You are on page 1of 23

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM


MÔN: LUẬT TÀI CHÍNH


Đề số 16:
“Tìm hiểu thực trạng pháp luật và đưa ra một số khuyến
nghị về thuế đối với mặt hàng rượu, bia.”

LỚP : 4725

NHÓM : 02

Hà Nội, 2024
BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA
LÀM BÀI TẬP NHÓM
Ngày: 24/01/2024 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhóm: 02 Lớp: 4725 Khóa: 47 Khoa: Pháp luật Thương mại quốc tế
Tổng số sinh viên của nhóm: 07
+ Có mặt:
+ Vắng mặt:
Tên bài tập: Đề bài số 16
Môn học: Luật Tài chính
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài
tập nhóm số 02. Kết quả như sau:
Đánh giá của
SV Đánh giá của GV
SV
STT Mã SV Họ và tên ký
tên Điểm Điểm GV
A B C
(số) (chữ) ký tên
1
472505 Bùi Mai Phương X

2
472506 Nguyễn Thị Việt Anh X

3
472507 Mai Thủy Tiên X

4
472508 Phùng Viết Hoàng X

5
472510 Thân Quỳnh Hương X

6
472511 Trần Thị Thu Thảo X

7
472512 Phạm Nguyễn Ngọc Anh X

- Kết quả điểm bài viết: ....................... Hà Nội, ngày 24 tháng 01 năm 2024
+ Giáo viên chấm thứ nhất: .................. TRƯỞNG NHÓM
+ Giáo viên chấm thứ hai: ....................
- Kết quả điếm thuyết trình: .................
- Giáo viên cho thuyết trình: .............
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 0
NỘI DUNG ..................................................................................................................... 1
1. Khái niệm về thuế ............................................................................................... 1
2. Quy định về thuế đối với mặt hàng rượu, bia và thực trạng sử dụng rượu, bia
ở Việt Nam hiện nay ............................................................................................... 1
2.1. Quy định về thuế đối với mặt hàng rượu, bia ............................................... 1
2.2. Thực trạng sử dụng rượu, bia ở Việt Nam hiện nay ..................................... 2
II. Thực trạng pháp luật về thuế đối với mặt hàng rượu, bia ................................ 2
1. Pháp luật về thuế đối với mặt hàng rượu, bia ................................................... 2
1.1. Thuế tiêu thụ đặc biệt .................................................................................... 2
1.2. Thuế nhập khẩu ............................................................................................ 4
1.3. Thuế giá trị gia tăng ...................................................................................... 7
2. Những thay đổi tích cực và hạn chế của các quy định pháp luật về thuế đối
với mặt hàng rượu, bia ......................................................................................... 10
2.1. Những thay đổi tích cực của các quy định pháp luật về thuế đối với mặt hàng
rượu, bia ............................................................................................................. 10
2.2. Những hạn chế trong các quy định pháp luật về thuế đối với mặt hàng rượu,
bia ....................................................................................................................... 12
3. Thực trạng thực thi pháp luật về thuế đối với mặt hàng rượu, bia trong giai
đoạn hiện nay ........................................................................................................ 12
3.1. Mặt tích cực ................................................................................................. 13
3.2. Mặt tiêu cực ................................................................................................. 14
III. Một số khuyến nghị về thuế đối với mặt hàng rượu, bia .............................. 14
1. Khuyến nghị đối với các quy định của pháp luật ............................................ 14
2. Khuyến nghị đối với việc thực thi các quy định của pháp luật ....................... 15
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 17
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TTĐB: Tiêu thụ đặc biệt

GTGT: Giá trị gia tăng

XK: Xuất khẩu


NK: Nhập khẩu
LỜI MỞ ĐẦU
Tại Việt Nam, rượu bia là loại thức uống được nhiều người quan tâm và sử dụng.
Thời gian qua, chính sách quản lý thuế đối với mặt hàng rượu, bia đã có nhiều sửa đổi. Cụ
thể, trong vòng 15 năm qua, tại Việt Nam, ngành công nghiệp rượu vang và rượu mạnh đã
chịu tác động của 5 lần thay đổi thuế tiêu thụ đặc biệt. Mới đây nhất, thuế suất loại này đã
tăng từ 50% (năm 2015) lên 55% (năm 2016) và sau đó lên 65% (năm 2018) áp dụng đến
nay; đồng thời, giá tính thuế cũng bị thay đổi từ giá nhập khẩu thành giá bán buôn. Ở góc
độ của cơ quan quản lý nhà nước, những thay đổi này được lý giải nhằm mục đích chính
là hạn chế tiêu thụ để bảo vệ sức khỏe người dân và giảm thiểu những tác động xã hội tiêu
cực khác từ tiêu thụ đồ uống có cồn. Tuy nhiên, xung quanh nội dung này vẫn còn nhiều
vấn đề cần quan tâm, do đó, để đưa ra những khuyến nghị hoàn thiện pháp luật về thuế đối
với mặt hàng rượu bia, nhóm chúng em xin chọn đi sâu nghiên cứu đề tài số 16: “Tìm hiểu
thực trạng pháp luật về thuế và đưa ra một số khuyến nghị về thuế đối với mặt hàng rượu,
bia”. Sau đây là quá trình tìm hiểu, đánh giá và đưa ra những khuyến nghị mà chúng em
đã tổng hợp và tìm hiểu được từ quá trình học môn Luật Tài chính.
1

NỘI DUNG
I. Một số khái niệm về thuế đối với mặt hàng rượu, bia
1. Khái niệm về thuế
Thuế là một khoản thu của ngân sách nhà nước, một nghĩa vụ phải thanh toán của
các tổ chức, cá nhân bằng tiền hoặc hiện vật 1 lần hoặc thường xuyên dựa trên cơ sở các
văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước cao nhất ban hành theo nguyên tắc bắt buộc không
bồi hoàn trực tiếp.
2. Quy định về thuế đối với mặt hàng rượu, bia và thực trạng sử dụng rượu, bia ở
Việt Nam hiện nay
2.1. Quy định về thuế đối với mặt hàng rượu, bia
Trong hệ thống pháp luật về thuế của Việt Nam, có 3 loại thuế đánh vào mặt hàng
rượu, bia; bao gồm thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt:
Thứ nhất, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là loại thuế đánh vào hàng hóa khi có
hành vi dịch chuyển hàng hóa qua biên giới quốc gia. Theo Điều 2 Luật thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu 20161 thì hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam là đối
tượng chịu thuế nhập khẩu. Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 122/2016/NĐ-
CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 57/2020/NĐ-CP ngày
25/05/2020 về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và
mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan và Nghị định
125/2017/NĐ-CP về biểu thuế xuất nhập khẩu, thì mặt hàng rượu bia nằm trong Phụ lục II
- Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế nên mặt hàng này phải
chịu thuế nhập khẩu.
Thứ hai, thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị gia tăng thêm của hàng hóa,
dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Căn cứ Điều 3 Luật
thuế giá trị gia tăng 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2013): “Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho

1
Điều 2. Đối tượng chịu thuế
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
2. Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào
thị trường trong nước.
3. Hàng hóa xuất khẩ u, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuấ t khẩ u, nhâ ̣p.
4. Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
b) Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
c) Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan
và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;
d) Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.
2

sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ
các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này.” Rượu, bia không thuộc các đối tượng quy
định tại Điều 5 của Luật này nên phải chịu thuế giá trị gia tăng.
Thứ ba, thuế tiêu thụ đặc biệt là thuế gián thu đánh vào hàng hóa và dịch vụ mang
tính đặc biệt nhằm định hướng sản xuất, tiêu dùng. Căn cứ điểm b, c Khoản 1 Điều 2 Luật
thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2022) quy định về hàng hóa là đối tượng
chịu thuế thì rượu, bia là đối tượng chịu thuế của thuế tiêu thụ đặc biệt.
2.2. Thực trạng sử dụng rượu, bia ở Việt Nam hiện nay
Sử dụng rượu bia ở Việt Nam đang gia tăng ở mức báo động, đặc biệt là ở giới trẻ
và được thể hiện ở ba tiêu chí: mức tiêu thụ bình quân/đầu người quy đổi ra lượng cồn
nguyên chất, tỷ lệ sử dụng rượu bia ở cả hai giới, sử dụng ở mức nguy hại đều ở mức cao.
Mức tiêu thụ rượu bia tính theo lít cồn nguyên chất bình quân đầu người (trên 15
tuổi) mỗi năm tại Việt Nam là 8,3 lít, tương đương với 170 lít bia mỗi năm. Việt Nam xếp
thứ hai trong các nước khu vực Đông Nam Á, xếp thứ 3 châu Á về mức tiêu thụ bình quân
rượu bia/người. Tình trạng uống quá độ đến mức nguy hại cũng đang rất phổ biến ở người
trưởng thành Việt Nam: 44,2% nam giới, 2015; tăng gần gấp 2 lần so với năm 2010
(25,1%)2. Đặc biệt, trong thời gian giáp Tết Nguyên đán thì việc tiêu thụ rượu, bia của
người dân ngày càng tăng cao nên cần phải có biện pháp để giảm thiểu việc sử dụng rượu,
bia cũng như để bảo vệ an toàn cho người dân.
II. Thực trạng pháp luật về thuế đối với mặt hàng rượu, bia
1. Pháp luật về thuế đối với mặt hàng rượu, bia
1.1. Thuế tiêu thụ đặc biệt
1.1.1. Văn bản pháp luật
Các văn bản pháp luật quy định về thuế tiêu thụ đặc biệt, cụ thể là đối với mặt hàng
rượu, bia hiện nay bao gồm:
- Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2022).
- Nghị định số 108/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế
tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 14/2019/NĐ-CP).
1.1.2. Nội dung pháp luật về thuế đối với mặt hàng rượu, bia

2
Tỷ lệ sử dụng rượu bia ở Việt Nam đang gia tăng ở mức báo động (Thùy Giang - 06/07/2022):
https://www.vietnamplus.vn/ty-le-su-dung-ruou-bia-o-viet-nam-dang-gia-tang-o-muc-bao-dong-post803254.vnp
3

* Chủ thể quan hệ pháp luật thuế TTĐB đối với mặt hàng rượu, bia:
Thứ nhất, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực thu thuế, xem xét và
quyết định miễn, giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, gồm: Bộ Tài chính, Tổng cục thuế và các cơ
quan thu.
Thứ hai, chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế đối với mặt hàng rượu, bia (thuế tiêu thụ đặc
biệt): Theo Điều 4 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2022), chủ thể
có nghĩa vụ nộp thuế đối với mặt hàng rượu, bia là các tổ chức, cá nhân có sản xuất, nhập
khẩu rượu, bia - thuộc đối tượng chịu thuế của thuế tiêu thụ đặc biệt.
* Căn cứ phát sinh quan hệ pháp luật thuế TTĐB đối với mặt hàng rượu, bia: bao
gồm 2 hành vi:
Đăng ký thuế: là hành vi bắt buộc đối với chủ thể nộp thuế tại cơ quan thuế trong
vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc kể
từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh đối với tổ chức không thuộc diện đăng ký kinh doanh,
cá nhân và hộ gia đình… Việc đăng ký thuế có thể coi là sự thừa nhận của các chủ thể
này về các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước mà mình sẽ phải gánh chịu khi bước vào
kinh doanh.
Sản xuất, tiêu thụ hoặc nhập khẩu rượu, bia: Nghĩa vụ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt
chỉ thực sự phát sinh khi chủ thể đăng ký thuế đã thực tế sản xuất và tiêu thụ rượu, bia hoặc
thực tế nhập khẩu rượu, bia. Khi nghĩa vụ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt nảy sinh, cũng là lúc
quan hệ pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt hình thành giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền
và cơ sở sản xuất hoặc nhập khẩu rượu, bia.
1.1.3. Căn cứ tính thuế TTĐB đối với mặt hàng rượu, bia
* Giá tính thuế: Căn cứ vào Điều 6 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 (sửa đổi, bổ
sung năm 2022).
Đối với rượu, bia sản xuất trong nước và rượu, bia nhập khẩu do cơ sở kinh doanh
nhập khẩu bán ra: Giá tính thuế TTĐB = (Giá bán chưa có thuế GTGT - thuế BVMT
(nếu có)) / (1 + Thuế suất thuế TTĐB).
Đối với rượu, bia nhập khẩu tại cửa khẩu: Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế
nhập khẩu + thuế nhập khẩu.
* Thuế suất: Căn cứ vào Điều 7 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 (sửa đổi, bổ sung
năm 2022).
4

STT Rượu, bia Thuế suất


(%)

1 Rượu

a) Rượu từ 20 độ trở lên


Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 55
2016

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 60


2017
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 65

b) Rượu dưới 20 độ

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 30


2017

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 35


2 Bia

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 55


2016
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 60
2017

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 65

* Cách xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp: Số thuế TTĐB phải nộp = Giá
tính thuế TTĐB x Thuế suất.
1.2. Thuế nhập khẩu
1.2.1 Văn bản pháp luật
Các văn bản pháp luật quy định về thuế nhập khẩu cụ thể là đối với mặt hàng rượu,
bia hiện nay bao gồm:
- Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ban hành ngày 06/4/2016.
- Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; được sửa
đổi, bổ sung theo Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 03 năm 2021 của Chính
phủ.
5

- Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của chính phủ sửa đổi bổ sung bởi
Nghị định 57/2020/NĐ-CP ngày 25/05/2020 về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu
ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn
ngạch thuế quan và Nghị định 125/2017/NĐ-CP về biểu thuế xuất nhập khẩu.
1.2.2. Nội dung pháp luật về thuế nhập khẩu đối với mặt hàng rượu, bia
* Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thuế nhập khẩu:
Thứ nhất, người nộp thuế: Theo quy định tại Điều 3 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu 2016, người nộp thuế nhập khẩu bao gồm:
- Chủ hàng hóa nhập khẩu.
- Tổ chức nhận ủy thác nhập khẩu.
- Người nhập cảnh có hàng hóa nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu,
biên giới Việt Nam.
- Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế.
- Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên
giới nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán ta ̣i thi ̣ trường trong nước
và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa nhập khẩu ở chợ biên giới
theo quy đinh
̣ của pháp luâ ̣t.
- Người có hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế nhưng
sau đó có sự thay đổ i và chuyể n sang đố i tươṇ g chiụ thuế theo quy đinh
̣ của pháp luâ ̣t.
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, người thu thuế: Trong lĩnh vực hành thu thuế nhập khẩu, cơ quan nhà
nước có thẩm quyền tổ chức việc thu thuế nhập khẩu là Tổng cục hải quan.
* Căn cứ phát sinh quan hệ pháp luật thuế nhập khẩu đối với mặt hàng rượu, bia:
Các quy phạm pháp luật về thuế nhập khẩu: bao gồm các quy phạm pháp luật
quốc gia và quy phạm pháp luật quốc tể về thuế nhập khẩu. Hầu như các quy phạm pháp
luật quốc gia về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thường được quy định tập trung trong một
đạo luật riêng, gọi là Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc được quy định thành một
chương riêng trong đạo luật về hải quan. Khác với các quy phạm pháp luật quốc gia (điều
chỉnh quan hệ thuế giữa Chính phủ với người nộp thuế), các quy phạm pháp luật quốc tế
lại có nhiệm vụ điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia với nhau trong việc phân định quyền
đánh thuế hoặc quan hệ giữa quốc gia này với các tổ chức, cá nhân mang quốc tịch nước
khác trong việc thực hiện quyền đánh thuế và nghĩa vụ nộp thuế.
6

Các hành vi pháp lí do tổ chức, cá nhân là người nộp thuế và cơ quan thu thuế
thực hiện trong quá trình hành thu thuế nhập khẩu mới là loại sự kiện pháp lí phổ biến
làm phát sinh quan hệ pháp luật thuế nhập khẩu. Những hành vi pháp lí này là khá đa dạng
nhưng hoàn toàn có thể nhận diện được chúng dựa vào các tiêu chí cơ bản sau đây: Một là
chủ thể thực hiện hành vi chính là người nộp thuế hoặc cơ quan thu thuế. Hai là hành vi
pháp lí làm phát sinh quan hệ pháp luật về thuế nhập khẩu đều được dự liệu rõ trong các
văn bản quy phạm pháp luật về thuế nhập khẩu và phải được chứng minh bằng các chứng
cứ cụ thể3.
1.2.3. Căn cứ tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu cụ thể là mặt hàng rượu, bia
Theo Điều 5, Điều 6 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016, căn cứ để tính
thuế nhập khẩu đối với những mặt hàng áp dụng thuế suất theo tỉ lệ phần trăm (%) cụ thể
là mặt hàng rượu, bia được quy định như sau:
- Trị giá tính thuế đối với rượu, bia nhập khẩu được ghi trong tờ khai hải quan (là
giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên theo hợp đồng, được xác định theo quy
định của pháp luật về trị giá hải quan đối với hàng nhập khẩu).
- Thuế suất theo tỉ lệ phần trăm (%) đối với rượu, bia nhập khẩu.
- Thuế theo tỷ lệ phần trăm = số lượng hàng x giá tính thuế x thuế suất.
Mức thuế suất đối với mặt hàng rượu, bia dao động trong khoảng từ 17-50%. Giá
cơ sở của thuế nhập khẩu là giá CIF đã bao gồm phí bảo hiểm và phí vận chuyển. Thuế
suất của các loại rượu bia được quy định tóm tắt trong bảng sau4:

Loại bia rượu Thuế


suất

1. Bia sản xuất từ malt 35


2. Rượu vang làm từ nho tươi, kể cả rượu vang cao độ; hèm nho trừ loại thuộc 50
nhóm 20.09.

3. Rượu Vermouth và rượu vang khác làm từ nho tươi đã pha thêm hương liệu 50
từ thảo mộc hoặc chất thơm.

4. Đồ uống đã lên men khác (ví dụ, vang táo, vang lê, vang mật ong, rượu sa 55
kê); hỗn hợp của đồ uống đã lên men và hỗn hợp của đồ uống đã lên men với
đồ uống không chứa cồn, chưa chi tiết hay ghi ở nơi khác.

5. Cồn ê-ti-lích và rượu mạnh khác, đã biến tính, ở mọi nồng độ:

3
Giáo trình Luật Thuế Việt Nam 2022, NXB Công an nhân dân, tr72 - 76.
4
Phụ lục I - NĐ 122/2016/NĐ-CP.
7

Cồn ê-ti-lích chưa biến tính có nồng độ cồn từ 80% trở lên tính theo thể tích 40
Cồn ê-ti-lích đã biến tính, kể cả rượu mạnh đã methyl hóa: 17-20

Loại khác 40

6. Cồn ê-ti-lích chưa biến tính có nồng độ cồn dưới 80% tính theo thể tích; rượu 45
mạnh, rượu mùi và đồ uống có rượu khác

1.3. Thuế giá trị gia tăng


1.3.1. Văn bản pháp luật
Các văn bản pháp luật quy định về thuế GTGT cụ thể là đối với mặt hàng rượu, bia
hiện nay bao gồm:
- Luật thuế giá trị gia tăng 2008 số 13/2008/QH12.
- Nghị quyết số 43/2022/QH15 với chủ trương “giảm 2% thuế suất thuế GTGT”
đối với một số ngành hàng hoá, dịch vụ.
1.3.2. Nội dung pháp luật về thuế GTGT đối với mặt hàng rượu, bia
* Chủ thế tham gia quan hệ pháp luật thuế GTGT:
Thứ nhất, người nộp thuế: Đối với mặt hàng rượu, bia; người nộp thuế GTGT là
những tổ chức cá nhân thực hiện sản xuất, kinh doanh rượu, bia và tổ chức, cá nhân thực
hiện nhập khẩu mặt hàng rượu bia5. Trường hợp người nộp thuế là hộ cá nhân kinh doanh
rượu, bia, chỉ phải nộp thuế GTGT khi đạt ngưỡng doanh thu tối thiểu là 100 triệu
đồng/năm6.
Thứ hai, người thu thuế: theo Thông tư số 219/2013/TT-BTC, cơ quan thuế chịu
trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý thu thuế giá trị gia tăng và hoàn thuế GTGT đối với
cơ sở kinh doanh. Cơ quan hải quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý thu thuế
GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu.
* Căn cứ phát sinh quan hệ pháp luật thuế GTGT:
Quan hệ pháp luật thuế GTGT có các điều kiện sau sẽ được phát sinh trên thực tế:
Thứ nhất, có đủ căn cứ pháp lý điều chỉnh quan hệ pháp luật thuế GTGT. Hiện nay,
nhà nước đã thông qua và cho thi hành Luật thuế Giá trị gia tăng 2008 có hiệu lực thi hành
từ ngày 01/01/2009. Bên cạnh đó, Quốc hội đã sửa đổi Luật thuế GTGT ba lần 2013, 2014,
2016 và dự kiến năm 2024 sẽ tiếp tục sửa đổi Luật thuế GTGT. Ngoài ra, các nghị quyết,

5
Điều 4 Luật Thuế giá trị gia tăng.
6
Khoản 25 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008. Sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật số 31/2013/QH13).
8

nghị định, thông tư đồng thời được ban hành bởi Quốc hội và Chính phủ nhằm giải thích,
quy định và hướng dẫn thi hành để người dẫn cũng như các cơ quan có thể tuân thủ pháp
luật một cách đúng đắn và hiệu quả.
Thứ hai, sự kiện pháp lí diễn ra là điều kiện quan trọng để xác định quan hệ pháp
luật thuế GTGT phát sinh. Đối với các tổ chức hoạt động kinh doanh thông thường hoặc
hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu, thời điểm đăng ký kinh doanh/đăng ký thành
lập doanh nghiệp thì nghĩa vụ nộp thuế GTGT sẽ được phát sinh. Đối với đối tượng không
kinh doanh hoặc có hành vi phát sinh nghĩa vụ thuế theo từng lần sẽ không có nghĩa vụ
đăng kí thuế giá trị gia tăng cho những hàng vi đó.
* Căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế GTGT:
Thứ nhất, căn cứ và phương pháp tính thuế đối với rượu, bia nhập khẩu.
Đối với hàng hoá được nhập khẩu nói chung, thuế GTGT sẽ được tính như sau:
Tiền thuế GTGT = Giá tính thuế GTGT x Thuế suất thuế GTGT
Trong đó:
- Giá tính thuế GTGT: là giá dùng để tính thuế GTGT đối với hàng hoá nhập khẩu
và bằng giá nhập tại cửa khẩu + thuế nhập khẩu + thuế tiêu thụ đặc biệt + thuế bảo
vệ môi trường (nếu có).
- Thuế suất GTGT: có 04 mức được áp dụng hiện hành là 0%, 5%, và 10% được
quy định cụ thể tại Điều 8 Luật thuế GTGT.
Để thực hiện những chính sách phục hồi và phát triển nền kinh tế - xã hội, Quốc
hội khoá XV đã ban hành nghị quyết số 43/2022/QH15 với chủ trương “giảm 2% thuế suất
thuế GTGT” đối với một số ngành hàng hoá, dịch vụ. Theo đó từ năm 2022, 2023 đều có
những nghị quyết quyết định về việc giảm thuế đối với những ngành hàng đó và gần đây
nhất là Nghị định 94/2023/NĐ-CP (hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày
30/6/2024).
Dù vậy, rượu, bia là hàng hoá thuộc danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nên không
được hưởng những chính sách giảm thuế. Hiện nay mặt hàng rượu, bia đều có thuế suất
GTGT là 10%.
Thứ hai, căn cứ và phương pháp tính thuế đối với rượu, bia nội địa.
Đối với rượu, bia được sản xuất và cung cấp trong nước, sau khi qua các khâu sản
xuất kinh doanh thì hàng hoá đó sẽ đến trực tiếp tay người tiêu dùng cuối cùng. Vì vậy,
người tiêu dùng sẽ chịu toàn bộ thuế GTGT. Mặt khác, vì bia, rượu hay những sản phẩm
9

tiêu dùng khác khi đến tay người tiêu dùng sẽ rất khó kiểm soát được nếu chủ thể kinh
doanh không ghi nhận giao dịch bằng hóa đơn, chứng từ. Tuy nhiên, điều này rất khó khăn
đối với những cá nhân, hộ kinh doanh với quy mô nhỏ. Do đó, để có thể kiểm soát thuế
GTGT đối với rượu, bia nội địa; có 2 phương pháp tính thuế được áp dụng theo Luật thuế
GTGT: Phương pháp tính trực tiếp trên thuế GTGT và Phương pháp khấu trừ thuế.
Phương pháp tính trực tiếp trên thuế GTGT7: Phương pháp tính trực tiếp trên
GTGT được áp dụng cho:
- Các cơ sở sản xuất kinh doanh không thể thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, chứng
từ.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam nhưng không
theo Luật Đầu tư.
- Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập.
- Doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu hàng năm dưới một tỷ đồng (trừ trường
hợp các cơ sở này đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế).
Công thức tính như sau: Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu * 10%.
Trong đó: Doanh thu chính là tổng tiền bán hàng, dịch vụ được ghi trên hoá đơn
bán hàng, gồm cả thuế GTGT và các khoản phụ thu phí thêm mà cơ sở kinh doanh được
hưởng.
Phương pháp khấu trừ thuế GTGT8: Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với
cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của

7
Điều 11. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng
1. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng được quy định như sau:
a) Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng giá trị gia tăng của hàng
hóa, dịch vụ bán ra nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng;
b) Giá trị gia tăng được xác định bằng giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra trừ giá thanh toán của hàng hóa,
dịch vụ mua vào tương ứng.
2. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Cơ sở kinh doanh và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có
thu nhập phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ;
b) Hoạt động mua bán vàng, bạc, đá quý.
8
Điều 10. Phương pháp khấu trừ thuế
1. Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:
a) Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ số thuế giá
trị gia tăng đầu vào được khấu trừ;
b) Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn giá
trị gia tăng;
c) Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng
mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu và đáp ứng Điều kiện quy định tại
Điều 12 của Luật này.
2. Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ
theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.
10

pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ
thuế.
- Doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên.
- Doanh nghiệp tự nguyện đăng ký phương pháp khấu trừ thuế.
Công thức tính như sau: Số thuế GTGT nộp = số thuế GTGT đầu ra - số thuế
GTGT đầu vào được khấu trừ.
Trong đó:
- Số thuế GTGT đầu ra bằng tổng số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi
trên hoá đơn giá trị gia tăng.
- Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn
giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng của hàng hóa
nhập khẩu và đáp ứng điều kiện quy định.
Lưu ý: Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng
bằng giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân với thuế suất thuế giá trị
gia tăng của hàng hoá, dịch vụ đó. Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá
đã có thuế GTGT thì thuế GTGT đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ giá tính
thuế GTGT9.
2. Những thay đổi tích cực và hạn chế của các quy định pháp luật về thuế đối với mặt
hàng rượu, bia
2.1. Những thay đổi tích cực của các quy định pháp luật về thuế đối với mặt
hàng rượu, bia
2.1.1. Thuế tiêu thụ đặc biệt
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2009
(sửa đổi, bổ sung năm 2022) đã thay thế toàn bộ thuế TTĐB năm 1999 và các luật sửa đổi,
bổ sung luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2003 và 2005. Các nội dung sửa đổ i, bổ sung Thuế
TTĐB đã đi vào cuộc số ng, tác động tích cực đế n nhiề u mặt của đời số ng kinh tế - xã hội.
Đối với mặt hàng bia, rượu; mức thuế suất tiêu thụ đặc biệt tăng qua mỗi năm. Việc
tăng áp thuế TTĐB nhằm định hướng tiêu dùng: khuyến khích người tiêu dùng chuyể n đổ i
nhập khẩ u sang tự sản xuấ t, sử du ̣ng sản phẩ m thân thiện môi trường và làm giảm lượng

9
Cách tính thuế vat Theo Phương Pháp Khấu trừ và trực tiếp (2020) BePro.vn. Available at: https://bepro.vn/tin-
tuc/cach-tinh-thue-vat-theo-phuong-phap-khau-tru-va-truc-tiep/.
11

tiêu thụ những loại hàng hóa không có lợi cho sức khỏe, bên cạnh đó góp phần thu ngân
sách nhà nước và tạo điều kiện để doanh nghiệp phục hồi và phát triển tốt hơn.
Hiện nay, thuế TTĐB với rượu, bia ở Việt Nam đang áp dụng theo phương pháp
tính thuế tương đối (theo tỷ lệ % trên giá sản phẩm). Đối với phương pháp này có ưu điểm
là tự động điều chỉnh theo lạm phát, giảm thiểu việc điều chỉnh thuế thường xuyên, thuận
lợi cho việc thu và quản lý thuế.
2.1.2. Thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu đối với bia, rượu nhập khẩu vào Việt Nam được xây dựng và hoàn
thiện theo các cam kết quốc tế song phương và đa phương mà Việt Nam ký kết hoặc gia
nhập, nhất là phù hợp với các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Thuế suất ưu đãi thuế suất thông thường và thuế suất ưu đãi đặc biệt về rượu bia
nhập khẩu được áp dụng trong những trường hợp khác nhau tùy thuộc vào mức độ quan
hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước, tạo thuận lợi trong đàm phán về thuế, phù hợp
với các quy định quốc tế mà nước ta cam kết thực hiện.
Biểu thuế NK hiện hành được xây dựng trên cơ sở danh mục điều hòa (HS) của Hội
đồng hợp tác hải quan thế giới, đã bước đầu tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân loại hàng
hóa dựa trên cấu tạo, đặc điểm của hàng hóa…góp phần làm cho chính sách thuế xuất nhập
khẩu dần dần phù hợp với thông lệ quốc tế.
Công tác quản lý thực thi chính sách thuế xuất nhập khẩu được hoàn thiện hơn nhờ
Quy trình thu thuế xuất nhập khẩu mới (Thông tư số 128/2013/TT-BTC quy định về thủ
tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế
đối với hàng hóa XK, NK có hiệu lực kể từ ngày 01/11/2013) Theo quy trình này, các thủ
tục hải quan được thực hiện nhanh chóng, công khai, đảm bảo thông thoáng và thuận tiện
tạo điều kiện tốt cho hoạt động xuất nhập khẩu.
2.1.3. Thuế giá trị gia tăng
Việc sửa đổi Luật thuế giá trị gia tăng theo hướng bổ sung mặt hàng bia, rượu (vốn
trước đây không thuộc diện chịu thuế GTGT) vào diện chịu thuế với thuế suất 10%, và
theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP thì rượu bia là
hàng hóa chịu thuế TTĐB không được giảm thuế GTGT. Với tính chất là đồ uống chứa
cồn gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng, quyết định này giúp hạn chế lượng tiêu thụ rượu,
bia.
12

2.2. Những hạn chế trong các quy định pháp luật về thuế đối với mặt hàng
rượu, bia
2.2.1. Thuế tiêu thụ đặc biệt
Hạn chế nảy sinh từ việc áp dụng hệ thống thuế suất cao của thuế tiêu thụ đặc biệt
có nguy cơ tiềm ẩn hành vi trốn lậu thuế thông qua hoạt động chuyển giá. Hành vi chuyển
giá có thể tiến hành theo cách chuyển nghĩa vụ thuế từ chi nhánh kinh doanh ở quốc gia áp
dụng hệ thống thuế suất cao sang chi nhánh kinh doanh ở quốc gia áp dụng hệ thống thuế
suất thấp hơn. Ngoài ra hoạt động chuyển giá còn tiến hành trong phạm vi các công ty
trong cùng một tập đoàn hoặc các công ty có mối quan hệ đặc biệt, chủ thể sản xuất muốn
giảm bớt nghĩa vụ thuế nên thực hiện bán hàng cho cơ sở kinh doanh có mối quan hệ đặc
biệt với giá bán thấp hơn giá thị trường 10. Đối với mặt hàng bia, rượu, thuế TTĐB được
áp dụng với mức tương đối cao (mức cao nhất là 65%), theo nghiên cứu được Viện Nghiên
cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) thực hiện trong bối cảnh chính sách thuế tiêu thụ
đặc biệt hiện hành với đồ uống có cồn - phương pháp thuế tương đối - được đánh giá là
chưa thực sự hiệu quả trong việc bảo vệ sức khỏe người dân cũng như đảm bảo nguồn thu
cho ngân sách nhà nước. Điều này trở thành phần thưởng lớn đối với những kẻ trốn lậu
thuế bất hợp pháp và hậu quả là nhà nước thất thu thuế, ngân sách thâm hụt.
2.2.2. Thuế nhập khẩu
Với việc tham gia kí kết hoặc gia nhập các cam kết quốc tế song phương và đa
phương, nước ta hướng đến xây dựng và hoàn thiện biểu thuế nhập khẩu một cách phù hợp
và hiệu quả dựa trên mức độ quan hệ thương mại với các nước. Vấn đề này có thể được
xem như một con dao hai lưỡi đối với nền kinh tế nước nhà. Một mặt, nó tạo bước đà phát
triển mạnh mẽ cho quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu, thúc đẩy sự hợp tác đối với các
quốc gia khác. Nhưng đồng thời nó sẽ gián tiếp tạo thị trường mở rộng cho hàng hóa nhập
khẩu, làm giảm sức cạnh tranh của bia, rượu trong nước, giảm thu hút đầu tư, thúc đẩy việc
dịch chuyển đầu tư nước ngoài sang các quốc gia lân cận có điều kiện ưu đãi hơn và dần
bóp chết sản xuất trong nước.
2.2.3 Thuế giá trị gia tăng

10
Giáo trình Luật Thuế Việt Nam 2022, NXB Công an nhân dân, tr. 123 - 124.
13

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế nước ta trong những năm qua, cần
nâng cao chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm vì sức khoẻ cộng đồng, nên khuyến
khích sản xuất các loại đồ uống (trong đó có bia, rượu) có chất lượng cao, hạn chế sản xuất,
tiêu dùng bia, rượu nhập lậu. Thế nhưng, quy định pháp luật về thuế chưa tạo ra những
biện pháp khuyến khích để thúc đẩy ngành công nghiệp bia, rượu trong nước phát triển, cụ
thể là mặt hàng này không nằm trong danh sách được giảm thuế giá trị gia tăng. Quyết định
này nhằm giảm thiểu việc tiêu thụ đồ uống có cồn, song lại dẫn đến việc người dân có xu
hướng chuyển sang sử dụng bia, rượu tự nấu không đúng quy trình hoặc bia, rượu nhập lậu
với giá thành thấp hơn. Đây chính là tiền đề cho sự gia tăng của nạn buôn lậu khi quy định
pháp luật về thuế đối với mặt hàng này thiếu cơ chế kiểm soát hiệu quả để giám sát sản
xuất, kinh doanh và tiêu thụ các loại bia, rượu. Cũng theo nghiên cứu của CIEM, ở nước
ta hiện nay khu vực đồ uống có cồn phi chính thức vẫn đang chiếm tới 63% tổng khối
lượng lít cồn nguyên chất được tiêu thụ 11.
Như vậy, khi không có các chính sách khuyến khích hay cơ chế kiểm soát trong sản
xuất và tiêu dùng một cách chặt chẽ mặt hàng này sẽ trực tiếp và gián tiếp làm tăng biên
độ lợi nhuận cho hàng nhập lậu từ bên ngoài, dẫn tới việc gia tăng rầm rộ các hoạt động
buôn lậu cùng với việc phát triển của thị trường phi thương mại gây tốn kém chi phí cho
công tác phòng chống buôn lậu, người tiêu dùng phải dùng sản phẩm kém chất lượng, gia
tăng các hệ lụy của việc lạm dụng đồ uống có cồn, đặc biệt là sự ảnh hưởng tiêu cực đến
sức khỏe cộng đồng.
3. Thực trạng thực thi pháp luật về thuế đối với mặt hàng rượu, bia trong giai đoạn
hiện nay
3.1. Mặt tích cực
Trong thời gian vừa qua, Nhà nước có những thay đổi phù hợp với các yếu tố khách
quan, cân bằng lợi ích giữa lợi ích của Nhà nước và cá nhân. Việc tạo khung pháp lý cơ
bản để thi hành thuế tiêu thụ đặc biệt được diễn ra thuận lợi, không gây bất lợi hoặc gây
những cách hiểu khác nhau dẫn tới cách áp dụng khác nhau.
Các doanh nghiệp chấp hành khá nghiêm chỉnh việc thực thi pháp luật thuế theo các
quy định về trình tự kê khai, nộp thuế, tính thuế của pháp luật và việc lưu giữ các hóa đơn,

11
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, rượu, bia như thế nào? (Thanh Tầm - 04/05/2022):
https://taichinhdoanhnghiep.net.vn/tang-thue-tieu-thu-dac-biet-voi-thuoc-la-ruou-bia-nhu-the-nao-d29585.html
14

chứng từ cũng được các doanh nghiệp quan tâm một cách thích đáng để làm căn cứ nộp
thuế, khấu trừ thuế…
3.2. Mặt tiêu cực
Thứ nhất, tiêu cực lớn nhất của việc thực thi thuế là hành vi trốn thuế của các đơn
vị sản xuất, kinh doanh rượu bia. Nếu có tồn tại sự “hợp tác ngầm” giữa cán bộ thu thuế
và người nộp thuế sẽ làm thất thoát số thuế phải nộp mà không bị xử lý. Việc trốn thuế có
thể thực hiện thông qua hành vi chuyển giá, tức là hành vi do các cơ sở kinh doanh thực
hiện nhằm thay đổi giá cả rượu bia trong các giao dịch mua, bán giữa các cơ sở kinh doanh
có mối quan hệ đặc biệt, với mục đích giảm thiểu tới mức có thể nghĩa vụ thuế của các bên
trong giao dịch đối với nhà nước.
Thứ hai, cơ chế kiểm tra, giám sát thuế còn lỏng lẻo dẫn tới hiện tượng gian lận,
trốn thuế; cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ thuế, cơ sở vật chất và trang thiết
bị mới, môi trường quản lý thuế và công nghệ quản lý thuế còn chưa hiệu quả.
Thứ ba, một bộ phận cán bộ thuế hiện nay còn chưa có kỹ năng chuyên sâu, khả
năng ứng dụng các tiến bộ công nghệ tin học vào quản lý thuế và yêu cầu cải cách hành
chính thuế, thậm chí một bộ phận cán bộ quản lý thuế chưa nắm vững và thực hiện tốt các
chính sách thuế và quy trình biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế hiện hành12.
Nhiều đơn vị có dấu hiệu gian lận hàng tỷ đồng thuế. Trước những hành vi gian lận
ngày càng phức tạp, thủ đoạn ngày càng tinh vi, các cơ quan quản lý vẫn chưa thể giải
quyết triệt để dù đã đưa ra nhiều giải pháp. Song, bất kể là hành vi được thực hiện dưới
hình thức nào, nó đều gây ra những tổn hại nhất định tới ngân sách nhà nước, tạo áp lực
lớn cho các cơ quan quản lý, khiến môi trường doanh nghiệp cạnh tranh trở nên không lành
mạnh, gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước13.
III. Một số khuyến nghị về thuế đối với mặt hàng rượu, bia
1. Khuyến nghị đối với các quy định của pháp luật
Trong giai đoạn tới, ngành Thuế phải xây dựng lộ trình điều chỉnh tăng thuế đối với
các mặt hàng bia, rượu để hạn chế sản xuất, tiêu dùng và thực hiện các cam kết quốc tế.
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) khuyến nghị cần áp dụng kết hợp

12
Thực trạng pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và xu hướng hoàn
thiện:https://danchuphapluat.vn/thuc-trang-phap-luat-ve-thue-tieu-thu-dc-biet-o-viet-nam-trong-giai-doan-hien-nay-
va-xu-huong-hoan-thien
13
Thu thuế giá trị gia tăng với doanh nghiệp hiện nay: Những bất cập và giải pháp:https://phaply.net.vn/thu-thue-gia-
tri-gia-tang-voi-doanh-nghiep-hien-nay-nhung-bat-cap-va-giai-phap-a255364.html
15

giữa thuế suất theo tỷ lệ và mức thuế tuyệt đối đối với một số hàng hóa, dịch vụ chịu thuế
tiêu thụ đặc biệt. CIEM đã thực hiện kiểm chứng hiệu quả của phương pháp đánh thuế hỗn
hợp so với đánh thuế tương đối tại Việt Nam thông qua các tính toán định lượng dựa trên
mô hình thuế của Đại học Charles Sturt (Úc), nguồn số liệu của Tổng cục Thống kê và Tổ
chức Nghiên cứu Rượu Quốc tế (IWSR). Kết quả nghiên cứu chỉ ra tính ưu việt của mô
hình thuế hỗn hợp - kết hợp phương pháp thuế tương đối trên giá bán buôn và phương pháp
thuế tuyệt đối trên từng lít sản phẩm tiêu thụ hoặc lít cồn nguyên chất – so với phương
pháp thuế tương đối hiện hành trong việc giảm tiêu thụ đồ uống có cồn, ổn định nguồn thu
ngân sách. Cụ thể, phương pháp thuế hỗn hợp sẽ giúp tăng thu ngân sách khoảng 25% so
với phương pháp thuế tương đối hiện hành và mức tiêu thụ toàn ngành sẽ giảm 5%14.
Bên cạnh đó, việc lượng rượu, bia được bán và tiêu thụ tràn lan tại Việt Nam ngày
càng nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng. Vì vậy, nhà nước cần tăng cường quản lý
đối với đồ uống có cồn, ban hành một số quy định về độ tuổi tối thiểu được phép sử dụng
rượu, bia; cấp phép và hạn chế mật độ điểm bán rượu, bia.
2. Khuyến nghị đối với việc thực thi các quy định của pháp luật
Đầu tiên, cần phải ngăn chặn triệt để hành vi trốn thuế, chuyển giá của các doanh
nghiệp sản xuất, buôn bán rượu, bia. Nhưng để ngăn chặn một cách hiệu quả thì cần phải
có cơ chế kiểm tra, giám sát thuế chặt chẽ; cần phải tổ chức, xây dựng các cơ quan quản
lý, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ một cách hợp lý, hiệu quả.
Thứ hai, cần phải nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn của cán bộ thuế, tăng
cường đào tạo nghiệp vụ quản lý thuế, khả năng ứng dụng các tiến bộ công nghệ tin học
vào quản lý thuế.
Nhà nước cũng cần cân nhắc đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị mới, môi trường
quản lý thuế và công nghệ quản lý thuế để việc quản lý, giám sát diễn ra một cách hiệu
quả, khách quan, nhanh chóng, tránh rườm rà nhiều thủ tục, gây khó khăn cho cả cơ quan
quản lý và doanh nghiệp sản xuất, buôn bán.
Quan trọng hơn cả là việc nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp. Để
các quy định về thuế đối với mặt hàng rượu, bia được thực hiện nghiêm túc và hiệu quả thì
cần phải tuyên truyền, giáo dục về tác hại của rượu, bia đồng thời giúp người dân nhận
thức được nghĩa vụ nộp thuế rượu, bia là bắt buộc.

14
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, rượu, bia như thế nào? (Thanh Tầm - 04/05/2022):
https://taichinhdoanhnghiep.net.vn/tang-thue-tieu-thu-dac-biet-voi-thuoc-la-ruou-bia-nhu-the-nao-d29585.html
16

KẾT LUẬN
Trong giai đoạn 2021-2030, quan điểm cơ bản của Việt Nam đối với các chính sách
thuế đối với đồ uống có cồn là điều tiết tiêu dùng hợp lý, đảm bảo tăng thu ngân sách nhưng
hài hòa, không tác động tiêu cực đến kết quả kinh doanh chung của ngành và doanh nghiệp.
Vì vậy, việc nghiên cứu, phân tích thực trạng pháp luật về thuế đối với mặt hàng rượu bia
thời gian qua, đánh giá các kết quả đạt được, cũng như các hạn chế trong việc thực thi pháp
luật về thuế đối với mặt hàng rượu, bia, làm cơ sở đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp
luật về thuế đối với mặt hàng rượu, bia là cần thiết; nhằm mục đích giảm tiêu thụ rượu
nhập khẩu quá mức cũng như tác động của nó đối với tội phạm liên quan đến rượu và các
tác hại đối với sức khỏe con người.
17

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


* Giáo trình:
Giáo trình Luật Thuế Việt Nam 2022, NXB Công an nhân dân, tr. 123 - 124.
* Văn bản quy phạm pháp luật:
1. Luật thuế giá trị gia tăng 2008 số 13/2008/QH12.
2. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 số 107/2016/QH13.
3. Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt
đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan số 122/2016/NĐ-CP.
4. Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 số 27/2008/QH12.
5. Nghị định số 108/2015/NĐ-CP: Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ
đặc biệt (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 14/2019/NĐ-CP).
6. Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; được sửa đổi,
bổ sung theo Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ.
7. Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của chính phủ sửa đổi bổ sung bởi Nghị
định 57/2020/NĐ-CP ngày 25/05/2020 về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi,
danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch
thuế quan và Nghị định 125/2017/NĐ-CP về biểu thuế xuất nhập khẩu.
8. Luật hải quan số 54/2014/QH13 ban hành ngày 23/6/2014.
* Bài báo, tạp chí:
1. Hỏi đáp về Luật phòng chống tác hại rượu bia và tác hại của nó:
https://trungtamytequan6.medinet.gov.vn/ruou-bia/hoi-dap-ve-luat-phong-chong-tac-hai-
ruou-bia-va-tac-hai-cua-no-danh-cho-can-bo.
2. Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, rượu, bia như thế nào? (Thanh Tầm -
04/05/2022): https://taichinhdoanhnghiep.net.vn/tang-thue-tieu-thu-dac-biet-voi-thuoc-la-
ruou-bia-nhu-the-nao-d29585.html
3. Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, rượu, bia như thế nào ?:
https://taichinhdoanhnghiep.net.vn/tang-thue-tieu-thu-dac-biet-voi-thuoc-la-ruou-bia-
nhu-the-nao-d29585.html.
18

4. Thực trạng pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và
xu hướng hoàn thiện:https://danchuphapluat.vn/thuc-trang-phap-luat-ve-thue-tieu-thu-dc-
biet-o-viet-nam-trong-giai-doan-hien-nay-va-xu-huong-hoan-thien
5. Thu thuế giá trị gia tăng với doanh nghiệp hiện nay: Những bất cập và giải pháp:
https://phaply.net.vn/thu-thue-gia-tri-gia-tang-voi-doanh-nghiep-hien-nay-nhung-bat-cap-
va-giai-phap-a255364.html
6. Tỷ lệ sử dụng rượu bia ở Việt Nam đang gia tăng ở mức báo động (Thùy Giang -
06/07/2022): https://www.vietnamplus.vn/ty-le-su-dung-ruou-bia-o-viet-nam-dang-gia-
tang-o-muc-bao-dong-post803254.vnp

You might also like