Thảo luận lần 1 nhóm 4 CLC47F

You might also like

You are on page 1of 8

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÀI THẢO LUẬN MÔN LUẬT HÌNH SỰ PHẦN CHUNG


LẦN THỨ NHẤT

CỤM 1: LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LỚP CLC47F_NHÓM 4
Tên thành viên MSSV
Nguyễn Hoàng Phúc 2253801013143
Phạm Hà Trang 2253801014189
Trịnh Gia Phát Đạt 2253801015060
Nguyễn Ngọc Nhật Minh 2253801015173
Nguyễn Minh Quân 2253801015258

HỌC KỲ 2 – NĂM HỌC 2023 - 2024


MỤC LỤC
PHẦN NHẬN ĐỊNH.....................................................................................................1
2. Đối tượng điều chỉnh của Luật Hình sự là tất cả các quan hệ xã hội phát sinh
khi có một tội phạm được thực hiện.........................................................................1
5. Quan hệ pháp luật hình sự chỉ là quan hệ xã hội phát sinh giữa nhà nước và
người phạm tội khi có một tội phạm được thực hiện.............................................1
11. BLHS Việt Nam chỉ có hiệu lực áp dụng đối với hành vi phạm tội thực hiện
trên lãnh thổ Việt Nam..............................................................................................1
12. Một tội phạm chỉ được coi là thực hiện tại Việt Nam nếu tội phạm đó bắt
đầu và kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam...................................................................2
14. Nguyên tắc chi phối hiệu lực của BLHS đối với những hành vi phạm tội ở
ngoài lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam (Điều 6 BLHS) chỉ là nguyên tắc quốc
tịch chủ động..............................................................................................................2
16. Một số điều luật của BLHS năm 2015 được áp dụng đối với hành vi phạm
tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành..................................2
PHẦN BÀI TẬP............................................................................................................3
Bài tập 1:.....................................................................................................................3
Bài tập 4:.....................................................................................................................4
Bài tập 6:.....................................................................................................................4
Bài tập 8:.....................................................................................................................5
Bài tập 9:.....................................................................................................................5
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLHS Bộ luật Hình sự


PHẦN NHẬN ĐỊNH
2. Đối tượng điều chỉnh của Luật Hình sự là tất cả các quan hệ xã hội phát sinh
khi có một tội phạm được thực hiện.
- Nhận định sai.
- Vì đối tượng điều chỉnh của Luật Hình sự là quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà
nước và người phạm tội khi người này thực hiện tội phạm. Còn các quan hệ xã
hội cần thiết cho xã hội được các ngành khác điều chỉnh như quan hệ sở hữu
được ngành luật dân sự điều chỉnh, quan hệ vợ chồng được luật hôn nhân và gia
đình điều chỉnh... đều không phải là đối tượng điều chỉnh của ngành luật Hình
sự nhưng có thể là đối tượng bảo vệ của ngành luật hình sự khi bị xâm hại ở
mức độ nhất định.
5. Quan hệ pháp luật hình sự chỉ là quan hệ xã hội phát sinh giữa nhà nước và
người phạm tội khi có một tội phạm được thực hiện.
- Nhận định sai.

- CSPL: Điều 2 BLHS 2015.


- Vì quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và
người phạm tội khi có một tội phạm được thực hiện. Ngoài ra, còn có pháp
nhân thương mại phạm tội khi có một tội phạm được thực hiện, chứ không chỉ
là quan hệ xã hội giữa Nhà nước và người phạm tội khi có một tội phạm được
thực hiện.
11. BLHS Việt Nam chỉ có hiệu lực áp dụng đối với hành vi phạm tội thực hiện
trên lãnh thổ Việt Nam.
- Nhận định sai.

- CSPL: Điều 6 BLHS 2015.


- Vì BLHS Việt Nam vẫn có hiệu lực áp dụng đối với các hành vi phạm tội ở
ngoài lãnh thổ Việt Nam thuộc được quy định tại Điều 6 BLHS 2015. Cụ thể là
công dân Việt Nam và pháp nhân thương mại Việt Nam có thể bị truy cứu trách
nhiệm hình sự nếu có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt nam mà BLHS
2015 quy định là tội phạm. Bên cạnh đó, người nước ngoài, pháp nhân thương
mại nước ngoài phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng có thể bị truy cứu trách
nhiệm hình sự theo quy định của BLHS 2015 nếu hành vi phạm tội xâm phạm
quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc xâm hại tới lợi ích của
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngoài ra còn 1 số trường hợp khác

1
cũng được quy định tại Điều 6 BLHS 2015 quy định về hiệu lực của BLHS
2015 đối với các hành vi phạm tội ngoài lãnh thổ. Vậy, BLHS 2015 Việt Nam
không chỉ có hiệu lực áp dụng đối với hành vi phạm tội trong lãnh thổ mà còn
có hiệu lực với 1 số các trường hợp phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam.
12. Một tội phạm chỉ được coi là thực hiện tại Việt Nam nếu tội phạm đó bắt đầu
và kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam.
- Nhận định sai.

- Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 5 BLHS 2015.


- Vì một tội phạm chỉ được coi là thực hiện tại Việt Nam khi tội phạm đó có hành vi
phạm tội thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, nghĩa là tội phạm đó có thể được thực hiện
trọn vẹn trên lãnh thổ Việt Nam hoặc bắt đầu hoặc diễn ra hoặc kết thúc trên lãnh thổ
Việt Nam. Từ đó ta thấy không phải tội phạm nào cũng chỉ được coi là thực hiện tại
Việt Nam nếu tội phạm đó bắt đầu và kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam.
14. Nguyên tắc chi phối hiệu lực của BLHS đối với những hành vi phạm tội ở
ngoài lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam (Điều 6 BLHS) chỉ là nguyên tắc quốc
tịch chủ động.
- Nhận định sai.

- Vì nguyên tắc chi phối hiệu lực của khoản 1 Điều 6 BLHS 2015 là nguyên tắc
quốc tịch chủ động do công dân hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam có hành
vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam thì có thể bị truy cứu
trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của BLHS 2015 (công dân của
nước mình có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ quốc gia). Còn nguyên tắc chi
phối hiệu lực của khoản 2 Điều 6 BLHS 2015 là nguyên tắc quốc tịch thụ động
do người nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam
nhưng có hành vi phạm tội xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt
Nam hoặc xâm hại đến lợi ích của quốc gia. Do đó nguyên tắc chi phối hiệu lực
của BLHS đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước CHXHCN
Việt Nam (Điều 6 BLHS) là nguyên tắc quốc tịch bao gồm cả nguyên tắc quốc
tịch chủ động và nguyên tắc quốc tịch thụ động.
16. Một số điều luật của BLHS năm 2015 được áp dụng đối với hành vi phạm tội
đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.
- Nhận định đúng.
- CSPL: khoản 3 Điều 7 BLHS 2015.

“Điều 7. Hiệu lực của Bộ luật Hình sự về thời gian


2
….
3. Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng,
quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở
rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách
nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có
điều kiện, xóa án tích và quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì
được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật
đó có hiệu lực thi hành.”

- Vì căn cứ theo khoản 3 Điều 7 BLHS 2015 thì các điều luật nêu trên và các
điều luật khác có lợi cho người phạm tội thì được áp dụng đối với hành vi phạm
tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.

PHẦN BÀI TẬP


Bài tập 1:
1. Quan hệ nào là quan hệ pháp luật hình sự? Tại sao?
- Quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ giữa A và Tòa án khi A bị Tòa án tuyên
phạt 1 năm về việc gây thương tích cho B
- Bởi vì quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ giữa có hai bên chủ thể tham gia:
một bên là Nhà nước và một bên là người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại
phạm tội với những quyền và nghĩa vụ pháp lý khác nhau. Vậy ở trường hợp
này việc A bị Tòa án tuyên phạt về việc gây thương tích đã làm nảy sinh quan
hệ giữa A và Nhà nước và quan hệ đó được coi là quan hệ pháp luật hình sự
2. Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án này là gì?
- Sự kiện pháp lý: là việc A đã đánh B bị thương tích với tỷ lệ tổn thương cơ thể
là 30%
3. A có thể nhờ người khác tham gia quan hệ pháp luật hình sự thay mình được
không? Tại sao?
- A không thể nhờ người khác tham gia quan hệ pháp luật hình sự thay mình
được vì quan hệ giữa A và Nhà nước là quan hệ pháp luật hình sự nên A phải tự
mình tham gia và chịu trách nhiệm với hành vi của mình. Theo tinh thần của Bộ
luật hình sự, thì việc quy định các chế tài xử lý là nhằm mục đích răn đe, giáo
dục người có hành vi phạm tội. Do vậy, nếu như cho phép người khác nhận tội

3
thay mình thì không thể hiện đúng bản chất, mục đích của việc ban hành Bộ
luật hình sự.
4. Quyền và nghĩa vụ pháp lý của A trong quan hệ pháp luật hình sự?
- Quyền của A là:
 Quyền khiếu nại Tòa án xem xét lại các tình tiết và quyết định.
 Quyền tự bào chữa hoặc có người bào chữa thay cho mình.
- Nghĩa vụ của A là:
 Phải chấp hành các quyết định và mệnh lệnh do Tòa án tuyên.
Bài tập 4:
- Điều 157: Quy định viện dẫn vì nó dẫn tới một điều luật của BLHS hay một văn
bản quy phạm pháp luật.
- Điều 168: Quy định mô tả vì nó mô tả tên hành vi phạm tội và các hành động
dẫn tới hành vi phạm tội đó.
- Điều 260: Quy định viện dẫn vì nó dẫn tới các điều luật quy định ở bộ luật giao
thông khác, quy định các cách thức xử phạt đối với tội phạm ở BLHS.
Bài tập 6:
1. Hành vi phạm tội của Sổn T có được coi là hành vi thực hiện trên lãnh thổ Việt
Nam. Vì: hành vi của Sổm T tuy không diễn ra hoàn toàn ở trên lãnh thổ Việt
Nam nhưng có 1 phần của hành vi được diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam. Cụ thể
là việc giao dịch diễn ra tại tỉnh Sơn La. Căn cứ theo Khoản 1, Điều 5 BLHS
2015 thì đây là hành vi được xác định là hành vi phạm tội diễn ra trong lãnh thổ
Việt Nam.
2. BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi phạm tội của Sổm T. Vì
như đã xác định ở trên, hành vi của Sổm T là hành vi phạm tội diễn ra trên lãnh
thổ Việt nam. Căn cứ theo Khoản 1, Điều 5 BLHS 2015 thì BLHS Việt Nam có
hiệu lực áp dụng với mọi hành vi phạm tội diễn ra trên lãnh thổ.
3. Giả sử, nếu cơ quan chức năng bắt được người đàn ông Việt Nam thì BLHS
Việt nam sẽ có hiệu lực áp dụng đối với người này. Vì, hành vi mua bán trái
phép chất ma tuý của người đàn ông là hành phạm tội diễn ra trên lãnh thổ Việt
Nam. Căn cứ theo Khoản 1, Điều 5 BLHS 2015 thì BLHS Việt nam sẽ có hiệu
lực áp dụng với người này.

4
Bài tập 8:
1. Điều luật quy định “hình phạt nặng hơn” là Điều 133 BLHS năm 1999. Điều
133 BLHS năm 1999 có khung hình phạt cao nhất là tử hình, trong khi Điều
168 BLHS năm 2015 chỉ có khung hình phạt cao nhất là chung thân.
2. CSPL: khoản 3 Điều 7 BLHS 2015
Vì khung hình phạt cao nhất của Điều 133 BLHS 1999 là tử hình còn khung
hình phạt cao nhất của BLHS 2015 là chung thân nhẹ hơn BLHS 1999 nên căn
cứ theo khoản 3 Điều 7 BLHS 2015 thì điều luật quy định một hình phạt nhẹ
hơn có lợi cho người phạm tội thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã
thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành. Do đó, đối với hành vi
phạm tội xảy ra trước ngày BLHS 2015 có hiệu lực nhưng sau đó mới đem ra
xét xử thì ta áp dụng Điều 168 BLHS 2015.
Bài tập 9:
1. Đối với hành vi X, BLHS năm 1999 quy định là tội phạm nhưng BLHS năm
2015 đã bỏ tội danh này.
- Với trường hợp này, BLHS 2015 đã bỏ tội danh tức là điều luật của BLHS 2015
đã xoá bỏ đi một tội phạm, hoàn toàn có lợi cho người phạm tội nên sẽ áp dụng
BLHS 2015 cụ thể tại khoản 3 Điều 7 BLHS 2015 quy định điều luật xoá bỏ
một tội phạm thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi
điều luật đó có hiệu lực thi hành.
- CSPL; khoản 3 Điều 7 BLHS 2015.
2. Đối với hành vi X, BLHS năm 1999 quy định là tội phạm với hình phạt nhẹ hơn
quy định của BLHS 2015.
- Với trường hợp này, BLHS năm 1999 quy định là tội phạm nhưng với hình phạt
nhẹ hơn với quy định của BLHS 2015 có nghĩa là nếu theo quy định của BLHS
2015 thì hình phạt sẽ nặng hơn và không có lợi cho người phạm tội nên chúng
ta sẽ áp dụng BLHS 1999 cụ thể tại khoản 2 Điều 7 BLHS 2015 quy định điều
luật quy định một hình phạt nặng hơn thì không được áp dụng đối với hành vi
phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.

You might also like