You are on page 1of 60

L/O/G/O

KẾ TOÁN- KHẤU HAO-


PHÂN TÍCH SAU THUẾ
Ths. Nguyễn Hữu Phúc
2017
NỘI DUNG
1. TỔNG QUAN KẾ TOÁN
2. KẾ TOÁN CHI PHÍ
3. SỰ SỤT GIÁ
4. KẾ TOÁN CHO SỰ SỤT GIÁ TÀI SẢN
BÊN NGUỒN VỐN
5. CÁC PHƯƠNG PHÁP KHẤU HAO

www.trungtamtinhoc.edu.vn
NỘI DUNG
6. GIỚI THIỆU VỀ THUẾ LỢI TỨC
7. CHUỖI DÒNG TIỀN TỆ TRONG PHÂN
TÍCH SAU THUẾ
8. SO SÁNH VÀ LỰA CHỌN PA THEO
CFAT
9. ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN THEO MỨC THU
NHẬP YÊU CẦU SAU THUẾ

www.trungtamtinhoc.edu.vn
TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN

• Mục đích của kế toán là ghi nhận tình trạng tài


chính của doanh nghiệp
Báo cáo tài chính cơ bản:
• Mục tiêu của kế toán là lập 2 loại báo cáo tài
chính sau:
– Bảng cân đối tài sản
– Bảng báo cáo lời lỗ

www.trungtamtinhoc.edu.vn
TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN

• Có 5 loại tài khoản chính: tài sản, khoản nợ,


vốn, doanh thu và chi phí.
• Trong đó doanh thu và chi phí là thông tin
trong một thời đoạn,
• 3 loại kia thường được ghi nhận tại một thời
điểm nhất định.

www.trungtamtinhoc.edu.vn
TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN
BẢNG CÂN ĐỐI TÀI SẢN – NGÀY 31/12/20..
Tài sản Nợ
Tiền mặt 143.300 Nợ phải trả 22.000
Khoản phải thu 7.000 Khoản phải trả 4.700
Nguyên vật liệu 9.000 Tiền thuế 3.200
Bán thành phẩm 17.000 Tiền lãi chia cổ đông 40.000
Sản phẩm cuối cùng 21.400 69.900
Đất đai 11.000 Vốn
Nhà xưởng 82.000 Vốn cổ phần 200.000
Thiết bị 34.000 Lợi nhuận tháng 12 56.100
Dịch vụ 1.300 256.000
326.000 326.000

www.trungtamtinhoc.edu.vn
TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN
BÁO CÁO LỜI LỖ HÀNG THÁNG – CUỐI THÁNG 12/20..
Thu nhập từ hàng bán 251.200
Chi phí hàng bán 142.800
Thu nhập ròng từ doanh thu 108.400
Chi phí hoạt động
Thuê nhà 11.700
Lương 28.200
Khấu hao 4.800
Quảng cáo 6.500
Bảo hiểm 1.100 52.300
Lợi nhuận trước thuế 56.100
Thuế - 12.300
Lợi nhuận sau thuế 43.800

www.trungtamtinhoc.edu.vn
KẾ TOÁN CHI PHÍ

Kế toán chi phí


xác định các chi phí lao động, nguyên vật liệu và
chi phí sản xuất chung cho các sản phẩm cụ thể
 nhằm xác định chi phí sản xuất, hay giá vốn hàng
bán.

www.trungtamtinhoc.edu.vn
KẾ TOÁN CHI PHÍ

Các thành phần trong dòng sản phẩm và giá


vốn hàng bán
Nguyên vật liệu trực tiếp – nguyên vật liệu gián tiếp
Lao động trực tiếp- Lao động gián tiếp
Sản xuất chung
Chi phí sản xuất
Chi phí quản lý
Chi phí bán hàng

www.trungtamtinhoc.edu.vn
KẾ TOÁN CHI PHÍ
Kho nguyên Hoạt động sản xuất Kho thành phẩm Cửa hàng
liệu

NVL trực LĐ trực tiếp


tiếp

Tồn trên dây Sản phẩm Chi phí hàng


chuyền sản xuất cuối tồn kho bán

Chi phí sản


xuất chung

NVL gián tiếp LĐ gián tiếp

www.trungtamtinhoc.edu.vn
KẾ TOÁN CHI PHÍ
GIÁ VỐN HÀNG BÁN – 31/12/20..
Nguyên vật liệu trực tiếp
Tồn trên chuyền ngày 1/12 3.400
Xuất sử dụng trong tháng 39.500
Tổng 42.900
Tồn trên chuyền ngày 31/12 4.200 38.700
Lao động trực tiếp
Tồn trên chuyền 1/12 4.300
Chi phí trong tháng 51.900
Tổng 56.200
Tồn trên chuyền 31/12 5.700 50.500

www.trungtamtinhoc.edu.vn
KẾ TOÁN CHI PHÍ
GIÁ VỐN HÀNG BÁN – 31/12/20..
Nguyên vật liệu trực tiếp 38.700
Lao động trực tiếp 50.500
Sản xuất chung
Tồn trên chuyền 1/12 5.800
Chi phí trong tháng 60.100
Tổng 65.900
Tồn trên chuyền 31/12 7.100 58.800
Chi phí sản xuất 148.000
Sản phẩm cuối cùng 1/12 16.200
Tổng 164.200
Sản phẩm cuối cùng 31/12 21.400
Giá vốn hàng bán 142.800
www.trungtamtinhoc.edu.vn
KẾ TOÁN CHI PHÍ
Doanh thu và
Chi phí NVL trực tiếp thu nhập khác
Giá vốn hàng bán
Chi phí LĐ trực tiếp

Chi phí sản xuất chung

Chi phí bán hàng

Chi phí quản lý

Thuế và chi phí khác


Tổng chi phí

Lời ròng sau


thuế
www.trungtamtinhoc.edu.vn
SỰ SỤT GIÁ

 Sự sụt giá
 là giảm dần giá trị của tài sản trong quá trình hoạt động do:
 giảm giá hữu hình, vô hình hay tai nạn

 Giảm giá hữu hình


 là sự giảm giá do tài sản bị hỏng
 hay già cỗi theo thời gian.

www.trungtamtinhoc.edu.vn
SỰ SỤT GIÁ

 Giảm giá vô hình


 Giảm giá trị vô hình do lỗi thời kinh tế

 Giảm giá chức năng


 là do khả năng đáp ứng của tài sản ít phù hợp hơn
 khi nhu cầu sử dụng tài sản thay đổi/ lỗi thời kinh tế – vô
hình

www.trungtamtinhoc.edu.vn
KẾ TOÁN CHO SỰ SỤT GIÁ TÀI SẢN

 Tài sản là một thành phần trong nguồn vốn.


 Giá trị tài sản giảm xuống trong quá trình sản xuất kinh doanh
 Vì vậy người ta sẽ trích khoản sụt giá này vào chi phí hoạt
động kinh doanh từng thời kỳ và khoản này gọi là khấu hao.
 Vậy khấu hao là phần hoàn trả lại nguồn vốn, phần giá trị suy
giảm.

www.trungtamtinhoc.edu.vn
KẾ TOÁN CHO SỰ SỤT GIÁ TÀI SẢN

 Khấu hao
 Phần chi phí tính đến phần giá trị suy giảm của tài sản

 Chi phí khấu hao


 Được khấu trừ vào lợi nhuận thu được theo những khoảng
thời gian xác định trong tương lai
 được trích cho từng thời đoạn và không phải là chi phi
thanh toán trực tiếp.

www.trungtamtinhoc.edu.vn
KẾ TOÁN CHO SỰ SỤT GIÁ TÀI SẢN

 Giá bút toán.


Giá trị theo thời gian của tài sản trên sổ sách có
tính đến sự sụt giá
Giá trị còn lại của tài sản tại một thời điểm tính
theo số sách

www.trungtamtinhoc.edu.vn
KẾ TOÁN CHO SỰ SỤT GIÁ TÀI SẢN

P = giá mua tài sản


F = giá trị thanh lý ước tính hay giá trị còn lại
Bt = giá bút toán cuối năm t
Dt = giá trị khấu hao suốt năm t
n = thời gian ước tính của tài sản
Khi đó Bt = Bt-1 – Dt

www.trungtamtinhoc.edu.vn
CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH KHẤU HAO

 Phương pháp khấu hao theo đường thẳng


 Khấu hao đều – khấu hao theo đường thẳng –
 là khoản trích đều đặn theo các thời đoạn trong
suốt thời kỳ tính khấu hao
 giá trị bút toán của tài sản sẽ giảm đi một cách
tuyến tính theo thời gian.

www.trungtamtinhoc.edu.vn
CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH KHẤU HAO

 Phương pháp khấu hao theo đường thẳng


D = (P – F)/n
Với: P = giá trị của tài sản
F = giá trị còn lại
n = thời kỳ tính khấu hao
Giá trị bút toán của tài sản ở cuối năm t nào
đó, BV sẽ là:
BVt = P – Dt.t = P – (P - F)t/n

www.trungtamtinhoc.edu.vn
CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH KHẤU HAO

 Phương pháp khấu hao theo đường thẳng


Ví dụ: P = 120T, tg khấu hao n = 5 năm, giá trị còn
lại F = 20T
Chi phí khấu hao Dt = (120 – 20)/5 = 20
t Dt Bt
0 120
1 20 100
2 20 80
3 20 60
4 20 40
5 20 20
www.trungtamtinhoc.edu.vn
CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH KHẤU HAO

 Phương pháp khấu hao theo kết số (DB)


 Mô hình khấu hao nhiều ở những năm đầu tiên
 Chi phí khấu hao bằng tích số của suất khấu hao α(%) với
giá trị bút toán của tài sản cho đến cuối thời kỳ dự án hoặc
đến khi tổng số trích khấu hao bằng giá trị tài sản bị giảm
P-F
 Dt = αBt-1
 α là suất khấu hao, 0< α < 1
 Bt-1 là giá trị bút toán cuối thời đoạn t-1
www.trungtamtinhoc.edu.vn
CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH KHẤU HAO

 Phương pháp khấu hao theo kết số (DB)


 Bt = Bt-1 – Dt
 Bt = (1- = (1- α)t B0 = (1- α)t P
 α = 1- (F/P)1/n

 Dt = αBt-1 = α(1- α)t-1 P


 Ví dụ: một tài sản có P = 100T, thời gian khấu hao
n = 5 năm, suất khấu hao α = 0.2, mô hình khấu
hao DB
www.trungtamtinhoc.edu.vn
CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH KHẤU HAO

t Dt Bt
0 100

1 0.2 x 100 = 20 100 -20 = 80

2 0.2 x 80 = 16 80 - 16 =64

3 0.2 x 64 = 12.8 64 - 12.8 = 51.2

4 0.2 x 51.2 =10.24 51.2 - 10.24 = 40.96

5 0.2 x 40.96 = 8.192 40.96 - 8.192 = 32.768


www.trungtamtinhoc.edu.vn
CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH KHẤU HAO

 Khấu hao theo kết số giảm nhanh chuyển sang


khấu hao đều
 Có những trường hợp luật thuế cho phép khấu hao theo kết
số giảm nhanh đến khi giá trị khấu hao tại năm đó bé hơn
giá trị khấu hao theo đều thì chuyển sang khấu hao đều.

www.trungtamtinhoc.edu.vn
CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH KHẤU HAO

 Khấu hao theo “Tổng các số thứ tự năm” – Mô


hình SYD
 Khấu hao nhiều ở những năm đầu, giảm dần ở
những năm về sau
 Phương pháp
 Tính tổng con số biểu thị thứ tự các năm trong suốt
thời kỳ tính khấu hao: SYD = 𝑛𝑖=1 𝑖 =n (n+1) / 2

www.trungtamtinhoc.edu.vn
CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH KHẤU HAO

 Khấu hao theo “Tổng các số thứ tự năm” – Mô


hình SYD
𝑛−𝑡−1 2(𝑃−𝐹)
 Khấu hao Dt = (P – F)= (n-t+1)
𝑆𝑌𝐷 𝑛(𝑛+1)

𝑡
 Giá trị bút toán Bt = P - 𝑖=1 𝐷𝑖
2(𝑃−𝐹) 𝑡(𝑡+1)
= P- [ 𝑛+1 𝑡−
𝑛(𝑛+1) 2

www.trungtamtinhoc.edu.vn
CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH KHẤU HAO

 Khấu hao theo “Tổng các số thứ tự năm” – Mô


hình SYD
 Ví dụ: tài sản có giá P= 16TĐ, n = 5 năm, giá trị còn lại sau
khấu hao F = 1TĐ
 SYD = (5 x 6)/2 = 15
 Dt = (P-F)(n-t-1)/SYD = 6-t

www.trungtamtinhoc.edu.vn
CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH KHẤU HAO

t Dt Bt
0 16
1 5 16-5=11
2 4 11-4=7
3 3 7-3=4
4 2 4-2=2
5 1 2-1=1

www.trungtamtinhoc.edu.vn
CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH KHẤU HAO

Khấu hao theo hệ số vốn chìm (SF)


 Mô hình trong nghiên cứu về kinh tế
 Giả định: các khoản khấu hao được gửi vào sổ tiết
kiệm sao cho tổng vốn và lãi bù đắp đủ cho P – F
 Khoản trích vốn chìm hàng năm mang lại lãi suất
i%:
 d = (P – F) (A/F,i%,n)

www.trungtamtinhoc.edu.vn
CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH KHẤU HAO

Khấu hao theo hệ số vốn chìm (SF)


 Tổng trích khấu hao ở một năm bất kỳ là tổng giá trị d và
tiền lãi do tích lũy các khoản trích khấu hao trước đó:
 D1 = d
 D2 = d + D1*i = d(1+i)
 D3 = d + (D1+D2)*i = d(1+i)2
 ….
 Dx = d + 𝑡−1 𝑡=1 𝐷𝑡 *i
 Và giá trị bút toán cuối năm t là:
 Bt = P – d(F/A, i%, t)

www.trungtamtinhoc.edu.vn
CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH KHẤU HAO

 So sánh các mô hình tính khấu hao


 Tổng giá trị khấu hao các thời đoạn là không thay đổi, chỉ
khác nhau ở số khấu hao trong các thời đoạn
Giá trị bút tóan
Mô hình SF

Mô hình SL

Mô hình SYD

Mô hình DDB

Năm
www.trungtamtinhoc.edu.vn
CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH KHẤU HAO

 Khấu hao theo sản lượng


 Chi phí khấu hao đơn vị = (P - F) / (tổng sản lượng
trong thời kỳ tính khấu hao)
 Giá trị khấu hao/năm = chi phí khấu hao đơn vị *
số lượng sản xuất

www.trungtamtinhoc.edu.vn
CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH KHẤU HAO

 Khấu hao theo mức độ cạn kiệt tài nguyên


 Phương pháp này thường áp dụng cho các nguồn
tài nguyên thiên nhiên như khoáng sản, rừng, nước
ngầm,…
 Hệ số cạn kiệt:
 d' = (đầu tư ban đầu) / (tổng lượng tài nguyên ước
tính)
 Chi phí khấu hao = d’ * (khối lượng khai thác
trong một đơn vị thời gian)

www.trungtamtinhoc.edu.vn
GIỚI THIỆU VỀ THUẾ LỢI TỨC

Thuế lợi tức ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả
phân tích dự án.
Thuế lợi tức: đánh trên thu nhập hay lợi tức
thu được trong quá trình hoạt động kinh doanh
và trên “khoảng dôi vốn” qua chuyển nhượng
tài sản.

www.trungtamtinhoc.edu.vn
GIỚI THIỆU VỀ THUẾ LỢI TỨC

Nguyên tắc tính thuế lợi tức:


(Tiền thuế) = (TI)(TR)
TI = Lợi tức chịu thuế
TR = Thuế suất
(Lợi tức chịu thuế) = (Tổng doanh thu) – (Chi
phí hoạt động kinh doanh) – (Chi phí khấu
hao) + (Lợi tức khác nếu có)

www.trungtamtinhoc.edu.vn
GIỚI THIỆU VỀ THUẾ LỢI TỨC

Khoản dư vốn CG được xem là 1 khoản thu


nhập xảy ra khi đem bán 1 tài sản cố định có
giá lớn hơn giá mua ban đầu.
Khoản hụt vốn được xem như 1 khoản chi phí
xảy ra khi giá bán nhỏ hơn giá trị bút toán BV
tại thời điểm bán.
Khoản dư khấu hao được xem như là 1 khoản
thu nhập xảy ra khi giá bán lớn hơn giá trị bút
toán BV tại thời điểm bán.
www.trungtamtinhoc.edu.vn
CF TRONG PHÂN TÍCH SAU THUẾ

Phân tích kinh tế sau thuế: phân tích có tính


đến thuế như là 1 phần của chi phí. Ngược lại
là “phân tích kinh tế trước thuế”
Mối quan hệ giữa Suất thu lợi RR trước thuế
và sau thuế có thể xác định gần đúng theo biểu
thức sau:
𝑅𝑅 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
RR trước thuế =
1−𝑡ℎ𝑢ế 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑡ℎự𝑐 𝑇𝑅

www.trungtamtinhoc.edu.vn
CF TRONG PHÂN TÍCH SAU THUẾ

 Chuỗi CF chưa xét đến thuế được gọi là “chuỗi dòng-


tiền tệ trước –thuế” CFBT, khi có xét đến thuế là
“chuỗi-dòng-tiền -tệ sau -thuế” CFAT
CFBT = (Tổng doanh thu) - ( Chi phí)
TI = CFBT – (Khấu hao)
Thuế = (TI).(TR)
CFAT = CFBT – (Thuế)

www.trungtamtinhoc.edu.vn
CF TRONG PHÂN TÍCH SAU THUẾ

 Ví dụ: Một cty đầu tư một thiết bị P = 100 TĐ, tuổi thọ thiết bị
n = 5 năm, F= 0. Thu nhập hàng năm I = 40TĐ, chi phí hàng
năm C = 10 TĐ
 CFBT = I – C = 30TĐ
 Mô hình khấu hao SL, khấu hao hàng năn
 D = (100-0)/5= 20TĐ
 Lợi tức chịu thuế: TI = CFBT – D =10TĐ
 Thuế suất TR = 30%, tiền thuế hàng năm
 T = TI x TR= 3 TĐ
 CFAT = CFBT – T= 30- 3= 27TĐ

www.trungtamtinhoc.edu.vn
CF TRONG PHÂN TÍCH SAU THUẾ

t I C CFBT D TI T CFAT
0 100 -100 -100

1 40 10 30 20 10 3 27

2 40 10 30 20 10 3 27

3 40 10 30 20 10 3 27

4 40 10 30 20 10 3 27
5 40 10 30 20 10 3 27

www.trungtamtinhoc.edu.vn
CF TRONG PHÂN TÍCH SAU THUẾ

 Về vốn đầu tư có: vốn cổ phần và vốn vay bên ngoài


 Khi có vốn vay, tiền trả lãi được xem là chi phí, được
trừ bớt trong lợi tức chịu thuế.
 Ngoài ra, còn phải giảm bớt tiền trả lãi và cả tiền trả
vốn (nếu có) trong dòng CF sau thuế CFAT.

www.trungtamtinhoc.edu.vn
CF TRONG PHÂN TÍCH SAU THUẾ

 Khi đó:
TI = CFBT – (Khấu hao) – (Tiền trả lãi)
CFAT = CFBT – (Thuế) – (Tiền trả lãi) – (Tiền trả
vốn )
 Nếu TI có giá trị âm, ta phải giả thiết là Công ty sẽ
lấy lợi tức từ các dự án đầu tư khác của Công ty để bù
vào.
 Khi đó, giá trị CFAT được tăng lên một trị số tương
ứng với “phần thuế âm”.

www.trungtamtinhoc.edu.vn
CF TRONG PHÂN TÍCH SAU THUẾ

 Ví dụ: Một cty đầu tư thiết bị P=100TĐ, tuổi thọ n=5


năm, giá trị còn lại F=0. Thu nhập I=40TĐ/năm, chi
phí C=10TĐ/năm. Phân nửa đầu tư là vốn vay i=10%
năm, thanh toán đều trong 5 năm cả vốn lẫn lãi.
 Tiền trả lãi hàng năm IB=(100/2)x0.1 = 5 TĐ/năm
 Tiền trả vốn hàng năm CB = (100/2)/5 = 10TĐ/năm
 Mô hình khấu hao SL, D = (100-0)/5 = 20

www.trungtamtinhoc.edu.vn
CF TRONG PHÂN TÍCH SAU THUẾ

 Thuế suất TR = 30%

t I C CFBT D IB CB TI T CFAT
0 -50 -50
1-5 40 10 30 20 5 10 5 1.5 13.5

www.trungtamtinhoc.edu.vn
SO SÁNH VÀ LỰA CHỌN PA THEO CFAT

 Sau khi lập bảng cho CFAT, có tính đầy đủ ảnh


hưởng của thuế lợi tức,
 ta có thể so sánh các PA đầu tư theo các phương pháp
Giá trị tương đương hoặc Suất thu lợi
 PP tỷ số B/C thường chỉ được sử dụng để phân tích
các dự án miễn thuế.
 Các nguyên tắc và thủ tục so sánh không thay đổi. Tất
nhiên giá trị MARR ở đây cũng phải được hiểu là
“Suất thu lợi chấp nhận được sau thuế” (AT-MARR)

www.trungtamtinhoc.edu.vn
SO SÁNH VÀ LỰA CHỌN PA THEO CFAT

 Ví dụ: so sánh 2 phương án mua máy A và B. Đầu tư


ban đầu P, tuổi thọ máy n
A B
P 100 150
AC 20 40
AI 50 60
SV 20 0
n 5 10

www.trungtamtinhoc.edu.vn
SO SÁNH VÀ LỰA CHỌN PA THEO CFAT

 PA A:
 Lợi tức hàng năm AP = 50-20=30TĐ
 Mô hình khấu hao SL, quy định giá trị còn lại bút toán
F=10TĐ
 D = (100-10)/5 = 18TĐ
 Lợi tức chịu thuế TI = 30-18=12 TĐ
 Thuế suất TR=50%, tiền thuế hàng năm
 T = 12x0.5 = 6 TĐ
 Giá trị còn lại năm thứ 5 theo thực tế SV= 20TĐ so với giá
trị còn lại bút toán F=10TĐ, khoảng dư khấu hao
 CG = 20-10=10TĐ

www.trungtamtinhoc.edu.vn
SO SÁNH VÀ LỰA CHỌN PA THEO CFAT

 PA A:
 Thuế suất dư khấu hao TR(CG) = 30%, thuế trên khoảng
dư vốn
 TCG= 10 x 0.3 = 3TĐ
 Dòng tiền tệ sau thuế CFAT

t CFBT D TI T CFAT
0 -100 -100
1-5 30 -18 12 -6 24
5 20 10 -3 17

www.trungtamtinhoc.edu.vn
SO SÁNH VÀ LỰA CHỌN PA THEO CFAT

 PA A:
 Lãi suất sau thuế chấp nhận MARR-AT = 5%, giá trị tương
đương hàng năm của PA A
 AWA= -100(A/P, 5, 5)+17(A/F, 5, 5)+24 = 3.977 TĐ
 PA B:
 Lợi tức hàng năm: AP = 60-40= 20TĐ
 Mô hình khấu hao SL, quy định giá trị còn lại bút toán
F=20TĐ.
 Khấu hao hàng năm D= (150-20)/10 =13TĐ
 Khoảng hụt vốn năm thứ 10 CL=20-0 =20TĐ

www.trungtamtinhoc.edu.vn
SO SÁNH VÀ LỰA CHỌN PA THEO CFAT

 PA B:
 Thuế suất hụt vốn TR(CL)=35%, thuế giảm do hụt vốn
 TCL= 20x0.35= 7TĐ
 Dòng tiền tệ sau thuế CFAT của PA B

t CFBT D TI T CFAT
0 -150 -150
1-10 20 -13 7 -3.5 16.5
10 0 -20 7 7

www.trungtamtinhoc.edu.vn
SO SÁNH VÀ LỰA CHỌN PA THEO CFAT

 PA B:
 Lãi suất sau thuế chấp nhận được MARR-AT = 5%
 Giá trị tương đương hàng năm PA B
 AWB= -150(A/P, 5, 10)+ 7(A/F, 5, 10)+ 16.5 = -2.37
 Kết luận AWA > AWB

www.trungtamtinhoc.edu.vn
ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN THEO MỨC THU NHẬP
YÊU CẦU SAU THUẾ

Trước đây, các dự án công nghiệp phục vụ tiện


ích công cộng thường được đánh giá qua chỉ số
“mức thu nhập hằng năm” (ARR).
Người ta cho rằng tổng doanh thu ước tính của
một dự án ít nhất phải đủ:
– hoàn lại vốn đầu tư,
– bù đắp tất cả chi phí có liên quan đến sự hoạt động của
dự án
– đem lại đưọc một mức thu lợi yêu cầu cho nguồn vốn
đầu tư.
www.trungtamtinhoc.edu.vn
ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN THEO MỨC THU NHẬP
YÊU CẦU SAU THUẾ

Các loại thuế được xem như là một loại chi phí
vận hành. Tổng các “khoản chi” đó chính là
“mức thu nhập yêu cầu hàng năm” ARR mà
phương án đầu tư cần phải có.
 ARR = (Khoản hoàn trả vốn cho đầu tư ban
đầu) + (Khoản thu lợi cho phần vốn cuả các cổ
đông) + (Khoản tiền lãi phải trả cho phần vốn
vay) + (Các chi phí vận hành năm) + (Các loại
tiền thuế).
www.trungtamtinhoc.edu.vn
ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN THEO MỨC THU NHẬP
YÊU CẦU SAU THUẾ

Tất cả các khoản trên đều phải được biểu thị


theo giá trị tương đương hằng năm. Nếu không
phân biệt thành phần vốn cổ phần và vốn vay
thì ba thành phần đầu trong biểu thức trên là
khoản hoàn vốn đầu tư sau thuế và tiền lời yêu
cầu cho phần vốn đầu tư ban đầu. Giá trị tương
đương hằng năm của nó là :
 AE = P (A/P, i%, n) – SV (A/F, i%, n)

www.trungtamtinhoc.edu.vn
ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN THEO MỨC THU NHẬP
YÊU CẦU SAU THUẾ

Nếu xét riêng phần vốn vay thì bài toán phức
tạp hơn nhiều vì thuế lợi tức sẽ ảnh hưởng
khác nhau đến từng loại vốn.
Giá trị tương đương hàng năm của thuế lợi tức
có thể ước tính:
Thuế = (CFBT – Khấu hao)(TR)
= (CFAT + Thuế – Khấu hao)(TR)
𝑇𝑅
 Thuế = (CFAT-D)
1−𝑇𝑅

www.trungtamtinhoc.edu.vn
ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN THEO MỨC THU NHẬP
YÊU CẦU SAU THUẾ

• CFAT hằng năm là doanh số thu cần phải được


giữ lại để hoàn trả vốn đầu tư, tiền lời cho vốn
cổ phần và tiền trả lãi cho vốn mượn. Vì vậy
nếu không phân biệt vốn vay và vốn cổ phần,
ta có
𝑇𝑅 𝑇𝑅
Thuế = (AE-D)= (P(A/P, i%, n)-
1−𝑇𝑅 1−𝑇𝑅
F(A/F, i%, n) – D)

www.trungtamtinhoc.edu.vn
ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN THEO MỨC THU NHẬP
YÊU CẦU SAU THUẾ

• Chi phí khấu hao có thể tính theo những mô hình


khác nhau nhưng cần tính đổi ra giá trị tương đương
hàng năm. Từ đó, nếu gọi chi phí vận hành năm là
AOC, ta có thể viết lại:
𝑇𝑅
ARR = AE + AOC + Thuế =AOC - (𝐴𝐸 −𝐷∗
1−𝑇𝑅
𝑇𝑅)
Vậy dự án đáng giá nếu thu nhập ước tính tương
đương hàng năm lớn hơn hay bằng giá trị ARR.

www.trungtamtinhoc.edu.vn
L/O/G/O

Thank You!

www.themegallery.com

You might also like