You are on page 1of 28

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

KINH TẾ VĨ MÔ
GVHD: Hồ Nhật Hưng
ĐỀ TÀI: Ảnh hưởng của giá xăng dầu từ năm 2020 tới nay
đối với nền kinh tế Việt Nam và dự đoán trong năm 2024

Thực hiện: Nhóm 1 - QTKD47B

1. Nguyễn Thị Phượng - 2253401010104


2. Trương Thị Bích Phượng - 2253401010105
3. Phan Nguyễn Như Quỳnh - 2253401010112
4. Võ Hoài Thương - 2253401010139
5. Vũ Thị Quý Trúc - 2253401010151
6. Bùi Kim Tuyến - 2253401010157
Kinh tế vĩ mô - QTKD47B - Nhóm 1

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2024

PAGE \*
MERGEFORMAT 1
Kinh tế vĩ mô - QTKD47B - Nhóm 1

PHỤ LỤC
I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỀ TÀI 1
1. Lý do, mục đích chọn đề tài 1
a. Lý do chọn đề tài 1
b. Mục đích chọn đề tài: 2
2. Tầm quan trọng của đề tài: 3

II. NHỮNG LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 3


1. Khái quát về thị trường xăng dầu, đặc điểm và vai trò của nó đối với nền kinh tế
của nước ta 3
a. Khái quát về thị trường xăng dầu 3
b. Vai trò của kinh doanh xăng dầu với nền kinh tế nước ta 4
c. Đặc điểm của thị trường xăng dầu 4
2. Thực trạng phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam và giá xăng dầu, nguyên
nhân làm cho giá xăng dầu không ổn định 5
a. Thực trạng phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam 5
b. Nhu cầu tiêu dùng xăng dầu ở Việt Nam 5
c. Giá cả xăng dầu ở Việt Nam 5
d. Thực trạng giá xăng dầu 6
3. Biến động của thị trường xăng dầu thế giới, nguyên nhân làm cho giá xăng dầu tăng
và những ảnh hưởng của nó 6
a. Biến động của thị trường xăng dầu thế giới và nguyên nhân làm xăng dầu tăng
giá 6
b. Ảnh hưởng của tăng giá xăng dầu: 7

III. TÌNH HÌNH CỦA VIỆT NAM 8


1. Tình hình giá xăng dầu của Việt Nam từ năm 2020 tới nay và dự đoán trong năm
2024 8
a. Tình hình năm 2020 8
b. Tình hình năm 2021 9
c. Tình hình năm 2022 10
d. Tình hình năm 2023, đầu năm 2024 12
e. Dự báo năm 2024 13
2. Thuận lợi và khó khăn của Việt Nam với sự biến động của giá xăng dầu 14
a. Thuận lợi 14
b. Khó khăn 15
IV. TỔNG KẾT 15
1. Tóm tắt 15
2. Các giải pháp khắc phục 16
a. Sử dụng tiết kiệm lượng xăng dầu hiện có đồng thời khai thác các năng lượng
mới 16
b. Để giảm bớt nhập khẩu xăng dầu thì nên xây dựng các nhà máy lọc hóa dầu 17
Kinh tế vĩ mô - QTKD47B - Nhóm 1

c. Chính sách thuế 17


d. Phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh xăng dầu 17
e. Quản lý hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu xăng dầu 17
f. Xây dựng chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước 18
g. Quản lý gián tiếp các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu 18
h. Quản lý tốt chính sách giá 19
j. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho thị trường xăng dầu trong nước 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20


I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỀ TÀI
1. Lý do, mục đích chọn đề tài
a. Lý do chọn đề tài
- Xăng dầu là loại hàng hóa đặc biệt không thể thiếu ở bất cứ quốc gia nào, nó là
yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế. Thực tế cho thấy các ngành kinh
tế đều chịu ảnh hưởng to lớn của ngành xăng dầu. Vì đây là mặt hàng thiết yếu, phục vụ
cho cuộc sống hàng ngày như việc đi lại, làm việc, học tập, vận chuyển hàng hóa của
người dân và doanh nghiệp. Một khi giá xăng dầu biến động thì các ngành kinh tế khác
cũng như giá cả của các loại hàng hóa cũng biến động theo. Khi đó, đời sống của người
dân và sự ổn định của nền kinh tế bị tác động mạnh khi giá xăng không ổn định.
Kinh tế vĩ mô - QTKD47B - Nhóm 1

- Như chúng ta đã biết trong nền kinh tế hiện nay thì nguồn năng lượng dầu mỏ là
không thể thiếu, nó chiếm tỷ lệ sử dụng khoảng 40% trong tất cả các nguồn năng lượng
trên thế giới. Tuy nhiên nguồn năng lượng này lại có giới hạn, nó không được tái tạo
thêm mà ngược lại nó lại được sử dụng ngày càng nhiều. Theo dự đoán thì nguồn năng
lượng này chỉ có thể đáp ứng trong vài chục năm nữa. Vì vậy giá cả của nó ngày càng
tăng lên là điều khó tránh khỏi. Khi giá xăng dầu tăng thì nó ảnh hưởng rất lớn đến một
số ngành nghề sử dụng nhiều xăng dầu để hoạt động.
- Sau khi trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại quốc tế WTO thì
nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bật trong tất cả các ngành nghề,
các lĩnh vực sản xuất kinh doanh Nhưng trong những năm gần đây mà đặc biệt là đầu
năm 2022 giá dầu thô trên thế giới tăng một cách nhanh chóng làm cho giá xăng dầu
trong nước cũng tăng theo. Việc giá xăng dầu tăng đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống
hàng ngày của người dân, đến quá trình sản xuất của các doanh nghiệp Vì vậy nó đã tác
động rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam, mà trong đó có một số ngành nghề rất nhạy cảm
với giá xăng dầu như: khai thác thủy sản, giao thông vận tải.
(Gần đây mà 2007 với 2008, mình đang làm từ 2020 tới 2023, nói thêm 2007,
2008 cũng được nhưng bắt buộc phải nói thêm trong giai đoạn 2020 -2023)
(https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?
dDocName=MOFUCM248582)

- Việt Nam tuy là đất nước có dầu mỏ nhưng lại phải nhập khẩu hầu hết các sản
phẩm xăng dầu để phục vụ nhu cầu trong nước Ông Nguyễn Hồng Diên cho rằng, Việt
Nam luôn khẳng định chỉ nhập 20% xăng dầu thành phẩm, còn 80% trong nước
sản xuất. Nhưng trong 80% nguồn cung do 2 nhà máy trong nước sản xuất thì có
đến một nửa trong đó vẫn phải nhập dầu thô (xăng dầu nguyên liệu). Nguồn dầu thô
này vẫn phải nhập từ nước ngoài về nên phải phụ thuộc vào thị trường thế giới.
Kinh tế vĩ mô - QTKD47B - Nhóm 1

“Tính ra Việt Nam vẫn đang phải nhập trên dưới 70% xăng dầu nguyên liệu
và xăng dầu thành phẩm và chỉ có 30% là chủ động nguồn cung trong nước từ dầu
thô đến xăng dầu thành phẩm”,
. Điều này khiến giá xăng dầu trong nước phụ thuộc chặt chẽ vào giá xăng dầu thế
giới. Bất chấp những nỗ lực rất lớn của chính phủ trong việc đổi mới cơ chế điều hành
giá xăng dầu, hạn chế sự phụ thuộc vào giá thế giới thông qua việc tự sản xuất các sản
phẩm lọc hóa dầu, giá xăng dầu vẫn không ngừng biến động mạnh gây khó khăn cho các
doanh nghiệp lẫn người dân. Điều này một lần nữa đã đặt vấn đề với cơ chế quản lý giá
xăng dầu hiện nay.
- “Xăng dầu được ví như “máu” của nền kinh tế. Giá xăng dầu tăng cao sẽ trực
tiếp đẩy giá thành sản phẩm, kéo theo giá hàng hóa, tạo áp lực lên lạm phát, nhất là trong
bối cảnh Việt Nam đang mở cửa trở lại và trên đà phục hồi kinh tế sau thời gian ảnh
hưởng từ dịch bệnh COVID-19”.
- Giá cả, thị trường xăng dầu trên thế giới từ năm 2020 đến nay có sự biến động rất
mạnh. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, cung – cầu xăng dầu bị mất cân đối và chịu tác
động của cuộc xung đột quân sự giữa Nga với Ukraine. Giá xăng dầu thế giới biến động
mạnh làm cho giá bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam cũng biến động theo và đặt ra một số vấn
đề đối với chính sách điều hành giá xăng dầu ở Việt Nam hiện nay.
- Kinh tế nước ta phụ thuộc nhiều vào nguyên, nhiên liệu nhập khẩu nên khi giá
xăng dầu thế giới tăng sẽ làm tăng giá nguyên, nhiên liệu trong nước. Trong hoạt động
sản xuất hàng hóa và dịch vụ, tùy theo quy trình sản xuất của mỗi ngành, nhưng hầu hết
các ngành đều sử dụng xăng dầu. Chi phí xăng dầu chiếm khoảng 3,52% trong tổng chi
phí sản xuất của toàn nền kinh tế. Điều này cho thấy xăng dầu chiếm tỷ trọng khá cao và
tác động mạnh vào giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
- Đặc biệt, giá xăng dầu tăng tác động rất mạnh tới các ngành như: Đánh bắt thủy
sản, vận tải. Vì vậy, bên cạnh tác động trực tiếp làm tăng giá thành sản phẩm, giá xăng
dầu tăng còn làm tăng giá hàng hóa trong khâu lưu thông, tạo áp lực lên lạm phát, giảm
sức cạnh tranh của dịch vụ, hàng hóa sản xuất trong nước, tác động xấu trên diện rộng.
→ Đó là lý do đề tài nghiên cứu về “Giá xăng dầu trong thời gian gần đây”.
b. Mục đích chọn đề tài:
- Tìm hiểu những nét khái quát chung về mặt hàng xăng dầu và thị trường xăng
dầu Việt nam để có cái nhìn tổng quan nhất.
- Phân tích nghiên cứu biến động của giá cả mặt hàng xăng dầu trên thị trường
Việt Nam và đặc biệt đi sâu tìm hiểu những tác động của nó tới nền kinh tế nói riêng và
toàn bộ đời sống xã hội nói chung trong giai đoạn 2020-2023. Từ đó chúng ta có cái nhìn
tổng quát nhất nhằm đưa ra được những nguyên nhân chính gây nên tình trạng giá cả tăng
giảm thất thường nêu trên.
- Tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của biến
động giá xăng dầu đối với nền kinh tế, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm điều tiết
giá cả trong thời gian tới.
Kinh tế vĩ mô - QTKD47B - Nhóm 1

2. Tầm quan trọng của đề tài:


- Có cái nhìn bao quát về thị trường xăng dầu, đặc điểm và vai trò của xăng dầu
đối với nền kinh tế nước ta, chỉ ra được những mặt tác động mà xăng dầu có ảnh hưởng
đến Việt Năm bằng các số liệu cụ thể, nói lên được tình hình kinh tế, chính trị xã hội chịu
tác động như thế nào khi xăng dầu biến động, tình hình phát triển xăng dầu trong những
năm biến động thay đổi như thế, nêu lên được những vấn đề mà Việt Nam đang gặp phải
bởi chịu sự ảnh hưởng của biến động xăng dầu trên thị trường thế giới.
- Đưa ra những chính sách về hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về giá đối với
xăng, dầu Việt Nam trong thời gian tới, cần nghiên cứu áp dụng cơ chế xăng, dầu theo
hướng: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền không quy định giá cơ sở xăng, dầu; cơ chế
điều tiết giá xăng, dầu được thực hiện tương tự như các mặt hàng thuộc
danh mục bình ổn giá khác Quản lý và phát triển thị trường xăng, dầu theo hướng khuyến
khích cạnh tranh và tăng cường năng lực cạnh tranh, đa dạng hóa các loại hình doanh
nghiệp tham gia kinh doanh xăng dầu, cần có lộ trình mở cửa thị trường cho các doanh
nghiệp nước ngoài tham gia thị trường bán buôn, bán lẻ; Cần có quy định nhằm nâng cao
trách nhiệm của doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu; những biện pháp nhằm hạn chế gian
lận thương mại và lạm dụng thị trường; Tăng cường các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn
và đấu tranh đẩy lùi hoạt động buôn lậu xăng dầu; xây dựng hệ thông tiêu chuẩn chất
lượng, bảo vệ môi trường, bảo vệ người tiêu dùng ở mức cao hơn và cần bổ sung thêm
chế tài và trách nhiệm liên quan đến tiêu chuẩn khí thải.
II. NHỮNG LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1. Khái quát về thị trường xăng dầu, đặc điểm và vai trò của nó đối với nền kinh
tế của nước ta
a. Khái quát về thị trường xăng dầu
- Xăng dầu là tên chung để chỉ các sản phẩm của quá trình lọc dầu thô, dùng làm
nhiên liệu, bao gồm: Xăng động cơ, dầu điêzen, dầu hoa, dầu mazút, nhiên liệu bay,
nhiên liệu sinh học và các sản phẩm khác dùng làm nhiên liệu động cơ, không bao gồm
các loại khí hóa lỏng và khí nén thiên nhiên.
- Xăng dầu là loại hàng hóa thông thường, nó thiết yếu và cực kì quan trọng trong
đời sống, sinh hoạt, được sản xuất trên toàn thế giới.
- Thị trường xăng dầu là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch, mua bán, chuyển
nhượng những hàng hóa là sản phẩm của dầu mỏ đã qua qua khâu chế biến (lọc, hóa
dầu), thường được gọi với danh từ chung là xăng dầu các loại.
- Những năm gần đây thị trường nói chung và thị trường xăng dầu nói riêng đã có
những chuyển biến theo xu hướng tích cực, thể hiện rõ nét ở một số mặt sau:
+ Chủng loại xăng dầu rất phong phú, đa dạng, chất lượng ngày càng nâng
cao.
+ Thị trường xăng dầu Việt Nam trở nên sôi động do có nhiều doanh
nghiệp cùng tham gia kinh doanh, ở thời điểm hiện nay.
- Trên thị trường nước ta có hai loại doanh nghiệp chính tham gia kinh doanh
xăng dầu:
Kinh tế vĩ mô - QTKD47B - Nhóm 1

+ Loại thứ nhất: Bao gồm các doanh nghiệp kinh doanh trong nước
(không liên quan đến hoạt động nhập khẩu xăng dầu).
+ Loại thứ hai: Bao gồm các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu
theo quy định của Nhà nước, vừa có chức năng nhập khẩu xăng dầu, vừa tham gia
lưu thông xăng dầu như các doanh nghiệp loại thứ nhất.
b. Vai trò của kinh doanh xăng dầu với nền kinh tế nước ta
- Xăng dầu là nguồn năng lượng chủ yếu, là mặt hàng chiến lược, có vai trò quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó tham gia vào hầu hết các lĩnh vực: Hoạt động sản
xuất, giao thông vận tải, thương mại, dịch vụ và đời sống xã hội.
- Tất cả các nền kinh tế đều có liên quan đến xăng dầu. Từ công nghiệp, nông
nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt dân cư,… đều cần đến nhiên liệu xăng dầu và cá chế
phẩm khác từ dầu mỏ. Xăng dầu cung cấp năng lượng cho các hoạt động sản xuất ,kinh
doanh, dân sinh, an ninh quốc phòng, là nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển
kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.
- Các quốc gia trên thế giới đều có nhu cầu tiêu thụ xăng dầu rất lớn, lượng tiêu
thụ bình quân đầu người cao thuộc các nước có nền kinh tế phát triển. Nguyên nhân do
kinh tế càng phát triển, các lĩnh vực sản xuất , vận tải, công nghiệp… càng cần tiêu thụ
nhiều. Hơn nữa, mức sống của người dân cao làm tăng nhu cầu sử dụng các trang thiết bị
hiện đại sử dụng năng lượng hoặc các phương tiện giao thông cho hoạt động đi lại, du
lịch,…
- Có thể nói xăng dầu như huyết mạch của nền kinh tế. Khi sự lưu thông huyết
mạch này bị tắc nghẽn hoặc thay đổi bất thường thì chắc chắn các bộ phận khác của nền
kinh tế vì thế mà bất ổn theo. Mỗi quốc gia được đảm bảo an ninh xăng dầu sẽ là một
quốc gia có sức mạnh kinh tế.
- Ngoài ý nghĩa kinh tế, xăng dầu nói riêng và dầu mỏ nói chung còn mang một ý
nghĩa quốc phòng to lớn. Những xung đột ở khu vực Trung Đông hay những tranh chấp ở
biển Đông hiện nay giữa các quốc gia đều có nguồn gốc sâu xa là dầu mỏ. Đất nước có
nguồn dầu mỏ và công nghiệp lọc hóa dầu phát triển sẽ có vị thế quốc phòng vững mạnh.
- Xăng dầu là loại hàng hoá có tính đặc thù, vì vậy ngoài việc tuân thủ các quy luật
của thị trường như: Quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá cả … như các
loại hàng hoá khác thì xăng dầu còn có những đặc điểm riêng.
c. Đặc điểm của thị trường xăng dầu
- Hiện nay, trên thị trường xăng dầu lưu hành rất nhiều loại xăng dầu tùy theo nhu
cầu và đặc tính sử dụng. Tùy theo mỗi quốc gia cụ thể có những ký hiệu khác nhau,
nhưng nhìn chung, xăng dầu thường gồm các loại chính như sau:
+ Xăng: M83, M92, M93, M95, M97... dùng cho động cơ đốt trong sử dụng
xăng như ô tô, xe máy…
+ Xăng dùng cho máy bay : TC1,ZA1....
+ Dầu D.O (Diesel Oil) : chủ yếu dùng cho động cơ đốt trong sử dụng dầu
như ô tô, tàu, thuyền…
+ Dầu Mazut (Fuel Oil) : là nhiên liệu cho động cơ dầu công suất lớn (tàu
biển, nhà máy điện...) và các lị đốt công nghiệp (lị luyện kim, lị hơi, lị nung...).
Kinh tế vĩ mô - QTKD47B - Nhóm 1

+ Dầu lửa (Kerosene Oil) : dùng làm chất đốt trong sinh hoạt, chất dung
môi trong các nhà máy công nghiệp.
- Tất cả các nền kinh tế đều có liên quan đến xăng dầu. Từ công nghiệp, nông
nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt dân cư,… đều cần đến nhiên liệu xăng dầu và các
chế phẩm khác từ dầu mỏ. Xăng dầu cung cấp năng lượng cho các hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dân sinh, an ninh quốc phòng, là nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy phát
triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.
- Có thể nói xăng dầu như huyết mạch của nền kinh tế. Khi sự lưu thông huyết
mạch này bị tắc nghẽn hoặc thay đổi bất thường thì chắc chắn các bộ phận khác của nền
kinh tế vì thế mà bất ổn theo. Mỗi quốc gia được đảm bảo an ninh xăng dầu sẽ là một
quốc gia có sức mạnh kinh tế.
- Ngoài ý nghĩa kinh tế, xăng dầu nói riêng và dầu mỏ nói chung còn mang một ý
nghĩa quốc phòng to lớn . Những xung đột ở khu vực Trung Đông hay những tranh chấp
ở biển Đông hiện nay giữa các quốc gia đều có nguồn gốc sâu xa là dầu mỏ. Đất nước có
nguồn dầu mỏ và công nghiệp lọc hóa dầu phát triển sẽ có vị thế quốc phòng vững mạnh.
- Xăng dầu là loại hàng hoá có tính đặc thù, vì vậy ngoài việc tuân thủ các quy luật
của thị trường như: Quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá cả … như các
loại hàng hoá khác thì xăng dầu còn có những đặc điểm riêng.
2. Thực trạng phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam và giá xăng dầu,
nguyên nhân làm cho giá xăng dầu không ổn định
a. Thực trạng phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam
- Nguồn nhập khẩu: Hiện nay để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xăng dầu, nước ta chủ
yếu phải nhập khẩu xăng dầu của nước ngoài. Ở thời điểm này 2022, Việt Nam có 36
doanh nghiệp Nhà nước được cấp phép nhập khẩu và phân phối các sản phẩm xăng dầu,
trong đó Tổng công ty xăng dầu Việt Nam Petrolimex nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn, năm
2022 tỷ trọng nhập khẩu xăng dầu thành phẩm của Tập đoàn xăng dầu Việt
Nam (Petrolimex) trong 6 tháng đầu năm ước sẽ chiếm tới 46% sản
lượng.https://xangdaudaihung.com/dich-vu/danh-sach-cac-doanh-nghiep-dau-moi-nhap-
khau-xang-dau-tai-viet-nam-nxov07 (29)
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-chinh?
dDocName=MOFUCM247210 ( năm 2022 là 36)
( cái có bao nhiêu dn nhà nước thì t ko biết chắc vì ko có tư liệu nhưng vì ko
chắc chắn nên ko nên cho vô, nên để tổng các dn luôn)
. Lượng còn lại là của các doanh nghiệp khác.
- Nguồn cung trong nước:
+ Hiện tại Việt Nam mới chỉ có bốn nhà máy pha chế Condensate để sản
xuất ra xăng phục vụ nhu cầu trong nước. Tổng công suất hai nhà máy vào
khoảng 650.000 tấn xăng/năm.
Kinh tế vĩ mô - QTKD47B - Nhóm 1

Tải cái này xuống sẽ thấy có 8 cái, còn nhiều nguồn tư liệu khác kêu 7
cái ( cần check số liệu lại chính xác)

( Condensate khác với xăng )


Kinh tế vĩ mô - QTKD47B - Nhóm 1

4 nhà máy
(https://www.pvn.vn/Pages/detailv1.aspx?NewsID=ad5608e3-9c1a-4a67-
a690-0392c181c464 )
+ Nhà máy lọc dầu số 1 (Dung Quất) có công suất 6,5 triệu tấn dầu
thô/năm, Nhà máy lọc dầu số 2 (Nghi Sơn) với công suất 8,4 triệu tấn dầu thô
trong một năm giai đoạn đầu và có thể nâng cấp lên 10 triệu tấn dầu thô một năm
Khi hai nhà máy lọc dầu này đi vào hoạt động sẽ cung ứng một khối lượng lớn và
đa dạng các sản phẩm dầu, nguồn cung sản xuất trong nước hiện đáp ứng được từ
70% đến 75%, thậm chí có thời gian lên tới 80%. Chủ yếu nguồn cung từ hai nhà
máy lọc hóa dầu Nghi Sơn (chiếm 35% đến 40%), Bình Sơn (khoảng 35%).
Kinh tế vĩ mô - QTKD47B - Nhóm 1

b. Nhu cầu tiêu dùng xăng dầu ở Việt Nam


Thời gian qua, nhu cầu tiêu dùng xăng dầu ở Việt Nam có xu hướng tăng cao do
các sản phẩm xăng, dầu là nhiên liệu thiết yếu mang tính chiến lược và có tác động trực
tiếp tới hoạt động của hầu hết các lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân.
c. Giá cả xăng dầu ở Việt Nam
- Giá xăng dầu nhập khẩu ở nước ta trong thời gian qua phụ thuộc hoàn toàn vào
giá xăng dầu của thị trường khu vực và quốc tế. Giá nhập khẩu xăng dầu trong các năm
gần đây liên tục tăng với tốc độ cao theo giá dầu thô khu vực và thế giới, theo thống kê
của EIA, từ năm 2004 đến nay giá FOB dầu thô và các sản phẩm xăng dầu liên tục tăng
cao, trung bình từ 28-35%/năm và riêng năm 2008 đạt kỷ lục tăng khoảng 60% so với
năm 2007.
( phần này có thể xóa vì không có số liệu cụ thể và chỉ cần nói sơ lược vì ở dưới
cũng có nói chi tiết về thực trạng và giá cả xăng dầu rồi )
( vẫn là số liệu cũ ko có trong giai đoạn 2020-2023, cần thêm vào)
- Giá bán lẻ trong nước trong suốt giai đoạn vừa qua, mặc dù có sự điều tiết của
Nhà nước, nhưng sự vận động giá xăng dầu trong nước vẫn có cùng xu hướng vận động
với giá dầu thô trên thị trường thế giới nhưng với tốc độ tăng chậm hơn.
d. Thực trạng giá xăng dầu
- Không nằm ngoài vòng xoáy, Việt Nam cũng chịu tác động mạnh từ cuộc khủng
hoảng. Dù nguồn cung xăng dầu trong nước được đảm bảo gần 80% nhu cầu tiêu thụ, chỉ
nhập khẩu hơn 20%, nhưng thực tế, mức chi ngoại tệ nhập khẩu xăng dầu thành phẩm và
dầu thô phục vụ các nhà máy lọc dầu sản xuất xăng dầu hàng năm vẫn rất lớn.
- Năm 2020 so với năm 2019 giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới
giảm từ 34,41 - 37,74% (Bảng 1), nhưng do ở Việt Nam tăng trích quỹ bình ổn giá xăng
dầu nên giá bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam chỉ giảm 22,23 - 25,55%.
Kinh tế vĩ mô - QTKD47B - Nhóm 1

- Năm 2021 so với năm 2020, giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới
tăng từ 64,25 - 72,04%, nhưng do ở Việt Nam tăng sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu nên
giá bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam chỉ tăng 28,87 - 37,09%. Lý do là vì năm 2020 liên Bộ
Công Thương - Tài chính đã tăng cường trích Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, nhưng lại hạn
chế sử dụng quỹ trước hiện tượng giảm khá mạnh của giá xăng dầu thế giới, cho nên số
dư quỹ bình ổn giá xăng dầu ở Việt Nam vào cuối năm 2020 đã tăng khá mạnh so với đầu
năm 2020; Ngược lại, năm 2021 liên Bộ Công Thương - Tài chính đã tăng cường sử dụng
Quỹ Bình ổn giá xăng dầu để kiềm chế tăng giá xăng dầu trong nước trước hiện tượng
tăng rất mạnh của giá xăng dầu thế giới, cho nên số dư quỹ bình ổn giá xăng dầu ở Việt
Nam vào cuối năm 2021 đã giảm rất mạnh so với những năm trước.
- Ba tháng đầu năm 2022 so với năm 2021, giá xăng dầu thành phẩm trên thị
trường thế giới vẫn tăng khá mạnh (từ 58,50 - 79,79%), nhưng do ở Việt Nam, số dư Quỹ
Bình ổn giá xăng dầu không còn nhiều (nên không có nhiều nguồn lực tài chính từ quỹ
này để bù lỗ cho giá bán lẻ xăng dầu khi muốn giữ ở mức thấp) nên giá bán lẻ xăng dầu ở
Việt Nam tăng 36,14 - 48,0% (tức là theo khá sát với mức tăng của giá thế giới).
https://vtcnews.vn/gia-xang-nhay-mua-the-nao-tu-dau-nam-2020-den-nay-
ar771650.html (cái này chi tiết có bản đồ rõ ràng hơn, t thấy chi tiết số liệu hơn, thể hiện
rõ thực trạng tăng giảm hơn)
Khúc sau có đề cập rồi nên khúc này nói sơ lược sang phần III.1 kia có nói chi tiết
3. Biến động của thị trường xăng dầu thế giới, nguyên nhân làm cho giá xăng
dầu tăng và những ảnh hưởng của nó
a. Biến động của thị trường xăng dầu thế giới và nguyên nhân làm xăng
dầu tăng giá
- Giá cả, thị trường xăng dầu trên thế giới từ năm 2020 đến nay có sự biến động rất
mạnh. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, cung – cầu xăng dầu bị mất cân đối và chịu tác
động của cuộc xung đột quân sự giữa Nga với Ukraine. Giá xăng dầu thế giới biến động
mạnh làm cho giá bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam cũng biến động theo và đặt ra một số vấn
đề đối với chính sách điều hành giá xăng dầu ở Việt Nam hiện nay.
- Từ tháng 6/2020 đến nay, khi hoạt động phòng chống dịch COVID-19 của thế
giới ngày càng có dấu hiệu tốt lên, kinh tế - xã hội dần được khôi phục, nhu cầu tiêu thụ
xăng dầu của thế giới cũng tăng theo, nhưng khai thác dầu thô lại không thể khôi phục
ngay để đáp ứng kịp nhu cầu. Do vậy, lượng dầu thô rút ra từ các kho tồn trữ thường
xuyên ở mức dương (chỉ có tháng 1/2021 là đưa được vào kho tồn trữ 0,92 triệu
thùng/ngày, tính bình quân từ tháng 6/2020 – 2/2022 thế giới rút ra từ kho tồn trữ 1,75
triệu thùng/ngày).
- Đặc biệt, cuộc xung đột vũ trang giữa Nga với Ukraine diễn ra từ ngày
24/02/2022 đã góp phần làm tình trạng mất cân đối cung – cầu dầu thô trên thế giới càng
nặng nề hơn. Để phản đối các hoạt động quân sự của Nga tại Ukraine, nhiều quốc gia trên
thế giới đã lên tiếng yêu cầu Nga rút quân khỏi Ukraine, một số quốc gia (dẫn đầu là Mỹ,
Liên minh châu Âu…) áp dụng nhiều lệnh trừng phạt nhằm làm suy yếu nền kinh tế Nga
(trong đó có các biện pháp như: Mỹ và Anh cấm nhập khẩu dầu mỏ và các sản phẩm tinh
chế từ Nga, loại 1 số ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán SWIFT… khiến cho nhiều
Kinh tế vĩ mô - QTKD47B - Nhóm 1

hoạt động giao thương giữa Nga với các quốc gia khác bị ngưng trệ). Nga là quốc gia
khai thác và xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai trên thế giới (cuối năm 2021 Nga khai thác
11,2 triệu thùng/ngày, xuất khẩu khoảng 7,0 triệu thùng /ngày). Các lệnh trừng phạt đối
với Nga càng làm cho cung - cầu năng lượng trên thế giới mất cân đối.
- Nguyên nhân chính làm cho giá xăng dầu trong nước tăng cao là do nguồn cung
xăng dầu đang thiếu hụt. Giá xăng dầu trong nước ta phần lớn phụ thuộc vào giá xăng
dầu trên thế giới vì nguồn cung xăng dầu trong nước không thể đáp ứng đủ nhu cầu của
nền kinh tế. Bộ công thương cho biết, nguồn cung xăng dầu trong nước đáp ứng khoảng
75% nhu cầu thị trường.
Nguồn cung này phụ thuộc vào các nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, Dung Quất,... Trong đó,
nhà máy lọc dầu Nghi Sơn chiếm gần 40% nguồn cung. Nhưng từ ngày 25/1/2022, nhà
máy đã cắt giảm 20% công suất sản xuất do gặp khó khăn về tài chính. Với thị phần
nguồn cung chiếm gần 40% nên khi nhà máy cắt giảm công suất đã làm cho thị trường
chao đảo, dẫn đến nguồn cung xăng dầu trong nước bị cắt giảm và gián đoạn.
- Nguyên nhân khác làm cho giá xăng dầu tăng đột biến là do đứt gãy nguồn cung
ở một số nước có sản lượng dầu lớn, và cũng như sự căng thẳng giữa Nga và Ukraine
trong thời gian qua. Chính những điều này đã làm cho giá xăng dầu bị đảo lộn.
b. Ảnh hưởng của tăng giá xăng dầu:
“Từ đầu năm 2022 đến nay, trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp,
các thành phần kinh tế vừa diễn biến trở lại theo trạng thái bình thường mới thì giá xăng
dầu liên tiếp có những phiên điều chỉnh tăng giá. Việc xăng, dầu tăng giá đã ảnh hưởng
đến đời sống người dân, sự phục hồi sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp” (Phạm
Trung, 2022 ).
✻ Ảnh hưởng đến đời sống người dân
- TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, phân tích:
“Xăng dầu cứ tăng 10% thì làm cho lạm phát tăng 0,36 điểm phần trăm và kịch bản tăng
trưởng kinh tế giảm 0,5 điểm phần trăm. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến giá các nguyên
liệu đầu vào khác như phân bón, thức ăn chăn nuôi, vật liệu xây dựng…Từ đó ảnh hưởng
dây chuyền đến cả nền kinh tế”.
- Việc xăng dầu tăng giá đã gây khó khăn cho cuộc sống hàng ngày của người dân,
nhiều người đã bày tỏ sự lo lắng. Một gia đình đã bày tỏ rằng khi xăng dầu chưa tăng giá
thì chỉ cần 50.000 đồng tiền xăng xe máy có thể đi được một tuần, nhưng bây giờ họ phải
trả 70.000-80.000 đồng tiền xăng một tuần. Riêng bản thân tôi, có những tuần lịch học
dày đặt tôi đã phải tốn 112.000 đồng một tuần, nếu bình thường chỉ tốn khoảng 80.000
đồng một tuần.
- Không chỉ vậy các loại thực phẩm cũng tăng giá khi giá xăng tăng lên. Bởi vì
xăng tăng giá đã làm tăng chi phí vận chuyển, khiến thực phẩm cũng biến động theo.
Chưa hết, giá gas cũng tăng theo, giá gas hiện nay có nơi khoảng 500.000đồng/bình 12
kg. Giá đã tăng gần 100.000 đồng/bình so với những tháng trước. Nếu việc thời gian giá
xăng dầu tăng còn kéo dài sẽ làm cho các hộ gia đình mất đi một khoản chi phí lớn trong
thời điểm khó khăn bởi ảnh hưởng đại dịch, làm mất cân đối việc chi tiêu của các hộ gia
đình, gây áp lực lớn.
Kinh tế vĩ mô - QTKD47B - Nhóm 1

- Giá xăng dầu tăng cũng sẽ tác động tiêu cực về mặt tâm lý. Như chúng ta đã biết
yếu tố tâm lý luôn gây phản ứng dây chuyền đội giá của các hàng hóa, dịch vụ khác theo
vòng luân chuyển tiếp theo. Tác động tâm lý này trên thực tế lại xảy ra với thị trường
Việt Nam thường cao hơn rất nhiều so với những dự liệu. Cứ mỗi lần xăng tăng giá là
ngay lập tức các mặt hàng khác cũng tăng giá chóng mặt nhất là các hàng về thực phẩm,
nguyên vật liệu xây dựng, ... Giá cả tăng cao mà đồng lương không có gì thay đổi cộng
thêm việc tiền rớt giá thì áp lực chi tiêu ngày càng trở nên " ngột ngạt" nhất là đối với
những người có thu nhập thấp.
✻ Ảnh hưởng đến doanh nghiệp
- Đầu tiên là các doanh nghiệp vận tải. Vì giá xăng dầu chiến từ 35% - 45% chi
phí đầu vào của ngành nên khi giá xăng dầu tăng thì chi phí cũng tăng lên khoảng 1.5 lần
đến 2 lần so với khoảng thời gian trước. Nhiều doanh nghiệp đã phải đau đầu vì tìm cách
tính toán, thay đổi các hình thức, cân đối chi phí để vừa cầm chân được khách hàng và
vừa không phải chịu lỗ. Hiện nay, không ít doanh nghiệp đã nghĩ đến việc bỏ tuyến, bán
xe. Nhưng với hoàn cảnh khó khăn hiện tại thì bán xe cũng không phải là chuyện dễ dàng
và chuyện bù lỗ cũng không thể tránh khỏi. Không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp
vận tải mà còn đè nặng lên các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng. Vì khi giá xăng
tăng cao kéo theo các chi phí vật liệu, chi phí vận tải cũng tăng theo.
- Giá xăng dầu tăng ảnh hưởng lớn nhất đến các doanh nghiệp vận tải đầu tiên và
trực tiếp là việc giá cước vận tải tăng. Biểu hiện là các hãng taxi đồng loạt tăng giá cước.
Các doanh nghiệp vận tải cũng trong cảnh lao đao do giá xăng dầu cao. Giá các loại vé
xe, tàu dịch vụ vận tải liên tục tăng để đảm bảo doanh nghiệp kinh doanh không bị lỗ.
- Ảnh hưởng tiếp theo của việc xăng dầu tăng giá là ảnh lường lớn đến các việc
đánh bắt thuỷ hải sản. Do giá xăng dầu cao nên chi phí đánh bắt tăng gây không ít khó
khăn cho nghề đi biển bởi vì ngư dân không thể tự điều chỉnh giá khai thác được. Hiện có
nhiều tàu phải" nằm bờ" vì không theo kịp giá nhiên liệu, nhiều ngư dân lâm vào tình
trạng " tiến thoái lưỡng nan".

III. TÌNH HÌNH CỦA VIỆT NAM


1. Tình hình giá xăng dầu của Việt Nam từ năm 2020 tới nay và dự đoán trong
năm 2024
a. Tình hình năm 2020
- Đầu năm 2020, giá xăng dầu bình ổn ở mức trên dưới 20.000 đồng/lít. Đây cũng
là thời điểm đại dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát tại Việt Nam. Ngày 23/1/2020, trường
hợp đầu tiên mắc COVID-19 được xác nhận tại TP.HCM, các hoạt động xã hội, kinh tế
lập tức bị tác động bởi đại dịch. Lệnh phong tỏa được ban hành trên cả nước khiến nhu
cầu đi lại giảm mạnh, giá xăng dầu vì thế cũng có đợt giảm sâu.
- Đến 28/4/2020, giá xăng dầu chạm đáy thấp nhất trong vòng 3 năm với xăng E5
có giá 10.942 đồng/lít, xăng RON 95 giá 11.631 đồng lít. Các loại dầu cũng ở mức thấp
như dầu diesel 0.05S giá 9.941 đồng/lít, dầu hỏa giá 7.965 đồng/lít, và dầu mazut
180CST 3.5S giá 8.670 đồng/kg.
Kinh tế vĩ mô - QTKD47B - Nhóm 1

- Cùng với việc thực hiện nghiêm giãn cách xã hội để đảm bảo công tác phòng
chống dịch COVID-19, giá xăng dầu tiếp tục duy trì ở mức thấp trong khoảng 2 tháng
sau đó mới có đợt tăng mạnh trở lại. Ngày 27/6/2020, giá xăng E5 tăng lên 14.258
đồng/lít, đắt hơn 3.300 đồng/lít so với thời điểm giá xăng dầu xuống thấp nhất. Xăng
RON 95 cũng tăng lên 14.973 đồng/lít, đôi thêm hơn 3.300 đồng mỗi lít.

Giá xăng dầu Việt Nam ngày 11 tháng 12 năm 2020


Đơn vị tính
(Đã bao gồm
Mặt hàng Vùng 1 Vùng 2
thuế GTGT)
Xăng RON 95-IV Đồng/lít 16.100 16.420
Xăng RON 95-III Đồng/lít 16.000 16.320
Xăng sinh học E5 RON 92-II Đồng/lít 15.120 15.420
Điêzen 0,001S-V Đồng/lít 12.240 12.480
Điêzen 0,05S-II Đồng/lít 11.890 12.12
Dầu hỏa 2-K Đồng/lít 10.770 10.980
Mazút N02B (3,0s) Đồng/lít 12.140 12.380
Mazút N02B (3,5s) Đồng/lít 11.940 12.170
Mazút 180CST - 0,5s (RMG) Đồng/lít 17.540 17.890

b. Tình hình năm 2021


- Trong năm 2021, Việt Nam đối mặt với tình hình lây lan dịch bệnh Covid-19
trên khắp cả nước, các lệnh cấm, hạn chế đi lại được ban hành để nhằm phòng chống dịch
bệnh. Tuy nhiên, bất chấp tình hình dịch bệnh căng thẳng, giá xăng dầu trong nước vẫn
có một năm tăng vọt.
- Chỉ trong năm 2021, giá bán lẻ xăng dầu Việt Nam đã có 16 lần tăng giá, cao gấp
3 lần so với số lần điều chỉnh giảm giá. Kết thúc năm 2021, giá bán lẻ xăng dầu đã tăng
41% so với cuối năm 2020, có thời điểm đã giá bán lẻ xăng dầu đạt mức cao kỷ lục trong
hơn 7 năm qua.
GIÁ BÁN XĂNG E5- XĂNG DẦU DẦU
DẦU HỎA
LẺ RON92 RON95 DIESEL MADUT

2020 15.518VNĐ 16.479VNĐ 12.376VNĐ 11.188VNĐ 12.272VNĐ

2021 22.550VNĐ 23.295VNĐ 16.518VNĐ 17.579VNĐ 15.745VNĐ


Kinh tế vĩ mô - QTKD47B - Nhóm 1

- Kết năm 2021, giá xăng có 24 đợt điều chỉnh giá. Với xăng, có 16 lần tăng giá, 5
lần giảm và 3 lần giữ nguyên giá bán lẻ. Mỗi lít xăng RON 95 tăng thêm 6.816VNĐ
trong năm 2021; xăng E5RON92 cũng tăng 7.032VNĐ so với năm 2020.
- Dầu diesel và dầu hoả có 14 lần tăng, 7 lần giảm và 3 lần được nhà điều hành giữ
nguyên giá bán. Tổng cộng mỗi lít dầu diesel tăng thêm 5.203 VNĐ; dầu hoả là
5.330VNĐ. Còn mặt hàng dầu mazut có 12 lần tăng, 8 giảm và 4 giữ nguyên giá bán,
tổng cộng tăng thêm 3.473 VNĐ một kg trong năm qua.
- Trong năm 2021 giá xăng RON 95 có giai đoạn lên sát 25,000 đồng một lít, cao
nhất 7 năm và chỉ còn cách 80 đồng so với đỉnh lịch sử tháng 7/2013.
- Với tình hình thế giới tiếp tục biến động theo hướng có lợi cho giá xăng dầu,
nhiều chuyên gia quốc tế đang kỳ vọng giá dầu thế giới có thể vượt mốc 83(USD)/thùng
trong thời gian tới, vượt mốc đỉnh được thiết lập vào tháng 08/2021.
- Điều này sẽ tạo ra áp lực khiến các nhà điều hành giá xăng dầu trong nước tiến
hành điều chỉnh tăng giá xăng dầu trong nước là hoàn toàn có khả năng xảy ra và sẽ đẩy
mức giá bán lẻ xăng dầu tăng cao hơn nữa ngay trong những quý đầu tiên của năm 2022.

c. Tình hình năm 2022


- Sang năm 2022, giá xăng biến động dữ dội nhất, có thể nói là chưa từng thấy
trong lịch sử. Sau khi căng thẳng địa chính trị giữa Nga - Ukraine nổ ra vào cuối tháng
2/2022, vấn năng lượng toàn cầu bị ảnh hưởng, lạm phát xảy ra ở mọi nơi khiến giá dầu
thế giới tăng mạnh dẫn đến việc giá xăng dầu trong nước cũng tăng cao theo. Ngày
1/3/2022, giá xăng E5 đã tăng vọt lên mức 26.077 đồng/lít, RON95 lên 26.834 đồng/lít.
Kinh tế vĩ mô - QTKD47B - Nhóm 1

- Sau rất nhiều phiên tăng liên tiếp, đến đỉnh điểm ngày 21/6/2022, giá xăng đã
tăng lên mức cao kỷ lục trong lịch sử với giá bán lẻ xăng E5 ở mức 31.302 đồng/lít, xăng
RON95 ở mức 32.873 đồng/lít. Các loại dầu cũng đắt đỏ không kém: Dầu diesel giá
30.019 đồng/lít, dầu hỏa 28.785 đồng/lít, dầu mazut 180 CST 3.5S 20.735 đồng/kg. Giá
xăng dầu tăng cao đã ảnh hưởng đến mọi mặt của nền kinh tế, giá cả nhiều loại hàng hóa
thiết yếu, nguyên liệu sản xuất tăng cao, tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của người dân, doanh nghiệp.
- Theo Bộ Công Thương, giá xăng tăng mạnh và liên tục lập đỉnh vào những tháng
giữa năm do 2 nguyên nhân.
+ Thứ nhất là do thị trường xăng dầu thế giới có nhiều biến động lớn. Cụ
thể, việc EU đưa ra đề xuất cấm vận đối với các sản phẩm xăng dầu từ Nga và
OPEC+ không tăng sản lượng so với kế hoạch như đề xuất của EU đã gây lo ngại
về nguồn cung xăng dầu cho thị trường.
+ Thứ hai, do nhu cầu dầu thô tăng sau khi Mỹ công bố kế hoạch mua 60
triệu thùng để bổ sung cho kho dự trữ khẩn cấp. Người dân xếp hàng dài chờ đến
lượt đổ xăng.
- Còn trong nước, tình hình dịch bệnh COVID-19 bắt đầu có xu hướng giảm. Theo
chủ trương mới của Chính phủ về việc thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh
COVID-19, các hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp đang
phục hồi trở lại.
- Vào những ngày đầu tháng 10, giá xăng giảm đáng kể so với lúc lập đỉnh vào
ngày 21/6, thị trường lại diễn ra tình trạng thiếu xăng cục bộ, đứt gãy ở một số phân
khúc. Ông Hoàng Văn Cường, Đại biểu Quốc hội Đoàn TP Hà Nội, đưa lý do là chi phí
chiết khấu cho các nhà bán lẻ quá thấp, thậm chí nhiều nhà bán lẻ không có chi phí này
mà chỉ đầu mối cung cấp mới có. Khi nhà bán lẻ không có chi phí chiết khấu, càng bán
càng lỗ thì đương nhiên họ sẽ không mặn mà gì với việc bán.
- Đến cuối năm 2022, giá xăng dầu trong nước đã hạ xuống gần tương đương như
thời điểm đầu năm 2020. Cụ thể, vào ngày 21/12/2022, xăng E5 ở mức giá 19.970
đồng/lít, RON95 ở mức 20.700 đồng/lít. Dầu diesel có giá 21.601 đồng/lít, dầu hỏa
21.836 đồng/lít, dầu mazut giá 12.863 đồng/kg.
Kinh tế vĩ mô - QTKD47B - Nhóm 1

- Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, 9 tháng đầu năm, cả nước nhập khẩu hơn
6,5 triệu tấn xăng dầu các loại, trị giá 6,8 tỷ USD, tăng 22,7% về lượng và tăng 131,8%
về trị giá so với cùng kỳ.

d. Tình hình năm 2023, đầu năm 2024


- Giá xăng dầu thế giới có thể tiếp tục chịu ảnh hưởng từ các yếu tố như tình hình
kinh tế toàn cầu, cung và cầu dầu thô, và tình hình địa chính trị.
- Chính phủ Việt Nam điều chỉnh giá xăng dầu trong nước phản ánh theo biến
động của giá xăng dầu thế giới để đảm bảo sự ổn định trên thị trường năng lượng và kiểm
soát lạm phát.
Kinh tế vĩ mô - QTKD47B - Nhóm 1

- Năm 2023 ít biến động nhiều như năm 2022.


- Trong năm 2023 thì giá xăng dầu thấp rơi vào tháng 5-6 cao nhất rơi vào tháng
10. Nhưng nhìn chung thì giá và sự biến động thì ít hơn so với năm 2022.
- Tính từ đầu năm 2023 đến tháng 1 năm 2024 thì giá xăng dầu trong nước trải qua
37 lần điều chỉnh giá.
Kinh tế vĩ mô - QTKD47B - Nhóm 1

e. Dự báo năm 2024


- Tình hình giá xăng dầu tại Việt Nam trong năm 2024 có thể tiếp tục phản ánh
theo biến động của thị trường thế giới, và chính phủ sẽ tiếp tục can thiệp để duy trì sự ổn
định và kiểm soát giá cả.
- Căng thẳng chính trị và chính sách cắt giảm sản lượng của OPEC+ có thể đẩy giá
dầu lên nhưng tăng trưởng kinh tế chậm lại và tiêu thụ ít đi có thể khiến giá chững hoặc
đi xuống. Cho tới thời điểm này, hầu hết các tổ chức lớn đều bi quan về nền kinh tế toàn
cầu trong năm 2024. Chịu sức ép từ bài toán này, dự báo tăng trưởng tiêu thụ dầu thô
cũng chậm lại, xuống mức 1,4 triệu thùng dầu/ngày.
- Theo phân tích của chuyên gia MXV, kịch bản thứ nhất, nếu tăng trưởng nhu cầu
yếu, OPEC+ sẽ duy trì chính sách sản lượng thấp hoặc thậm chí sẽ cắt giảm thêm để hỗ
trợ giá dầu. Tại cuộc họp vào cuối tháng 11/2023, nhóm đã quyết định cắt giảm sản
lượng tự nguyện 2,2 triệu thùng dầu/ngày.
- Theo đó, quý I năm 2024, thị trường sẽ thâm hụt từ 500.000 - 800.000 thùng
dầu/ngày. Với kịch bản trung tính này, giá dầu WTI có thể đạt trung bình khoảng 80
USD/thùng và dầu Brent khoảng 85 USD/thùng. Năm 2024, ẩn số khó lường nhất tác
động tới xu hướng giá dầu sẽ là rủi ro địa chính trị. Xung đột giữa Israel - Palestine dự
kiến sẽ còn gây gián đoạn vận chuyển tại khu vực Biển Đỏ.
- Nhìn chung thì ta có thể dự báo rằng giá xăng dầu Việt Nam trong năm 2024 có
khả năng sẽ giảm hoặc chững lại, và ít biến động hơn năm 2023.
Kinh tế vĩ mô - QTKD47B - Nhóm 1

2. Thuận lợi và khó khăn của Việt Nam với sự biến động của giá xăng dầu
a. Thuận lợi
- Khi giá dầu giảm, chúng ta cũng được lợi khi nhập khẩu dầu thô về giá rẻ. Giá
dầu tăng giảm xưa nay ảnh hưởng rất lớn đến giá của các mặt hàng khác. Ngoài lĩnh vực
vận tải được hưởng lợi rõ nhất từ việc giảm giá xăng dầu thì hàng loạt những lĩnh vực
khác như sản xuất phân bón, nhựa, khai thác tài nguyên, luyện kim. Ảnh hưởng của biến
động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam đánh bắt thủy sản… cũng được lợi khi xăng
dầu hiện chiếm từ 20% đến 30% chi phí đầu vào. Ngoài ra, giá xăng dầu giảm cũng sẽ
giúp các hộ gia đình bớt được một khoản chi tiêu không nhỏ cho việc đi lại hàng ngày,
qua đó sẽ kích thích tiêu dùng nhờ có khoản tiền dôi ra tạo đà cho nền kinh tế tăng trưởng
tốt hơn, người dân và DN được hưởng lợi. Từ đó, tiêu dùng và kinh doanh cải thiện sẽ gia
tăng thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập DN, lợi nhuận của doanh nghiệp tăng, theo đó
số thu từ thuế thu nhập cũng tăng lên và đầu vào của nền kinh tế giảm, lợi nhuận tăng kéo
tăng được số thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Giảm chi phí nhập khẩu: Nếu giá xăng dầu giảm, Việt Nam có thể giảm chi phí
nhập khẩu nguyên liệu, giúp giảm bớt áp lực tài chính đối với quốc gia.
- Tăng khả năng cạnh tranh: Giá rẻ hơn về năng lượng giúp tăng khả năng cạnh
tranh của các ngành công nghiệp và xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trên thị trường
quốc tế.
- Giảm giá thành sản xuất: Việc giảm giá xăng dầu sẽ kích thích sự phát triển kinh
tế và giúp giảm giá thành sản xuất trong nhiều lĩnh vực.
Kinh tế vĩ mô - QTKD47B - Nhóm 1

b. Khó khăn
- Giá cả xăng dầu biến động trong thời gian qua là một trong những yếu tố ảnh
hưởng quan trọng tới sự ổn định của nền kinh tế và đời sống xã hội. Việc giá cả lên
xuống thường xuyên gây khó khăn cho việc dự báo xu hướng phát triển của nền kinh tế
nói chung. Đối với Nhà nước, áp lực từ nguy cơ lạm phát gia tăng, ngân sách phải chịu
gánh nặng quá lớn, khó khăn trong kiểm soát và phát triển kinh tế…Những bất ổn về giá
cả đồng thời trở thành cơ hội tốt cho những kẻ đầu cơ và buôn lậu mặt hàng này. Đối với
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, biến động giá cả làm cản trở hoạt động kinh doanh.
Thông thường là do ảnh hưởng từ giá xăng dầu khiến chi phí đầu vào tăng giảm bất
thường khiến doanh nghiệp lúng túng trong việc điều chỉnh giá sản phẩm, làm cho lợi
nhuận giảm sút. Người tiêu dùng cũng chịu áp lực từ việc giá cả các mặt hàng khác tăng
theo, trong khi thu nhập thường cố định hoặc tăng chậm, do đó tiêu dùng phải co hẹp lại,
đời sống khó khăn.
- Xăng dầu thuộc nhóm hàng hóa “Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây
dựng” Vì thế, sự thay đổi về giá của mặt hàng này sẽ kéo theo sự biến động nhất định
trong giá cả của các mặt hàng khác, thể hiện qua sự thay đổi chỉ số giá tiêu dùng. Xét về
mặt lý thuyết, khi giá xăng dầu biến động thì mức độ tác động trực tiếp đến CPI là không
quá lớn. Tuy nhiên, xăng dầu là yếu tố phản ánh chi phí đầu vào của rất nhiều sản phẩm
khác trong “rổ” hàng hóa tính CPI, bởi vậy, từ trước đến nay, việc điều chỉnh giá xăng
dầu luôn được coi là yếu tố sẽ tác động đến chỉ số giá tiêu dùng, đặc biệt là theo chiều
hướng tăng.
- Áp lực lạm phát: Tăng giá xăng dầu có thể tạo áp lực lạm phát, dẫn đến tăng giá
hàng hóa và dịch vụ, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
- Tăng chi phí vận chuyển: Tăng giá xăng dầu sẽ tăng chi phí vận chuyển, dẫn đến
tăng giá cước vận tải và gây áp lực cho doanh nghiệp.
- Ảnh hưởng đến ngân sách quốc gia: Nếu giá xăng dầu tăng mạnh, ngân sách
quốc gia sẽ phải chịu áp lực lớn hơn để tiếp tục duy trì các chương trình và dự án hạ tầng
quan trọng.
- Tóm lại, Việt Nam sẽ cảm nhận được cả những thuận lợi và khó khăn khi giá
xăng dầu thay đổi liên tục, và chính sách quản lý nguồn lực và phát triển kinh tế cần phải
linh hoạt để đối phó với những biến đổi này.

IV. TỔNG KẾT


1. Tóm tắt
- Thứ nhất, xăng dầu là nguồn năng lượng có vị trí chiến lược quan trọng trong
các ngành sản xuất vật chất, dịch vụ như giao thông vận tải, sản xuất than, điện, thép…
an ninh quốc phòng và tiêu dùng. Đối với tất cả các quốc gia, xăng dầu là động lực thúc
đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, là nhu cầu không thể thiếu của
một xã hội hiện đại.
- Thứ hai, việc điều chỉnh giá xăng dầu đã có cơ chế rõ ràng; nó liên quan cả đế
vấn đề đảm bảo tính bình ổn, đồng thời liên quan đến việc điều hành giá theo thị trường,
vì thế chúng ta chưa thể áp dụng việc thả giá xăng dầu theo thị trường ngày được mà phải
Kinh tế vĩ mô - QTKD47B - Nhóm 1

cân nhắc cả hai trong bối cảnh này.Vậy nên trong chừng mực nhất định, việc điều chỉnh
giá xăng dầu vẫn cần có sự can thiệp của nhà nước để phục vụ mục tiêu vĩ mô. Tuy
nhiên, mục tiêu đó cần phải căn cứ vào việc đánh giá các diễn biến, các chỉ số quan trọng
về kinh tế.Cần nhận định rõ các yếu tố tác động đến việc tăng lạm phát, mức độ chịu
đựng của nền kinh tế, lúc đó đặt việc điều chỉnh giá xăng dầu trong bài toán đó sẽ hợp lý
hơn vì giá xăng dầu chi phối đến nhiều lĩnh vực tiêu dùng, đầu tư và sản xuất kinh doanh.
Nguy cơ tăng lạm phát bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó, nguyên nhân có khả
năng gây áp lực lạm phát lớn nhất là khối lượng tiền đưa ra thị trường, và khả năng thu
hồi thông qua lượng hàng hóa trong lưu thông. Tuy nhiên, điều đó có thể gây áp lực lạm
phát hay không là còn phụ thuộc vào khả năng điều hành của bộ máy quản lý.
- Thứ ba, trước tình hình bất ổn giá xăng dầu trong nước trong thời gian qua, các
giải pháp cần thiết đã và đang được áp dụng nhằm hạn chế những tác động tiêu cực tới
đời sống - xã hội. Trong điều kiện hiện tại của nước ta, việc cần thiết nhất là phải có các
nhà máy lọc hóa dầu nhằm đảm bảo một nguồn cung trong nước. Tiếp đó chúng ta cần
tích cực nghiên cứu tìm ra nguồn năng lượng mới thay thế. Nhà nước cần tăng cường
mức dự trữ xăng dầu quốc gia để đảm bảo nguồn cung xăng dầu, hạn chế những bất lợi từ
biến động giá xăng dầu trên thị trường thế giới tới nền kinh tế trong nước. Bên cạnh đó,
các chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước cần phát huy hiệu quả tốt nhất trong việc
quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu và điều hành giá cả mặt hàng này, mở rộng và
khuyến khích cho thị trường xăng dầu cạnh tranh và phát triển.
2. Các giải pháp khắc phục
a. Sử dụng tiết kiệm lượng xăng dầu hiện có đồng thời khai thác các năng
lượng mới
- Sử dụng tiết kiệm lượng xăng dầu hiện có: Tiết kiệm nguồn năng lượng không
chỉ là yêu cầu cấp thiết đặt ra với nước ta mà còn là vấn đề được toàn cầu quan tâm.
Trong hoàn cảnh hiện nay bên cạnh việc tích cực tìm ra nguồn năng lượng thay thế,
chúng ta vẫn cần tiết kiệm tối đa lượng xăng dầu hiện có. Việc tiết kiệm này cần xuất
phát từ ý thức của mỗi cá nhân, tập thể, các hộ gia đình cũng như các cơ quan, xí
nghiệp…
- Tìm kiếm những nguồn năng lượng mới: đứng trước nguy cơ cạn kiệt nguồn dầu
thô, các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, đang tích cực đầu tư nghiên cứu tìm ra
những nguồn năng lượng mới thay thế. Trong đó, một số loại nhiên liệu như nhiên liệu
sinh học, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, tế bào nhiên liệu…đang là những nguồn
năng lượng tiềm năng nhất.
- Bảo đảm đầy đủ nguồn dự trữ xăng dầu trong nước: cần thiết phải có dự trữ của
Nhà nước và của doanh nghiệp để đảm bảo an ninh năng lượng, tham gia điều hòa cung
cầu khi thị trường có những biến động bất thường. Tuy nhiên, kho dự trữ quốc gia nêu
trên chỉ sử dụng trong các trường hợp bão lụt, thiên tai, những trường hợp bất khả kháng
và chưa đáp ứng được mục tiêu bình ổn thị trường giá nhiên liệu xăng dầu trong nước
trong thời gian dài. Vì vậy, về lâu dài Việt Nam phải tính đến việc lập kế hoạch, quy
hoạch, xác định mục tiêu, quy mô dự trữ xăng dầu quốc gia theo các giai đoạn khác nhau.
Kinh tế vĩ mô - QTKD47B - Nhóm 1

b. Để giảm bớt nhập khẩu xăng dầu thì nên xây dựng các nhà máy lọc hóa
dầu
Hiện nay, lượng nhập khẩu xăng dầu của nước ta chiếm phần lớn lượng xăng dầu
trên thị trường nên giá xăng dầu nội địa bị phụ thuộc vào giá xăng dầu thế giới và của
nước xuất khẩu xăng dầu. Thêm vào đó, mức tiêu thụ xăng dầu trong nước ngày càng
cao, trong khi các nước lại tăng cường dự trữ, nguồn cung thế giới có xu hướng giảm
dần. Hơn nữa Việt Nam có ưu thế về nguồn dầu thô, nếu chỉ dành cho xuất khẩu sẽ là
một thiệt thòi cho nền kinh tế trong nước. Vì vậy, để đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho
thị trường nội địa, đồng thời giảm bớt ảnh hưởng từ biến động giá xăng dầu thế giới, việc
xây dựng các nhà máy lọc dầu. hóa dầu là thực sự cần thiết và cần được chú trọng.
c. Chính sách thuế
- Thuế có vai trò quan trọng, nếu mức thuế hợp lý sẽ có tác dụng thúc đẩy kinh tế
phát triển, ổn định lâu dài. ngược lại, nó có thể cản trở cho nền kinh tế, làm sản xuất kém
phát triển. Sử dụng thuế, Nhà nước có thể tác động tới việc khuyến khích hoặc hạn chế
phát triển sản xuất kinh doanh.
- Nhìn chung, đối với mặt hàng xăng dầu cũng như các mặt hàng nhập khẩu khác,
cần lưu ý là đề ra thuế phải tương đối ổn định ở mức nào đó để doanh nghiệp chủ động
phương án kinh doanh và ổn định đầu vào. Trong trường hợp thật cần thiết khi giá thế
giới tăng quá cao hoặc giảm quá thấp thì mới điều chỉnh song cần công khai chính sách
này để doanh nghiệp biết và có biện pháp phản ứng kịp thời.
d. Phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh xăng dầu
- Khi nước ta thực sự có nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp kinh doanh xăng
dầu trong một môi trường cạnh tranh tự do cần tìm ra giải pháp nhằm kiểm soát giá xăng
dầu nội địa bất kể các diễn biến phức tạp trên thị trường thế giới. Một trong những công
cụ có thể tính đến là xây dựng thị trường giao sau xăng dầu ở Việt Nam.
- Khi đã có thị trường giao sau xăng dầu thì doanh nghiệp có thể chủ động mua
các hợp đồng kỳ hạn hoặc giao sau xăng dầu với thời hạn vài tháng hoặc cả năm ở một
mức giá cố định sẵn, tùy theo tính toán của doanh nghiệp. Hơn nữa, doanh nghiệp không
cần phải có kho bãi để tích trữ số xăng dầu giao sau đã mua mà chính thị trường giao sau
sẽ làm nhiệm vụ tích trữ này. Khi đến thời hạn, doanh nghiệp cần xăng dầu sẽ được nhận
được từ thị trường với mức giá thỏa thuận. Điều này vừa giúp doanh nghiệp bớt nỗi lo về
giá xăng dầu tăng, vừa chủ động kiểm soát được chi phí đầu vào của mình. Đồng thời,
đây cũng là giải pháp có lợi đối với cả người tiêu dùng, vì mức giá cả sẽ được bảo đảm
ổn định trong một thời gian dài.
- Ngoài ra, các doanh nghiệp nhập khẩu cũng cần tăng cường tìm kiếm và hợp tác
với những bạn hàng kinh doanh lớn. Trong môi trường kinh tế đang mở cửa và hội nhập
như hiện nay, việc tìm hiểu và lựa chọn đúng những bạn hàng lớn đối với các doanh
nghiệp kinh doanh xăng dầu là vô cùng quan trọng. Nó không chỉ ảnh hưởng tới lợi
nhuận lâu dài của doanh nghiệp mà còn giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín và năng lực
cạnh tranh của mình trên thị trường.
Kinh tế vĩ mô - QTKD47B - Nhóm 1

e. Quản lý hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu xăng dầu
Xuất nhập khẩu là khâu quan trọng của mỗi quốc gia. Hoạt động có hiệu quả sẽ
đem lại lợi ích cho kinh tế- xã hội. Tuy nhiên, trong kinh doanh bán buôn, nhập khẩu
xăng dầu phải là những doanh nghiệp lớn, có độ tích tụ cao, tiềm lực về vốn, cơ sở vật
chất kỹ thuật, công nghệ đều phải lớn mới có đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn nước
ngoài khi Việt Nam mở cửa thị trường. Khi trong nước có quá nhiều đầu mối nhập khẩu
xăng dầu, chất lượng không đảm bảo, giá không thống nhất. Do đó nên thu hẹp đầu mối
nhập khẩu từ 1 đến 2 đầu mối. Hơn thế nữa, việc nhập khẩu tập trung ở một vài đầu mối
sẽ giúp Nhà nước dễ dàng kiểm tra và giám sát thị trường nhập khẩu, giá gốc và chất
lượng mặt hàng. Hiện nay các doanh nghiệp nước ta nhập khẩu xăng dầu chủ yếu từ một
vài thị trường châu Á như Singapore, Đài Loan, Trung Quốc… thì việc giám sát giá nhập
khẩu tương đối dễ dàng. Tuy nhiên khi thị trường xăng dầu thực sự cạnh tranh và mở cửa
thì việc có quá nhiều đầu mối nhập khẩu sẽ thực sự trở thành một khó khăn đối với Nhà
nước trong quản lý giá cả và chất lượng xăng dầu.
f. Xây dựng chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước
Nhà nước trong nền kinh tế thị trường có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra
môi trường và các điều kiện kinh tế để thị trường phát huy hết hiệu quả của mình. Nhà
nước thực hiện việc quản lý, điều hành sự vận động của thị trường giá cả và bình ổn giá
cả chủ yếu bằng phương thức gián tiếp thông qua việc xây dựng môi trường pháp lý; sử
dụng các chính sách, biện pháp kinh tế vĩ mô để tác động đến sự hình thành và vận động
của giá cả, cụ thể như: chính sách phát triển sản xuất, điều hòa cung cầu, chính sách tài
chính tiền tệ, chính sách thương mại, tổ chức kiểm soát thị trường, chống buôn lậu và
gian lận thương mại dưới mọi hình thức…Cùng với việc đổi mới hàng loạt chính sách
kinh tế vĩ mô trong tiến trình cải cách kinh tế như: kế hoạch, tài chính, tiền tệ, cơ cấu
kinh tế, mở rộng và đa dạng hóa kinh tế đối ngoại.
g. Quản lý gián tiếp các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu
- Nhà nước kiểm soát doanh nghiệp gián tiếp thông qua quy định của pháp luật.
- Nếu phát hiện các doanh nghiệp quy định giá không hợp lý, Nhà nước yêu cầu
doanh nghiệp báo cáo phương án tính giá, các quyết định giá do doanh nghiệp định và
thực hiện việc kiểm soát các yếu tố hình thành giá. Những quy định Nhà nước đưa ra như
trên nhằm hạn chế tối đa việc doanh nghiệp lợi dụng chính sách quản lý giá mới để tùy ý
tăng giá, ảnh hưởng tới lợi ích của người tiêu dùng và xã hội.
- Ngăn chặn tình trạng liên minh độc quyền. Trong trường hợp các doanh nghiệp
liên kết độc quyền mà định giá độc quyền để thu lợi thì sẽ bị xử lý theo pháp luật. Nếu
tình tiết nặng có thể thu hồi giấy phép kinh doanh hoặc chuyển sang truy cứu trách nhiệm
hình sự.
- Do thị trường xăng dầu nước ta cạnh tranh còn yếu, việc cho phép doanh nghiệp
tự định giá nếu không có quản lý gián tiếp dễ tạo kẽ hở cho các doanh nghiệp liên minh
chiếm lĩnh thị trường. Do đó, sự ra đời của Luật cạnh tranh là giải pháp cần thiết với quy
định rất nghiêm ngặt về hành vi liên minh độc quyền của tất cả các ngành, lĩnh vực trong
đó có xăng dầu. Các thỏa thuận giữa các doanh nghiệp nhằm mục đích ấn định giá mua
bán, thỏa thuận phân chia thị trường, thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối
Kinh tế vĩ mô - QTKD47B - Nhóm 1

lượng sản xuất, mua, bán…kể cả trực tiếp hoặc gián tiếp đều có thể bị coi là vi phạm
Luật cạnh tranh.
- Chống tình trạng đầu cơ, buôn lậu xăng dầu. Tình trạng buôn lậu xăng dầu qua
biên giới trước đây là do chênh lệch giá quá lớn giữa giá xăng dầu trong nước với các
nước trong khu vực, khi giá xăng dầu nước ta luôn thấp hơn nhiều các nước cùng biên
giới. Tuy nhiên, khi giá xăng dầu được quản lý theo cơ chế thị trường, dần dần mức giá
trong nước sẽ có xu hướng tiến gần đến mặt bằng chung của giá thế giới. Khi đó, chênh
lệch giá không còn hoặc không đáng kể thì sẽ xóa bỏ hoàn toàn được tình trạng buôn lậu
xăng dầu.
h. Quản lý tốt chính sách giá
- Nền kinh tế giá ổn định và có xu hướng thấp là nền kinh tế lành mạnh trong kinh
doanh, doanh nghiệp thông qua giá cả thực hiện mục tiêu lợi nhuận. Giá hợp lý là thước
đo đánh giá khách quan để đánh giá hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ
chế thị trường.
- Nhà nước cần phải tổ chức thiết kế và thực thi có hiệu quả ngay các biện pháp để
hạn chế những tác động bất lợi khi giá xăng dầu tăng đột biến đối với nền kinh tế trong
nước như: phải dự đoán, dự báo sự vận động của giá xăng dầu trên thị trường thế giới
một cách thường xuyên và sát thực; trên cơ sở đó để có phản ứng chính sách thích hợp,
để điều hành việc nhập khẩu vào thời gian có lợi nhất cả về số lượng và giá cả, không
được để xảy ra đứt đoạn nguồn cung. Việc xây dựng được chính sách quản lý giá hợp lý,
phù hợp là điều cần thiết nhằm đảm bảo lợi ích cho cả Nhà nước, doanh nghiệp và người
tiêu dùng.
j. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho thị trường xăng dầu trong
nước
- Để kích thích môi trường kinh doanh trong nước, Nhà nước nên có chính sách
khuyến khích doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nước ngoài tham gia vào thị trường
trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp nước ngoài có cơ hội gia nhập thị trường trong
nước để cùng tham gia kinh doanh xăng dầu.
- Để có thể tồn tại trong môi trường tự do cạnh tranh thì các doanh nghiệp kinh
doanh trong nước sẽ phải tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh của mình thông qua
chính sách giá cả hợp lý, dịch vụ chu đáo. Chắc chắn khi đó, người tiêu dùng sẽ được
hưởng mức giá cạnh tranh hơn, chất lượng mặt hàng tốt hơn.
- Khi càng có nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường, các doanh nghiệp cạnh
tranh nhau, muốn lôi kéo khách hàng thì phải giảm giá sản phẩm, nâng cao chất lượng
hàng hóa và dịch vụ. Như thị trường xăng dầu Nhật Bản và Trung Quốc, do cung cấp
xăng dầu với giá rẻ theo thị trường quyết định và cung cấp với lượng ổn định nên kinh
doanh xăng dầu ở 2 thị trường này diễn ra rất quyết liệt.
Kinh tế vĩ mô - QTKD47B - Nhóm 1

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Chi Tiết Tin. (n.d.). Ảnh hưởng của biến động giá dầu đến kinh tế Việt Nam năm
2022.
Mediatech. (n.d.). Giá Xăng “nhảy Múa” thế nào từ đầu Năm 2020 đến Nay? Báo
Quảng Ninh điện tử. 12/05/2023 | 14:16:39
Vietnam Industry and Trade Information Center - Ministry of Industry and Trade,
& ThemeBucket. (n.d.). Tình hình xuất nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam năm 2020.
ASEMCONNECTVIETNAM. Thứ ba, 26-1-2021
Dantri.com.vn. (n.d.). Bất ngờ với số liệu nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam. Báo
điện tử Dân Trí. Ghi Du Thứ năm, 12/10/2023
Bộ Công Thương. (n.d.). Báo Cáo Xuất Nhập Khẩu Việt Nam 2022
FeedIn. (2024, March 25). Lịch Sử Giá Xăng Dầu. Feedin. 21/3/2024
Cục quản lý giá. (n.d.). Giá xăng dầu giảm lần thứ 7 Liên tiếp kể từ đầu năm
2020 . Cổng thông tin điện tử bộ tài chính. 14/04/2020 13:14:00 2819
PVOIL. (n.d.). Báo Cáo Thường Niên 2020 - pvoil. PETROVIETNAM. TỔNG
CÔNG TY DẦU VIỆT NAM – CTCP

You might also like