You are on page 1of 7

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA LUẬT DÂN SỰ
------------------------

MÔN HỌC: LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ


BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN 5: ÁN PHÍ, LỆ PHÍ, CHI PHÍ TỐ TỤNG, BIỆN
PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 11
LỚP QTL46A2

STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ


Nguyễn Ngọc Thùy Linh Phân tích bản án
1 2153401020132
(nhóm trường) Tổng hợp

2 Nguyễn Đỗ Khánh Linh 2153401020130 Nhận định 1,2,3,4


Nhận định 5
3 Phạm Trần Nhật Ly 2153401020146
Bài tập
Phân tích bản án
4 Võ Trần Đăng Khoa 2153401020115
Định dạng word

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 04 năm 2024

Contents
Phần 1. Nhận định.....................................................................................................................3
1. Biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm...................3
2. Nếu đương sự là người khuyết tật thì sẽ được miễn nộp án phí............................................3
3. Khi bản án sơ thẩm bị sửa, các bên đương sự không phải chịu án phí sơ thẩm và án phí
phúc thẩm..............................................................................................................................3
4. Người yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT phải gửi đơn yêu cầu kèm chứng cứ để chứng
minh cho sự cần thiết của việc áp dụng biện pháp này............................................................4
5. Trước khi mở phiên tòa, khi giải quyết khiếu nại về việc áp dụng BPKCTT, nếu nhận thấy
việc áp dụng BPKCTT không đúng, Chánh án Tòa án có quyền đồng thời ra Quyết định giải
quyết khiếu nại và Quyết định hủy bỏ việc áp dụng BPKCTT................................................4
Phần 2. Bài tập..........................................................................................................................4
Nhận xét quyết định của Tòa án?...........................................................................................5
Phần 3. Phân tích án..................................................................................................................6
1. Nêu và bảo vệ cho quan điểm của Tòa án liên quan đến việc xác định chủ thể chịu án phí
cấp dưỡng nuôi con................................................................................................................6
2. Xác định vấn đề pháp lý từ việc giải quyết câu hỏi nêu trên và Tóm tắt bản án xoay quanh
vấn đề pháp lý đó...................................................................................................................7

Phần 1. Nhận định

1. Biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
Nhận định sai.
Theo Điều 112 BLTTDS 2015, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm
thời do Thẩm phán xem xét, quyết định (trước khi mở phiên tòa) và do Hội đồng xét
xử xem xét, quyết định (tại phiên tòa). Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp
khẩn cấp tạm thời có hiệu lực thi hành ngay (khoản 1 Điều 139 BLTTDS 2015).
Theo quy định tại Điều 140 BLTTDS 2015, đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm
sát có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án về áp dụng, thay
đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc việc Thẩm phán không quyết định áp
dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trong thời hạn 03 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận được quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm
thời hoặc trả lời của Thẩm phán về việc không ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ
biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Như vậy, biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ có thể được khiếu nại, kiến nghị theo quy
định tại Điều 140 BLTTDS 2015 chứ không thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc
thẩm.
CSPL: Điều 112, khoản 1 Điều 139 và Điều 140 BLTTDS 2015.

2. Nếu đương sự là người khuyết tật thì sẽ được miễn nộp án phí.
Nhận định sai.
Theo khoản 5 Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định, người khuyết tật
thuộc trường hợp được miễn nộp tạm ứng án phí, án phí và đồng thời được miễn các
khoản tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị
quyết này.
Theo khoản 1 Điều 14 Nghị quyết 325/2016/UBTVQH14, người đề nghị được miễn,
giảm tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, án phí, lệ phí Tòa án thuộc trường hợp
quy định tại Điều 12, Điều 13 của Nghị quyết này phải, có đơn đề nghị nộp cho Tòa án
có thẩm quyền kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh thuộc trường hợp được
miễn, giảm.
Như vậy, nếu đương sự là người khuyết tật phải, có đơn đề nghị nộp cho Toà án có
thẩm quyền kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh thuộc trường hợp được miễn,
giảm tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí.
CSPL: khoản 5 Điều 12, khoản 1 Điều 14 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14.

3. Khi bản án sơ thẩm bị sửa, các bên đương sự không phải chịu án phí sơ thẩm
và án phí phúc thẩm.
Nhận định sai.
Theo khoản 2 Điều 148 BLTTDS 2015 quy định, khi bản án sơ thẩm bị sửa thì đương
sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm; Tòa án cấp phúc thẩm phải xác định
lại nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm theo quy định tại Điều 147 của Bộ luật này.
Như vậy, đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm nếu Tòa án cấp phúc
thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo nhưng các bên đương sự vẫn phải
chịu án phí sơ thẩm theo quy định tại Điều 147 BLTTDS 2015.
CSPL: khoản 2 Điều 148 BLTTDS 2015.
4. Người yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT phải gửi đơn yêu cầu kèm chứng cứ
để chứng minh cho sự cần thiết của việc áp dụng biện pháp này.
Nhận định đúng.
CSPL: Điều khoản 133 BLTTDS 2015.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 133 BLTTDS 2015, người yêu cầu Tòa án áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời phải làm đơn gửi đến Tòa án có thẩm quyền, đồng thời tùy
theo yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu cầu phải cung cấp
cho Tòa án chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời đó.

5. Trước khi mở phiên tòa, khi giải quyết khiếu nại về việc áp dụng BPKCTT,
nếu nhận thấy việc áp dụng BPKCTT không đúng, Chánh án Tòa án có quyền
đồng thời ra Quyết định giải quyết khiếu nại và Quyết định hủy bỏ việc áp dụng
BPKCTT.
Nhận định sai
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 BLTTDS 2015, trước khi mở phiên tòa, việc áp dụng,
thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do một Thẩm phán xem xét, quyết định.
Cho nên, trước khi mở phiên tòa, khi giải quyết khiếu nại về việc áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời, nếu nhận thấy việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không
đúng thì Chánh án Tòa án chỉ có thẩm quyền ra Quyết định giải quyết khiếu nại theo
quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 141 BLTTDS 2015 chứ Chánh án Tòa án không có
thẩm quyền ra Quyết định hủy bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
CSPL: Điều 112, Điều 141 BLTTDS 2015

Phần 2. Bài tập


Ngày 30/8/2017, ông N, bà X có vay của anh T số tiền vốn 345.000.000đ, lãi suất theo
thỏa thuận là 0,75%/tháng, thời hạn vay 03 tháng. Khi vay, ông N, bà X có làm biên
nhận giao cho anh giữ.
Ngày 01/11/2018 giữa vợ chồng ông N, bà X và vợ chồng ông M kí hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất có số công chứng 3750 đối với thửa 1557, tờ bản đồ 35,
diện tích 5.959m2. Việc chuyển nhượng này có sự đồng ý của Ngân hàng Kiên Long
chi nhánh thành phố S, vì tại thời điểm chuyển nhượng các thửa đất trên, ông N, bà X
đã thế chấp quyền sử dụng đất cho Ngân hàng để bảo đảm nghĩa vụ đối với số tiền vay
là 720.651.047đ (vốn là 640.000.000đ, lãi là 80.651.047đ) cho Ngân hàng, Anh T biết
việc ông N, bà X chuyển nhượng các thửa đất và ông N hứa sau khi chuyển nhượng sẽ
trả tiền cho Ngân hàng xong, còn dư sẽ trả lại cho anh.
Trong đơn khởi kiện, anh yêu cầu Tòa án buộc vợ chồng nông N phải trả cho anh
khoản tiền vay và lãi suất, yêu cầu Tòa án tuyên vô hiệu hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất ngày 01/11/2018 đối với thửa 1557, tờ bản đồ số 35 và yêu cầu Tòa
án áp dụng BPKCTT đối với thửa đất trên. Tòa án đã ra Quyết định số 11/2018/QĐ-
BPKCTT ngày 06/11/2018 phong tỏa quyền sử dụng đất theo giấy chứng nhận QSD
đất cấp cho ông N, bà X ngày 09/12/2009 (số vào sổ cấp giấy chứng nhận QSD đất
H03536 của UBND huyện C), đối với thửa 1557 trên.
Tại phiên tòa sơ thẩm, vợ chồng ông M yêu cầu Tòa án công nhận hợp đồng chuyển
nhượng QSD đất giữa ông Trần Văn N, bà Nguyễn Thị X với ông Nguyễn Văn M, bà
Trần Thanh Th đối với thửa đất 1557, tờ bản đồ 35, diện tích 5.959m2, mục đích sử
dụng đất trồng lúa, đất tọa lạc tại ấp Phú A, xã An Phú T, huyện C, tỉnh Đồng Tháp,
do Phòng Công chứng huyện C chứng thực vào ngày 01/11/2018 và yêu cầu hủy
Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 11/2018/QĐ- BPKCTT
ngày 06/11/2018.
Anh T vẫn giữ nguyên yêu cầu Tòa án tuyên vô hiệu hợp đồng chuyển nhượng quyền
sử dụng đất ngày 01/11/2018 đối với thửa 1557, tờ bản đồ số 35 và yêu cầu tiếp tục
duy trì biện pháp khẩn cấp tạm thời số11/2018/QĐ- BPKCTT ngày 06/11/2018 đối
với thửa đất trên.
Hội đồng xét xử đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện của anh T về việc buộc vợ chồng
nông N phải trả cho anh khoản tiền vay và lãi suất, công nhận hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất ngày 01/11/2018 đối với thửa 1557, tờ bản đồ số 35 và Hủy
bỏ Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 11/2018/QĐ-BPKCTT
ngày 06/11/2018 về phong tỏa quyền sử dụng đất đối với thửa 1557, tờ bản đồ 35, diện
tích 5.959m2, giấy chứng nhận QSD đất số H03536 cấp ngày 09/12/2009 do ông Trần
Văn N, bà Nguyễn Thị X đứng tên.

Nhận xét quyết định của Tòa án?


Quyết định của Tòa án: Công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
ngày 01/11/2018 đối với thửa 1557, tờ bản đồ số 35, Hủy bỏ Quyết định áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời số 11/2018/QĐ-BPKCTT ngày 06/11/2018 về phong tỏa
quyền sử dụng đất đối với thửa 1557, tờ bản đồ 35, diện tích 5.959m2, giấy chứng
nhận QSD đất số H03536 cấp ngày 09/12/2009 do ông Trần Văn N, bà Nguyễn Thị X
đứng tên.
Trước khi xét xử só thấm. Tòa án đã phong tỏa quyền sử dụng đất theo giấy
chứng nhận QSD đất cấp cho ông N, bà X ngày 09/12/2009, thời điểm này các đương
sự chưa có yêu cầu áp dụng BPKCTT nên căn cứ theo khoản 3 Điều 111, Điều 135
BLTTDS 2015 thì Tòa án chỉ được áp dụng các BPKCTT tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, và 14
Điều 114, trong khi đó, Tòa án lại áp dụng biện pháp phong tỏa quyền sử dụng đất
theo giấy chứng nhận QSD đất mà biện pháp này không thuộc các biện pháp thuộc các
khoản vừa nên nên Tòa án ra quyết định này là chưa hợp lý.
Tại phiên tòa sơ thẩm, Quyết định của Tòa án về việc hủy bỏ Quyết định áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 11/2018/QĐ-BPKCTT ngày 06/11/2018 về
phong tỏa quyền sử dụng đất đối với thửa 1557, tờ bản đồ 35, diện tích 5.959m2, giấy
chứng nhận QSD đất số H03536 cấp ngày 09/12/2009 do ông Trần Văn N, bà Nguyễn
Thị X đứng tên là hoàn toàn hợp lý.
Phần 3. Phân tích án
- Đọc Bản án số 21/2019/HNGĐ-ST ngày 26-11-2019 của TAND huyện Lý Nhân
Tỉnh Hà Nam và Bản án số:199/2018/HNGĐ-ST ngày: 28/6/2018 của TAND huyện
Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang.
- Thực hiện các công việc sau:

1. Nêu và bảo vệ cho quan điểm của Tòa án liên quan đến việc xác định chủ thể
chịu án phí cấp dưỡng nuôi con.
Lưu ý: mỗi nhóm đều phải có quan điểm bảo vệ cho hướng giải quyết của từng cấp
Tòa
* Bản án số 21/2019/HNGĐ-ST ngày 26-11-2019 của TAND huyện Lý Nhân Tỉnh Hà
Nam:
- Quan điểm của Tòa án sơ thẩm: Chị H phải chịu toàn bộ tiền án phí ly hôn sơ
thẩm là 300.000 đồng và án phí cấp dưỡng nuôi con chung là 150.000 đồng
theo quy định của pháp luật.
- Căn cứ theo điểm a khoản 5 Điều 27 NQ 326/2016: “Nguyên đơn phải chịu án
phí dân sự sơ thẩm trong vụ án ly hôn không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp
nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn” nên quyết định chị H phải
chịu toàn bộ tiền án phí ly hôn sơ thẩm là hợp lý và căn cứ theo khoản 6 Điều
27 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, người yêu cầu cấp dưỡng cho con
(người trực tiếp nuôi con) không phải chịu án phí. Anh M là người chịu trách
nhiệm nuôi dưỡng 2 con nên anh M không chịu án phí cấp dưỡng nuôi con.
* Bản án số 199/2018/HNGĐ-ST ngày 28/6/2018 của TAND huyện Gò Công Đông
tỉnh Tiền Giang:
- Quan điểm của Tòa án sơ thẩm: chị K phải chịu án phí ly hôn là 300.000 đồng
được khấu trừ số tiền tạm ứng án phí là 300.000 đồng theo biên lai thu số 45382
ngày 14/12/2017 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Gò Công Đông, tỉnh
Tiền Giang. Anh Trương Thái P phải chịu tiền án phí dân sự sơ thẩm liên quan
đến nghĩa vụ cấp dưỡng là 300.000 đồng.
- Căn cứ theo điểm a khoản 5 Điều 27 NQ 326/2016 thì chị K chịu án phí ly hôn
là hoàn toàn hợp lý. Và căn cứ khoản 6 Điều 27 Nghị quyết số
326/2016/UBTVQH14, người yêu cầu cấp dưỡng cho con không phải chịu án
phí. Chị K là người chịu trách nhiệm nuôi dưỡng 02 con chung, nên chị K
không phải chịu án phí cấp dưỡng nuôi con.

2. Xác định vấn đề pháp lý từ việc giải quyết câu hỏi nêu trên và Tóm tắt bản án
xoay quanh vấn đề pháp lý đó.
- Vấn đề pháp lý: xác định chủ thể có nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm về vấn đề cấp
dưỡng nuôi con
Tóm tắt Bản án số 21/2019/HNGĐ-ST ngày 26-11-2019 của TAND huyện Lý
Nhân Tỉnh Hà Nam.
- Nguyên đơn: Chị Trần Thị H, sinh năm 1994. Địa chỉ: Thôn 2, xã N, huyện L, tỉnh
Hà Nam.
- Bị đơn: Anh Nguyễn Hồng M, sinh năm 1993. Địa chỉ: Thôn 5, xã C, huyện Lý
Nhân, tỉnh Hà Nam.
- Nội dung vụ án: Chị Trần Thị H kết hôn với anh Nguyễn Hồng M là tự nguyện, đăng
ký kết hôn ngày 28/6/2013 tại Uỷ ban nhân dân xã C, huyện L, tỉnh Hà Nam. Đến
tháng 7/2019, vợ chồng xảy ra mâu thuẫn, cãi nhau căng thẳng nên đã ly thân nhau cho
tới nay, chấm dứt mọi quan hệ tình cảm. Nay chị H xác định tình cảm vợ chồng không
còn, đề nghị Toà án giải quyết cho chị được ly hôn với anh M. Về con chung: Trường
hợp vợ chồng ly hôn chị H, anh M thoả thuận anh M được tiếp tục nuôi dưỡng 02 con
chung cho tới khi các cháu đủ 18 tuổi, chị H cấp dưỡng nuôi con chung cho anh M
mỗi tháng 4.000.000 đồng cho cả hai cháu. Về tài sản không yêu cầu Toà án phải giải
quyết. Nay Toà án tuyên xử chấp nhận cho ly hôn giữa chị Trần Thị H và anh Nguyễn
Hồng M. Chị H phải cấp dưỡng nuôi con chung cho anh M mỗi tháng 4.000.000 (Bốn
triệu) đồng cho cả hai cháu, kể từ tháng 12/2019 cho tới khi các cháu đủ 18 tuổi. Chị
Trần Thị H phải chịu toàn bộ tiền án phí ly hôn sơ thẩm là 300.000. Án phí cấp dưỡng
nuôi con chung: Chị Trần Thị H phải nộp là 150.000.
Tóm tắt Bản án số:199/2018/HNGĐ-ST ngày: 28/6/2018 của TAND
huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang.
- Nguyên đơn: Lê Thị Mộng K, sinh năm 1979. Địa chỉ: số D, ấp B, xã P, huyện B,
Thành phố Hồ Chí Minh
- Bị đơn: Trương Thái P, sinh năm 1973. Địa chỉ: Khu phố L, thị trấn V, huyện G, tỉnh
Tiền Giang.
Nội dung vụ án: chị K và anh P Tự nguyện kết hôn năm 2003, có đăng ký kết hôn và
được UBND xã P, huyện B cấp Giấy chứng nhận kết hôn. Sau khi cưới sống bên gia
đình chị đến năm 2014 phát sinh mâu thuẫn. Chị đã làm đơn xin ly hôn tại Tòa án
nhân dân huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh, anh hứa khắc phục sửa đổi nên
chị rút đơn về chung sống lại, nhưng anh không thay đổi. Nhận thấy tình cảm vợ
chồng không còn nên yêu cầu ly hôn. Về con chung như chị trình bày, nếu Tòa
xử ly hôn anh đồng ý giao con cho chị trực tiếp nuôi, anh tự nguyện cấp dưỡng nuôi
con mỗi tháng 1.000.000 đồng. Tài sản chung không yêu cầu giải quyết. Nay Toà án
tuyên xử chấp nhận cho ly hôn giữa chị Lê Thị Mộng K và anh Trương Thái P. Giao
con chung Trương Ngọc Diễm H sinh ngày 17/9/2003 cho chị Lê Thị Mộng K trực
tiếp nuôi dưỡng. Chị Lê Thị Mộng K phải chịu tiền án phí hôn nhân sơ thẩm là
300.000 đồng. Anh Trương Thái P phải chịu tiền án phí dân sự sơ thẩm là 300.000
đồng

You might also like