You are on page 1of 26

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TIN HỌC

PHẦN SOẠN THẢO VĂN BẢN


NHÓM 1
Câu 1: Biên bản là gì ? (1. 84)

A. Biên bản là văn bản hành chính thông dụng được sử dụng để ghi nhận sự kiện thực
tế xảy ra làm cơ sở để chủ thể quản lí ra các phán quyết trong công việc đảm bảo tính
chặt chẽ về thủ tục.

B. Biên bản là những văn bản ghi chép lại tản mản những câu chuyện được lưu truyền
trong dân gian

C. Biên bản là văn bản hành chính đề nghị một vấn đề, sự việc với cấp trên

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 2: Biên bản gồm mấy phần? (1. 93)

   A. 3 phần

   B. 4 phần

   C. 5 phần

   D. 6 phần

Câu 3: Những tình huống nào dưới đây cần viết biên bản?

   A. Đơn xin nghỉ ốm

   B. Đơn tường trình khi một nhóm học sinh tự ý đi tham quan khi chưa được phép
của thầy cô và cha mẹ

   C. Lớp em đề xuất đi tham quan bảo tàng dân tộc học

   D. Ghi lại diễn biến và kết quả Đại hội Đoàn trường

Câu 4: Một biên bản cần đảm bảo yếu tố gì về mặt nội dung? (1. 89)

   A. Ghi chép đầy đủ ngắn gọn về sự việc

   B. Nêu đầy đủ diễn biến của sự việc

   C. Bảo đảm tính xác thực


   D. Cả A, B, C

Câu 5: Ý nào sau đây không thuộc yêu cầu về hình thức của biên bản?(1. 88)

   A. Viết đúng mẫu quy định

   B. Có đầy đủ các phần, mục

   C. Có đánh số cụ thể

   D. Có đầy đủ bố cục 3 phần

Câu 6: Mục đích của việc viết biên bản là gì?(1. 87)

   A. Làm chứng cứ để minh chứng cho các sự kiện diễn ra trong thực tế

   B. Đề đạt lên cấp trên để thi hành, giải quyết

   C. Thỏa thuận các điều khoản giữa các bên liên quan

   D. Thông báo cho nhiều người được biết về một sự kiện vừa diễn ra

Câu 7: Yêu cầu nào không phù hợp với biên bản? (1. 87)

A. Số liệu, sự kiện chính xác, cụ thể

B. Ghi chép sự việc trung thực, đầy đủ, khách quan

C. Lời văn ngắn gọn, chính xác

D. Có thể sử dụng các biện pháp tu từ

Câu 8: Yêu cầu đối với biên bản?(1. 87)


A. Hình thức
B. Nội dung
C. Ngôn ngữ
D. Cả A,B,C
Câu 9: Có bao nhiêu loại biên bản? (1. 84)
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 10: Các loại biên bản ? (1. 84-85)
A. Biên bản vụ việc
B. Biên bản hội nghị
C. Biên bản hành chính
D. Cả A,B đều đúng
Câu 11: Biên bản vụ việc là gì? (1. 84)
A. là loại biên bản ghi nhận lại vụ việc khách quan xảy ra, phản ánh lại một sự việc có
giá trị chứng cứ để chủ thể có thẩm quyền dựa trên cơ sở đó ban hành văn bản áp dụng
pháp luật
B. là loại biên bản phản ánh sự việc có giá trị
C. có thẩm quyền dựa trên cơ sở ban hành văn bản áp dụng pháp luật
D. là loại biên bản ghi nhận lại vụ việc khách quan xảy ra, phản ánh lại một sự việc có
giá trị chứng cứ
Câu 12: Biên bản hội nghị là gì? (1. 85)
A. là văn bản hành chính thông dụng ghi chép lại toàn bộ tiến trình diễn biến của hội
nghị, cuộc họp, phản ánh lại những ý kiến thảo luận, những kết luận, quyết định của
hội nghị, cuộc họp làm cơ sở ban hành các văn bản pháp luật như nghị quyết, quyết
định, chỉ thị hay cơ sở để ban hành văn bản hành chính thông dụng như công văn,
thông báo
B. là văn bản hành chính thông dụng ghi chép lại toàn bộ tiến trình diễn biến của hội
nghị, cuộc họp, phản ánh lại những ý kiến thảo luận, những kết luận
C. là văn bản hành chính thông dụng ghi chép lại toàn bộ quyết định của hội nghị,
cuộc họp làm cơ sở ban hành các văn bản pháp luật như nghị quyết, quyết định, chỉ thị
hay cơ sở để ban hành văn bản hành chính thông dụng như công văn, thông báo
D. là loại biên bản ghi nhận lại vụ việc khách quan xảy ra, phản ánh lại một sự việc có
giá trị chứng cứ để chủ thể có thẩm quyền dựa trên cơ sở đó ban hành văn bản áp dụng
pháp luật
Câu 13: Phần mở đầu biên bản vụ việc bao gồm? (1. 93)
A.Thời gian
B. Địa điểm nơi diễn ra sự kiện thực tế
C. Thành phần tham dự
D. Cả A,B,C đều đúng

Câu 14: Nội dung chính của biên bản vụ việc là (1. 94)
A. Ghi nhận toàn bộ diễn biến của sự kiện phát sinh trên thực tế
B. Ghi nhận, mô tả, toàn bộ diễn biến của sự kiện phát sinh trên thực tế trên cơ sở của
các đương sự có liên quan
C. Mô tả toàn bộ diễn biến của sự kiện phát sinh trên thực tế trên cơ sở của các đương
sự có liên quan
D. Ghi nhận, mô tả diễn biến của sự kiện phát sinh trên thực tế trên cơ sở của các
đương sự có liên quan
Câu 15: Phần kết thúc bao gồm những nội dung nào? (1. 95)
A. phần này người soạn thảo phải ghi số lượng biên bản, thời gian chấm dứt sự kiện
thực tế như: bàn giao xong, kiểm tra, thu giữ
B. phần này phải ghi biên bản… thời gian chấm dứt sự kiện thực tế như: bàn giao, thu
giữ và thời điểm kết thúc
C. phần này người soạn thảo phải ghi số lượng biên bản… thời gian chấm dứt sự kiện
thực tế như: bàn giao xong, kiểm tra, thu giữ và thời điểm kết thúc
D. phần này người soạn thảo phải ghi số lượng biên bản… thời gian chấm dứt sự kiện
thực tế như: bàn giao xong, kiểm tra
Câu 16: Nội dung chính của biên bản hội nghị ? (1. 98)
A. Nội dung chính của biên bản hội nghị ghi nhận toàn bộ diễn biến của đại hội
B. Nội dung chính của biên bản hội nghị ghi nhận toàn bộ diễn biến theo tiến trình của
đại hội, hội nghị, cuộc họp diễn ra
C. Nội dung chính của biên bản hội nghị ghi nhận toàn bộ diễn biến theo tiến trình của
đại hội, hội nghị, cuộc họp diễn ra
D. Nội dung chính của biên bản hội nghị ghi nhận toàn bộ quá trình theo tiến trình của
cuộc họp diễn ra
Câu 17: Có mấy cách ghi biên bản? (1. 85-86-87)
A. 3
B. 2
C. 4
D. 5
Câu 18: Cách thứ nhất của cách ghi biên bản có nội dung gì? (1. 86)
A. ghi tổng hợp các nội dung của diễn biến sự việc phát sinh
B. tổng hợp các nội dung của diễn biến sự việc
C. ghi đầy đủ diễn biến sự việc phát sinh
D. ghi đầy đủ, chi tiết các nội dung của diễn biến sự việc phát sinh
Câu 19: Nhận định nào sau đây đúng? (1. 89)
A. Biên bản không đòi hỏi trách nhiệm cao ở người lập biên bản và những người có
trách nhiệm kí chứng nhận biên bản
B. Biên bản còn đòi hỏi trách nhiệm cao ở người lập biên bản và những người có trách
nhiệm kí chứng nhận biên bản
C. Biên bản còn đòi hỏi trách nhiệm cao ở người lập biên bản
D. Biên bản không đòi hỏi trách nhiệm cao ở người lập biên bản
Câu 20: Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản phải đáp ứng yêu cầu nào? (1. 90)
A. Được thể hiện bằng tiếng Việt, phải là ngôn ngữ viết, phải đảm bảo tính chính xác,
phổ thông, dễ hiểu
B. Được thể hiện bằng tiếng Việt, phải là ngôn ngữ viết, phổ thông, dễ hiểu
C. Phải là ngôn ngữ viết, phải đảm bảo tính chính xác, phổ thông, dễ hiểu
D. Được thể hiện bằng tiếng Việt, phải đảm bảo tính chính xác, phổ thông, dễ hiểu

NHÓM 2
Câu 1: Đâu là văn bản hành chính thông dụng không có tên loại? [1,18]
A. Quy chế
B. Tờ Trình
C. Công Văn
D. thông báo
Câu 2: Số Ký hiệu nào dưới đây KHÔNG phải của Công văn? [1,46]
A. Số: …./BYT-VPB1
B. Số: …./VPCP-KGVX
C. Số: …./BVBC-BCĐCTĐT
D. Số:… /TTr-SNV
Câu 3: Định nghĩa nào sau đây ĐÚNG nhất về công văn? [1,105]
A.Công văn (bức thư công) là văn bản hành chính thông dụng được sử dụng để giao
dịch chính thức giữa các cơ quan nhà nước với nhau, giữa cơ quan nhà nước với tổ
chức và công dân nhằm thực hiện hoạt động quản lí, điều hành một cách có hiệu quả
nhất.
B.Công văn (bức thư công) là văn bản hành chính thông dụng được sử dụng để giao
dịch
C. Công văn (bức thư công) là văn bản hành chính thông dụng được sử dụng để giao
dịch chính thức giữa các cơ quan nhà nước với nhau
D. Đáp án B và C.
Câu 4: Loại công văn nào sau đây do cấp trên ban hành? [1,106]
A.Công văn trình cấp trên đề án, kế hoạch
B.Công văn đề nghị, xin ý kiến giải quyết công việc
C.Công văn tiếp thu, phê bình
D.Công văn chỉ đạo, yêu cầu, đôn đốc, nhắc nhở
Câu 5: Loại công văn nào sau đây do cấp dưới ban hành? [1,107]
A.Công văn trả lời đề nghị của cấp dưới
B. Công văn từ chối
C. Công văn thăm hỏi
D. Công văn cảm ơn
Câu 6: Loại công văn nào sau đây do chủ thể ngang cấp ban hành ? [1,107]
A.Công văn tiếp thu, phê bình
B.Công văn giao dịch, trao đổi ý kiến
C.Công văn trả lời
D. Đáp án A và C
Câu 7: Loại công văn nào sau đây KHÔNG phải là Công văn nhà nước gửi cho
công dân? [1,107]
A.Công văn hướng dẫn, giải thích
B.Công văn trả lời
C. Công văn cảm ơn
D. Không có đáp án nào đúng
Câu 8: Đáp án nào sau đây KHÔNG phải là mục đích của công văn? [1,108]
A.Trình cấp trên đề án, chương trình, kế hoạch công tác;
B.Để thăm hỏi, cảm ơn các cơ quan, tổ chức khác…
C. Cấp trên trả lời công văn đề nghị của cấp dưới;
D. Cấp dưới trả lời công văn đề nghị của cấp trên;
Câu 9: Chọn đáp án ĐÚNG về kết cấu (bố cục) chung của công văn? [1,111]
A.Quốc hiệu (tiêu ngữ);Tên cơ quan ban hành công văn; Số và kí hiệu của công văn;
Địa danh và thời gian gửi công văn; Chủ đề nhận công văn (cơ quan hoặc cá nhân);
Trích yếu nội dung; Nội dung của công văn; Chữ kí, đóng dấu; Nơi nhận.
B.Quốc hiệu (tiêu ngữ);Tên cơ quan ban hành công văn; Số và kí hiệu của công văn;
Địa danh và thời gian gửi công văn.
C.Quốc Hiệu(Tiêu ngữ); Trích yếu nội dung; Nội dung của công văn; Chữ kí, đóng
dấu; Nơi nhận.
D. Đáp án B và C
Câu 10: Loại công văn nào sau đây KHÔNG do cấp trên ban hành? [1,107]
A.Công văn hướng dẫn thực hiện văn bản hoặc công việc
B. Công văn giải thích
C Công văn trả lời đề nghị của cấp dưới
D.Công văn giao dịch, trao đổi ý kiến
Câu 11: Đối với công văn để giải thích công việc do cấp trên hướng dẫn đối tượng
thực hiện thì phải làm như thế nào?
A. Phải dựa trên văn bản pháp luật hướng dẫn làm phần mở đầu
B. Phải dựa trên văn bản pháp luật hướng dẫn làm phần kết thúc
Câu 12: Chọn đáp án ĐÚNG về công văn?
A.Công văn là văn bản hành chính thông dụng có tên loại
B. Công văn là văn bản hành chính thông dụng không có tên loại
Câu 13: Nhận định nào sau đây ĐÚNG? [1,113]
A. Nếu cần ban hành công văn để đề nghị cấp trên cho ý kiến chỉ đạo về nhân sự, thì
mở đầu phải nêu mục đích nhằm kiện tòan tổ chức của cơ quan, đơn vị.
B. Nếu cần ban hành công văn để đề nghị cấp trên cho ý kiến chỉ đạo về nhân sự, thì
mở đầu không cần phải nêu mục đích kiện toàn tổ chức của cơ quan, đơn vị.
C. Nếu là công văn trao đổi công việc giữa các cơ quan liên quan, thì mở đầu không
cần phải nêu những vướng mắc khi triển khai công việc.
D. Tất cả đáp án trên.
Câu 14: Chọn đáp án ĐÚNG? [1,113]
A. Nếu cần ban hành công văn để đề nghị cấp trên cho ý kiến chỉ đạo về nhân sự, thì
mở đầu không cần phải nêu mục đích kiện toàn tổ chức của cơ quan, đơn vị.
B. Nếu là công văn trao đổi công việc giữa các cơ quan liên quan, thì mở đầu không
cần phải nêu những vướng mắc khi triển khai công việc.
C. Nếu là công văn trả lời thì mở đầu phải nêu được lý do ban hành công văn là do
nhận được công văn đề nghị của cấp dưới…
D. Nếu là công văn trả lời thì mở đầu phải nêu được những vướng mắc hiện nay khi
triển khai công việc đó.
Câu 15: Chọn đáp án ĐÚNG? [1,113]
A. Nếu cần ban hành công văn để đề nghị cấp trên cho ý kiến chỉ đạo về nhân sự, thì
mở đầu phải nêu được những vướng mắc.
B. Nếu là công văn trả lời thì mở đầu phải nêu mục đích nhằm kiện tòan tổ chức của
cơ quan, đơn vị.
C. Nếu là công văn trao đổi công việc giữa các cơ quan liên quan, thì mở đầu phải nêu
được những vướng mắc hiện nay khi triển khai công việc đó.
D. Đáp án B và C
Câu 16: Đâu là nội dung phần kết thúc của công văn đề nghị, yêu cầu? [1,124]
A. Nêu cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn
B. Nêu mục đích của đại hội, hội nghị, cuộc họp.
C. Nêu lí do và vấn đề cần giao dịch, thông báo.
D. Thể hiện sự mong muốn được quan tâm, xem xét các đề nghị, yêu cầu đó.
Câu 17: Phần mở đầu của soạn thảo công văn bao gồm? [1,114]
A. Cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn
B. Cơ sở pháp lý
C. Cơ sở thực tiễn.
D. Không có đáp án nào đúng.
Câu 18: Nội dung phần mở đầu của công văn giao dịch, trao đổi thông tin có kết
cấu như thế nào? [1,126]
A. Nêu lí do và vấn đề cần giao dịch, thông báo.
B. Nêu yêu cầu phổ biến cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
C. Nêu tên của văn bản pháp luật hoặc tên của cấp ủy Đảng
D. Đáp án A và C.
Câu 19: Chọn nhận định ĐÚNG trong các nhận định sau?
A. Công văn từ chối thì phải dùng lời lẽ nghiêm khắc bảo đảm tính nghiêm túc
B. Công văn thăm hỏi thì tiếp thu ý kiến phê bình dù đúng hay sai cũng phải mềm dẻo.
C. Công văn từ chối thì phải dùng từ ngữ lịch sự và có sự động viên, an ủi song làm
bật tính nguyên tắc của công việc.
D. Tất cả đáp án trên.
Câu 20: Đâu là đáp án ĐÚNG trong soạn thảo nội dung phần mở đầu của công
văn giải thích? [1,121]
A. Nêu tên của văn bản pháp luật.
B. Nêu tên của văn bản pháp luật hoặc tên văn bản của cấp ủy Đảng.
C. Trong phần đặt vấn đề, nêu tên, số, ký hiệu, ngày tháng năm trích yếu của văn bản.
D. Nêu rõ nguồn gốc của tên văn bản cấp u

NHÓM 3

Câu 1 :Khi nào phải làm văn bản báo cáo? [3.1,133]
A. Khi cần phải trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả làm được của một cá
nhân hay tập thể.
B. Khi muốn truyền đạt những nội dung và yêu cầu từ cấp trên xuống
C. Khi xuất hiện một nhu cầu quyền lợi chính đáng nào đó của cá nhân hay tạp thể.
D. Khi muốn xin nghỉ học

Câu 2: Khi nào phải làm văn bản thông báo? [3.2,150]
A. Khi cần phải trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả làm được của một cá
nhân hay tập thể.
B. Khi cần trình bày để cấp trên hay một tổ chức nào đó hiểu đúng bản chất sự việc.
C. Khi cần truyền đạt những nội dung và yêu câu nào đó từ cấp trên có thẩm quyền
xuống cấp dưới.
D. Khi muốn tham gia vào một tổ chức nào đó.

Câu 3: Phần mở đầu của văn bản thông báo không có mục nào? [3.2.4,155]
A. Nơi nhận
B. Tên cơ quan chủ quản và đơn vị trực thuộc
C. Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên đoàn thể, tên văn bản
D. Địa điểm, thời gian thông báo
Câu 4: Nội dung văn bản thông báo cần cụ thể, rõ ràng, chính xác về những điểm
nào? [3.2.3,154]
A. Người thông báo và người nhận thông báo.
B. Nội dung công việc.
C. Qui định về thời gian, địa điểm.
D. Tất cả các điểm trên.
Câu 5: Yêu cầu chung của văn bản thông báo và tường trình là gì? [3.2.3,154]
A. Cụ thể, chính xác.
B. Trình bày đẹp mắt.
C. Có tính sáng tạo.
D. Có tính cá nhân.
Câu 6: Hãy cho biết văn bản nào sau đây KHÔNG phải là văn bản thông báo?
[Ví dụ]
A. Cô giáo gửi học sinh nói về việc chuẩn bị cho buổi tham quan.
B. UBND phường gửi nhân dân trong phường nói về việc sửa chữa hệ thống nước.
C. Cá nhân gửi công an phường về việc mất xe nhờ tìm kẻ gian.
D. Đoàn TNCS HCM trường gửi học sinh trong trường về kế hoạch thi tìm hiểu về
Đoàn.
Câu 7: Để đảm bảo giá trị trong việc cung cấp thông tin, khi soạn thảo loại văn
bản thông báo người soạn thảo phải đảm bảo các yêu cầu gì? [154 ]
A. Phải nêu rõ thông tin cần truyền đạt
B. Nội dung của thông báo phải cụ thể
C. Cách diễn đạt phải ngắn gọn, dễ hiểu, nêu trực tiếp thông tin cần truyền đạt
D. Tất cả ý trên đều đúng
Câu 8: Mục đích của loại báo cáo tổng kết [134 ]
A. Đánh giá một số quá trình công việc
B. Trình bày những công việc cần thiết
C. Đánh giá những công việc quan trọng
D. Đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện công việc
Câu 9: Nội dung chính của báo cáo tổng hợp gồm mấy phần? [140]
A. 4
B. 3
C. 2
D. 5

Câu 10: Đâu KHÔNG phải là yêu cầu đối với một văn bản báo cáo ? [136]
A. Đảm bảo tính chính xác, trung thực.
B. Đảm bảo tính cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm
C. Đảm bảo tính kịp thời
D. Đảm bảo tính bảo mật
Câu 11: Trường hợp nào sau đây không sử dụng thông báo ? [149]
A. Một sự việc, một tin tức
B. Một văn bản mới ban hành
C. Quan hệ mới trong hoạt động của bộ máy quản lí và lãnh đạo
D. Mời họp, dự hội nghị, đại hội
Câu 12: Báo cáo đột xuất còn được gọi là ? [147]
A. Báo cáo hỏa tốc
B. Báo cáo nhanh
C. Báo cáo khẩn cấp
D. Báo cáo bất ngờ
Câu 13: Ví dụ Báo cáo công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật năm 2015 của
Sở Tư pháp là loại báo cáo gì ? [135]
A. Báo cáo chung
B. Báo cáo sơ kết
C. Báo cáo chuyên đề
D. Báo cáo thường kỳ
Câu 14: Đối với những thông báo truyền đạt chủ trương, chính sách, quyết định,
chỉ thị của cấp trên cần gì? [156]
A. Nhắc lại tên văn bản cần truyền đạt hoặc mục đích của chủ trương, quyết định cần
truyền đạt
B. Tóm tắt nội dung cơ bản của chủ trương, chính sách, chỉ thị
C. Yêu cầu quán triệt, triển khai, thực hiện
D. Tất cả đáp án trên
Câu 15: khi cần in dữ liệu theo một mẫu cho trước, cần sử dụng đối tượng [151]
A. Báo cáo
B. Bảng
C. Biểu mẫu
D. Mẫu hỏi
Câu 16: Báo cáo là dạng cụ thể của văn bản gì [133]
A. Hành chính thông dụng
B. Bộ luật
C. Văn bản quy phạm pháp luật
D. Nghị quyết
Câu 17: Nhận định nào sau đây là ĐÚNG [155]
A. Báo cáo có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước
B. Báo cáo không có vai trò đặc biệt trong hoạt động quản lý nhà nước
C. Báo cáo có vai trò trong hoạt động xã hội
D. Báo cáo có vai trò trong hoạt động chính trị nhà nước
Câu 18 Báo có có thể có nhiều nhất mấy loại [ 1, 134]
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 19: Cơ cấu nội dung của thông báo gồm có mấy phần [ 1, 156]
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 20: Nội dung chính của báo cáo tổng hợp có mấy phần [ 1, 140]
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
NHÓM 4
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Những tiêu chí dùng để phân loại dự án, đề án, chương trình, kế hoạch công
tác? [193]

A. Về mặt thời gian, về mặt quy mô, về phạm vi tác động


B. Về mặt thời gian, về mựt quy mô, về địa điểm
C. Về mặt quy mô, về địa điểm, về đơn vị
D. Về mặt thời gian, về địa điểm, về đơn vị

Câu 2. Phần mở đầu của đề án, dự án thường có những nội dung gì? [198]

A. Trình bày khái quát tình hình thực tế


B. Nêu rõ căn cứ pháp lý cho việc xây dựng đề án, dự án
C. Trình bày mục đích việc lập đề án, dự án
D. Tất cả các ý trên

Câu 3. Khi soạn thảo đề án, cần lưu ý những vấn đề gì? [201]

A. Các hành văn của đề án giống như một tờ trình kết hợp với cách viết một bản kế
hoạch
B. Phải phù hợp với khả năng và thời gian thực hiện
C. Phối hợp với các nguồn lực của cá nhân, tổ chức
D. Tiết kiệm thời gian, nhân lực làm việc

Câu 4. Khi xây dựng chương trình công tác cần đảm bảo những gì? [209]

A. Không bỏ sót công việc, cần nêu rõ công việc chính xác phải làm, thời gian, địa
điểm và tên người thực hiện
B. Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với các chương trình của cấp trên
C. Phải phù hợp với khả năng và thời gian thực hiện
D. Tất cả các ý trên

Câu 5. Trong phần nội dung chính của kế hoạch công tác có bao nhiêu cách trình
bày? [205-206]

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 6. Bản chất của đề án là gì? [190-191]

A. Sử dụng để trình bày dự kiến về một công việc nào đó cần tiến hành trong thời
gian sắp tới
B. Trình bày dự kiến công việc cần thực hiên trong thời gian tới
C. Bản giải trình thuyết phục ban lãnh đạo
D. Ghi nhận sự kiện thực tế

Câu 7. Có bao nhiêu tiêu chí dùng đề phân loại dự án, đề án, chương trình, kế
hoạch công tác? [193]

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 8. VỀ PHẠM VI TÁC ĐỘNG dự án, đề án, chương trình, kế hoạch công tác được
phân thành những loại nào? [193]

A. Cấp quốc gia, vùng, địa phương, cơ quan, đơn vị


B. Tổng thể, từng công việc cụ thể
C. Dài hạn, ngắn hạn, trung gian
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 9. Nếu quy mô công việc lớn, phạm vi tác động rộng thì người soạn thảo dùng
loại văn bản nào dưới đây? [192]

A. Đề án
B. Kế hoạch
C. Dự án
D. Chương trình

Câu 10. Theo từ điển tiếng việt thì “ Ý kiến đề đạt kế hoạch, công việc” là định
nghĩa của loại văn bản nào sau đây? [190]

A. Dự án
B. Đề án
C. Chương trình
D. Kế hoạch

Câu 11. Soạn thảo chương trình công tác cần đáp ứng những yêu cầu gì? [209]

A. Cần đảm bảo không bỏ sót công việc


B. Nêu chính xác công việc phải làm
C. Nêu chính xác thời gian, địa điểm, tên người thực hiện
D. Tất cả các ý trên

Câu 12. Soạn thảo nội dung của đề án, dự án có bao nhiêu phần? [198]

A. Một phần
B. Hai phần
C. Ba phần
D. Bốn phần

Câu 13. Mục đích sử dụng của đề an, dự án, chương trình và kế hoạch công tác?
[194]

A. Có căn cứ kiểm tra, đánh giá tiến bộ, kết quả công việc
B. Phối hợp các nguồn lực của cá nhân
C. Sắp xếp công việc một cách hệ thống
D. Tất cả các ý trên

Câu 14. VỀ MẶT THỜI GIAN, có mấy loại đề án, dự án, chương trình và kế hoạch
công tác? [193]

A. Chỉ 1 loại
B. Chỉ 2 loại
C. Chỉ 3 loại
D. Có nhiều loại

Câu 15. Đề án, dự án, chương trình và kế hoạch công tác là loại văn bản gì? [189]

A. Văn bản hành chính thông dụng


B. Nghị quyết
C. Thông báo
D. Hợp đồng

Câu 16. Trong đề án, nếu Quốc hiệu là cỡ chữ 13 thì Tiêu ngữ là cỡ chữ bao nhiêu?

A. 12
B. 13
C. 14
D. 11

Câu 17. Ý nào sau đây KHÔNG phải là mục đích sử dụng của dự án, đề án, chương
trình, kế hoạch công tác? [194]

A. Sắp xếp công việc một cách hệ thống

B. Phối hợp được các nguồn lực của cá nhân, tổ chức

C. Có căn cứ để kiểm tra, đánh giá tiến độ, kết quả công việc của người thực hiện

D. Lấy ý kiến, lấy biểu quyết, sự thông quả của những người có thẩm quyền

Câu 18. Từ điển Tiếng Việt định nghĩa Kế hoạch là? [190]

A. Là dự thảo một văn kiện quan trọng về luật pháp hay kế hoạch
B. Là ý kiến đề đạt về kế hoạch, công việc

C. Là các mục, các vấn đề, nhiệm vụ đề ra và được sắp xếp theo trình tự thực hiện
trong một thời gian.

D. Là những điều vạch ra về các mục tiêu và cách thức để đạt được trong thời gian
nhất định.

Câu 19. Việc lập đề án, dự án, chương trình, kế hoạch công tác giúp các cơ quan, tổ
chức làm gì? [194]

A. Sắp xếp công việc một cách hệ thống, từ đó có sự chủ động trong công việc.

B. Làm việc hiệu quả,chủ động hơn.

C.Tiết kiệm chi phí

D.Tiết kiệm thời gian,nhân lực làm việc.

Câu 20. Trong các mục đích dưới đây, đâu là mục đích sử dụng của Dự án, đề án,
chương trình, kế hoạch công tác?[1, 193]
A. Để trao đổi thông tin nhằm thực hiện thống nhất quy định pháp luật về lĩnh vực
hoạt động của cơ quan.
B. Trình cấp trên đề án, chương trình, kế hoạch công tác.
C. Trình bày dự kiến về một công việc cần thực hiện trong một khoảng thời gian nhất
định
D. Chỉ đạo, đôn đốc, giao nhiệm vụ cho cấp dưới.

NHÓM 5
NHÓM 5_K44B LUẬT HỌC

20 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VỀ TIN HỌC ỨNG DỤNG TRONG SOẠN
THẢO VĂN BẢN VỀ NỘI QUY, QUY CHẾ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
Câu 1: Quy chế phải đáp ứng một trong các yêu cầu nào sau đây
[1,166]:
A. Đảm bảo tính khách quan
B. Đảm bảo tính nghiêm túc
C. Đảm bảo tính lịch sự, sang trọng
D. Về nội dung phải đảm bảo tính hợp pháp và hợp lý
Câu 2: Văn bản nào có nội dung là quy tắc xử sự nội bộ để tác động
đến đối tượng thực hiện là cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên
trong nội bộ cơ quan, tổ chức đó [1,165]?
A. Quy chế
B. Quy định
C. Điều lệ
D. Nội quy
Câu 3: Một số nội dung chủ yếu của nội quy lao động [1,168-187]?
A. Trật tự nơi làm việc
B. Thời gian làm việc và nghỉ ngơi
C. An toàn vệ sinh lao động
D. Tất cả phương án trên
Câu 4: Giá trị pháp lý của các văn bản quy chế, nội quy được thể
hiện như thế nào [1,164]?
A. Bắt buộc
B. Không bắt buộc
C. A, B đều đúng
D. A, B đều sai
Câu 5: Nội quy được phân thành bao nhiêu loại điển hình [1,182-
187]?
A. 1
B. 3
C. 5
D. 2
Câu 6: Yêu cầu nào về ngôn ngữ, văn phong diễn đạt đối với nội
quy, quy chế [1,167]
A. Dài dòng
B. Ngắn gọn, súc tích, rõ ràng, mạch lạc
C. Không rõ ràng
D. Rườm rà
Câu 7: Điểm giống nhau giữa nội quy và quy chế [1,164]:
A. Nội dung
B. Theo nghĩa từ vựng
C. Giá trị pháp lý
D. Cả A và C
Câu 8: Yêu cầu nào sau đây về hình thức đối với quy chế, nội quy
[1,167]
A. Tuân theo quy định của pháp luật
B. Không tuân theo quy định nào cả
C. Tuân theo quy định của nhà trường
D. Tất cả đều sai
Câu 9: Quy chế và nội quy đảm bảo chất lượng khi đáp ứng
những điều kiện cụ thể nào sau đây [1,166-167]?
A. Nội dung
B. Hình thức
C. Ngôn ngữ, văn phong diễn đạt
D. Tất cả đáp án trên
Câu 10: Nội quy có nội dung là quy tắc xử sự nội bộ để tác động đến
đối tượng thực hiện là [1,165]:
A. Cán bộ
B. Công chức, viên chức
C. Nhân viên trong nội bộ cơ quan, tổ chức
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 11: Đâu là một trong những nội dung cơ bản trong soạn thảo
quy chế nội bộ người soạn thảo cần trình bày [1,176-177]?
A. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức
B. Sơ đồ kết cấu hạ tầng công ty
C. Biện pháp phòng cháy
D. Quy định giờ làm việc
Câu 12: Nội dung chủ yếu nào sau đây được quy định tại nội quy lao
động [1,186-187]:
A. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
B. Hình thức xử lý kỷ luật lao động
C. Trách nhiệm vật chất
D. Tất cả đáp án trên
Câu 13: Theo nghĩa từ vựng “những quy định đã hình thành chế độ
để mọi người tuân theo”là của văn bản nào sau đây [1,164-165]?
A. Nội quy
B. Quy định
C. Quy chế
D. Điều lệ
Câu 14: Quy chế, nội quy là văn bản được ban hành để làm gì
[1,163]?
A. Trao đổi thông tin giữa các chủ thể
B. Giải trình thuyết phục lãnh đạo chấp nhận đề nghị
C. Tạo khuôn khổ, trật tự cho hoạt động quản lý của mọi cơ quan,
tổ chức
D. Phản ánh tình hình thực tế, trình bày kết quả thực hiện công việc
Câu 15: Nội dung của SOẠN THẢO QUY CHẾ NỘI BỘ được phân
thành mấy phần [1,176]?
A. Chương, mục, điều
B. Chương, mục, điều, khoản
C. Chương, mục, điều, khoản, điểm
D. Chương, mục, điều, khoản, điểm hoặc điều, khoản, điểm
Câu 16: Nhóm văn bản nào sau đây có chung mục đích là tạo ra
khuôn khổ, trật tự cho hoạt động quản lý của mọi cơ quan tổ chức
[1,163]?
A. Điều lệ, quy chế, quy định, nội quy
B. Báo cáo, thông báo
C. Công văn, công điện
D. Dự án, đề án, chương trình, kế hoạch, công tác
Câu 17: Văn bản nào dưới đây là văn bản hành chính thông dụng
được sử dụng để đề ra quy tắc xử sự nội bộ [1,23-21]?
A. Nội quy, quy chế
B. Đề án, kế hoạch
C. Thông báo, báo cáo
D. Giấy ủy nhiệm, giấy chứng nhận
Câu 18: Địa danh, thời gian ban hành văn bản nội quy, quy chế
thường được quy định cỡ chữ là bao nhiêu [1,47]:
A. 16
B. 20
C. 12
D. 13 hoặc 14
Câu 19: Người soạn thảo nội quy, quy chế phải trình bày được
những nội dung cơ bản nào sau đây [1,176]?
A. Những quy định chung, những quy định riêng
B. Những quy định chung; vị trí, chức năng, nhiệm vụ của cơ
quan, tổ chức; cơ cấu tổ chức bộ máy
C. Cơ cấu tổ chức bộ máy
D. Cơ cấu tổ chức bộ máy và vị trí, chức năng của cơ quan
Câu 20: Thành phần thể thức nào cần phải có trong văn bản nội quy,
quy chế [1,39-40]
A. Quốc hiệu (hoặc tiêu đề)
B. Tên cơ quan tổ chức ban hành văn bản
C. Phần ký và đánh dấu trong văn bản
D. Tất cả các đáp án trên

NHÓM 6
CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH VỀ TỜ TRÌNH
NHÓM 6
 

Câu 1: Khái niệm nào sau đây đúng với tờ trình? [ 1, 211 ].


A.Đề xuất với cấp trên một vấn đề mới
B.Báo cáo với cấp trên một vấn đề mới
C.Phản ánh tình hình, sự việc của cơ quan cá nhân
D.Ghi lại những điều đang diễn ra để làm chứng cứ pháp lý

Câu 2: cấu trúc tờ trình gồm những phần nào? [ 1, 214 ].


A.Phần mở đầu, phần nêu lý do, phần kết thúc        
B.Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết bài
C.Phần mở đầu, phần nêu lý do, phần nội dung
D.Phần nêu lý do, phần nội dung

Câu 3: phần mở đầu của tờ trình cần?[ 1, 214 ]


A.Trình bày các vấn đề cần đề xuất
B.Nêu ý nghĩa, tác dụng của đề nghị
C.Nêu lý do, đưa ra các nội dung trình duyệt
D.Nêu các giải pháp khắc phục

Câu 4: Tờ trình thuộc loại văn bản nào? [ 1, 211 ]


A.Văn bản tờ trình pháp quy
B.Văn bản hành chính thông thường
C.Các loại giấy tờ hành chính
D.Không thuộc loại nào
Câu 5: Chức năng nào sau đây ứng với tờ trình ? [ 3, 219 ]
A. Trình bày, lập luận diễn giải vấn đề
B. Trình bày 1 sự việc đã diễn ra
C. Trình bày yêu cầu, nguyện vọng với tổ chức hoặc người có thẩm
quyền giải quyết
D. Truyền đạt nội dung

Câu 6: Cấu trúc tờ trình được chia thành mấy phần ? [1,214].
A. 4
B. 5
C. 3
D.6

Câu 7: Bản chất của tờ trình là: [ 3, 216 ]


A. Bức thư công
B. Bản giải trình thuyết phục lãnh đạo chấp nhận đề nghị
C. Ghi nhận sự kiện thực tế
D. Phản ánh thực tế công việc

Câu 8: Tờ trình bao gồm các loại: [ 1, 213 ]


A. Tờ trình đề án, tờ trình công việc
B.Tờ trình độc lập và tờ trình đính kèm với văn bản khác
C.Tờ trình dự án, tờ trình công việc
D.Tờ trình quy chế, tờ trình công việc
Câu 9: Tờ trình là văn bản hành chính thông dụng được sử dụng
để: [ 1, 211 ]
A.Truyền tải thông tin trong hoạt động quản lý
B.Phản ánh tình hình thực tế
C.Đề xuất và mong cấp trên phê duyệt một vấn đề mới phát sinh trong
hoạt động của cơ quan
D.Ghi nhận sự kiện thực tế

Câu 10: Ngôn ngữ trong tờ trình phải đáp ứng yêu cầu sau:
[ 3, 218 ]
A.Là văn phong điều khoản, diễn đạt phải rõ ràng, có lý lẽ chặt chẽ
mang tính thuyết phục cao
B.Là văn phong nghị luận, diễn đạt phải rõ ràng, có lý lẽ chặt chẽ
mang tính thuyết phục cao
C.Là văn phong nghị luận, diễn đạt phải nghiêm túc, trang trọng
D.Là văn phong nghị luận, diễn đạt phải rõ ràng, chính xác
 

Câu 11: Trường hợp nào sau đây, các cơ quan, tổ chức KHÔNG
sử dụng tờ trình để giải quyết công việc? [ 1,211 – 212 ].
A.Đề xuất những vấn đề giải quyết các công việc liên quan đến
Nhà nước
B.Đề xuất những vấn đề xuất hiện thường xuyên trong hoạt động quản

C.Đề xuất những vấn đề lớn có liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau
D.Đề nghị ban hành mới hay sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ một văn
bản hay quy định nào đó trong văn bản không còn phù hợp.
Câu 12: Điểm giống nhau giữa TỜ TRÌNH và CÔNG VĂN là gì?
[1, 212 ]
A.Đều là loại văn bản có cách trình bày tương tự nhau
B.Đều nhằm mục đích gửi thông báo, báo cáo lên cấp trên
C.Đều có thể dùng để trình lên cấp trên một dự thảo  văn bản
pháp luật,  một đề án công tác hay một kế hoạch hoạt động của cơ
quan, tổ chức.
D.Nội dung bao gồm nhiều vấn đề trong mọi lĩnh vực.

Câu 13: Tờ trình được chia làm mấy loại? [ 1, 213 ].


A.2
B.3
C.4
D.5

Câu 14: Ý nào sau đây KHÔNG phải là yêu cầu đối với tờ trình? 
[ 1, 213 – 214 ].
A.Tờ trình gửi đến phải có sự xác nhận của cơ quan, tổ chức.
B.Phân tích các căn cứ thực tế những điểm tích cực, tiêu cực của tình
hình làm nổi bật các nhu cầu bức thiết của vấn đề cần trình duyệt.
C.Nêu các nội dung xin phê duyệt phải rõ ràng, cụ thể.
D. Văn phong trong tờ trình theo phong cách nghị luận, diễn đạt rõ
ràng, khúc triết, lí lẽ chặt chẽ, có sức thuyết phục cao.

Câu 15: Trong tờ trình, để trình duyệt một công việc mang tính sự
vụ thì làm như thế nào cho đúng bố cục ? [ 1, 214 ].
A.Đặt tên cho phần mở đầu, sau đó trình bày lý do của việc đề xuất
vấn đề mới đó.
B.Không cần phải đặt tên cho phần mở đầu mà trình bày luôn lí
do của việc đề xuất vấn đề mới đó.
C.Đặt tên cho phần mờ đầu, không cần phải nêu lý do của việc đề xuất
vấn đề mới đó.
D.Không cần đặt tên cho phần mở đầu và không cần nêu lý do.
 

Câu 16: Khi nào sử dụng tờ trình trong văn bản hành chính?
[ 1, 212 ]
A.Đề xuất những vấn đề trong hoạt động quản lí  xây dựng cơ sở vật
chất;
B.Đề xuất những vấn đề lớn có liên quan đến nhiều chủ thể khác
nhau;
C.Đề nghị ban hành mới hay sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ một văn
bản hay quy định nào đó trong văn bản không còn phù hợp;
D.Tất cả các ý trên.

Câu 17: Mục đích sử dụng tờ trình trong một số trường hợp
tương tự với văn bản hành chính thông dụng khác nào? [ 1, 212 ]
A.Chỉ thị - CT;
B.Thông báo - TB;
C.Báo cáo - BC;
D.Công văn – CV.

Câu 18: Trong các trường hợp thực tế, trường hợp nào sử dụng tờ
trình thay cho công văn? [ 1, 212 ]
A.Khi trình lên cấp trên một dự thảo văn bản pháp luật;
B.Khi trình lên cấp trên một dự thảo văn bản pháp luật;
C.Khi trình lên cấp trên các văn bản trong trường hợp các đề án công
tác ít quan trọng;
D.Khi trình lên cấp trên các văn bản quan trọng, các đề án công tác
phức tạp, có ảnh hưởng lớn tới hoạt động quản lí của cơ quan, tổ chức.

Câu 20:  Theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Tờ


trình là: [ 1, 211 ]
A.Văn bản quy phạm pháp luật     B.Văn bản chuyên ngành
C.Văn bản cá biệt           D.Văn bản hành chính

Câu 21: Vì tờ trình là loại văn bản dùng để thuyết phục cấp trên
chấp nhận một đề nghị nào đó, do vậy điểm nào dưới đây mà
người soạn thảo KHÔNG thể hiện: [ 1, 216 – 218 ]
A.Phải đặt mình vào vị trí của cấp trên để nhìn nhận vấn đề;
B.Chỉ cần nhìn nhận vấn đề từ một chiều, chỉ cần thấy và phân tích
những ưu điểm của phương án mới;
C.Tìm hiểu những lí do khách quan để tìm cách thuyết phục nhà quản
lí một cách rõ ràng;
D.Sử dụng ngôn ngữ thể hiện hết sức uyển chuyển và linh hoạt.

You might also like