You are on page 1of 34

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ


----------

BÀI TẬP LỚN


HỌC PHẦN: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ CỦA
THƯƠNG HIỆU LẨU BUFFET TOKBOKKI DOOKKI

Giảng viên hướng dẫn : Bùi Thị Hồng Nhung

Nhóm thực hiện : Nhóm 07

Nhóm lớp : 231MIS02A04

Hà Nội, 01/2024
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
----------

BÀI TẬP LỚN


HỌC PHẦN: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ CỦA THƯƠNG
HIỆU LẨU BUFFET TOKBOKKI DOOKKI

Giảng viên hướng dẫn : Bùi Thị Hồng Nhung

Nhóm thực hiện : Nhóm 07

Nhóm lớp : 231MIS02A04

Hà Nội, 01/2024
DANH SÁCH THÀNH VIÊN

CHỮ KÝ XÁC
STT HỌ VÀ TÊN MÃ SINH VIÊN ĐÓNG GÓP
NHẬN

1 Nguyễn Thảo Linh 24A4012337

2 Đinh Khánh Linh 24A40

3 Nguyễn Huyền Trang 24A4052271

4 Ngô Thị Bích Ngọc 24A4051809

5 Hồ Ý Nhi 24A4050146
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho phép nhóm xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Giảng viên
Bùi Thị Hồng Nhung. Trong quá trình học tập môn Hệ thống thông tin quản lý, nhóm
đã được cô quan tâm và giúp đỡ tận tình. Chúng em đã tích lũy thêm được rất nhiều
kiến thức để có thể có cái nhìn sâu sắc và hoàn thiện hơn về bộ môn này. Thông qua
bài tập lớn lần này, nhóm muốn trình bày lại những gì mà chúng em đã tìm hiểu trong
thời gian qua, áp dụng kiến thức cô dạy vào một bài toán thực tế.
Vì kiến thức là vô hạn, và vì mỗi người chúng em đều tồn tại những hạn chế nhất
định, chính vì thế trong quá trình hoàn thành bài tập lớn lần này, bọn em sẽ không thể
tránh khỏi những sai sót. Cả nhóm hy vọng sẽ nhận được những lời góp ý từ cô để bài
làm của chúng em được hoàn thiện hơn.
Kính chúc cô có thật nhiều sức khỏe và thành công trong con đường giảng dạy
của mình, đặc biệt là đưa Khoa Hệ thống thông tin quản lý ngày càng phát triển hơn.
LỜI MỞ ĐẦU
Sự phát triển của công nghệ trong những năm gần đây được áp dụng vào quá
trình kinh doanh đã mang lại những thành tựu to lớn trong việc phát triển kinh tế. Các
ứng dụng tin học đã và đang trở thành nhu cầu cần thiết trong mọi lĩnh vực đời sống
nói chung và công tác quản lý doanh nghiệp nói riêng. Với sự hỗ trợ của máy tính, hầu
hết các hoạt động của con người như nghiên cứu khoa học, kinh doanh hay quản lý...
đều trở nên đơn giản. Khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng cũng làm cho các
phần mềm quản lý truyền thống trở nên lỗi thời. Do đó, cần phải có một hệ thống để
quản lý một phần hoặc toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Để trang bị cho doanh
nghiệp lợi thế cạnh tranh từ việc tạo ra các sản phẩm, dịch vụ tiên tiến hơn thông qua
việc đầu tư mạnh về cơ sở hạ tầng, phương pháp quản lý, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ
mới và độc đáo, các công nghệ mới nhất, các quy trình sản xuất hoàn thiện nhất yêu
cầu công ty có một hệ thống thông tin để đồng nhất dữ liệu từ tất cả các bộ phận của
công ty.
Từ thực tiễn đó, cụ thể, đối với thương hiệu LẨU BUFFET DOOKKI việc sử
dụng hệ thống thông tin áp dụng trong việc xét duyệt sản phẩm đã mang lại nhiều lợi
ích, tạo ra sự thuận tiện trong quy trình vận hành của thương hiệu này. Cũng chính vì
thế mà nhóm chúng em đã lựa chọn thực hiện đề tài: “Phân tích quy trình nghiệp vụ
của thương hiệu lẩu buffet tokbokki DOOKKI”. Nhóm chúng em cũng đã tìm hiểu về
thực trạng, nguyên nhân của một vài sự yếu kém trong quy trình phân bổ nguồn lực để
qua đó có thể có một vài giải pháp góp phần hoàn thiện hơn quy trình kiểm duyệt và
sản xuất thử của công ty. Trước khi đi vào việc tìm ra vấn đề cần giải quyết tại cơ sở
thì cần phải tìm hiểu khái quát chung về tình hình lĩnh vực kinh doanh của công ty, vị
thế của công ty, các quy trình và hệ thống thông tin công ty đang sử dụng.
I. TỔNG QUAN VỀ DOOKKI
1. Giới thiệu:
Dookki là thương hiệu buffet lẩu do Kim Gwan-hun và Park Do-keun sáng lập
và vận hành vào năm 2014 tại Hàn Quốc. Thương hiệu Dookki nổi tiếng với sản phẩm
lẩu tokbokki tươi ngon, đa dạng phù hợp với nhu cầu của mọi khách hàng. Tokbokki
là một món ăn truyền thống của Hàn Quốc được làm từ bánh gạo cuộn tròn nấu cùng
sốt cay đặc trưng. Dookki đã biến tấu tokbokki trở thành một trải nghiệm ẩm thực mới
mẻ khi kết hợp với nhiều loại thực phẩm như rau, thịt, hải sản và gia vị khác nhau hòa
quyện thành món lẩu phong phú. Trước khi đặt chân đến thị trường Việt Nam, Dookki
đã chinh phục nhiều thị trường “khó tính”. Trong đó, có thể kể đến Hàn Quốc, Thái
Lan, Singapore, Indonesia,…
Công ty Dịch vụ DI VINA (Dookki Việt Nam) thành lập vào cuối năm 2017
hoạt động trong lĩnh vực Dịch vụ Nhà hàng với nhiều thương hiệu. Trong đó nổi bật
nhất là thương hiệu Dookki – Buffet lẩu tokbokki Hàn Quốc chính thức có mặt tại Việt
Nam vào tháng 11/2018. Đây cũng chính là thương hiệu Buffet Tokbokki đầu tiên và
lớn nhất tại Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại. Hiện nay, Dookki Việt Nam đã có
đến 70 cơ sở lớn bé trải dài từ Nam ra Bắc và đang tiếp tục mở rộng trong tương lai.
Dookki có nghĩa theo tiếng Việt là “gấp đôi bữa ăn”. Tức là khi đến đây, thực
khách ngoài việc được ăn no gấp đôi so với bữa ăn thường thì niềm vui cũng được
tăng lên chừng đó. Đây cũng chính là khẩu hiệu của thương hiệu này: “tokbokki for
the first meal! Fried rice for the second meal” (Lẩu tokbokki cho bữa ăn đầu tiên, món
cơm trộn kim chi cho bữa ăn thứ hai).

Hình 1.1: Logo DOOKKI


2. Sứ mệnh
Dookki một trong những thương hiệu đầu tiên phục vụ theo hình thức lẩu buffet
tokbokki, mang đến một trải nghiệm ẩm thực mang đậm phong vị Hàn Quốc đến với
thực khách đến từ khắp mọi nơi trên thế giới. Mang một trải nghiệm hoàn hảo cho
khách hàng khi đến thưởng thức các món ăn mang hương vị Hàn Quốc với sự phục vụ
chu đáo, tận tâm của những nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp.

Hình 1.2: Giá của Buffet Dookki

3. Tầm nhìn
Định hướng trở thành sự lựa chọn hàng đầu của thực khách khi nghĩ đến và
muốn thưởng thức những món mang hương vị Hàn Quốc của Dookki.

Một số chi nhánh của Dookki:


 Chi nhánh Phạm Hùng – Hà Nội: Lầu 3-08-09 tầng 3 tòa S1 TTTM Vincom
Plaza Skylake – Phạm Hùng, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
 Chi nhánh Trần Duy Hưng – Hà Nội: Lầu 5-08 Vincom Center Star City, Ngã
tư đường Trần Duy Hưng – Hoàng Minh Giám, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
 Chi nhánh Times City: Tầng B1-22 – 458 Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội
 Chi nhánh Mac Plaza: Lầu 4 Mac Plaza, 10 Trần Phú, Mô Lão, TP. Hà Nội
 Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch : Lầu 6 Vincom Phạm Ngọc Thạch, 02 Phạm
Ngọc Thạch, Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội.
 Chi nhánh Bình Thạnh: 139-141 Nguyễn Gia Trí – P.25 – Bình Thạnh – TP. Hồ
Chí Minh
 Chi nhánh Tân Bình: Tầng 2 Lotte Mart Cộng Hòa…
Địa chỉ Website: https://dookkivietnam.com
Fanpage: https://www.facebook.com/DookkiVietnam
Youtube: www.youtube.com/@DookkiVietNam
Instagram: https://www.instagram.com/dookki_vietnam
Tiktok: https://www.tiktok.com/@dookkivietnam
Twitter: https://www.twitter.com/Dookkivietnam

4. Tình hình kinh doanh của Dookki


Dookki Việt Nam là “Đứa con đầu tiên” của thương hiệu Dookki Hàn Quốc tại
Việt Nam và đây cũng là chính nhà hàng theo hình thức Buffet tokbokki đầu tiên tại
Việt Nam. Chỉ trong một thời gian ngắn Dookki đã làm dấy lên những cơn sốt trong
cộng đồng những người yêu thích đồ ăn Hàn Quốc nói riêng và tất cả những người
đam mê ẩm thực nói chung.
Khách hàng mục tiêu của Dookki trải rộng từ 10 – 30 tuổi và chủ yếu là nữ giới
và học sinh, sinh viên. Ngoài ra gần đây tỷ lệ khách hàng là các gia đình cũng đang gia
tăng.
Thời gian hoạt động: Dookki hoạt động từ thứ 2 đến chủ nhật trong tuần, từ
10h00-22h00. Ngoài ra, Dookki Việt Nam thường nghỉ trong các ngày lễ lớn như Tết
Nguyên Đán, Giỗ Tổ Hùng Vương, Quốc tế Lao động, Quốc khánh 2/9, Lễ Giáng
Sinh, và Tết Dương lịch và một số ngày lễ khác.

Về giá cả: Giá vé của buffet lẩu Dookki (chưa tính 8% VAT)
 Giá vé cho người lớn: 139.000 VNĐ
 Giá vé cho trẻ em: 69.000 VNĐ
 Nếu khách hàng gọi thêm phô mai vòng sẽ là 69.000 VNĐ, phô mai nhuyễn là
39.000 VNĐ
Mức giá này ở Dookki được áp dụng cho tất cả các ngày kể cả ngày lễ.
Hình 1.2: Giá của Buffet Dookki

5. Sản phẩm của Dookki


Menu Dookki cực kỳ phong phú và đa dạng đảm bảo đáp ứng được mọi nhu
cầu của thực khách sành ăn. Là hình thức buffet lẩu tokbokki Hàn Quốc, Dookki đã
phát triển món ăn một cách đúng điệu và chuẩn chỉ nhất mang đậm phong cách Hàn
Quốc đồng thời để thực khách tự lựa chọn phối hợp theo khẩu vị của bản thân. Ngoài
ra, để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thực khách Dookki cũng bổ sung nhiều món ăn
của Hàn vào trong menu.
Một số loại nước lẩu khách hàng có thể tự pha chế như:
 Rose tokbokki: là sự kết hợp giữa vị cay nhẹ và vị béo của sốt kem.
 Jjajang tokbokki: Đây là một vị nước lẩu không cay dành cho những ai không
ăn cay và trẻ em.
 Soup tokbokki: Nước sốt có vị cay ngọt với độ cay chỉ ở mức vừa phải, phù hợp
với những ai yêu thích ăn đồ cay ngot.
 Bomb tokbokki: Nước sốt này phù hợp với những ai thích ăn và ăn được cay.
 Hot cream tokbokki: Nước lẩu này hòa quyện giữa vị cay của sốt DAEGU và vị
béo của sốt kem.
 Mixed tokbokki: Nước lẩu có vị sốt cay ngọt nhẹ nhàng, trẻ em cũng có thể ăn
được.
Hình 1.3. Công thức nước lẩu Dookki

Sau khi đã pha xong nước lẩu phù hợp với khẩu vị của mình thì đến giai đoạn
chọn đồ nhúng lẩu. Tại Dookki có khoảng 30 loại đồ nhúng lẩu khác nhau để khách
hàng có thể thoải mái lựa chọn, không bị giới hạn số lượng như:
 Mì đặc sản QQ
 Bánh cá Hàn Quốc
 Cuộn rong biển Hàn Quốc
 Các loại chả cá xiên que, gà cay và không cay
 Xúc xích hun khói
 Hải sản các loại
 Các loại bánh gạo như bánh gạo dài, bánh gạo khoai môn, phô mai,..

Hình 1.4. Menu Dookki


Tại Dookki có 7 loại nước sốt
đặc trưng cho khách hàng lựa chọn,
khách hàng có thể dùng sốt chấm trực
tiếp hoặc tự mình pha trộn nước sốt lại
để ra nước chấm cho mình như sốt
Dookki, sốt Busan, sốt tương đen, sốt
cà ri, sốt Ddukmo, sốt Daegu, sốt
Gungchung, sốt kem,...

Hình 1.5. Các loại nước sốt tại Dookki

Ngoài lẩu thì Dookki menu còn có những món ăn chế biến sẵn cực kỳ ngon và
hấp dẫn mà các bạn có thể dùng trong lúc chờ lẩu chín. Những món ăn nổi bật tại đây
có thể kể đến như: cơm nắm cá ngừ, gà sốt tương, mực chiên, khoai lang ngào đường,
miến cuộn rong biển, nước ngọt…

Hình 1.6. Các món đồ ăn sẵn tại Dookki

6. Không gian và dịch vụ


Dookki luôn chú trọng vào đầu tư cơ sở vật chất tại mỗi cửa hàng. Với thiết kế
nội thất tối giản, ghế ngồi được bọc đệm da êm ái được sắp xếp gọn gàng. Mặt bằng
rộng rãi, thoải mái luôn đảm bảo đủ ánh sáng, thoáng đãng cho từng bàn. Dụng cụ ăn
uống theo chuẩn phong cách Hàn Quốc với đồ inox cao cấp được sắp xếp một cách
khoa học, sạch sẽ.
Hình 1.7. Hình ảnh các chi nhánh cửa hàng tại Dookki

Các loại đồ ăn, nguyên liệu nhúng lẩu, nước sốt được chia theo các quầy được
bố trí tại trung tâm của quán để thực khách có thể dễ dàng lựa chọn. Cách sắp xếp này
của Dookki vừa hiện đại, thông minh vừa thuận lợi cho việc lấy đồ của khách hàng.
Về chất lượng dịch vụ tại Dookki thì luôn được đánh giá ở mức ổn. Các nhân viên đều
nhiệt tình, nhanh nhẹn với tác phong làm việc chuyên nghiệp luôn vui vẻ sẵn sàng hỗ
trợ hết mình nhu cầu của khách hàng.

Hình 1.7. Nhân viên thân thiện, chuyên nghiệp tại Dookki
II. Phân tích mô hình 5 lực lượng cạnh tranh
2.1. Giới thiệu tổng quan mô hình năm lực lượng cạnh tranh
Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh, còn được gọi là "Five Forces Framework," là
một công cụ phân tích chiến lược do Tiến sĩ Michael Porter đề xuất trong sách "Cạnh
tranh chiến lược: Chiến lược Cơ bản" (1980). Mô hình này giúp các doanh nghiệp hiểu
sâu hơn về môi trường cạnh tranh trong ngành của họ bằng cách phân tích và đánh giá
5 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức mạnh cạnh tranh và lợi nhuận của một ngành.

2.1.1. Khả năng thương lượng của nhà cung cấp (Supplier Power):
Trong mỗi ngành, các nhà cung cấp đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp
nguyên liệu, sản phẩm hoặc dịch vụ cần thiết cho doanh nghiệp. Nếu có ít nhất một
nhà cung cấp chiếm vị thế quan trọng hoặc cung cấp nguyên liệu độc quyền, họ có thể
tăng giá hoặc giảm chất lượng sản phẩm/dịch vụ. Để đối phó, các doanh nghiệp
thường tìm kiếm các nguồn cung cấp thay thế, phát triển mối quan hệ đối tác dài hạn
hoặc thậm chí đầu tư vào việc tạo ra nguồn cung cấp nội bộ.
2.1.2. Khả năng thương lượng của người mua (Buyer Power):
Sức mạnh của người mua phản ánh khả năng của họ trong việc tác động đến giá
cả và chất lượng sản phẩm/dịch vụ thông qua sức mạnh đàm phán cao đối với doanh
nghiệp. Các doanh nghiệp phải chú ý đến nhu cầu và mong muốn của khách hàng,
cung cấp giá trị gia tăng hoặc tạo ra mối quan hệ tận tình để giữ chân khách hàng và
giảm thiểu sức mạnh đàm phán của họ.
2.1.3. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn (Threat of New Entrants):
Mức độ này phản ánh khả năng và khó khăn của các doanh nghiệp hiện tại
trong việc chống lại sự xuất hiện của các đối thủ mới. Nếu rào cản vào ngành thấp, các
doanh nghiệp mới có thể dễ dàng gia nhập thị trường và cạnh tranh trực tiếp, làm giảm
lợi nhuận của các doanh nghiệp hiện tại. Để giữ vững vị thế, các doanh nghiệp cần tập
trung vào việc xây dựng lợi thế cạnh tranh và tăng cường cản trở đối với việc gia nhập
thị trường.
2.1.4. Sự đe dọa từ sản phẩm hoàn thể thay thế (Threat of Substitute Products):
Mức độ này đo lường sự thay thế có thể xảy ra từ các sản phẩm hoặc dịch vụ
khác mà có thể thỏa mãn nhu cầu của khách hàng mà không cần đến sản phẩm/dịch vụ
của doanh nghiệp. Sự xuất hiện của các lựa chọn thay thế có thể làm giảm nhu cầu cho
sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp và làm giảm lợi nhuận. Để đối phó, các doanh
nghiệp cần liên tục cải tiến và tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm/dịch vụ của mình.
2.1.5. Đối thủ cạnh tranh trong ngành (Rivalry Among Existing Competitors):
Đây là lực lượng cạnh tranh trực tiếp giữa các doanh nghiệp hiện tại trong
ngành, thường thể hiện qua các chiến lược giảm giá, cải tiến sản phẩm/dịch vụ và
chiến lược tiếp thị. Các doanh nghiệp phải đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, tối ưu
hóa quy trình sản xuất và tiếp thị để giữ vững vị thế cạnh tranh và tối đa hóa lợi
nhuận.

2.2. Phân tích tác động của 5 lực lượng cạnh tranh tới Dookki
2.2.1. Phân tích đối thủ cạnh tranh trong ngành
Hiện nay, trong lĩnh vực buffet Hàn Quốc, Dookki đang hoạt động trong một
môi trường cạnh tranh sôi động, với sự tham gia của nhiều thương hiệu cả trong và
ngoài nước. Bên cạnh đó, hiện nay Dookki đang phải đối mặt với sự cạnh tranh trong
ngành buffet hàn Quốc tương đối cao với các thương hiệu nội và ngoại nhập. Có thể kể
đến một số đối thủ đang tạo ra áp lực cạnh tranh đáng kể đối với Dookki, như Don
Chicken, Maru Korean Food & Dessert, MANYO, và nhiều thương hiệu khác.
Đây được coi là những đối thủ đáng gờm trên thị trường buffet Hàn quốc, các
sản phẩm mà họ kinh doanh đều là những sản phẩm có chất lượng tốt, đảm bảo an toàn
và có độ nhận diện thương hiệu cao trên thị trường Việt Nam. Tuy có những đối thủ
cạnh tranh đáng gờm như trên nhưng Dookki vẫn có những thành công vang dội trong
thị trường buffet tokbokki. Nguyên nhân do Dookki được đánh giá là có một phong
cách tiếp thị rất độc đáo và hiệu quả, cũng như chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, công
đoạn sản xuất và quản lý hậu cần rất chuyên nghiệp của Dookki cũng là nhân tố tạo
nên thành công cho thương hiệu này.
Tuy vậy nhưng áp lực từ các đối thủ trong ngành buffet Hàn Quốc của Dookki
tại Việt Nam là cao.
2.2.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Thông thường, các doanh nghiệp mới sẽ không lựa chọn gia nhập thị trường
nếu họ không có điểm mạnh nào đặc biệt so với các đối thủ đã tồn tại và hoạt động ổn
định trên thị trường từ lâu. Cuộc cạnh tranh trong tình hình đó thường rất khốc liệt và
đặc biệt là người mới gia nhập thị trường thường phải chịu nhiều thiệt hại hơn.
So với các ngành công nghiệp thì ngành thực phẩm không yêu cầu cao về vốn,
kỹ thuật mà các nguồn lực đặc thù mới là điều mà các thương hiệu quan tâm và phát
triển. Hệ thống phân phối và thương hiệu là rào cản, ở Việt Nam, các thương hiệu
buffet tokbokki chủ yếu mới chỉ phân bố ở những thành phố lớn, đông dân cư và
người dân có mức thu nhập khá cao. Tuy nhiên thị trường Việt Nam vẫn là một thị
trường tiềm năng hội tụ được những yếu tố thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực
buffet tokbokki, tạo nên môi trường cạnh tranh khốc liệt bây giờ và cả trong tương lai
khi mà các đối thủ tiềm ẩn có thể xâm nhập thị trường và cạnh tranh với Dookki
Các đối thủ tiềm ẩn thường sở hữu công nghệ mới và tài chính mạnh mẽ. Họ
cũng có thể tập trung vào chiến lược quảng cáo và khuyến mãi mạnh mẽ để chiếm lĩnh
thị trường. Khách hàng thường sẽ quan tâm đến các ưu đãi và khuyến mãi của họ và
sẵn lòng thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ. Ví dụ, các doanh nghiệp như Lotteria,
McDonald's... dựa vào tài chính mạnh mẽ và kinh nghiệm của mình để mở rộng kinh
doanh và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ.
Tuy nhiên, Dokki vẫn luôn khẳng định mình sở hữu concept bản quyền độc
quyền của mô hình Buffet Tokbokki tại Việt Nam. Vậy nên, dù có các mô hình tương
tự xuất hiện sau thì vẫn khó có thể trở thành đối thủ cạnh tranh của Dokki, nên áp lực
về các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn cua Dokki vẫn đang ở mức thấp.
2.2.3. Khả năng thương lượng của nhà cung cấp
Hiện nay, có nhiều đối thủ cạnh tranh với Dookki cũng theo đuổi mô hình
buffet tokbokki nên nhà cung cấp có thể lựa chọn tăng giá sản phẩm nguyên vật liệu
đầu vào. Bên cạnh đó, Dookki vẫn là khách hàng quan trọng cũng như có sức ảnh
hưởng trong ngành tại Việt Nam, chính vì thế nhà cung cấp có khả năng thương lượng
giá cả và các điều khoản hợp đồng hơn.
Tuy nhiên, do Dookki nhập nguyên liệu trực tiếp từ Hàn Quốc mà số lượng nhà
cung ứng ở Hàn Quốc tương đối nhiều, vậy nên Dookki có quyền lựa chọn những đối
tác tốt nhất để hợp tác cùng đồng thời chi phí chuyển đổi nhà cung ứng không phải là
quá cao. Dookki có khả năng thương lượng để có được mức giá tốt với các nguyên vật
liệu có chất lượng cao từ các mối quan hệ này nên áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp
đối với Dookki là tương đối thấp.
=> Vậy nên, ảnh hưởng của nhà cung cấp đến Dookki hiện ở mức độ thấp
2.2.4. Khả năng thương lượng của người mua:
Đối với Dookki, điều này liên quan đến việc đánh giá mức độ nhạy cảm của
khách hàng trước những thay đổi về giá, sự sẵn có của các sản phẩm thay thế cũng như
tầm quan trọng của sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng. Sức mạnh của
người mua thường phụ thuộc vào vị thế mặc cả của họ thông qua người mua hoặc nhà
cung cấp.
 Cùng với sự phát triển của Dookki cũng như một số thương hiệu đồ ăn Hàn
khác, ẩm thực Hàn đã trở nên phổ biến hơn ở Việt Nam. Kéo theo đó là sự ra
đời của nhiều cửa hàng đồ Hàn, mang đậm văn hóa và phong cách của ẩm thực
Hàn. Điều này thì được coi như là một trở ngại của Dooki, lý do là bởi thời
điểm hiện tại đã tồn tại các quán ăn có mô hình tương tự Dookki nhưng lại có
mức giá hợp lý và dễ tiếp cận hơn với đa số khách hàng là người trẻ tuổi và
chưa có nguồn thu nhập ổn định. Vì lẽ đó mà chi phí chuyển đổi đối với khách
hàng của Dookki là khá thấp, người mua có thể dễ dàng lựa chọn các quán ăn
có đồ Hàn tùy theo sở thích của bản thân.
 Khách hàng biết nhà hàng Dookki thông qua Bạn bè, người thân, đồng nghiệp
là chủ yếu, thông qua Fanpage Facebook của Dookki Việt Nam, thông qua các
mạng xã hội khác và quảng cáo.
 Tần suất đến nhà hàng Dookki dưới 2 lần/tháng của khách hàng chiếm tỷ lệ cao
nhất, Từ 3-4 lần/tháng thì ít hơn. Còn lại, lượng khách hàng lựa chọn trở lại
Dookki trên 4 lần/tháng là ít nhất.
 Về độ tuổi, hầu hết nhóm khách hàng của Dookki là từ 18-24. Nhóm này thuộc
nhóm khách hàng độ tuổi trẻ và có nhu cầu, cũng như là việc sẵn sàng chi trả
cho đồ ăn cao hơn hầu hết các nhóm khách hàng ở độ tuổi khác. Thêm nữa, đối
tượng khách hàng của Dookki chủ yếu là học sinh, sinh viên, vì nhóm này có xu
hướng muốn trải nghiệm những món ăn mới, các tụ điểm ăn uống nổi trên
mạng xã hội.
=> Khả năng thương lượngcủa người mua có tác động đến Dookki ở mức độ trung
bình
2.2.5. Sự đe dọa từ sản phẩm thay thế:
Hiện nay, mô hình buffet tại Việt Nam tương đối cạnh tranh giữa các thương
hiệu, nên người tiêu dùng có thể chọn sử dụng sản phẩm từ những thương hiệu khác.
Chẳng hạn như các sản phẩm chế biến sẵn như lẩu tự sôi, lẩu tại gia đã đón nhận được
nhiều cái nhìn cũng như phản hồi tích cực từ khách hàng. Điều này mang đến cho thực
khách một trải nghiệm thú vị hơn, tiện lợi hơn so với việc đến các nhà hàng để ăn uống
một cách thông thường.

Cùng với đó, một số thương hiệu đồ ăn nổi tiếng của Hàn cũng đã sản xuất các
sản phẩm chế biến sẵn như tokbokki ăn liền, bột làm tokbokki,… làm cho khách hàng
cảm thấy tiết kiệm hơn so với việc đến ăn tại quán.

Ngoài ra, với sự du nhập của nhiều nền ẩm thực từ các quốc gia khác ngoài Hàn
Quốc, nhu cầu trải nghiệm của thực khách ở Việt Nam đã trở nên đa dạng hơn, vì vậy,
họ có thể sẽ có yêu cầu cao hơn với món ăn đang được phục vụ.

=> Chính vì vậy, sự đe dọa từ các sản phẩm thay thế của Dookki ở mức cao.

3. Đề xuất một chiến lược cạnh tranh phù hợp cho doanh nghiệp
3.1. Phát biểu chiến lược cạnh tranh
Theo như những phân tích dựa trên mô hình năm lực lượng cạnh tranh của
M.Porter, ta có thể thấy rằng những yếu tố như nhà cung cấp hay đối thủ cạnh tranh
tiềm ẩn chỉ có ảnh hưởng thấp đến Dookki, mặt khác sự cạnh tranh trong nội bộ ngành
và sự đe dọa của các sản phẩm thay thế là những yếu tố có ảnh hưởng đến tới sự phát
triển của Dookki. Vì thế, Dookki cần đưa ra các chiến lược về khác biệt hóa sản
phẩm
Từng bước gia nhập thị trường F&B sôi động và đầy thử thách, Dookki Việt
Nam sử dụng chiến lược khác biệt hóa sản phẩm để tạo nên những dấu ấn trong lòng
thực khách say mê văn hoá và ẩm thực Hàn Quốc. Dookki có thể xem là thương hiệu
khởi động cho trào lưu “Buffet Tokbokki” tại Việt Nam từ những ngày đầu ra mắt.
Sản phẩm vốn là điểm mấu chốt trong chiến lược khác biệt hóa của Dookki.
Với mô hình Buffet lẩu Tokbokki độc quyền thời điểm ra mắt, thương hiệu đã nhận về
ưu thế vô cùng lớn trên thị trường phân khúc buffet giá cả phải chăng. Thổi đến một
luồng gió mới cho các tín đồ ẩm thực Hàn Quốc, tạo nên sự tò mò, hứng thú cho khách
hàng mà không làm mất đi bản sắc vốn có của sản phẩm
Nguồn: Dookki
Dookki đã khôn khéo áp dụng chiến lược khác biệt hóa sản phẩm một cách
thông minh khi mở rộng ở thị trường quốc tế. Đặc biệt chú trọng vào hương vị truyền
thống của bánh gạo, chả cá Hàn Quốc, Dookki đã không ngừng thúc đẩy sự đa dạng
trong thực đơn của mình khi cho ra nhiều lựa chọn topping với hơn 50 món ăn kèm,
nhân nhúng lẩu siêu hấp dẫn. Điểm độc đáo của Dookki không chỉ nằm ở hương vị đa
dạng mà còn tại việc ứng dụng 7 loại nước sốt gia truyền độc đáo. Mỗi loại nước sốt
này mang đậm chất văn hóa Hàn Quốc, tạo nên sự đặc trưng riêng biệt cho thương
hiệu. Từ sốt tương đen, sốt cà ri, đến sốt Ddukmo, Daegu, Gungjung, sốt kem và sốt
Dookki độc quyền, mỗi loại nước sốt đều tạo ra một trải nghiệm ẩm thực tinh tế, kích
thích vị giác của thực khách. Điều này đã giúp Dookki xây dựng lợi thế cạnh tranh
vững chắc trong thị trường ẩm thực đa dạng.

Nguồn: Dookki
Với sự sáng tạo không ngừng, Dookki Việt Nam đã tạo ra một mô hình buffet
lẩu tokbokki đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trẻ tuổi hiện nay. Với cam kết về
chất lượng sản phẩm, Dookki đã tạo ra môi trường ẩm thực đa dạng, sáng tạo và đáp
ứng đầy đủ các tiêu chí về cách chế biến và chất lượng nguyên liệu. Điều này đã giúp
Dookki trở thành điểm đến lý tưởng cho giới trẻ yêu thích ẩm thực Hàn Quốc tại Việt
Nam.
3.2. Đánh giá và nêu giải pháp có thể thực hiện để đáp ứng được chiến lược cạnh
tranh
3.2.1. Đánh giá chiến lược cạnh tranh
3.2.1.1. Điểm mạnh
Đối với khách hàng: Việc sử dụng chiến lược khác biệt hóa sẽ giúp cho sản
phẩm của Dookki trở nên khác biệt, ấn tượng hơn so với các sản phẩm khác trên thị
trường. Với lợi thế là người tiên phong, trở thành thương hiệu đầu tiên kinh doanh mô
hình buffet lẩu Tokbokki, Dookki tận dụng lợi thế 100% thuần Hàn để tạo ra một sức
cạnh tranh vô cùng mạnh mẽ trên thị trường. Sản phẩm và mô hình kinh doanh của
Dookki vô cùng sáng tạo. Trong khi buffet lẩu và buffet nướng đã trở nên phổ biến,
buffet Tokbokki vẫn là một khái niệm mới mẻ và độc đáo, giúp thương hiệu nổi bật
giữa đám đông trên thị trường.
Chất lượng sản phẩm tại Dookki luôn được đặt lên hàng đầu. Việc tập trung vào
việc cung cấp hương vị Tokbokki chuẩn Hàn Quốc không chỉ tạo ra sự độc đáo mà
còn cam kết chất lượng món ăn với khách hàng. Đồng thời, việc duy trì vệ sinh an toàn
thực phẩm cũng là một trong những điểm mạnh không thể bỏ qua của thương hiệu này.
3.2.1.2. Điểm yếu
Một điểm yếu của Dookki là việc sản phẩm của họ có thể làm cho khách hàng
cảm thấy nhanh chán do lượng tinh bột và đồ chiên rán quá nhiều từ bánh gạo cay, gà
và một số topping khác. Điều này có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng và
ảnh hưởng đến sự hài lòng về sản phẩm.
Bên cạnh đó, về thực đơn khó thay đổi do tokbokki là sản phẩm chính khó có
thể thay thế của Dookki.
3.2.2. Nêu giải pháp có thể thực hiện để đáp ứng được chiến lược cạnh tranh
Để thực hiện chiến lược cạnh tranh khác biệt hóa sản phẩm nói trên, Dookki có thể
thực hiện các giải pháp:
 Sáng tạo logo thương hiệu với hình ảnh và câu chuyện đặc sắc
 Mở rộng thực đơn và cải thiện chất lượng món ăn
 Ngoài buffet lẩu tokbokki, gà của Dookki cũng tạo được dấu ấn nơi khách
hàng, tuy nhiên Dookki chưa có dịch vụ đặt gà mang về mà hiện tại chỉ có dịch
vụ “take away” - khách hàng đến tận cửa hàng để mua gà mang về. Dookki có
thể áp dụng công nghệ vào quy trình gọi món tại cửa hàng và có dịch vụ giao
hàng tận nơi. Việc này sẽ là một chiến lược cạnh tranh tốt so với các cửa hàng
khác trong việc cung cấp dịch vụ, giảm thiểu thời gian chờ đợi tạo trải nghiệm
tốt nhất mỗi khi đến sử dụng sản phẩm của Dookki
 Đào tạo và nâng cao chất lượng chuyên môn của đội ngũ nhân viên

4. Phân tích chuỗi giá trị


4.1. Khái niệm
Chuỗi giá trị là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh doanh,
được Michael Porter mô tả trong cuốn sách "Competitive Advantage: Creating and
Sustaining Superior Performance" xuất bản vào năm 1985. Khái niệm này giúp các
doanh nghiệp hiểu rõ hơn về cách chúng tạo ra giá trị cho khách hàng thông qua các
hoạt động cụ thể trong quá trình sản xuất và cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ..
Chuỗi giá trị được hiểu là một tập hợp các hoạt động gắn liền với quy trình taọ
ra sản phẩm/dịch vụ của tổ chức bắt đầu từ việc thu thập, tiếp nhận nguyên liệu đầu
vào cho tới trở thành thành phẩm, phân phối vào trong thị trường cùng các hoạt động
có liên quan khác.
Các hoạt động chính:
 Vận chuyển đầu vào (Inbound Logistics): ): là việc tiếp nhận, lưu trữ và phân
phối nguyên liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất.
 Chế tạo (Operations): là giai đoạn mà nguyên liệu thô được chuyển thành sản
phẩm cuối cùng.
 Vận chuyển đầu ra (Outbound Logistics): là phân phối sản phẩm cuối cùng cho
người tiêu dùng.
 Tiếp thị và bán hàng (Marketing and Sales): liên quan đến quảng cáo, khuyến
mãi, tổ chức bán hàng, kênh phân phối, định giá và quản lý sản phẩm cuối cùng
để đảm bảo nhắm được mục tiêu đến các nhóm người tiêu dùng thích hợp.
 Dịch vụ (Service): là các hoạt động cần thiết để duy trì hiệu suất của sản phẩm
sau khi sản phẩm được sản xuất và bao gồm những yếu tố như cài đặt, đào tạo,
bảo trì, sửa chữa, bảo hành và dịch vụ sau bán hàng.
Các hoạt động hỗ trợ
 Cơ sở hạ tầng doanh nghiệp (Firm infrastructure)
 Quản lý nguồn nhân lực (Human resource management)
 Phát triển công nghệ (Technology development)
 Mua hàng (Procurement)

Mô hình chuỗi giá trị của M.Porter

4.2. Hoạt động chính trong chuỗi giá trị của Dookki
4.2.1. Vận chuyển đầu vào (Inbound Logistics)
Dookki nhập khẩu nguyên liệu trực tiếp từ Hàn Quốc để đảm bảo an toàn cũng
như hương vị đặc trưng cho món ăn. Vốn hoạt động với mô hình buffet, vậy nên việc
bảo quản nguyên liệu đầu vào là một phần quan trọng trong quá trình sản xuất thực
phẩm của Dookki. Việc bảo quản đảm bảo rằng nguyên liệu được giữ nguyên vẹn chất
lượng và an toàn cho sức khỏe, từ khi nhận về từ nhà cung cấp cho đến khi sử dụng
trong quá trình sản xuất, tiêu dùng. Một số biện pháp thông thường mà Dookki thực
hiện hiện nay như: Kiểm tra chất lượng, bảo quản nhiệt độ, phân loại và đánh dấu, giữ
vệ sinh, theo dõi và kiểm soát,...
Các nguyên liệu đầu vào của Dookki khi nhập khẩu phải trải qua quá trình kiểm
tra chất lượng trước khi được nhập vào kho và tiến hành chế biến.
Dưới đây là quy trình hoạt động Inbound Logistics của Dookki
 Bước 1: Lập phiếu nhập cung ứng và gửi yêu cầu cho nhà cung cấp
 Bước 2: Xác nhận và xử lý đơn hàng từ nhà cung cấp
 Bước 3: Theo dõi và quản lý vận chuyển nguyên vật liệu một cách tối ưu hóa
 Bước 4: Kiểm tra và kiểm soát chất lượng hàng hóa nhận được từ nhà cung cấp
 Bước 5: Thanh toán hàng hóa nhận được cho nhà cung cấp
 Bước 5: Tiếp nhận và xử lý hàng hóa nhận được
Để tiết kiệm chi phí và đáp ứng yêu cầu của chiến lược trong quy trình Inbound
Logistics, Dookki cần quản lý hàng tồn kho để tránh lãng phí, giảm chi phí lưu trữ và
tối ưu hóa quy trình vận chuyển nhập hàng đảm bảo cho chất lượng hàng hóa luôn
trong trạng thái tốt

Nguồn: iPOS.vn
=> Mức độ đáp ứng chiến lược cạnh tranh của hoạt động vận chuyển đầu vào trong
chuỗi giá trị ở mức cao do chi phí hiệu quả, tối ưu hóa và đáng giá so với lợi ích nhận
được. Nguyên liệu đầu vào là nguyên liệu quan trọng có khả năng sáng tạo và đột phá
khác, tạo ra sản phẩm khác biệt so với đối thủ.
4.2.2. Chế tạo (Operations)
Sau khi tuyển chọn nguyên liệu đầu vào, quá trình chế biến nguyên liệu thành
các món ăn được thực hiện. Bên cạnh cung cấp dịch vụ lẩu tokbokki, Dookki còn phục
vụ khách hàng các thực phẩm được chế biến sẵn như: các loại chả cá xiên que, gà cay
(hoặc không cay), cơm bọc lá kim, thanh cua chiên,...
Quy trình hoạt động Operations của Dookki:
 Bước 1: Lên kế hoạch: Xác định các món ăn cần chuẩn bị và số lượng cần chế
biến.
 Bước 2: Chuẩn bị nguyên liệu và vật liệu: Sau khi có kế hoạch, Dookki cần
chuẩn bị các nguyên liệu và vật liệu cần thiết cho quá trình nấu ăn và phục vụ
 Bước 3: Chế biến: Các đầu bếp của Dookki sẽ tiến hành chế biến các món ăn
theo yêu cầu. Quy trình này bao gồm việc chuẩn bị các thành phần, nấu các
món ăn, và sắp xếp chúng trên đĩa để phục vụ.
 Bước 4: Kiểm tra chất lượng: Trong quá trình chế biến và phục vụ, Dookki cần
thực hiện kiểm tra chất lượng để đảm bảo rằng các món ăn đáp ứng các tiêu
chuẩn chất lượng của họ.
 Bước 5: Đưa món ăn phục vụ: Sau khi kiểm tra chất lượng, các món ăn sẽ được
mang ra và sẵn sàng phục vụ các thực khách.

Nguồn: iPOS.vn
=> Dựa vào quy trình hoạt động Operations của Dookki, có thể nhận thấy rằng hoạt
động chế biến của họ được thực hiện một cách tổ chức và có hệ thống. Dookki không
chỉ tập trung vào việc cung cấp dịch vụ lẩu tokbokki mà còn mang đến cho khách hàng
một loạt các món ăn khác như chả cá xiên que, gà cay, cơm bọc lá kim, thanh cua
chiên, tạo ra sự đa dạng và lựa chọn cho khách hàng. Việc lên kế hoạch chi tiết, chuẩn
bị nguyên liệu chất lượng, chế biến các món ăn theo yêu cầu của khách hàng, kiểm tra
chất lượng và phục vụ món ăn một cách chuyên nghiệp là những yếu tố quan trọng để
đảm bảo mức độ đáp ứng chiến lược cạnh tranh cao của hoạt động chế biến của
Dookki trong chuỗi giá trị. Như vậy, mức độ đáp ứng chiến lược cạnh tranh của hoạt
động chế biến của Dookki trong chuỗi giá trị ở mức khá. Tuy nhiên, việc tiếp tục cải
thiện và tối ưu hóa quy trình có thể giúp Dookki duy trì và nâng cao vị thế cạnh tranh
của mình trong thị trường.
4.2.3. Outbound Logistics
 Có rất ít hoặc không có sự hiện diện của các trung gian trong việc bán các sản
phẩm của Dookki. Phần lớn các sản phẩm được bán trong các cửa hàng.
4.2.4. Tiếp thị và bán hàng (Marketing and Sales)
4.2.4.1. Marketing
Kết hợp với các nghệ sĩ nổi tiếng
 Dookki đã thực hiện những chiến lược chính xác và ấn tượng khi kết hợp cùng
với Trấn Thành tạo ra chiến dịch “Gia tộc Dookki, 7 vị gia truyền” đã lọt TOP
10 chiến dịch Social Media hiệu quả nhất. Nam MC cũng gửi gắm thông điệp
“Hàn Quốc ăn sao, Việt Nam ăn vậy" tới người xem, khẳng định Dookki là
thương hiệu độc quyền về món lẩu tokpokki “bí truyền" chuẩn vị Hàn.

Nguồn: iPOS.vn
 Thêm vào đó, trong thời gian gần đây, khi TikTok lên ngôi thì Dookki cũng tận
dụng điều này. Hoạt động phối hợp với các KOC, KOLs tạo trend đã được sử
dụng trong chiến lược marketing của Dookki.

Nguồn: QuangTrung (youtube)


Thông qua các hoạt động và chương trình khuyến mãi
 Hiện nay, Dookki đang thực hiện truyền thông những món mới, những chương
trình khuyến mãi trong kế hoạch tại các chi nhánh, fanpage, website chính thức
của Dookki. Bên cạnh đó Dookki còn cho chiếu các video quảng cáo tại các
trung tâm thương mại lớn.
Chiến lược phân phối của Dookki
 Dookki đã triển khai đặt cửa hàng tập trung ở khu vực đô thị sầm uất, đặc biệt
là những vị trí trung tâm có giao thông thuận tiện hay các trung tâm thương mại
nổi tiếng với nhiều tiện ích giải trí. Cách thức phân bổ tập trung này không chỉ
tạo thuận lợi cho khách hàng trong việc tiếp cận thương hiệu một cách dễ dàng
mà còn giúp Dookki tăng trưởng mức độ nhận diện thương hiệu trên thị trường,
bao phủ thị phần một cách nhanh chóng nhất.
=> Mức độ đáp ứng chiến lược cạnh tranh của hoạt động marketing của Dookki trong
chuỗi giá trị ở mức cao do chi phí marketing được tối ưu hóa và mang lại hiệu quả cao,
hoạt động marketing của Dookki làm tăng doanh số bán hàng. Bên cạnh đó, nhờ hoạt
động marketing đã làm tăng mức độ nhận thức thương hiệu trong việc thu hút khách
hàng và tạo ra giá trị trong dài hạn, từ đó thu hút khách hàng chú ý đến sản phẩm của
mình hơn.
4.2.4.2. Bán hàng
Quy trình phục vụ khách ăn tại quán của Dookki
 Bước 1: Tiếp đón khách hàng: Khách đến cửa hàng, nhân viên kiểm tra bàn.
Nếu còn bàn thì Nếu còn, nhân viên sẽ dẫn khách vào vị trí ngồi. Vào những
giờ cao điểm, cửa hàng kín bàn, nhân viên sẽ điều phối khách xếp hàng và đợi
đến khi có bàn trống thì sẽ dẫn khách vào.
 Bước 2: Phục vụ: Khi khách đã vào quán, nhân viên phục vụ sẽ đưa thông tin
giờ vào và giờ kết thúc, hướng dẫn khách cách lấy đồ ăn để khách tự phục vụ.
Sau đó khách hàng được tự do chọn món, nước sốt và thưởng thức tại bàn.
Trong trường hợp khách không biết cách tự pha chế hoặc lúng túng trong việc
lựa chọn, nhân viên quán ra chỉ dẫn giúp khách
 Bước 3: Nhắc nhở và kiểm tra: Khi hết giờ quy định (90 phút), nếu khách sử
dụng bàn ăn quá 90 phút, nhân viên sẽ ra nhắc khách về thời gian. Khi khách đã
xong bữa, nhân viên phục vụ ra kiểm tra bàn của khách. Nếu tại bàn, khách đã
ăn hết đồ ăn không còn để thừa, nhân viên tiến hành cho khách thanh toán. Nếu
tại bàn còn thừa đồ ăn, nhà hàng sẽ tính thêm phí "bảo vệ môi trường"
40k/người.
 Bước 4: Thanh toán: Nhân viên đưa khách kiểm tra hóa đơn. Nếu hóa đơn đã
đúng, khách thực hiện thanh toán (qua hình thức chuyển khoản hoặc trả bằng
tiền mặt). Trường hợp hóa đơn chưa đúng, nhân viên kiểm tra lại và tính toán
đúng lại cho khách thanh toán.
 Bước 5: Nhân viên quán chào tạm biệt khách và dọn bàn ăn để đón khách mới.
Quy trình take away của Dookki
 Bước 1: Gọi món: Khách hàng gọi món tại cửa hàng
 Bước 2: Tiếp nhận thông tin: Nhân viên phục vụ tiếp nhận thông tin yêu cầu
của khách hàng: loại gà, số lượng,..
 Bước 3: Kiểm tra có đáp ứng được yêu cầu của khách không. Nếu không đáp
ứng được nhân viên sẽ báo với khách yêu cầu không thành công. Nếu đáp ứng
được thì xác nhận yêu cầu thành công
 Bước 4: Chuyển thông tin cho nhân viên bếp và chế biến món ăn: Nhân viên
chuyển thông tin gọi món của khách cho nhân viên bếp và nhân viên bếp thực
hiện món ăn
 Bước 5: Sau khi xác nhận yêu cầu thành công, nhân viên sẽ yêu cầu thanh toán
 Bước 6: Khách hàng thanh toán chọn 1 trong 2 phương thức: Tiền mặt hoặc
Chuyển Khoản
 Bước 7: Sau khi khách thanh toán xong, nhân viên gửi lại bill và số thứ tự cho
khách
 Bước 8: Nhận món: Nhân viên bếp sẽ đóng gói và chuyển cho nhân viên phục
vụ để nhân viên phục vụ trả món cho khách.
=> Mức độ đáp ứng chiến lược cạnh tranh của hoạt động bán hàng của Dookki trong
chuỗi giá trị ở mức thấp do các quy trình take away của Dookki còn hạn chế, chưa đáp
ứng được toàn bộ. Điều này gây ra những bất tiện khi khách hàng không thể đến trực
tiếp của cửa hàng để mua được. Chính vì vậy, Dookki có thể áp dụng công nghệ vào
quy trình gọi món tại cửa hàng và có dịch vụ giao hàng tận nơi. Việc này sẽ giúp giảm
thiểu thời gian chờ đợi cùng việc cung cấp dịch vụ tốt hơn, tạo trải nghiệm tốt nhất
mỗi khi đến sử dụng sản phẩm của Dookki.
4.2.5. Dịch vụ (Service)
Dịch vụ chăm sóc khách hàng của Dookki luôn được đặt lên hàng đầu để đảm
bảo mỗi khách hàng được phục vụ một cách tốt nhất và thoải mái nhất.
 Hệ thống chăm sóc khách hàng đa kênh: Dookki cũng có những đường
dây hỗ trợ, chăm sóc khách hàng dễ tiếp cận như fanpage, hotline,
website và các trang mạng xã hội. Từ đó, họ có thể nhận được những
phản hồi, đánh giá trực tiếp từ chính khách hàng của mình để có thể ghi
nhận những điểm hạn chế còn tồn tại tạo ra sự hài lòng cho khách hàng.
 Phục vụ nhanh chóng chu đáo nhiệt tình: Dookki sở hữu đội ngũ nhân
viên đông đảo với chuyên môn cao, sự nhiệt tình và chu đáo đối với
khách hàng. Mỗi nhân viên của Dookki đều được đào tạo bài bản trước
khi phục vụ khách hàng. Với tôn chỉ khách hàng là thượng đế cung cách
phục vụ của Dookki luôn được các thượng khách đánh giá rất cao. Từ
đội ngũ nhân viên trực tiếp giao tiếp với khách hàng cho đến đội ngũ đầu
bếp luôn tận tâm sự gọn gàng, chỉn chu chất lượng luôn là thứ mà
Dookki muốn đem đến cho khách hàng. Thêm vào đó, tinh thần chuyên
nghiệp, lòng nhiệt tình của nhân viên tại Dookki được thể hiện qua cách
họ tận tâm hỗ trợ khách hàng. Qua đó, nhân viên tại Dookki đã tạo ra
một trải nghiệm ẩm thực toàn diện, không chỉ qua đồ ăn mà còn qua
cách phục vụ. Họ không chỉ là nhân viên phục vụ mà còn là những người
bạn đồng hành, luôn sẵn lòng giúp đỡ khách hàng trong mọi tình huống,
từ việc chế biến đến việc bố trí không gian ăn uống. Điều này đã giúp
Dookki xây dựng được một cộng đồng khách hàng trung thành và yêu
mến thương hiệu.
 Chương trình khuyến mãi và ưu đãi: Dookki luôn muốn đem đến cho
khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời nhất vậy nên nhà hàng thường
xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi như tặng quà, giảm giá,
tặng phiếu…. Ví dụ như chương trình “Đi 4 tính tiền 3 áp dụng”. Điều
này giúp tăng cường sự hỗ trợ và động viên khách hàng trung thành.
 Không gian chuẩn Hàn Quốc: Ở bất kì chi nhánh nào của Dokki trên
khắp cả nước đều được thiết kế theo phong cách hàn quốc nhưng vẫn rất
hiện đại và tiện nghi. Không gian ở đây được sắp xếp thoáng đãng gọn
gàng, sạch sẽ. Bàn ghế được sắp xếp khoảng cách hợp lý tạo không gian
ăn uống thoải mái cho thượng khách. Dookki không chỉ là một không
gian ăn uống mà đây cũng là một không gian lý tưởng để bạn tổ chức các
buổi hội họp bạn bè với nhau. Cùng nhau thưởng thức những món ăn
đậm hương vị Hàn Quốc, cùng nhau trải qua những phút giây vui vẻ
hạnh phúc.

Nguồn: Dookki Việt Nam Nguồn: BCP


=> Mức độ đáp ứng chiến lược cạnh tranh của hoạt động dịch vụ của Dookki trong
chuỗi giá trị ở mức cao. Hoạt động chăm sóc khách hàng của Dookki đã tạo ra một
môi trường tương tác tích cực và cung cấp sự hỗ trợ hiệu quả cho khách hàng. Việc tạo
ra các kênh tương tác đa dạng như điện thoại, email, trò chuyện trực tuyến hoặc mạng
xã hội đã giúp tăng cường sự tiện lợi và sự hài lòng của khách hàng. Bên cạnh đó,
việc đáp ứng kịp thời và hiệu quả đối với các yêu cầu và khiếu nại của khách hàng của
Dookki đã tạo ra ấn tượng tích cực và tăng cường mối quan hệ. Từ đó, liên tục cải
thiện và điều chỉnh hoạt động dựa trên phản hồi khách hàng để duy trì và tăng cường
mức độ hài lòng của khách hàng.
4.3. Các hoạt động hỗ trợ trong chuỗi giá trị của Dookki
4.3.1. Firm infrastructure
Dookki là một chuỗi nhà hàng Hàn Quốc nổi tiếng với món tteokbokki (mì gạo) và các
món ăn Hàn Quốc khác. Dưới đây là một cái nhìn tổng quan về hệ thống tổ chức của
Dookki:
 Ban quản lý cấp cao: Bao gồm các cấp lãnh đạo cao cấp như CEO, Giám đốc
điều hành và các cấp quản lý khác. Chịu trách nhiệm về việc định hình chiến
lược kinh doanh, quản lý toàn bộ hoạt động của chuỗi nhà hàng và ra quyết
định chiến lược.
 Ban quản lý vận hành: Bao gồm các quản lý vận hành cấp cao và cấp trung,
chịu trách nhiệm về quản lý hoạt động hàng ngày của các cửa hàng Dookki, bao
gồm quản lý nhân sự, quản lý hàng tồn kho, quản lý chất lượng dịch vụ, và bảo
đảm tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh.
 Nhân viên cửa hàng: Bao gồm các nhân viên làm việc tại các cửa hàng Dookki,
bao gồm đầu bếp, phục vụ, lễ tân và nhân viên vệ sinh. Chịu trách nhiệm về
việc thực hiện công việc hàng ngày, phục vụ khách hàng và duy trì môi trường
làm việc sạch sẽ và an toàn.
 Phòng ban tiếp thị và quảng cáo: Chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược tiếp thị
và quảng cáo, tạo ra chiến dịch quảng cáo để tăng cường nhận thức thương hiệu
và thu hút khách hàng mới cho Dookki.
 Phòng ban nghiên cứu và phát triển: Đảm nhận nhiệm vụ nghiên cứu và phát
triển các món ăn mới, cải tiến menu, và nắm bắt các xu hướng mới trong ẩm
thực để đảm bảo sự độc đáo và sự hấp dẫn của sản phẩm của Dookki.
 Phòng ban tài chính và kế toán: Chịu trách nhiệm về quản lý tài chính, kế toán,
quản lý ngân sách và báo cáo tài chính của Dookki, đảm bảo rằng tất cả các
hoạt động kinh doanh được thực hiện một cách hiệu quả và minh bạch.
 Phòng ban nhân sự: Đảm nhận nhiệm vụ tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân
viên, quản lý các vấn đề liên quan đến lợi ích và chính sách nhân sự, đảm bảo
môi trường làm việc tích cực và động viên sự phát triển cá nhân của nhân viên.
 Phòng ban quản lý chất lượng: Chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng của các
nguyên liệu và sản phẩm, thực hiện kiểm soát chất lượng và đảm bảo tuân thủ
các quy trình và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
Tổ chức này giúp cho Dookki hoạt động một cách hiệu quả và có thể đáp ứng nhu cầu
của khách hàng một cách tốt nhất.
4.3.2. Human resource management
 Dookki còn áp dụng một số phương pháp quản lý nhân sự tiên tiến với hệ thống
HRMS (Human resource management) để quản lý hồ sơ, chấm công, lương
bổng,... Tiếp đó, nhân viên Dookki được đánh giá năng lực định kỳ để theo dõi
hiệu quả công việc và có định hướng phát triển phù hợp.
 Với chính sách hoạt động cùng với phương pháp quản lý nhân lực tiên tiến hiệu
quả, Dookki đã tối đa hóa được chất lượng nguồn nhân lực của mình một cách
hiệu quả. Từ đó đạt được hiệu quả chất lượng sản phẩm và dịch vụ một cách tốt
nhất.
4.3.3. Procurement
 Tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp: Dookki tiến hành tìm kiếm và đánh giá các
nhà cung cấp tiềm năng dựa trên các tiêu chí chất lượng sản phẩm, giá cả, độ tin
cậy và khả năng cung ứng. Việc lựa chọn nhà cung cấp phù hợp giúp Dookki
đảm bảo rằng họ nhận được nguyên vật liệu và dịch vụ chất lượng nhất.
 Quản trị rủi ro về nguồn cung: Dookki đánh giá và quản lý rủi ro trong chuỗi
cung ứng đặc biệt là trong việc đảm bảo nguồn cung ổn định và đáng tin cậy đối
với nguyên liệu quan trọng.
=> Dookki không ngừng cố gắng đảm bảo nguồn cung ổn định và chất lượng của
nguyên vật liệu cần thiết cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình. Từ đó cho ra
những sản phẩm độc quyền và chất lượng nhất.

5. Mô hình hóa quy trình nghiệp vụ


5.1. Quy trình gọi món mang về ở Dookki
Dookki nổi tiếng với loại hình buffet tokbokki thơm ngon, đa dạng, nhận được sự chú
ý của khách hàng trẻ tuổi. Bên cạnh đó, các món về gà cũng là một món ăn được nhiều thực
khách yêu thích. Trước đó, Dookki chỉ phục vụ tại quán các thực phẩm của mình, từ năm
2023, Dookki đã chính thức cho khách hàng đến cửa hàng để gọi gà mang về “take away”.
Quy trình gọi món mang về của Dookki được thực hiện như sau:

STT Nhiệm vụ Mô tả Người


phụ trách

1 Tác vụ 1: Gọi món Khách hàng đến trực tiếp tại cơ sở của Dookki Khách
để gọi món hàng

2 Tác vụ 2: Tiếp Nhân viên phục vụ tiếp nhận thông tin yêu cầu Nhân viên
nhận thông tin của khách hàng: loại gà, số lượng,... phục vụ

3 Tác vụ 3: Kiểm tra Nhân viên phục vụ kiểm tra sự đáp ứng yêu cầu Nhân viên
sự đáp ứng yêu của khách hàng phục vụ
cầu  Trong trường hợp không đáp ứng được
nhu cầu => chuyển sang tác vụ 4
 Trong trường hợp đáp ứng được nhu cầu
khách hàng => chuyển sang tác vụ 5

4 Tác vụ 4: Xác nhận Nhân viên phục vụ thông báo yêu cầu của khách Nhân viên
yêu cầu không hàng không thể thực hiện được kèm theo lý do phục vụ
thành công cụ thể => Kết thúc quy trình

5 Tác vụ 5: Xác nhận Nhân viên phục vụ thông báo yêu cầu của khách Nhân viên
yêu cầu thành công hàng được chấp nhận => Tiếp tác vụ 15 phục vụ

6 Tác vụ 6: Chế biến Nhân viên bếp tiến hành chế biến món ăn theo Nhân viên
yêu cầu của khách hàng bếp

7 Tác vụ 7: Yêu cầu Nhân viên phục vụ yêu cầu khách hàng thanh Nhân viên
thanh toán toán số tiền tương ứng phục vụ

8 Tác vụ 8: Lựa chọn Khách hàng có thể chọn 2 phương thức thanh Khách
phương thức thanh toán: hàng
toán  Nếu đủ tiền mặt => chuyển sang tác vụ 9
 Nếu không đủ tiền mặt => chuyển sang
tác vụ 11

9 Tác vụ 9: Trả tiền Khách hàng trả tiền mặt cho nhân viên Khách
mặt hàng

10 Tác vụ 10: Nhận Nhân viên nhận tiền mặt khách đưa tại quầy thu Nhân viên
tiền mặt tại quầy thu ngân => tiếp tác vụ 13 phục vụ
ngân

11 Tác vụ 11: Chuyển Khách hàng chuyển khoản theo mã QR trên quầy Khách
khoản hàng

12 Tác vụ 12: Chụp lại Sau khi khách chuyển khoản thành công, nhân Nhân viên
bill giao dịch thành viên phục vụ kiểm tra và chụp lại bill giao dịch phục vụ
công thành công => Tiếp tác vụ 12

13 Tác vụ 13: Đưa lại Sau khi nhận tiền mặt, nhân viên gửi lại tiền thừa Nhân viên
hóa đơn (nếu có) và gửi lại hóa đơn cho khách phục vụ

14 Tác vụ 14: Nhận Khách hàng nhận lại hóa đơn và STT từ nhân Khách
hóa đơn và STT viên hàng

15 Tác vụ 15: Kiểm tra Nhân viên phục vụ kiểm tra lại thông tin và số Nhân viên
và trả hàng lượng món ăn và trả món cho khách phục vụ

16 Tác vụ 16: Nhận Đưa món ăn đã được chế biến đến tay khách Khách
hàng hàng => Kết thúc quy trình hàng

(Chèn ảnh )
5.2. Quy trình nhập nguyên vật liệu của Dookki

STT Nhiệm vụ Mô tả Phụ


trách
1 Tác vụ 1: Kiểm Bộ phận kho sẽ kiểm tra và kiểm kê xem những Bộ phận
tra tồn kho NVL nào còn, thiếu,.. kho
2 Tác vụ 2: Lập Bộ phận kho sẽ lập phiếu nhập hàng và gửi cho Bộ phận
phiếu bộ phận nhập hàng kho

3 Tác vụ 3: Gửi Bộ phận nhập hàng nhận phiếu và gửi yêu cầu Bộ phận
yêu cầu cho bên cung cấp nhập
hàng

4 Tác vụ 4: Nhận bên cung cấp tiếp nhận yêu cầu và kiểm tra hàng Bộ phận
yêu cầu và kiểm tồn có sẵn cung
tra kho  Nếu hết hàng => Chuyển sang tác vụ 5 cấp
 Nếu còn hàng => chuyển sang tác vụ 6

5 Tác vụ 5: Gửi bên cung cấp gửi thông báo hết hàng và chờ sản Bộ phận
thông báo hết xuất cho bên nhập hàng => kết thúc quy trình cung
hàng cấp
6 Tác vụ 6: Gửi Nhà cung cấp gửi thông báo giao hàng cho bộ Bộ phận
thông báo giao phận nhập hàng cung
hàng cấp
7 Tác vụ 7: Lập Nhà cung cấp lập hóa đơn và in hóa đơn + Bộ phận
hóa đơn +in hóa chuyển cho bên vận chuyển cung
đơn cấp
8 Tác vụ 8: Lấy Bên vận chuyển lấy hàng và vận chuyển đơn Bộ phận
hàng và vận hàng giao
chuyển hàng
9 Tác vụ 9: Nhận bên nhập hàng nhận hàng và kiểm tra hàng hóa Bộ phận
hàng và kiểm  Nếu hàng lỗi (thiếu/sai) => chuyển sang nhập
tra hàng hóa tác vụ 10 hàng
 Nếu hàng đủ => chuyển sang tác vụ 11

10 Tác vụ 10: Gửi Bộ phận nhập hàng sẽ lên danh sách các sản Bộ phận
lại thông tin phẩm lỗi và gửi về cho nhà cung cấp để nhà cung nhập
hàng thiếu/sai cấp tiến hành cung cấp lại sản phẩm. => quay về hàng
tác vụ 3
11 Tác vụ 11: Sau khi bên nhập khẩu ktra đủ số lượng hàng hóa Bộ phận
Thanh toán => Thanh toán cho bên cung cấp nhập
hàng
12 Tác vụ 12: Bên nhập hàng thông báo cho bộ phận kho Bộ phận
Thông báo nhập nhập
kho hàng
13 Tác vụ 13: Xếp bộ phận kho xếp hàng vào kho => kết thúc quy Bộ phận
kho trình kho

( Chèn ảnh quy trinh)

You might also like