

giải phẫu thẩm mỹ (châu âu tk XVI)

thủy ngân trị giang mai

Susrata phát hiện 760 loại dược phẩm

c/ Israel: nền tảng cho y tế công cộng


Ai Cập

Thần mặt trời Horus


Recipe" có nghĩa là “hãy dùng toa thuốc này như sau”
(tiếng La tinh)
Hy Lạp

Biểu tượng
ngành y

Vua Asklepios Esculape- thần y học


Hy lạp

Biểu tượng
ngành dược

Cái bát: bát công chúa Hygie chứa thuốc


Công chúa út Hygie
Vị chúa sức khỏe Con rắn: rắn thần Epidaure tượng trưng
sự khôn ngoan và thận trọng
Hy Lạp

• Viết nhiều sách thuốc: “Từ điển


bách khoa y học” dùng đến tk XVII
• Thâu nhận nhiều học trò

Hyppocrate
Tổ sư của ngành y thế giới
La Mã

Gallien : tổ sư ngành dược thế giới

• Soạn hơn 500 sách thuốc

• Người đầu tiên đưa ngành dược lên vị trí xứng đáng

• Cống hiến quan trọng phát triển ngành bào chế thuốc
Dioscoride gốc Hy Lạp,“Dược liệu học” gồm 5 quyển
2. Thời kỳ trung đại

Thầy thuốc có nhiều bệnh nhân nên cần trợ thủ

Pigmentarius Apothicaire
Giúp công việc bào chế Thu hái dược liệu

Tiền thân nghề dược sĩ


2. Thời kỳ trung đại
• Giao lưu giữa các châu

Châu mỹ: quinquina, ipeca

Châu Á: quế, đinh hương, nhục đậu khấu

• Dược sĩ hành nghề ở hiệu thuốc, Viện Hàn lâm khoa học
Pháp xuất thân từ một hiệu thuốc

• Albucasis có công xây dựng ngành bào chế,bộ sách 30


cuốn,23 cuốn viết về các thuốc kép, thuốc đơn, các thuốc
thay thế cho nhau, các phương tiện cân, đong, đo đếm
trong ngành dược,chi tiết bảo quản,dụng cụ đựng thuốc
2. Thời kỳ trung đại
Những địa danh đầy ghi nhớ và những hiệu thuốc đầu tiên
• Salerne (Italia) Adela (người Ả Rập), Helinus (người Do
Thái), Pontus (người Hy Lạp) và Salernus (người La Mã)
tại trường Salerne: nơi giảng dạy và hành nghề y dược do
các danh y nổi tiếng sáng lập,sách Antidotaire, một tài liệu
cơ bản của ngành Dược đã được dịch ra nhiều thứ tiếng ở
châu Âu. Với hai bộ sách quý giá: Các thuốc đơn (Liber de
Simplici medicina) và Chế độ bảo vệ sức khỏe (Regimen
Sanitatis Salernitatum) ra đời vào thời gian này, cồn 60 độ
và cồn 90 độ, dung môi mới xuất hiện tại Salerne vào năm
1100
• Montpellier: quy chế về hành nghề y – dược , tuyên thệ
đã có điểm “Bán thuốc tốt và giá phải chăng”, các thuốc
bán ra phải tuân theo công thức được xét duyệt
Thế kỷ thứ 7 ở Bagdad đã xuất hiện những nhà bào chế
thuốc theo đơn, chính là các thầy thuốc tại các cửa hiệu
2. Thời kỳ trung đại
• Giai đoạn ngành dược tách khỏi ngành y và nhanh chóng
phát triển thành ngành độc lập

• Ả Rập muốn truyền bá đạo hồi nên xâm lược phương Đông
lẫn phương Tây

Giao lưu giữa các nguồn y dược học

Dịch sách các nước ra tiếng Ả Rập

Đồ đệ của Hyppocrate và Gallien

Mở trường y khoa đầu tiên trên thế giới, ban hành


quy chế dược chính, cơ quan thanh tra dược đầu tiên

• Sách “Thuốc ở cửa hàng” 25 chương đề cập tất cả các


công tác pha chế thuốc theo đơn tại hiệu thuốc phẩm
3. Thời kỳ cận đại
• Tìm ra morphin, alcaloid đầu tiên , nicotin, Emetin, Quinin
• tk 19: Morphin(1805), Codein(1832), Cafein(1819),
ephedrin (từ Epéca 1817), Iodoform (1831), Chloroform
(1831)
•Ở Pháp, cuốn dược điển Codex medicamentarius gallicus
lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1816 và rất mau chóng bị
lỗi thời
• Louis Paster tìm ra vi trùng 1833
• 1921 phân lập insulin
•1966, Huggins được nhận giải thưởng Nobel về công trình
điều trị ung thư tuyến tiền liệt bằng nội tiết tố nữ
• 1929 tìm ra Penicillin từ nc trực khuẩn mũ xanh
• Thế kỷ20 dùng vitamin trong điều trị: beri-beri (B1),
Scorbut ©, còi xương, thiếu máu (B12)...
3. Thời kỳ cận đại
•Hóa liệu pháp: nhà hóa học người Pháp Paul Erlich (1854 –
1915) đã thành công trong việc chữa bệnh bằng thuốc hóa
dược. Ông đã nổi tiếng nhờ thuốc nhuộm màu được áp
dụng trong ngành vi khuẩn và huyết học với công trình về
“sự miễn dịch đối với các chất độc”.
•Năm 1896, ông là Giám đốc Viện nghiên cứu Quốc gia về
huyết thanh nhưng không thể trở thành giáo sư của các
trường Đại học của Đức vì lí do chủng tộc.
•Ông đoạt giải Nobel năm 1909. Ông cùng các cộng sự
người Nhật tìm ra các dẫn chất của Hg là Salvarsan và Neo
salvarsan ít độc hơn để trị giang mai năm 1910.
3. Thời kỳ cận đại
•Từ hậu quả Thalidomide (thuốc an thần) gây ra quái thai
•tetracyclin gây vàng răng,
• corticoid gây mục xương,
•các loại thuốc an thần như chlorpromazine gây bệnh
Parkinson, thiếu máu bất sản,
•paracetamol gây ngộ độc gan cấp tính
•Các vấn đề đó dẫn đến việc hình thành một công việc mới
là Cảnh giác Dược (pharmacovigilance).
•Xu thế hiện nay của thời đại là quay trở về với Y học cổ
truyền và xu thế này đang được Tổ chức Y tế thế giới ủng
hộ và khuyến khích.
B/ Lịch sử ngành dược Việt Nam

1. Gđ I: Từ xã hội nguyên thủy đến năm 111 TCN

2. Gđ II: Thời kì Bắc thuộc (năm 111 TCN – năm 937


SCN)

3. Gđ III: Dưới các triều đại phong kiến

4. Gđ IV: Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-


1954)

5. Gđ V: Giai đoạn chống Mỹ cứu nước


1. Gđ I
• Thời kì Hồng Bàng, Hùng Vương, An Dương Vương

• Trồng lúa, làm thủy lợi

• Biết nhuộm răng để bảo vệ răng (vỏ lựu, ngũ bội tử, cánh
kiến), dùng gia vị kích thích tiêu hóa, dùng dược liệu làm
thuốc (sử quân tử, quế, sen)

• Nhai trầu (trầu, cau, vôi) để bảo vệ bộ răng và da dẻ hồng


hào; biết uống chè cho dễ tiêu; dùng gừng, hành, tỏi để làm
gia vị và để phòng bệnh
2. G đ II

• Hơn một ngàn năm Bắc thuộc

• Nền y học chịu ảnh hưởng to lớn từ nền y học


Trung Quốc, chia 2 phái: phái thuốc Bắc và phái
thuốc Nam luận thuyết Đông Y Nền
tảng y dược học cổ truyền VN

• khó lòng xác định nguồn gốc của một số dược liệu:
quế, sa nhân, nhục đậu khấu
3. Gđ III
• Triều đại nhà Lý(1009 – 1224) lập thái y viện chữa
bệnh cho vua và hoàng gia
• Triều nhà Trần 1225 – 1400: lập thêm thú y viện
chữa bệnh cho voi, mở khoa thi tuyển lương y giỏi
hàng năm, 3 năm/ 3 lương y giỏi
+Thi đậu thi Hương và thi đình
+KH: Nam dược trị nam nhân
+ Đề cao phong trào trồng và sử dụng
thuốc nam trong nhân dân
+ Chữa bệnh vua Minh được phong
đại y thiền sư
+Mất: Giang Nam – Trung Quốc
Tuệ tỉnh thiền sư – Nguyễn Bá Tĩnh
Tổ sư ngành dược VN
3. Gđ III
• Triều nhà Trần 1225 – 1400:
+“Nam dược thần hiệu” nổi nhất gồm
11 quyển, Quyển đầu nói về dược tính
của 119 vị thuốc nam, do hòa thượng
Bản Lai chùa Hồng Phúc biên tập lại
+ “Nam dược chính bản” đổi ''Hồng
Nghĩa giác tự y thư“ được vua Lê Dụ
Tông biên tập lại gồm "quyển thượng"
và "quyển hạ"
Nguyễn Bá Tĩnh +"Dược tính chỉ nam"
+"thập tam phương gia giảm“
Bản nguyên tác không còn trọn vẹn,
do vào cuối TK XIV, giặc Minh phá hủy
Bản còn hiện nay do người đời sau ghi
chép qua truyền khẩu dân gian
• Triều Hồ: lập Y tế thự phục vụ y tế rộng rãi cho nhân dân

• Triều Lê:

Vua Lê Thánh Tôn lập bộ luật Hồng đức có các quy chế về Y
dược và hành nghề y dược

Tổ chức y tế: cấp trung ương (thái y viện, thái y tượng viện, cơ
sở lương y trong quân đội)

cấp địa phương (Tế sinh đường chăm sóc sức


khỏe cho nhân dân, quản ty có trách nhiệm chăm sóc những
người tàn tật, neo đơn, trẻ mồ côi)

Xây dựng Y miếu ở Thăng Long để tế Tiên Y và lưu giữ các tác
phẩm y học

Mở lớp y học xuống tuyến huyện, xuất bản sách của Tuệ Tĩnh
• Vua Lê chúa Trịnh •Hoạt động: Hải Dương và Nghệ An

•Đại danh y của Việt Nam và được


UNESCO chọn đưa vào danh sách
Danh Nhân Thế Giới.

•PP chữa bệnh đơn giản, đặc biệt là


pp không dùng thuốc

Hải Thượng Lãng Ông •Không xem nghề y là nghề kiếm sống
Lê Hữu Trác •Tìm cớ từ chối chữa bệnh cho Trịnh
Tổ sư ngành y VN Cán
• Vua Lê chúa Trịnh •Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh 28 tập,
68 quyển gồm đủ các nội dung: y đức,
y lý, y thuật, dược, dinh dưỡng. Công
trình y học xuất sắc nhất thời trung
đại VN

•Thượng kinh ký sự: về văn học

Hải Thượng Lãng Ông


Lê Hữu Trác
Tổ sư ngành y VN
4. Giai đoạn IV
• Lịch sử giống lịch sử y dược học thế giới
• Chịu sự cai trị và ảnh hưởng to lớn của Pháp
• Phát triển y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại
• Thế kỷ 19 Pháp xâm lược

Bắc kỳ: bảo hộ

• VN chia 3 kỳ Trung kỳ: tự trị

Nam kỳ: thuộc địa

• Quân y sĩ quân đội Pháp truyền bá y học


• 1902 mở trường ĐH Y Khoa Đông Dương

• 1947 mở chi nhánh tại Sài Gòn

• Đào tạo DS hạng nhất và DS Hạng nhì

• Hồ Đắc Di, Nguyễn Văn Hưởng

• DS phân phối lẻ dược phẩm


Miền Nam:
• 1950 – 1953 mở 4 lớp Dược tá khoảng 60 người, phụ
trách phòng bào chế tỉnh. Sau Hiệp định Genève đưa ra
miền Bắc để đào tạo tiếp đại học và sau đại học
• Tổ chức: tương đối ổn định hơn miền Bắc vì có sự kết
hợp rất chặt chẽ giữa Quân y và Dân y
• Sản xuất: thành lập công ty bào chế thuốc Đông dược và
bán cho nhân dân, do Dược sĩ Bùi Trung Hiếu phụ trách
• Sở Y tế Nam Bộ đi đầu cả nước phối hợp Đông, Tây y
• Dân y miền Nam tiếp tế thuốc men cho miền Bắc
Miền Bắc:
Dân y tập trung thành 3 viện
• Viện Bào chế Trung ương Bắc Bộ: được di chuyển Thanh Hóa
kiêm luôn chức năng Bào chế Liên khu 3 và đổi tên thành Viện
bào chế dược phẩm liên khu trung ương
• Viện Bào chế Trung ương Trung Bộ: được di chuyển ra Nghệ An.
Năm 1951, chuyển thành Viện Bào chế Liên khu 4
• Viện Bào chế Quân và Dân y liên khu 5: gồm các tỉnh từ Quảng
Nam Đà Nẵng đến Thuận Hóa và các tỉnh cao nguyên
• Trường Dược trung cấp: do Bộ Y tế thành lập năm 1952, đặt tại
Thanh Hóa tuyển hs tốt nghiệp cấp 2 và đào tạo được hai khóa
• Sản xuất thuốc để bán và cung cấp cho các tỉnh, tập trung vào
thuốc sốt rét và các thuốc thông thường, chú ý dùng các dược liệu
Miền Bắc:
• Tổ chức: tập trung phục vụ cho lực lượng vũ trang
• 1946, Bộ Quốc phòng thành lập Cục Quân Y
• 1946 có 12 chiến khu, mỗi chiến khu có 1 quân y vụ
• 1949 thành lập Nha Quân Dược (gồm những tổ chức có
chức năng sản xuất), Viện Bào chế tiếp tế và Viện khảo cứu
chế tạo dược phẩm (công trường sx thuốc, y cụ, bông băng)
• Đầu 1950, các chiến khu phối hợp thành liên khu. Mỗi liên
khu đều có Phòng bào chế liên khu, trong đó có Ban bào chế
tiếp tế
• Đào tạo: 11 Dược sĩ đại học và 20 sinh viên gia nhập quân
đội, tham gia kháng chiến. Bộ Y tế đã chuyển Đại học Dược
cho Nha quân Dược đảm nhận. Trường đóng ở Thái
Nguyên (Bắc Thái), sinh viên được học tập trung trong từng
giai đoạn ngắn, còn lại chủ yếu là tự học. Ngoài ra trường
Quân dược trung cấp cũng được thành lập, đào tạo được
hai khóa (khoảng 70 người)
• Chuyển biến mục tiêu: từ phục vụ cán bộ, công nhân viên
nhà nước và lực lượng quân đội Pháp sang phục vụ chủ yếu
cho nhân dân lao động và lực lượng kháng chiến trong thời
kỳ kháng chiến chống Pháp
• Điều chế ether mê
• Chuyển biến về phương thức sản xuất
4. Giai đoạn V miền bắc
1954 – 1960: BYT chuyển các cơ sở sản xuất và kho thuốc
về Hà Nội, thành lập Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương và
Kho thuốc Trung ương, Tổng công ty Dược phẩm, công ty
thuốc Nam, công ty thuốc Bắc
1960 – 1964: Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương tách thành
Xí nghiệp Hóa dược, Xí nghiệp thủy tinh y cụ và Xí nghiệp
Dược phẩm 3 ở Hải Phòng
• Bộ Y tế thành lập ra Cục Dược chính và sản xuất
• 1961, Bộ Y tế có Cục phân phối Dược phẩm, Cục Dược
chính và sản xuất.
• Hiệu thuốc tư nhân đưa vào cơ quan nhà nước
• Ty Y tế có 2 bộ phận: Phân phối dược phẩm và Dược
chính Ty. Các chi nhánh quốc doanh Dược phẩm chuyển
thành Hiệu thuốc Tây, về sau đổi tên thành Quốc doanh
Dược phẩm
Cải tạo XHCN
4. Giai đoạn V miền Bắc
1965 – 1975:
• Thành lập các cơ sở sản xuất địa phương từ tỉnh xuống
huyện, xã, chưa có thế mạnh về nguyên liệu vì kháng
sinh và hóa dược còn yếu, chỉ đáp ứng khoảng 5%
• Mỗi huyện đều có một hiệu thuốc pha chế dịch truyền
• Vận động phát triển thuốc Nam ở y tế xã
• Đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ y tế
• Gia tăng chi viện cho tiền tuyến
• Bộ Y tế thành lập Quốc doanh y vật liệu chuyên đóng gói
và vận chuyển hàng vào Nam
4. Giai đoạn V miền Nam
1954 – 1957: Cán bộ y tế ở xã, ấp còn ít. Thuốc men, y cụ,
bông băng, chủ yếu dựa vào nguồn thu ở đô thị và sự ủng
hộ của nhân dân
1957 – 1964
• Ban Quân y miền Nam ra đời ở chiến khu Dương Minh
Châu, DS Hồ Thu làm trưởng tiểu ban dược
• Cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc đào tạo thành Dược sĩ
đại học, Dược sĩ trung học theo chủ trương của Bác sỹ
Phạm Ngọc Thạch – Bộ Trưởng Bộ Y tế
➢ 1960 gồm Dược sỹ Trương Vinh (nguyên Phó Giám đốc
Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh), Dược sỹ Võ Hữu Phi
(nguyên Giám đốc Sở Y tế Đồng Tháp), Dược sỹ Quách
Tích Hý (nguyên Giám đốc xí nghiệp Dược phẩm 3-2)
• Thành lập xưởng bào chế Nam Bộ do DS Nguyễn Hữu
Phi phụ trách và kho thuốc do Dược sỹ Lê Quang Huy
phụ trách
4. Giai đoạn V miền Nam
1964 – 1968
• 1964, được sự chi viện của nhân dân miền Bắc, miền Nam đã
đủ cán bộ chủ chốt nên về mặt tổ chức y tế đã tách riêng
Quân y và Dân y
• 06/1964, một đoàn Dược sỹ đại học và Dược sỹ trung học do
Dược sỹ Nguyễn Kim Phát (tức Dược sỹ Nguyễn Kim Hùng)
làm trưởng đoàn đã lên đường vào Nam
• DS Nguyễn Kim Phát được cử làm Trưởng Tiểu ban Dược
thuộc Ban Dân y
• Vào chiến khu Nam Trung Bộ để lại 5 Dược sỹ, số còn lại đi
tiếp vào chiến khu Dương Minh Châu lập Ban quân dân miền
Nam
4. Giai đoạn V miền Nam
1964 – 1968
❖ Vận chuyển và tiếp tế:
• Hàng từ miền Bắc vào: theo đường biển do DS Trương
Quang Vinh nhận từ Cà Mau chuyển lên theo đường bộ
• Hàng Pháp về: bằng đường hàng không qua sân bay
PnômPênh. Kho tàng do Dược sỹ Lê Quang Huy phụ trách.
Vận chuyển rất khó khăn do địch bắn phá rất dữ
• Đầu 1968, một Hội nghị Dược toàn miền Nam được tổ chức,
đánh dấu một bước trưởng thành của ngành Dược
• Các ban Quân y quân khu đã có Dược sỹ đại học và đã thành
lập các xưởng Quân Dược từ năm 1965
4. Giai đoạn V miền Nam
1964 – 1968
• Bệnh viện Quân khu và các đội điều trị của một số sư đoàn đã
có DSDH. Đầu năm 1967, Quân y trung đoàn và tỉnh đội đã có
Dược sỹ trung cấp, một số tỉnh đội đã có Dược sỹ đại học
• Đào tạo: Quân y sư đoàn và tỉnh đội phụ trách đào tạo Dược
tá. Trường Quân y trung học ở Nam Bộ và Quân khu 5 đào
tạo Dược sỹ trung học, khóa đầu tiên ra trường năm 1966.
Phân khoa Đại học được mở năm 1966, đào tạo DSDH
• Đội ngũ Quân y và Quân dược tăng rất nhanh và căn bản đã
đáp ứng được nhu cầu của chiến trường và xây dựng quân
đội (cứ 650 chiến sỹ có 1 Bác sỹ và cứ 7 Bác sỹ có một Dược
sỹ đại học và 3 Dược sỹ trung cấp).
• Sản xuất: thành lập Xưởng quân Dược năm 1965 và củng cố
tương đối hoàn chỉnh năm 1968, đã giải quyết cho khoảng
60% lượng thuốc cần dùng. Tập trung nghiên cứu các loại
thuốc có nguồn gốc dược liệu
4. Giai đoạn V miền Nam
1968 – 1972
• Ngày 01/11/1968, Mỹ phải tuyên bố chấm dứt không điều kiện
việc phá hoại miền Bắc và ngồi vào bàn Hội nghị Paris.
• Năm 1970, Mỹ làm đảo chính ở Campuchia.
• 1971, Mỹ mở chiến dịch hành quân đường số 4 Nam Lào
• Quân và dân ta ở cả hai miền đất nước đã chống trả quyết liệt
và nhất là đã đập tan được ý đồ tiêu diệt miền Bắc bằng cuộc
oanh kích 12 ngày đêm trên bầu trời Hà Nội, buộc Mỹ phải ký
Hiệp định Paris 17/01/1973, phải rút quân không điều kiện ra
khỏi miền Nam Việt Nam
4. Giai đoạn V miền Nam
1968 – 1972 Dân y
• Sản xuất: các cơ sở Dược đã phát triển lớn hơn và di chuyển
lên vùng gần biên giới, như xưởng Dược, hệ thống kho, …
• 1967, mở thí điểm đào tạo Dược sỹ trung học với 7 học sinh.
Từ 1968 – 1973, mỗi năm đều có mở khóa đào tạo DSTH
• Công tác nghiên cứu: được đẩy mạnh. Một số quy trình kỹ
thuật đã được xây dựng và áp dụng rộng rãi như pha chế
dung dịch đậu nành dùng cho hậu phẫu, pha chế các loại
thuốc từ động vật (địa long, mật ong, …). Tiểu ban Dược đã
giúp đỡ, xây dựng lại ngành Dược các tỉnh miền Đông vốn đã
bị tiêu diệt gần hết sau trận càn Johnson City.
• Để chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công tết Mậu Thân, Tiểu ban
Dược đã bố trí lại các trạm giao thông để nhận và chuyển
hàng: phân khu 1 xây dựng tủ thuốc ngay trong lòng nhân dân
ngoại thành Sài Gòn, phân khu 3 tổ chức nhiều kho thuốc ở
các xã ven thành phố, … kết hợp chặt chẽ với quân y để phục
vụ chiến đấu
4. Giai đoạn V miền Nam
1968 – 1972 Quân y
• Trong thời kỳ này chiến tranh ngày càng mở rộng về quy mô
và cường độ, số lượng thương bệnh binh gia tăng, cùng với
những khó khăn thường xuyên tác động, nhưng ngành Quân
dược đã cố gắng hết sức để đáp ứng những nhu cầu chủ yếu
cho các chiến trường dù bị địch bao vây, phong tỏa rất ngặt
nghèo, đánh phá quyết liệt đường vận chuyển thuốc men và
các cơ sở y tế.
• Trong cuộc tổng tấn công tết Mậu Thân, ta đã dùng nhiều
hình thức chiến đấu linh hoạt và độc đáo như chia nhỏ đội
phẫu thuật và kho thuốc theo các đơn vị bộ đội, dựa vào sự
giúp đỡ của nhân dân để triển khai công tác, cất giấu thương
binh. Các bệnh viện được ưu tiên về thuốc, trang thiết bị cho
chiến trường, kết hợp chặt chẽ với ngành Dược Dân y trong
việc cứu chữa các thương bệnh binh và phục vụ cho chiến
đấu
4. Giai đoạn V miền Nam
1973 – 1975 Dân y
• Ngoài số lượng cán bộ được đào tạo tại chỗ, còn có nhiều
cán bộ Dược từ miền Bắc vào tăng cường, trong đó có Dược
sỹ Trương Xuân Nam, Dược sỹ Bùi Quang Tùng. Ban Dân y
được công khai thành Bộ y tế - Thương binh và xã hội của
Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt
Nam.
• Tiểu ban Dược là Cục Quản lý Dược của Bộ Y tế - Thương
binh và xã hội do Dược sỹ Trương Xuân Nam phụ trách cùng
các phó tiểu ban:
- Dược sỹ Võ Hữu Phi phụ trách về sản xuất.
- Dược sỹ Võ Tấn Phong phụ trách về kho tàng, tiếp tế.
- Phó tiến sỹ Phan Anh phụ trách về nghiên cứu khoa học.
- Đồng chí Nguyễn Văn Én và Dược sỹ La tất Nghệ phụ trách
sản xuất Đông Dược.
4. Giai đoạn V miền Nam
1973 – 1975 Quân y
• Để chuẩn bị cho các trận đánh lớn giải phóng miền Nam,
phương hướng hoạt động của ngành Dược Quân y là:
- Phát huy lực lượng tại chỗ là chủ yếu, tích cực chi viện từ phía
sau lên khi cần thiết.
- Tổ chức hết sức gọn nhẹ, cơ động cao, bám sát đội hình chiến
đấu.
- Nêu cao kỹ thuật hợp đồng, đoàn kết giúp đỡ nhau nhằm phục
vụ thương binh làm đầu, sáng tạo, linh hoạt, kịp thời thành động.
- Tận dụng mọi phương tiện vận chuyển, lấy cơ giới làm chủ
yếu.
• Được hậu phương lớn chi viện và nhờ tổ chức sản xuất tại
chỗ, chiến trường đã có đủ thuốc dùng, có dự trữ thuốc và vật
tư chủ yếu. Các tuyến đại đội, tiểu đoàn chủ lực đã được đổi
mới trang bị. Các tuyến sau được bổ sung thêm phương tiện
chuyên khoa, cận lâm sàng..
4. Giai đoạn V miền Nam
• Quân y và Dân y đã được chuẩn bị tốt cho các trận đánh lớn:
đầu tiên là chiến dịch giải phóng Phước Long tháng 01/1975,
tiếp theo là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm
1975 gồm 3 chiến dịch quyết định:
- Chiến dịch Tây Nguyên, bắt đầu là trận Buôn Mê Thuột ngày
10/03/1975.
- Chiến dịch Trị Thiên – Đà Nẵng vào trung tuần tháng 03/1975.
- Tiếp đến là chiến dịch Hồ Chí Minh suốt 55 ngày đêm và kết
thúc ngày
• 30/04/1975 lịch sử.
• Sau khi giải phóng các đô thị, lực lượng ngành Dược do được
chuẩn bị từ trước đã nhanh chóng chiếm lĩnh được các cơ sở
về Dược của chính quyền cũ, triển khai việc sản xuất và cung
ứng thuốc nhanh chóng để phục vụ các nhiệm vụ tiếp theo
của cách mạng.
Giai đoạn sau 1975
Giai đoạn 1 (1975 – 1990): chủ yếu các doanh nghiệp nhà
nước, sức sản xuất không đáng kể. Do thuốc trong thời kỳ
nay khan hiếm nên tiêu chuẩn chất lượng thuốc trong sử
dụng chưa được chú trọng
Giai đoạn 2 (1990 – 2005): các nhà thuốc và các công ty
sản xuất thuốc phát triển rất nhanh, sản phẩm Dược đa
dạng, phong phú hơn. Dược quốc doanh theo chủ trương
cổ phần hóa của nhà nước.
Giai đoạn 3 (từ năm 2005 đến nay): các công ty Dược đẩy
mạnh quá trình nâng cấp tiêu chuẩn sản xuất lên GMP –
ASEAN, GMP – WHO, PIC/S, EU – GMP
Cảm ơn sự chú ý theo dõi của các bạn
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM VỀ CÔNG TÁC Y TẾ

ThS. Nguyễn Thị Xuân Liễu


Mục tiêu

• Trình bày các quan điểm của ĐCS VN về công tác y tế

• Vận dụng đường lối của Đảng trong việc học tập và
hành nghề sau khi ra trường
Nội dung
1. Gắn với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, với
hạnh phúc của nhân dân, ngành y tế phải phục vụ
cho sản xuất, đời sống và quốc phòng

2. Y tế phải kiên trì phương hướng dự phòng

3. Kết hợp chặt chẽ y dược học hiện đại và cổ truyền


để xây dựng nền y dược học Việt Nam
4. Dựa vào quần chúng, lấy tự lực làm chính đồng
thời mở rộng sự hợp tác quốc tế, củng cố và hoàn
thiện mạng lưới y tế nhân dân, phát triển nguồn
dược liệu trong nước, nhanh chóng xây dựng
ngành công nghiệp dược phẩm VN, xây dựng cơ sở
vật chất cho ngành

5. Thầy thuốc như mẹ hiền


1. Quan điểm I

• Sức khỏe là vốn quí nhất của mỗi con người và toàn
xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ tổ quốc

Cần phấn đấu để mọi người đều được quan tâm


chăm sóc sức khỏe
1. Quan điểm I

• Ở VN nền kinh tế thị trường nhưng theo định hướng


XHCN và có sự quản lí của Nhà nước

Không áp dụng mọi qui luật của thị trường trong


cung cấp dịch vụ y tế
1. Quan điểm I
• Vấn đề cần được giải đáp:

- Chưa công bằng trong tiếp cận

- Chưa công bằng trong khám chữa bệnh

• Cần chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, vùng


nghèo, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số,
miền núi, vùng sâu, vùng xa
2. Quan điểm II

• Dự phòng là mục tiêu của ngành y tế tiến bộ, việc


chăm sóc sức khỏe ban đầu và giải quyết vấn đề bệnh
tật cần dự phòng tích cực và chủ động

• Giáo dục về cảnh giác thuốc, tác hại không mong


muốn, sử dụng thuốc hiệu quả, hợp lí, an toàn, thực
hiện chính sách quốc gia về thuốc
2. Quan điểm II

• Qui hoạch lại ngành công nghiệp dược theo hướng


đầu tư chiều sâu

• Sắp xếp lại doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc
đạt GMP, cơ sở lưu thông phân phối đạt GSP, củng cố
hệ thống quản lí dược
3. Quan điểm III
• Việc kết hợp phải thông qua 3 bước:

- Chọn lọc

- Thừa kế

- Phát huy

• Với tinh thần khiêm tốn, trung thực và khoa


học
4. Quan điểm IV

• Sự nghiệp chăm sóc và tăng cường sức khỏe là trách


nhiệm của cộng đồng và mỗi người dân, là trách nhiệm của
các cấp Đảng, chính quyền, các đoàn thể và các tổ chức XH

• Cần nhận thức rõ tầm quan trọng của mạng lưới y tế cơ sở


và phát huy sức mạnh toàn dân tham gia vào hoạt động
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
4. Quan điểm IV
• Ưu tiên các dự án sản xuất nguyên liệu làm thuốc
nhất là các dự án sử dụng công nghệ cao, công nghệ
sinh học

• Chính sách thích hợp về đầu tư nước ngoài trong lĩnh


vực phân phối thuốc

• Đa dạng hóa các loại hình kinh doanh dược

• Tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và
thế giới
5. Quan điểm V

“Phải thương yêu chăm sóc người bệnh như chính


anh em ruột của mình, coi họ đau đớn cũng như mình
đau đớn, lương y như từ mẫu”

Hồ Chí Minh
Mục tiêu của ngành y tế
• Phòng chống dịch, vệ sinh môi thường, tiêm chủng và nâng cao
dinh dưỡng

• Phục hồi chức năng, bảo vệ bà mẹ trẻ em, sinh đẻ có kế hoạch

• Kết hợp đông tây y trong điều trị

• Quản lí sức khỏe, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời tại cơ sở

• Kiện toàn mạng lưới y tế tuyến cơ sở, tuyên truyền giáo dục
sức khỏe cho mọi người
Cảm ơn các bạn đã chú ý theo dõi
TỔ CHỨC NGÀNH Y TẾ VIỆT NAM

ThS. Nguyễn Thị Xuân Liễu


1. Nguyên tắc tổ chức
❖ Nguyên tắc 1: Tổ chức ngành y tế phải gắn liền với quan
điểm của ĐCS VN

➢ Phù hợp với nhu cầu của lịch sử từng giai đoạn

➢ Phòng bệnh hơn chữa bệnh

➢ Phối hợp đông tây y

➢ Từng bước hội nhập với thế giới bằng cách phát triển
ngành Dược

➢ Tăng cường y đức và dược đức


1. Nguyên tắc tổ chức
❖ Nguyên tắc 2: Tổ chức ngành y tế phải phù hợp với pháp
luật, Hiến pháp, Luật Hành chính và các luật liên quan

➢ Hiến pháp là cơ sở để hình thành, duy trì và phát triển hệ


thống pháp luật VN, trong đó có hệ thống pháp luật về y tế

➢ Cải tiến trong ban hành các văn bản quy phạm pháp luật

➢ Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về y tế


1. Nguyên tắc tổ chức
❖ Nguyên tắc 3: Tổ chức ngành y tế phải phù hợp với luật
Bảo vệ sức khỏe nhân dân và các đạo luật chuyên ngành

➢ Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân mang tính toàn diện, tổng
hợp tạo hành lang pháp

➢ Luật Dược 2016


1. Nguyên tắc tổ chức
❖ Nguyên tắc 4: Tổ chức ngành y tế phải đảm bảo việc
khám chữa bệnh cho nhân dân kịp thời và hiệu quả

➢ Mạng lưới y tế phải gần dân và rộng khắp từ thành thị đến
nông thôn, hải đảo và biên giới để đảm bảo sự bình đẳng
trong chăm sóc sức khỏe

➢ Mạng lưới y tế được chia thành nhiều tuyến và nhiều khu


vực dân cư để thuận tiện cho dân, đảm bảo thực hiện 10
nội dung CSSKBĐ và thực hiện các chương trình y tế
quốc gia
2. Cơ cấu tổ chức

• Tuyến trung ương

• Tuyến tỉnh

• Tuyến huyện

• Tuyến xã
2. Cơ cấu tổ chức tuyến trung ương
CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG CP

BỘ TRƯỞNG BYT

CÁC THỨ TRƯỞNG


TỔNG CỤC THANH TRA BYT
DÂN SỐ BYT

CÁC CỤC CHUYÊN


NGÀNH Quản lý nhà nước

CÁC VỤ CHUYÊN
Tham mưu
NGÀNH
2. Cơ cấu tổ chức tuyến trung ương
Các nhiệm vụ cơ bản của Bộ Y tế:
• Tham mưu cho chính phủ về công tác y tế
• Chỉ đạo toàn ngành thực hiện chức năng quản lý Nhà nước
• Lập kế hoạch xây dựng chính sách y tế
❖Các Cục chuyên ngành : Cục Y tế dự phòng, Cục phòng,
chống HIV/AIDS, Cục An toàn thực phẩm, Cục Quản lý môi
trường y tế, Cục KHCNvà Đào tạo, Cục Quản lý khám chữa
bệnh, Cục quản lý Y Dược cổ truyền, Cục Quản lý dược, Cục
Công nghệ thông tin, Tổng cục Dân số
2. Cơ cấu tổ chức tuyến trung ương
Cục Quản lý Dược : Drug Administration of Vietnam, DAV
Cục trưởng và các Phó Cục trưởng: Bộ trưởng BYT bổ nhiệm
Tổ chức bộ máy của Cục
• Văn phòng Cục; Phòng Kế hoạch - Tài chính
• Phòng Pháp chế; Phòng Đăng ký thuốc
• Phòng Quản lý kinh doanh dược;
• Phòng Quản lý chất lượng thuốc;
• Phòng Quản lý thông tin, quảng cáo thuốc;
• Phòng QL giá thuốc; Phòng QL mỹ phẩm
• Phòng Thanh tra dược, mỹ phẩm
2. Cơ cấu tổ chức tuyến trung ương
Nhiệm vụ, quyền hạn của DAV:
• Xây dựng pháp luật về dược, mỹ phẩm
• Dự án phát triển ngành Dược
• Văn bản hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật
• Công tác đăng ký lưu hành thuốc
• Thực hiện cấp, thu hồi giấy chứng nhận
• Công tác thử thuốc trên lâm sàng
• Công tác quản lý kinh doanh thuốc, hành nghề dược
• Công tác quản lý chất lượng thuốc
• Công tác quản lý thông tin, quảng cáo thuốc, cảnh giác dược
• Công tác quản lý giá thuốc, đấu thầu thuốc
2. Cơ cấu tổ chức tuyến trung ương
❖ Các Vụ chuyên ngành gồm có:
• Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng
• Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em
• Vụ trang thiết bị và công trình y tế
• Vụ Bảo hiểm y tế
• Vụ Kế hoạch – Tài chính (5 phòng)
• Vụ Tổ chức cán bộ
• Vụ Hợp tác quốc tế
• Vụ Pháp chế
2. Cơ cấu tổ chức tuyến trung ương
❖ Văn phòng Bộ (7 phòng): văn thư, hành chính, quản trị, tài
chính kế toán.... sắp xếp các công việc trong ngành y tế
❖ Thanh tra Bộ Y tế (5 phòng) có chức năng thanh tra việc
thực hiện pháp luật của các cá nhân và tổ chức
❖ Tổng cục Dân số và thực hiện việc kế hoạch hóa gia đình
có nhiệm vụ quản lý nhà nước về dân số hoạch hóa gia
đình về dân số trên toàn quốc
2. Cơ cấu tổ chức tuyến trung ương
Cơ quan y tế tuyến trung ương

• Hệ điều trị

• Viện

• Hệ đào tạo

• Hệ sản xuất, kinh doanh

• Hệ thông tin và truyền thông GDSK


2. Cơ cấu tổ chức tuyến trung ương
Hệ thống kiểm tra chất lượng
• Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương
• Viện Kiểm nghiệm thuốc thành phố Hồ Chí Minh
• Viện Kiểm định Quốc gia vắc xin và Sinh phẩm y tế
• Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc
gia
Các đơn vị sự nghiệp công lập đặc biệt
• Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo:Trường Cao
đẳng Dược Trung ương Hải Dương
• Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Trường
Cao đẳng nghề Kỹ thuật Thiết bị Y tế
2. Cơ cấu tổ chức tuyến tỉnh
UBND TỈNH BỘ Y TẾ

THANH TRA
BYT
CHỦ TỊCH UBND TỈNH

GIÁM ĐỐC SỞ Y TẾ
TỔNG CỤC
DSKHHGĐ

THANH TRA
CÁC PHÓ GĐ SỞ Y TẾ SYT
CHI CỤC
DSKHHGĐ

CÁC PHÒNG CHUYÊN


MÔN

VĂN PHÕNG
SỞ Y TẾ
2. Cơ cấu tổ chức tuyến tỉnh
Sở y tế chịu sự chỉ đạo UBND tỉnh

• Giúp cho GĐ SYT có các phó giám đốc

• Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm Giám đốc và Phó


Giám đốc SYT

• Không kiêm nhiệm Trưởng của đơn vị cấp dưới

• Khi Giám đốc vắng mặt, ủy nhiệm một Phó Giám


đốc điều hành các hoạt động của Sở
2. Cơ cấu tổ chức tuyến tỉnh
Tổ chức của Sở Y tế gồm:
• Văn phòng Thanh tra
• Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Kế hoạch - Tài
chính
• Phòng Nghiệp vụ Y Phòng Nghiệp vụ Dược
• Giám đốc SYT chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ
trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập Phòng Quản
lý hành nghề y dược tư nhân
• Số lượng tổ chức thuộc Sở Y tế không quá 07 phòng
2. Cơ cấu tổ chức tuyến tỉnh
Các cơ quan trực thuộc SYT:
• Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
• Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
• Cơ cấu tổ chức của Chi cục có không quá 03 phòng
• Lĩnh vực Pháp y: Trung tâm Pháp y;
• Lĩnh vực Giám định Y khoa: Trung tâm Giám định Y khoa
2. Cơ cấu tổ chức tuyến tỉnh
Các cơ sở thuộc SYT

BV trung tâm

• Hệ điều trị BV đa khoa khu vực

BV chuyên khoa

• Hệ đào tạo

• Hệ sản xuất, kinh doanh

• Các trung tâm kiểm nghiệm, TTGDSK


3. Cơ cấu tổ chức tuyến huyện
Cơ cấu thường thay đổi do VBQPPL. Gồm

• Phòng y tế huyện: chịu sự quản lý UBND huyện,


gồm trưởng phòng, không quá 02 phó

• Trung tâm y tế dự phòng: do Giám đốc SYT, sự


UBND huyện quản lý

➢ Dự phòng, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống


bệnh xã hội, an toàn vệ sinh thực phẩm, chăm sóc
sức khỏe sinh sản và TTGDSK
2. Cơ cấu tổ chức tuyến huyện
• Trung tâm Y tế dự phòng huyện:
➢ Giám đốc và các Phó Giám đốc
➢ Phòng hành chính tổng hợp; Phòng truyền thông
giáo dục sức khỏe
➢ Khoa Kiểm soát dịch bệnh, HIV/AIDS; Khoa An
toàn vệ sinh thực phẩm; Khoa Y tế công cộng;
Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản; Khoa Xét
nghiệm
2. Cơ cấu tổ chức tuyến xã
• Là cơ sở y tế đầu tuyến, do Gđốc TTYT và UBND
xã quản lý

• Nhân lực 4-8 người: BS đa khoa trường trạm, phó


trưởng trạm điều trị, cán bộ CSSKBĐ, cán bộ
quản lí bệnh xã hội, cán bộ dược

• Trưởng trạm, Phó Trưởng trạm do Giám đốc


TTYT huyện quyết định
Cảm ơn sự chú ý theo dõi của các bạn
NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
KHI THIẾT KẾ MỘT NGHIÊN CỨU
DƯỢC XÃ HỘI HỌC

Bộ môn Quản lý dược

1
Mục tiêu

1. Trình bày được hướng nghiên cứu chính của


Dược xã hội
2. Nắm được quy trình nghiên cứu một vấn đề
Dược xã hội.
3. Trình bày được các loại sai số thường gặp trong
nghiên cứu Dược xã hội và cách kiểm soát các sai
số

2
Hướng nghiên cứu

• Tác động của thuốc đối với xã hội


• Tác động của xã hội đối với sản xuất, sử dụng
thuốc

3
Tác động của thuốc đối với xã hội

• Tác động tích cực lên cộng đồng: tăng tuổi thọ,
giảm tỷ lệ tử vong (vaccine), mối quan hệ nam
nữ (thuốc tránh thai), nâng hy vọng sống (thuốc
mới)
• Bất cập: lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc ngoài
mục đích trị liệu

4
Tác động của xã hội đối với việc sx, sử dụng thuốc

• Cán bộ y tế
• Người dân

5
Tác động của xã hội đối với việc sx, sử dụng thuốc
Cán bộ y tế:

• Khách quan: chính sách QLD, quy định về kê


đơn, DMT, chính sách hỗ trợ giá thuốc, đặc điểm
nơi hoạt động, nơi đào tạo CBYT, sự phát triển
của CNTT, khoa học sức khỏe, đặc điểm BN
• Chủ quan: trình độ chuyên môn, kiến thức, kinh
nghiệm của Bác sỹ và Dược sỹ

6
Tác động của xã hội đối với việc sx, sử dụng thuốc
Người dân:

• giá thuốc
• quan điểm sử dụng thuốc
• tình trạng sức khỏe của BN
• chính sách bảo hiểm y tế
• trình độ văn hóa, tôn giáo, tĩn ngưỡng và kiến
thức về thuốc của người dân

7
Các yếu tố thường được quan tâm nghiên cứu

• Cơ cấu tuổi, giới tính dẫn đến sự khác nhau về


tổng cung và tổng cầu, ảnh hưởng nhu cầu sử
dụng thuốc
• Yếu tố giai cấp, tầng lớp ảnh hưởng đến nhận
thức trong đầu tư chăm sóc, nâng cao sức khỏe

8
Các yếu tố thường được quan tâm nghiên cứu

• Quy mô gia đình, điều kiện kinh tế


• Yếu tố văn hóa, giáo dục đến sự chủ động trong
CSSK
• Yếu tố an sinh xã hội: Bảo hiểm và phúc lợi càng
tốt, con người càng chủ động trong hành vi chăm
sóc sức khỏe của mình

9
Một số vấn đề quan tâm của dược xã hội trong thời
gian qua

✓ Những tiến bộ trong điều trị bằng thuốc.


✓ Nghiên cứu hiệu quả - nguy cơ trong sử dụng
thuốc
✓ Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu sử dụng thuốc
✓ Sử dụng tác dụng phụ thành tác dụng chính:
Viagra, thalidomide

10
Một số vấn đề quan tâm của dược xã hội trong thời
gian qua

✓ Xây dựng danh mục thiết yếu


✓ Giải pháp bình ổn giá thuốc
✓ Tác động của chiến lược marketing, thông tin
quảng cáo lên việc dùng thuốc.
✓ Tác động của chính sách y tế đến việc sử dụng
thuốc, phân phối bất hợp pháp TGN, HT
✓ Tác động của tôn giáo đối với việc sử dụng
thuốc 11
Một số vấn đề quan tâm của dược xã hội trong thời
gian qua

✓ Sự phối hợp giữa các CBYT để đảm bảo sử


dụng thuốc an toàn hiệu quả.
✓ Thực trạng việc chấp hành các Quy chế Dược
trong các lĩnh vực hành nghề Dược
✓ Tác động của yếu tố xã hội đối với thuốc mới.
✓ Sử dụng thuốc ngoài mục đích trị liệu.
✓ Lạm dụng thuốc hướng thần.
12
QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU MỘT VẤN ĐỀ DXH

✓ Xác định và làm rõ vấn đề cần nghiên cứu


✓ Xác định phương pháp nghiên cứu
✓ Xây dựng kế hoạch thực hiện nghiên cứu
✓ Thu thập và xử lý số liệu
✓ Kết quả và bàn luận

13
Xác định và làm rõ vấn đề nghiên cứu

✓ Làm rõ vấn đề cần nghiên cứu


✓ Tổng quan tài liệu (literature review): các
nghiên cứu trước đó (kết quả, hạn chế), hướng
phát triển bàn luận và so sánh với KQ nghiên
cứu của mình
✓ Đưa ra mục tiêu tổng quát (nhận diện qua tên
đề tài), hình thành giả thuyết nghiên cứu
14
Xác định và làm rõ vấn đề nghiên cứu
Tìm kiếm tài liệu

✓ Internet: trang điện tử, sử dụng từ khóa tìm


kiếm
✓ Chọn lọc thông tin gốc, thông tin mang tính khoa
học để tổng hợp thông tin
✓ Chú ý cơ quan chủ biên, ban biên tập, bản chất
của thông tin (bài báo, bài tổng hợp, văn bản
pháp luật); tính cập nhật của thông tin, thời gian
đăng bài 15
Xác định và làm rõ vấn đề nghiên cứu
Tìm kiếm tài liệu

✓ Medline: http://www..ncbi.nlm.nih.gov//
✓ http://duochoc.com.vn/
✓ http://www.yhth.vn/
✓ www.moh.gov.vn
✓ http://www.dav.gov.vn/
✓ http://vncdc.gov.vn/ (Cục Y tế dư phòng)
✓ http://vihema.gov.vn/ (Cục quản lý môi trường y tế)
✓ www.who.int/ (Các khuyến cáo về sức khỏe) 16
Xác định và làm rõ vấn đề nghiên cứu
Tìm kiếm tài liệu

✓ Sách tham khảo


✓ Văn bản pháp quy
✓ Kết quả của các NCKH cơ bản
✓ Phần mềm quản lý TLTK: Endnote, Mendeley
Zotero

17
Xác định phương pháp nghiên cứu

✓ Nghiên cứu mô tả
✓ Nghiên cứu phân tích
✓ Nghiên cứu thực nghiệm
Khi thiết kế nghiên cứu, chỉ nêu tên loại nghiên
cứu để người đọc có thể hiểu chính xác bản chất
của nghiên cứu được thực hiện

18
Xác định phương pháp nghiên cứu: Ví dụ

✓ mô tả hành vi, hiện tượng (sức khỏe, xã hội), nhu


cầu của cộng đồng: mô tả cắt ngang
✓ tìm nguyên nhân của một hiện tượng nghiên cứu
cắt ngang mang tính phân tích
✓ chứng minh sự tương quan giữa nguyên nhân và
kết quả theo dõi theo thời gian; hoặc đánh giá hiệu
quả của một biện pháp can thiệp (dùng thuốc):
nghiên cứu thực nghiệm
19
Xác định phương pháp nghiên cứu:

✓ Xác định đối tượng nghiên cứu


✓ Thu thập thông tin từ nguồn nào, bằng cách nào
➢ từ cơ sở hành chính: bệnh án, cơ sở dữ liệu BV,
báo cáo ADR, …
➢ Phiếu khảo sát
➢ Thực nghiệm
✓ Tổng hợp dữ liệu bằng phương pháp nào

20
Xây dựng kế hoạch thực hiện nghiên cứu

✓ Nhân sự: kỹ năng về thu thập thông tin; tổng hợp,


xử lý, phân tích số liệu; nhận biết và có hướng hạn
chế các tình huống có thể gây sai số
✓ Kinh phí

21
Trình tự xây dựng kế hoạch nghiên cứu

(1) Nêu các mục tiêu cụ thể của nghiên cứu


(2) Xác định từng phương pháp để thực hiện từng
mục tiêu
(3) Lập đề cương nghiên cứu
(4) Xác định các mốc thời gian thực hiện từng giai
đoạn chính của nghiên cứu.

22
Lưu ý khi tiến hành thu thập và xử lý dữ liệu

✓ Độ tin cậy của thông tin sẽ giảm dần từ thu thập


số liệu thông qua thông tin từ hồ sơ có sẵn, từ báo
cáo, đo các chỉ số, bộ câu hỏi khảo sát

23
Lưu ý khi tiến hành thu thập và xử lý dữ liệu

✓ Nhập và tổng hợp số liệu: nhập số liệu thô trước


(trung thực, nguyên bản)
✓ Số liệu liên quan cá nhân: không nhập tên, thay
bằng mã số
✓ Làm sạch dữ liệu: loại bỏ thông tin sai, vô lý, khắc
phục phần không có thông tin
✓ Thu thập TT từ câu hỏi mở: tổng kết, phân loại

24
Lưu ý khi tiến hành thu thập và xử lý dữ liệu

✓ Mã hóa dữ liệu (chuyển biến định lượng thành


biến phân loại, tính toán, chuyển biến tổng hợp,
…)

25
Lý giải và báo cáo kết quả

✓ Xử lý và phân tích dữ liệu


✓ Trình bày kết quả thành văn bản (poster, đăng tạp
chí, bài báo cáo hội nghị, luận văn, luận án)
✓ Bàn luận, so sánh với các nghiên cứu trước
✓ Kết luận, hướng phát triển

26
Lý giải và báo cáo kết quả

✓ Đòi hỏi kỹ năng nghiên cứu, soạn thảo văn bản, kỹ


năng trình bày dữ liệu (bảng, biểu), trình bày trước
đám đông và quản lý dữ liệu
✓ Không lạm dụng viết tắt, không viết tắt nếu số lần
sử dụng không nhiều, không thông dụng, nên giải
thích ở lần đầu sử dụng, lập DM chữ viết tắt

27
Lý giải và báo cáo kết quả
Nội dung báo cáo

✓ Đặt vấn đề, Mục tiêu nghiên cứu, Tổng quan tài
liệu, Phương pháp, Kết quả, Bàn luận, Kết luận
✓ Còn có thêm các phần phụ : Tóm tắt, Tài liệu tham
khảo, Lời cảm ơn nhà tài trợ, đơn vị nơi cung cấp
số liệu, người tham gia khảo sát, nhóm tham gia
nghiên cứu, Phụ lục, Mục lục, Danh mục (bảng,
hình, chữ viết tắt)
28
Các sai số thường gặp

✓ Sai số do thiết kế nghiên cứu không phù hợp


✓ Sai số do quá trình thu thập thông tin
✓ Sai số khi phân tích số liệu

29
Các sai số thường gặp
Sai số do thiết kế nghiên cứu không phù hợp

✓ Phương thức thu thập thông tin: Thu thập thông tin
mang tính đe dọa thông qua khảo sát trực tiếp;
Quan sát hành vi bằng Camera, quan sát trực tiếp;
Hỏi về kiến thức nhưng thiết kế câu hỏi online;
khảo sát yếu tố nguy cơ của một vấn đề sức khỏe
bằng nghiên cứu “bệnh chứng”; Thu thập các chỉ
số không trong tình trạng “bình thường”.
30
Các sai số thường gặp
Sai số do thiết kế nghiên cứu không phù hợp

✓ Yếu tố khảo sát: Người đạt tiêu chí nghiên cứu


nhưng không đồng ý tham gia; Người tham gia
nghiên cứu theo thời gian nhưng bỏ cuộc nửa
chừng; Một số người tham gia không trả lời đầy đủ
câu hỏi vì lý do đặc biệt; Người có hành vi tiêu cực
thường không đồng ý tham gia nghiên cứu; Người
khỏe mạnh có xu hướng đồng ý tham gia nghiên
cứu
31
Các sai số thường gặp
Sai số do thiết kế nghiên cứu không phù hợp

✓ Tiêu chí và phương pháp chọn mẫu


✓ Phương pháp đo lường: xét nghiệm các chỉ số
sinh hóa không cùng phương pháp, xét nghiệm
mẫu không thực hiện cùng một nơi

32
Các sai số thường gặp
Sai số do thu thập thông tin

✓ Công cụ đo lường không đồng nhất: nhiều cán bộ


khảo sát với trình độ khác nhau, không được đào
tạo về quy trình khảo sát, đặt câu hỏi thiếu khách
quan, đặt câu hỏi không giống nhau giữa nhóm
bệnh tật và nhóm so sánh

33
Các sai số thường gặp
Sai số do thu thập thông tin

✓ Câu hỏi thiết kế không phù hợp: câu hỏi không rõ


ràng, người hỏi giải thích thêm theo kỳ vọng của
mục tiêu nghiên cứu làm tác động đến câu trả lời,
đưa ra các phương án trả lời không phù hợp,
người trả lời tự đánh mò

34
Các sai số thường gặp
Sai số khi phân tích số liệu

Sự chênh lệch về số lượng giữa các nhóm được so


sánh

35
Hạn chế sai số

✓ Trong thiết kế nghiên cứu


✓ Trong thiết kế bảng hỏi

36
Hạn chế sai số
Trong thiết kế nghiên cứu

✓ Xác định rõ tiêu chí chọn mẫu


✓ Quy trình khảo sát thống nhất
✓ Lựa chọn công cụ đo lường cụ thể, chính xác và
có tính lặp lại, ưu tiên kỹ thuật phổ biến
✓ Cùng dụng cụ, cùng kỹ thuật đo lường, cùng nơi
thực hiện

37
Hạn chế sai số
Trong thiết kế bảng hỏi

✓ câu hỏi chuẩn hóa, là bảng hỏi đã được sử dụng


trên đối tượng nghiên cứu có cùng đặc điểm
✓ đảm bảo hạn chế tác động của người hỏi và người
trả lời đến kết quả
✓ thu thập số liệu bằng biện pháp “mù” (đơn, đôi, ba)
đối với người trả lời, người hỏi, người nhập số liệu
✓ thường không nên để người trả lời tự quản lý
phiếu tránh trường hợp được hỗ trợ trả lời 38
Hạn chế sai số
Trong thiết kế bảng hỏi

✓ xác định rõ: Phương thức trả lời là gì? (Phỏng vấn
trực tiếp? Phỏng vấn qua điện thoại? Gửi qua
đường bưu điện?); Cán bộ khảo sát là ai? Có cần
huấn luyện?; Đặc điểm của đối tượng được khảo
sát, hoàn cảnh nơi khảo sát?
✓ cần chọn tiêu chí đo lường khách quan

39
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Khoa Dược

MỘT VÀI VẤN ĐỀ SỬ DỤNG


THUỐC TRONG CỘNG
ĐỒNG
BM Quản lý dược

Thành phố Hồ Chí Minh - 2021


1. NGOÀI MỤC ĐÍCH TRỊ BỆNH
✓ British Medical Journal: 20 loại tình trạng không bệnh
• Tình trạng tuổi già
• Biểu hiện lão hóa (xệ mi mắt, nếp nhăn, hói, bạc tóc, xấu)
• Mang thai
• Bất hạnh
• Cô đơn
➢ Dùng thuốc ngoài mục đích điều trị bệnh vì phục vụ cho nhu
cầu làm đẹp, nhu cầu duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần

2
1. NGOÀI MỤC ĐÍCH TRỊ BỆNH
✓ Hiện tượng sử dụng thuốc không vì mục đích điều trị đã dẫn đến
nguy cơ mới trong y tế vì các tác dụng không mong muốn thường
ít được quan tâm và biết đến trong dân số
✓ Lạm dụng thuốc trên quy mô rộng và thành hiện tượng của xã hội
✓ Việc lạm dụng các thuốc không vì mục đích trị bệnh (doping trong
thể thao, thuốc hướng thần - gây nghiện tìm cảm giác khoái cảm,
dùng vitamin để có sức khỏe làm việc, …)
✓ Gây béo phì và thừa cân ở trẻ em (sibutramine- Sibutral)

3
1. NGOÀI MỤC ĐÍCH TRỊ BỆNH
✓ Cần phân biệt việc dùng thuốc không vì mục đích trị bệnh với điều
trị bằng phương pháp vi lượng đồng căn (Homeopathy)
• Sử dụng những chế phẩm được pha loãng mà những chế phẩm
này cũng gây ra các triệu chứng cho một người bình thường
giống như là triệu chứng chính của căn bệnh cần chữa gây ra
• Những bằng chứng khoa học cho rằng vi lượng đồng căn chỉ là
một giả dược nhằm lòng yên lòng bệnh nhân chứ nó không có tác
dụng chữa trị

4
2. SỬ DỤNG THUỐC HƯỚNG THẦN ĐỂ PHỤC HỒI, CỦNG
CỐ TINH THẦN
✓ Trong lĩnh vực tâm thần học, tình trạng sa sút tinh thần của một
người thường xảy ra khi các mối quan hệ trong xã hội của họ bị
rạn nứt, và tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến sự đau khổ,
buồn chán, ức chế về tinh thần và trong nhiều trường hợp có thể
dẫn đến tử vong
✓ Các nhà nghiên cứu cho rằng về bản chất con người không thể
làm chủ được nỗi buồn, sự đau khổ, sợ hãi, sự nhút nhát, ... và
những điều này thường là các nguyên nhân bệnh sinh, dẫn đến
việc phải sử dụng thuốc

5
2. SỬ DỤNG THUỐC HƯỚNG THẦN ĐỂ PHỤC HỒI, CỦNG
CỐ TINH THẦN
✓ Benzodiazepines: nhấn mạnh tính đa năng bỏ qua tác dụng
không mong muốn lên hệ thần kinh trung ương
• Gây buồn ngủ
• Sự lệ thuộc về tâm thần
• Hội chứng mất trí nhớ
• Duy trì tình trạng bệnh tâm thần
• Tăng nguy cơ té ngã (đặc biệt là ở người cao tuổi do dùng nhiều
thuốc trầm cảm)
• Thay đổi trong chức năng nhận thức

6
2. SỬ DỤNG THUỐC HƯỚNG THẦN ĐỂ PHỤC HỒI, CỦNG
CỐ TINH THẦN
✓ Các nước nói tiếng Pháp sử dụng thuốc chống trầm cảm để an
thần nhiều nhất thế giới
➢ Lạm dụng tại Pháp vì tỉ lệ sử dụng thuốc chống trầm cảm là 10-
12% khi tỉ lệ bệnh trầm cảm 4-5%
✓ Thông dụng ở người lớn tuổi (cứ 3 người ≥ 75 tuổi thì có 1 người
sử dụng benzodiazepines)
✓ Phụ nữ nhiều hơn nam giới
✓ Số người rơi vào tình trạng lo lắng trước 1950 và hiện tại không
có nhiều khác biệt nhưng gia tăng đáng kể về thị trường thuốc
chống trầm cảm

7
2. SỬ DỤNG THUỐC HƯỚNG THẦN ĐỂ PHỤC HỒI, CỦNG
CỐ TINH THẦN
✓ Nguyên nhân thường thấy dẫn đến việc sa sút tinh thần, và được
Bác sĩ chỉ định dùng thuốc trầm cảm tại các nước Châu Âu là nỗi
buồn do mất mát người thân, do khó khăn trong công việc, thất
nghiệp, khó khăn tài chính
✓ Phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan của Bác sĩ
✓ Kê đơn trong điều trị tình trạng sa sút tinh thần rất đa dạng
✓ Gia tăng việc kê đơn và tiêu thụ các thuốc chống trầm cảm những
năm gần đây (tỉ lệ tiêu thụ tăng gấp đôi tử năm 1980 đến năm
2000)

8
2. SỬ DỤNG THUỐC HƯỚNG THẦN ĐỂ PHỤC HỒI, CỦNG
CỐ TINH THẦN
✓ Mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa việc tăng tiêu thụ thuốc hướng thần
và tình trạng tội phạm và bạo lực xã hội
✓ Do tác dụng của thuốc làm gia tăng việc tự động hóa gây ức chế
✓ Tăng việc tiêu thụ thuốc an thần (benzodiazepine) lại có liên quan
đến tình trạng giảm đi sự “giúp đỡ, hỗ trợ" nhau trong xã hội
✓ Cần giúp mọi người thức rõ hậu quả trong việc chỉ định sử dụng
thuốc hướng thần, những vấn đề có thể xảy khi sử dụng trong
một thời gian dài, hậu quả gánh nặng về kinh tế, hậu quả xã hội
của thuốc. Cần nhấn mạnh việc yêu cầu chỉ định điều trị trong một
thời gian ngắn và hợp lý, đồng thời khẳng định quan điểm thuốc
không phải là giải pháp duy nhất để điều trị tình trạng sức khoẻ
9
3. SỬ DỤNG THUỐC NGOÀI HƯỚNG DẪN VÀ NHỮNG
TÁC ĐỘNG ĐẾN XÃ HỘI
✓ Sử dụng một thuốc ngoài hướng dẫn hay còn gọi là dùng thuốc
đó cho một số chỉ định không được ghi trong hồ sơ đăng ký thuốc
✓ Kiểm soát được việc chỉ định thuốc khi còn ở giai đoạn thử
nghiệm lâm sàng thông qua các điều kiện nghiêm ngặt
✓ Việc sử dụng thuốc có phù hợp với mục đích được cấp phép hay
không hoàn toàn phụ thuộc vào Cán bộ Y tế và người dân
✓ Việc chỉ định thuốc ngoài hướng dẫn là một việc làm hợp pháp ở
rất nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả những dược chất
được xếp vào nhóm opioid

10
3. SỬ DỤNG THUỐC NGOÀI HƯỚNG DẪN VÀ NHỮNG
TÁC ĐỘNG ĐẾN XÃ HỘI
✓ Có thể đầu tư và thử nghiệm lâm sàng trên các tác dụng phụ để
biến thành tác dụng chính và xin cấp phép lưu hành
✓ Trong phạm vi nghiên cứu của Dược xã hội, quan tâm đến việc
sử dụng thuốc ngoài hướng dẫn chưa được cấp phép
➢ Tác dụng phụ phát hiện nhờ vào hệ thống Dược cảnh giác
➢ Hãng dược phẩm nhận thấy hiệu quả và tính an toàn của tác
dụng phụ đó nhưng không đầu tư vào các nghiên cứu lâm sàng
mà FDA yêu cầu (do tốn kém thời gian và tiền bạc)
➢ Maketing, khuyến mãi kết hợp với những khóa đào tạo y học tiếp
nối quảng bá cho tác dụng phụ này

11
3. SỬ DỤNG THUỐC NGOÀI HƯỚNG DẪN VÀ NHỮNG
TÁC ĐỘNG ĐẾN XÃ HỘI
➢ Bác sĩ bằng kinh nghiệm và kiến thức y học sẽ có quyền tự do chỉ
định với nhiều mục đích khác nhau
➢ Thuốc tránh thai dùng để trị mụn và điều hòa kinh nguyệt
➢ Minoxidil trị tăng huyết áp nhưng hiện dùng để trị chứng rụng tóc
(nhờ giãn mạch tăng lượng máu đến vùng da đầu)
➢ Xác suất xảy ra tác dụng không mong muốn cho người sử dụng
trong một thời gian dài

12
4. TỰ ĐIỀU TRỊ

➢ Để chỉ việc một cá nhân tự chủ động sử dụng thuốc hoặc theo đề
nghị của những người không có chuyên môn Y tế, để điều trị bệnh
hoặc để cải thiện tình trạng sức khoẻ
➢ Thường là thuốc không kê đơn, dùng theo chỉ định hoặc sử dụng
thuốc ngoài hướng dẫn
➢ Thuốc phải kê đơn nhưng đơn thuốc cũ, hoặc dùng thuốc còn lại
➢ Như vậy về mặt lý thuyết thì tự điều trị là dựa trên hiểu biết cả
nhân về sức khỏe và chăm sóc Y tế, nó không liên quan tới việc
Dược sĩ trực tiếp hướng dẫn sử dụng thuốc

13
4. TỰ ĐIỀU TRỊ

❖ Đối với cộng đồng


➢ Bệnh mãn tính tăng, nhân lực y tế chưa đáp ứng đủ nhu cầu BN
➢ Tiết kiệm nguồn lực y tế, giảm chi phí của các chương trình chăm
sóc sức khỏe cộng đồng, giảm nghỉ việc do các bệnh nhẹ
➢ Tăng cường cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân
sống ở khu vực nông thôn hoặc từ xa
➢ Nhiều chính phủ đang ngày càng khuyến khích người dân tự điều
trị của bệnh nhẹ, bao gồm cả tự uống thuốc vì giúp giảm chi phí
điều trị, thời gian đi khám bác sĩ, thậm chí đôi khi nó có thể kịp
thời cứu được cuộc sống của bệnh nhân trong tình trạng nguy
kịch
14
4. TỰ ĐIỀU TRỊ

❖ Đối với người dân


➢ Được chấp nhận một cách rộng rãi
➢ Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin đã tạo điều kiện
cho người dân chủ động thu thập và cập nhật thông tin Y tế, nâng
cao kiến thức chung, tạo cơ sở cho việc tự điều trị được hiệu quả
➢ Thể hiện trách nhiệm đối với xã hội trong việc góp phần vào công
tác quản lý và chăm sóc sức khỏe cộng đồng

15
4. TỰ ĐIỀU TRỊ

❖ Yếu tố tác động


➢ Trình độ văn hoá, quan hệ xã hội
➢ Chính sách giáo dục sức khoẻ cộng đồng, chính sách bảo hiểm
➢ Thông tin quảng cáo truyền hình, ...
➢ Tại nước phát triển ít phổ biến hơn do việc hoàn trả tiền thuốc từ
bảo hiểm và quy định pháp lý về việc bán thuốc không theo đơn
➢ Thường thấy ở người mẹ mua thuốc cho con, người trẻ tuổi có xu
hướng tự điều trị cao hơn người trung niên trở lên
➢ Người già bị nhiều bệnh dùng nhiều thuốc nên ít tự điều trị
➢ Đa phần có “tủ thuốc gia đình” với những loại thuốc chính như
thuốc sát trùng, Paracetamol, kháng viêm, và thuốc trị tiêu chảy.
Chủ yếu người phụ nữ trong gia đình là người quản lý tủ thuốc 16
4. TỰ ĐIỀU TRỊ

❖ Rủi ro
➢ Tự chẩn đoán không chính xác nên lựa chọn điều trị bị sai
➢ Gặp phải tác dụng phụ hiếm gặp nhưng nặng, không nhận ra
phản ứng có hại của thuốc, sử dụng quá mức kéo dài dẫn đến
nguy cơ lệ thuộc và lạm dụng thuốc
➢ Sử dụng trong các trường hợp chống chỉ định, gặp tương tác
thuốc (ví dụ như nguy cơ tương tác thực phẩm và thuốc).
➢ Liều lượng không đủ hoặc quá nhiều, nhầm lẫn các hoạt chất
tương tự đã được thể hiện dưới một tên khác. Việc xuất hiện các
thuốc với tên thương mại khác nhau nhưng cùng hoạt chất chính
đã dẫn đến nguy cơ dùng thuốc quá liều cho trẻ nhỏ (ví dụ
paracetamol) 17
4. TỰ ĐIỀU TRỊ

❖ Rủi ro
➢ Bảo quản thuốc trong điều kiện không chính xác hoặc quá thời
hạn sử dụng được khuyến cáo, nhất là với các thuốc không phân
liều như thuốc nhỏ mắt, siro cho trẻ em, ...
➢ Một nguy cơ cho người dân trong tự điều trị là đôi khi vì muốn sử
dụng thuốc rẻ, họ mua thuốc kém chất lượng hoặc thuốc giả,
thông qua các kênh phân phối không hợp pháp

18
4. TỰ ĐIỀU TRỊ

✓ Không tốt sẽ làm lãng phí các nguồn lực y tế


✓ Tăng sức đề kháng của các mầm bệnh
✓ Gây hại sức khỏe nghiêm trọng cho người dùng thuốc
➢ Để việc điều trị được hiệu quả, đảm bảo an toàn cho người dân,
việc phổ biến kiến thức phải thường xuyên, cập nhật. Bản thân
người dân phải ý thức được vai trò của họ cũng như không nên
chủ quan trong việc tự điều trị, cần liên lạc với Cán bộ Y tế ngay
khi có những bất thường, không đợi đến khi vấn đề đã vượt quá
tầm kiểm soát thì họ mới đến gặp Cán bộ Y tế, đặc biệt là trong tự
điều trị cho trẻ em
➢ Chỉ nên dùng khi triệu chứng nhẹ, thông thường, ngắn hạn, và
phải tuân theo hướng dẫn sử dụng thuốc. 19
4. TỰ ĐIỀU TRỊ

❖ Chiến lược quốc gia cũng đã đưa ra các giải pháp về truyền thông
- giáo dục sức khoẻ nhằm tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc
sức khoẻ cho nhân dân trong giai đoạn 2010-2020 như sau:
✓ Kiện toàn mạng lưới, tổ chức hệ thống truyền thông - giáo dục
sức khỏe từ Trung Ương đến cơ sở. Tăng cường đào tạo nâng
cao năng lực, kỹ thuật chuyên sâu, chuyên ngành về truyền thông
- giảo dục sức khỏe cho các tuyến.
✓ Mở rộng và đa dạng hóa các hoạt động truyền thông để nâng cao
nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền và mọi người dân về
trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mình trong chăm sóc sức
khỏe với quan điểm “Mọi người vì sức khỏe”
20
4. TỰ ĐIỀU TRỊ

❖ Chiến lược quốc gia cũng đã đưa ra các giải pháp về truyền thông
- giáo dục sức khoẻ nhằm tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc
sức khoẻ cho nhân dân trong giai đoạn 2010-2020 như sau:
✓ Phát triển các mô hình truyền thông hiệu quả tại cộng đồng;
truyền thông thay đổi hành vi; xây dựng chương trình truyền
thông có hiệu quả và phù hợp với nhóm đối tương đích theo vùng
miền, địa phương, đáp ứng các yếu tố về văn hóa, giới và dân
tộc.
✓ Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức cho nhân dân về
lối sống, hành vi ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, chú trọng các
yếu tố liên quan đến các bệnh không lây nhiễm và lây nhiễm, dân
số - kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản 21
CHÍNH SÁCH THUỐC THIẾTYẾU

CỦA VIỆT NAM


NỘI DUNG BÀI HỌC

1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH DANH MỤC THUỐC THIẾT YẾU

2. KHÁI NIỆM VỀ THUỐC THIẾT YẾU

3. NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN THUỐC THIẾT YẾU

4. CẤU TẠO CỦA DANH MỤC THUỐC THIẾT YẾU LẦN THỨ VII

5. QUY ĐỊNH SỬ DỤNG DANH MỤC THUỐC THIẾT YẾU


QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH DM THUỐC THIẾT YẾU

1. THẾ GIỚI

- 1977 WHO thành lập “Tổ chuyên viên 1”  thành lập DM thuốc thiết
yếu (TTY) và DM này được công bố năm 1978 tại hội nghị AlmaAta

- 1979 thành lập “Tổ chuyên viên 2”  NV: chọn lọc các TTY dựa trên
DM TTY đã công bố và các yêu cầu thay đổi của ngành y tế ở các
nước tham gia  DM TTY mẫu gồm 250 loại thuốc

- 1982 thành lập “Tổ chuyên viên 3”  NV: nghiên cứu việc sử dụng TTY
của các nước  rút ra từ DM thuốc mẫu, một DM thuốc rút gọn, gồm
22 loại gọi là Thuốc tối cần (Vital Drugs)
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH DM THUỐC THIẾT YẾU

2. VIỆT NAM

-Đầu 60, DM “Thuốc tối thiểu cần thiết” đã được BYT xây dựng phù hợp

với mô hình bệnh tật, khả năng kĩ thuật của đội ngũ CBYT

- DM chia thành 4 cấp : xã, huyện, tỉnh, Trung ương

- 2-3 năm sửa đổi một lần

-Cuối những năm 70, qua việc áp dụng DM thuốc, ngành y tế nước ta đã

phát động được phong trào “Sử dụng thuốc hợp lý và an toàn”
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH DM THUỐC THIẾT YẾU

2. VIỆT NAM

-Đầu những năm 80, chúng ta đã được tham gia vào “Chương trình

hành động về các loại thuốc và vaccin chủ yếu” của WHO

- 1985 BYT Việt Nam đã công bố Danh mục thuốc thiết yếu lần I của

Việt Nam với định kỳ 5 năm sẽ được xem xét và điều chỉnh lại
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH DM THUỐC THIẾT YẾU

2. VIỆT NAM

Danh mục thuốc thiết yếu phải được rà soát, ban hành lại
theo chu kỳ 5 năm một lần và được thay thế bổ sung kịp thời
hàng năm nếu cần (1985, 1989, 1995, 1999, 2005, 2013,
2018).

THÔNG TƯ 19/2018
THÔNG TƯ BAN HÀNH DANH MỤC THUỐC THIẾT YẾU
ban hành ngày 30 tháng 8 năm 2018
2. KHÁI NIỆM THUỐC THIẾTYẾU

- Thuốc thiết yếu là:

+ Những thuốc cần thiết cho nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của đa số ND

+ Được đảm bảo bằng Chính sách thuốc quốc gia, gắn liền với nghiên
cứu, SX, PP thuốc với nhu cầu thực tế chăm sóc sức khoẻ của ND

+ Luôn sẵn có bất cứ lúc nào với chất lượng bảo đảm, đủ số lượng cần
thiết, dưới dạng bào chế thích hợp, an toàn, giá cả hợp lý

+ Đối với thuốc y học cổ truyền, phải giữ bản sắc, truyền thống dân tộc
DM TTY bao gồm

1. DM thuốc hoá dược, vaccin, sinh phẩm thiết yếu


2. DM thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu thiết yếu
+ TCT có xuất xứ thuộc DM bài thuốc CT được BYT công nhận,
miễn thử lâm sàng
+ Thuốc DL bao gồm thuốc DL đã được cấp giấy ĐK lưu hành tại
VN, trong thành phần chứa dược liệu có tên trong DM vị thuốc CT
thiết yếu
+ Thuốc theo DM thuốc CT đã được cấp giấy Đk lưu hành tại VN
ban hành kèm theo TT này
+ DM vị thuốc CT
DANH MỤC THUỐC THIẾT YÊU LẦN
THỨ VII

Nguyên tắc xây dựng Danh mục thuốc thiết yếu tân dược lần
VII

+ Dựa vào tiêu chí lựa chọn thuốc cụ thể, Kế thừa DMTTY
lần VI, tham khảo DM TTY hiện hành của WHO,

+Phù hợp với chính sách, pháp luật về dược, thực tế sử


dụng và khả năng bảo đảm cung ứng thuốc VN
DANH MỤC THUỐC THIẾT YÊU LẦN
THỨ VII

Nguyên tắc xây dựng Danh mục thuốc thiết yếu tân dược lần VII

- Quy định về cách ghi tên thuốc


+ Không ghi tên riêng của thuốc;
+ Thuốc hóa dược, sinh phẩm: ghi tên chung quốc tế;
+ Vắc xin ghi theo loại vắc xin hoặc tên thành phần của vắc xin
+ VTCT: ghi tên DL gồm tên Tiếng Việt + tên khoa học.
+ Thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền (trừ vị thuốc cổ truyền): được
ghi theo tên TV của từng thành phần dược liệu/ vị thuốc có trong
cùng công thức thuốc.
DANH MỤC THUỐC THIẾT YÊU LẦN THỨ VII

Tiêu chí lựa chọn thuốc đưa vào DM TTY

+ Tiêu chí chung

- Bảo đảm an toàn, hiệu quả cho người sử dụng;


- Đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đa số
nhân dân.
DANH MỤC THUỐC THIẾT YÊU LẦN THỨ VII

Tiêu chí lựa chọn thuốc đưa vào DM TTY

+ Tiêu chí cụ thể


- Thuốc hóa dược, sinh phẩm: ưu tiênthuốc đơn tp,
nếu là đa tp cm được sự kết hợp có lợi hơn khi dùng
từng thành phần riêng rẽ về tác dụng và độ an toàn;
- Vắc xin: ưu tiên vắc xin phục vụ chương trình tiêm
chủng mở rộng; vắc xin VN sản xuất được, được cấp
GPLH; vắc xin dùng cho các dịch lớn; vắc xin dùng để
phòng các bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng của
người sử dụng;
DANH MỤC THUỐC THIẾT YÊU LẦN THỨ VII

Tiêu chí lựa chọn thuốc đưa vào DM TTY

+ Tiêu chí cụ thể

- TCT (trừ vị TCT), ưu tiên lựa chọn:


+ Thuốc được sản xuất tại VN
+ Các chế phẩm thuộc đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ,
cấp tỉnh đã được nghiệm thu và cấp giấy ĐKLH
+ Các chế phẩm có xuất xứ từ danh mục bài thuốc cổ
truyền đã được BYT công nhận;
DANH MỤC THUỐC THIẾT YÊU LẦN THỨ VII

Tiêu chí lựa chọn thuốc đưa vào DM TTY

+ Tiêu chí cụ thể

- Vị thuốc cổ truyền ưu tiên lựa chọn:


+ Vị thuốc chế biến từ DL có trong DĐVN
+ Vị thuốc được chế biến từ DL đặc thù của địa phương
+ Vị thuốc được chế biến từ DL thuộc DM dược liệu được
nuôi trồng, thu hái trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị
và khả năng cung cấp;
SỬ DỤNG DANH MỤC THUỐC THIẾT YẾU

- Xây dựng thống nhất các chính sách của Nhà nước

- Sử dụng trong các hoạt động đào tạo, giảng dạy, hướng dẫn
sử dụng thuốc cho HS, SV

- Xây dựng danh mục thuốc thuộc phạm vi thanh toán của quỹ
bảo hiểm y tế.
SỬ DỤNG DANH MỤC THUỐC THIẾT YẾU

- Cơ sở để Hội đồng thuốc và điều trị xây dựng danh mục thuốc
sử dụng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

- Cơ sở để xây dựng Danh mục thuốc đấu thầu, Danh mục


thuốc đấu thầu tập trung, Danh mục thuốc được áp dụng hình
thức đàm phán giá.
- Phạm vi bán lẻ thuốc tại cơ sở bán lẻ là tủ thuốc trạm y tế xã,
bao gồm:
a) Thuốc có ký hiệu (*) / DMthuốc hóa dược, sinh phẩm thiết
yếu;
b) Toàn bộ thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền
thiết yếu
4. CẤU TẠO CỦA DM TTY LẦN THỨ VII

PL I

- Gồm 510 tên thuốc dùng cho 30 nhóm điều trị:


CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. So sánh sự khác biệt của danh mục thuốc thiết yếu và danh mục
thuốc chủ yếu
2. Nhận xét về sự phát triển của y dược học Việt Nam qua các thời kì: từ
Bắc thuộc, phong kiến, kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống
Mỹ
3. Nhận xét về tốc độ phát triển y dược học thế giới trong thời kì hiện
nay

You might also like