You are on page 1of 4

Nội dung radio tháng 4: “Bài toán kinh tế trong môi trường đại học”.

Xin chào các bạn, mình là Ngọc Hiệp rất vui vì các bạn đã dành thời gian để lắng
nghe các tập phát sóng của IMC Radio. Trong tập phát sóng lần trước chúng ta đã
cùng đi tìm hiểu những khía cạnh đặc biệt của một lời nói dối với nhiều cung bậc
cảm xúc khác nhau. Trong tập phát sóng lần này IMC đã lựa chọn một chủ đề liên
quan đến kinh tế- tài chính của sinh viên đó chính là: “ Bài toán kinh tế trong môi
trường đại học”.
Mình xin phép lưu ý tới các bạn thính giả rằng Mục đính của Radio là đem đến
những chia sẻ chân thực cho các bạn học sinh 2k6 chuẩn bị tham gia vào môi
trường đại học. Chính vì vậy nội dung của số Radio lần này sẽ chủ yếu tập trung
chia sẻ trải nghiệm về các “bài toán kinh tế” mà một sinh viên có thể gặp phải và
cách thức vượt qua các bài toán ấy. Chúng ta hãy cùng bắt đầu luôn nhé!
Cụm từ “bài toán kinh tế” được nhắc tới ở đây chính là những khoản chi tiêu cơ
bản của một sinh viên khi học đại học. Mặc dù hoàn cảnh sống của mỗi người là
khác nhau nhưng mình tin rằng sinh viên nào cũng sẽ cần chi những khoản tiền
sau đây:
1.Tiền nhà:
Học đại học chính là một hành trình đặc biệt trong quá trình phát triển của mỗi
người, bạn sẽ luôn phải đặt ý thức sống tự lập ở mức cao nhất. Bởi vì chúng ta sẽ
rời xa gia đình, người thân để đến những thành phố, địa phương khác để sinh
sống, làm việc và học tập. Mình xếp tiền nhà lên trước hết vì đây sẽ là khoản tiền
cố định (gần như không có sự thay đổi nhiều) trong một tháng. Nghĩa là dù bạn
muốn hay không bạn cũng sẽ phải có lời giả cho bài toán này. Đề bài của mỗi
người cũng rất khác nhau: sinh viên ở khu vực nội thành tiền nhà sẽ rất cao, đặc
biệt là tại một số khu vực tập trung nhiều trường đại học: Nguyễn Trãi, Cầu Giấy,
Thanh Xuân, Láng,...Và ngược lại một số trường xa trung tâm sẽ thuê được trọ với
mức phí dễ chịu hơn: Hòa Lạc, Bắc Từ Liêm,...Theo mình tham khảo được trên các
hội nhóm thì giá trọ trung bình thường giao động trong khoảng từ 1,5tr-3,5tr cho
một phòng trọ cơ bản. Mình sẽ không phân tích phòng trọ ở từng phân khúc vì nó
rất đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, thực tế phòng 1,5tr hay 3tr
các bạn đều có thể sử dụng được nhưng tùy vào nhu cầu của mỗi người mà thôi.
Nhìn chung mỗi sinh viên sẽ cần bỏ ra khoảng 2tr cho tiền trọ, điện nước, dịch
mỗi tháng.
Để tiết kiệm tiền nhà mỗi tháng mình có một vài gợi ý sau đây:
+ Ở ghép với người quen hoặc bạn bè để cùng nhau chia tiền phòng, đây là cách
mình thấy thực tế và hiệu quả nhất. Ở ghép từ 2-3 người sẽ là lựa chọn lý tưởng
nhất vì tiền nhà mỗi tháng đã giảm được rất nhiều mà mọi thứ vẫn sẽ trong tầm
kiểm soát.
+ Thuê những căn phòng xa trường, trong ngõ sâu, ở tầng cao, điều kiện cơ sở vật
chất hạn chế,...Những căn phòng này sẽ có giá thuê dễ chịu hơn nhưng mặt khác
cuộc sống của bạn sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.
+ Cố gắng đàm phán giá thuê với chủ nhà, hãy tìm các lý do để chủ nhà thông cảm
hoặc bắt buộc phải giảm giá thuê cho bạn. Nhưng hãy đưa ra những đề nghị hợp
lý và sau khi đã đàm phán thành công thì hãy yêu cầu chủ nhà thêm vào trong hợp
đồng thuê để tránh những hiểu lầm về sau nhé.
2.Tiền học
Khác với bậc học ở cấp 3 khi lên đại học thì tiền học sẽ không có một con số cụ thể
nào, phần lớn phụ thuộc vào chính sách học phí, ngành học và nhu cầu đăng kí
học của mỗi sinh viên. Hiện nay đa số các trường đại học đã thực hiện hình thức
đăng kí học theo tín chỉ và một số ít các trường duy trì học theo lộ trình cố định do
tính đặc thù riêng. Ví dụ : Tại trường Đại học Thăng Long hiện nay đang áp dụng
hình thức đăng kí học theo tín chỉ mỗi sinh viên sẽ đăng kí tối thiểu 12 tín/1 kì học
và nhà trường đang áp dụng thu 500k/1 tín chỉ với khóa 36. Một sinh viên nhà
TTDPT như mình sẽ mất khoảng 3tr/1 tháng tiền học chưa kể các loại giáo trình,
tiền làm bài nhóm và các khóa học thêm.
Đưa ra những gợi ý đối với việc làm sao để tiết kiệm được tiền học có lẽ sẽ rất khó
vì nó phụ thuộc vào ngành học và nhu cầu học tập của bạn. Nhưng không đồng
nghĩa với việc “học nhiều sẽ mất nhiều tiền”
+Bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm tiền mua giáo trình cũ từ các anh chị khóa trên vì
đó là nguồn kiến thức chính thống, rẻ và thậm trí sẽ được các anh chị hỗ trợ rất
nhiều trong học tập.
+ Nên lên kế hoạch đăng kí học phù hợp với quỹ thời gian và nhu cầu của mình,
tránh để việc học bị ảnh hưởng dẫn tới kết quả kém sẽ phỉ mất tiền học lại hoặc
thi lại...
+ Một điều quan trọng không kém đó là tìm hiểu thật kĩ các khóa học trước khi
đăng kí tham gia. Nên xin lời khuyên từ các anh chị đi trước về chất lượng, học phí
và mức độ uy tín của các trung tâm đào tạo. Hiện nay đã có nhiều trường hợp sinh
viên đăng kí học tại các trung tâm tiếng anh kém chất lượng, hoặc đăng kí thi bằng
lái xe với số tiền cả triệu đồng nhưng mãi mãi không được học. Tránh để xảy
ra trường hợp “tiền mất tật mang các bạn nhé”
3. Tiền ăn
Những bữa cơm của sinh viên vốn thường được nhắc đến với sự thiếu thốn đạm
bạc nhưng điều đó không hề đúng, không có một công thức chung nào để có thể
tính ra số tiền ăn của sinh viên trong một tháng. Nhìn chung chi phí ăn uống tại Hà
Nội và các thành phố lớn sẽ đắt đỏ hơn mức trung bình nhưng lại có nhiều lựa
chọn. Vì vậy nếu hướng đến sự tiện lợi, nhanh chóng thì các bạn có thể chọn ưu
tiên ăn ngoài với mức chi phí khoảng 2tr-3tr 1 tháng, lưa ý đây là mức ăn uống,
phở bánh trái cơ bản chống chỉ định với Hadilao, highland 7 ngày 1 tuần nhé...
Trường hợp bạn là một người đam mê nấu ăn hoặc được gia đình chu cấp đồ ăn
từ quê lên thì số tiền có thể dao động từ khoảng 1,5 tr đến 2 tr một tháng cho
tiền ăn. Dù lựa chọn như thế nào thì mình mong rằng các bạn sẽ ăn uống đầy đủ
và lựa chọn những loại thực phẩm tốt nhất trong khả năng của mình nhé.
Mình sẽ đưa đến cho các bạn một vài gợi ý nhỏ để tiết kiệm trong việc ăn uống
như sau:
+Lập kế hoạch tài chính một các chi tiết, trong đó khoản tiền ăn luôn cố gắng cụ
thể hóa và nghiêm túc thực hiện theo.
+Chỉ mua đồ ăn sử dụng trong ngày không tích trữ quá nhiều đồ ăn để tránh
trường hợp lãng phí đồ ăn.
+Nên cùng bạn trọ share tiền nấu ăn chung để mua được những loại thực phẩm
chất lượng với số tiền hợp lý.
+Thậm trí bạn có thể tìm hiểu, chú ý tới các chương trình sale và các khung giờ
vàng khi mua sắm thực phẩm tại các hệ thống siêu thị, cửa hàng...Nhưng phải tỉnh
táo vì đó có thể là một cái bẫy khuyến khích sức mua của ta tăng lên nhưng thực
chất ta không cần nhiều đến như vậy.
4. Chi phí sinh hoạt
Sống trong một môi trường hoàn toàn tự lập ta sẽ có thêm một loại chi phí nữa
gọi là: Chi phí sinh hoạt. Đây là khoản tiền khó nắm bắt và cố định nhất vì ta sẽ
phải chi tiêu trong nhiều trường hợp phát sinh ngoài ý muốn: quần áo, đồ gia
dụng , mỹ phẩm, xăng xe, tiền gửi xe, tiền bắt xe về quê... Chi phí cho mục này
giao động trong khoảng 800tr-1tr là hợp lý. Thậm trí sẽ có thể tăng lên nếu ta
không kiểm soát tốt.
Cá nhân mình chưa phải là một người quản lý tốt hạng mục này nhưng mình luôn
sử dụng một câu thần chú : ‘Chỉ mua những gì mình thực sự cần” Thực chất trong
mỗi chúng ta luôn tồn tại tâm lý thích chi tiêu đôi khi chúng ta mua các món đồ
không phải vì công dụng của nó mà đơn giản là chỉ để thỏa mãn cảm giác đó. Điều
đó thực sự nguy hiểm đối với các bạn sinh viên có thu nhập thấp thậm trí là đang
phải chi tiêu bằng tiền chu cấp từ gia đình,
Kết: Thật ra sẽ còn rất nhiều khoản tiền phải chi tiêu trong quá trình chúng ta sinh
hoạt, học tập trong môi trường đại học. Thế nhưng vừa rồi là 4 khoản tiền cơ bản
đối với một sinh viên, chi tiêu vào mục đích gì và quản lý chi tiêu như thế nào
hoàn toàn phụ thuộc vào các bạn mình ở đây chỉ để đưa ra những gợi ý thực tế
được rút ra từ chính trải nghiệm của cá nhân mình. Mong rằng những chia sẻ của
mình sẽ ít nhiều giúp ích được cho cách bạn trong việc giải quyết các bài toán kinh
tế. Còn bây giờ thì xin chào và hẹn gặp lại ở các số phát sóng tiếp theo.
Nhận xét:
1. Phần mở đầu không so sánh 2 số phát song vì mình đang không làm theo
chủ đề.
2. Chị thấy nó đúng kiểu 1 bài toán Kinh tế vì em chia theo nhiều khía cạnh và
các hạng mục. Nếu có thể chị muốn em đặt mình là nhân vật trải nghiệm
vào cho tang them tính chân thật.
3. VD trường hợp của bản than sẽ giúp mng hình dung dễ hơn.
4. Còn lại chị thấy ngôn từ dễ hiểu, dễ hình dung. Nhưng xác định làm radio
như dạng này cũng không chắc có tính tiếp cận cao vì nó khá toán học, khô
khan. Ksao cho khác lạ.

You might also like