You are on page 1of 14

1. Đối với doanh nghiệp tư nhân thì nên chọn hình thức nào?

(hình thức mua sắm


trực tiếp hay là chỉ định thầu)
Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu
Một là, lập hồ sơ yêu cầu: Việc lập hồ sơ yêu cầu phải căn cứ theo quy định tại
Khoản 1 Điều 12 của Nghị định này. Hồ sơ yêu cầu bao gồm các nội dung thông
tin tóm tắt về dự án, gói thầu; yêu cầu nhà thầu cập nhật thông tin về năng lực; yêu
cầu về tiến độ cung cấp và cam kết cung cấp hàng hóa bảo đảm kỹ thuật, chất
lượng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu trước đó; yêu cầu về đơn giá của hàng hóa.
Trường hợp hàng hóa thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp là một trong nhiều
loại hàng hóa thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó thì quy mô của
hàng hóa áp dụng mua sắm trực tiếp phải nhỏ hơn 130% quy mô của hàng hóa
cùng loại thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó.
Hai là, hồ sơ yêu cầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 105 của Nghị
định này trước khi phê duyệt.
Ba là, việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê
duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu.
Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu
Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho nhà thầu đã được lựa chọn trước đó. Trường
hợp nhà thầu này không có khả năng tiếp tục thực hiện gói thầu mua sắm trực tiếp
thì phát hành hồ sơ yêu cầu cho nhà thầu khác nếu nhà thầu này đáp ứng quy định
tại Khoản 3 Điều 24 của Luật Đấu thầu.
Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu.

Bước 3: Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu
Một là, đánh giá hồ sơ đề xuất:
+Kiểm tra các nội dung về kỹ thuật và đơn giá.
+Cập nhật thông tin về năng lực của nhà thầu.
+Đánh giá tiến độ thực hiện, biện pháp cung cấp hàng hóa, giải pháp kỹ thuật và
biện pháp tổ chức thực hiện gói thầu.
+Các nội dung khác (nếu có).
Hai là, trong quá trình đánh giá, bên mời thầu mời nhà thầu đến thương thảo, làm
rõ các nội dung thông tin cần thiết của hồ sơ đề xuất nhằm chứng minh sự đáp ứng
của nhà thầu theo yêu cầu về năng lực, tiến độ, chất lượng, giải pháp kỹ thuật và
biện pháp tổ chức thực hiện gói thầu.
Ba là, bên mời thầu phải bảo đảm đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp
dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng
thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó, đồng thời phù hợp với giá cả thị
trường tại thời điểm thương thảo hợp đồng.
Bước 4: Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả mua sắm trực tiếp
Kết quả lựa chọn nhà thầu phải được, thẩm định theo quy định tại Khoản 1 và
Khoản 4 Điều 106 của Nghị định này trước khi phê duyệt.
Việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình
phê duyệt và báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu.
Kết quả lựa chọn nhà thầu phải được thông báo bằng văn bản cho tất cả các nhà
thầu tham gia nộp hồ sơ đề xuất và công khai theo quy định tại Điểm d Khoản 1
Điều 7 và Điểm c Khoản 1 hoặc Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này.
Bước 5: Hoàn thiện và ký kết hợp đồng
Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả mua
sắm trực tiếp, biên bản thương thảo hợp đồng, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ đề xuất và các
tài liệu liên quan khác.

2. Doanh nghiệp tư nhân nên chọn hình thức chỉ định thầu hay hình thức mua
sắm trực tiếp?
Quyết định giữa việc chỉ định thầu hay mua sắp trực tiếp phụ thuộc vào nhiều yếu
tố, bao gồm quy mô của doanh nghiệp, loại hình kinh doanh, ngành nghề, và chiến
lược tài chính. Dưới đây là một số lợi ích và nhược điểm của cả hai hình thức:
Chỉ định thầu:
Lợi ích:
 Cạnh tranh: Quá trình đấu thầu tạo cơ hội cho doanh nghiệp để nhận được giá tốt
nhất từ các nhà cung cấp khác nhau.
 Chọn lựa đa dạng: Do có nhiều đối tác cung cấp, doanh nghiệp có thể chọn lựa
giữa các chất lượng và giá cả khác nhau.
Nhược điểm:
Thời gian và chi phí: Quá trình đấu thầu có thể tốn kém về thời gian và chi phí.
Phức tạp: Quản lý mối quan hệ với nhiều đối tác cung cấp có thể phức tạp.
Mua sắp trực tiếp:
Lợi ích:
 Tiết kiệm thời gian: Quyết định mua sắp trực tiếp có thể giảm bớt thời gian so với
quá trình đấu thầu.
 Quản lý đơn giản: Giao dịch trực tiếp với một nhà cung cấp có thể giảm độ phức
tạp của quá trình mua sắm.
Nhược điểm:
 Thiếu cạnh tranh: Việc không có quá trình đấu thầu có thể làm giảm cơ hội để đạt
được giá tốt nhất.
 Rủi ro độc quyền: Phụ thuộc vào một nhà cung cấp có thể tăng rủi ro nếu có vấn
đề với họ.
 Quyết định cuối cùng phụ thuộc vào các yếu tố cụ thể của doanh nghiệp và
môi trường kinh doanh. Một số doanh nghiệp có thể ưa chuộng sự linh hoạt
và cạnh tranh của quá trình đấu thầu, trong khi những doanh nghiệp khác có
thể ưa chuộng sự đơn giản và tiết kiệm thời gian của mua sắp trực tiếp.
Ví dụ cụ thể:
Đối với quy mô của doanh nghiệp tư nhân:
 Nhỏ hoặc quy mô tư nhân: Doanh nghiệp tư nhân thường có quy mô nhỏ hơn, và
trong trường hợp này, mua sắm trực tiếp có thể là lựa chọn hợp lý vì nó đơn giản
và tiết kiệm thời gian.
Đối với khả năng đàm phán và mối quan hệ với nhà cung cấp:
 Khả năng đàm phán tốt: Nếu doanh nghiệp tư nhân có khả năng đàm phán giá tốt
và có mối quan hệ tốt với nhà cung cấp, mua sắm trực tiếp có thể mang lại giá trị
tốt hơn.
 Mối quan hệ đối tác lâu dài: Nếu mối quan hệ với nhà cung cấp là quan trọng, chỉ
định thầu có thể giúp xây dựng mối quan hệ lâu dài với những đối tác đáng tin
cậy.

CÂU 2: Các hình thức của đâu thầu. Hãy so sánh hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu
hạn chế?
 Xác định, phân biệt đầu thầu rộng rãi/ đấu thầu hạn chế
Đấu thầu rộng rãi ( điều 20 Luật đấu Đấu thầu hạn chế ( Điều 21 Luật đấu
thầu 2013): thầu 2013):

Đặc  Hình thức đấu thầu rộng rãi là  Hình thức đấu thầu hạn chế là hình
trưng hình thức lựa chọn không hạn chế thức chỉ có một số nhà thầu nhất
số lượng nhà thầu tham dự. định được mời tham dự. Bên mời
 Đây là hình thức lựa chọn nhà thầu chỉ hạn chế số lượng nhất
thầu có tính cạnh tranh cao nhất. định nhà thầu để tham dự thầu,
 Để đảm bảo tính cạnh tranh, công những nhà thầu này phải đáp ứng
bằng, minh bạch trong đấu thầu một số yêu cầu của gói thầu như
rộng rãi, pháp luật đấu thầu quy tính chất kỹ thuật, quy mô và điều
định khi thực hiện đấu thầu rộng kiện thực hiện.
rãi bên mời thầu cần thực hiện  Được áp dụng trong trường hợp
những yêu cầu sau: gói thầu có yêu cầu cao về kỹ
• Bên mời thầu phải đăng tải thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù
thông báo mời thầu trên Báo mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng
Đấu thầu và trang thông tin yêu cầu của gói thầu
điện tử về đấu thầu trước khi
phát hành HSMT;
• Bên mời thầu phải cung cấp
HSMT cho tất cả các nhà thầu
có nhu cầu tham gia đấu thầu
đến trước thời điểm đóng thầu;
• Trong HSMT không được nêu
bất cứ điều kiện nào nhằm hạn
chế sự tham gia của các nhà
thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho
một hoặc một số nhà thầu gây
ra sự cạnh tranh không bình
đẳng;

Điều  Áp dụng đối với các gói thầu có Áp dụng trong các trường hợp :
kiện áp tính chất kỹ thuật không phức tạp,  Theo yêu cầu của nhà tài trợ
dụng giá trị không lớn và điều kiện thực nước ngoài đối với nguồn vốn
hiện không có gì đặc biệt, nhiều sử dụng cho gói thầu
nhà thầu có khả năng đáp ứng các  Gói thầu có yêu cầu về kỹ
yêu cầu của gói thầu thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc
thù, gói thầu có tính chất
nghiên cứu, thử nghiệm mà chỉ
có một số nhà thầu có khả năng
đáp ứng yêu cầu của gói thầu
Yêu  Trước khi phát hành hồ sơ mời  Khi thực hiện đấu thầu hạn
cầu về thầu, bên mời thầu phải thông báo chế, phải mời tối thiểu 03 nhà
thực mời thầu để các nhà thầu biết thầu được xác định là có đủ
hiện thông tin tham dự năng lực và kinh nghiệm tham
 Bên mời thầu phải cung cấp hồ sơ gia đấu thầu và chủ đầu tư là
mời thầu cho các nhà thầu có nhu người chịu trách nhiệm phê
cầu tham gia đấu thầu. Trong hồ duyệt danh sách ngắn này.
sơ mời thầu không được nêu bất  Chủ đầu tư phải trình người có
cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự thẩm quyền xem xét, quyết
tham gia của nhà thầu hoặc nhằm định cho phép tiếp tục tổ chức
tạo lợi thế cho một hoặc một số đấu thầu hạn chế hoặc áp dụng
nhà thầu gây ra sự cạnh tranh hình thức lựa chọn khác
không bình đẳng

1. Đấu thầu rộng rãi: (Điều 20 LĐT 2013 )


 Hình thức đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn không hạn chế số lượng nhà
thầu tham dự.
 Đây là hình thức lựa chọn nhà thầu có tính cạnh tranh cao nhất.
 Để đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch trong đấu thầu rộng rãi, pháp
luật đấu thầu quy định khi thực hiện đấu thầu rộng rãi bên mời thầu cần thực hiện
những yêu cầu sau:
• Bên mời thầu phải đăng tải thông báo mời thầu trên Báo Đấu thầu và trang thông
tin điện tử về đấu thầu trước khi phát hành HSMT;
• Bên mời thầu phải cung cấp HSMT cho tất cả các nhà thầu có nhu cầu tham gia
đấu thầu đến trước thời điểm đóng thầu;
• Trong HSMT không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của
các nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh
tranh không bình đẳng;
2. Đấu thầu hạn chế ( Điều 21 LĐT 2013)
 Hình thức đấu thầu hạn chế là hình thức chỉ có một số nhà thầu nhất định được
mời tham dự.
 Được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật
có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu
 Khi thực hiện đấu thầu hạn chế, phải mời tối thiểu 03 nhà thầu được xác định là có
đủ năng lực và kinh nghiệm tham gia đấu thầu và chủ đầu tư là người chịu trách
nhiệm phê duyệt danh sách ngắn này.
3. Chỉ định thầu ( Điều 22 Luật đấu thầu 2013)
 Chỉ định thầu là việc chỉ định trực tiếp một nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm
để thực hiện gói thầu.
 Trường hợp được áp dụng:
 Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả
gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật
nhà nước; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến
tính mạng, sức khoẻ và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để
không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; gói thầu mua thuốc,
hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh
trong trường hợp cấp bách;
 Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc
gia,biên giới quốc gia, hải đảo;
 Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa
phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do phải bảo đảm tính tương
thích về công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác;
gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm; mua bản quyền sở hữu trí tuệ;
 Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế
xây dựng được chỉ định cho tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng
tuyển hoặc được tuyển chọn khi tác giả có đủ điều kiện năng lực theo quy
định; gói thầu thi công xây dựng tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác
phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi công công
trình;
 Gói thầu di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vị chuyên ngành
trực tiếp quản lý để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; gói thầu rà phá
bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng công trình;
 Gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, gói thầu có giá gói thầu trong
hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ
 Theo Điều 54 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về hạn mức chỉ định thầu cho
gói thầu có giá trị trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo qui định tại
điểm e Khoản 1 Điều 22 của Luật đấu thầu bao gồm:
 Không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ
phi tư vấn, dịch vụ công; không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm
hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công (được
hiểu áp dụng cho các gói thầu ngoài mua sắm thường xuyên như thuộc dự
án đầu tư,..)
 Không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường
xuyên
 Điều kiện áp dụng chỉ định thầu (K2Đ22 LĐT 2013 )
Trừ trường hợp (a), đối với các trường hợp khác khi thực hiện chỉ định thầu phải đáp
ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
 Có quyết định đầu tư được phê duyệt, trừ gói thầu tư vấn chuẩn bị dự án;
 Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
 Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu;
 Có dự toán được phê duyệt theo quy định, trừ trường hợp đối với gói thầu
EP, EC, EPC, gói thầu chìa khóa trao tay;
 Có thời gian thực hiện chỉ định thầu kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến
ngày ký kết hợp đồng không quá 45 ngày; trường hợp gói thầu có quy mô
lớn, phức tạp không quá 90 ngày;
4. Chào hàng cạnh tranh (Điều 23 LĐT 2013):
 Áp dụng khi thuộc 1 trong các trường hợp sau và có giá gói thầu không quá 05 tỷ
đồng:
 Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;
 Gói thầu mua sắm hàng hoá thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ
thuật được tiêu chuẩn hoá và tương đương nhau về chất lượng;
 Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê
duyệt.
Điều kiện:
Chào hàng cạnh tranh được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
 Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
 Có dự toán được phê duyệt theo quy định;
 Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu
5. Mua sắp trực tiếp: ( Điều 24 LĐT 2013 )
 Được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự án,
dự toán mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác.
 Được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
 Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc hạn chế và đã ký hợp
đồng thực hiện gói thầu trước đó;
 Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói
thầu đã ký hợp đồng trước đó;
 Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu không vượt đơn giá đã ký hợp đồng
trước đó;
 Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả
mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng.
6. Tự thực hiện ( Điều 25 LĐT 2013):
Tự thực hiện được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong
trường hợp (1)tổ chức trực tiếp (2) quản lý, (3)sử dụng gói thầu có (4)năng lực kỹ
thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu
7. Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt (Điều 26 LĐT 2013):
Trường hợp gói thầu, dự án xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt mà không thể
áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư quy định tại các điều 20, 21, 22,
23, 24 và 25 của Luật này thì người có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem
xét, quyết định phương án lựa chọn nhà thầu
8. Tham gia thực hiện của cộng đồng (Điều 27 LĐT 2013)
 Cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương nơi có gói thầu được giao
thực hiện.
 Trường hợp áp dụng:
 Gói thầu thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ xóa đói
giảm nghèo cho các huyện, xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng kinh
tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
 Gói thầu quy mô nhỏ mà cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa
phương có thể đảm nhiệm.

CÂU 3: Các bước xây dựng kế hoạch đấu thầu, tại sao phải xây dựng kế hoạch đấu thầu?
Vì sao CQNN và tư nhân phải xây dưng kế hoạch đấu thầu?
 Các bước xây dựng kế hoạch đấu thầu:
Bước 1: Căn cứ lập kế hoạch đấu thầu
Bao gồm các quyết định liên quan đến phê duyệt dự án, giấy chứng nhận đầu tư
hoặc các tài liệu liên quan. Nguồn vốn cũng như các thoả thuận về sử dụng nguồn
vốn. Ngoài ra, còn có những văn bản pháp lý liên quan khác

Bước 2: Xây dựng các nội dung liên quan đến kế hoạch

Yêu cầu chung đối với nội dung kế hoạch đấu thầu sẽ bao gồm:

- Tên gói thầu

- Giá gói thầu

- Nguồn vốn đầu tư


- Phương thức đấu thầu được lựa chọn cũng như hình thức lựa chọn nhà thầu phù
hợp

- Hình thức hợp đồng đấu thầu: Trọn gói, Đơn giá cố định, Đơn giá điều chỉnh,
Theo thời gian.

- Thời gian thực hiện hợp đồng đấu thầu liên quan.

Bước 3: Trình duyệt, thẩm định kế hoạch đấu thầu

Đối với trình duyệt đấu thầu. Văn bản trình duyệt đấu thầu sẽ bao gồm: Công việc
đã thực hiện, công việc không đấu thầu, công việc thuộc kế hoạch đấu thầu cũng
như công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch đấu thầu. Tất cả sẽ đi kèm với nội
dung và giá trị cùng với đó là những tài liệu theo tờ trình.

Đối với việc thẩm định kế hoạch đấu thầu. Đây là công việc liên quan tới kiểm tra
đầy đủ thông tin và đánh giá kế hoạch đấu thầu. Việc thẩm định sẽ được thực hiện
trực tiếp bởi nhà đầu tư hoặc thông qua những chuyên gia thẩm định hàng đầu.
Sau đó, sẽ lập báo cáo đầy đủ về việc thẩm định và nộp lên cho chủ đầu tư hoặc
bên liên quan tới việc thành lập dự án.

Bước 4: Phê duyệt kế hoạch đấu thầu

Bước cuối cùng đó chính là việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu. Đối với bước này
việc duyệt kế hoạch sẽ được dựa trên những thẩm định liên quan trước đó. Sau khi
được xác định và đồng ý thì chủ đầu tư cũng chính là người sẽ duyệt kế hoạch đấu
thầu.

 Vì sao CQNN và tư nhân phải xây dựng kế hoạch đấu thầu:


Đối với tư nhân:
Đấu thầu ra đời và tồn tại với mục tiêu nhằm thực hiện tính cạnh tranh, công bằng,
minh bạch để lựa chọn ra nhà thầu phù hợp nhất và bảo đảm hiệu quả kinh tế của
một dự án đầu tư.
Đấu thầu có vai trò đảm bảo bốn nội dung: hiệu quả – cạnh tranh – công bằng –
minh bạch. Hiệu quả có thể về mặt tài chính hoặc về thời gian hay một tiêu chí nào
khác tuỳ thuộc vào mục tiêu của doanh nghiệp. Muốn đảm bảo hiệu quả cho doanh
nghiệp phải tạo điều kiện cho nhà thầu cạnh tranh công khai ở phạm vi rộng nhất
có thể nhằm tạo ra sự công bằng, đảm bảo lợi ích cho các bên. Với các đoanh
nghiệp có tổng đầu tư lớn, có gía trị về mặt kinh tế hoặc xã hội thì công tác đấu
thầu là một khâu quan trọng không thể thiếu và đấu thầu phải tuân thủ theo quy
định của nhà nước hoặc tổ chức tài chính cho vay vốn.
Đối với CQNN:
Có thể nói đấu thầu là một trong những phương thức kinh doanh có hiệu quả
cao. Nó góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, mang lại nhiều lợi ích to lớn cho
nền kinh tế quốc dân. Thông qua đấu thầu, công tác quản lý trong lĩnh vực đầu
tư của Nhà nước ngày càng được nâng cao, nguồn vốn được sử dụng có hiệu
quả, hạn chế được thất thoát, lãng phí.
Đây là chìa khóa để phân phối hàng hóa và dịch vụ quan trọng cho xã hội, đóng
vai trò quan trọng trong quá trình phát triển các lĩnh vực như: Giao thông vận tải,
y tế, giáo dục… Hoạt động mua sắm công có thể tạo điều kiện cho việc huy động
vốn từ khu vực tư nhân để phục vụ các mục đích công cũng nhưng phát triển các
ngành, nhóm và khu vực đặc biệt mà Chính phủ ưu tiên. Hoạt động mua sắm công
lại càng trở nên quan trọng ở các nước đang phát triển khi nguồn lực nhà nước trở
nên hạn hẹp trong lúc nhu cầu mua sắm công ngày càng lớn…

Bước 1: Mời thầu


Để tiến hành mời thầu, bên mời thầu tiến hành các công việc sau:

– Sơ tuyển nhà thầu: Theo điều 217 Luật Thương mại năm 2005 , bên mời
thầu có thể tổ chức sơ tuyển các bên dự thầu nhằm lựa chọn những bên dự
thầu có khả năng đáp ứng các điều kiện mà bên mời thầu đưa ra.

Việc sơ tuyển nhà thầu là nhằm đảm dảo rằng thư mời thầu sẽ được giới hạn
trong phạm vi nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu.

– Chuẩn bị hồ sơ mời thầu: Hồ sơ mời thầu bao gồm các nội dung sau: thông
báo mới thầu; các yêu cầu liên quan đến hàng hóa, dịch vụ được đấu thầu;
phương pháp định giá, so sánh, xếp hạng, lựa chọn nhà thầu; những chỉ dẫn
liên quan đến việc đấu thầu được quy định tại Điều 218 Luật Thương mại
năm 2005:
“Hồ sơ mời thầu bao gồm:

a) Thông báo mời thầu;

b) Các yêu cầu liên quan đến hàng hóa, dịch vụ được đấu thầu;

c) Phương pháp đánh giá, so sánh, xếp hạng và lựa chọn nhà thầu;

d) Những chỉ dẫn khác liên quan đến việc đấu thầu.

2. Chi phí về việc cung cấp hồ sơ cho bên dự thầu do bên mời thầu quy định.”

Để đảm bảo tính minh bạch và cơ hội cạnh tranh tối đa cho các nhà thầu, Hồ
sơ mời thầu cần phải rõ ràng.

Trường hợp bên mời thầu sửa đổi một số nội dung trong hồ sơ mời thầu, bên
mời thầu sửa đổi một số nội dung trong hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải
gửi nội dung đã sửa đổi bằng văn bản đến các bên dự thầu trước thời hạn
cuối cùng nộp hồ sơ dự thầu ít nhất 10 ngày để các bên dự thầu có thời gian
hoàn chỉnh thêm hồ sơ dự thầu của mình

Bên mời thầu có thể thu lệ phí phát hành hồ sơ mời thầu, chi phí về việc cung
cấp Hồ sơ cho bên dự thầu do bên mời thầu quy định

– Thông báo mời thầu được Điều 129 Luật Thương mại:

“Thông báo mời thầu gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ của bên mời thầu;

b) Tóm tắt nội dung đấu thầu;

c) Thời hạn, địa điểm và thủ tục nhận hồ sơ mời thầu;

d) Thời hạn, địa điểm, thủ tục nộp hồ sơ dự thầu;

đ) Những chỉ dẫn để tìm hiểu hồ sơ mời thầu.


2. Bên mời thầu có trách nhiệm thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông
tin đại chúng đối với trường hợp đấu thầu rộng rãi hoặc gửi thông báo mời
đăng ký dự thầu đến các nhà thầu đủ điều kiện trong trường hợp đấu thầu
hạn chế.”Để bảo đảm tính cạnh tranh trong đấu thầu mà tất cả các gói thầu
khi tổ chức đấu thầu phải thoogn báo công khai, rộng rãi trên phương tiện
thông tin đại chúng đối với trường hợp đấu thầu rộng rãi hoặc gửi thông báo
mời đăng ký dự thầu đến các nhà thầu đủ điều kiện trong trường hợp đấu
thầu hạn chế.

3. Bước 2: Dự thầu
Sau bước mời thầu là bước dự thầu được quy định từ Điều 220 đến Điều
223 Luật Thương mại mới nhất:

Bên mời thầu có trách nhiệm chỉ dẫn cho bên dự thầu về các điều kiện dự
thầu, các thủ tục được áp dụng trong quá trình đấu thầu và giải đáp các câu
hỏi của bên dự thầu.

Sau khi có thông báo mời thầu, những nhà thầu quan tâm đến gói thầu hoặc
đã ở trong danh sách sơ tuyển sẽ làm thủ tục dự thầu, nhà thầu là những
thương nhân có khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho gói thầu.

Hồ sơ dự thầu phải được nộp trực tiếp cho bên mời thầu hoặc gửi bằng
đường bưu điện theo địa chỉ được ghi trong hồ sơ mời thầu trước thời điểm
đóng thầu

Bên mời thầu có trách nhiệm chỉ dẫn cho bên dự thầu về các điều kiện dự
thẩu, các thủ tục được áp dụng trong quá trình đấu thầu và giải đáp các câu
hỏi của bên dự thầu quản lý hồ sơ dự thầu. Bên mời thầu phải bảo mật hồ sơ
dự thầu.

Khi dự thầu, bên dự thầu có thể phải nộp 1 khoản tiền bảo đảm dự thầu (thể
hiện dưới hình thức đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh dự thầu) theo yêu cầu của
bên mời thầu để đảm bảo hiệu lực của hồ sơ dự thầu. Bên mời thầu có thể
yêu cầu bên dự thầu nộp một tiền đặt cọc, ký quỹ, hoặc bảo lãnh dự thầu khi
nộp hồ sơ dự thầu. Tỷ lệ đặt cọc, ký quỹ, bảo lãnh dự thầu không quá 3%
tổng giá trị ước tính của hàng hóa dịch vụ đấu thầu. Trong trường hợp đặt
cọc, ký quỹ thì tiền đặt cọc, ký quỹ dự thầu được trả lại cho bên dự thầu
không trúng thầu trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày công bố kết quả
đấu thầu.
Bên dự thầu không được nhận lại lại tiền đặt cọc, ký quỹ dự thầu trong
trường hộ rút hồ sơ dự thầu sau tời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự thầu (thời
điểm đóng thầu), không ký hợp đồng hoặc từ chối thực hiện hợp đồng trong
trường hợp trúng thầu. Bên nhận bảo lãnh cho bên dự thầu có nghĩa vụ bảo
đảm dự thầu cho bên được bảo lãnh trong phạm vi giá trị tương đương số
tiền đặt cọc, ký quỹ

4. Bước 3: Mở thầu
Căn cứ của bước mở thầu được quy định từ Điều 224 đến Điều 226 Luật
Thương mại.

Mở thầu là việc tổ chức mở hồ sơ dự thầu tại thời điểm đã được ấn định hoặc
trong trường hợp không có thời điểm ấn định trước thì thời điểm mở thầu là
ngay sau khi đóng thầu

Những hồ sơ dự thầu đúng hạn phải được bên mời thầu mở công khai, các
bên dự thầu có quyền tham dự mở thầu. Những hồ sơ dự thầu nộp không
đúng hạn không được chấp nhận và được trả lại cho bên dự thầu dưới dạng
chưa mở, các bên dự thầu không được sửa hồ sơ sau khi mở thầu.

Những hồ sơ dự thầu đúng hạn phải được bên mời thầu mở công khai . Các
bên dự thầu có quyền tham dự mở thầu. Bên mời thầu có thể yêu cầu bên dự
thầu giải thích những nội dung cha rõ trong hồ sơ dự thầu. Việc giải thích hồ
sơ dự thầu phải được lập thành văn bản. Khi mở thầu, bên mời thầu và bên
dự thầu có mặt phải ký vào văn bản.

Biên bản mở thầu phải có nội dung sau đây: Tên hàng hóa, dịch vu; ngày,
giờ, địa điểm mở thầu; tên, địa chỉ của bên mở thầu, dự thầu; giá bỏ thầu của
bên dự thầu; các nội dung sửa đổi, bổ sung và các nội dung có liên quan nếu
có.

5. Bước 4: Đánh giá, so sánh hồ sơ dự thầu


Đánh gá, so sánh hồ sơ dự thầu là bước thứ tư trong quy trình, trình tự các
bước tổ chức đấu thầu được quy định tại Điều 227 và điều 228 Luật Thương
mại năm 2005.

Hồ sơ dự thầu được đánh giá và so sánh theo từng địa chỉ làm căn cứ đánh
giá hoàn thiện. Các tiêu chuẩn trên được đánh giá bằng phương pháp cho
điểm theo thang điểm hoặc phương pháp khác được ấn định trước khi mở
thầu.

Trong quá trình đánh giá, so sánh hồ sơ dự thầu, bên mời thầu có thể yêu
cầu bên dự thầu giải thích rõ các vấn đề liên quan đến hồ sơ dự thầu. Yêu
cầu bên mời thầu và ý kiến bên dự thầu phải lập thành văn bản. Trường hợp
bên mời thầu sửa đổi 1 số nội dung hồ sơ dự thầu, bên mời thầu phải gửi nội
dung đã sửa đổi bằng văn bản đến tất các các bên dự thầu trươc thời hạn
cuối cùng nộp hồ sơ dự thầu ít nhất 10 ngày để các bên dự thầu có điều kiện
hoàn chỉnh thêm hồ sơ dự thầu của mình

6. Bước 5: Xếp hàng, lựa chọn nhà thầu


Xếp hàng, lựa chọn nhà thầu được ghi nhận cụ thể tại Điều 229 Luật Thương
mại năm 2005.

Căn cứ vào kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, bên mời thầu phải xếp hạng, lựa
chọn các bên dự thầu theo phương pháp đã được ấn định. Trong trường hợp
có nhiều bên tham gia dự thầu có số điểm, tiêu chuẩn trúng thầu ngang nhau
thì bên mời thầu có quyền chọn nhà thầu.

7. Bước 6: Thông báo kết quả thầu và ký kết hợp đồng


Thông báo kết quả thầu và ký kết hợp đồng là bước cuối cùng trong quy
trình, trình tự các bước tổ chức đấu thầu quy định tại Điều 230 Luật Thương
mại năm 2005.

Ngay sau khi có kết quả đấu thầu, bên mời thầu có trách nhiệm thông báo kết
quả đấu thầu cho bên dự thầu

Bên mời thầu tiến hành hoàn thiện và ký kết hợp đồng đối với các bên trúng
thầu trên cơ sơ sau đây: kết quả đấu thầu; các yêu cầu trong hồ sơ mời thầu;
nội dung nêu trong hồ sơ dự thầu

Các bên có thể thỏa thuận bên trúng thầu phải đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh
để đảm bảo thực hiện hợp đồng. Số tiền đặt cọc, ký quỹ do bên mời thầu quy
định nhưng không quá 10% giá trị hợp đồng. Biện pháp bảo đảm thực hiện
hợp đồng có hiệu lực cho đến thời điểm bên trúng thầu hoàn thành nghĩ vụ
hợp đồng. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên trúng thầu được nhận lại
tiền đặt cọc, ký quỹ bảo đảm thực hiện hợp đồng nếu từ chối thực hiện hợp
đồng sau khi hợp đồng được giao kết. Sau khi nộp tiền đặt cọc, ký quỹ đảm
bảo thực hiện hợp đồng, bên trúng thầu được hoàn trả tiền đặt cọc, ký quỹ.

You might also like