You are on page 1of 3

BÀI 4: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC

I. KHÁI NIỆM BỘ MÁY NHÀ NƯỚC

I.1. Khái niệm Bộ máy nhà nước

Bộ máy nhà nước: Là hệ thống các cơ quan nhà nước từ Trung ương xuống địa phương được tổ
chức theo những nguyên tắc chung, thống nhất tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện
nhiệm vụ và chức năng của nhà nước.

Hệ thống:

- Nhiều cơ quan.

- Mối liên hệ: tổ chức; hoạt động.

- Nguyên tắc chung.

→ Nhiệm vụ chức năng Nhà nước.

I.2. Khái niệm Cơ quan nhà nước

Cơ quan nhà nước: những bộ phận cơ bản tạo thành Bộ máy nhà nước là tổ chức chính trị có
tính độc lập tương đối về tổ chức – cơ cấu bao gồm những cán bộ, công chức được giao những
quyền hạn nhất định để thực hiện nhiệm vụ chức năng nhà nước.

Đặc điểm của cơ quan nhà nước:

- Tổ chức cơ cấu, có tính độc lập.

- Có nhiệm vụ, chức năng nhất định.

- Có thẩm quyền nhà nước.

- Có thành viên là cán bộ công chức.

II. NGUYÊN TẮC CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC

Nguyên tắc: những nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo làm cơ sở cho tổ chức và hoạt động của Bộ máy
nhà nước.

Ý nghĩa:

- Nhận biết được cách thức tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước.

- So sánh các Bộ máy nhà nước với nhau.

Phân loại nguyên tắc:


- Nguyên tắc về tổ chức quyền lực nhà nước.

- Nguyên tắc pháp lý, chính trị...: pháp luật là chuẩn mực dù mang quyền lực nhà nước
hay không mang quyền lực nhà nước; nguyên tắc điển hình là Đảng lãnh đạo.

- Nguyên tắc chung, nguyên tắc riêng: nguyên tắc riêng của Tòa án là nguyên tắc độc lập
và chỉ tuân theo Pháp luật;

Nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước:

Nguyên tắc tập quyền: tổ chức quyền lực nhà nước thể hiện việc tập trung quyền lực vào tay
một người hoặc một cơ quan. Tập trung quyền hành pháp, lập pháp, tư pháp vào một chủ thể.

- Quyền lực tập trung, thống nhất trong một cơ quan.

- Nhằm đảm bảo quyền lực nhà nước tập trung, thống nhất và hiệu quả quản lý.

Nguyên tắc phân quyền: chế độ quản lý hành chính phân cho một tập thể hay một đơn vị hành
chính – lãnh thổ tư quản lý, có tư cách pháp nhân, có những quyền hạn và những nguồn lực
nhất định, dưới sự kiểm tra của Nhà nước. Có 3 kiểu: phân quyền theo lãnh thổ, theo ngành và
theo quyền kỹ thuật.

- Hệ thống cơ quan nhà nước hình thành bằng những con đường khác nhau, kiềm chế đối
trọng lẫn nhau.

- Mục đích nhằm hạn chế sự lạm dụng quyền lực.

- Nguy cơ xung đột chính trị → phân quyền cứng rắn thành phân quyền mềm dẻo hơn →
lưỡng.

III. PHÂN LOẠI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

III.1. Theo chức năng pháp lý

Cơ quan lập pháp:

- Là cơ quan đại diện theo thành phần cư dân, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của nhân
dân.

- Thực hiện chức năng xây dựng pháp luật.

Cơ quan hành pháp:

- Thi hành pháp luật của cơ quan đại diện.

- Thực hiện sự quản lý, điều hành.


- Yêu cầu: thống nhất, tập trung.

Cơ quan tư pháp:

- Đóng vai trò bảo vệ pháp luật.

- Xét xử và giải quyết tranh chấp.

- Yêu cầu độc lập, trung lập.

Nguyên thủ quốc gia: có thể thuộc hoặc không thuộc nhánh quyền lực nào → tùy thuộc vào Bộ
máy nhà nước.

III.2. Theo sự phân chia khu vực lãnh thổ

Cơ quan nhà nước Trung ương:

- Thẩm quyền bao trùm

III.3. Theo trình tự thành lập

Cơ quan dân cử:

- Được thành lập bởi bầu cử toàn dân hay khu vực.

- Mang tính chất là cơ quan quyền lực.

Cơ quan nhà nước không qua dân cử:

- Được hình thành bằng bổ nhiệm hoặc bầu.

- Chịu trách nhiệm trước cơ quan dân chủ.

Chú ý: Phân biệt khái niệm cơ quan, quyền lực, chức năng.

You might also like