You are on page 1of 59

HỆ THỐNG TL VÀ NN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

I. Khái niệm, đặc trưng, phân loại thể loại văn học
1. Khái niệm
2. Đặc trưng
3. Phân loại
II. Hệ thống thể loại VHTĐ VN
1. Phân loại
2. Đặc trưng
3. Quá trình phát triển
III. Ngôn ngữ VHTĐ VN (chính)
1. Chữ Hán
2. Chữ Nôm

I. Khái niệm, đặc trưng, phân loại thể loại văn học
1. Khái niệm
- Thể loại (genre) là một thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Pháp, có nguồn gốc latinh
(genrus), được dùng để chr sự phân loại văn học. Nó được sử dụng tương thông
với các hình thái cụ thể của tác phẩm văn học, tồn tại tương đối ổn định, gắn liền
với cách thức tổ chức tác phẩm được quy định bới phương thức chiếm lĩnh và phản
ánh hiện thực mang tính đặc thù
- “Thể loại tác phẩm văn học” (TPVH) là khái niệm chỉ quy luật loại hình của tác
phẩm, trong đó ứng với một loại nội dung nhất định có một loại hình thức nhất
định, tạo cho tác phẩm một hình thức tồn tại chỉnh thể” (dẫn theo Giáo trình Lí
luận văn học, tr339)

Ngâm khúc là nỗi niềm tâm sự  quyền sống, quyền hạnh phúc của mình (người
phụ nữ, người tù) đều là những người có khao khát về cuộc sống hạnh phúc nhưng
hiện tại lại không như vậy
Thể thơ song thất lục bát  thể hiện sự miên man, bất tận, thể hiện sắc thái tình
cảm trở đi trở lại  biểu đạt nỗi niềm khao khát hạnh phúc

2. Đặc trưng
2.1. Tính lịch sử: thể loại là hiện tượng mang tính thời đại, sự xuất
hiện và vị thế của các thể loại chịu sự quy định của bối cảnh lịch
sử, nhu cầu xã hội, kinh nghiệm sáng tác của nhà văn
Tiểu thuyết chương hồi: của Việt Nam xuất hiện (Hoàng Lê nhất thống chí) vào thế
kỷ XVIII có nguồn gốc từ Trung Quốc (xuất hiện từ TK XIII), nhà văn phải nắm bắt
thuần thục các kỹ thuật tự sự

2.2. Tính dân tộc: thể loại gắn liền với ngôn ngữ, tâm lí và truyền
thống văn hóa dân tộc. Thể hiện việc tiếp nhận thể loại, việc sáng
tạo thể loại

Tiếp nhận có chọn lọc


Việt hóa
Sáng tạo nên các thể loại mới (do người Việt sáng tạo nên như truyện thơ Nôm,
ngâm khúc, hát nói)

2.3. Tính thống nhất, ổn định


Thể loại văn học bao giờ cũng phải có sự thống nhất, quy định lẫn nhau giữa đối
tượng biểu hiện, miêu tả của tác phẩm và hình thức tư duy sáng tạo của nhà văn,
phương thức thể nghiệm tình cảm trong sáng tạo, hình thức bố cục, kết cấu của tác
phẩm, đặc điểm thủ pháp biểu hiện và vận dụng ngôn ngữ…
 Mỗi thể loại lại tạo ra một kênh giao tiếp riêng với người đọc, đòi hỏi ở người
đọc cách tư duy, nhận thức, truyền thống và kinh nghiệm riêng

2.4. Tính vận động, biến đổi


Mỗi thể loại được xác định với những nguyên tắc tổ chức nghệ thuật đặc thù (thi
pháp không gian, thời gian, thi pháp cốt truyện, thi pháp nhân vật,…) nhưng nó
không đứng yên mà biến đổi không ngừng do sự chi phối của quan niệm văn học
và nhu cầu xã hội ở mỗi thời kỳ
 Nguyên tắc mang tính phương pháp luận trong nghiên cứu văn học sử dưới góc
nhìn thể loại là nguyên tắc hệ thống: khảo sát thể loại trong mối quan hệ tương
tác với nhau, trong cả mối liên hệ với các loại hình nghệ thuật khác như âm
nhạc, hội họa, kiến trúc,… Nguyên tắc mang tính phương pháp luận trong
nghiên cứu thể loại là nguyên tắc loại hình, lịch sử: nhìn nhận thể loại như
một hiện tượng lịch sử, vừa ổn định vừa biến đổi không ngừng

3. Phân loại
- Ở Phương Tây: Nghệ thuật thơ ca (Aristotle) – cuốn lí luận văn học, nghệ thuật
đầu tiên của Châu Âu đề cập đến 3 loại hình thơ ca (văn học) căn cứ vào 3 phương
thức mô phỏng hiện thực (đồng thời là 3 phương thức sáng tạo hình tượng nghệ
thuật): tự sự, trữ tình, kịch
- Ở Trung Quốc: Ban Cố (Thiên Nghệ văn chí, sách Hán thư); Nhâm Phảng (Văn
chương duyên khởi), Lưu Hiệp (Văn tâm điêu long), Tiêu Thống (Văn tuyển)… đề
xuất cách phân chia dựa vào thể văn, đề tài, chức năng, công dụng
- Ở Việt Nam
+ Trước thế kỉ XVIII, việc phân chia thể loại chỉ dừng lại ở một số kiến giải riêng
lẻ về đặc điểm, bản chất của số ít thể loại, chủ yếu là thi ca
+ Thế kỉ XVIII-XIX: các thi tuyển, văn tuyển: Việt âm thi tập, tinh tuyển chư gia
luật thi, Trích diểm thi tập, Toàn Việt thi lục, Hoàng Việt thi tuyển,…; Các công
trình biên khảo về thư tịch của Lê Quý Đông (Hiến chương – Thi văn – Truyện kí
– Phương kĩ), Phan Huy Chú (Hiến chương – Kinh sử - Thi văn – Truyện kí),…
+ Thời hiện đại: sách của Phan Kế Bính, Bùi Kỉ, Dương Quảng Hàm,…; Sách của
học giả miền Nam trước năm 1975; Phạm Thế Ngữ, Thanh Lãng,…; Sách của học
giả miền Bắc: nhóm Lê Quý Đôn, nhóm ĐHSPHN,…
 Một số hướng phân chia thể loại
- “Chia ba” căn cứ vào phương thức phản ánh hiện thực của tác phẩm: Quan niệm
thể loại văn học phương Tây: trữ tình (thơ) – tự sự (tiểu thuyết) – kịch
- “Chia bốn” căn cứ hình thức lời nói, cấu trúc văn bản: Quan niệm thể loại văn
học Trung Hoa (Lục Cơ, Tiêu Thống, Lưu Hiệp,…): Thơ ca (thơ trữ tình, thơ tự
sự) – Văn xuôi (tản văn) – Tiểu thuyết (tác phâm tự sự có cốt truyện hư cấu và
nhân vật) – Kịch (có mặt trong bảng phân loại muộn, vào cuối thời Thanh)
- “Chia năm” quan niệm văn học Việt Nam: Thơ ca – Truyện và Tiểu thuyết –
Kịch – Kí – Tác phẩm chính luận (cáo, chiếu, biểu, tuyên ngôn độc lập thư, văn
bia, văn tiểu phẩm…)
 Các mô hình mang tính khái quát, chưa phản ánh đúng hoàn toàn thực tế sáng
tác của các nền văn học trên thế giới

4. Ý nghĩa của thể loại đối với việc tiếp nhận văn học, phê bình văn
học , sáng tạo văn học
- Tiếp nhận: dựa vào những quy phạm hình thức thẩm mỹ của thể loại văn học để
tiếp cận, tìm hiểu tác phẩm
- Phê bình văn học: dựa vào đặc điểm của thể loại văn học, để đánh giá thành tựu
tác phẩm, sự phù hợp với quy phạm thẩm mỹ của thể loại cũng như những đột phá,
cách cách tân của nhà văn
- Sáng tác văn học: nắm vững được hình thái ổn định và quy phạm hình thức thẩm
mỹ của thể loại để tiến hành lựa chọn tài liệu, cấu tứ và cách thức biểu đạt phù hợp
với nội dung phản ánh

II. Hệ thống thể loại văn học trung đại Việt Nam
1. Phân loại
- Nguồn gốc: Thể loại văn học có nguồn gốc ngoại lai – Thể loại văn học dân tộc
- Văn tự: Thể loại văn học gắn với văn tự Hán – Thể loại văn học gắn với văn tự
Nôm
- Mục đích sáng tác: (phương thức tư duy nghệ thuật): Thể loại văn học chức
năng (hành chính – lễ nghi – tôn giáo) – Thể loại văn học nghệ thuật
- Hình thức lời văn: Thể loại thơ ca – Thể loại văn xuôi
- Phương thức định hình văn bản: Văn bản chép tay – Văn bản khắc – Văn bản
in
- Phương thức phản ánh, hình thức lời văn: Thơ – Văn – Truyện; hoặc Vận văn
– Biền văn/ tản văn/ văn xuôi – Kịch bản văn học

2. Đặc điểm
a. Phản ánh đặc thù của nền văn học trẻ
- Bên cạnh những nỗ lực tự thân  tiếp nhận những ảnh hưởng của nền văn học
già
- Có một số nền văn học được xem là nền văn học già: Trung Quốc, Ấn Độ, Hy
Lạp

- Gắn với văn tự Hán và các thể loại tiếp thu từ Trung Hoa (đặc điểm này diễn ra
trong suốt tiến trình văn học trung đại Việt Nam)
- Quá trình tiếp thu thể loại song hành cùng quá trình Việt hóa, dân tộc hóa thể loại
- Thể loại văn học dân tộc gắn với chữ Nôm và văn học/ văn hóa dân gian ra đời,
phát triển muộn hơn, có nhiều thành tựu lớn

 Đặc điểm tiến trình văn học theo tiến trình thể loại
- Giai đoạn đầu: tiếp thu thể loại từ Trung Quốc; chiếm ưu thế là những thể loại
văn học chức năng
- Giai đoạn tiếp theo: tiếp thu thể loại và Việt hóa thể loại; thể loại văn học chức
năng và thể loại văn học nghệ thuật có vị trí cân bằng
- Giai đoạn cuối: tiếp thu thể loại, Việt hóa thể loại, sáng tạo thể loại. Thể loại nội
sinh, thể loại văn học nghệ thuật giữ vị trí ưu thắng

b. Đa dạng, phong phú, mang tính loại hình đậm nét, phản ánh những đặc
trưng của văn học trung đại Việt Nam
 Đa dạng, phong phú: Số lượng phong phú; Nguồn gốc, hình thức đa dạng
 Mang tính loại hình đậm nét: khuôn mẫu, công thức, quy phạm chặt chẽ
(quy phạm = khuôn mẫu mà văn học phải tuân theo, xu hướng hướng tới những đề
tài cao cả, hình tượng mang tính chất tượng trưng, ước lệ)
 Phản ánh những đặc trưng của văn học trung đại Việt Nam
- Thể hiện quan niệm rộng về văn học: bao gồm tất cả các thư tịch, trước tác (văn
học chức năng và văn học nghệ thuật)
- Thể hiện tính chất văn – sử - triết bất phân (tính nguyên hợp, tính đa chức năng):
“tất cả các thể loại văn học trung đại, không một thể loại nào mang tính chất thuần
túy văn học…; mặc khác, không thể loại nào là không thể đạt tới chất văn học”
(Trần Đình Sử)
- Đề cao chức năng giáo huấn

c. Không thuần nhất


- Thể hiện tư duy văn học, quan niệm văn học

- Sự giao thoa giữa các thể loại văn học chức năng và văn học nghệ thuật, truyện –
sử, truyện – kí, thi – kệ,…
+ Các thể loại không đứng riêng, không biệt lập, học hỏi các kinh nghiệm từ thể
loại khác để gia tăng sức mạnh biểu cảm
+
- Sự đan xen thể loại trong văn bản tác phẩm: thể hiện ở cả quy mô tập tác phẩm và
tác phẩm văn học
+ Tập tác phẩm có nhiều thể loại khác nhau
+ Văn bản tác phẩm: truyện truyền kì  hình thức lời văn có sự đan xen giữa
truyện và thơ. Các tác giả đã dung nạp vào những hình thức của thơ trữ tình

d. Tên gọi thể loại


- Thường xuất hiện ở phần cuối nhan đề tác phẩm: Thiên đô chiếu, Dụ chư tì tướng
hịch văn, Bình Ngô đại cáo, Truyền kì mạn lục, Hoàng Lê Nhất thống chí,…
 Chú ý: nhan đề thể loại không hoàn toàn phù hợp với bản chất tác phẩm: Bích
Câu kì ngộ kí, Tục công dư tiệp kí, Kim Hoa thi thoại, Truyền kì tân phả,…

3. Các nhóm thể loại văn học trung đại Việt Nam
 Các thể loại vận văn
- Vận văn: văn vần, thơ ca

- Thơ chữ Hán (Cổ phong, Đường luật, Từ khúc,...)


- Thơ Nôm (Cổ phong, Đường luật,...)
- Diễn ca (lịch sử/ tôn giáo)
- Ngâm khúc
- Truyện (thơ) Nôm
- Hát nói

 Các thể loại biền văn, tản văn, văn xuôi


- Công văn (chính luận): Hịch, Cáo, Chiếu, Biểu, Tấu, Sớ,...
- Phú, Văn tế (Hán, Nôm), Câu đối
- Kí: Bi kí, Tùy bút, Kí sự,...
- Văn thuyết minh: Tự, Bạt, Dẫn, Thư,...
- Văn khảo cứu: Khảo, Luận, Biện, Thuyết,...
- Văn chép sử: Bản kí, Liệt truyện, Chí,...
- Truyện ngắn: hành trạng, thần tích, chí quái, truyện truyền kì,...
- Tiểu thuyết chương hồi

 Thể loại kịch bản văn học


- Tuồng/ Hát bội
- Chèo

4. Quá trình phát triển


 Giai đoạn hình thành (thế kỉ X-XIV)
- Thể loại văn học tiếp nhận từ Trung Quốc, gắn với văn tự Hán chiếm ưu thế
- Thể loại văn học chức năng ở vị trí trung tâm
- Thể loại văn học nghệ thuật đạt nhiều thành tựu lớn. Thơ ca và văn xuôi đều có
nhiều thành tựu song số lượng tác phẩm thơ ca lớn hơn

 Giai đoạn phát triển ( thế kỉ XV-XVII)


- Bên cạnh những thể loại văn học có nguồn gốc ngoại lai, thể loại văn học dân tộc
cũng được kiến tạo (thơ Nôm Đường luật, diễn ca lịch sử, truyện Nôm,...)
- Thể loại văn học chữ Nôm có bước trưởng thành mạnh mẽ
- Các thể loại văn học nghệ thuật đi dần vào trung tâm
- Truyện văn xuôi chữ Hán đạt được nhiều thành tựu to lớn

 Giai đoạn đỉnh cao (thế kỉ XVIII-XIX)


- Thể loại văn học nghệ thuật giữ vị trí trung tâm, bao gồm cả thể loại chữ Hán và
chữ Nôm; thơ ca và văn xuôi; ngoại nhập và nội sinh
- Thể loại văn học dân tộc phát triển rực rỡ; Văn học Nôm có nhiều thành tựu đỉnh
cao
- Hệ thống thể loại ngoại nhập có sự biến đổi mạnh mẽ, phù hợp với nhu cầu thể
hiện những nội dung mới (phản ánh hiện thực, biểu đạt cảm xúc cá nhân của con
người)
+ Chủ tình, quý chân,…

 Giai đoạn kết thúc (nửa cuối thế kỉ XIX)


- Thể loại văn học chức năng và văn học nghệ thuật song hành
- Xuất hiện một số thể loại văn học quốc ngữ ở Nam Bộ
 Lưu ý: Diễn tiến của hai nhóm thể loại văn học ngoại nhập – nội sinh; văn học
chữ Hán – văn học chữ Nôm; văn học chức năng – văn học nghệ thuật qua bốn
giai đoạn; quá trình tiệm tiến của hai nhóm thể loại vào/ ra vị trí trung tâm –
ngoại biên

III. Ngôn ngữ văn học trung đại Việt Nam


1. Ngôn ngữ và chữ viết
 Ngôn ngữ
- Tiếng Việt
- Tiếng Hán (thời kì Bắc thuộc)
 Hiện tượng song ngữ

 Chữ viết
- Chữ Hán
+ Người Việt tiếp xúc với chữ Hán từ thời Bắc thuộc, đến thế kỉ X, đã nắm vững
và sử dụng thành thục chữ Hán trong các văn bản hành chính, tôn giáo, văn hóa
+ Các triều đại phong kiến thời độc lập chọn chữ Hán làm chữ viết chính thức
(chính trị, xã hội, bang giao,…)
+ Từ thế kỉ X trở về trước: tiếng Hán, chữ Hán là ngoại ngữ. Từ thế kỉ X trở về
sau: chữ Hán là một văn tự (cách đọc chữ Hán của người Việt khác với người
Trung Hoa)
- Chữ Nôm
+ Chữ viết được cấu tạo từ chữ Hán, dùng để ghi âm tiếng Việt
+ Thời điểm hình thành: thế kỉ IX-XIII
+ Thời điểm được sử dụng trong sáng tác văn học: thế kỉ XIII
 Hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam
- Sự khác nhau giữa chữ Hán và chữ Nôm
+ Chữ Hán: ghi âm Hán Việt
 Được chuẩn hóa, thống nhất hóa, sử dụng chính thức trong điều hành chính
quyền
 Nghiêng về sắc thái cổ xưa, cổ kinh; cao cảm tao nhã; trừu tượng, khái quát;
… (được tiếp thu qua thư tịch, kinh sử, văn chương,…)
 Nghiêng về tính quy phạm
+ Chữ Nôm: ghi âm tiếng Việt
 Chưa được chuẩn hóa, điển phạm hóa, ít được sử dụng trong điều hành
chính quyền
 Nghiêng về sắc thái đời thường, gần gũi, bình dị, dân tộc; cụ thểm chi tiết
 Nghiêng về tính bất quy phạm

2. Bộ phận văn học chữ Hán và bộ phận văn học chữ Nôm
 Bộ phận văn học chữ Hán
- Hình thành sớm, tồn tại trong suốt tiến trình văn học trung đại Việt Nam
- Lực lượng sáng tác: tầng lớp trí thức phong kiến
- Phạm vi nội dung: chính sự, lí tưởng, luận lí, đạo đức, tôn giáo, lịch sử,… (biểu
đạt cái cao cả, tao nhã)
- Thể loại: thể loại văn học ngoại nhập; thể loại văn học chức năng chiếm ưu thế;
thể loại đa dạng, cả thơ lẫn văn xuôi
- Phạm vi phổ biến: tầng lớp tri thức
- Đặc điểm: thiên về tính quan phương chính thống, tính giáo huấn, nói chí tải đạo

 Bộ phận văn học chữ Nôm


- Ra đời muộn hơn
- Lực lượng sáng tác: tầng lớp trí thức phong kiến, trí thức bình dân
- Phạm vi nội dung: những vấn đề cuộc sống hằng ngày, cuộc sống đời thường
(biểu đạt cái thông tục, đời thường)
- Thể loại: thể loại văn học nội sinh; thể loại văn học nghệ thuật; đa phần là thể loại
thơ ca
- Phạm vi phổ biến: đông đảo các tầng lớp xã hội
- Đặc điểm: tính dân chủ, tính dân tộc, chứa đựng tinh thần cách tân

3. Tính chất song ngữ của văn học trung đại Việt Nam
 Sự tồn tại song song hai dòng văn học Hán và Nôm

 Sự tồn tại của tác giả song ngữ


- Tác giả tiêu biểu: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Lê Thánh
Tông, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu,…

 Hiện tượng tác phẩm song ngữ


- Tác phẩm tiêu biểu: Chinh phụ ngâm khúc, Truyền kỳ mạn lục, Thu dạ lữ hoài
ngâm (khúc ngâm song thất lục bát), Khóc Dương Khuê

 Sự xâm nhập, pha trộn của văn Hán và Nôm: nhan đề - nội dung; đan xen
ngôn ngữ trong văn bản;…

4. Một số đặc điểm ngôn ngữ văn học trung đại


- Tính tượng trưng, ước lệ: diễn đạt theo công thức, dựa theo các tiền lệ, khuôn
mẫu trong quá khứ mang nặng chất sách vở
- Sự cầu kì, hoa mĩ, bóng bảy: coi trọng vẻ đẹp thẩm mĩ của ngôn ngữ (hình ảnh ẩn
dụ, hoán dụ, so sánh, dùng điển, thủ pháp chơi chữ, đối ngầu,…)
- Quan niệm về ngôn ngữ có sự thay đổi quan hai giai đoạn
+ X-XVII: tao nhã, mực thước
+ XVIII-XIX: tự do, biểu đạt cảm xúc, cá tính riêng của nhà văn

GIỚI THIỆU CHUNG MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
VIỆT NAM
 Xét theo nguồn gốc thể loại
Tiếp thu thể loại  Tiếp thu + Việt hóa thể loại
 Tiếp thu + Việt hóa + Sáng tạo thể loại

 Xét theo hình thức văn tự


Thể loại chữ Hán  Thể loại chữ Hán + chữ Nôm

 Xét theo chức năng của thể loại


Thể loại văn học chức năng ở vị trí trung tâm  Thể loại văn học chức năng và thể
loại văn học nghê thuật song hành  Thể loại văn học nghệ thuật ở vị trí trung tâm

I. Chiếu
1. Khái niệm
- Chiếu (còn được gọi là chiếu thư, chiếu chỉ, chiếu lệnh, chiếu dụ,…) là loại văn
bản công văn hành chính thời phong kiến, được vua dùng để ban lệnh xuống cho
thân dân

2. Đặc điểm
- Nội dung: những vấn đề được đề cập đến trong chiếu rất rộng, bao quát mọi lĩnh
vực đời sống, từ những vấn đề chính trị - xã hội trọng đại đến những công vvieejc
hành chính cụ thể
- Thể thức
+ Được viết bằng văn xuôi hoặc đan xen văn xuôi và văn biền ngẫu
+ Chủ yếu viết bằng chữ Hán, một số văn bản chiếu được viết bằng chữ Nôm (thời
Tây Sơn)
+ Về văn phong, lời văn của chiếu trang nghiêm, tao nhã, ngắn gọn, khúc chiết,
lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác đáng
+ So với thể chiếu ở Trung Quốc, các văn bản chiếu ở Việt Nam thường mang
đậm tính trữ tình
Ví dụ:
 “Việc tang thì sau ba ngày nên bỏ áo trở, thôi khóc than, chôn cất thì nên
theo cách kiệm ước của Hán Văn Đế, không cần xây lăng tẩm riêng, hãy để
trẫm ở cạnh tiên đế. Than ôi, mặt trời đã xế, tấc bóng khôn dừng, trăng trối
mấy lời, ngàn năm vĩnh quyết”
Lâm chung di chiếu – Lý Nhân Tông
 “Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời,
không noi theo dấu cũ của Thương Chu, cứ đóng yên đô thành nơi đây,
khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao
tốn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể
không dời đổi”
Thiên đô chiếu – Lý Thái Tổ
+ Thường mở đầu và kết thúc bằng một số công thức

3. Một số tác phẩm tiêu biểu: Thiên đô chiếu (Lý Thái Tổ), Lâm chung di
chiếu (Lý Nhân Tông), Cầu hiền tài chiếu (Lê Thái Tổ), Cầu Hiền chiếu
(Quan Trung), Cần Vương chiếu (Hàm Nghi)

4. Một số lưu ý khi đọc hiểu văn bản chiếu


- Đặt tác phẩm vào hoàn cảnh ra đời để hiểu được mục đích viết chiếu và tư tưởng
chủ đạo của văn bản
- Tìm hiểu cách tổ chức tác phẩm: kết cấu, trình tự lập luận, cách thức lập luận, các
thao tác nghị luận như phân tích, chứng minh, khái quát hóa, bình luận, thuyết
phuc, tranh luận, hùng biện đối thoại,…
- Tìm hiểu sự kết hợp giữa văn phong khoa học (trang nhã, chính xác, chặt chẽ,…)
và văn phong nghệ thuật (biểu cảm, hình tượng, giàu nhịp điệu, cường điệu)

5. Tìm hiểu Thiên đô chiếu


THIÊN ĐÔ CHIẾU
- Hoàn cảnh sáng tác và tư tưởng tác phẩm
- Kết cấu của tác phẩm
- Sự kết hợp giữa lý và tình

II. Cáo
1. Khái niệm
- Cáo là loại văn hành chính thời cổ, được vua sử dụng để trình bày một chủ
trương, ban bố các chính sách đến đông đảo dân chúng. Nếu chiếu là mệnh lệnh
của vua thì cáo thiên về tổng kết, trình bày, tuyên bố để thần dân biết
 Bài cáo cổ nhất là Thang cáo, ghi lại lời tuyên bố chiến thắng của vua Thang
sau sự kiện diệt vua Kiệt nhà Hạ thành công
 Ở Việt Nam, chỉ duy nhất có tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi viết
theo thể này
2. Đặc điểm
- Về nội dung: cáo thường trình bày một sự kiện trọng đại của triều đại, bác bỏ
những thông tin, luận điệu sai trái, đưa ra các chủ trương, quy định, quan điểm
chính thống và kêu gọi người dân nghe theo, làm theo
- Về thể thức: cáo không có một thể thức cụ thể
+ Ban đầu cáo là những lời tuyên bố miệng được ghi chép lại, sau đó cáo được
viết bằng văn xuôi hoặc văn biền ngẫu
+ Về văn tự, cáo được viết bằng chữ Hán
+ Về văn phong, cáo có sự kế hợp giữa tính nghiêm trang, chuẩn mực của văn
hành chính với tình hùng biện, trữ tình, hình tượng của văn nghệ thuật

3. Một số lưu ý khi đọc hiểu văn bản cáo


- Đặt tác phẩm vào hoàn cảnh ra đời để hiểu được mục đích viết cáo và tư tưởng
chủ đạo của văn bản
- Tìm hiểu cách tổ chức tác phẩm: kết cấu, trình tự lập luận, cách thức lập luận, lí
lẽ và dẫn chứng
- Tìm hiểu sự kết hợp giữa văn phong chính luận (trang nghiêm, chính xác, hàm
súc,…) và văn phong nghệ thuật (bóng bảy, giàu cảm xúc, hình tượng,…), sự kết
hợp giữa tự sự và trữ tình giữa tư duy logic và tư duy hình tượng  sự kết hợp các
yếu tố của văn bản (chính luận và văn bản văn học)

- Hoàn cảnh sáng tác và nhan đề tác phẩm


- Kết cấu của tác phẩm
- Sự kết hợp giữa yếu tố chính luận và yếu tố trữ tình, giữa tư duy logic và tư duy
hình tượng
- Ngôn ngữ (từ ngữ, câu văn)
- Hình tượng
- Cảm hứng

III. Hịch
1. Khái niệm
- Hịch là một thể văn dùng để tuyên bố và kêu gọi quần chúng, thường dùng trong
lĩnh vực quân sự
- Hịch còn có tên gọi là nhị tắc thư (thư hai thước), lộ bố văn (văn thư không dán
kín, thư ngỏ)
- Hịch có thể được sử dụng để hiệu dụ, răn dạy thần dân, người dưới quyền nhưng
thường gắn với mục đích cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống giặc

2. Đặc điểm
- Về nội dung: Hịch với tư cách một thể văn chiến đấu thường có hai nội dung
song trùng: lên án, tố cáo kẻ thù; kêu gọi sự ủng hộ của mọi người
- Về thể thức: hịch không có quy định rõ ràng về hình thức
+ Hịch có thể được viết bằng văn xuôi, văn biền ngẫu hoặc kết hợp cả hai
+ Văn hịch có sự kết hợp giữa tính chất nghị luận (lập luận, lí lẽ, dẫn chứng) và
tính biểu cảm. Hịch sử dụng rỗng rãi các biện pháp khoa trương, so sánh, châm
biếm,…
+ Ở Việt Nam, hịch không chỉ được viết bằng chữ Hán mà còn cả chữ Nôm
+ Kết cấu thông thường thường có thể chia thành 4 phần
 Nêu vấn đề
 Nêu truyền thống để tạo lòng tin tưởng
 Nhận định về tình hình ta và địch, ưu – khuyết của ta, tội ác của địch để khơi
gợi lòng căm thù
 Đề ra chủ trương, kêu gọi đoàn kết đấu tranh

3. Một số tác phẩm tiêu biểu


- Phạt tống lộ bố văn (Lý Thường Kiệt); Dụ chư tì tướng hịch văn (Trần Quốc
Tuấn), Hịch đánh Trịnh (tương truyền Nguyễn Hữu Chỉnh), Hịch đánh quân
Thanh (Quang Trung), Hịch kêu gọi đánh Tây (Mạc Như Đông),…

4. Một số lưu ý khi đọc hiểu văn bản hịch


- Đặt tác phẩm vào hoàn cảnh ra đời để hiểu được mục đích viết hịch và tư tưởng
chủ đạo của văn bản
- Tìm hiểu cách tổ chức tác phẩm: kết cấu, trình tự lập luận, cách thức lập luận, lí
lẽ và dẫn chứng
- Tìm hiểu sự kết hợp giữa văn phong chính luận (trang nghiêm, chính xác, hàm
súc,…) và văn phong nghệ thuật (bóng bảy, giàu cảm xúc, hình tượng,…), sự kết
hợp giữa tự sự và trữ tình, giữa tư duy logic và tư duy hình tượng

5. Tìm hiểu Dụ chư tì tướng hịch văn


- Hoàn cảnh sáng tác, mục đích, chức năng của văn bản
- Kết cấu
- Sự kết hợp giữa tính chất chính luận và trữ tình, giữa văn phong khoa học và
nghệ thuật

IV. Thơ kệ
1. Khái niệm
- Thơ kệ là loại hình văn học chức năng lễ nghi – tôn giáo, ra đời từ Ấn Độ, gắn
liền với nghi thức truyền thừa Phật giáo
- Kệ bao gồm kệ Gia đà (bài kệ bằng văn vần) và kệ Kì dạ (bài kệ gồm phần văn
xuôi và văn vần). Thơ kệ là những bài kệ bằng văn vần (kệ Gia đà)
- Thơ kệ còn có thể được gọi chung là kệ hoặc thơ Thiền

2. Đặc điểm
- Nội dung: Kệ trực tiếp trình bày triết lí, quan niệm Phật giáo, nghiêng về tính
chất đạo lí hoặc có sự kết hợp giữa tính chất triết lí và trữ tình
- Hình thức
+ Số câu thơ: không cố định, thường ngắn gọn
+ Số chữ trong câu: đa dạng
+ Vần: có thể có vẫn hoặc không vần
+ Ngôn ngữ: sử dụng nhiều thuật ngữ Phật giáo, nhiều hình ảnh tượng trưng, so
sánh, nhiều ẩn dụ, biểu tượng tôn giáo

3. Tác giả, tác phẩm tiêu biểu


Thị đệ tử (Vạn Hạnh thiền sư), Tâm không (Viên Chiếu thiền sư), Cáo tật thị chúng
(Mãn Giác thiền sư), Ngôn hoài (Không Lộ thiền sư), Hưu hướng Như Lai (Quảng
Nghiêm thiền sư),… (Nhan đề các bài kệ thường do người đời sau đặt)

4. Một số lưu ý khi đọc hiểu kệ


- Trong thơ kệ, nội dung tôn giác (giải thích hoặc thuyết minh cho giáo lí Phật học
Thiền tông, răn dạy đệ tử) là quan trọng nhất. Muốn hiểu thơ kệ, trước hết cần xuất
phát từ giáo lí, tư tưởng Phật giáo được trình bày trong tác phẩm
- Không đi quá sâu vào việc diễn giải luận thuyết giáo lí
- Khám phá những giá trị nhân sinh, nhân văn sâu sắc phía sau các khái niệm, tư
tưởng triết học tôn giáo

5. Tìm hiểu Cáo tật thị chúng

Nguyên tác Dịch nghĩa


Xuân khứ bách hoa lạc, Xuân đi, trăm hoa rụng,
Xuân đáo bách hoa khai. Xuân đến, trăm hoa nở.
Sự trục nhãn tiền quả, Việc đời theo nhau ruổi qua trước mắt,
Lão tòng đầu thượng lai. Tuổi già hiện đến từ trên mái đầu.
Mạc vị xuân tàn hoa hoa lạc tận, Đừng cho rằng xuân tàn thì hoa rụng hết,
Đình tiền tác dạ nhất chi mai. Đêm qua, một cành mai đã nở trước sân.

- Nội dung tôn giáo: thể hiện qua những hình ảnh biểu tượng: xuân, bách hoa,
khai, lạc, nhất chi mai
- Rung cảm thẩm mĩ và ý nghĩa nhân sinh

KẾT LUẬN
 Văn học chức năng hành chính
- Những thể loại văn học có chức năng thực thi các công việc mang tính chất hành
chính nhà nước
- Tiền đề: quan niệm rộng về văn học; sự coi trọng giá trị thực tiễn của văn học;
tính chất văn – sử - triết bất phân
- Nguồn gốc: được tiếp thu, kế thừa từ văn học Trung Quốc
- Đặc điểm: tính quan phương, chính thống; tính công thức chặt chẽ; tính đơn
phương một chiều; chủ yếu là văn có tính chất nghị luận
- Phân loại: Theo chủ thể sáng tác: (1) Chủ thể là thiên tử hoặc chủ tướng, có các
thể chiếu, cáo, sách, hịch, dụ,… (2) Chủ thể là thần tử, có các thể tấu, nghị, biểu,…

 Thể loại văn học chức năng lễ nghi – tôn giáo


- Những thể loại, tác phẩm văn học có chức năng thực thi các nghi lễ mang tính
chất tôn giáo hoặc tập tục
- Tiền đề: quan niệm rộng về văn học; sự coi trọng giá trị thực tiễn của văn học;
tính chất văn – sử - triết bất phân
- Nguồn gốc: được tiếp thu, kế thừa từ văn học nước ngoài (Trung Quốc, Ấn Độ)
- Đặc điểm: gắn liền với không gian hành đạo, với các nghi thức văn hóa tâm linh;
tính công thức chặt chẽ
- Phân loại: theo phạm vi thực hành/ tính chất nghi lễ: (1) Các thể loại chức năng lễ
nghi tập tục: văn tế, trướng, câu đối, văn mừng thọ,… (2) Các thể loại chức năng lễ
nghi tôn giáo: luân thuyết tôn giáo, kệ, tiểu truyện tốn giáo,…

THƠ ĐƯỜNG LUẬT HÁN VÀ NÔM


Tài liệu tham khảo
1. Phương Lựu (chủ biên) – Lý luận văn học, tái bản lần thứ tư, NXBGD, H.
2004 (Đọc Tác phẩm trữ tình, Các thể thơ văn cổ)
2. Trần Đình Sử - Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, NXBGD,
H.1999 (Đọc kĩ phần: các thể thơ trữ tình)
3. Nguyễn Đăng Na (chủ biên) – Văn học trung đại Việt Nam, NXBĐHSPHN,
tập 1, 2007, tái bản lần thứ 5, 2013
4. Nguyễn Đăng Na (chủ biên) - Văn học trung đại Việt Nam, NXBĐHSPHN,
tập 2, 2007, tái bản lần thứ 5, 2013
5. Lã Nhâm Thìn (chủ biên) – Giáo trình Văn học trung đại Việt Nam,
NXBGDVN, tập 1, 2011
6. Lã Nhâm Thìn (chủ biên) – Giáo trình Văn học trung đại Việt Nam,
NXBGDVN, tập 2, 2015
7. Lã Nhâm Thìn – Phân tích tác phẩm văn học trung đại Việt Nam từ góc nhìn
thể loại, NXBGDVN, H. 2009
8. Lã Nhâm Thìn – Thơ Nôm Đường luật, NXBGD, H.1997 (Đọc phần Khái
quát quá trình phát triển của Thơ Nôm Đường luật trong lịch sử văn học Việt
Nam, tr37-51
9. Nguyễn Du: Toàn tập, tập 1, (Mai Quốc Liên) chủ biên), Trung tâm nghiên
cứu Quốc học, NXB Văn học, Hà Nội, 1996
10. Hà Văn Minh (chủ biên), Văn bản Hán Nôm trong nhà trường, NXB Giáo
dục, Hà Nội, 2017
11. Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức: Thơ ca Việt Nam hình thức thể loại, NXB
Khoa học xã hội, 1971 (Đọc kĩ phần Thơ Đường luật)

I. Khái quát về thơ ca trung đại Việt Nam


1. Khái niệm
- Thơ ca: (1) Văn học nói chung; (2) Thơ và các hình thức văn có vần; (3) Thơ
(bao gồm các thể Đường luật, ca, ngâm, từ, khúc,...)
- Thơ
Thơ là “hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng,
những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn từ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp
điệu” (Từ điển thuật ngữ văn học)
+ Về nội dung, thơ thường hướng đến việc bộc lộ tư tưởng, tình cảm, suy nghĩ
cảm xúc (thế giới tâm hồn) của tác giả hoặc của nhân vật trữ tình được tác giả miêu
tả trong bài thơ
+ Về hình thức, thơ được viết dưới hình thức “văn vần” với ngôn ngữ hàm súc,
giàu hình ảnh và nhạc điệu

2. Diện mạo thơ ca trung đại Việt Nam


a. Diện mạo các thể thơ
- Các thể thơ ca vay mượn từ Trung Quốc, bằng chữ Hán: xuất hiện từ thế kỉ X và
tồn tạo suốt thời kì trung đại. Tiêu biểu: thơ cổ phong, thơ luật Đường,… Tác giả:
Trần Nhân Tông, Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Trãi, Nguyễn
Bỉnh Khiêm, Lê Thánh Tông, Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến,…
- Các thể thơ ca vay mượn từ Trung Quốc, bằng chữ Nôm: xuất hiện khoảng thế kỉ
XIII. Tiêu biểu: thơ Nôm Đường luật. Tác giả: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,…
- Các thể thơ ca do người Việt sáng tác: xuất hiện từ khoảng thế kỉ XVI. Tiêu biểu:
thơ lục bát, song thất lục bát, thơ hát nói,… Tác giả: Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Du,
Nguyễn Công Trứ, Chu Mạnh Trinh, Dương Khuê,…

b. Diễn tiến của thơ ca trung đại Việt Nam (nhìn từ nguồn gốc thể
loại)

- Thể thơ/ Thể


- Thể thơ/ Thể loại tiếp thu
Thể thơ/ Thể loại tiếp thu - Thể thơ/ Thể
loại tiếp thu - Thể thơ/ Thể loại Việt hóa
loại Việt hóa - Thể thơ/ Thể
loại Nội sinh

c. Diễn tiến của thơ ca trung đại Việt Nam (nhìn từ vị trí các thể
loại)
- Giai đoạn thứ nhất: thể loại văn học chức năng giữ vai trò trung tâm, thể loại
nghệ thuật ở vị trí ngoại biên
- Giai đoạn thứ hai: thể loại văn học chức năng và thể loại văn học nghệ thuật phát
triển song song
- Giai đoạn thứ ba: thể loại văn học nghệ thuật giữ vai trò trung tâm, thể loại văn
học chức năng bị đẩy dần ra ngoại vi hệ thống văn học

3. Một sống đặc điểm chung của thơ ca trung đại Việt Nam
- Thơ trung đại là thơ kết hợp bày tỏ ý chí và tình cảm
+ Quan niệm thi ngôn chí. Chí: tình cảm đạo lí + cảm xúc tự nhiên
+ Thơ bộc lộ “ý chí”, “chí hướng” đậm màu sắc lí tính thường chiếm phần ưu trội
+ Bên cạnh nhu cầu tự bộc lộ nỗi lòng, tâm trạng trữ tình trong thơ thường gắn với
những hoàn cảnh, yêu cầu cụ thể: đưa tiễn, ngoại giao, dạy học, dân lên bề trên,
đọc trong chiến trận, bói toán, đánh giặc,…
- Tiếng nói trữ tình trong thơ trung đại thường là tiếng nói đại diễn cho tập thể,
cộng đồng
+ Tác giả (chủ thể trữ tình) ít xuất hiện trực tiếp qua những đại từ nhân xưng “tôi”,
“ta”,…
+ Câu thơ trung đại thường là những câu thơ tỉnh lược chủ ngữ
 Dấu ấn cá nhân, tiếng nói cá thể mờ nhạt
 Tiếng nói trữ tình mang tính phổ quát
 Người đọc dễ dàng nhập vai vào nhân vật trữ tình
- Phương thức trữ tình trong thơ trung đại thiên về kể, thuật, biểu đạt gián tiếp tình
cảm, cảm xúc
+ Kiểu câu phát ngôn trực tiếp, giãi bày trực tiếp xuất hiện ít
+ Kiểu câu kể, nhà thơ bộc lộ nỗi lòng bằng cách kể lại những biểu hiện bên ngoài
của nỗi lòng đó chiếm ưu thế
+ Phương thức trữ tình phổ biến là “tả cảnh ngụ tình”
- Thơ trung đại thường tuân theo những quy phạm hình thức chặt chẽ
+ Mỗi thể thơ có luật riêng
+ Các kết cấu không gian (xa-gần, cao-thấp,…); kết cấu tương phản, đối lập; kết
cấu “đề-thực-luận-kết”; “khai-thừa-chuyển-hợp”; khái quát, luận đề > cụ thể, hiện
tượng (và ngược lại); cảnh > tình (và ngược lại)

II. Thơ Đường luật Hán


1. Khái niệm
Đường luật là thể thơ được đặt ra từ thời Đường, có cấu trúc chặt chẽ về thanh âm
và bố cục. Thơ Đương luật Hán là khái niệm để chỉ những bài thơ viết bằng chữ
Hán, theo thể luật Đường (tuân thủ những quy định về vần, về đối, niêm, luật, bố
cục của thơ Đường luật

2. Phân loại
- Theo số chữ trong câu: ngũ ngôn, lục ngôn, thất ngôn
- Theo số câu trong bài: tứ tuyệt (tuyệt cú), bát cú (luật thi), bài luật (từ mười câu
trở lên)
- Theo số chữ trong câu và số câu trong bài: ngũ ngôn tứ tuyệt, thất ngôn tứ
tuyệt, ngũ ngôn bát cú, thất ngôn bát cú

3. Đặc điểm
- Vần
+ Thường dùng vẫn bằng (chữ có dấu huyền hoặc không dấu)
+ Chỉ được gieo một vần (độc vần)
+ Vị trí: vẫn được gieo ở cuối câu 1-2-4-6-8 (bát cú), ở cuối câu 1-2-4 hoặc cuối
câu 2-4 (tứ tuyệt)
+ Kiểu loại: chia thành 2 loại: vần chính (giống nhau hoàn toàn); vẫn thông (gần
giống nhau)

Độc Tiểu Thanh kí Thăng Long (bài 1)


(Nguyễn Du) (Nguyễn Du)
Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư, Tản lĩnh Lô giang tuế tuế đồng,
Độc điếu song tiền nhất chi thư. Bạch đầu di đắc kiến Thăng Long.
Chi phấn hữu thần liên tử hậu, Thiên niên cự thất thành quan đạo,
Văn chương vô mệnh lụy phần dư. Nhất phiến tân thành một cố cung.
Cổ kim hận sự thiên nan vấn, Tương thức mỹ nhân khan bão tử,
Phong vận kỳ oan ngã tự cư. Đồng du hiệp thiếu tẫn thành ông.
Bất tri tam bách dư niên hậu, Quan tâm nhất dạ khổ vô thụy,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như. Đoản địch thanh thanh minh nguyệt trung.

- Đối: bao gồm đối ấm và đối ý. Phạm vi: hai dòng thơ
+ Về hình thức: thanh điệu, số từ, loại từ, vai trò ngữ pháp của các từ ở hai dòng
thơ như nhau
+ Về nội dung: tương hỗ hoặc tương phản nhau
+ Quy tắc: câu 3-4; 5-6 bắt buộc đối

Thời lai đổ điếu thành công dị, Chỉ phấn hữu thần liên tử hậu,
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa. Văn chương vô mệnh lụy phần dư.
(Gặp thời thì anh hùng thịt, người câu cá (Son phấn có linh hồn, sau khi chết vẫn
cũng dễ thành công, khiến người ta phải xót thương,
Thời vận đã qua thì anh hùng cũng chỉ Văn chương không có số mệnh mà cũng
uống hận) bị liên lụy, đốt đi còn lại một vài bài)

- Luật
+ Cách sắp xếp các chữ bằng trắc ở mỗi dòng thơ. Luật thơ được tính từ chữ thứ
hai của câu thơ đầu: chữ thứ hai là thanh trắc thì bài thơ theo luật trắc: chữ thứ hai
là thanh bằng thi bài thơ theo luật bằng. Luật trắc được coi là chính thể, luật bằng
được coi là biến thể
+ Luật còn liên quan đến phối nhanh (cách sắp xếp các chữ bằng – trắc trong câu
thơ), tuân thủ quy định: nhất – tam – ngũ bất luận, nhị - tứ - lục phân minh (thanh
điệu ở chữ thứ tư đối với thanh điệu ở chữ thứ 2 và 6)

Độc Tiểu Thanh kí Thăng Long (bài 1)


(Nguyễn Du) (Nguyễn Du)
Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư, Tản lĩnh Lô giang tuế tuế đồng,
Độc điếu song tiền nhất chi thư. Bạch đầu di đắc kiến Thăng Long.
Chi phấn hữu thần liên tử hậu, Thiên niên cự thất thành quan đạo,
Văn chương vô mệnh lụy phần dư. Nhất phiến tân thành một cố cung.
Cổ kim hận sự thiên nan vấn, Tương thức mỹ nhân khan bão tử,
Phong vận kỳ oan ngã tự cư. Đồng du hiệp thiếu tẫn thành ông.
Bất tri tam bách dư niên hậu, Quan tâm nhất dạ khổ vô thụy,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như. Đoản địch thanh thanh minh nguyệt trung.

- Niêm: Sự kết dính giữa dòng thơ trên với dòng thơ dưới về âm luật. Hai dòng thơ
niêm với nhau thì cùng theo một luật (cùng bằng hoặc cùng trắc). Niêm trong thơ
luật Đường, bắt buộc ở câu 1-8, 2-3, 4-5, 6-7 (tính từ chữ thứ hai của mỗi câu); Với
thơ tứ tuyệt, niêm giữa câu 1-4, 2-3

Mộ xuân tức sự (Nguyễn Trãi)


Nhàn trung tận nhật bế thư trai,
Môn ngoại toàn vô tục khách lai.
Đỗ Vũ thanh trung xuân hướng lão,
Nhất đinh sơn vũ luyện hoa khai

- Kết cấu
+ Một bài thơ thất ngôn bát cú có thể chia làm 4 cặp câu
 Cách gọi tên
o Ở Trung Quốc: (1) Đầu liên, hàm liên, cảnh liên, vĩ liên; Khởi (khai),
Thùa, Chuyển, Hợp
o Ở Việt Nam: Đề - Thực – Luận – Kết
 Cách đặt câu
o Câu đầu: phá đề (mở đề)
o Câu 2: thừa đề (chuyển tiếp ý từ câu 1)
o Câu 3-4: thực (cắt nghĩa câu đề)
o Câu 5-6: luận (bày tỏ suy nghĩ, tình cảm của người viết, mở rộng nội
dung 2 câu thực)
o Câu 7-8: kết (khái quát lại vấn đề)
+ Cách phân chia khác
 2/4/2 (2 câu đầu và 2 câu cuối thiên về ý khái quát; 4 câu giữa diễn giảng cụ
thể)
 6/2 hoặc 4/4 (cảnh – tình)
+ Kết cấu bài thơ Đường luật Hán liên quan mật thiết với việc “lập ý” (đặt ý, dựng
ý) của nhà thơ. Một số mô hình kết cấu thường gặp trong thơ trung đại
 Kết cấu theo thời gian (tuyến tính)
 Kết cấu theo không gian (xa – gần, cao – thấp,…)
 Kết cấu tương phản, đối lập
 Kết cấu “đề - thực – luận – kết”; “khai – thừa – chuyển – hợp”
 Khái quát, luận đề  cụ thể, hiện tượng (hoặc ngược lại)
 Cảnh – tình (hoặc ngược lại)

4. Quá trình phát triển


5. Một số lưu ý khi phân tích thơ Đường luật Hán
- Thơ Đường luật là thể loại mang tính quy phạm chặt chẽ: chú ý đến các yếu tố
niêm, luật, vần (sự hài hòa, đối xứng về thanh điệu) và các tín hiệu nghệ thuật: thất
niêm, thất luật, chiết vận (lược bỏ vần),…
- Chú ý đến nghệ thuật đối – đặc trưng thi pháp thơ Đường luật. Đối không chỉ tạo
sự sóng đôi, cân xứng giữa các câu thơ mà còn có vai trò quan trọng trong viễ biểu
đạt nội dung
- Chú ý đến cấu tứ của bài thơ để lựa chọn cách phân tích theo trình tự hợp lý
- Chú ý đến hai câu thơ kết: Trong thơ Đường luật, câu kết đóng vai trò khép lại
sự, tình trong bài thơ nhưng đồng thời mở ra những suy tư, cảm xúc mới

Độc Tiểu Thanh kí - Nguyễn Du Đọc Tiểu Thanh kí – Nguyễn Du


Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư, Vườn hoa cạnh Tây Hồ đã thành bài hoang,
Độc điếu song tiền nhất chi thư. Riêng ta viếng nàng qua tờ giấy trước của sổ
Chi phấn hữu thần liên tử hậu, Son phấn có linh hồn, sau khi chết vẫn khiến
Văn chương vô mệnh lụy phần dư. người ta thương xót.
Cổ kim hận sự thiên nan vấn, Văn chương không có số mệnh mà cũng bị
Phong vận kỳ oan ngã tự cư. liên lụy, đối đi còn sót lại một và bài.
Bất tri tam bách dư niên hậu, Mối hận cổ kim, thật khó mà hỏi ông trờ.
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như. Nỗi oan lạ lùng của khách tài tử, ta tự mang
Chẳng biết ba trăm năm sau nữa,
Trong thiên hạ, người nào sẽ khóc Tố Như?

Tìm hiểu bài thơ Độc Tiểu Thanh kí


- Theo cấu trúc Đề - Thực – Luận – Kết: 2 câu đề là tả cảnh và kể sự; 2 câu thực
nhắc lại câu chuyện cuộc đời oan trái của nhân vật Tiểu Thanh; 2 câu luận bình
luận về cuộc đời nàng Tiểu Thanh, thể hiện suy tư, trăn trở về số phận của kẻ tài
sắc; 2 câu kết là niềm khao khát được đồng cảm, chia sẻ của nhà thơ – người tự ý
thức mình cũng là kẻ tài tình, chịu nhiều phiền lụy
- Theo cấu trúc 4/4 (cảnh, sự/ tình): 4 câu đầu là tiếng khóc thương người con gái
tài sắc mà số phận truân chuyên; 4 câu sau là tiếng khóc thương cho kẻ hồng nhan
bạc mệnh; tài hoa đa truân nói chung, trong đó có tiếng khóc thương chính mình
của Nguyễn Du
- Theo cấu trúc 2/6: 2 câu đầu là bối cảnh viếng nàng Tiểu Thanh; 6 câu cuối là
cảm xúc, suy tư về số phận nhân vật, số phận người tài sắc và chính bản thân mình
- Theo cấu trúc 6/2: 6 câu đầu là tâm sự, cảm xúc về nàng Tiểu Thanh, 2 câu cuối
là suy tư về bản thân
- Theo cấu trúc 2/4/2: 2 câu đầu là bối cảnh viếng nàng Tiểu Thanh, 4 câu giữa là
bình luận về cuộc đời Tiểu Thanh, 2 câu cuối là suy tư về bản thân

- Độc Tiểu Thanh kí là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật, theo luật bằng, sử dụng
vần chính, đảm bảo sự cân xứng, hài hòa về thanh băng, thanh trắc và yêu cầu chặt
chẽ về đối (thanh điệu, từ loại, cấu trúc ngữ pháp, ý)
- Độc Tiểu Thanh kí có những yếu tố nghệ thuật đáng chú ý, ít nhiều mang tính
chất “lệch chuẩn” so với quy cách thơ Đường luật
- Chủ thể trữ tình không ẩn danh mà khẳng định sự hiện hữu bằng đại từ nhân
xưng ngôi thứ nhất (ngã), bằng danh xưng (Tố Như)
- Hai câu thơ cuối với những tín hiệu nghệ thuật lạ: hiện tượng thất niêm so với
quy chuẩn thơ Đường; Sự xuất hiện của con số “ba trăm năm lẻ” đầy bí ẩn; hiện
tượng tác giả tự xưng tên mình; kiểu câu thơ kết: câu hỏi  nỗi niềm tâm sự không
bình an của con người cá nhân cảm thấy cô độc giữa không gian, thời gian, của
người nghệ sĩ thấu hiểu sâu sắc bi kịch của thân phận con người

III. Thơ Nôm Đường luật


1. Khái niệm
- Thơ Nôm Đường luật (Thơ Đường luật Nôm) là khái niệm được dùng để chỉ
những sáng tác bằng chữ Nôm theo thể Đường luật hoàn chỉnh hoặc Đường luật
phá cách
- Tiêu chí nhận diện
+ Viết bằng chữ Nôm
+ Theo thể thơ Đường luật (tuân thủ hoàn toàn quy định về niêm luật hoặc có sự
thay đổi, phá cách)
+ Được mở đầu vào khoảng cuối thế kỉ XIII, chính thức có mặt với Quốc âm thi
tập của Nguyễn Trãi và kết thúc vào cuối thể kỉ XIX, đầu thế kỉ XX với những
sáng tác của Nguyễn Khuyến, Tú Xương,…

 Một số điểm lưu ý


- Điểm khác nhau giữa thơ Đường luật Nôm so với các thể thơ có nguồn gốc ngoại
lai
+ Hình thức thể loại được tiếp nhận từ Trung Quốc
+ Các quy cách hình thức không được giữ nguyên mà có những thay đổi, cải biến,
gắn liền với nhu cầu tạo dựng một lối thơ riêng của dân tộc
+ Sự phá cách này không ổn định, tạo thành mô hình riêng, không đồng đều ở các
tác giả, các giai đoạn
- Một số cách nhìn nhận thơ Đường luật Nôm
+ Xem thơ Đường luật Nôm như một bộ phận của thơ Đường luật, không phải một
thể loại độc lập
+ Xem thơ Đường luật Nôm là thể loại văn học có nguồn gốc ngoại lai nhưng đã
được Việt hóa (giống như phú Nôm, văn tế Nôm, hịch Nôm,…)
+ Xem thơ Đường luật Nôm là thể loại riêng, đã vượt qua giai đoạn Việt hóa
những yếu tố tiếp thu từ nước ngoài để trở thanh thể loại văn học dân tộc
+ Thơ Nôm Đường luật minh chứng cho quy luật phát triển của văn học trung đại
Việt Nam: vừa “hướng tâm” (hướng vào quỹ đạo văn hóa Trung Hoa) để tiếp thu,
kế thừa tinh hoa, vừa “li tâm” để kiến tạo gương mặt văn hóa riêng của dân tộc

2. Một số đặc điểm


2.1. Về phương diện hình thức
 Thơ Nôm Đường luật thành hai nhóm
(1) Nhóm thơ tuân thủ chặt chẽ tính quy phạm của thơ Đường luật
(2) Nhóm tác phẩm có sự thay đổi, cải biến. Ở nhóm 2, đặc điểm đáng chú ý là
sự có mặt của câu thơ 6 chữ và hình thức thể thơ thất ngôn xen lục ngôn,
cách hiệp vần lưng và cách ngắt nhịp chẵn, được đánh giá là có tiết tấu phù
hợp với nhịp điệu tâm hồn của người Việt
 Câu thơ 6 chữ hay hình thức thể thơ thất ngôn xen lục ngôn
- Thời điểm xuất hiện: khoảng thể kỉ XIII, gắn liền với phong trào sáng tác chữ
Nôm, do Hàn Thuyên và các tri thức đầu đời Trần khởi xướng. Sách Khâm định
Việt sử thông giám cương mục (bộ chính sử do triều Nguyễn biên soạn vào nửa
cuối thế kỉ XIX) gọi là lối thơ này là Hàn luật, nhấn mạnh tính phá cách so với thi
luật thơ Đường
- Diễn tiến: Đến thế kỉ XV, kiểu câu thơ này xuất hiện khá phổ biến trong cách tập
thơ quốc âm: Quốc âm thi tập (186/254 bài), Hồng Đức quốc âm thi tập (135/328),
Bạch Vân quốc ngữ thi tập (97/161),…
Sang thế kỉ XVII, XVIII, hình thức thơ này vẫn còn tồn tạo nhưng số lượng giảm
dần: Ngự đề Thiên Hòa doanh bách vịnh – Trịnh Căn (10 bài thất ngôn xem lục
ngôn), Ngôn ẩn thi tập – Nguyễn Hữu Chỉnh (5 bài thất ngôn xen lục ngôn),…
- Nguồn gốc: một số quan niệm
(1) Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn là sự tổ hợp giữa câu thơ 6 chữ của thơ cổ
phong với câu thơ 7 chữ của thơ Đường luật của Trung Quốc. Bất cập: câu
thất trong thất ngôn xen lục ngôn có nhiều khác biệt so với thơ thất ngôn
Đường luật
(2) Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn là sự kết hợp giữa câu thơ 7 chữ trong thơ
thất ngôn Đường luật Trung Quốc với câu thơ 6 chữ của thơ ca dân gian của
Việt Nam. Bất cập: chưa có cơ sở chứng minh câu lục trong thất ngôn xen
lục ngôn có nguồn gốc từ thơ ca dân gian; Câu thất trong thất ngôn xen lục
ngôn khác biệt so với thơ Đường luật
(3) Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn được tạo ra trên chính kết cấu và hình thức
của bài thơ luật Đường của Trung Quốc. Các nhà thơ cổ của Việt Nam đã
tạo ra câu thơ lục ngôn bằng cách cắt giảm một chữ của câu thơ thất ngôn
luật, rồi phối hợp các câu thơ lục ngôn với các câu thơ thất ngôn để tạo nên
thể thơ này
- Đặc điểm
+ Vừa chứa đựng một số yếu tố thơ Đường luật: số câu trong bài, cách ngăt nhịp,
cách hiệp vần, tính chất đối xứng,… vừa phá cách, phá vỡ cấu trúc hình thức quy
chuẩn của bài thơ luật Đường. Các nhà nghiên cứu gọi đây là sự kết hợp giữa các
yếu tố “luật Đường” và “phi luật Đường”
+ Sự có mặt của từ một đến hai câu lục ngôn trong một bài tứ tuyệt, từ một đến
bảy câu lục ngôn trong một bài bát cú
+ Sự kết hợp đa dạng và phong phú với các câu lục ngôn với câu thất ngôn, tạo ra
những lối ngắt nhịp mới (cách ngắt nhịp lẻ - chẵn), cách gieo vần mới, nhất là vần
lưng (kết hợp vần bằng – trắc, chân – lưng), kiểu câu và kiểu bào mới so với thơ
luật Đường

Ngôn chí (bài 14) Thuật hứng (bài 10)


Vừa sáu mươi dư tám chín thu, Kim cốc phong lưu nữa để hoang,
Lưng gầy da xí tướng lù khù. Hôm mai uổng chịu nhọc toan đang
Lâm tuyền thanh vắng bạn Sào Hứa, Giàu mấy kiếp tham lam bấy,
Lễ nhạc nhàn chơi đạo Khổng Chu. Sống bao lâu, đáo để màng.
Bát cơm xoa/ nhờ ơn xã tắc, La ỷ rập rìu, hàng chợ họp,
Gian lều cỏ/ đội đức Đương Ngu. Cửa nhà bịn rịn, tổ ong tàng.
Tơ hào chẳng có đền ơn chúa, Thiên thơ án sách qua ngày tháng,
Dạy láng giềng mấy sĩ nhu. Một khắc cầm nên mấy lạng vàng
(Nguyễn Du) (Nguyễn Trãi)
Ghi chú: bài thơ trùng với bài thơ Nôm số 137
của Nguyễn Bỉnh Khiêm

- Vai trò
+ Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn thể hiện nhu cầu phá cách thơ Đường luật, tìm
tòi lối đi riêng cho thơ ca Việt
+ Những thể nghiệm về hình thức như kết hợp câu thơ lục ngôn và thất ngôn,
kết hợp vần chân và vần lưng, vần bằng và vần trắc, cách ngắt nhịp chẵn đã đặt
nền móng cho các thể thơ dân tộc như lục bát, song thất lục bát, thơ hát nói
(những thể thơ nhất thiết sử dụng câu lục ngôn, cách hiệp vần lưng và cách ngắt
nhịp chẵn)

2.2. Về phương diện nội dung


- Không có sự phân biệt tuyệt đối giữa những sáng tác Đường luật Hán và Đường
luật Nôm
- Thơ Đường luật Nôm có khả năng phản ánh phạm vi hiện thực đa dạng: lí
tưởng, hoài bão và khát vọng nhân bản của con người; từ thế giới tự nhiên cho
đến những vấn đề lịch sử, xã hội; từ miêu tả cuộc sống thường nhật cho đến
khái quát quy luật vũ trụ, triết lý nhân sinh;…
- Nội dung làm nên diện mạo riêng cho thơ Nôm Đường luật là những vấn đề của
cuộc sống đời thường, của con người đời thường và tiến hơn một bước nữa là
của con người phàm trần, con người đã thức tỉnh ý thức về chính mình

3. Một số lưu ý khi phân tích thơ Đường luật Nôm


- Xác định đặc điểm hình thức của tác phẩm: thể thơ Đường luật hoàn chỉnh – thể
thơ Đường luật phá cách
- Dựa vào quy phạm hình thức của thơ Đường luật để tìm hiểu: bố cục, vần, luật,
niêm, đối
- Chỉ ra được giá trị biểu đạt, giá trị biểu cảm của những yếu tố phá cách: câu
thơ, cách ngắt nhịp, vần
- Khai thác đặc điểm và vai trò của ngôn ngữ dân tộc trong việc biểu đạt chủ đề
tư tưởng của tác phẩm

Thực hành
Bảo kính cảnh giới (bài 43) – Cảnh ngày hè
Rồi hóng mát thuở ngày trường,
Hoè lục đùn đùn tán rợp trương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tịn mùi hương.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
(Theo Nguyễn Trãi toàn tập)
- Đề tài: Thiên nhiên và ngôn chí (nói chú, đề tài truyền thống quen thuộc của thơ
ca trung đại nói chung, Đường luật nói riêng)
- Các yếu tố của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật: vần chính (vị trí câu 1, 2, 4,
6, 8), đối âm và đối ý ở vị trí câu 3-4, 5-6, các câu thất tuân thủ niêm, bố cục
6/2 (cảnh/ tình)
- Chủ thể trữ tình: con người vơi niềm ưu dân ái quốc
+ Chủ thể Nôm
 Thể thơ: thất ngôn xen lục ngôn, cách ngắt nhịp chẵn ở vị trí câu 3, 4
 Đề tài: thiên nhiên mùa hè và khung cảnh cuộc sống đời thường ở làng
quê
 Bút pháp: thiên về tả, tái hiện bức tranh thiên nhiên ngày hè ở làng quê
với màu sắc tươi sáng, âm thanh rộn ra đầy sinh động, rực rỡ và khỏe
khoắn
 Ngôn ngữ: sự kết hợp giữa lớp từ Hán Việt và từ Thuần Việt (từ láy)
 Hình ảnh: hình ảnh không mang tính tượng trung ước lệ mà bắt nguồn từ
hiện thực cuộc sống: hòe, thạch lựu, sen, ve, chợ cá (trạng thái đang vận
động, căng tràn sức sống)
 Chủ thể trữ tình: con người thiết tha với cuộc sống, với cái đẹp

Phân biệt các khái niệm

Thơ cổ phong Thơ Đường Thơ Đường luật

Tên gọi một thể thơ (còn Tên gọi một giai đoạn trong lịch Tên gọi một thể thơ xuất hiện
được gọi là thơ cổ thể) sử thơ ca Trung Quốc (618-907) từ thời nhà Đường, có quy
định chặt chẽ về niêm, luật
(còn được gọi là thơ cận thể)

Đặc điểm Đặc điểm Đặc điểm


- Ra đời trước thơ - Số lượng tác phẩm nhiều - Tính chặt chẽ về niêm,
Đường luật - Nội dung phong phú, hình luật
- Chỉ cần có vần (độc thức đa dạng (4 chữ, 5 chữ, - Tính hàm súc, ý tại
vận, liên vận, cách 6 chữ, 7 chữ; tứ tuyệt, bát ngôn ngoại
vận,…), không cần đối cú, trường thiên) - Tính ước lệ
- Không có quy định về - Thành tựu nghệ thuật xuất - Tính chất cổ kính,
niêm, luật sắc: Hán phú, Đường thi, trang nghiêm
- Không có hạn định về Tống từ, Nguyên khúc,
số câu Minh – Thanh tiểu thuyết
- Phổ biến là thơ ngũ
ngôn và thất ngôn

So sánh thơ Đường luật Hán và Nôm

Thơ Đường luật Hán Thơ Đường luật Nôm

Giống nhau - Đều là thơ Đường luật, tuân thủ những quy định về hình thức của thơ
Đường luật
- Mang những đặc trưng của thơ Đường luật; hàm súc, ước lệ, đối xứng
hài hòa, cấu tứ chặt chẽ,…
- Nội dung phong phú, tình cảm dồi dào; đất nước, xã hội, thiên nhiên,
con người,…

Phân biệt - Chữ Hán - Chữ Nôm


- Tuân thủ chặt chẽ những quy định - Có nhiều phá cách về mặt
về niêm, luật hình thức
- Thường khai thác những đề tài - Có thế mạnh khi thể hiện
mang tính chính thống (chính trị, những đề tài về cuộc sống
đạo đức, chí hướng, lí tưởng,…) đời thường, mang tính
- Ngôn ngữ: trang trọng, cầu kì, thông tục
mang sắc thái cổ xưa - Ngôn ngữ: mang sắc thái
đời thường, sinh động, gần
gũi

KHÚC NGÂM SONG THẤT LỤC BÁT


ĐẶC ĐIỂM THỂ LOẠI VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Tài liệu tham khảo
1. Chinh phụ ngâm (Lại Ngọc Cang khảo thính và chú giải). NXB Văn hóa
Thông tin, H. 2007
2. Ngô Văn Đức – Ngâm khúc, quá trình hình thành, phát triển và thi pháp thể
loại, NXB Thanh niên, H. 2001
3. Hoàng Xuân Hãn, - Chinh phụ ngâm bị khảo, NXB Văn học, H. 1993
4. Nguyễn Lộc – Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỉ XVIII – hết thế kỉ XIX),
NXB Giáo dục, H. 2001 (sách tái bản)
5. Đặng Thai Mai – Giảng văn Chinh phụ ngâm, in trong Trên đường nghiên
cứu và giảng dạy tác phẩm văn chương, NXB Giáo dục, H. 2002
6. Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức – Thơ ca Việt Nam hình thức và thế loại,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, H.2003 (sách tái bản)
7. Những khúc ngâm chọn lọc, tập 1-2 (Lương Văn Đang, Nguyễn Thạch
Giang, Nguyễn Lộc giới thiệu, biên khảo, chú giải), NXB Giáo dục, H. 1994
8. Phan Diễm Phương, - Lục bát và song thất lục bát (Lịch sử phát triển, đặc
trưng thể loại), NXB Khoa học xã hội, H. 1998
9. Trần Đình Sử, Nguyễn Hữu Sơn,... Về con người cá nhân trong văn học,
NXB Giáo dục, H. 1997
10. Đào Thị Thu Thủy – Khúc ngâm song thất lục bát – Những chặng đường
phát triển nghệ thuật, LATS Ngữ văn, H. 2010
11. Tổng hợp Văn học Việt Nam, tập 13, NXB KHXH, H. 2000

1. Khái niệm
- Khúc ngâm song thất lục bát còn được gọi là Ngâm, Ngâm khúc
- Một số khái niệm
+ Ngâm là một bài văn vần tả những tình cảm ở trong lòng, thứ nhất là tình
buốn, sầu, đau, thương. Các khúc ngâm trong văn ta vẫn làm theo thể song thất
lục bát, thường gọi tắt là song thất. (Dương Quảng Hàm (1968), Văn học Việt
nam, Bộ giáo dục, Sài gòn)
+ Ngâm là văn bản làm theo thể song thất lục bát hoặc xen lẫn câu dài, câu
ngâm, có khi giống hệt thể ca, chỉ khác ở ý nghĩa (buồn than) và ở cách đọc
(ngâm nga trầm lặng). (Lê Văn Hòe (1954), Cung oán Ngâm khúc, Quốc học
và Nhân dân xuất bản, Hà Nội)
+ Ngâm là những bài thơ có vần, có điệu đọc ra với giọng than vãn. (Hoàng
Xuân Hân (1953) Chinh phụ ngâm bị khảo, NXB Văn học, Hà Nội)
 Nhấn mạnh sắc thái cảm hứng (trữ tình, buồn thương) và hình thức thể thơ
(song thất lục bát)
- Ngâm là một thể loại văn học hình thành và phát triển mạnh ở thế kỉ XVIII và
XIX. Nó là những tác phẩm trữ tình trường thiên - có thể gọi là những trường
ca trữ tình - được viết theo thể song thất lục bát. (Lê Trí Viên (2006), Một đời
viết văn, dạy văn, NXB Giáo dục, Hà Nội)
- Ngâm khúc là những ca khúc trữ tình dài hơi phản ánh tâm trạng bị kịch của
con người đã có ý thức về quyền sống, về hạnh phúc cá nhân ở trong một giai
đoạn lịch sử nhất định, được viết bằng ngôn ngữ dân tộc (chữ Nôm) và thể thơ
dân tộc song thất lục bát. (Ngô Văn Đức (2001), Ngâm khúc, quá trình hình
thành, phát triển và thi pháp thể loại, NXB Thanh Niên, Hà Nội)
- Ngâm khúc là những tác phẩm trữ tình trường thiên, chúng không như những
bài thơ trữ tình nho, thường được viết bằng thể thơ Đường luật. Ở đây , không
phải chỉ có một cảm xúc, một suy tư đơn nhất, riêng lẻ, thoảng qua mà là có
một chuỗi tâm trạng phức tạp và phong phú ngưng tụ lại. (Phan Diễn Phương
(1998), Lục bát và song thất lục bát (Lịch sử phát triển, đặc trưng thể loại),
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội)
- Định nghĩa
+ Khúc ngâm song thất lục bát (còn gọi là Ngâm Khúc) là một thể loại trữ tình
có quy mô trường thiên, phản ánh tâm trạng bi kịch của con người đã có ý thức
về quyền sống, về hạnh phúc cá nhân, được viết bằng thể song thất lục bát, và
bằng ngôn ngữ dân tộc (chữ Nôm, chữ quốc ngữ)
+ Sự liên hệ giữa Ngâm khúc với các thể thức trữ tình đã có mặt từ lâu trong
văn học Trung Quốc cũng như văn học Việt Nam như: ngâm, khúc, ca, hành,
thán, văn, từ…
+ Tiêu chỉ nhận diện thể loại
+ Nhan để tác phẩm Ngâm khúc và chi dẫn thể loại
+ Nhận diện một số tác phẩm có được điểm tương đồng với tác phẩm Ngâm
khúc

2. Đặc điểm
2.1. Về mặt hình thức
01.Văn tự
02.Thể thơ
03.Ngôn ngữ
04.Hình tượng trữ tình
05.Kết cấu
- Văn tự: chữ nôm, chữ Quốc ngữ
- Thể thơ: song thất lục bát
- Mỗi khổ thơ gồm 28 tiếng, chia làm 4 dòng với số âm tiết 7-7-6-8, dòng thơ có
số tiếng cả lẻ và chẵn
- Mỗi khổ thơ gồm có 7 vần, bao gồm 3 vần lưng và 4 vần chẵn, cả vần bằng lẫn
vần trắc, vần liên kết giữa các câu thơ trong khổ, giữa 2 khổ liền kề
- Nhịp: hai câu thất thường ngắt nhịp chẵn ¾: câu lục bát: nhịp thông thường như
trong thể lục bát hoàn chỉnh
- Thanh: Tiếng thứ 3, 5, 7 ở hai dòng thất, cả tiếng chẵn ở 2 dòng lục bát được
quy định chặt chẽ về mặt thanh điệu, các tiếng còn lại thì được tự do
 Thể thơ song thất lục bát
Vần Phối điệu
Liễu, sen là thức cỏ cây,
Đôi hoa cùng dính, đôi dây cùng liền.
Ấy loài vật tình duyên còn thể,
Sao kiếp người nỡ để đầy, đây? x x T x B x T,
Thiếp xin muôn kiếp sau này, x x B x T x B (bổng).
Như chim liền cánh, như cây liền cành. x B x T x b,
Đành muôn kiếp chữ tình đã vậy, x B x T x B x B.
Theo kiếp này hơn thấy kiếp sau.
(Chinh phụ ngâm khúc)

 Ưu thể của thể thơ song thất lục bát với việc trữ tình/ kể lể tâm sự
- Phong phú về số âm tiết trong một dòng, phong phú hơn về vần điệu, nhịp, phối
điệu so với các thể thơ khác, có khả năng biểu hiện những cung bậc cảm xúc
trong thế giới tâm trạng của con người
- Sự kết hợp giữa cặp thất câu lục bát tạo ra ấn tượng độc đáo; hai dòng nhất là
những lớp sóng cuộn lên, hai dòng lục bát là những đợt sóng tan ra dần, thích
hợp với việc phản ánh tâm trạng ngưng đọng, day dứt, dồn nén
- Song thất lục bát với chu kì 4 dòng, các khổ thơ có cấu trúc giống nhau tạo cảm
giác về sự lặp lại, khiến tốc độ luân chuyển các câu thơ chậm  vừa biểu đạt
trạng thái triền miên, ngưng đọng trong nỗi sầu não vừa phù hợp để kể lể, giãi
bày (tự tình)
- Song thất lục bát có cấu trúc phù hợp để thiết lập các thủ pháp đối (tiểu đối,
bình đối, đối giữa hai khổ, đối cách đoạn), điệp (điệp từ, điệp câu, điệp khổ),
thể hiện được sự trăn trở giằng xé và cảm giác ngột ngạt, tù túng trong thế giới
nội tâm con người
- Ngôn ngữ: sự kết hợp giữa ngôn ngữ điển nhã và ngôn ngữ đời sống (khẩu
ngữ), giữa từ Hán Việt và từ ngữ thuần Việt, trong đó chiếm ưu thế là từ ngữ,
cú pháp, cách diễn đạt ngôn ngữ Việt
- Hình tượng nhân vật trữ tình: cái “tôi” tự giãi bày, tự bộc lộ cảm xúc cá nhân,
nỗi niềm riêng tư
+ Mỗi khúc ngâm chỉ có một nhân vật trữ tình
+ Nhân vật trữ tình đồng nhất với tác giả hoặc do tác giả hư cấu
+ Nhân vật bộc lộ nỗi lòng bằng cách kể lại những biểu hiện, việc làm thể hiện
nỗi lòng (tự tình – kể lể tình cảm)
- Kết cấu: theo dòng tâm lí nhân vật
+ Vừa đối lập, vừa đồng hiện quá khứ - hiện tại – tương lai (đặc biệt quá khứ -
hiện tại)
+ Các trạng thái tâm lí ít biến động, lặp đi lặp lại tạo ấn tượng bi kịch, giằng xé

2.2. Về mặt nội dung


01.Nội dung
02.Chủ đề
03.Cảm hứng chủ đạo
04.Sắc thái trữ tình
05.Giọng điệu
- Đề tài, chủ đề: Khai thác cuộc sống nhiều bi kịch, số phận éo le, oan trái của
con người nhỏ bé trong các hoàn cảnh khác nhau: bị chia lìa, ruồng rẫy, góa
chồng, bị oan khiên, nghèo hèn, giam hãm,…; cất lên tiếng nói đòi quyền sống,
quyền hạnh phúc cho cá nhân mỗi người
- Cảm hứng chủ đạo: cảm hứng “tự thương”, tự than thân trách phận
- Sắc thái trữ tình – giọng điệu: sắc thái buồn thương, ai oán, giọng điệu than
vãn, trần tình, giãi bày, kêu gọi sự đồng cảm

3. Quá trình hình thành và phát triển


3.1. Tiền đề ra đời của Ngâm khúc
a. Tiền đề lịch sử, văn hóa
- Những biến động của đời sống xã hội  nhu cầu kể lể, giãi bày tâm sự
- Sự trỗi dậy của những trào lưu tư tưởng mới: tư tưởng nhân đạo – nhân văn,
tinh thần dân chủ, ý thức cá nhân tự nhận thức,… Con người cá nhân với ý thức
về quyền sống, quyền hạnh phúc đòi hỏi được xuất hiên trong văn học
 Bối cảnh hiện thực thời đại vừa cung cấp nội dung vừa tạo động lực cho sự hình
thành, phát triển của Ngâm khúc
 Ngâm khúc tập trung phản ánh, đặc tả tâm trạng bi thương của con người thời
đại thông qua hình thức trữ tình trực tiếp, hình thức “tự tình”

b. Tiền đề văn học


- Sự phát triển của văn học Nôm trước thế kỉ XVII
- Sự phát triển của thể loại thơ tự tình, trữ tình thời trung đại như ca, ngâm, hình,
vãn, khúc vịnh,…
- Sự ra đời và quá trình thử nghiệm của thế song thất lục bát
+ Song thất lục bát ở thế kỉ XVI: xuất hiện
+ Song thất lục bát ở thế kỉ XVII: định hình thể thức; được dùng vào chức năng
chúc, tụng, tụng ca, kể sử
+ Song thất lục bát ở thế kỉ XVIII: biểu đạt nội dung ngâm
- Sự phát triển quan niệm thơ ca: từ thơ nói chí, thể hiện đạo lí sang thơ giãi bày
tình cảm chân thực, những điều tai nghe mắt thấy,…
- Thái độ trọng thị với chữ Nôm, các sáng tác văn học Nôm

3.2. Sự phát triển của Ngâm khúc qua các giai đoạn
a. Trước thế kỉ XVIII
- Giai đoạn tìm tòi, thể nghiệm về nội dung và hình thức để chuẩn bị cho sự ra
đời của Ngâm khúc
+ Thể thơ: song thất lục bát
+ Cảm hứng: tự tình (ở quy mô tác phẩm thường niên)
+ Đề tài, chủ đề: thân phận con người

b. Thế kỉ XVIII-XIX
- Giai đoạn Ngâm khúc chính thức ra đời và phát triển đến đỉnh cao
- Số lượng tác phẩm
- Sự định hình đặc trưng thể loại (thể thơ, nhân vật trữ tình, nội dung trữ tình)
- Sự chuyển biến của thể loại
- Sự kết tinh thành tựu thể loại
 Ngâm khúc thế kỉ XVIII
- Tác phẩm: Chinh phụ ngâm khúc (Hán và Nôm: Đặng Trần Côn, Đoàn Thị
Điểm) (408 dòng), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều) (356 dòng) và Ai
tư vãn (Lê Ngọc Hân) (164 dòng)
- Đặc điểm nội dung
+ Phản ánh tâm trạng số phận bi kịch và những trăn trở về hạnh phúc của người
phụ nữ: người chinh phụ, người cung nữ, người vợ mất chồng
+ Sự chuyển biến của nhân vật trữ tình: (1) kiểu nhân vật trữ tình: từ nhân vật
trữ tình nhập vai đến nhân vật trữ tình là chính tác giả, từ phương thức mượn
giọng đến phương thức mượn thể; (2) mức độ ý thức về giá trị cá nhân
- Đặc điểm hình thức
+ Thể hiện những đặc trưng thể loại: nhân vật trữ tình, phương thức trữ tình,
giọng điệu trữ tình, kết cấu, ngôn ngữ, thể thơ,…
+ Phản ánh những bước tiến của thể loại
 Ngâm khúc thế kỉ XIX
- Tác phẩm: Thu dạ lữ hoài ngâm (Đinh Nhật Thận) (chữ Hán và Nôm) (136
dòng) và Tự tình khúc (Cao Bá Nhạ) (608 dòng). Ngoài ra, có thể kể đến một số
tác phẩm khác: Hoài cổ khúc (Miên Bửu) (100 dòng), Bần nữ thán (Khuyết
danh; Phan Huy Thực?) (216 dòng); Quả phụ ngâm (Khuyết danh)
- Đặc điểm nội dung
+ Chủ thể trữ tình đa phần là tác giả của những khúc ngâm
+ Sự xuất hiện tiếng than vãn, tự tình của những nhân vật nam giới gặp cảnh
ngộ oan trái, bi thương. Họ không chọn cách nhập vai, thác ngụ tâm sự qua
nhân vật khác, cũng không ngụ ý một cách kín đáo tâm sự sâu kín của bản thân
mà có nhu cầu được trần tình, giãi bày, được lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ
+ Điểm khác biệt của nhân vật trữ tình là nữ giới so với Ngâm khúc thế kỉ
XVIII
- Đặc điểm hình thức
+ Duy trì đặc trưng thể loại
+ Xuất hiện hình thức song thất lục bát biến thể (Hoài cổ khúc)
+ Xuất hiện khúc ngâm song thất lục bát song ngữ
+ Sự có mặt của tác phẩm Ngâm khúc có quy mô lớn nhất
 Ngâm khúc nửa đầu thế kỉ XX
- Tác phẩm : Hàn nho thán (Bùi Huy Đức), Xà lim oán (Vũ Văn Cảo), Hàn sĩ
thán, Biệt xứ tù ngâm (Bùi Hữu Diên), Việt Tiên ngâm khúc (Nguyễn Bá Cảnh),
Thánh Kiều (Chu Ngọc Chi), Lý thị vọng phu ngâm (Xuân Lan), Chinh phụ dạ
tĩnh ngâm khúc (Ngô Văn Triện), Quả phụ ngâm (Nguyễn Thúc Khiêm), Quá
xuân nữ thán (Chu Ngọc Chi), Khúc thu hận (Tương Phố), Quá xuân khuê nữ
thán, Thiếu nữ hoài xuân ngâm khúc, Hương thôn nữ thán, Tù phụ ngâm, Chinh
phụ ngâm khúc
- Đặc điểm nội dung
+ Nhân vật trữ tình đa dạng: nhập vai – là chính tác giả; nam – nữ; xuất thân
thuộc nhiều tầng lớp; mang nhiêu cảnh ngộ; chinh phu, chinh phụ, quả phụ, bần
nữ, hàn nho, người tù, người chiến sĩ cách mạng,…
+ Bên cạnh việc phản ánh những vấn đề thuộc đời sống tình cảm riêng tư,
Ngâm khúc còn biểu đạt những tâm sự về đất nước, dân tộc
- Đặc điểm hình thức
+ Suy trì những đặc điểm của thể loại Ngâm khúc: hình tượng nhân vật trữ tình,
kết cấu, thể thơ
+ Biến đổi về thể thơ, ngôn ngữ, bút pháp nghệ thuật

4. Thành tựu của thể loại ngâm khúc


4.1. Về nội dung
- Giá trị hiện thực
+ Hiện thực loạn li, bất ổn
+ Hiện thực hà khắc, bất công
- Giá trị nhân đạo
+ Phản ánh bi kịch của con người (đời người ngắn ngủi, các giá trị bị phủ nhận,
…)
+ Khẳng định giá trị của con người (nhan sắc, tài năng, trí tuệ,…)
+ Khẳng định khát vọng chính đáng của con người (khát vọng tình yêu, hạnh
phúc, công bằng, được làm chủ,…)

4.2. Về nghệ thuật


- Thành tựu về thể thơ
+ Sự hoàn thiện về mặt hình thức thể thơ
+ Sự phù hợp – thống nhất giữa hình thức thể thơ với nội dung phản ánh
+ Khả năng tự sự để trữ tình
- Thành tựu về ngôn ngữ
+ Sự kết hợp nhiều lớp ngôn ngữ
+ Khả năng biểu đạt trực tiếp các trạng thái cảm xúc của con người
+ Sự tinh tế trong ngôn ngữ miêu tả thiên nhiên, ngoại cảnh, ngoại hình

Ví dụ: Sự kết hợp giữa ngôn ngữ điển nhã và ngôn ngữ thông thường, sự kết hợp
giữa từ Hán Việt và từ thuần Việt
Giếng vàng một tiếng thu rơi,
Quan san nghìn dặm, mấy hồi tương tư.
Rắp mượn cá đem thư thăm hỏi,
Thoắt nghe tin tựa gối ngẩn ngơ.
Trông hoa luống nặng tình xưa,
Tiếc hoa luống nặng nắng mưa dãi dầu.
Dễ khuây khỏa trăm sầu ngàm giận,
Những sụt sùi thở ngắn than dài.
Biệt ly ai kể xiết lời,
Vì hoa cách mặt cho người thương tâm.
(Tự tình khúc)
Ví dụ: Sự tinh tế trong ngôn ngữ miêu tả thiên nhiên, ngoại hình, ngoại vật
Trông mái đông: lá buồm xuôi ngược,
Thấy mênh mông những nước cùng mây,
Đông rồi thì lại trông tây:
Thấy non cao ngất, thấy cây rườm rà.

Trông Nam thấy nhạn sa lác đác,


Trông Bắc thời ngàn bạc màu sương.
Nọ trông trời đất bốn phương,
Cõi tiên khơi thẳm, biết đường nào đi
(Ai tư vãn)

CHINH PHỤ NGÂM KHÚC


I. Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm
1. Bản hán văn
1.1. Tác giả
- Tiểu sử
+ Thời gian ông sống và sáng tác (sự nghiệp văn học) và thời điểm ông viết
“Chinh phụ ngâm” vẫn chưa xác định được chính xác
- Sự nghiệp sáng tác

1.2. Nguyên tác chữ Hán Chinh phụ ngâm khúc


- Quy mô tác phẩm: 483 câu thơ
- Thể thơ: trường đoản cú
- Thời điểm sáng tác: 1740-1742 (ước đoán)
- Lối thơ: tập cổ (tập tự, tập cú – tập hợp chữ, câu thơ của người xưa thành thơ)
- Giá trị: giá trị hiện thực, giá trị nhân văn – nhân đạo; giá trị nghệ thuật

2. Bản diễn Nôm hiện hành


2.1. Tình hình diễn Nôm Chinh phụ ngâm khúc
- Các bản diễn Nôm Chinh phụ ngâm khúc
- Bản diễn Nôm hiện hành là bản diễn Nôm được đánh giá là có quy mô ngắn
gọn nhất, thoát ly câu chữ của nguyên tác nhất, phản ánh được cái thần của
nguyên tác rõ nhất

2.2. Vấn đề tác giả bản diễn Nôm hiện hành


- Quan niệm truyền thống (tục truyện): Đoàn Thị Điểm (khởi đầu từ ý kiến của
Vũ Hoạt; căn cứ: hoàn cảnh tương đồng; tài thơ,...)
- Quan niệm khác: Phan Huy Ích (đặt ra từ năm 1926; căn cứ: bài thơ Tân diễn
Chinh phụ ngâm khúc thành ngẫu thuật; bản sao bằng chữ Quốc ngữ dòng họ
Phan Huy giữ; ngôn ngữ, văn phong của bản Nôm hiện hành phù hợp với nửa
sau thế kỉ XVIII,...)
- Tạm chấp nhận kết luận: Tác giả bản diễn Nôm hiện hành là Đoàn Thị Điểm

II. Tìm hiểu tác phẩm


1. Đề tài và hoàn cảnh sáng tác
 Hoàn cảnh sáng tác
- Chinh phụ ngâm khúc được sáng tác trong giai đoạn lịch sử rối ren, biến loạn
- Sự chia lìa đôi lứa, nỗi bất hạnh của người chinh phu, chinh phụ là tình cảnh
thường thấy
 Đề tài
- Đề tài quen thuộc trong văn học
- Vấn đề được phản ánh có mối quan hệ mật thiết với bối cảnh hiện thực lịch sử
đương thời
 Đánh giá
- Tiền đề của đề tài chinh phu – chinh phụ: nguồn thi đề, thi liệu truyền thống;
hiện thực lịch sử xã hội; sự quan tâm của các nhà thơ trước số phận đau khổ, bi
kịch của con người
- Giá trị phản ánh của đề tài chinh phu – chinh phụ: những vấn đề trọng đại của
hiện thực lịch sử; cuộc sống và khát vọng hạnh phúc của con người thời đại

2. Bố cục tác phẩm


- Câu 1-64: hồi tưởng về khung cảnh ngày biệt ly
- Câu 65-377
+ Câu 65-112: hình dung về cuộc sống của người chinh phu nơi chiến trường
+ Câu 113-377: giãi bày nỗi cô đơn, sầu muộn của người vợ chờ chồng trong
mỏi mòn, thất vọng
- Câu 378-408: hi vọng về ngày đoàn viên trong khải hoàn

3. Giá trị nội dung


- Chinh phụ ngâm khúc: là tiếng lòng của người phụ nữ có chồng tòng quân.
Toàn bộ khúc ngâm là lời độc thoại nội tâm của nhân vật. Điểm nhìn của tác
phẩm được đặt về phía nhân vật, những khái quát tổng kết cũng được rút ra từ
chính những nhận thức của nhân vật
+ Tiếng nói trữ tình trong Chinh phụ ngâm khúc là tiếng nói trữ tình nhập vai
(mượn giọng/ hư cấu giọng)
+ Giá trị hiện thực – nhân đạo: Chinh phụ ngâm khúc không chỉ phản ánh vấn
đề của một cá nhân, một số phận riêng biệt trong xã hội. Thông qua khúc tâm
sự của người chinh phụ, tác phẩm đề cập đến những vấn đề nhức nhối của thời
đại (chiến tranh, nỗi khổ đau của con người) và khái quát được những nội
dung có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc (số phận, khát vọng hạnh phúc của con
người)

3.1. Chiến tranh và vấn đề số phận con người


- Chiến tranh không phải là chủ đề trực tiếp của tác phẩm.Vấn đề trung tâm
Chinh phụ ngâm khúc đặt ra là cuộc sống, số phận con người trong bối cảnh
loạn li, bất ổn
- Nhận thức về chiến tranh của người chinh phụ trong tác ohaamr không bất biến
mà có sự thay đổi
+ Chiến tranh là cơ hội con người kiếm tìm hạnh phúc
+ Chiến tranh gắn liền với nỗi khổ đau, bất hạnh của con người
 Bi kịch của người chinh phu (chết, mất mát tuổi trẻ, nhớ thương quê
hương, gia đình)  bi kịch của người chinh phu cũng chính là bi kịch
của người chinh phụ
 Bi kịch của người chinh phụ (ý thức được mình đánh mất hạnh phúc, cảm
thấy cuộc sống số phận hạnh phúc không trong tầm tay, chờ đợi mòn
mỏi, tuyệt vọng, thất vọng, nhớ nhung sầu muộn,...)
- Bi kịch của con người trong chiến tranh được phản chiếu qua dòng tâm trạng
của người chinh phụ. Đó là thế giới nội tâm phức tạp, với diễn biến tâm lí quẩn
quanh, bế tắc, với những cảm xúc vừa như đứng yên , không biến đổi vừa mang
nhiều cung bậc, sắc điệu phong phú. Bao trùm là nỗi nhớ nhung, sầu muộn
những các sắc thái được miêu tả khá đa dạng
 Thuần Phong đã bóc tách và cụ thể hóa 12 trạng thái tâm lí của người chinh phụ
như tiếc (câu 113-124), trách (câu 125-152), lo (câu 153-168), mong (câu 169-
176), thương (câu 177-184), nhớ (câu 185-216), tủi (câu 117-128), sầu (câu
229-256), mộng (câu 257-268), trông (câu 269-292), than (câu 293-352),
nguyện (câu 353-372)
 Hoàng Xuân Hãn dựa vào diễn biến tâm lí nhân vật trữ tình để phân khúc ngâm
thành các đoạn: Nỗi thương sợ (thương chàng vất vả, sợ chàng thiệt thân); Nỗi
nhớ nhung (than cách trở, trách lỗi ngày hẹn, trách lỗi nơi hẹn, trách lỗi hẹn lần
nữa); Nỗi lẻ loi (nuôi mẹ dạy học, giở vật cũ); Nỗi trông ngóng (ngóng tin về,
thẫn thờ, bạn với đèn); Nỗi sầu muộn (sầu nhớ, cảnh gợi sầu); Nỗi chán nản
(lười biếng, nản lòng); Nỗi mong mỏi (mộng được gần, trông bốn bể); Nỗi ngờ
vực (hối hận, ngờ vực); Nỗi lo già (tính ngày qua, còn xa cách, lỡ lương thời, lo
già); Nỗi ao ước (thua loài vật, mong ở kề);…

3.2. Khát vọng hạnh phúc


a. Hạnh phúc là sự sum vầy đôi lứa
- Căn nguyên: hoàn cảnh cá nhân của nhân vật
- Biểu hiện
+ Miêu tả hình ảnh thiên nhiên quấn quýt, khêu gợi, ngầm ẩn hạnh phúc lứa đôi
+ Gửi gắm qua những giấc mơ nồng nàn nhục cảm
+ Xem hạnh phúc lứa đôi là chuẩn mực để định giá giá trị, ý nghĩa của sự sống

b. Hạnh phúc gắn liền với tuổi trẻ và chỉ có ý nghĩa trong hiện
tại
- Quan niệm về hạnh phúc trong Chinh phụ ngâm khúc gắn liền với ý thức thời
gian và cái nhìn trân trọng tuổi trẻ
- Thời gian trôi, đồng nghĩa với tuổi trẻ và nhan sắc tàn phai: Nghĩ nhan sắc đang
chừng hoa nở/ Tiếc quang âm lần lữa gieo qua/ Nghĩ mệnh bạc tiếc niên hoa/
Gái tơ mấy lúc xảy ra nạ lòng
- Phủ nhận ý niệm về hạnh phúc trong giấc mộng, trong kiếp lai sinh: Khi mơ
những tiếc khi tàn/ Tình trong giấc mộng muôn vàn cũng không; Đành muôn
kiếp chữ tình là vậy/ Theo kiếp này hơn mấy kiếp sau

4. Giá trị nghệ thuật


4.1. Bút pháp tượng trưng ước lệ
- Đặc trưng của văn học trung đại: hướng đến cái chung, cái phổ biến, khái quát
 diễn đạt theo những công thức có sẵn, được quan niệm là mẫu mực
- Nguyên tác được viết theo lối tập cổ, sử dụng nhiều thi liệu quen thuộc trong
thơ ca cổ  chi phối bút pháp nghệ thuật, cách sử dụng các chi tiết, hình ảnh
 Các chi tiết, hình ảnh, các địa danh, không gian, thời gian, hình tượng nhân vật,
… trong tác phẩm không mang ý nghĩa phản ánh trực tiếp hiện thực mà có tính
tượng trưng, ước lệ

4.2. Kết cấu


- Có sự kết hợp sắp đặt thời gian và không gian độc đáo, mang đặc trưng của kết
cấu nghệ thuật ngâm khúc
+ Kết cấu thời gian: quá khứ - hiện tại – tương lai đồng hiện
+ Kết cấu không gian: Thiếp trong cánh cửa/ Chàng ngoài chân mây
 Sự mất mát, nỗi cô đơn của người chinh phụ
- Bao trùm tác phẩm là kết cấu theo dòng chảy tâm lý nhân vật, các trạng thái
cảm xúc không tiếp nối mà chồng chéo, trùng điệp, xâm lấn nhau

4.3. Nghệ thuật phô diễn tình cảm


- Ngôn ngữ phong phú và giau biểu cảm trong việc diễn đạt cảm xúc con người
- Sự kết hợp giữa trữ tình và tự sự
- Tâm trạng hóa các yếu tố: thời gian, thiên nhiên, hành động
+ Thời gian: có hai dòng thời gian: thời gian chờ đợi – thời gian của tuổi trẻ
+ Thiên nhiên: mang hai gương mặt: u ám, lạnh lẽo – nồng nàn, khêu gợi
+ Hành động: mang tính ước lệ, phản ánh tâm tư nhiều hơn cuộc sống thường
nhật của nhân vật
+ Xu hướng gia tăng tính đối thoại cho dòng độc thoại nội tâm của nhân vật

THỰC HÀNH ĐỌC


Tìm hiêu những đặc trưng của thể loại Ngâm khúc qua đoạn trích trong
Chinh phụ ngâm khúc

Thuở lâm hành (1) oanh chưa hót liễu (2) Hẹn nơi nao, Hán Dương (150 kiều (16) nọ,
Hỏi ngày về, ước nẻo (3) quyên (4) ca Chiều lại tìm, nào có tiêu hao (17)?
Nay quyên đã giục oanh già (5) Ngập ngừng, gió thổi chéo bào (18),
Ý nhi (6) lại gáy trước nhà líu lo Bãi hôm, tuân dậy (19) nước trào, mênh
Thuở đăng đồ mai chưa dạn gió (7) mông.
Hỏi ngày về, chỉ độ đào bông Tin thường lại, người không thấy lại,
Nay đào đã quyến (8) gió đông Gốc hoa tàn đã rải rêu xanh,
Phù dung lại rã (9) bên sông, ba xòa (10) Rêu xanh mấy lớp xây (20) quanh,
Hẹn cùng ta: Lũng Tây (11) sầm (12) ấy, Thư thường tới, người chưa thấy tới,
Sớm đã trông, nào thấy hơi tăm? Bức rèm thưa lần giại (21) bóng dương,
Ngập ngừng (13), lá rụng cành trâm, Bóng dương mấy buổi xiên ngang,
Thôn trưa, nghe dậy tiếng cầm (14) lao xao. Lời sao mười hẹn, chín thường đơn sai?

CHINH PHỤ NGÂM KHÚC


- Oanh: mùa xuân
- Rã: tàn tạ
- Lũng Tây là tên địa điểm dồn binh bảo vệ Tràng An
- Tiếng cầm: tiếng chim
- Hán Dương: địa danh của Trung Quốc
- Kiều: cầu
- Tiêu hao: tin tức
- Giại: chiếu sinh nhai
- Dương: ánh mặt trời

Đặc trưng
- “Sân đi một bước, trăm tình ngẩn ngơ”  Gọi trực tiếp trạng thái cảm xúc của
nhân vật
- Tâm trạng, trạng thái của nhân vật thể hiện qua hình ảnh thiên nhiên, qua hành
động của nhân vật hay câu hỏi (lời trách cứ)
- Nội dung: tâm trạng cảm xúc nghiêng về nỗi sầu muộn của nhân vật, tâm trạng
buồn đau, đầy bi kịch (hi vọng rồi lại thất vọng, cô đơn, lẻ loi, nhớ thương, oán
trách, thể giới nội tâm buồn đau, đầy bi kịch)  Sự ngóng trông, chờ đợi 
khao khát yêu thương, đoàn tụ của người chinh phụ; ai oán…
- Nghệ thuật
+ Hình tượng trung tâm: tâm trạng của nhân vật
+ Hình thức thể thơ: thể thơ song thất lục bát, nhịp điệu luyến láy
+ Kết cấu: trùng điệp với những phép điệp được thực hiện nhiều mức độ: láy từ,
cấu trúc câu, láy cấu trúc đoạn  Tác dụng: nhấn đi nhấn lại tâm trạng, cảm
xúc của nhân vật, biến động trong đời sống nội tâm của nhân vật
- Sự hi vọng rồi lại thất vọng của người chinh phụ và sự lỡ hẹn của người chinh
phu. Câu hỏi ở khổ thơ thứ hai là hướng tới sự oán trách, trách cứ người chinh
phu
- Thủ pháp điệp miêu tả không gian tù túng, không lối thoát. Ngoài ra còn thể
hiện bước chuyển trong đời sống nội tâm của nhân vật
- Bút pháp miêu tả tâm lý nhân vật đều khá phong phú, đa dạng. Gọi tên trực tiếp
tâm trạng của nhân vật, tả cảnh ngụ tình
- Tượng trưng, ước lệ: oanh, liễu, đào, quyên
- Cả đoạn trích là dòng độc thoại nội tâm nhân vật, giả đối thoại (đối thoại với
người chinh phu: người chinh phu hẹn ngày về, lời trò chuyện, tâm sự (tuy
nhiên người đối thoại không hiện diện  phơi bày rõ nét hơn sự cô đơn, bi kịch
của người chinh phụ không được giãi bày)
- Giọng điệu trong bài thơ: tự thương chính mình
- Không gian, thời gian, cấu trúc của thể thơ song thất lục bát cho thấy tâm trạng
quẩn quanh bế tắc của người chinh phụ. Không chỉ là nỗi buồn đau mà còn có
thể thấy những thay đổi, biến động trong tâm lý của nhân vật. Ví dụ: với những
câu thơ biểu đạt trực tiếp của người chinh phụ (câu thơ lặp lại cấu trúc thuở…
thuở, hẹn… hẹn)
- Sự tinh tế của tác giả khi biểu đạt tâm trạng của nhân vật
- Nội dung: phơi bày nỗi đau khổ (cảm giác bất an, sợ hãi, hoảng sợ, căm giận,
chua xót,…  nỗi buồn đau, ai oán, khao khát hạnh phúc) Hai cảm xúc này
luôn song hành cùng nhau
- Nếu những câu thơ nhân vật giãi bày trực tiếp thì không có nhiều nhưng qua
những câu hỏi, qua những câu thơ về thiên nhiên thì lại được sử dụng nhiều để
thể hiện tâm trạng của nhân vật
- Biểu đạt cảm xúc của nhân vật: tả cảnh ngụ tình, không gian, hành động của
nhân vật

TRUYỆN THƠ NÔM


I. Giới thiệu chung về truyện thơ Nôm
1. Khái niệm
- Truyện thơ Nôm là thể loại tự sự bằng thơ, có cốt truyện hoàn chỉnh và nhân vật
với cuộc đơi, số phận riêng, được viết bằng chữ Nôm và thể thơ lục bat là chủ
yếu
- Tên gọi
- Tiêu chí nhận diện
+ Nhân vật có cuộc đời, số phận
+ Văn tự, ngôn ngữ: viết bằng chữ Nôm
+ Được viết theo những hình thức thể thơ đa dạng nhưng chủ yếu là lục bát
2. Quá trình hình thành, phát triển
2.1. Tiền đề ra đời của truyện thơ Nôm
a. Tiền đề lịch sử, xã hội
- Sự bất ổn của đời sống chính trị, xã hội, sự rạn nứt của quan niệm chính thống
 văn học đến gần hơn với hiện thực
- Sự phát triển của các đô thị, vai trò của tầng lớp thị dân, con người với ý thức
cá nhân nảy nở, phát triển
- Sự phát triển của các ngành thủ công nghiệp trong đó có nghề in và nghề làm
giấy

b. Tiền đề văn hóa, văn học


- Sự khởi sắc của văn hóa truyền thống dân tộc  Động lực, cảm hứng, chất liệu,
… cho tác giả truyện thơ Nôm
- Sự du nhập sách vở nước ngoài, đặc biệt Trung Quốc, Ấn Độ  nhu cầu, cảm
hứng, kinh nghiệm, kĩ thuật sáng tác,…
- Sự phát triển của dòng văn học chữ Nôm
- Truyền thống tự sự trong văn học Việt Nam  cốt truyện, kĩ thuật tự sự,…
- Thể thơ lục bát và khả năng ứng dụng trong tự sự
Ưu điểm của thể thơ lục bát khi dùng tự sự: cấu trúc của khổ thơ lục bát tối giản,
quy cách gieo vẫn đơn giản
+ Lục bát là thể thơ phù hợp khi viết bài có dung lượng dài vì quy cách không
quá chặt chẽ, phức tạp
+ Giúp các nhà văn, nhà thơ biểu đạt thế giới tâm tư tình cảm của nhân vật trữ
tình

 Một số tác phẩm văn xuôi tự sự trước thế kỉ XVI: Việt điện u linh tập
(Lý Thế Xuyên), Lĩnh Nam chích quái lục, Thiền uyển tập anh ngữ lục,
Tam tổ thực lục, Nam ông mộng lục (Hồ Nguyên Trừng), Thánh Tông di
thảo (tập bản thảo còn sót lại của Thánh Tông),…
 Tác phẩm tự sự bằng thơ: diễn ca lịch sử có Thiên Nam ngữ lục

2.2. Quá trình phát triển


a. Giai đoạn thế kỉ XVI-XVII
- Giai đoạn khẳng định sự có mặt của thể loại truyện thơ Nôm trong đời sống văn
học dân tộc
- Sự có mặt của hai loại hình truyện thơ Nôm: truyện thơ Nôm Đường luật (lắp
ghép các bài thơ Đường luật), truyện thơ Nôm lục bát
- Phần lớn truyện thơ Nôm khuyết danh
- Chủ đề chính: tôn giáo và thế sự
+ Tôn giáo: kể nhưng câu chuyện tôn giáo
+ Thế sự: khai thác những vấn đề thế sự con người

b. Giai đoạn thế kỉ XVIII-giữa thế kỉ XIX


- Giai đoạn phát triển rực rỡ của thể loại
- Dòng truyện thơ Nôm Đường luật ít xuất hiện
- Đề tài chủ để trung tâm: tình yêu tự do và cuộc đấu tranh bảo vệ phẩm giá con
người, bảo vệ hạnh phúc gia đình
- Xuất hiện những tác phẩm sớm nhất có tên tác giả: Truyện Song Tinh (Nguyễn
Hữu Hào) – hoàn thành 704, Hoa tiên (Nguyễn Huy Tự),…

c. Giai đoạn cuối thế kỉ XIX-đầu XX


- Truyện thơ Nôm vẫn tiếp tục có mặt với những tác phẩm như U tình lục (Hồ
Biểu Chánh), Giai nhân kì ngộ (Phan Chu Trinh),...
- Sự ra đời của văn xuôi quốc ngữ cùng với những nhu cầu của thời đại lịch sử
đòi hỏi các tác giả tìm đến những thể loại phù hợp hơn

3. Phân loại
- Theo tác giả: Truyện Nôm hữu danh, truyện Nôm khuyết danh
- Theo hình thức thể thơ: Truyện Nôm Đường luật, truyện Nôm lục bát
- Theo đề tài, chủ đề: truyện Nôm tình yêu (truyện Nôm lãng mạn); truyện Nôm
thế sự (truyện Nôm hôn nhân gia đình); truyện Nôm lịch sử; truyện Nôm tôn
giáo; truyện Nôm luân lý đạo đức
- Theo nguồn gốc cốt truyện: truyện Nôm dựa trên cốt truyện văn học dân tộc;
truyện Nôm dựa theo cốt truyện Trung Hoa; truyện Nôm được sáng tác trên cơ
sở chất liệu hiện thực
- Theo nội dung và hình thức nghệ thuật

Truyện Nôm bình dân Truyện Nôm bác học


Tác giả Khuyết danh, Nho sĩ bình dân Hữu danh, Nho sĩ quan liêu
Cốt truyện Từ văn học dân gian, thực tế cuộc sống Từ văn học Trung Quốc, tự truyện
địa phương cuộc đời tác giả
Chủ đề Khát vọng công lí, khát vọng hạnh Khát vọng tình yêu tự do
phúc trong cuộc sống gia đình
Nghệ thuật Ngôn ngữ mộc mạc, gần với khẩu ngữ Ngôn ngữ trau chuốt, sử dụng
Nghiêng về kể sự kiện nhiều điển tích, điển cố
Kết hợp kể và tả, phân tích tâm lí
nhân vật
Đối tượng tiếp Quần chúng nhân dân Trí thức Nho học
nhận Hình thức: nghe kể Tiếp cận trực tiếp văn bản
II. Đặc điểm nội dung
- Phạm vi hiện thực được phản ánh rộng
- Đề tài trung tâm là cuộc sống, số phận con người, đặc biệt người phụ nữ
- Cảm hứng chủ đạo: ngợi ca tình yêu tự do, khẳng định cuộc đấu tranh bảo vệ
hạnh phúc của con người

1. Chủ đề tình yêu


- Thể hiện khát vọng về tình yêu tự do, tự nguyện
- Tập trung ở nhóm truyện Nôm bác học, lấy đề tài cốt truyện từ tiểu thuyết
Trung Quốc, đặc biệt là nhóm tiểu thuyết tài tử - giai nhân
- Mô hình chung: nhân vật xuất thân từ tầng lớp quý tộc; Họ mang đầy đủ giá trị:
SẮC – TÀI – TÌNH (giá trị của con người cá nhân); Mối quan hệ tình cảm
giữa các nhân vật thường bắt nguồn từ những cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên; Trong
tình yêu, nhân vật nam luôn là người chủ động
- Khuynh hướng chung: ngợi ca, khẳng định tình yêu tự do

2. Chủ đề gia đình


- Thể hiện khát vọng bảo vệ phẩm chất, giá trị con người, bảo vệ hạnh phúc gia
đình và gắn liền với đó công lí được thực thi. Người phụ nữ đóng vai trò quan
trọng trên hành trình thực thi khát vọng này
- Tập trung ở nhóm truyện Nôm bình dân về đề tài hôn nhân gia đình
- Mô hình chung: các chàng hàn sĩ được các cô gái nhà giàu cảm mến, hứa hẹn
hôn ước. Cuộc sống gia đình của họ gặp nhiều trắn trở bởi sự ngăn cản của các
thế lực bạo tàn. Cuối cùng, nhờ sự kiên trinh của các cô gái và sự thành đạt của
các chàng trai, các nhân vật có kết cục hạnh phúc trọn vẹn
- Đề cao sự thủy chung tình nghĩa, đề cao tinh thần phản kháng, sự chủ động của
con người trên hành trình tìm kiếm và bảo vệ hạnh phúc, đề cao người phụ nữ

III. Đặc điểm nghệ thuật


1. Kết cấu
- Kết cấu truyện thơ Nôm về cơ bản có thể khái quát theo mô hình
GIỚI THIỆU – GẶP GỠ - TAI BIẾN – ĐOÀN TỤ
+ Giới thiệu: phần mở đầu ở các tác phẩm có chức năng cung cấp những thông
tin cho người đọc về bối cảnh lịch sử xã hội, quê quán, gia thế các nhân vật
trung tâm
+ Gặp gỡ: gặp gỡ ở truyện Nôm là sự kiện quan trọng, có liên quan chặt chẽ
đến việc phản ánh, thể hiện số phận, tính cách nhân vật. Cách xây dựng sự kiện
gặp gỡ có mối quan hệ mật thiết với tư tưởng chủ đề tác phẩm: chủ đề tình yêu
– chủ đề hạnh phúc gia đình
+ Tai biến
 Bắt đầu là những khó khăn, thử thách khiến các nhân vật trong truyện
Nôm rơi vào cảnh ngộ chia ly
 Khó khăn, thử thách có thể đến từ các thế lực bạo tàn, có thể do sự ngăn
trở của lễ giáo phong kiến, có thể đến từ sự hiểu lầm của cặp đôi nam –
nữ trong truyện
 Vai trò: về nội dung: phản ánh sự khốc liệt của hiện thực, những gian
nan, thử thách của con người phải đối mặt. Về nghệ thuật: đóng vai trò
quan trọng trong việc phát triển cốt truyện, phát triển số phận và tính
cách nhân vật
 Sự kiến tai biến được tập trung miêu tả ở cả nhóm truyện Nôm về đề tài
tình yêu và truyện Nôm về đề tài gia đình
+ Đoàn tụ: sự kiện đoàn tụ thường được thể hiện ở các truyện Nôm gắn liền một
kết thúc có hậu: con người trải qua những thử thách cuối cùng đã tìm lại được
hạnh phúc mà mình mong đợi
 Căn nguyên dẫn đến kết thúc có hậu trong truyện Nôm
 Kết thúc có hậu và giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của truyện Nôm
 Biểu hiện phong phú, linh hoạt của mô hình kết cấu Gặp gỡ - Tai biến –
Đoàn tụ trong các truyện Nôm cụ thể

2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật


2.1. Truyện Nôm bình dân: nhân vật có sự tương đồng nhất định
với mô hình thế giới nhân vật trong truyện cổ tích
- Nhân vật chính diện: nhân vật chính trong các tác phẩm bao giờ cũng là nhân
vật chính diện. Nhóm nhân vật này thường được xây dựng theo những khuôn
mẫu nhất định về ngoại hình, xuất thân, phẩm chất. Nhân vật chủ yếu được
khắc họa về ngoại hình, lời nói, hành động; đời sống nội tâm chưa được quan
tâm
- Nhân vật phản diện: thế lực bạo tàn gây nên cảnh chia ly, cách biệt cho những
cặp đôi nam – nữ. Đặc điểm chung: đó đều là những kẻ có quyền, có thế. Về cơ
bản, tính cá thể của các nhân vật chưa được thể hiện rõ
- Nhân vật trung gian (nhân vật phù trợ): so với truyện kể dân gian, sự có mặt của
kiểu nhân vật này không thường xuyên, liên tục (vì nhân vật trong truyền thơ
Nôm thường mạnh mẽ, tự chủ, biết tự đối mặt với khó khăn thử thách…)

2.2. Nhóm truyện thơ Nôm bác học


- Nhân vật trong truyện thơ Nôm không chỉ được khắc họa về ngoại hình, lời nói,
hành động mà ở một số truyện kể, nhân vật còn được khám phá, thể hiện thế
giới nội tâm
+ Nhân vật chính diện: nhìn chung vẫn được xây dựng theo khuôn mẫu sẵn có
(xuất thân, ngoại hình, phẩm hạnh, tính cách, đời sống, nội tâm). Đã có những
nhân vật, bên cạnh con người ngoại hiện với ngoại hình, đối thoại, hành động,
con người nội cảm với thế giới cảm xúc, với biến chuyển trong đời sống tâm lí,
với sự mâu thuẫn giữa lời nói và tâm lí,… được khám phá: Dao Tiên, Thúy
Kiều
+ Nhân vật phản diện: không thật sự đông đảo như ở các truyện Nôm bình dân;
có sự xuất hiện của khá nhiều bức chân dung sống động, mang dấu ấn hiện thực
rõ nét
+ Nhân vật trung gian: xuất thân bình dân, đóng vai trò kết nối quan hệ giữa các
nhân vật chính

3. Ngôn ngữ, thể thơ


3.1. Ngôn ngữ
- Ngôn ngữ miêu tả, kể chuyện: Ở truyện Nôm bình dân, ngôn ngữ miêu tả
không chiếm vị trí quan trọng, ngôn ngữ kể còn chưa được gọt giũa. Ở nhóm
truyện Nôm bác học, bên cạnh một số tác phẩm ngôn ngữ Hán Việt vẫn còn
chiếm tỉ lệ cao, chưa được xử lí một cách nhuần nhuyễn, nhiều truyện thơ có
ngôn ngữ kể và tả đạt đến độ trong sáng tinh tế, gợi cảm
- Ngôn ngữ nhân vật: ngôn ngữ đối thoại vẫn đóng vao trò quan trọng trong việc
biểu đạt tính cách nhân vật, nội dung tư tưởng tác phẩm và thúc đẩy diến tiến
câu chuyện phát triển. Các tác giả truyện Nôm đã chú ý đến hệ ngôn ngữ phù
hợp với từng lại hình nhân vật

3.2. Thể thơ


- Thể thơ lục bát đến truyện Nôm đã phát huy được sở trường kể chuyện. Hình
thức vận dụng thể lục bát để kể chuyện cũng khá đa dạng: toàn bộ tác phẩm chỉ
bằng thể lục bát (Đoạn trường tân thanh); Lục bát kết hợp với thơ Đường luật
(Sơ kính tâm trang, Hoa tiên); Lục bát kết hợp với văn biền ngẫu (Quan Âm thị
kính: Tống Trân – Cúc Hoa); Lục bát kết hợp với song thất lục bát (Phương
Hoa),…
- Thể thơ lục bát không chỉ có thế mạnh khi tự sự mà còn tinh tế, giàu cảm xúc
khi trữ tình

Thực hành
Phân tích, làm sáng tỏ những đặc trưng về nội dung và nghệ thuật cỉa truyện thơ
Nôm qua đoạn trích sau

Nàng nghe ngấn ngọc (1) thấm bào Thơ nào kẻ họa vần quê
Phần đành là thế dù sao cũng đành Giấy kia dù xướng nên đề ai liên (4)?
Rối lòng tính quẩn toan quanh Vẽ nào kẻ nhận né truyền
Lẽ gì mình tỏ cho mình chút vay Bút kia dù trạng (5) nên phiền ai xem?
Buồng riêng thức thức phô bày Nào gương, nào chỉ, nào kim
Lòng nào vui nhưng vật này với ai Nào ai mà để chi thêm bận bùng (6)!
Cầm (2) nào kẻ biện thiêng tai (3) Sạch sanh phó trận lửa nồng
Dù say ai với ai nài điệu say? Dành chơi tiên thệ (7) ghi lòng để sau
Cờ nào kẻ đấu ngang tay
Dù mê ai với ai vầy cuộc mê? Nguồn: Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Thiện,
Truyện hoa tiên (Đào Duy Anh khảo đính,
chú thích, giới thiệu), câu 937-954, NXB Văn
học, 1987

TRUYỆN TRUYỀN KÌ VÀ TRUYỀN KÌ MẠN LỤC


PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ TRUYỆN TRUYỀN KÌ

I. Khái niệm
1. Nguồn gốc khái niệm
2. Khái niệm
- Truyện truyền kì là loại hình truyện ngắn trung đại có nguồn gốc Trung Quốc,
dùng yếu tố kì làm phương thức phản ánh đời sống, tạo nên thế giới nghệ thuật
đặc thù với sự kết hợp cái kì – cái thực, cái hoang đường – cái nhân bản, cái
khác lạ - cái quen thuộc
- Yếu tố kì
+ Vừa là nội dung, vừa là đặc trưng nghệ thuật của thể loại
+ Bao gồm cái hoang đường, siêu thực (kì ảo) và cái khác thường, dị biệt (kì lạ)
+ Gắn liền với tưởng tượng, hư cấu, với chú ý sáng tạo của nhà văn

2.1. Tiền để hình thành


a. Tiền đề lịch sử, xã hội
- Cuộc sống sản xuất của cư dân nông nghiệp, con người phụ thuộc tự nhiên, tôn
thờ, sợ hãi thiên nhiên thần thánh
- Chính sách cai trị của giới cầm quyền phong kiến, chủ ý khai thác vai trò của
những điểm tựa tâm linh
- Đời sống hiện thực có nhiều bất trắc, đổ vỡ
- Cuộc sống đô thị, tầng lớp thị dân và những nhu cầu hưởng thụ của con người
cá nhân
 Hiện thực lịch sử xã hội vừa là chất liệu vừa tạo động lực cho sự phát triển của
truyện truyền kì
b. Tiền đề văn hóa, văn học
- Tín ngưỡng đa thần bản địa: định hướng cách tiến cận thế giới, đồng thời tiếp
sức cho những tưởng tượng của nhà văn
- Các hệ tư tưởng Nho – Phật – Đạo: cung cấp cho nhà văn truyền kì không chỉ
chất liệu nghệ thuật mà còn có cả những công cụ để nhận thức, tư duy về hiện
thực
- Truyện kể dân gian: ảnh hưởng đến truyện truyền kì từ cách tư duy về thế giới
đến phương thức tổ chức nghệ thuật, từ chất liệu sáng tác đến lí tưởng thẩm mĩ
- Truyện chí quái, truyện truyền kì Trung Hoa: đề tài (tình yêu, mâu thuẫn xã hội,
con người trong cảnh chinh chiến lọan li), chủ đề (trọng tâm liên quan đến con
người, nhân sinh xã hội), motip (sang nhiều cõi, hóa thân), hình tượng (ma nữ,
thần tiên, hồn hoa), cốt truyện (có mối liên hệ với truyện truyền kì của Trung
Quốc), thủ pháp nghệ thuật (dùng cái kì để phản ánh cái thực),…

Ảnh hưởng của văn học dân gian


- Ở cấp độ tư duy, đó là cách giải thích linh hồn hóa về vạn vật, là quan niệm về
sự tồn tại của nhiều cõi không gian; là niềm vui vào sự có mặt, can thiệp của
những thế lực siêu hình
- Ở cấp độ tổ chức nghệ thuật, văn học dân gian cung cấp hàng loạt motip tái
sinh, đầu thai, sinh đẻ kì lạ, biến hình, đội lốt, ban thưởng, trừng phạt, đền ơn,
báo oán,… các hình tượng kì ảo như thần, tiên, phật, ma, quỷ, yêu tinh,… và
các cốt truyện biến ảo để nhà văn truyền kì tổ chức, sắp xếp lại và tái tạo chúng
dưới một hình dung mới
- Ở cấp độ tư tưởng, thẩm mĩ “ở hiền gặp lành”, “thiện thắng ác”,… là cội nguồn
quan trọng của mô thức kết thúc có hậu thường gặp ở phần nhiều truyện kể

Truyện cổ tích Truyện kể của Nguyễn Dữ


Vợ chàng Trương Người con gái Nam Xương
… Về đến nhà Trương Sinh mắng nhiếc vợ tàn … Về đến nhà, chàng mắng vợ một bữa cho
tệ: hả giận. Nàng khóc mà rằng:
- Tao không ngờ may là đồ thất tiết. Mẹ chết, - Thiếp vốn nhà nghèo, được vào cửa tía.
chồng đi vắng, tối tối rước trai về nhà Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia
phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba
năm, giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn,
từng đã nguội lòng, ngõ liễu đường hoa
Chàng mắng dữ dội nhưng không bảo là tự chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư
miệng con nói ra. Vợ chàng một mực chối cãi thân như lời chàng nói. Dám xin trần bạch
để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng
một mực nghi oan cho thiếp.
Chàng vẫn không tin. Nhưng nàng hỏi
chuyện kia từ ai nói ra thì giấu không kể lời
con nói; chỉ thường thường mắng mỏ nhiếc
móc và đánh đuổi đi. Họ hàng làng xóm bênh
vực và biện bạch cho nàng cũng chẳng ăn
thua gì cả. Nàng bất đắc dĩ nói:

2.2. Diễn tiến thể loại


 Giai đoạn hình thành (trước thế kỉ XV)
- Văn xuôi tự sự vẫn còn mập mờ danh giới với văn học dân gian và văn học
chức năng. Yếu tố truyền kì manh nha xuất hiện trong các tập truyện kể như
Việt điện u linh tập, Lĩnh Nam chích quái,…
- Xuất hiện nhưng truyện kể mang đặc trưng rõ nét của truyện truyền kì: Truyện
Hà Ô Lôi, Giếng Việt (Lĩnh Nam chích quái), Tổ gia thực lục (Tam Tổ thực
lục),…
 Giai đoạn phát triển (thế kỉ XV - nửa đầu thế kỉ XVIII)
- Ba dấu mốc lớn: Thánh Tông di thảo – Truyền kì mạn lục – Truyền kì tân phả
- Truyện truyền kì thể hiện bước phát triên của văn xuôi tự sự: tách khỏi những
ảnh hưởng thụ động của văn học dân gian, văn học nước ngoài
- Truyện truyền kì khẳng định bước chuyển của văn học: hướng đến những vấn
đề của cuộc sống con người, đặc biệt là bi kịch và khát vọng của con người nhỏ
bé trong xã hội
- Yếu tố kì vừa là phương thức tư duy nghê thuật, vừa là bút pháp nghệ thuật
- Truyện truyền kì đã tạo nên bước chuyển cho văn xuôi trung đại Việt Nam: từ
phạm trù “văn học cung đình”, đặt trọng tâm vào các vấn đề của cộng đồng,
quóc gia, dân tộc sang phạm vi “văn học thành thị”, lấy đời sống thế tục, con
người đời thường làm trung tâm phản ánh
 Giai đoạn canh tân (giữa XVIII-XIX)
- Con đường đổi mới truyện truyền kì đã được báo hiệu từ Truyền kì tân phả
những phải đến Công dư tiệp kí (Vũ Phương Đề), nó mới diễn ra một cách hệ
thống
- Yếu tố kì: xu hướng dịch chuyển từ cái kì ảo sang cái kì lạ
- Hai khuynh hướng tự sự quan trọng của truyện truyền kì nửa sau thế kỉ XVIII là
kể chuyện về các nhân vật tài danh, siêu việt và kể các chuyện thần dị, lạ
thường
- Tác phẩm tiêu biểu: Lan Trì kiến văn lục (Vũ Trinh)

3. Đặc trưng thể loại


3.1. Dùng yếu tố kì làm phương thức nghệ thuật để phản ánh
đời sống
- Quan niệm về cái kì: hoang đường, hư ảo – khác lạ, dị thường (kì + ảo)
- Sự hiện diện của yếu tố kì trong truyện truyền kì: chi tiết, motip, nhân vật, tình
huống, không gian, thời gian,…
- Vai trò của yếu tố kì
+ Phản ánh quan niệm về hiện thực của người trung đại
+ Phản ánh mặt trái của hiện thực, biểu đạt những ước mơ, khát vọng của con
người
+ Phương thức lạ hóa hiện thực, gia tăng sức hấp dẫn cho truyện kể
- Tần suất, diện mạo của cái kì ảo trong truyện truyền kì có sự thay đổi qua các
gian đoạn
- Ví dụ: sự hiện diện và vai trò của yếu tố kì ở nhóm truyện kể về nhân vật ca nữ
+ Truyện yêu nữ Châu Mai (Thánh Tông di thảo)
 Nhân vật
 Thời gian
 Cốt truyện
 Mức độ: cái kì ảo có phần lấn át cái thực; câu chuyện lạ lùng, bí ẩn, nhân vật có
hành tung hư ảo
 Thông điệp nghệ thuật: khát vọng tình yêu, phản ánh hiện thực
+ Truyện nghiệp oan của Đào thị (Truyền kì mạn lục)
 Motip: đầu thai, tái sinh báo thù, trừng phạt
 Nhân vật: yêu quái, đạo nhân, nhà sư có phép thuật
 Phản ánh hiện thực: người phụ nữ đi ngược quy chuẩn bị ghê sợ, xa lánh; khát
vọng hạnh phúc, khát vọng bình đẳng của người phụ nữa; kết cục bi kịch của
con người sống lệch chuẩn
 Tạo nên sự li kì, hấp dẫn cho truyện kể
+ Truyện Đào nương (Công dư tiếp kí)
Yếu tố kì: nghiêng về tính chất kì lạ, khác thường. Người ca nữ - thân phận vốn
bị coi rẻ trong xã hội – lại là con người với phẩm chất cao quý (yêu nước,
thương dân), trí tuệ khác thường (cách tiêu diệt quân giặc) và hành động dũng
cảm phi thường. Nàng trở thành người anh hùng của cả cộng đồng  Tô đậm
vẻ đẹp, sự lớn lao cho hình tượng nhân vật
+ Ca kỹ họ Nguyễn (Lan Trì kiến văn lục)
Yếu tố kì: câu chuyện kì lạ về người ca nữ họ Nguyễn: xinh đẹp, tài năng;
thông minh, mẫn tiệp; tha thiết yêu thương; vị tha độ lượng  Tô đậm vẻ đẹp
của hình tượng nhân vật; khắc sâu bi kịch tài sắc

3.2. Vừa hướng đến những chủ đề phi chính đạo, vừa ngụ ý giao
huấn đạo đức
- Sử dụng yếu tố kì, đặc biệt yếu tố kì để phản ánh đời sống, truyện truyền kì có
thế mạnh trong việc phản ánh những phạm vi hiện thực mang tính “cấm kị”: sự
tha hoa của giái cấp cầm quyền, những ràng buộc khắt khe của giáo lí Nhi giáo,
khát vọng bản năng của con người,…
- Truyện truyền kì là tiếng nói của tầng lớp nho sĩ phê phán xã hội đương thời,
khẳng định và bảo vệ những chuẩn mực đạp đức lí tưởng, hướng tới xã hội tốt
đẹp. Đặc điểm này vừa được quy định bởi đặc điểm lại hình tác giả nhà nho vừa
thể hiện xu hướng đưa truyện truyền kì từ một thể loại ngoại biên đến gần với
văn chương chính thống

3.3. Gắn liền với hư cấu, sáng tạo của nhà văn
Truyện truyền kì đỉnh cao của văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam
- Cốt truyện: li kì, biến ảo; nhiều mô hình cốt truyện đa dạng
- Nhân vật: hệ thống nhân vật phong phú, trung tâm là con người đời thường;
nhân vật được tiếp cận từ nhiều góc độ, đời sống nội tâm nhân vật được quan
tâm; xuất hiện những kiểu nhân vật phức tạp;…  Truyện truyền kì cho thấy
những thay đổi trong cách nhìn, cách tiếp cận con người
- Lời văn: kết hợp nhiều hình thức ời văn; ngôn ngữ giàu giá trị văn chương

II. Tác giả Nguyễn Dữ


1. Thân thế, cuộc đời
 Tên tác giả
 Quê hương, gia đình
 Hành trang cuộc đời
2. Sự nghiệp sáng tác

III. Một số vấn đề chung về Truyền kì mạn lục


 Quy mô và cấu trúc
 Thời điểm sáng tác
 Nhan đề
 Nguồn gốc
- Mối quan hệ giữa truyền kì mạn lục và văn học dân gian
- Mối quan hệ giữa truyền kì mạn lục và văn xuôi lịch sử
- Mối quan hệ giữa truyền kì mạn lục và văn học nước ngoài
 Vị trí tác phẩm
 Tính chất
- Truyền kì mạn lục mượn yếu tố hoang đường, kì ảo để phản ánh những vấn đề
hiện thực
- Truyền kì mạn lục mượng chuyện đời xưa để nói chuyện đương thời. Các
truyện kể của Nguyễn Dữ đa phần lấy bối cảnh đời Lý, đời Trần, đời Hồ và đời
Lê sơ (1 truyền về thời Lý; 17/20 truyện là những việc xảy ra dưới triều Trần –
Hồ; 2 truyện về thời Lê sơ)
- Truyền kì mạn lục là một sáng tác văn học

3. Giá trị nội dung của Truyền kì mạn lục


3.1. Phản ánh số phận con người
a. Thân phận và khát vọng của người phụ nữ
- Tỉ lệ truyện kể xuất hiện nhân vật nữ và tỉ lệ nhân vật nữ đóng vai chính trong
truyện kể
- Loại hình nhân vật nữ: thường dân, con quan, ca nữ, cung nhân,…; nhân vật kì
ảo – con người đời thường; theo chuẩn - lệch chuẩn; phạm vi gia đình – phạm
vi xã hội; đời sống hôn nhân – đời sống tình ái
- Thân phận bi kịch của người phụ nữ: bị phụ thuộc, không cí tiếng nói cá nhân;
bị từ chối, bị chà đạp quyền sống, quyền hạnh phúc
- Khát vọng của người phụ nữ: khát vọng hạnh phúc trong cuộc sống hôn nhân
gia đình; khát vọng tình yêu gắn liền với ham muốn sắc dục; khát vọng tự do,
được làm chủ cuộc sống, thân phận ;…

b. Cuộc sống và số phận của người tri thức


- Người tri thức trong hình tượng người nho sĩ ẩn dật
+ Sống trong xã hội ô trọc, chán ghét công danh, xa lánh chính sự trọc loạn
+ Không dứt bỏ được những ràng buộc thế sự, tâm trí vẫn thao thức cũng xã tắc
và nhân dân
+ Bế tắc trước thực tại
- Người trí thức cứng cỏi, dám chống lại thần quyền, cường quyền để bảo vệ
chính nghĩa  giấc mơ của Nguyễn Dữ về một xã hội công bằng, chính đạo

3.2. Phơi bày xã hội loạn li, đen tối


 Cảnh “binh lửa rối ren”
 Nạn quan lại tham nhũng
 Đạo đức xã hội suy đồi, con người bị tha hóa
 Cuộc sống khốn cùng của nhân dân lao động

4. Thành tựu nghệ thuật


4.1. Bút pháp kì ảo
 Biểu hiện của yếu tố kì ảo trong Truyền kì mạn lục
- Không gian – thời gian kì ảo
- Nhân vật kì ảo
- Motip kì ảo
 Chức năng của yếu tố kì ảo
- Phơi bày “thực tại” bị che dấu
- Làm mới lạ bức tranh hiện thực
- Kiến tạo thế giới lí tưởng, xoa dịu tổn thương, mất mát của thực tại

4.2. Nghệ thuật dựng truyện


- Tạo dựng cốt truyện hoàn chỉnh
+ Mở đầu – diễn biến – kết thúc
+ Hệ thống sự kiện có lớp lang
+ Tình huống truyện hấp dẫn, nhiều tình tiết li kì, biến ảo
+ Kết thúc truyện linh hoạt
- Tổ chức cốt truyện đa dạng
+ Kết cấu phong phú
+ Người kể chuyện với những điểm nhìn trần thuật khác nhau

4.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật


- Thế giới nhân vật phong phú, đa dạng
- Nhân vật về cơ bản vẫn mang tính chất phân tuyến nhưng đã có sự xuất hiện
của những nhân vật phức tạp, mang nhiều thân phận khác nhau, gợi nhiều cách
tiếp cận, đánh giá khác nhau (Trương Sinh, Đạo Hàn Than, Nhị Khanh, Thị
Nghi,…)
- Đời sống nội tâm của nhân vật đã được quan tâm miêu tả, sự chuyển biến trong
tính cách nhân vật được chú ý thể hiện
- Nhân vật mang tính điển hình cao

4.4. Ngôn ngữ


- Sự đan xen rộng rãi văn xuôi kể chuyện với thơ, từ, ca, phú, biền văn, tản văn,
… là, gia tăng chất thơ, chất trữ tình cho các truyện kể
- Ngôn ngữ kể và tả tinh tế, trau chuốt, điêu luyện: “dệt gấm, thuê hoa, biện luận
hùng hồn, có chỗ điêu khắc tỉ mỉ, chỗ tươi đẹp nhữ bức tranh màu lộng lẫy, chỗ
vang dội như dòng suối chảy lô xô” (Phan Huy Chú)
- Ngôn ngữ sắc sảo, hùng hồn ở những truyện kể có tính chất tranh biện
BÀI ĐIỀU KIỆN
Phân tích đoạn trích sau, qua đó làm sáng tỏ một số đặc trưng về nội dung và nghệ
thuật của truyện thơ Nôm
Nàng từ chiếc bóng song mai,
Đêm thâu đằng đẵng, nhặt cài then mây
Sân rêu chẳng vẽ dấu giày, …

- Phân tích đoạn trích


- Nêu đặc trưng về nội dung và nghệ thuật của truyện thơ Nôm trong đoạn trích
 Lưu ý
- Nỗi niềm tâm sự của nàng Kiều những ngày tháng chờ Từ Hải (một khoảng
lặng trong cuộc sống của nhân vật, những khoảnh khắc cô đơn để tâm sự sâu
kín của nhân vật được phô bày; không nên quá nhấn mạnh nỗi cô đơn, sầu
muộn, buồn tủi, không tha thiết với cuộc sống)
- Nhớ thương quê hương, gia đình
- Nhớ thương người cũ Kim Trọng
 Am hiểu tâm lí và tính cách nhân vạt: cô đơn – thủy chung, tình nghĩa
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật: lời kể, lời độc thoại; bút pháp: tả cảnh ngụ
tình; miêu tả trực tiếp tình cảm, cảm xúc; sử dụng hình ảnh tượng trưng, ước lệ;
ngôn ngữ: điển tích, điển cố, từ Hán Việt
- Đặc điểm nội dung và nghệ thuật
+ Nội dung: ngợi ca vẻ đẹp của con người; cảm thông, chia sẻ với những khao
khát chính đáng của con người; thể hiện cuộc sống nhiều truân chuyên, lận đận
của con người
+ Nghệ thuật: xây dựng nhân vật – miêu tả tâm lí nhân vật; sử dụng ngôn ngữ

 Note
- Sa đà vào giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Nêu đặc điểm truyện thơ Nôm và phân tích đặc điểm truyện thơ Nôm trong
đoạn trích (sa đà phân tích chủ đề tình yêu trong đoạn trích)
- Phân bố thời gian không hợp lí
- Thành tựu nghệ thuật: không khái quát tất cả các thành tựu nghệ thuật của
truyện thơ Nôm (kết cấu)
- Thành tựu nội dung: không đề cập; không liên quan: khát vọng công lí, tự do,
tình yêu; bi kịch, thân phận con người; sự tàn nhẫn của xã hội phong kiến
- Sao chép diễn đạt: “cô đươn và nỗi đau là gánh nặng,…”, “nỗi buồn tạo nên vóc
dáng của Thúy Kiều”, buông và nhớ như cặp song sinh, so sánh với Kiều ở lầu
Ngưng Bích; hình tượng hóa nỗi nhớ
- Phụ thuộc vào tài liệu, phân tích cả những câu thơ không có trong ngữ liệu
- Gạch đầu dòng; nhầm lẫn về nội dung: nhớ Kim Trọng – nhớ Từ Hải; nhớ cha
mẹ - lo lắng tuổi già

THỂ LOẠI HÁT NÓI


1. Khái niệm
- Hát nói là tên 1 trong 15 thể thức của lối hát chơi thuộc ca trù, là liệu thức ca trù
thông dụng và phổ biến nhất. Từ một điệu thức âm nhạc, hát nói phát triển
thành một thể loại văn học, được sáng tác và thưởng thức độc lập. Hát nói có sự
kết hợp giữa hát và nói, đan xen đa dạng các thể thơ như thất ngôn, lục bát,
song thất lục bát
- Âm nhạc  Văn học (Hát của đình, hát thi, hát chơi)
- Một số khái niệm liên quan đến hát nói
+ Ca trù, thơ ca trù, nói nôm, điệu xướng ca, bài ca quốc âm, hát quốc âm,…
(những tên gọi có thể dùng chỉ hát nói)
+ Ca trù, hát ả đào, hát cô hầu, hát nhà tơ, hát nhà trò,… (tên gọi ca trù)
+ Người hát, phách, đàn đáy, trống chầu (yếu tố tham gia trình diễn hát nói)

2. Quá trình hình thành, phát triển


2.1. Tiền đề hình thành
- Hát nói hình thành và phát triển trên những tiền đề chính trị, kinh tế, văn hóa, tư
tưởng và văn học của xã hội Việt Nam từ thế kỉ XVI với những đặc điểm nổi
bật
+ Sự khủng hoảng chính trị (các triều đại liên tiếp thay thế nhau, những cuộc
nội chiến liên miên, lí tưởng chính thống rạn nứt)  con người phải tự tìm lối
đi cho chính mình  tâm lí và ý thức tự khẳng định bản thân nảy nở
+ Sự phát triển của các đô thị, trung tâm buôn bán, tầng lớp thị dân, thương sĩ
xuất hiện đông đảo, đóng vai trò quan trọng trong xã hội  sự thay đổi trong
đời sống tinh thần của con người thời đại: ý thức cá nhân được hình thành, như
cầu cá nhân được khẳng định
+ Sự gia tăng vị thế của Phật giáo, Lão giáo và sự trỗi dậy của tín ngưỡng bản
địa trong bối cảnh xã hội khủng hoảng, lí tưởng Nho gia đổ vỡ
+ Giao lưu văn hóa được đẩy mạnh: văn học thị dân Trung Hoa được du nhập
theo nhiều con đường; sự giao lưu và tiếp xúc với nền văn hóa mới như văn hóa
Chiêm Thành, văn hóa Xiên, văn hóa phương Tây mang đến một không khí
mới, làm phong phú đời sống tinh thần của con người thời đại, tạo tiền đề cho
sự manh nha cái mới
+ Sự thay đổi trong quan niệm về nghề hát và giới nghệ sĩ ca hát. Như cầu
thưởng thức nghệ thuật, nhu cầu hưởng thụ mọi tầng lớp xã hội, từ vua chúa,
quan lại cho đến thương nhân góp phần nâng cao địa vị “con hát” và âm nhạc

2.2. Diễn tiến của thể loại


- Về nguồn gốc và thời điểm xuất hiện của hát nói: chưa xác định chính xác,
Căn cứ vào cấu trúc ấm vận tiếng Việt và đặc điểm hình thức của bài hát nói,
ước đoán thời gian hình thành: XVI
- Quá trình phát triển của hát nói theo ba chặng
+ Hát nói thế kỉ XVI-XVII: giai đoạn hình thành, thực chất là giai đoạn chuẩn
bị cho sự ra đời của thể loại hát nói
+ Hát nói thể kỉ XVIII-nửa đầu thế kỉ XIX: giai đoạn phát triển đỉnh cao
+ Hát nói nửa cuối thế kỉ XIX- đầu XX: giai đoạn kết thúc: gắn liền với sự
chuyển đổi nội dung và hình thức thể loại
- Quá trình phát triển của hát nói (lấy tác giả Nguyễn Công Trứ (1778-1858) làm
trung tâm)
+ Hát nói trước Nguyễn Công Trứ
 Tác phẩm Đại nghĩ bát giác thưởng đào giải văn của Lê Đức Mao có
nhiều điểm gần với hát nói những thực sự chưa phải là hát nói
 Tác phẩm Chim trong lồng tương truyền của Nguyễn Hữu Cầu (1712-
1751): tác phẩm hát nói thực thụ nhưng vấn đề tác giả còn nhiều nghi vấn
 Nguyễn Khản nổi tiếng về sáng tác ca trù nhưng hiện không còn tác
phẩm nào của ông được giữ lại
 Nguyễn Bá Xuyến (1759-1822): có thể coi là tác giả hát nói đầu tiên có
tác phẩm hiện còn văn bản (25 bài). Hát nói của Nguyễn Bá Xuyến đã thể
hiện những chủ đề tư tưởng và giọng điệu tiêu biểu của thể loại
+ Hát nói của Nguyễn Công Trứ
 Số lượng tác phẩm phong phú: 67 bài (+8 bài tồn nghi)
 Nguyễn Công Trứ đã hoàn thiện những đặc trưng nội dung và nghệ thuật
của Hát nói, khẳng định vị trí quan trọng của một thể loại văn học dân tộc
 Hát nói là thể loại thành công nhất của Nguyễn Công Trứ, thể hiện trọn
vẹn nhất chân dung con người cá nhân của thi sĩ: tâm hồn tự do, phóng
túng; cá tính mạnh mẽ, ngang tàng; sự kiêu hãnh về giá trị bản thân; tinh
thân tụng ca cuộc sống hưởng lạc;…
+ Hát nói sau Nguyễn Công Trứ
 Nửa đầu thế kỉ XIX
o Hát nói tiếp tục phát triển với các tên tuổi Ngô Thế Vinh (1802-
1856): 2 bài; Nguyễn Quý Tân (1814-1856): 5 bài; Nguyễn Bá
Nghi (1807-1870): 5 bài; Cao Bá Quát (1809-1855): 16 bài
o Hát nói vẫn tiếp nối những chủ đề tư tưởng đã được nhất mạnh
trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ, phô diễn tài tình, đề cao thú
hưởng lạc như cầm, kì, thi, họa, du lãm,…
o Dấu ấn của môi trường hành lạc trong các bài hát nói không đậm
nét, giọng điệu ngang tàng, ngất ngưởng (đặc trưng của hát nói
Nguyễn Công Trứ) được tiếp nối nhưng sắc thái uyển chuyển hơn
 Nửa cuối thế kỉ XIX
o Hoàn cảnh xã hội nửa thực dân phong kiến phơi bày hàng loạt
những tình cảnh éo lo, ngang trái mở ra một hướng mới cho thể
loại hát nói: phúng dụ thời thế và trào phúng thế sự
 Đầu thế kỉ XX
o Thể loại này được Phan Bội Châu, Trần Tuấn Khải sử dụng như
một vũ khí tuyên truyền cổ động cách mạng: Bài ca chúc Tết thanh
niên (Phan Bội Châu), Chơi xuân, Bên giời gặp bạn (Trần Tuấn
Khải),…
o Hát nói Tản Đà: Tản Đà được xem là tác gia tiêu biểu cuối cùng
của hát nói. Với ông, hát nói lại trở về với những chủ đề đặc trưng
của nó. Các bài hát nói của Tản Đà có mối liên quan mật thiết với
các ca quán, chứa đựng nhiều chi tiết về cuộc sống của khách
phong lưu

3. Đặc điểm nội dung


- Hát nói trước hết là một thể văn chơi, hướng đến đề cao con người cá nhân, nhu
cầu khẳng định giá trị và đòi hỏi quyền sống, quyền hưởng thụ của cá nhân
Chủ thể trữ tình trong hát nói: con người cá nhân sống theo mình, bất chấp mọi
ràng buộc – người tài tử có ý thức khoe tài, phô diễn tình. Tài, tình và khát vọng
hưởng thụ là phương diện quan trọng xác lập chân dung con người hát nói
(Giữa dòng sông nước chảy trăng soi/ Dắt díu cả sắc tài vào một cuộc – Ngô
Thế Vinh)
Tư tưởng bao trùm các bài hát nói là Nhân sinh quý thích chi (Người ta ở đời
cốt để thỏa chí mình). Triết lí Lão – Trang ảnh hưởng đậm nét đến nhân sinh
quan, thế giới quan của người viết. (Cõi trăm năm ngất ngưởng chốn trần gian/
Nhân sinh chẳng gì hơn thích chí – Trịnh Đình Thái)
Xuất phát điểm của tư tưởng Nhân sinh quý thích chí là nhận thức thời gian
không phải vô tận, đời người ngắn ngủi, hữu hạn (Hỡi ai ơi chơi lấy kẻo hoài/
Chữ rằng “xuân bất tái lai” – Nguyễn Đức Nhu)
 Nội dung chí mà chủ nhân hát nói hướng đến
(1) Tư tưởng thị tài – tài kinh bang tế thế, tài văn chương nghệ thuật (Trời đất
cho ta một cái tài/ Dắt lưng dành để tháng ngày chơi – Nguyễn Công Trứ)
(2) Khát vọng tình yêu (Dang tay người tài tử khách thuyền quyên/ Chén rượu
thánh câu thơ thần thích chí – Cao Bá Quát)
(3) Tư tưởng cầu nhàn hưởng lạc – con người được tự do thỏa mãn nhu cầu
hưởng thụ cái đẹp, những thú chơi tao nhã (Nhân sinh bất hành lạc/ Thiên
tuế diệc vi thương – Nguyễn Công Trứ)
(4) Chí công danh – gắn liền với nhu cầu khẳng định vai trò của con người cá
nhân (Nợ nam nhi phải lấy tang bồng – Nguyễn Bá Xuyến)
(5) Nhu cầu khẳng định bản ngã (Người có biết ta hay thì chớ/ Chẳng biết ta, ta
vẫn là ta – Nguyễn Công Trứ)
- Hát nói từ tiếng nói của con người cá nhân được mở rộng biểu đạt những vấn đề
nhân sinh, thế sự, quốc gia dân tộc: phúng dụ thời thế; trào lộng, châm biếm thế
sự; cổ động động phong trào đấu tranh bảo vệ đất nước…
Phúng dụ thế sự: Nội dung riêng của hát nói cuối thế kỉ XIX, đậm nét trong
sáng tác của Nguyễn Khuyến, Dương Khuê. Hình tượng Mẹ Mốc, cô Sen mơ
bóng đè, anh giả điếc, ông phỗng đá…trong hát nói Nguyễn Khuyến, hình
tượng cô đào Hồng, Tuyết, Hai, Phẩm, Cúc, Oanh trong hát nói Dương
Khuê…ngụ ý nỗi niềm tâm sự của kẻ nam nhi thời loạn, những trăn trở trong
ứng xử, trong thời cuộc
- Hát nói từ tiếng nói của con người cá nhân được mở rộng biểu đạt những vấn đề
nhân sinh, thế sự, quốc gia dân tộc: phúng dụ thời thế, trào lộng, châm biếm thế
sự, cổ động phong trào đấu tranh bảo vệ đất nước…
Phúng dụ thế sự: Nội dung riêng của hát nói cuối thế kỉ XIX, đậm nét trong
sáng tác của Nguyễn Khuyến, Dương Khuê. Hình tượng Mẹ Mốc, cô Sen mơ
bóng đè, anh giả điếc, ông phỗng đá…trong hát nói Nguyễn Khuyến, hình
tượng cô đào Hồng, Tuyết, Hai, Phẩm, Cúc, Oanh trong hát nói Dương Khuê…
ngụ ý nỗi niềm tâm sự của kẻ nam nhi thời loạn, những trăn trở trong ứng xử,
trong thời cuộc
Ví dụ:
Anh giả điếc (Nguyễn Khuyến)

Trong thiên hạ có anh giả điếc,


Khéo ngơ ngơ ngác ngác, ngỡ là ngây!
Chẳng ai ngờ: sáng tai họ, điếc tai cày,
Lối điếc ấy sau này em muốn học.
Toạ trung đàm tiếu, nhân như mộc,
Dạ lý, phan viên, nhĩ tự hầu (3).
Khi vườn sau, khi ao trước, khi điếu thuốc, khi miếng trầu,
Khi chè chuyên năm bảy chén, khi Kiều lẩy một đôi câu (4),
Tỉnh một chốc, lâu lâu rồi lại điếc.
Điếc như thế ai không muốn điếc?
Điếc như anh dễ bắt chước ru mà!
Hỏi anh, anh cứ ậm à.

Giải nghĩa:
- Châm biếm: những thứ không lợi cho mình  giả điếc
- “Lối điếc ấy sau này em muốn học”- Anh giả điếc chính là hình ảnh của bản
thân Nguyễn Khuyến, con người sống giữa thời loạn, quay lưng với thời cuộc
 không phải đau đớn với tình cảnh trái ngang, không bị ảnh hưởng chi phối
bởi xã hội
 Phúng dụ ẩn dụ
Trào lộng, châm biếm thế sự: tiếng nói tự trào, thế trào trong hát nói Cao Bá
Quát, Nguyễn Văn Giai, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Dương Khuê. Nội
dung trào lộng, châm biếm thế sự trong hát nói không nhiều, cũng thật rõ nét
đối tượng châm biếm như thơ Đường luật hoặc truyện, kí
Tuyên truyền, cổ động cách mạng: tập trung trong hát nói đầu thế kỉ XX, với
các tác giả tiêu biểu: Phan Bội Châu, Trần Tuấn Khải. Giọng điệu ngang tàng,
hào mại đặc trưng của hát nói, có sự tương đồng gần gũi nhất định với nhu cầu
cổ động thôi thúc thơ ca yêu nước cách mạng
“Một lối văn hợp nhiều lối văn khác mà thành rồi tự gây lấy được một cái đặc
tính riêng, một lối văn vượt cả khung khổ mà vẫn đủ khung khổ, ra ngoài thể
cách mà vẫn giữ được thể cách, một lối văn như thế, thật kể là một lối văn hiếm
có” (Nguyễn Văn Ngọc)
So với thơ cách luật, hát nói có hình thức tự do hơn, niêm luật không chặt chẽ,
số chữ trong câu và số câu trong bài cũng không có hạn định nghiêm ngặt

4. Đặc điểm hình thức


4.1. Kết cấu
- Mỗi bài hát nói chia làm nhiều đoạn gọi là khổ bài. Mỗi khổ có bốn câu, riêng
khổ cuối (khổ xếp) chỉ có ba câu
+ Theo số khổ, hát nói chia làm hai loại
 Chính thể hay đủ khổ là những bài có ba khổ: khổ đầu 4 câu, khổ giữa 4
câu, khổ xếp 3 câu, tất cả 11 câu
 Biến thể gồm hai loại: Thiếu khổ là những bài thiếu một khổ (thường là
khổ giữa), chỉ có 7 câu. Dôi khổ là những bài có hơn ba khổ (khổ dôi ra
là khổ giữa)
+ Chia theo âm nhạc, bố cục thông thường của bài hát nói đủ khổ như sau
 Khổ đầu: 1,2 lá đầu, 3,4 xuyên thưa
 Khổ giữa: 5,6 là thơ, 7,8 là xuyên nhau
 Khổ xếp: câu 9 là dồn, câu 10 là xếp, 11 là keo
+ Chia theo vai trò vị trí của các câu thơ trong bài hát nói

 1, 2 tổng mạo
 3, 4 thừa đề
 5, 6 là đại ý toàn bài
 7, 8, 9, 10 theo ý của câu 5, 6 mà phô diễn thêm
 11 là tổng kết ý toàn bài

Ví dụ:
Hồng Hồng Tuyệt Tuyết (Dương Khuê)

Hồng Hồng Tuyết Tuyết


Mới ngày nào chửa biết cái chi chi.
Mười lăm năm thấm thoát có xa gì!
Ngoảnh mặt lại, đã tới kỳ tơ liễu.

Ngã lãng du thời quân thượng thiếu,


Quân kim hứa giá, ngã thành ông.
Cười cười nói nói tương phùng,
Mà bạch phát với hồng nhan chừng ái ngại.

Riêng một thú Thanh Sơn đi lại,


Khéo ngây ngây dại dại với tình.
Đàn ai một tiếng Dương tranh?

Chơi là lãi (Nguyễn Công Trứ)

Ôi, nhân sinh là thế ấy, Trời đất hễ có hình là có hoại,


Như bóng đèn, như mây nổi, như gió thổi, như Cậy chi chi mà chắc cái chi chi.
chiêm bao. Cuộc làm vui liệu phải kịp thì,
Ba mươi năm hưởng thụ biết chừng nào, Khi đắc chí lại khi thất chí.
Vừa tỉnh giấc nồi kê chửa chín.
Trông gương đó hãy suy cho kỹ,
Vật thái mạc cùng vân biến huyễn, Dẫu xưa nay nào có trừ ai.
Thế đồ vô lự, nguyệt doanh hư. Có tài mà cậy chi tài!
Cái hình hài đã chắc thực chưa?
Mà lẽo đẽo khóc hoài rứa mãi!

Tiễn biệt (Cung Thúc Thiêm)

Ngán cho nỗi xoay vần thế cục,


Sum họp này chả bỏ lúc phân ly!
Hỏi ông tơ! Độc địa làm chi!
Bắt kẻ ở người đi mà nỡ được!

Thôi đã trót cùng nhau nguyện ước,


Duyên đôi ta chẳng trước thì sau,
Yêu nhau nhớ lấy lời nhau!
- Ngoài các khổ thơ, bài háy nói còn có một thành phần là mưỡu
+ Mưỡu là những câu làm theo thể lục bát đi kèm với bài hát nói, hoặc ở trên
(mưỡu tiền) hoặc ở dưới (mưỡu hậu). Mưỡu có hai câu lục bát là Mưỡu đơn,
có bốn câu lục bát là mưỡu kép
+ Mưỡu trình bày tóm tắt những ý tưởng của bài hát nói. Về âm nhạc, mưỡu
thuộc về phách khoan, điệu hát khoan thai chậm rãi
+ Bài hát nói có thể có hoặc không có mưỡu.

Ví dụ:
Hỏi gió (Tản Đà)
Cát đâu ai bốc tung giời? Thử thị Đà Giang phi Xích Bích,
Sóng sông ai vỗ? Cây đồi ai rung? Dã vô Gia Cát dữ Chu Lang.
Phải rằng dì Gió hay không? Ai cầu phong? mà gió tự đâu sang?
Phong tình đem thói lạ lùng trêu ai? Hay mải khách văn chương tìm kết bạn?

Khoái tai phong dã! Gió hỡi gió! phong trần ta đã chán,
Giống vô tình gỗ đá cũng mê tơi. Cánh chim bằng, chín vạn những chờ mong.
Gặp gió đây, hỏi một đôi lời: Nên chăng, Gió cũng chiều lòng.
Ta hỏi gió quen ai mà phảng phất?

You might also like