You are on page 1of 14

Bài 3: Phương Pháp Nhiệt luyện Ủ và Thường hoá

I. Giới thiệu
Ủ là một công nghệ bao gồm nung thép lên trên nhiệt độ tới hạn, giữ
nhiệt một thời gian để đồng đều hóa và các chuyển biến xảy ra hoàn
toàn, sau đó làm nguội chậm cùng lò.
Tính chất của ủ:
 Khi nung và giữ nhiệt, thép có chuyển biến Pearlite thành
Austenite, còn khi làm nguội chậm cùng lò sẽ có chuyển biến
Austenite thành Pearlite.
 Độ cứng thấp, độ dẻo cao.

Mục đích:

 Giảm độ cứng thép để dễ gia công cắt gọt, tăng độ dẻo để dễ


cán, kéo, dập ở trạng thái nguội.
 Làm đồng đều thành phần hóa học.
 Giảm hay làm mất ứng suất dư.
 Làm lớn hạt.
Thường hóa là phương pháp nhiệt luyện bao gồm nung nóng thép
đến trạng thái hoàn toàn là Austenit (cao hơn Ac3 hay Acm), giữ
nhiệt rồi làm nguội trong không khí tĩnh để Austenit phân hóa thành
tổ chức gần ổn định.
Nhiệt độ nung:
0
 Thép trước cùng tích: T tớihạn = Ac 3+(30−50 C) .
0
 Thép sau cùng tích: T tớihạn = Acm+(30−50 C ).
Mục đích:
 Giúp thép có độ cứng cao hơn, độ dẻo thấp hơn so với ủ để
phù hợp cho gia công cắt gọt.
 Làm nhỏ hạt thép (do nguội nhanh hơn ủ).
 Làm mất lưới XeII của thép sau cùng tích vì cơ tính rất xấu.
II. Thí nghiệm
II.1Cách sử dụng lò nung
Hình 2.1 và
hình 2.2:
Lò nung và
bộ điều
khiển

Bước 1:
Bật cầu dao điện.

Bước 2:
Bật nguồn cho lò bằng cách kéo cần gạt hướng lên (cần gạt nằm bên
trái bộ điều khiển).

Bước 3: Vặn công tắc ON/OFF theo chiều kim đồng hồ, tay cầm của
công tắc hướng xuống là đang tắt, tay cầm nằm ngang là đang bật.

Bước 4: Điều chỉnh nhiệt độ bằng nút tăng và giảm ở dưới màn hình
LED, khi đạt nhiệt độ yêu cầu, vặn nút OUT để lò nung bắt đầu khởi
động.

II.2Quy trình thí nghiệm


Đây là quy trình mẫu cho hai mẫu ủ và thường hóa ở nhiệt độ 860 và
nung trong 30 phút, các mẫu còn lại thực hiện theo quy trình tương
tự.

Bước 1: Khởi động lò, tăng nhiệt độ cho đến khi đạt 760 0C thì mở lò
ra cho 2 mẫu vào và đóng lò lại.

Bước 2: Nâng nhiệt độ lên 8600C và giữ nhiệt độ này trong vòng 30
phút.

Bước 3: Mở lò ra và lấy một mẫu để nguội ngoài không khí (Thường


hóa). Tắt lò, để mẫu còn lại trong lò cho đến khi nguội gần bằng nhiệt
độ phòng (Ủ).
Bước 4: Sau khi đã làm nguội xong cả hai mẫu, lấy bút xóa ghi lại
thông tin trên hai mẫu đến phân biệt.

Bước 5: Tiến hành đem mẫu đi mài nhẵn, đánh bóng và tẩm thực bề
mặt mẫu để tiến hành soi kim tương. Sau khi soi kim tương lại đem
mẫu đi mài nhẵn để đo độ cứng HRC.

III. Kết quả và Thảo luận


III.1Bảng kết quả đo độ cứng
Bảng đo độ cứng HRC

Nhóm
1 2 3 4 5 Kết quả
Mẫu

12 13 14 12 10

Trước nhiệt luyện 13 13 13 14 13 12,867 ± 0,274

13 14 13 14 12

9 9 9 10 9

8600C, 30 phút,
8 10 8 9 9 9,067 ± 0,153
trong lò (Ủ)

9 9 9 9 10

13 13 13 15 15
7600C, 30 phút,
không khí (Thường 14 13 14 14 14 13,867 ± 0,165
hóa)
14 14 14 14 14

14 17 14 17 17
8600C, 30 phút,
không khí (Thường 16 16 18 18 17 15,933 ± 0,396
hóa)
14 16 17 14 14

13 15 13 14 14
8600C, 60 phút,
không khí (Thường 15 14 14 15 15 14,133 ± 0,192
hóa)
14 13 14 15 14

16 15 15 16 15
9600C, 30 phút, 15,333 ± 0,126
không khí (Thường
15 15 15 16 16
hóa)

15 16 15 15 15

Bảng đo độ cứng Brinell

P = 3000 kg, D = 10 mm, time = 10 s

Lần đo Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5

d1 (mm) 4,565 4,481 4,468 4,384 4,342

Mẫu ủ 860 độ
d2 (mm) 4,452 4,453 4,557 4,427 4,236
C, 30 phút

d3 (mm) 4,572 4,556 4,534 4,563 4,483

Bảng đo độ cứng Brinell

P = 3000 kg, D = 10 mm, time = 10 s

Lần đo Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5

d1 (mm) 17,32 18,01 18,13 18,87 18,42

Mẫu ủ 860 độ
d2 (mm) 18,26 18,26 17,44 18,53 20,29
C, 30 phút

d3 (mm) 17,26 17,4 17,57 17,33 18

18.072
Trung bình

18.072±0.567
HB
III.2tổ chức tế vi các mẫu thí nghiệm

Hình 3.2.1 và 3.2.2: Ảnh tổ chức tế vi mẫu trước nhiệt luyện ở hai độ
phóng đại 150x (trái) và 600x (phải)
Hình 3.2.3 và 3.2.4: Ảnh tổ chức tế vi mẫu ủ ở hai độ phóng đại 150x
(trái) và 600x (phải)

Hình 3.2.5 và 3.2.6: Ảnh tổ chức tế vi mẫu thường hóa (860 0C, 30 phút,
không khí) ở hai độ phóng đại 60x (trái) và 150x (phải)
Hình 3.2.7 và 3.2.8: Ảnh tổ chức tế vi mẫu thường hóa (860 0C, 60 phút,
không khí) ở hai độ phóng đại 60x (trái) và 150x (phải)
Hình 3.2.9 và 3.2.10: Ảnh tổ chức tế vi mẫu thường hóa (960 0C, 30 phút,
không khí) ở hai độ phóng đại 150x (trái) và 300x (phải)

III.3So sánh các kết quả:

Phương
Lý thuyết Thực nghiệm So sánh
pháp

Mẫu ủ 860
độ C, 30
phút khá
giống với
Ủ lý thuyết
Thường Mẫu
hóa thường hóa
760 độ C,
30 phút có
khá nhiều
perlite và ít
ferrit hơn lí
thuyết

Mẫu
thường hóa
860 độ C,
30 phút
khá giống
với lý
thuyết

Mẫu
thường hóa
860 độ C,
60 phút có
các hạt
perlite to
và các hạt
ferrit nhỏ
hơn so với
lí thuyết
Mẫu
thường hóa
960 độ C,
30 phút có
các hạt
ferrit to
hơn lí
thuyết

Nhận xét:
Độ cứng:
Độ cứng của ủ giảm so với trước nhiệt luyện.
Độ cứng của các mẫu thường hóa đều tăng so với trước khi nhiệt
luyện.
Giữa các mẫu thường hóa:
-Mẫu 760 độ C, 30 phút là có độ cứng nhỏ nhất (13,867
HRC).
-Mẫu 860 độ C, 30 phút là có độ cứng lớn nhất (15,933
HRC).
-Mẫu 960 độ C, 30 phút (15,333 HRC) có độ cứng lớn hơn
mẫu 860 độ C, 60 phút (14,133 HRC).
Như vậy sau khi ủ thì độ cứng giảm so với mẫu trước nhiệt luyện
nhưng thường hóa lại có độ cứng lớn hơn mẫu trước nhiệt luyện.
Việc độ cứng của thường hóa lớn hơn so với trước nhiệt luyện là sai
so với lí thuyết, lí do có thể là do máy đo gặp vấn đề nên dẫn đến kết
quả đo sai.
Tổ chức tế vi:
Tổ chức tế vi của mẫu ủ có cấu trúc hạt khá đồng đều, trong tổ chức
tế vi vẫn còn nhiều ferrit và các hạt perlite bao xung quanh. Kích
thước các hạt ferrit và perlite tăng lên và kích thước của các hạt ferrit
tăng lên nhiều nhất.
Tổ chức tế vi của mẫu thường hóa 760 độ C, 30 phút và 860 độ C,
30 phút cũng giống với ủ là có các hạt khá đồng đều nhưng số lượng
perlite lại nhiều hơn ferrit.
Các mẫu thường hóa 760 độ C và 860 độ C, 30 phút thấy được kích
thước các hạt ferrit và perlite tăng lên không nhiều so với mẫu trước
nhiệt luyện.
Còn mẫu thường hóa 860 độ C, 60 phút có các hạt perlite to hơn so
với hai mẫu trên và cả mẫu trước nhiệt luyện.
Mẫu 960 độ C, 30 phút thì ngược lại nó có các hạt ferrit to hơn các
mẫu trước đó.
Tóm lại kích thước của cả pha “tối” và pha “sáng” đều tăng ở cả hai
phương pháp ủ và thường hóa.

IV. Kết luận

Trên lí thuyết thì độ cứng của thép C45 theo HRC là lớn xấp xỉ 23
HRC. Nhưng do máy đo của phòng thí nghiệm gặp vấn đề nên độ
cứng bị giảm rất nhiều dẫn tới độ cứng của mẫu trước nhiệt luyện lại
thấp hơn mẫu sau khi thường hóa.

Ủ và thường hóa tốn nhiều thời gian do quá trình tăng giảm nhiệt độ
trong lò để đạt yêu cầu và do việc ủ phải chờ cho mẫu được làm
nguội trong lò xuống đến nhiệt độ môi trường khác lâu, nhưng việc
xem cấu trúc tế vi và đo độ cứng thì khá là nhanh.

Cấu trúc tế vi của ủ và thường hóa 860 độ C, 30 phút là các mẫu


khá giống với lí thuyết nhất.

V. Tài liệu tham khảo


1. Gbtech, “ Các phương pháp nhiệt luyện trong gia công cơ khí”, công
ty cổ phần thương mại và phát triển công nghệ GB Việt Nam,
https://gbtech.com.vn/cac-phuong-phap-nhiet-luyen-trong-gia-cong-
co-khi#:~:text=%C4%90%E1%BB%8Bnh%20ngh%C4%A9a%3A
%20Th%C6%B0%E1%BB%9Dng%20h%C3%B3a%20l%C3%A0,t
%E1%BB%95%20ch%E1%BB%A9c%20g%E1%BA%A7n
%20%E1%BB%95n%20%C4%91%E1%BB%8Bnh.
2. MDPI, Influence of Steel Structure on Machinability by Abrasive
Water Jet,
https://www.mdpi.com/1996-1944/13/19/4424/htm
3. “Thực nghiệm xác định sự thay đổi độ cứng của thép C45 sau nhiệt
luyện”,
http://cokhi.saodo.edu.vn/uploads/news/2017_12/25-10-
2016_10.19.11thuc_nghiem_xac_dinh__su_thay_doi_do_cung_cua_t
hep_c45_sau_khi_nhiet_luyen.pdf

You might also like