You are on page 1of 1

NHÓM 10 / TỐI THỨ 3

1/ Khái niệm biên bản là gì?


Biên bản là một văn bản ghi chép lại những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra.
Biên bản không có hiệu lực pháp lý mà chủ yếu được dùng làm chứng cứ minh
chứng các sự kiện thực tế đã xảy ra.

2/ Phân loại biên bản


Có 3 loại biên bản là:

- Biên bản hội họp: Ghi lại tiến trình tổ chức thực hiện các cuộc họp hay hội nghị;

VD : Bình xét thi đua khen thưởng năm 2018, Giao ban tháng 3/2024, Biên bản họp hội
đồng, họp chi bộ …

- Biên bản hành chính: Ghi chép cách tiến hành một công việc theo quy định hành chính
như biên bản giao nhận và bàn giao, biên bản mở đề thi, biên bản hợp đồng.

- Biên bản có tính chất pháp lý: Ghi chép những vụ việc có liên quan đến pháp luật như
biên bản khám nghiệm tử thi, biên bản phiên tòa, biên bản tai nạn giao thông.

3/ Biên bản cần phải đạt những yêu cầu gì về nội dung và hình thức?
- Về mặt nội dung, biên bản phải ghi lại những sự việc chính xác, cụ thể, trung thực,
đầy đủ, khách quan; người ghi biên bản phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của
biên bản. Về mặt hình thức trình bày, biên bản phải đảm bảo rõ ràng, chặt chẽ về bố
cục.
- Phần mở đầu:
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ (đối với loại biên bản sự vụ, hành chính).
+ Tên biên bản.
+ Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự và chức trách của họ.
- Phần nội dung: Ghi lại diễn biến và kết quả sự việc.
- Phần kết thúc:
+ Thời gian kết thúc, chữ kí và họ tên của những người có trách nhiệm chính, chữ kí
và họ tên của người ghi biên bản.
+ Những văn bản và hiện vật kèm theo (nếu có).
- Lời văn của biên bản phải đảm bảo sáng rõ, ngắn gọn, chính xác.

You might also like